You are on page 1of 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nguyên cứu đề tài


Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được
quan tâm, chú trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng, mở
rộng quy mô vốn hóa. Song với nguồn vốn hạn hẹp của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì đây
được xem là một bài toán nan giải. Để có được nguồn kinh phí phụ vụ cho sản xuất, kinh doanh thì
các doanh nghiệp nói riêng, cũng như các cá nhân, tổ chức nói chung sẽ phải vay vốn từ các ngân
hàng thương mai. Mặc khác, các doanh nghiệp cũng như các cá nhân tổ chức, chưa tạo được uy tín để
được vay vốn từ ngân hàng, lúc này họ cần một chủ thể thức ba đứng ra thực hiện bảo lãnh cho họ.
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến hiện nay được quy định trong Bộ luật dân
sự năm 2015. Đây được xem là một hình thức bảo đảm tin cậy, được sử dụng rộng rãi trong đời sống,
cũng như trong quan hệ sản xuất, kinh doanh. Pháp luật dân sự hiện hành cơ bản đã quy định một
cách rõ ràng về hình thức bảo lãnh. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng được tình hình hiện tại của thị trường,
thì pháp luật về quan hệ bảo lãnh cần được đưa ra nguyên cứu, đánh giá, nhằm hướng đến sự hoàn
thiện về mặt pháp luật. Chính vì điều này cho nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo lãnh”
làm để tài nguyên cứu, nhằm hướng đến sự hoàn thiện về mặt pháp luât của biện pháp bảo đảm này.
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nguyên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu nguyên cứu đề tài
Mục đích nguyên cứu đề tài nhằm làm rõ được một số vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của
biện pháp bão lãnh, từ đó đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
bão lãnh.
2.2 Nhiệm vụ nguyên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, tiểu luận có các nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, Nguyên cứu, làm rõ được những quy định pháp luật hiện hành quy định về biện pháp bão
lãnh;
Thứ hai, Đưa ra được tình hình thực trạng pháp luật về bảo lãnh;
Thứ ba, Đưa ra được kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh.
3. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì nội dụng của tiểu luận gồm có 02
chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬ
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH
1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh
- Khái niệm về bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ,
nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thì
bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu đã có thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hình thức bảo lãnh được quy định như sau: “Bảo
lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên
nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu
khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ.” “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.” 1
Như vậy, bảo lãnh là việc một bên thứ ba đứng ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, khi bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đủ.
- Đặc điểm của bảo lãnh
Thứ nhất, về mặt chủ thể
Quan hệ bảo lãnh luôn tồn tại bên thứ ba, tức bên bảo lãnh, chính vì vậy chủ thể trong quan hệ này
luôn tồn tại ít nhất 03 chủ thể tham gia, đó là, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên nhân bảo lãnh.
Thứ hai, Về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Pháp luật dân sự quy định việc bảo lãnh chỉ xảy ra khi bên được bảo lãnh tới thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đủ, hoặc bên được bảo lãnh mất khả năng thực hiện
nghĩa vụ, lúc bên bảo lãnh mới thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.
1.2 Pháp luật về biện pháp bảo lãnh
- Khái niệm về pháp luật bảo lãnh
Pháp luật về bảo lãnh là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định về hình thức bảo
lãnh bảo gồm có các nội dung chính như: phạm vi bảo lãnh, điều kiện của người bảo lãnh, trình
tự, thủ tục thực hiện biện pháp bảo lãnh, nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trước bên có
quyền lợi ích liên quan.
- Nội dung pháp luật về bảo lãnh
+ Về chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh
Chủ thể tham gia trong quan hệ bảo lãnh gồm có 03 chủ thể chính sau đây:
(i) Chủ thể bảo lãnh;
(ii) Chủ thể nhận bảo lãnh;
(iii) Chủ thể được bảo lãnh.
+ Về đối tượng bảo lãnh
Đối tượng của quan hệ bảo lãnh có thể là tài sản cũng có thể là công việc phải thực hiện, điều này tùy
thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ bảo lãnh. Mặt khác, trong trường hợp các bên
1
Bộ luật dân sự năm 2015, [Điều 335]
không có thỏa thuận về đối tượng bảo lãnh, thì đối tượng bảo lãnh phải cùng loại với đối tượng được
bảo đảm bằng biện pháp đó.
+ Về hình thức bảo lãnh
Việc bảo lãnh phải được thực hiện bằng văn bản, các bên tham gia có thể lập thành một văn bản riêng
cho từng bên, hoặc có thể quy định trong hợp đồng dân sự. Nếu trong trường hợp, pháp luật quy định
văn bản cần có công chứng, chứng thực thì phải được công chứng, chứng thực.
+ Về phạm vi bảo lãnh
Hiện nay, pháp luật dân sư quy định cho phép các bên khi tham gia quan hệ bảo lãnh, được quyền
thỏa thuận phạm vi bảo lãnh toàn phần hay bảo lãnh một phần.
Nếu trong trường hợp các bên thỏa thuận bảo lãnh một phần, thì bên bảo lãnh chỉ nhận bảo lãnh một
phần nghĩa vụ trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đủ, nếu
trường hợp bên bảo lãnh nhận bảo lãnh toàn phần, thì bên bảo lãnh có nghĩa vụ bảo lãnh toàn bộ
nghĩa vụ, kèm theo lãi xuất (nếu có).
+ Về căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh
Pháp luật dân sự quy định bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi có căn cứ phát sinh
nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận, hoặc nếu không có thỏa thuận thì sẽ căn cứ theo các trường hợp
sau đây:
(i) Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đủ;
(ii) Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn khi không thực hiện đúng nghĩa vụ,
mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đủ;
(iii) Bên được bảo lãnh không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ.
+ Về căn cứ chấm dứt bảo lãnh
Pháp luật quy định việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
(i) Đương nhiên chấm dứt, tức khi nghĩa vụ thực hiện xong;
(ii) Biện pháp bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng các biện pháp bảo lãnh khác;
(iii) Bên bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;
(iv) Các bên có thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh.

Tiểu kết luận chương 1


Trong phạm vi chương 1 này, tác giả đã thành công khái quát được một số cơ sở lý luận về bảo lãnh,
bên cạnh đó, tác giả đã trình bày được pháp luật về bảo lãnh quy định như thế nào về chủ thể bảo
lãnh, đối tượng, phạm vi bảo lãnh, căn cứ chấm dứt bảo lãnh. Từ đó làm cơ sở để phục vụ cho việc
nguyên cứu đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật tại chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRANG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về bảo lãnh
- Về phạm vi bảo lãnh
Hiện nay, phạm vi bảo lãnh được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể tại Điều 336 quy định: 2
(i) Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo
lãnh;
(ii) Nghĩa vụ bảo lãnh gồm có cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên
số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
(iii) Các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ bảo
lãnh;
(iv) Trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh gồm
nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Như vậy, pháp luật dân sự q uy định phạm vi bảo lãnh được hiểu là giới hạn của nghĩa vụ mà ở đây
bên bảo lãnh phải thực hiện thay cho bên được bảo lãnh, khi xảy ra trường hợp bên được bảo lãnh
không thực hiện được, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Mặt
khác bên bảo lãnh được pháp luật cho phép có thể nhận bảo lãnh một phần hoặc bảo lãnh từng phần
hoặc tùy theo sự thỏa thuận của các bên. Nếu trong trường hợp nhận bảo lãnh toàn phần, thì việc bảo
lãnh sẽ bao gồm luôn nợ gốc, lãi, lãi chậm trả, bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, một vướng mắc xảy ra đối với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đó là, đã quy định
hình thức bảo lãnh đối vật song lại còn thừa nhận hình thức cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ. Điều này đã vô tình xóa nhòa đi mõi ranh giới đã đặt ra trước đây, xóa bỏ đi sự phân biệt
giữa, cầm cố, thế chấp và bảo lãnh như đã được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005. 3
- Về chủ thể trong quan hệ bảo lãnh
Theo như Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì hiện nay chủ thể trong quan hệ bảo lãnh gồm có
03 chủ thể sau:
(i) Bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân được quy định theo pháp luật về điều kiện để
được bảo lãnh;
(ii) Bên nhận bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh là cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hoặc tài sản làm phát sinh quan hệ giữa
các bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
(iii) Bên được bảo lãnh
Bên được bảo lãnh là cá nhân, tổ chức phát sinh quan hệ vay, mượn,..

2
Bộ luật dân sự năm 2015, [Điều 336].
3
“Một số vướng mắc pháp lý về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, “MỘT SỐ VƯỚNG
MẮC PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ (luatthienthanh.vn)”, truy
cập ngày 17/11/2021.
Hiện nay, pháp luật dân sự trao quyền cho bên nhận bảo lãnh có quyền đưa ra quyết định lựa chọn bên
bảo lãnh, điều này nhằm bảo đảm được khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên. Bên nhận bảo lãnh lựa
chọn bên bảo lãnh khi có các điều kiện sau:
+ Bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự nếu bên bảo lãnh là cá nhân,
nếu bên bảo lãnh là pháp nhân thì phải có năng lực dân sự và người đại diện hợp pháp;
+ Bên bảo lãnh phải chứng minh năng lực về việc có khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh;
+Bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước bên nhận bảo lãnh, nếu trong trường hợp có nhiều người bảo
lãnh thì tất cả đều cùng chịu trách nhiệm.
- Về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ bảo lãnh
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ bảo lãnh được pháp luật dân sự quy định một cách rõ
ràng như sau:
Thứ nhất, Quyền của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có các quyền sau đây:
(i) Bên bảo lãnh có quyền như trong quan hệ cầm cố, thế chấp. Trong trường hợp bên bảo lãnh
dùng tài sản để cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh,
thì bên bảo lãnh có các quyền và lợi ích như trong quan hệ cầm cố, thế chấp tài sản;
(ii) Bên bảo lãnh được pháp luật cho phép phản đối việc bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên được bảo
lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn. Trong trường hợp phát sinh căn cứ thực hiện
nghĩa vụ vì lý do bên được bảo lãnh vi phạm thỏa thuận, thì bên nhận bảo lãnh có trách
nhiệm thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ, khi bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng;
(iii) Bên bảo lãnh có quyền không thực hiện nghĩa vụ khi trong trường hợp nghĩa vụ giữa bên bảo
lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ cho nhau, điều này có nghĩa là, bên nhận bảo lãnh
cũng có nghĩa vụ cần thực hiện với bên bảo lãnh. Nếu khi hai nghĩa vụ tương đương với nhau
thì cả hai có thể bù trừ cho nhau, trong trường hợp nghĩa vụ thực hiện ít hơn thì tùy vào phần
nghĩa vụ bù trừ chưa hết, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện cho bên còn lại.
(iv) Bên bảo lãnh được quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình như
nghĩa vụ về tài sản,… nếu trong trường hợp cả hai có thỏa thuận từ trước.
Thứ hai, Nghĩa vụ của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có các nghĩa vụ như sau khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh đó là:
(i) Có nghĩa vụ thay mặt bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, khi
xảy ra các trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
(ii) Bên bảo lãnh có nghĩa vụ như trong quan hệ cầm cố, thế chấp khi bên được bảo lãnh dùng tài
sản để thực hiện quan hệ bảo lãnh;
(iii) Bên bảo lãnh có trách nhiệm dân sự theo Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2015 4

4
Theo Điều 342 trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh quy định như sau: “1. Trường hợp bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Thứ ba, Quyền của bên nhận bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh có các quyền sau đây khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh
(i) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh;
(ii) Bên nhận bảo lãnh có các quyền như trong quan hệ cầm cố, thế chấp, khi trong trường hợp
bên bảo lãnh dùng tài sản để cầm cố, thế chấp để thực hiện bảo lãnh;
(iii) Bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu tòa án thực hiện các biện pháp áp dụng khẩn cấp với tài
sản mà bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp, nếu trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện
nghĩa vụ khi được bên nhận bảo lãnh thông bảo;
(iv) Bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu, cá nhân, tổ chức cản trở quyền thực hiện quyền của
mình chấm dứt hành vi trên.
Thứ tư, Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ sau đây:
Bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ như trong quan hệ cầm cố, thế chấp tài sản khi bên bảo lãnh dùng tài
sản để cầm cố, thế chấp để thực hiện việc bảo lãnh.
- Về hình thức bảo lãnh
Pháp luật dân sự quy định trong mọi trường hợp thì việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có
thể là văn bản riêng hoặc hợp đồng độc lập.
Bên cạnh đó, trong những trường hợp pháp luật có quy định thì việc lập văn bản, hợp đồng bảo
lãnh cần thiết phải có công chứng, chứng thực.
Thời điểm để thực hiện việc lập văn bản, hoặc ký hợp đồng xảy ra trong các thời điểm sau đây:
(i) Sau khi bên nhận bảo với bên được bảo đảm phát sinh quan hệ dân sự;
(ii) Trước khi bên nhận bảo đảm và bên được bảo đảm phát sinh quan hệ dân sự;
(iii) Việc ký kết hợp đồng hoặc thành lập văn bản xảy ra cùng lúc với quan hệ trên.
- Về căn cứ chấm miễn hoặc chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Căn cứ vào Điều 341 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc bảo lãnh được miễn thực hiện khi
phát sinh các sự kiện sau:
(i) Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện bảo lãnh đối với bên bảo lãnh, trường hợp này
bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh;
(ii) Trường hợp một trong số những người đồng bảo lãnh được miễn phần bảo lãnh của mình,
thì các bên đồng bảo lãnh còn lại vẫn tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với
bên nhận bảo lãnh;
(iii) Trường hợp bên nhận bảo lãnh liên đới miễn nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, thì bên
bảo lãnh vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với bên còn lại, tức
trong trường hợp này có nhiều bên tham gia nhận bảo lãnh.
Bên cạnh đó, Theo quy định tại Điều 343 Bộ luật dân sự năm 2015, thì pháp luật dân sự còn quy
định thêm các trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh đó là:

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu
cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”
(i) Bên bảo lãnh đã thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh, trường hợp này được xem là chấm dứt
đương nhiên, khi bên bảo lãnh đã thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận
bảo lãnh thì lúc này quan hệ bảo lãnh sẽ đương nhiên chấm dứt;
(ii) Việc bảo lãnh được hủy bỏ, hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, pháp luật
dân sự cho phép thay thế biện pháp bảo lãnh bằng các biện pháp bảo đảm khác;
(iii) Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
2.2 Những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Những ưu điểm của quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh
Những quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh có các ưu điểm như sau:
Thứ nhất, Ưu điểm về chủ thể trong quan hệ bảo lãnh,
Hiện nay pháp luật dân sự không hạn chế số lượng chủ thể tham gia vào quan hệ bảo lãnh, bên
cạnh đó, pháp luật cũng không yêu cầu bên bảo lãnh có tư cách chủ thể hoặc tài sản bảo đảm,
điều này tạo thuận tiện giúp các bên tham gia một cách tự do, dựa theo sự thỏa thuận của các bên.
Chính vì thế, quy định mở này đã tháo gỡ được phần nào các khó khăn vướng mắc của các bên
tham gia quan hệ bảo lãnh, giúp đưa nó trở thành một biện pháp bảm đảm thực hiện nghĩa vụ
được sử dụng ngày càng phổ biến.
Thứ hai, Pháp luật quy định hình thức chế tài đối với tài sản của bên bảo lãnh, nếu như trong
trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, điều này giúp bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo lãnh.
- Những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh
Bên cạnh những ưu điểm của hình thức bảo lãnh nói trên, thì bên cạnh đó biện pháp bảo lãnh trong
quá trình thực hiện thể hiện một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, “vướng mắc của quan hệ bảo lãnh, đó là sự phức tạp và đôi khi chưa phân định rõ ranh
giới trách nhiệm của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong các quy định pháp luật. Một số quy
định pháp luật hướng dẫn thiên về định tính nhiều hơn định lượng. Trong một số vụ tranh chấp liên
quan đến quan hệ bảo lãnh, người được bảo lãnh không thực hiện hết trách nhiệm của mình và đẩy
hết rủi ro cho bên bảo lãnh. Quy định tại Ðiều 41 Nghị định 160/2006, tại khoản 2 và 3, căn cứ thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay cả khi nghĩa vụ chưa đến hạn (điều này sẽ khiến cho bên bảo lãnh rơi
vào thế bị động) hoặc bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Vậy, căn cứ để xác
định thời điểm trước khi đến hạn hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ sẽ có ý nghĩa định tính.
Vì việc xác định “thời điểm trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ” và “không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ” theo khoản 2, 3, Ðiều 41 Nghị định 160/2006 được thể hiện dựa trên những tiêu chí nào là
điều không đơn giản. Nếu bên bảo lãnh không nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, vì “nể” mà
đứng ra bảo lãnh sẽ rất có thể sẽ phải chịu rủi ro. Việc quy trách nhiệm cho bên bảo lãnh vô hình
chung sẽ làm giảm trách nhiệm của bên được bảo lãnh. Ví dụ, Công ty A bảo lãnh cho Công ty B vay
vốn (có tài sản thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh). Ðến hạn, Công ty A không trả được nợ,
Công ty B bị ngân hàng khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, tại thời điểm không
trả được nợ, Công ty A vẫn hoàn toàn có đầy đủ năng lực tài chính để thanh toán khoản vay, nhưng
đã cố tình không trả để đẩy trách nhiệm cho người bảo lãnh. Do vậy, với các quy định pháp luật hiện
hành, có nhiều yếu tố “tiềm ẩn rủi ro” cho bên bảo lãnh nên trước khi đứng ra nhận bảo lãnh, bên
liên quan nên nghiên cứu đầy đủ và quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của mình để đưa vào hợp
đồng bảo lãnh.”5
Thứ hai, vướng mắc trong việc xác định pháp luật đối với quan hệ bảo lãnh là quan hệ dân sự hay
quan hệ thương mại, trong trường hợp hình thức bảo lãnh đối với hợp đồng vay tín dụng.
Điều này thể hiện bất cập ở chỗ, khi xác định sai quan hệ thì sẽ dẫn đến việc áp dụng sai các chế tài,
bồi thường. Bởi lẽ, có quan điểm cho rằng hợp đồng vay tín dụng là hợp đồng dân sự, bởi vì trong
Luật thương mai không có quy định về loại hợp đồng này, mặt khác quan điểm trên cho rằng quan hệ
thương mại là phải phải nhằm mục đích sinh lợi nhuận, song quan hệ vay tín dụng chỉ lấy lãi suất cố
định chứ không tạo ra được lợi nhuận. Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng hợp đồng vay tín dụng là
quan hệ thương mại, vì các chủ thể tham gia đều là thương nhân với thương nhân, hoặc thương nhân
với cá nhân, ngay đến bản thân tổ chức tín dụng cho vay cũng là thương nhân, và lãi suất chính là lời
nhuận sinh ra. Câu hỏi đặt ra ở đây là, biện pháp bảo lãnh có được điều chỉnh theo luật thương mại
hay không?
Thứ ba, vướng mắc xảy ra đối với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đó là, đã quy định hình thức
bảo lãnh đối vật song lại còn thừa nhận hình thức cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Điều này đã vô tình xóa nhòa đi mõi ranh giới đã đặt ra trước đây, xóa bỏ đi sự phân biệt giữa, cầm
cố, thế chấp và bảo lãnh như đã được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005
- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc
Nguyên nhân thứ nhất, Quy định của pháp luật dân sự về biện pháp bảo lãnh mặc dù đã quy định rõ ràng,
xong trong quá trình áp dụng còn những thíu xót, vướng mắc chính vì thế đã dẫn đến những hạn chế nêu
trên.
Nguyên nhân thứ hai, Nguyên nhân đến từ các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo lãnh, khi tham gia vào
quan hệ bảo lãnh, đặc biệt là bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh, không nắm vững được kiến thức pháp
luật, cho nên trong quá trình giao kết, thực hiện có nhiều sai phạm, dẫn đến những bất cập trong quá trình
thực hiện.
2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh
Dựa trên những nguyên nhân và bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về biện pháp bảo lãnh tác
giả xin trình bày một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh.
Thứ nhất, Kiến nghị pháp luật cần thiết phải quy định về trách nhiệm liên đới giữa bên được nhận bảo
lãnh và bên bảo lãnh.
Như đã trình bày, việc trong một số trường hợp bên được bảo lãnh đùn đẩy, hoặc cố tình không thực hiện
việc thực hiện nghĩa vụ, việc này vô hình dung đã gây bất lợi cho bên bảo lãnh, chính vì vậy, cần thiết
pháp luật quy định về trách nhiệm liên đới, đối với bên được bảo lãnh, để bên được bảo lãnh thực hiện
đúng, đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh, khi vẫn còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, Kiến nghị pháp luật cần thiết có quy định hướng dẫn cụ thể hơn về việc hợp đồng vay tin dụng là
hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, để từ đó có sự thống nhất trong cách hiểu, cách áp dụng để
trách sai phạm đáng tiếc xảy ra.

5
THS Nguyễn Thùy Trang, “Một số nội dung pháp lý liên quan đến biện pháp bảo lãnh đối với hợp
đồng tín dụng hiện nay”, “NHNN - nguyen thuy trang.doc (sbv.gov.vn)”, truy cập ngày 17/11/2021
Thứ ba, Kiến nghị pháp luật cần quy định trở lại áp dụng biện pháp bảo đảm như Bộ luật dân sự năm
2005 quy định, điều này có nghĩa là thay vì chỉ có một biện pháp cầm cố hoặc thế chấp để bảo đảm nghĩa
vụ cho người khác, thì nay sẽ phải thực hiện lồng ghép đồng thời 2 biện pháp bảo lãnh cho nghĩa vụ của
người khác vòng qua biện pháp cầm cố hoặc thế chấp. 6
Thứ tư, kiến nghị pháp luật cần ra soát, bãi bỏ các quy định chưa hợp lý trong quan hệ bảo lãnh, cần quy
định một cách rõ ràng hơn, trách quy định một cách chung chung.

Tiểu Kết Luận


Bảo lãnh là một biện pháp thực hiện bảo đảm được sử dụng một cách rộng rãi hiện nay, nó cũng được
xem là một biện pháp bảo đảm tối ưu, an toàn cho các bên tham gia. Đề tài “Pháp luật về bảo lãnh” tác
giả đã thành công khái quát được cơ sở lý luận về hình thức bảo lãnh, bên cạnh đó nêu ra được những quy
6
“Một số vướng mắc pháp lý về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, “MỘT SỐ VƯỚNG MẮC PHÁP
LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ (luatthienthanh.vn)”, truy cập ngày 17/11/2021.
định pháp luật hiện hành quy định về hình thức bảo lãnh. Từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trang quy
định của pháp luật đối với hình thức bảo lãnh, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân cũng được tác giả đề
cập trong phạm vi đề tài này. Mặc khác, bên cạnh việc phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật
về biện pháp bảo lãnh thì qua đó tác giả đã trình bày được một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
về bảo lãnh, nhằm mục đích hoàn thiện hơn về hình thức bảo đảm này. Qua đây, tác giả xin chân thành
cảm ơn thầy cô đã đồng hành cùng tác giả, trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này. Xin chân thành
cảm ơn!

Mục Lục
1. Quốc Hội (2013), Bộ luật dân sự năm 2015;
2. Đại học luật thành phố Hồ Chính Minh “Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng”, “Nhà xuất bản Hồng Đức Hội Luật Gia Việt Nam”
3. “Một số vướng mắc pháp lý về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, “MỘT
SỐ VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
DÂN SỰ (luatthienthanh.vn)”, truy cập ngày 17/11/2021.
4. THS Nguyễn Thùy Trang, “Một số nội dung pháp lý liên quan đến biện pháp bảo lãnh
đối với hợp đồng tín dụng hiện nay”, “NHNN - nguyen thuy trang.doc (sbv.gov.vn)”, truy
cập ngày 17/11/2021
5. Nguyễn Thị Thanh Thúy- Luật kinh tế “Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương
mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay”

You might also like