You are on page 1of 10

I.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾM YÊU CẦU PHẢN TỐ


1. Về yêu cầu phản tố của bị đơn
Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của
mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.”. Nghĩa là sau khi nhận được Thông
báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu
độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay
vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường
hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa
án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn. Những sai sót như vậy, dẫn đến việc áp
dụng pháp luật không đúng làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án
hoặc là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Trước đây, việc phân biệt yêu cầu phản tố và ý kiến của bị đơn được Nghị quyết số 05/2012/NQ-
HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.

Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của
năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình
tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là
ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên
đơn A.

- Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn,
đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng
với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu
cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô
tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe
ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của
C và D. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn C.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 của BLTTDS năm 2015 thì yêu cầu phản tố của bị đơn đối
với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1
-  Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án
giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

-  Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có
yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu
của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.

-  Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án
thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và
nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và
nhanh chóng hơn.        

2. Về thời điểm bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố


Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS năm 2015 thì “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu
phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải”. Quy định bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải là một quy định hoàn toàn mới
của BLTTDS năm 2015. Bởi vì thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung trước đây theo
BLTTDS năm 2004 thì nhiều trường hợp bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố ngay từ đầu mà có
khi đưa ra yêu cầu phản tố trong thời gian chuẩn bị xét xử, có khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố
tại phiên tòa làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài và làm tăng tính phức tạp của bị án. Tuy
nhiên, điểm hạn chế của BLTTDS năm 2015 là không quy định rõ bị đơn có quyền đưa ra yêu
cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hòa giải lần thứ mấy. Vì một vụ án có thể mở nhiều phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật
không không nhất giữa các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, đôi khi là sự “lách luật”
để có thể xem xét thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn trong trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu phản
tố sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
lần thứ nhất.

II. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN

2
Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề yêu cầu phản tố và thực tiễn
giải quyết các vụ án có yêu cầu phản tố hiện tai, tác giả nêu một số vướng cụ thể như sau:

1. Yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn của bị đơn trong vụ án ly hôn có phải
là yêu cầu phản tố?
Các vụ án hôn nhân và gia đình có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà Tòa án giải quyết
hiện nay có một số trường hợp sau: Nguyên đơn không yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
nhưng bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng; nguyên đơn yêu cầu chia một số tài
sản chung của vợ chồng và bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khác. Vấn đề chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong những trường hợp trên hiện nay vẫn còn quan điểm
khác nhau.

Có quan điểm cho rằng yêu cầu chia tài sản của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố nhưng có
quan điểm cho rằng yêu cầu chia tài sản của bị đơn là yêu cầu phản tố. Quan điểm tác giả đồng
tình yêu cầu chia tài sản của bị đơn là yêu cầu phản tố. Vì các lý do sau:

Thứ nhất, yêu cầu chia tài sản là yêu cầu của bị đơn buộc nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ là
chia một phần tài sản chung của vợ chồng cho bị đơn được hưởng.

Thứ hai, yêu cầu chia tài sản của bị đơn là có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Vì khi giải
quyết vụ án ly hôn, nếu có đương sự đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án
phải xem xét giải quyết và nếu Tòa án giải quyết yêu cầu chia tài sản trong cùng một vụ án ly
hôn thì sẽ thuận tiện và nhanh hơn so với việc phải tách yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
để giải quyết trong vụ án khác.

Thứ ba, yêu cầu chia tài sản của bị đơn và yêu cầu ly hôn, yêu cầu chia tài sản của nguyên đơn là
hoàn toàn độc lập nhau.

Như vậy, yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thỏa mãn điều kiện là yêu cầu phản tố như
hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao mà tác giả đã trình bày.

2. Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong vụ án tranh chấp
quyền sử dụng đất có phải là yêu cầu phản tố?
Khác với quy định trước đây, BLTTDS năm 2015 không quy định bắt buộc đương sự phải có
đơn yêu cầu hủy quyết định cá biệt. Mà BTTDS năm 2015 quy định tại khoản 2 Điều 34 như
sau: “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong
vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.”. Tuy nhiên, nếu đương sự có yêu cầu Tòa án
hủy quyết định cá biệt thì Tòa án cũng phải xem xét, giải quyết.

Trong các vụ án có yêu cầu về hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nhiều nhất là các vụ
án tranh chấp về quyền sử dụng đất. Đó là trường hợp nguyên đơn là bên được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, bị đơn là bên đang trực tiếp sử dụng đất tranh chấp nên bị đơn yêu cầu
Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho nguyên đơn liên quan đến phần đất

3
tranh chấp. Đối với yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong trường hợp
nêu trên thực tiễn hiện nay vẫn còn nhận thức khác nhau.

Có quan điểm cho rằng yêu cầu này của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố nhưng cũng có
quan điểm cho rằng yêu cầu này của bị đơn là yêu cầu phản tố. Còn theo quan điểm của tác giả,
yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn là yêu cầu hủy quyết định cá biệt
trong vụ án dân sự được quy định tại Điều 34 BLTTDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của
BLTTDS thì: “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.”. Như vậy, khi có căn cứ cho
rằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rõ ràng trái pháp luật thì Tòa án có quyền quyết định
hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó mà không phụ thuộc vào việc có đương sự yêu
cầu hay không. Bản chất của yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vụ án dân sự
là yêu cầu khiếu kiện hành chính nhưng sẽ được giải quyết trong cùng vụ án dân sự. Nếu trong
vụ án hành chính thì cơ quan ban hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người bị kiện thì
trong vụ án dân sự cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Như vậy, chủ thể mà bị đơn hướng tới và “có tranh chấp” là cơ quan đã cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn. Và trong vụ án
dân sự thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường là UBND cấp huyện) không
có yêu cầu độc lập gì nên không thỏa mãn được điều kiện: “bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối
với …, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” quy định tại khoản 1 Điều
200 BLTTDS. Mặt khác, khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Tòa án bắt buộc phải xem xét, đánh giá tính hợp pháp của
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho nguyên đơn. Qua đó mới có căn cứ quyết định
chấp nhận hay không không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bị đơn. Do đó, yêu cầu hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong trường hợp trên là cùng (không độc lập) với yêu
cầu của nguyên đơn. Chính vì vậy mà yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị
đơn không phải là yêu cầu phản tố vì không thỏa mãn các điều kiện của yêu cầu phản tố.

3. Trường hợp, bị đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố sau khi Tòa án mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải hoặc tại phiên tòa thì giải
quyết như thế nào?
Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được quy định cụ thể trong
BLTTDS năm 2015 nhưng có hướng dẫn tại mục 7 phần III Văn bản số: 01/2017/GĐ-
TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ có giải
đáp. Cụ thể như sau:

- Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ
sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.

- Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của
họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.

4
Tuy nhiên, thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn thì BLTTDS năm 2015 không
quy định và hiện nay Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có hướng dẫn hoặc giải đáp cụ thể.

Điều này dẫn đến sự lúng túng hoặc áp dụng pháp luật không thống nhất của các Thẩm phán.
Theo tác giả, mặc dù BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể về thời điểm thay đổi, bổ sung
yêu cầu phản tố của bị đơn nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể vận dụng và áp
dụng pháp luật tương tự như hướng dẫn về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn.

4.  Sau khi Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải, Tòa án mới đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng
trong vụ án và người này có yêu cầu độc lập thì bị đơn có được quyền đưa ra yêu cầu phản
tố?
Theo quy định tại Điều 210 của BLTTDS năm 2015 thì tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận công khai chứng cứ và hòa giải, đương sự có quyền đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án nếu Tòa án
thấy cần thiết thì cũng có quyền đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng
trong vụ án. Như vậy, vấn đề đặt ra là sau khi Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Tòa án mới đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan tham gia tố tụng trong vụ án và người này có yêu cầu độc lập thì bị đơn có được quyền đưa
ra yêu cầu phản tố không. Về nguyên tắc, Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận công khai chứng cứ và hòa giải thì bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Tuy
nhiên, theo tác giả trong trường hợp nêu trên thì bị đơn vẫn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối
với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Để việc áp dụng pháp luật về yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự nói chung được thống nhất
trong thực tiễn, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn hoặc giải đáp cụ thể các
vướng mắc nêu trên. Nhất là cần giải đáp hoặc hướng dẫn một số trường hợp cụ thể về yêu cầu
phản tố và thời điểm bị đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố.

Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện


- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử là việc rất quan trọng, trong mỗi vụ án việc
xác định thẩm quyền theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
+ Xác định vụ việc có thuộc một trong các loại việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015;
+ Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015.
-Xác định về thời hiệu khởi kiện:
Việc xác định thời hiệu khởi kiện rất quan trọng, đánh giá về việc người khởi kiện có bị bất lợi
hay bị ảnh hưởng gì khi đã hết thời hiệu khởi kiện hay vẫn đang còn trong thời gian khởi kiện

5
theo quy định. Đánh giá điểm lợi và bất lợi, tư vấn lựa chọn phương án có lợi nhất đến khách
hàng.
- Xác định về các điều kiện khác:
Một số vụ án, vụ việc dân sự phải xác định các điều kiện khác như: Điều kiện về hào giải tại cơ
sở, yêu cầu đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay
chưa.
* Đối với các vụ án mà theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở thì
trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết phải tiến hành hòa giải và có yêu cầu hòa giai tại cơ sở.
Ví dụ:
- Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất: thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương
sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
của Luật Đất đai năm 2013 phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra
tranh chấp;
* Đối với vụ án mà đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật
thì không có quyền khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, ngoại trừ các trường hợp sau:
+/ Yêu cầu xin thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, thay đổi nuôi con nuôi;
+/ Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa
chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
+/ Tạm đình chỉ vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện do Tòa án chấp nhận hoặc người
khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ
đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Bước 2: Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện
Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện cũng như để chứng minh quyền khởi kiện
cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án. Hồ sơ khởi kiện
giúp đưa các thông tin đích của nguyên đơn đối với hội đồng xét xử. Hồ sơ khởi kiện chứa đựng
những ý tưởng quan trọng mà qua đó nguyên đơn muốn làm sáng tỏ yêu cầu của mình.
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong các vụ án cụ thể:
a/ Đối với vụ án hôn nhân gia đình, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Giấy khai sinh của con;
+ Các giấy tờ chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của từng
người;

6
+ Các giấy tờ về các khoản nợ chung hoặc riêng của hai vợ chồng ( Nếu có);
+ Các giấy tờ tài liệu khác liên quan…;
b/ Đối với vụ án thừa kế, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Căn cước
công dân hoặc chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi
con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
+ Di chúc (nếu có);
+ Giấy chứng tử cảu người để lại di sản thừa kế;
+ Bản kê khai các di sản;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người
để lại di sản;
+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường,
thị trấn ( nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản ( Nếu có).
c/ Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, hồ sơ cần các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại Điều 100
Luật đất đai năm 2013;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc
có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày
15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày
15/10/2003;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho ngưới sử dụng đất;
+ Bản án hoặc quyết ssịnh của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
quyết ssịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;
+ Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất, bản án, quyết định của
Tòa án… (trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
+ Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…
+ Biên bản hòa giải tại xã, phường.
d/ Đối với các vụ án tranh chấp về nhà ở, hồ sơ cần có các giấy tờ sau:

7
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;
+ Các giấy tờ xác nhận chủ quyền nhà (trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà);
+ Các giấy tờ liên quan tới giao dịch nhà ở có thanh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở
nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này;
+ Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết nhà đang có tranh
chấp (nếu có).
Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
- Hồ sơ đã được chuẩn bị nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bằng hai cách đó là có thể nộp đơn khởi
kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện.
- Nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định, tư vấn và xác định các trường hợp được miễn hoặc
giảm tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
+ Hòa giải tại Tòa án;
+ Viết bản tự khai;
+ Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự
Công ty luật Minh Khuê là một công ty tư vấn với những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm
phong phú, đa dạng được tích lũy từ các hoạt động tư vấn của mình sẽ là người trợ
giúp đắc lực của bạn trong việc thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án dân sự:

Hồ sơ khởi kiện gồm:


- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu, hộ khẩu (bản sao
có công chứng hoặc chứng thực).
- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người
có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản
sao có công chứng).
- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng
Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
Lệ phí:

8
- Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời
chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.
- Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các
vụ án dân sự không có giá ngạch là 300.000 đồng.
- Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các
vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:
II Án phí dân sự
1 Án phí dân sự sơ thẩm
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động
1.1 300.000 đồng
không có giá ngạch
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
20.000. 000 đồng + 4% của phần g
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng sản có tranh chấp vượt quá 400
đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần g
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
sản có tranh chấp vượt 800.000.000
72.000.000 đồng + 2% của phần g
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
sản có tranh chấp vượt 2.000.000.00
112.000.000 đồng + 0,1% của phầ
e Từ trên 4.000.000.000 đồng
tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.00
1.4 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
a Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng
b Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp
20.000.000 đồng + 4% của phần
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồ
36.000.000 đồng + 3% của phần
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồ
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần

9
tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phầ
e Từ trên 4.000.000.000 đồng
tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng
1.5 Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
3% giá trị tranh chấp, nhưng khô
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
hơn 300.000 đồng
12.000.000 đồng + 2% của phần g
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
tranh chấp vượt quá4 00.000.000 đồ
44.000.000 đồng + 0,1% của phần g
d Từ trên 2.000.000.000 đồng
tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
2 Án phí dân sự phúc thẩm
2.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động 300.000 đồng
2.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại 2.000.000 đồng
Nộp tiền tạm ứng án phí:
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch
từ 6.000.000 đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 300.000 đồng,
trong các vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại các điểm trên phải nộp tiền tạm ứng
án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà án dự tính theo giá trị tài sản có
tranh chấp, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí.
Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong
thời hạn kháng cáo theo mức quy định.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm
quyền.

10

You might also like