You are on page 1of 108

TỔNG HỢP BỞI LUẬT SƯ FDVN

Tổng hợp
Đề thi
&
Đề cương ôn tập
MÔN
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH

DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT

99 NGUYỄN HỮU THỌ, QUẬN HẢI CHÂU, TP. ĐÀ NẴNG

WEBSITE: FDVN.VN / FDVNLAWFIRM.VN / DIENDANNGHELUAT.VN


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
ĐỀ KẾT THÚC MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Lớp: Hình sự 37
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn có quyền kết hôn.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp
luật do vi phạm sự tự nguyện.
3. Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng.
4. Vợ, chồng không chung thủy với nhau là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng.
5. Người chưa thành niên mới được nhận làm con nuôi.
6. Quan hệ vợ, chồng chấm dứt bởi quyết định tuyên bố một bên vợ, chồng mất tích
có hiệu lực của Tòa án.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Ông Lý cưới bà Nguyệt năm 1990 nhưng không đăng ký kết hôn. Khi tổ chức lễ cưới,
hai bên không vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 5,6,7 Luật HNGĐ năm 1986.
Chung sống hạnh phúc đến năm 2005 thì giữa ông Lý và bà Nguyệt phát sinh mâu
thuẫn do bà Nguyệt không có khả năng sinh con.
Tháng 05/2005, ông Lý nộp đơn yêu cầu Tòa án huyện Q hủy việc kết hôn trái pháp
luật giữa ông và bà Nguyệt với lý do ông bà không đăng ký kết hôn.
Hỏi, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ giải quyết ông Lý và Nguyệt ly hôn hay hủy
việc kết hôn của họ hay xác định hôn nhân giữa ông Lý, bà Nguyệt không có giá trị pháp
lý và không công nhận các bên có quan hệ vợ chồng? (Phân tích trên cơ sở pháp lý)
Giả thiết ông Lý và bà Nguyệt tranh chấp tài sản thì tòa án phân định vấn đề này ra
sao biết rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, ông Lý và bà Nguyệt có khối động
sản chung trị giá 1,2 tỷ đồng?
GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

61
ĐỀ KẾT THÚC MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Lớp: Quản trị luật 37
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Phần I. Lý thuyết
Trả lời đúng sai, kèm theo lời giải thích, nêu cơ sở pháp lý
1. Nam, nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01/01/2001 nếu không vi phạm điều
kiện kết hôn được công nhận là vợ chồng.
2. Tài sản chung của vợ chồng có thể được hình thành từ tài sản riêng của một bên.
3. Nam nữ đang sống chung (không đăng ký kết hôn) không có quyền nhận trẻ em
làm con nuôi chung.
4. Văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ có hiệu
lực khi được công chứng.
5. Để phù hợp với chính sách dân số gia đình VN, cặp vợ chồng chỉ được nhận từ một
đến hai trẻ làm con nuôi.
6. Hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết.

Phần II. Bài tập


Anh A và chị B là hai anh em họ. Ông ngoại của anh A và bà ngoại của chị B là hai
anh em ruột. Sau nhiều lần gặp gỡ, anh A và chị B phát sinh tình cảm và quyết định tiến
tới hôn nhân. Khi anh A, chị B cho biết dự định kết hôn, cả 2 bên gia đình đều phản đối vì
giữa A, B có quan hệ họ hàng thân thích.
Sự phản đối của người thân khiến anh A và chị B băn khoăn. Họ không biết việc kết
hôn của mình có vi phạm pháp luật HNGĐ không?
Căn cứ vào Luật HNGĐ năm 2000, anh (chị) hãy tư ấn cho anh A và chị B điều kiện
kết hôn và dự định kết hôn của họ.

62
ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Dân sự 37
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Người đã thành niên cũng có thể không có quyền kết hôn dù thỏa mãn quy định tại
Khoản 2 Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
2. UBND cấp tỉnh là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001
có thể được công nhận là vợ chồng dù các bên không đăng ký kết hôn.
4. Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
5. Dân tộc của con nuôi có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
6. Quyền ly hôn của người khuyết tật nghe, nói phải được thực hiện thông qua người
đại diện theo pháp luật.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Ông Tín và bà Nga sống chung như vợ chồng năm 1982 (hai bên không đăng ký kết
hôn dù họ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ 1959). Khối tài sản chung
do hai người tạo lập là căn nhà xây trên diện tích đất 200m2 tại xã VH, huyện PL, tỉnh X
trị giá 3 tỷ đồng. Nhà đất này do ông Tín đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu - sử
dụng. Ông Tín và và Nga có con chung là Tú, sinh năm 1983.
Năm 1992, bà Nga mất không để lại di chúc.
Năm 1999, ông Tín đưa bà Phương về chung sống như vợ chồng. Ông Tín, bà Phương
có khối động sản chung là 400 triệu đồng và có con chung là Hạnh sinh năm 2001.
Ngày 09/12/2002, ông Tín chết không để lại di chúc. Con ông Tín là Tú khởi kiện
yêu cầu chia di sản thừa kế do các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan không tìm được sự
đồng thuận.
1. Hãy xác định tính chất “hôn nhân” giữa ông Tín và bà Nga, giữa ông Tín và bà
Phương trên cơ sở pháp luật.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế trong tình huống trên như thế
nào, tại sao?
(Yêu cầu: Xác định rõ phần di sản thừa kế của ông Tín và đối tượng được hưởng di
sản của ông)
GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

63
ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Quản trị luật 35
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Nhận định đúng sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý
1. Người đã thành niên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện kết hôn và
không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì có quyền kết hôn.
2. Mọi hành vi chung sống như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng
ký kết hôn đều không được công nhận quan hệ vợ chồng.
3. Tiền trợ cấp mà một bên có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ
chồng.
4. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu do vợ
hoặc chồng thực hiện đều phát sinh trách nhiệm liên đối với bên vợ, chồng còn lại.
5. Khi một bên vợ, chồng không đồng ý, người còn lại không thể tiến hành nhận nuôi
con nuôi.
6. Khi hôn nhân chấm dứt, mọi quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ
chồng cũng chấm dứt.

PHẦN II. BÀI TẬP (4 điểm)


Ông Lê Hùng và Bà Nguyễn Chéo chung sống với nhau như vợ chồng vào năm 1980
mà không đăng ký kết hôn. Hai người có 2 con chung là An và Lan. Năm 1985, ông Hùng
có quan hệ thân thiết với bà Quán. Đến năm 1986 ông cùng bà Quán bỏ đi khỏi địa phương
để cùng chung sống với nhau, giữa họ có 6 con chung. Năm 1989 bà chéo được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng 1040m2 đất. Năm 2015, ông Hùng yêu cầu Tòa án chia tài sản
là 1040m2 đất của vợ chồng ông (tức ông và bà Chéo).
Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy giải quyết yêu cầu kể trên.

64
ĐỀ THI HẾT MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Thời gian làm bài: 60 phút
Lớp: Hình sự 40
Sinh viên được sử dụng Văn bản quy phạm pháp luật

Phần I. Lý thuyết (6 điểm)


Nhận định đúng/sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý
1. Trường hợp tại thời điểm kết hôn nam, nữ có sự vi phạm điều kiện kết hôn, nhưng
khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật điều kiện kết hôn đã được thỏa
mãn, một bên yêu cầu ly hôn, bên còn lại không có yêu cầu thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn.
2. Việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ
không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không
lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.
4. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, một bên vợ, chồng không được
tự mình định đoạt tài sản chung khi không có sự đồng ý của người còn lại.
5. Mối quan hệ nhận nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của cha mẹ đẻ
(hoặc người giám hộ), người tiến hành nhận nuôi con nuôi, trẻ được nhận làm con nuôi.
6. Vợ chồng không thể ly hôn khi người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Phần II. Tự luận (4 điểm)


Q và L tổ chức lễ cưới và bắt đầu chung sống như vợ chồng vào tháng 1 năm 1985.
Sau một khoảng thời gian chung sống với Q, vào năm 2014, L đi làm ăn xa nhà và bắt đầu
chung sống như vợ chồng với cô A. Trong khoảng thời gian này A sinh con là D. Gia đình
ông L cũng biết điều này và không ngừng khuyên giải ông về quê làm ăn sinh sống. Ít lâu
sau công việc làm ăn thuận lợi nên ông L đã trở về quê. Không có sự hỗ trợ của ông L đời
sống của cô A và cháu D vô cùng khó khăn. Mặc dù cô A đã nhiều lần yêu cầu ông L cấp
dưỡng cho con và mình, nhưng ông L đều từ chối.
Hãy tư vấn cho cô A các thủ tục pháp lý cần thiết để cô A bảo vệ quyền lợi của mình
và cháu D.

65
ĐỀ THI HỌC KỲ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Chất lượng cao 38A
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Phần I. Lý thuyết (6 điểm)


Trả lời đúng sai, kèm theo lời giải thích, nêu cơ sở pháp lý những nhận định sai
1. Người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết
hôn.
2. Những người sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì
không được pháp luật công nhận.
3. Tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng.
4. Xuất phát từ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện nên chỉ một bên hoặc cả hai bên hoặc
cả hai bên vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của họ.
5. Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi khi vợ chồng ly hôn, thì
Tòa án phải căn cứ vào nguyện vọng của người con để giải quyết nếu con từ đủ 7 tuổi trở
lên.
6. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó.

Phần II. Bài tập (4 điểm)


Anh M và chị N quen biết nhau qua những người bạn học chung lớp Anh văn. Sau
một thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các bạn, giữa M và N nảy sinh quan
hệ yêu đương. Sau một thời gian duy trì mối quan hệ tình cảm thắm thiết, M và N quyết
định cùng nhau xác lập quan hệ hôn nhân. Anh M và Chị N gặp gỡ hai bên gia đình và
trình bày nguyện vọng kết hôn với nhau. Khi hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện kết hôn
thì mới biết anh M và chị N có họ hàng gần gũi. Cha của chị N là em của ông ngoại anh
M. Khi quan hệ họ hàng giữa M và N được xác định, gia đình hai bên ngăn cấm không cho
M và N kết hôn cùng nhau.
Theo anh chị, xét dưới khía cạnh pháp luật hôn nhân và gia đình anh M và chị N có
thể kết hôn với nhau không? Vì sao?
GV ra đề: ThS Trần Thị Hương

66
ĐỀ THI NĂM 2016 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Lớp: Hành chính 40
Thời gian làm bài: 60 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Phần I. Lý thuyết (6 điểm)


Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý?
1. Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân.
2. Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền sẽ không làm phát sinh
quan hệ vợ chồng.
3. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tài sản chung của vợ chồng thuộc
hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia được.
4. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật, việc định đoạt tài sản chung
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình chỉ cần do một bên vợ/chồng quyết định và
thực hiện.
5. Người không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe không được nhận nuôi con nuôi.
6. Khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi
dưỡng.

Phần II. Bài tập (4 điểm)


Ông H và bà Th kết hôn năm 1985. Hai người có con chung là A. Giữa họ có khối tài
sản chung trị giá 400 triệu đồng. Năm 1986 ông H có quan hệ thân thiết với bà M. Đến
tháng 01 năm 1987 ông H và bà M bỏ đi khỏi địa phương để cùng nhau chung sống, giữa
họ có 3 con chung. Năm 2015, ông H chết mà không để lại di chúc.
Hãy xác định phần di sản thừa kế mà ông H để lại. Biết rằng, ông H và bà M tạo dựng
được khối tài sản trị giá 1 tỷ đồng và công sức đóng góp của hai người là như nhau.
GV ra đề: ThS Ngô Thị Vân Anh

67
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(CÓ ĐÁP ÁN)
ĐỀ THI SỐ 1
Thời gian làm bài: 60 Phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật)

I. Phần nhận định (6 điểm)


Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? Nêu căn cứ pháp lý khi trả
lời!
Nhận định 1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không có quyền kết
hôn.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ pháp lý: Điều 5 và Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nhận định 2. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết
định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
=> Nhận định Sai. Không phải trong mọi trường hợp, Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam đều có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm
sự tự nguyện. Việc kết hôn tự nguyện vi phạm điều kiện kết hôn quy định điểm b, khoản
1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nên nam hoặc nữ bị cưỡng ép kết hôn có thể tự
mình yêu cầu Tòa hoặc đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam yêu cầu Tòa hủy việc kết
hôn trái pháp luật.
Căn cứ pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 8; khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 3. Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận
là vợ chồng.
=> Nhận định Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 14, Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả việc nam nữ sống chung như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng vẫn
có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu sau đó nam nữ đăng ký kết hôn theo quy
định.
Lưu ý, quan hệ kết hôn trong trường hợp này được xác lập kể từ thời điểm đăng ký
kết hôn chứ không phải tính từ thời điểm nam nữ sống chung như vợ chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

68
Nhận định 4. Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 thì
trong trường hợp nam, nữ kết hôn thì nam, nữ phải trực tiếp đến đăng ký kết hôn tại cơ
quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không được ủy quyền cho người khác, nhằm đảm
bảo điểu kiện tự nguyện kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014.
Nhận định 5. Người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi.
=> Nhận định Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015
quy định về người chưa thành niên thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Căn
cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều
kiện được nhận con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải là người dưới 16 tuổi hoặc
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong một số trường hợp đặc biệt.
Do đó, chỉ người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1, khoản 2, Điều 8
Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nhận định 6. Quan hệ vợ, chồng chấm dứt kể từ thời điểm quyết định tuyên một
bên vợ hoặc chồng đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại đoạn 2, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân trong trường hợp Tòa án tuyên bố một
bên vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm quan hệ vợ, chồng chấm dứt được xác định theo
ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án chứ không phải là ngày quyết định
đã chết có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ pháp lý: đoạn 2, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

II. Phần bài tập tình huống (4 điểm)


Ông Giang và bà Lan cưới năm 1985 nhưng không đi đăng ký kết hôn. Khi tổ chức lễ
cưới, hai bên không vi phạm điều kiện kết hôn. Đến tháng 06/2018 ông Giang và bà Lan
nảy sinh mâu thuẫn do bà Lan không có khả năng sinh con nên ông Giang nộp đơn yêu cầu
Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của ông với bà Lan với lý
do ông bà không đăng ký kết hôn. Hỏi:
Câu hỏi 1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết trường hợp trên như thế nào?
Gợi ý đáp án:
Do ông Giang và bà Lan sống chung như vợ chồng với nhau từ năm 1985 đây là
trường hợp hôn nhân thực tế nên mặc dù đến nay ông Giang và bà Lan chưa đăng ký kết
hôn. Trong trường hợp này, theo hướng dẫn tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch 2014 và Luật Hôn nhân và
gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân giữa ông Giang và bà Lan được xác nhận hai ông bà

69
xác lập quan hệ sống chung với nhau như vợ chồng. Nói cách khác, ông Giang và bà Lan
là vợ chồng hợp pháp, quan hệ hôn nhân không trái quy định của pháp luật.
Do việc kết hôn của ông Giang và bà Lan là đúng pháp luật nên Tòa án bác đơn yêu
cầu của ông Giang về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại Điều 10 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp trên, nếu ông Giang vẫn muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân với bà
Lan thì phải khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ly hôn với bà Lan.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 44, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu hỏi 2. Nếu bà Lan yêu cầu chia khối tài sản chung trị giá 2 tỷ đồng thì Tòa
sẽ giải quyết như thế nào?
Gợi ý đáp án:
Nguyên tắc Tòa chỉ giải quyết trong phạm vi khởi kiện: Theo quy định tại khoản 1,
Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của
đương sự. Do đó, nếu bà Lan có yêu cầu chia khối tài sản chung nêu trên thì Tòa án sẽ thụ
lý giải quyết và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu chia khối tài sản chung của bà Lan.
Giải quyết việc chia khối tài sản chung trên.
Do ông Giang và bà Lan vẫn trong thời kỳ hôn nhân nên việc chia tài sản chung áp
dụng các nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân quy định tại Điều 38 và
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu ông Giang và bà Lan tự thỏa thuận được
việc chia khối tài sản chung trị giá 02 tỷ thì tuân theo sự thỏa thuận của các bên.
Nếu ông Giang và bà Lan không tự thỏa thuận được việc chia khối tài sản chung trên
thì Tòa án sẽ giải quyết việc chia khối tài sản chung trên nhưng về nguyên tắc tài sản chung
của vợ chồng được chia đôi (mỗi người 01 tỉ) nhưng có tính đến công sức đóng góp của
các bên vợ, chồng, lỗi của các bên, hoàn cảnh của các bên vợ chồng… theo quy định tại
khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ pháp lý: Điều 38 và Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

70
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(CÓ ĐÁP ÁN)
ĐỀ THI SỐ 2
Thời gian làm bài: 60 Phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật)

I. Phần nhận định (6 điểm)


Trả lời đúng sai, kèm theo giải thích, nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:
Nhận định 1. Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp
luật là những người đang có vợ có chồng.
=> Nhận định Sai. Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật
nhưng sau đó họ đã ly hôn thì những người này hiện không có vợ hoặc chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 2. Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng
của một bên vợ hoặc chồng chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014, quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của gia đình thì trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung
không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài
sản riêng của vợ hoặc chồng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Do đó, tài sản riêng của
một bên vợ hoặc chồng không chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó mà còn
có được được dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu chung của gia đình.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 3. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với
nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi.
=> Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Căn
cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thì Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có quyền tự
thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Do đó, Cha mẹ nuôi và con
nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nhận định 4. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về các điều kiện kết hôn thì nam nữ chỉ bị cấm kết hôn nếu nam hoặc

71
nữ không có năng lực hành vi dân sự. Do đó, trường hợp người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự vẫn có thể được quyền kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 5. Theo quy định của chế độ tài sản pháp định thì tài sản mà vợ chồng
có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
=> Nhận định Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 33, Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng thì tài sản mà vợ chồng có
được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tài sản chung này
thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung của vợ chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 2, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 6. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết
hủy khi có yêu cầu.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 11, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật thì trong trường hợp có yêu
cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu cả hai
bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn thì Tòa án không hủy việc kết hôn trái pháp luật
đó mà công nhận quan hệ hôn nhân đó. Do đó, không phải trong mọi trường hợp kết hôn
trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi có yêu cầu.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 11, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

II. Phần bài tập tình huống (4 điểm)


Anh H và chị Y vốn là bạn cùng học chung thời phổ thông với nhau. Theo ý nguyện
của gia đình họ đã trở thành vợ chồng sau một lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống
được tiến hành vào ngày 20/3/1986. Cuộc sống chung của anh H và chị Y sau khi cưới rất
hòa thuận, hạnh phúc.
Do yêu cầu công việc nên đến tháng 6/1995 anh T chuyển đến sinh sống tại một nơi
rất xa nhà. Tại đây, anh phát sinh tình cảm với một chị đồng nghiệp là D. Tháng 10/1996,
khi phát hiện ra mình đang mang thai, chị D gây sức ép để anh T kết hôn với minh.
Ngày 30/10/1996, anh T và chị D kết hôn với nhau tại UBND xã nơi cư trú của chị D
và được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
Tháng 12/2015, khi chị Y phát hiện ra mối quan hệ giữa anh H và chị D, chị không
thể tha thứ sự lừa dối của anh H đối với mình. Tháng 01/2016, chị Y làm đơn yêu cầu Tòa
án giải quyết cho chị được ly hôn với anh H. Đồng thời chị Y cũng làm đơn yêu cầu Tòa
án hủy kết hôn trái pháp luật của anh H và chị D.
Theo anh chị, Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Vì sao?
Gợi ý đáp án:

72
Xác định anh H và chị Y có quan hệ hôn nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP thì do anh H và chị Y kết hôn năm 1986 mặc dù chỉ tổ chức
lễ cưới theo phương thức truyền thống (lễ cưới) và chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn được
xem là kết hôn hợp pháp theo quy định và ông H và chị Y hiện tại được xem là người đang
có vợ, chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP.
Tòa án giải quyết yêu cầu chị Y về việc cho chị ly hôn với anh H như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 51, Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì chị Y có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn của chị với anh H.
Căn cứ theo quy định tại Điều 53, Luật Hôn nhân gia đình 2014 Tòa án sẽ thụ lý giải
quyết yêu cầu của chị Y theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp anh H cũng đồng ý ly hôn với chị Y, anh H và chị Y thỏa thuận được với
nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác (các
bên không có tranh chấp) thì vụ việc được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc thuận tình
ly hôn. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: Điều 55, Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Trường hợp anh H không đồng ý ly hôn với chị Y hoặc anh H và chị Y không thỏa
thuận được với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng và thực hiện các nghĩa vụ tài
sản khác thì Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và giải quyết theo quy định.
Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 397 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Tòa án giải quyết yêu cầu chị Y về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh
H và chị D như thế nào?
Gợi ý đáp án:
Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 8 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 thì do chị Y và anh H đang là vợ chồng hợp pháp (chưa dù
không đăng ký kết hôn) nên việc anh H kết hôn với chị D là việc kết hôn trái pháp luật do
khi kết hôn với chị D anh H là người đang có vợ.
Căn cứ tại điểm a, khoản 1, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về
những người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì do chị Y đang là
vợ của anh H nên có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của anh H và
chị D.
Theo đó, nếu đủ căn cứ Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Kết luận: Tòa án sẽ thụ ý vụ việc ra Bản án ly hôn giải quyết việc ly hôn của anh H
và chị Y và hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật của anh H và chị D.

73
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(CÓ ĐÁP ÁN)
ĐỀ THI SỐ 3
Thời gian làm bài: 60 Phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật)

I. Phần nhận định (6 điểm)


Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhận định 1. Người bị thiểu năng trí tuệ không có quyền kết hôn.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 thì nam và nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng tất cả các điều kiện được liệt kê tại
khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong đó nam và nữ phải không bị mất
năng lực hành vi dân sự.
Người bị thiểu năng trí tuệ nếu không bị Tòa án có thẩm quyền tuyên mất năng lực
hành vi dân sự (Có thể tuyên bị hạn chế năng lực hành vi) thì người bị thiểu năng trí tuệ
không bị xem là bị mất năng lực hành vi nên có quyền kết hôn theo quy định (khoản 1,
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015).
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 và điểm c khoản 1 Điều 8 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 2. Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm
quyền ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do bị ép buộc.
=> Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những người có quyền yêu cầu hủy việc kết
hôn trái pháp luật thì Hội liên hiệp phụ nữ chỉ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra
quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do bị ép buộc khi người bị ép buộc đề nghị Hội liên
hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu người bị ép buộc không
đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Hội liên
hiệp phụ nữ không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trong
trường hợp này.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình
2014.
Nhận định 3. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không phải
là con chung của vợ chồng.
Gợi ý đáp án:
=> Nhận định Đúng.

74
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc
xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì Con sinh ra trong
trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai
hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Do đó, trong trường hợp mang thai hộ vi mục đích
nhân đạo thì con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không phải là con chung
của vợ chồng mà là con của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình
2014.
Nhận định 4. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách
quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về giải thích từ ngữ Yêu sách của cải trong kết hôn thì Yêu sách của cải trong hôn nhân là
việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở
việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Trường hợp những đòi hỏi về vật chất quá đáng này
không nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ thì không được xem là Yêu sách
của cải trong hôn nhân.
Căn cứ pháp lý: khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 5. Trong mọi trường hợp, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng
vào khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải lập văn bản.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 45, Luật Hôn nhân và gia đình
2014 thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa
thuận của vợ chồng, có thể không cần lập văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp việc giao
dịch đến tài sản đó phải tuân thủ hình thức theo quy định của pháp luật như việc nhập tài
sản là bất động sản là tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ và
chồng thì thỏa thuận này bắt buộc phải lập thành văn bản.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 2, Điều 45, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 6. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi
với cha mẹ đẻ của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập.
=> Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Hệ
quả của việc nuôi con nuôi thì: Trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận
khác, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của
họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập. Do đó, nếu giữa cha mẹ đẻ và
cha mẹ nuôi thỏa thuận việc cha mẹ đẻ vẫn duy trì nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha
mẹ đẻ và người được nhận làm con nuôi thì nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được
nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của họ sẽ không bị chấm dứt.

75
Căn cứ pháp lý: khoản 4, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010.

II. Phần bài tập tình huống (4 điểm)


Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tâm và bà Trần Thị Sự kết hôn. Sau một thời gian chung
sống, ông Tâm tới tỉnh TG và chung sống như vợ chồng với chị Lê Văn Tư. Trong khoảng
thời gian này, ông Tâm tạo lập được với chị Tư 01 mảnh đất trị giá 900 triệu đồng.
Năm 2017, bà Sự vay 100 triệu đồng của người quen biết cùng với số tiền kinh
doanh (trong thời gian ông Tâm bỏ đi) mua được căn nhà tại thành phố H trị giá 600 triệu
đồng. Đầu năm 2018, bà Sự vay thêm 300 triệu để sản xuất, kinh doanh.
Đến tháng 11/2018, ông Tâm trở về và yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải
quyết việc ly hôn và chia tài sản là căn nhà tại thành phố H. Ông Tâm cho rằng mình không
có trách nhiệm gì với bất cứ khoản nợ nào của bà Sự do bà Sự tự xác lập mà không có sự
thỏa thuận hay đồng ý của ông Tâm.
Nếu anh chị là cơ quan có thẩm quyền, hãy giải quyết các yêu cầu của ông Tâm.
Gợi ý đáp án:
Yêu cầu giải quyết việc ly hôn của ông Tâm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì ông Tâm có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự. (Điều 53 và Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 3, Điều 51, Điều 53 và Điều 54 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014.
Yêu cầu chia tài sản chung của ông Tâm
Các tài sản chung của ông Tâm và bà Sự được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân gồm:
phần tài sản của ông Tâm và chị Tư trị giá 450 triệu đồng (900 triệu / 2), 01 căn nhà trị giá
khoảng 600 triệu đồng. Nghĩa vụ về tài sản là số tiền 300 triệu đồng.
Trường hợp trên nếu ông Tâm và bà Sự thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản
chung thì tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp ông Tâm và bà Sự không thỏa thuận được với nhau hoặc việc thỏa
thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng về việc chia tài sản chung thì việc chia tài sản tuân
thủ giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại các điều từ Điều 59 đến
Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quy định về chia tài sản Luật Tố tụng dân
sự năm 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tại sản chung
của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố được liệt kê tại khoản 2, Điều 59

76
Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy
trì và phát triển khối tài sản chung, Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ
chồng,… Có thể thấy đối với tài sản chung là căn nhà trị giá 600 triệu của bà Sự thì công
sức đóng góp của bà Sự là nhiều hơn, tương tự với phần tài sản ông Tâm tạo lập được với
bà Tư thì công sức của ông Tâm nhiều hơn.
Về nghĩa vụ về tài sản, số tiền 100 triệu đồng bà Sự vay để mua căn nhà trên là nghĩa
vụ chung của cả ông Tâm và bà Sự do số tiền này góp phần tạo lập nên tài sản chung. Do
đó, ông Tâm có trách nhiệm cùng bà Sự liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ về tài
sản này. Việc ông Tâm cho rằng mình không có trách nhiệm gì với bất cứ khoản nợ nào là
không chính xác.
Còn số tiền 200 triệu đồng mà bà Sự vay để kinh doanh riêng không thuộc các trường
hợp quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghĩa vụ chung về tài sản của
vợ chồng nên bà Sự phải tự chịu trách nhiệm với phần nghĩa vụ tài sản này.

77
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2018
(CÓ ĐÁP ÁN)
Lớp: Chất lượng cao K42
Thời gian làm bài: 60 phút
Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Phần I. Câu hỏi nhận định (6 điểm)


Nhận định 1: Người bị thiểu năng trí tuệ không có quyền kết hôn.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 8, Luật HNGĐ 2014 thì nam và nữ kết hôn
với nhau phải đáp ứng tất cả các điều kiện được liệt kê tại khoản 1, Điều 8, Luật HNGĐ
2014. Trong đó nam và nữ phải không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Người bị thiểu năng trí tuệ nếu không bị Tòa án có thẩm quyền tuyên mất năng lực
hành vi dân sự (Có thể tuyên bị hạn chế năng lực hành vi) thì người bị thiểu năng trí tuệ
không bị xem là bị mất năng lực hành vi nên có quyền kết hôn theo quy định (khoản 1,
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015).
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 và điểm c khoản 1 Điều 8 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhận định 2: Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền
ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do bị ép buộc.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 quy định về những người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì
Hội liên hiệp phụ nữ chỉ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy kết hôn
trái pháp luật do bị ép buộc khi người bị ép buộc đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa
án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu người bị ép buộc không đề nghị Hội liên hiệp phụ
nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Hội liên hiệp phụ nữ không có quyền
yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trong trường hợp này.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình
2014.

78
Nhận định 3: Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không phải là
con chung của vợ chồng.
Đáp án: Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc
xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì Con sinh ra trong
trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai
hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Do đó, trong trường hợp mang thai hộ vi mục đích
nhân đạo thì con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không phải là con chung
của vợ chồng mà là con của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình
2014.

Nhận định 4: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá
đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về giải thích từ ngữ Yêu sách của cải trong kết hôn thì Yêu sách của cải trong hôn nhân là
việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở
việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Trường hợp những đòi hỏi về vật chất quá đáng này
không nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ thì không được xem là Yêu sách
của cải trong hôn nhân.
Căn cứ pháp lý: khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhận định 5: Trong mọi trường hợp, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào
khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải lập văn bản.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 45, Luật Hôn nhân và gia đình
2014 thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa
thuận của vợ chồng, có thể không cần lập văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp việc giao
dịch đến tài sản đó phải tuân thủ hình thức theo quy định của pháp luật như việc nhập tài
sản là bất động sản là tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ và
chồng thì thỏa thuận này bắt buộc phải lập thành văn bản.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 2, Điều 45, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

79
Nhận định 6: Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với
cha mẹ đẻ của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về
Hệ quả của việc nuôi con nuôi thì: Trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận
khác, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của
họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập. Do đó, nếu giữa cha mẹ đẻ và
cha mẹ nuôi thỏa thuận việc cha mẹ đẻ vẫn duy trì nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha
mẹ đẻ và người được nhận làm con nuôi thì nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được
nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của họ sẽ không bị chấm dứt.
Căn cứ pháp lý: khoản 4, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Phần II. Bài tập tình huống (4 điểm)


Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tâm và bà Trần Thị Sự kết hôn. Sau một thời gian chung
sống, ông Tâm tới tỉnh TG và chung sống như vợ chồng với chị Lê Văn Tư. Trong khoảng
thời gian này, ông Tâm tạo lập được với chị Tư 01 mảnh đất trị giá 900 triệu đồng.
Năm 2017, bà Sự vay 100 triệu đồng của người quen biết cùng với số tiền kinh doanh
(trong thời gian ông Tâm bỏ đi) mua được căn nhà tại thành phố H trị giá 600 triệu đồng.
Đầu năm 2018, bà Sự vay thêm 300 triệu để sản xuất, kinh doanh.
Đến tháng 11/2018, ông Tâm trở về và yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải
quyết việc ly hôn và chia tài sản là căn nhà tại thành phố H. Ông Tâm cho rằng mình không
có trách nhiệm gì với bất cứ khoản nợ nào của bà Sự do bà Sự tự xác lập mà không có sự
thỏa thuận hay đồng ý của ông Tâm.
Nếu anh chị là cơ quan có thẩm quyền, hãy giải quyết các yêu cầu của ông Tâm.
Đáp án:
Yêu cầu giải quyết việc ly hôn của ông Tâm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì ông Tâm có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự. (Điều 53 và Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 3, Điều 51, Điều 53 và Điều 54 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014.
Yêu cầu chia tài sản chung của ông Tâm
Các tài sản chung của ông Tâm và bà Sự được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân gồm:
phần tài sản của ông Tâm và chị Tư trị giá 450 triệu đồng (900 triệu / 2), 01 căn nhà trị giá
khoảng 600 triệu đồng. Nghĩa vụ về tài sản là số tiền 300 triệu đồng.

80
Trường hợp trên nếu ông Tâm và bà Sự thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản
chung thì tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp ông Tâm và bà Sự không thỏa thuận được với nhau hoặc việc thỏa
thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng về việc chia tài sản chung thì việc chia tài sản tuân
thủ giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại các điều từ Điều 59 đến
Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quy định về chia tài sản Luật Tố tụng dân
sự năm 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tại sản chung
của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố được liệt kê tại khoản 2, Điều 59
Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy
trì và phát triển khối tài sản chung, Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ
chồng,… Có thể thấy đối với tài sản chung là căn nhà trị giá 600 triệu của bà Sự thì công
sức đóng góp của bà Sự là nhiều hơn, tương tự với phần tài sản ông Tâm tạo lập được với
bà Tư thì công sức của ông Tâm nhiều hơn.
Về nghĩa vụ về tài sản, số tiền 100 triệu đồng bà Sự vay để mua căn nhà trên là nghĩa
vụ chung của cả ông Tâm và bà Sự do số tiền này góp phần tạo lập nên tài sản chung. Do
đó, ông Tâm có trách nhiệm cùng bà Sự liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ về tài
sản này. Việc ông Tâm cho rằng mình không có trách nhiệm gì với bất cứ khoản nợ nào là
không chính xác.
Còn số tiền 200 triệu đồng mà bà Sự vay để kinh doanh riêng không thuộc các trường
hợp quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghĩa vụ chung về tài sản của
vợ chồng nên bà Sự phải tự chịu trách nhiệm với phần nghĩa vụ tài sản này.

81
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(CÓ ĐÁP ÁN)
Thời gian: 60 phút
Được sử dụng văn bản pháp luật

Phần I. Trả lời đúng sai, kèm theo giải thích, nêu cơ sở pháp lý (6 điểm)
Nhận định 1: Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật là
những người đang có vợ có chồng.
Đáp án: Nhận định Sai.
Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật nhưng sau đó họ
đã ly hôn thì những người này hiện không có vợ hoặc chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhận định 2: Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của
một bên vợ hoặc chồng chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định
về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì
trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của vợ hoặc
chồng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Do đó, tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng
không chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó mà còn có được được dùng để
đáp ứng nhu cầu thiết yếu chung của gia đình.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhận định 3: Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau
về việc chấm dứt nuôi con nuôi.
Đáp án: Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Căn
cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thì Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có quyền tự
thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Do đó, Cha mẹ nuôi và con
nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010.

82
Nhận định 4: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về các điều kiện kết hôn thì nam nữ chỉ bị cấm kết hôn nếu nam hoặc nữ không có năng
lực hành vi dân sự. Do đó, trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có thể
được quyền kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhận định 5: Theo quy định của chế độ tài sản pháp định thì tài sản mà vợ chồng có
được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Đáp án: Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình
2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng thì tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế
chung là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tài sản chung này thuộc sở hữu chung
hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 2, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhận định 6: Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi
có yêu cầu.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 11, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật thì trong trường hợp có yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu cả hai bên kết hôn đã có đủ
các điều kiện kết hôn thì Tòa án không hủy việc kết hôn trái pháp luật đó mà công nhận
quan hệ hôn nhân đó. Do đó, không phải trong mọi trường hợp kết hôn trái pháp luật đều
bị Tòa án giải quyết hủy khi có yêu cầu.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 11, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Phần II. Bài tập (4 điểm)


Anh H và chị Y vốn là bạn cùng học chung thời phổ thông với nhau. Theo ý nguyện
của gia đình họ đã trở thành vợ chồng sau một lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống
được tiến hành vào ngày 20/3/1986. Cuộc sống chung của anh H và chị Y sau khi cưới rất
hòa thuận, hạnh phúc.

83
Do yêu cầu công việc nên đến tháng 6/1995 anh T chuyển đến sinh sống tại một nơi
rất xa nhà. Tại đây, anh phát sinh tình cảm với một chị đồng nghiệp là D. Tháng 10/1996,
khi phát hiện ra mình đang mang thai, chị D gây sức ép để anh T kết hôn với minh.
Ngày 30/10/1996, anh T và chị D kết hôn với nhau tại UBND xã nơi cư trú của chị D
và được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
Tháng 12/2015, khi chị Y phát hiện ra mối quan hệ giữa anh H và chị D, chị không
thể tha thứ sự lừa dối của anh H đối với mình. Tháng 01/2016, chị Y làm đơn yêu cầu Tòa
án giải quyết cho chị được ly hôn với anh H. Đồng thời chị Y cũng làm đơn yêu cầu Tòa
án hủy kết hôn trái pháp luật của anh H và chị D.
Theo anh chị, Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Vì sao?
Đáp án:
Xác định anh H và chị Y có quan hệ hôn nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP thì do anh H và chị Y kết hôn năm 1986 mặc dù chỉ tổ chức
lễ cưới theo phương thức truyền thống (lễ cưới) và chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn được
xem là kết hôn hợp pháp theo quy định và ông H và chị Y hiện tại được xem là người đang
có vợ, chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP.
Tòa án giải quyết yêu cầu chị Y về việc cho chị ly hôn với anh H như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 51, Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì chị Y có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn của chị với anh H.
Căn cứ theo quy định tại Điều 53, Luật Hôn nhân gia đình 2014 Tòa án sẽ thụ lý giải
quyết yêu cầu của chị Y theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp anh H cũng đồng ý ly hôn với chị Y, anh H và chị Y thỏa thuận được với
nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác (các
bên không có tranh chấp) thì vụ việc được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc thuận tình
ly hôn. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: Điều 55, Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Trường hợp anh H không đồng ý ly hôn với chị Y hoặc anh H và chị Y không thỏa
thuận được với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng và thực hiện các nghĩa vụ tài
sản khác thì Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và giải quyết theo quy định.
Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 397 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Tòa án giải quyết yêu cầu chị Y về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh
H và chị D như thế nào?

84
Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 8 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 thì do chị Y và anh H đang là vợ chồng hợp pháp (chưa dù
không đăng ký kết hôn) nên việc anh H kết hôn với chị D là việc kết hôn trái pháp luật do
khi kết hôn với chị D anh H là người đang có vợ.
Căn cứ tại điểm a, khoản 1, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về
những người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì do chị Y đang là
vợ của anh H nên có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của anh H và
chị D.
Theo đó, nếu đủ căn cứ Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Kết luận: Tòa án sẽ thụ ý vụ việc ra Bản án ly hôn giải quyết việc ly hôn của anh H
và chị Y và hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật của anh H và chị D.
Giảng viên ra đề: Trần Thị Hương

85
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2018
(CÓ ĐÁP ÁN)
Trường Đại học luật TP.HCM
Thời gian làm bài: 60 Phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật)

PHẦN I. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI (6 điểm)


Nhận định 1: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không có quyền kết hôn.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn thì nam nữ không được kết hôn
nếu nam và nữ không đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d, khoản 1, Điều 8
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn
được liệt kê tại khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mà không quy định
việc nam nữ bị truy cứu trách nhiệm hình sự là điều kiện hay các trường hợp bị cấm kết
hôn.
Do đó, nếu nam hoặc nữ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự có đủ các điều kiện kết
hôn và không thuộc các trường hợp bị cấm thì có quyền kết hôn.
Căn cứ pháp lý: Điều 5 và Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nhận định 2: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định
hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
Đáp án: Nhận định Sai.
Không phải trong mọi trường hợp, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đều có quyền yêu
cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện. Việc kết hôn
tự nguyện vi phạm điều kiện kết hôn quy định điểm b, khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và
gia đình 2014 nên nam hoặc nữ bị cưỡng ép kết hôn có thể tự mình yêu cầu Tòa hoặc đề
nghị Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam yêu cầu Tòa hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Căn cứ pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 8; khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.

86
Nhận định 3: Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận là
vợ chồng.
Đáp án: Nhận định Đúng.
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn thì nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng vẫn có thể được
pháp luật công nhận là vợ chồng nếu sau đó nam nữ đăng ký kết hôn theo quy định.
Lưu ý, quan hệ kết hôn trong trường hợp này được xác lập kể từ thời điểm đăng ký
kết hôn chứ không phải tính từ thời điểm nam nữ sống chung như vợ chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nhận định 4: Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 thì trong trường hợp
nam, nữ kết hôn thì nam, nữ phải trực tiếp đến đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch
có thẩm quyền mà không được ủy quyền cho người khác, nhằm đảm bảo điểu kiện tự
nguyện kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014.

Nhận định 5: Người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi.
Đáp án: Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015 quy định về người
chưa thành niên thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ theo quy định
tại khoản 1, khoản 2, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện được nhận
con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải là người dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi trong một số trường hợp đặc biệt.
Do đó, chỉ người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1, khoản 2, Điều 8
Luật Nuôi con nuôi 2010.

Nhận định 6: Quan hệ vợ, chồng chấm dứt kể từ thời điểm quyết định tuyên một bên
vợ hoặc chồng đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đáp án: Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại đoạn 2, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về thời điểm chấm dứt hôn nhân trong trường hợp Tòa án tuyên bố một bên vợ hoặc chồng

87
là đã chết thì thời điểm quan hệ vợ, chồng chấm dứt được xác định theo ngày chết được
ghi trong bản án, quyết định của Tòa án chứ không phải là ngày quyết định đã chết có hiệu
lực pháp luật.
Căn cứ pháp lý: đoạn 2, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

PHẦN II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Ông Giang và bà Lan cưới năm 1985 nhưng không đi đăng ký kết hôn. Khi tổ chức
lễ cưới, hai bên không vi phạm điều kiện kết hôn. Đến tháng 06/2018 ông Giang và bà Lan
nảy sinh mâu thuẫn do bà Lan không có khả năng sinh con nên ông Giang nộp đơn yêu cầu
Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của ông với bà Lan với lý
do ông bà không đăng ký kết hôn. Hỏi:
Câu hỏi 1: Tòa án có thẩm quyền giải quyết trường hợp trên như thế nào?
Đáp án: Do ông Giang và bà Lan sống chung như vợ chồng với nhau từ năm 1985
đây là trường hợp hôn nhân thực tế nên mặc dù đến nay ông Giang và bà Lan chưa đăng
ký kết hôn. Trong trường hợp này, theo hướng dẫn tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch 2014 và Luật Hôn nhân và
gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân giữa ông Giang và bà Lan được xác nhận hai ông bà
xác lập quan hệ sống chung với nhau như vợ chồng. Nói cách khác, ông Giang và bà Lan
là vợ chồng hợp pháp, quan hệ hôn nhân không trái quy định của pháp luật.
Do việc kết hôn của ông Giang và bà Lan là đúng pháp luật nên Tòa án bác đơn yêu
cầu của ông Giang về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại Điều 10 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp trên, nếu ông Giang vẫn muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân với bà
Lan thì phải khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ly hôn với bà Lan.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 44, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014.

Câu hỏi 2: Nếu bà Lan yêu cầu chia khối tài sản chung trị giá 2 tỷ đồng thì Tòa sẽ
giải quyết như thế nào?
Đáp án: Nguyên tắc Tòa chỉ giải quyết trong phạm vi khởi kiện: Theo quy định tại
khoản 1, Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu
cầu của đương sự. Do đó, nếu bà Lan có yêu cầu chia khối tài sản chung nêu trên thì Tòa
án sẽ thụ lý giải quyết và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu chia khối tài sản chung của
bà Lan.
Giải quyết việc chia khối tài sản chung trên.
Do ông Giang và bà Lan vẫn trong thời kỳ hôn nhân nên việc chia tài sản chung áp
dụng các nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân quy định tại Điều 38 và

88
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu ông Giang và bà Lan tự thỏa thuận được
việc chia khối tài sản chung trị giá 02 tỷ thì tuân theo sự thỏa thuận của các bên.
Nếu ông Giang và bà Lan không tự thỏa thuận được việc chia khối tài sản chung trên
thì Tòa án sẽ giải quyết việc chia khối tài sản chung trên nhưng về nguyên tắc tài sản chung
của vợ chồng được chia đôi (mỗi người 01 tỉ) nhưng có tính đến công sức đóng góp của
các bên vợ, chồng, lỗi của các bên, hoàn cảnh của các bên vợ chồng… theo quy định tại
khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ pháp lý: Điều 38 và Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

89
90
91
ĐỀ THI NĂM 2013 MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Dân sự 36A
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
2. Chỉ UBND cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú mới có thẩm quyền đăng ký
việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01/01/2001 nếu đảm bảo các điều
kiện kết hôn đều được pháp luật công nhận là vợ chồng.
4. Người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau sẽ bị
Tòa án hủy khi có yêu cầu.
5. Người chưa thành viên cũng có quyền nhận nuôi con nuôi.
6. Quyền ly hôn của người khuyết tật nghe, nói phải được thực hiện thông qua người
đại diện theo pháp luật.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Năm 1980, ông Dũng hỏi, cưới bà Thủy trong niềm hân hoan của hai bên gia đình.
Khối tài sản chung hai người tạo lập sau gần 20 năm chung sống là căn nhà xây trên 120m2
đất tọa lạc tại xã HL, huyện PL, tỉnh ĐN trị giá 1,5 tỷ đồng. Nhà đất này do ông Dũng đứng
tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu - sử dụng. Ông Dũng, bà Thủy có con chung là
Việt.
Sau khi bà Thủy mất không để lại di chúc vào năm 1999. Ông Dũng giao nhà đất cho
con trai quản lý rồi đến địa phương khác chung sống với bà Ngà như vợ chồng. Ông Dũng
và bà Ngà không có tài sản chung nhưng có con chung là Ngọc.
Tháng 01/2003, ông Dũng chết không để lại di chúc. Bà Ngà khởi kiện yêu cầu chia
thừa kế - phần di sản liên quan đến khối nhà đất 120m2 của ông Dũng tại tỉnh ĐN.
1. Trên cơ sở pháp lý của pháp luật, hãy xác định tính chất hôn nhân giữa ông Dũng
- bà Thủy; ông Dũng - bà Ngà.
2. Giải quyết tranh chấp thừa kế trong tình huống trên như thế nào cho phù hợp với
tinh thần pháp luật?
(Yêu cầu: Xác định phần di sản thừa kế của ông Dũng và đối tượng được hưởng di
sản của ông)

92
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Dân sự 39
Thời gian làm bài: 60 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Phần I. Lý thuyết (6 điểm)


Nhận định đúng/sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý
1. Người đã thành niên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện kết hôn và
không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì có quyền kết hôn.
2. Trường hợp tại thời điểm kết hôn, nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nhưng sau
đó đã đáp ứng điều kiện kết hôn, nếu một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, còn
bên kia không có yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.
3. Mọi giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình, mà không có sự đồng ý của bên còn lại đều làm phát sinh trách nhiệm liên đới
đối với vợ chồng.
4. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản
chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
5. Khi không sống chung cùng với cha mẹ, con đã thành niên có khả năng lao động
phải cấp dưỡng cho cha mẹ.
6. Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn một cách tự
nguyện.

Phần II. Bài tập (4 điểm)


M và Q tổ chức lễ cưới và bắt đầu chung sống như vợ chồng vào tháng 1 năm 1986.
Sau một khoảng thời gian chung sống với Q, M bắt đầu đi làm ăn xa nhà. Trong khoảng
thời gian từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2015 M chung sống như vợ chồng với C
- là người địa phương nơi M đang sinh sống. Cũng trong khoảng thời gian này (vào tháng
1 năm 2015) C sinh con là K. Sau đó, do công việc làm ăn thuận lợi nên M trở về quê để
tiếp tục sinh sống và làm việc. Không có sự hỗ trợ của M đời sống của cô C và cháu K vô
cùng khó khăn. Mặc dù C đã nhiều lần yêu cầu M cấp dưỡng cho con nhưng M đều từ chối.
Hãy tư vấn cho C các thủ tục pháp lý cần thiết để cô C bảo vệ quyền lợi của mình và
cháu K.
Giảng viên ra đề: ThS Ngô Thị Anh Vân

93
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2017
Trường ĐH luật thành phố Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự 40A
Thời gian làm bài: 60 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

PHẦN I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI


Nhận định 1: Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật là
những người đang có vợ có chồng.
Nhận định 2: Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của
một bên vợ hoặc chồng được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó.
Nhận định 3: Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau
về việc chấm dứt nuôi con nuôi.
Nhận định 4: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.
Nhận định 5: Theo quy định của chế độ tài sản pháp định thì tài sản mà vợ chồng có
được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Nhận định 6: Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi
có yêu cầu.

PHẦN II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Anh H và chị Y vốn là bạn cùng học chung thời phổ thông với nhau. Theo ý nguyện
của gia đình họ đã trở thành vợ chồng sau một lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống
được tiến hành vào ngày 20/3/1986. Cuộc sống chung của anh H và chị Y sau khi cưới rất
hòa thuận, hành phúc.
Do yêu cầu công việc nên đến tháng 6/1995 anh T chuyển đến sinh sống tại một nơi
rất xa nhà. Tại đây, anh phát sinh tình cảm với một chị đồng nghiệp là D. Tháng 10/1996
khi phát hiện mình đang mang thai, chị D gây sức ép để anh T kết hôn với mình. Ngày
30/10/1996, anh T và chị D kết hôn với nhau tại UBND xã nơi cư trú của chị D. Và được
cơ quan nhà nước này cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
Tháng 12/2015 khi chị Y phát hiện ra mối quan hệ giữa anh H và chị D, chị không
thể tha thức sự lừa dối của anh H đối với mình. Tháng 01/2016, chị Y làm đơn yêu cầu Tòa
án hủy kết hôn trái pháp luật của anh H và chị D.
Câu hỏi
Theo anh chị Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Vì sao?

94
95
96
ĐỀ THI NĂM 2014 MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Hành chính 37
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Con riêng của một bên vợ chồng không có quyền kết hôn với con chung (con đẻ)
của hai vợ chồng.
2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại UBND cấp xã.
3. Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp
luật do vi phạm sự tự nguyện.
4. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo chế độ
tài sản pháp định phải lập thành văn bản và phải được công chứng.
5. Cháu đã thành niên không sống chung với chú ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho chú trong trường hợp chú không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi
mình.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực
tiếp nuôi con khi cha mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Ông Hoàng kết hôn với bà Anh năm 1990. Năm 1995, do vợ chồng mâu thuẫn, ông
Hoàng bỏ nhà đến sống chung như vợ chồng với bà Xuân. Ngày 02/05/2002, UBND xã H
nơi bà Xuân cư trú đăng ký kết hôn cho ông Hoàng và bà Xuân.
Năm 2011, bà Anh yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Xuân khi
biết được sự việc.
Trước yêu cầu của bà Anh, có ý kiến cho rằng ông Hoàng và bà Xuân vi phạm chế
độ hôn nhân một vợ một chồng theo khoản 1 Điều 10 Luật HNGĐ năm 2000 nên tòa án
phải hủy việc kết hôn này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khẳng định ông Hoàng, bà Xuân là
vợ chồng vì họ thuộc trường hợp hôn nhân thực tế và đã đăng ký kết hôn trong thời hạn
hai năm theo Nghị quyết 35/2000.
Từ góc độ pháp lý, hãy cho biết quan điểm của anh chị về pháp luật áp dụng và đường
lối giải quyết yêu cầu của bà Anh theo tình huống trên.
GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

97
ĐỀ THI MÔN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Lớp: Hành chính 38B - Hình sự 38B
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Người bị thiểu năng trí tuệ không có quyền kết hôn.
2. Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể được thực hiện tại UBND cấp
xã nơi cư trú của công dân Việt Nam.
3. Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01/01/2001 nếu có đủ điều kiện kết
hôn thì pháp luật công nhận là vợ chồng.
4. Những giao dịch dân sự do một bên vợ hoặc chồng tiến hành, khi có yêu cầu Tòa
án tuyên bố là vô hiệu thì Tòa án sẽ tuyên bố là vô hiệu.
5. Chế độ tài sản theo quy định của pháp luật sẽ được áp dụng khi vợ chồng không
lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.
6. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải.

PHẦN II. BÀI TẬP (4 điểm)


Anh X và chị Y xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 2002. Họ có con chung
là C, sinh năm 2003. Sau một thời gian chung sống giữa X và Y phát sinh mâu thuẫn trầm
trọng. Để tránh phát sinh những hậu quả tồi tệ trong mối quan hệ với chị Y, anh X bỏ đi
nơi khác sống. Năm 2008, sau một thời gian quen biết, anh X phát sinh quan hệ tình cảm
với chị D. Anh X và chị D quyết định kết hôn với nhau. Việc kết hôn của anh X và chị D
được UBND xã K huyện H tỉnh M (nơi cư trú của chị D) công nhận. Khi xác lập quan hệ
vợ chồng với chị D, anh A khẳng định mình là người độc thân.
Sau khi sống chung được hai năm, phát hiện anh X là người đã có vợ là chị Y nên chị
D nhờ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện H can thiệp. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện H đã yêu cầu
Tòa án huyện H hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh X và chị D. Tòa án đã thụ lý giải
quyết yêu cầu của Hội Liên hiệp phụ nữ, buộc X, D phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng
và chia đôi khối tài sản trị giá 800 triệu hình thành trong thời gian hai bên chung sống.
Trình bày ý kiến của anh chị về quyết định của Tòa án có thẩm quyền trong việc xử
lý vụ việc nêu trên.
GV ra đề: ThS Trần Thị Hương

98
ĐỀ THI NĂM 2014 MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Quốc tế 37
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Nhận định đúng sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý
1. Việc nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau từ ngày 01/01/2001 trở về sau mà
không đăng ký kết hôn đều không được công nhận là vợ chồng.
2. Thời điểm bắt đầu phát sinh quan hệ vợ chồng là khi họ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn.
3. Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông bà phải có
nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
4. Nghĩa vụ và quyền về hôn nhân gia đình có thể vẫn còn tồn tại ngay cả khi các chủ
thể đã chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
5. Người không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở đảm bảo chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi thì không có quyền nhận nuôi con nuôi.
6. Trong một số trường hợp, người nhận nuôi con nuôi không nhất thiết phải lớn hơn
con nuôi từ 20 tuổi.

PHẦN II. BÀI TẬP (4 điểm)


Sinh viên tự chọn một trong hai bài tập dưới đây:
Bài số 1: Năm 1997, anh Hoa được nhà nước cho thuê căn nhà diện tích 80m2 tại số
5 đường 9 phường K. Năm 2000 anh Hoa kết hôn với chị Lành và hai vợ chồng về sống
chung tại căn nhà này.
Năm 2005, anh chị mua căn nhà số 89 đường 9 phường K và chuyển về sống tại đây.
Nhà số 5 anh Hoa cho thuê, mỗi tháng được 5 triệu đồng.
Năm 2011, anh Hoa và chị Lành ly hôn và tranh chấp căn nhà số 5 đường 9 phường
K. Anh Hoa cho rằng: Nhà này Nhà nước cho anh thuê trước khi kết hôn, nên chỉ mình anh
được tiếp tục ký hợp đồng thuê, nếu Nhà nước hóa giá, chỉ mình anh được mua.
Chị Lành thì cho rằng: Mặc dù căn nhà này Nhà nước cho anh Hoa thuê trước khi kết
hôn, nhưng anh đã đưa vào sử dụng chung, nên quyền được thuê nhà là tài sản chung của
hai vợ chồng.

99
Theo anh chị nếu tòa án giải quyết cho họ ly hôn, tranh chấp liên quan đến căn nhà
số 5 đường 9 trên được giải quyết như thế nào? Căn cứ pháp lý? Biết rằng:
1. Trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn, họ đã bán căn nhà số 89, đường 9.
Hiện tại cả hai đều có nhu cầu sử dụng căn nhà số 5 đường 9.
2. Thời hạn thuê nhà vẫn còn.
3. Trong thời gian sống chung, hai vợ chồng đã đầu tư hết 50 triệu đồng để cải tạo,
sửa chữa nhà số 5 trên.
Bài số 2:
Anh Hà và chị Lan kết hôn năm 2010.
Năm 2013 anh Hà thành lập doanh nghiệp tư nhân Đại Phát, chuyên về phân phối
bánh kẹo, do anh đứng tên là chủ doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp là do hai vợ
chồng bàn bạc, thỏa thuận, nguồn vốn thành lập là lấy từ tài sản chung của vợ chồng:
Theo anh chị:
1. Lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đại Phát là tài
sản riêng của anh Hà hay là tài sản chung của vợ chồng anh Hà, chị Lan? Căn cứ pháp lý?
2. Nếu phát sinh nghĩa vụ về tài sản từ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trên, thì
nghĩa vụ này được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản riêng của anh
Hà hay tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản chung của vợ chồng anh Hà, chị Lan?
Căn cứ pháp lý?

100
101
ĐỀ THI NĂM 2015 MÔN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Lớp: Thương mại 37
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 đều được pháp
luật công nhận là vợ chồng.
2. Việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện sẽ bị Tòa án ra quyết định hủy hôn khi có yêu
cầu.
3. Việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
phải có sự đồng ý của hai bên vợ chồng.
4. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con chung của vợ
chồng.
5. Người nhận con nuôi phải là người thành niên.
6. Hòa giải cơ sở là thủ tục phải tiến hành trước khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Anh A và chị B sống chung như vợ chồng từ ngày 05/01/2009. Không lâu sau khi
“nên nghĩa”, cuộc sống chung của A, B phát sinh mâu thuẫn do anh A nghi ngờ chị B ngoại
tình. Ngày 03/09/2009, chị B gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn anh A. Sau khi
thụ lý và xem xét vụ việc, Tòa án nhân dân quận H ra quyết định số 181/2000/QĐ-VDS
ngày 10/11/2009 không công nhận A, B là vợ chồng. Tháng 12/2009, anh A đột tử.
Ngày 10/03/2010, chị B sinh con là C. Khi đi đăng ký khai sinh cho con, chị B đã yêu
cầu UBND phường N nơi chị cư trú ghi tên anh A với tư cách cha đẻ vào Giấy khai sinh
của C.
Hỏi:
Với nguyện vọng của chị B và để đảm bảo quyền lợi cho C, UBND phường N cần
giải quyết vụ việc trên như thế nào? Vì sao?

102
ĐỀ THI MÔN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Lớp: TM38A - DS38A - QT38A
Thời gian làm bài: 60 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

PHẦN I. LÝ THUYẾT (6 điểm)


Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý
1. Người đang chấp hành án phạt tù (có giam giữ) không có quyền kết hôn.
2. Việc xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
3. Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001 đủ điều kiện mà không đăng ký kết hôn vẫn có thể được công nhận là vợ chồng.
4. Trong chế độ tài sản pháp định, lợi tức phát sinh từ tài sản sau khi chia trong thời
kỳ hôn nhân vẫn có thể xác định là tài sản chung của vợ chồng.
5. Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu không còn cha mẹ.
6. Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ thừa nhận quyền ly hôn của vợ, chồng
hoặc cả hai vợ chồng.

PHẦN II. TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Ông Hoàng chung sống như vợ chồng với bà Lâm từ tháng 12 năm 1986. Họ có tổ
chức lễ cưới trước khi về sống chung nhưng không đăng ký kết hôn dù đủ điều kiện kết
hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình.
Tháng 05/2002, dù đang chung sống với bà Lâm nhưng ông Hoàng vẫn tiếp tục sống
chung như vợ chồng với bà Cầm và có con chung tên Minh (sinh năm 2003). Ngày
15/02/2004, ông Hoàng, bà Cầm đăng ký kết hôn. UBND xã NĐ, huyện LN, tỉnh BP nơi
bà Cầm đăng ký tạm trú (Bà Cầm đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường 1, quận BT, thành
phố H) đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.
Tháng 04/2015, phát hiện sự việc (đến tại thời điểm này, ông Hoàng vẫn duy trì quan
hệ với bà Lâm), bà Lâm gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà
Cầm với lý giải ông Hoàng kết hôn với bà Cầm khi ông đang có vợ.
1. Theo anh chị, ông Hoàng có thuộc trường hợp “người đang có vợ” tại thời điểm
ông xác lập quan hệ vợ chồng với bà Cầm không? Cơ sở pháp lý?
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà Lâm theo hướng nào sau đây cho
phù hợp với tinh thần pháp luật:
i) Thừa nhận ông Hoàng và bà Cầm là vợ chồng?
ii) Hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Cầm?
iii) Không công nhận ông Hoàng và bà Cầm là vợ chồng?
GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

103
104
105
106
107

You might also like