You are on page 1of 4

Ông Tùng là chủ DNTN Thanh Tùng; Bà Hoa là chủ DNTN

Hoa Lan. Hãy cho biết các cách thức giải quyết những tình huống sau:
a. Ông Tùng và Bà Hoa kết hôn có làm ảnh hưởng đến sự tồn tại
của 2 DNTN trên không? vì sao?
b. Giả định Bà Hoa và ông Tùng đã là vợ chồng. Bà Hoa và ông
Tùng có cần phải chia tài sản chung của vợ chồng khi thành lập
DNTN của từng người không? Vì sao?
c. DNTN Thanh Tùng bị phá sản có làm ảnh hưởng đến DNTN
Hoa Lan không? Vì sao?
d. Giả định ông Tùng và bà Hoa đã là vợ chồng. Ông Tùng
muốn thuê Bà Hoa làm Giám đốc DNTN Thanh Tùng, Bà Hoa đồng
ý. Việc thuê bà Hoa có phù hợp quy định pháp luật không? Vì sao?

Giải quyết tình huống:


a. Ông Tùng và Bà Hoa kết hôn có làm ảnh hưởng đến sự tồn tại
của 2 DNTN trên không? vì sao?
Giải thích:
Giả định đầu tiên, trước khi kết hôn ông Tùng và bà Hoa đã làm
thoả thuận tài sản riêng và không nhập phần riêng vào tài sản chung
của hai người thì DNTN Thanh Tùng và DNTN Hoa Lan là tài sản
riêng của từng cá nhân. Vậy việc kết hôn này không làm ảnh hưởng sự
tồn tại của hai doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
Khoản 1, Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có
trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo
quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu
cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của
pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Khoản 1, Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản
chung.
Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng
hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết
hôn.
Thứ hai nếu hai người có thoả thuận nhập tài sản riêng vào tài
sản chung thì có thể tổ chức lại doanh nghiệp tư nhân bằng cách
chuyển đổi loại hình kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) hoặc công ty hợp danh, tuỳ vào lựa chọn và thoả thuận của
hai người. Thoả thuận phải được lập thành văn bản và được công
chứng, chứng thực. Trong tình huống này hai người có thể thành lập
công ty TNHH hoặc công ty hợp danh vì công ty cổ phần đòi hỏi phải
có tối thiểu 3 thành viên trở lên.
Căn cứ vào Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014:
Khoản 1, Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra,
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ
hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật
này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa
tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực
hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải
lập thành văn bản.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

b. Giả định Bà Hoa và ông Tùng đã là vợ chồng. Bà Hoa và ông
Tùng có cần phải chia tài sản chung của vợ chồng khi thành lập
DNTN của từng người không? Vì sao?
Trong tình huống này, hai người cần phân chia tài sản chung của
vợ chồng khi thành lập DNT của từng người. Vì tài sản của doanh
nghiệp tư nhân phải là tài sản riêng của chủ sở hữu, do chủ doanh
nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Nếu
góp vào bằng tài sản chung dễ dẫn đến nhập nhằng trong vốn đầu tư,
không cân đối được nguồn tiền cho hai bên nên tiến hành chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân có thể là cách giải quyết hợp lý.
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình:
Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia
một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại
Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản.
Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo
quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết
việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của
Luật này.
Điều 40. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong
thời lỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần
tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi
bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không
chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này
không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó
giữa vợ, chồng với người thứ ba.

c. DNTN Thanh Tùng bị phá sản có làm ảnh hưởng đến DNTN
Hoa Lan không? Vì sao?

Nếu đã thống nhất từng DNTN là tài sản riêng của từng người
thì khi DNTN Thanh Tùng phá sản thì DNTN Hoa Lan sẽ không bị
ảnh hưởng.
Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Khoản 3, Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
riêng
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ
tài sản riêng của người đó.
Lúc này cũng không xác định DNTN Thanh Tùng là nguồn thu
nhập duy nhất duy trì nhu cầu thiết yêu của gia đình nên cũng không
cần ý kiến từ phía bà Hoa.

d. Giả định ông Tùng và bà Hoa đã là vợ chồng. Ông Tùng


muốn thuê Bà Hoa làm Giám đốc DNTN Thanh Tùng, Bà Hoa đồng
ý. Việc thuê bà Hoa có phù hợp quy định pháp luật không? Vì sao?
Pháp luật không can thiệp vào cơ cấu tổ chức của DNTN, chủ
DNTN được phép thuê Giám đốc thay mặt mình điều hành quản lý
doanh nghiệp, tuy nhiên lúc này bà Hoa sẽ trở thành người đại diện
theo pháp luật được thuê của DNTN Thanh Tùng, có giao kết hợp
đồng lao động và quan hệ uỷ quyền với ông Tùng, cùng thời điểm bà
Hoa vẫn đang là chủ của DNTN Hoa Lan với tư cách là người chủ
quản lý doanh nghiệp. Nếu phát sinh tranh chấp, kiện tụng cùng lúc
giữa hai doanh nghiệp hoặc xung đột lợi ích dễ dẫn đến việc khó giải
quyết và thiên lệch về một bên.

Căn cứ Luật Doanh Nghiệp năm 2020:


Khoản 1, Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân
đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh
từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách
người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền,
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 3, Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân quy định


3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân


1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với
tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng
lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật.

You might also like