You are on page 1of 25

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1. Không có rủi ro thì không có bảo hiểm

=>Đúng. Vì rủi ro được coi là tiền đề của bảo hiểm, nó là những tình huống bất trắc xảy ra ngoài ý
muốn của con người là yếu tố dẫn đến những tổn thất nhất định mà bản chất của bảo hiểm là việc phân
chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu.

2. Bảo hiểm là sự bù đắp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.

=>Đúng. Vì theo kỷ thuật bảo hiểm sẽ giúp chúng ta quy tụ được số đông người có nguy cơ gánh chịu
rủi ro trong thực tế và lúc này tổn thất của họ sẽ được hoán chuyển từng phần nhỏ qua từng người khác
trong cộng đồng.

3. Bảo hiểm là một hình thức hoán chuyển rủi ro, trong đó có một công ty nhận rủi ro phải
bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thoả thuận gây nên, còn bên chuyển nhượng rủi
ro phải trả một khoản tiền.

=>Đúng. Theo khoản 1 Điều 3 LKDBH có quy định về nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm trong hình thức hoán chuyển rủi roro

4. Hoạt động bảo hiểm có ưu điểm bù đắp những rủi ro có tính chất thảm hoạ, và ko gây
đọng vốn trong xh

=>Sai. Vì hoạt động bảo hiểm bù đắp những rủi ro, khắc phục tổn thất do những tình huống bất trắc
xảy ra ngoài ý muốn chứ không hẳn và không bắt buộc phải có tính thảm hoạ.
5. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích xh, theo đó DNBH góp
phần bù đắp các tổn thất tài chính của các cá nhân và tổ chức gặp rủi ro.

=>Sai. Theo khoản 1 Điều 3 LKDBH thì kinh doanh bảo hiểm là hoạt đồng nhằm mục đích sinh lợi
chứ không nhằm mục đích xã hội.

6. Kinh doanh bảo hiểm là hđ của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận
rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để
DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
=>Đúng. Khoản 1 Điều 3 LKDBH

7. Hoạt động tái bảo hiểm là sự di chuyển rủi ro giữa các công ty bảo hiểm

=>Đúng. Vì theo Điều 61 LKDBH, kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm Chuyển một phần trách nhiệm đã
nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác; Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn
bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.

1
8. Trong hđ tái bảo hiểm, DNBH có thể nhượng toàn bộ trách nhiệm cho một doanh nghiệp
nhận tái bảo hiểm

=>Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 42 NĐ 73/2016/ NĐ-CP thì Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển một
phần nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm
cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước khác.

9. Bảo hiểm trùng đối với tài sản là việc tài sản được mua bảo hiểm hai hoặc nhiều lần cho
cùng một lợi ích bảo hiểm và cho cùng một rủi ro.

=>Sai. Vì theo khoản 1 Điều 44 LKDBH, hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm
giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối
tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
10. Trong bảo hiểm trùng, mỗi DN chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo
hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã
giao kết.

=>Đúng. Khoản 2 Điều 44 LKDBH.

11. Bảo hiểm trùng được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm con người

=>Sai. Bảo hiểm trùng ko đc áp dụng trong hđ bảo hiểm con người vì bản chất của hđ bảo hiểm nhân
thọ mang tính chất tiết kiệm do đó khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì sẽ phát sinh đồng thời, song song và
độc lập trách nhiệm của tất cả các DNBH mà ko thực hiện ngtac chia sẻ trách nhiệm.
12. Đồng bảo hiểm là việc nhiều công ty bảo hiểm đứng ra bảo hiểm cho cùng một đối tượng
bảo hiểm

=>Sai. Đồng bảo hiểm là việc nhiều công ty bảo hiểm đứng ra bảo hiểm cho cùng một rủi ro.

13. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại toàn bộ tình trạng tài chính như
trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm.

=>Sai. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại tình trạng tài chính cho người được bảo
hiểm về lại thời điểm trước khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. (GT - tr.77)
14. Nguyên tắc khoán là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong bảo hiểm tài sản để
xác định số tiền bồi thường

=>Sai. Nguyên tắc khoán là nguyên tắc chi trả số tiền bảo hiểm của DNBH để giải quyết quyền lợi bảo
hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng và hđbh liên quan đến con người nói chung.
15. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi có liên quan đến, gắn liềnn với
hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.

2
=>Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 của số 06/VBHN/VPQH năm2019 thì quyền lợi có
thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ
nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Như vậy, quyền lợi có thể được bảo hiểm là
lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của
đối tượng bảo hiểm.

16. Trong HĐBH con người, người thụ hưởng bắt buộc phải có quyền lợi có thể được bảo
hiểm đối với người được bảo hiểm.

=>Sai. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 VBHN 06/2019 thì người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được
bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm chứ không phải là đối tượng HĐBH muốn hướng
tới.

17. Chấm dứt quyền lợi có thể được bảo hiểm không làm chấm dứt hợp đồng

=>Đúng. Theo quy định tại Điều 23.1 VBHN 06/2019 thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt tại một trong
các trường hợp bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm.

18. Người không phải chủ sở hữu tài sản thì trong mọi trường hợp không được phép giao kết
hợp đồng bảo hiểm tài sản đối với tài sản đó
Điều 3.6 và 3.9 LKDBH:
6. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và
đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

9. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản;
quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.

=> Nhận định sai. Theo đk trên thì có ít nhất 3 chủ thể có quyền lợi đối với cái tài sản và có thể
trở thành bên mua BH tham gia BH trong HĐBH tài sản: 1 là chủ sở hữu tài sản, 2 là người trực tiếp
quản lý tài sản đó trong trường hợp là chủ sở hữu ko trực tiếp quản lý, 3 là người sử dụng tài sản đó
trong trường hợp là người quản lý không trực tiếp là người sử dụng tài sản đó. Như vậy, người không
phải chủ sở hữu tài sản thì vẫn có thể được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản đối với tài sản đó vì nếu
chúng bị mất hoặc bị hư hại, người đó sẽ phải thực hiện thay thế, sửa chữa, đền tiền hay khôi phục lại.

19. Chủ sở hữu không thể mua bảo hiểm cho tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình khi đã
chuyển giao quyền chiếm hữu hay sử dụng cho người khác
Điều 158 BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

Điều 188 BLDS 2015 quy định:

3
“1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao
gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó
phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử
dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3.Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này”.

Điều 3.6 và 3.9 LKDBH


“6. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và
đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng.”

“9. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản;
quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.”

=> Nhận định trên sai. Theo các căn cứ trên, chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với tài sản, quyền
này bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở
hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự. Do đó chủ sở hữu vẫn có
quyền sở hữu đối với tài sản mà mình đã chuyển giao quyền chiếm hữu hay sử dụng cho người khác,
họ có quyền lợi được bảo hiểm nên có thể mua bảo hiểm cho tài sản này.

20. Các doanh nghiệp bảo hiểm được cho phép chia sẻ thông tin thị trường bảo hiểm để quản
trị rủi ro, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý bảo hiểm

Điều 10.1 quy định hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm trong LKDBH

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm,
đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát
triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông
tin để quản trị rủi ro”.

=> Nhận định này đúng. Theo căn cứ pháp lý nêu trên, Các doanh nghiệp bảo hiểm được hợp
tác trong việc cho phép chia sẻ thông tin thị trường bảo hiểm để quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm bảo
hiểm, đào tạo và quản lý bảo hiểm.

21. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể được thành lập dưới hình thức công ty hợp
danh

Điều 59. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm LKDBH


Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1. Công ty cổ phần bảo hiểm;


4
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;

3. Hợp tác xã bảo hiểm;

4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

=> Nhận định này sai. Theo căn cứ pháp lý nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể được
thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, hợp tác xã
bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ mà không có quy định doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể
được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh.

22. Sở Kế hoạch- Đầu tư cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm trên địa bàn

=>Sai. Khoản 1 điều 62 LKDBH “Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh
nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”, theo đó
BTC sẽ là cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho DNBH

23. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài có thể thành lập chi nhánh để hoạt động tại
Việt Nam
=>Sai. Căn cứ điều 1, khoản 1 điều 8 NĐ 73/2016/NĐ-CP thì chỉ có Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài mới được phép thành lập chi nhánh để hoạt động tại Việt Nam.
24. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh
bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
=>Sai. Khoản 2 điều 60 LKDBH, theo đó, DN bảo hiểm có thể đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ và bảo hiểm phi nhân thọ trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ
bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
25. Trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh khi các bên ký hợp đồng bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm
=>Đúng.
Khoản 6 điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định:
6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
5
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã
đóng đủ phí bảo hiểm.”
26. Bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro
hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực
hiện hợp đồng bảo hiểm.
=>Sai. Điểm c khoản 2 Điều 18 LKDB thì bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp
có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình
thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
27. Khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền từ chối bồi thường và hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng của bên mua.
=>Sai. Điểm a khoản 2 Điều 19 LKDBH. khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật
nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời
điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm mà không phải hoàn trả phí đã đóng của bên mua.
28. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường
hợp bên mua cố ý cung cấp thông tin sai sự thật.
=>Sai. Về nguyên tắc, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có đầy đủ căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng

2. Có thiệt hại thực tế xảy ra

3. Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại thực tế.

Như vậy việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của bên mua là hành vi phạm trách nhiệm cung
cấp thông tin (điều 19 LKDBH) cũng có nghĩa là bên mua đã vi phạm hợp đồng, tuy nhiên DN cần
phải chứng minh thông tin đc cung cấp sai đó là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho DN và DN đã chịu
một thiệt hại thực tế xảy ra sau đó, có như vậy mới đủ cơ sở để DN yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với
người mua BH. Nếu không thể chứng minh được cả 3 yếu tố trên thì DN BH không thể yêu cầu bên
mua BH bồi thường.

29. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho mọi rủi ro xảy ra đối với bên mua
bảo hiểm
Sai.
CSPL: Điều 16.1 Luật KDBH
Theo LKDBH, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại với những rủi ro rơi vào các
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

6
30. Khi từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc
phải thông báo bằng văn bản lý do cho bên mua bảo hiểm biết.

Sai

CSPL: Điều 17.2.d LKDBH

Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ
chối bồi thường, chứ không đơn thuần là chỉ thông báo lý do từ chối mà không kèm theo bất cứ sự giải
thích nào.

31. Bên mua không đóng phí bảo hiểm đúng hạn sẽ dẫn đến chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
=>Sai

CSPL: Điều 23.2 LKDBH

“....hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Do đó, nếu bên mua và doanh nghiệp bảo hiểm có các thỏa thuận khác (ví dụ: thỏa thuận liên
quan đến việc gia hạn thời gian đóng phí bảo hiểm) thì hợp đồng giữa hai bên không được xem là
chấm dứt.

32. Doanh nghiệp bảo hiểm được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một
hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.

=>Sai

CSPL: Điều 42.1 NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo
hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước,
chi nhánh nước ngoài khác.

33. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm , chi nhánh nước ngoài hàng
năm đều phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc với tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế.
=>Sai

CSPL: Điều 77 NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

“Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trích 5% lợi
nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ

7
dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh
nước ngoài.”

Trong trường hợp 5% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài lớn hơn mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc (10% mức vốn điều lệ của
doanh nghiệp bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài), thì mức quỹ là 10% mức vốn điều lệ
của doanh nghiệp bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài chứ không phải là 5% lợi nhuận
sau thuế.

34. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đều phải trích lập quỹ dự phòng bồi
thường và dự phòng phí chưa được hưởng trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

=>Sai

CSPL: Điều 77 NĐ 73/2016/ NĐ-CP

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm chỉ yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
đều phải lập quỹ dự trữ bắt buộc; mà không có quy định yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
tái bảo hiểm đều phải trích lập quỹ dự phòng bồi thường và dự phòng phí chưa được hưởng trong dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

35. Hằng năm, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đều phải trích nộp
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

=>Sai

CSPL: điều 3.5 LKDBH

Điều 103, NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

Theo LKDBH, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động
theo quy định của của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Vì vậy, doanh
nghiệp tái bảo hiểm được xem là doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP, Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài (trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm) phải trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Do đó, không phải tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đều phải trích nộp Quỹ bảo vệ người
được bảo hiểm.

36. Qũy bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

=>Sai
8
CSPL: Điều 105.1.a, NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

“Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong các trường hợp sau:

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm...mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục
khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được”

Theo đó, phải đáp ứng đủ hai yếu tố:

(1) doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán

(2) doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc
phục được thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm mới được phép sử dụng.

37. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
để đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp
bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.

=>Sai

CSPL: Điều 60.3, 62 NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

Đầu tư đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở
nước ngoài, thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài được áp dụng với nguồn vốn chủ
sở hữu, không áp dụng với nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Các hình thức đầu tư
vốn đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 62 NĐ
73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP.

38. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, góp vốn vào doanh
nghiệp khác để thu được nhiều lợi nhuận vì đây là những lĩnh vực đầu tư có khả năng
sinh lời cao.

=>Đúng

CSPL: Điều 59.2.b NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP


Doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác miễn là
doanh nghiệp không đi vay để thực hiện các hoạt động nêu trên.

39. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được tiến hành các hoạt động đầu tư vốn tại Việt Nam.

=>Sai

CSPL: Điều 60.2 NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

9
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy
định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1 Điều 60 NĐ
73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP.

40. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư ra nước ngoài với hình
thức góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.

=>Đúng

CSPL: Điều 60.3 Nghị định 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP.

“3. Việc đầu tư ra nước ngoài chỉ được thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài;

b) Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định pháp luật”

Pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư ra nước ngoài với hình thức góp vốn thành
lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài

41. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép đi vay để đầu tư trực tiếp vào bất động sản.

=>Sai

CSPL: 59.2.b NĐ 73/2016/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ 80/2019/NĐ-CP

Doanh nghiệp bảo hiểm không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán,
bất động sản và góp vốn vào doanh nghiệp khác.

42. Việc tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ do nhân viên kế toán của doanh nghiệp thực hiện.

=>Nhận định sai. Vì theo Điểm b,đ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 50/2017/TT-BTC thì nhiệm vụ tính
toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng tính toán của doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ thuộc về chuyên gia tính toán

43. Phí bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm cháy nổ tài sản là 600 triệu, doanh nghiệp bảo
hiểm có thể chi 6 triệu để thi hành các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất đối với tài sản.
=>Nhận định sai. Vì theo Khoản 1 Điều 50 Luật KDBH 2000 thì trách nhiệm thực hiện các biện pháp
đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thuộc về bên được bảo hiểm và Khoản 4 Điều 50 cũng qui
định “Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối
tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý
của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
10
44. Khi DNBH có nguy cơ mất khả thanh toán thì DNBH phải báo cáo ngay cho Bộ tài chính
và đưa ra những biện pháp khắc phục. Nếu DN không tự khôi phục được khả năng thanh
toán thì DN bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Bộ tài chính.
=>Nhận định sai. Vì theo Khoản 1 Điều 80 Luật KDBH thì trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết
định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh
toán của doanh nghiệp bảo hiểm
chứ không phải đưa DN vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

45. Ban kiểm soát khả năng thanh toán không có quyền đình chỉ những hoạt động có thể dẫn
đến việc DNBH mất khả năng thanh toán.

=>Nhận định sai. Vì theo Điểm d Khoản 2 Điều 80 Luật KDBH thì Đình chỉ những hoạt động có thể
dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán là một
trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
46. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có quyền yêu cầu DNBH chi nhánh nước ngoài
chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho
DNBH chi nhánh nước ngoài khác.
=>Nhận định sai. Vì theo Điểm đ Khoản 2 Điều 80 Luật KDBH thì Ban kiểm soát khả năng thanh toán
có quyền yêu cầu DNBH chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo
hiểm cho DNBH khác chứ không đề cập đến chi nhánh
nước ngoài.

47. Tổ chức, cá nhân không thể làm đại lý bảo hiểm cho 2 DNBH trở lên.

=>Nhận định sai. Vì theo Khoản 2 Điều 83 NĐ 73/2016 thì trong trường hợp tổ chức, cá nhận được
chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý
thì tổ chức, cá nhân đó có thể làm đại lý cho DNBH, chi nhánh nước ngoài khác.
48. Bất cứ công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, có chứng chỉ đại lý BH là đã đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động đại lý
BH.
=>Nhận định sai. Vì theo Khoản 10 Điều 1 Luật KDBH 2010 thì cá nhân phải có Chứng chỉ đại lý bảo
hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp thì mới được gọi là đáp ứng đủ điều kiện.
49. Đại lý BH có thể thực hiện tư vấn cho bên mua BH trong việc đánh giá rủi ro lựa chọn
loại hình BH điều kiện, điều khoản, biểu phí BH, DNBH.

=>Nhận định sai. Vì theo Điều 85 Luật KDBH 2000 thì nội dung của đại lý bảo hiểm không bao gồm
việc thực hiện tư vấn cho bên mua BH trong việc đánh giá rủi ro lựa chọn loại hình BH điều kiện, điều
khoản, biểu phí BH, DNBH.

11
50. Trong trường hợp đại lý BH gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng thì đại lý
phải tự động chi trả tiền bồi thường thiệt hại.

Nhận định sai. Vì theo Điều 88 Luật KDBH 2000 thì trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp
đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết;
đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp
bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
51. Trong hoạt động kinh doanh BH, bất kì Hợp đồng BH nào cũng phải được thỏa thuận và
giao kết thông qua hoạt động môi giới BH.

=>Nhận định sai vì hoạt động môi giới của DN môi giới BH đóng vai trò là một khâu trung gian thực
hiện các công việc như: Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong
việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm; Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm,.... giúp toạ điều kiện thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng giữa người tham gia bảo
hiểm và DNBH chứ đây không phải hình thức bắt buộc trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

52. DN môi giới BH được nhận tiền hoa hồng môi giới cho các hoạt động được uỷ quyền bởi
DNBH.

=>Nhận định sai. Vì theo Điểm d Khoản 2 Điều 7 TT 50/2017 có quy định “Doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm không được nhận thù lao từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện các
hoạt động ủy quyền thu phí bảo hiểm, trả tiền bảo
hiểm hoặc trả tiền bồi thường.”

53. Nếu việc môi giới không mang lại kết quả cho bên DNBH thì DN môi giới BH sẽ không
nhận được bất kì 1 khoản tiền nào từ DNBH.

=>Nhận định đúng. Vì theo Khoản 2 Điều 8 TT 50/2017 có qui định “Khi bên mua bảo hiểm đã đóng
phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi
giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày,
kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm” điều này có nghĩa là khi HĐBH đã được giao kết và người tham
gia BH đã đóng phí cũng có nghĩa là hoạt động môi giới đã mang lại kết quả cho DNBH thì DN
môi giới BH mới được nhận hoa hồng.

54. Đối với việc môi giới hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, DNBH nhân thọ thực hiện chi trả tiền
hoa hồng môi giới cho DN môi giới BH nhiều lần theo những kì thu phí Bh nhân thọ.

12
=>Nhận định sai. Vì theo Khoản 2 Điều 8 TT 50/2017 thì tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc
thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm chứ không hạn chế theo 1 hình thức nào.

55. Hoa đồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói có mức tỷ lệ tối đa là
20%

=> SAI. CSPL: Khoản 3.1 Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BTC

Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng

số hoa hồng của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói

56. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà VN và quốc
gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về cung cấp
dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ môi giới bảo
hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
=> Sai. CSPL: điều 90,91 NĐ 73/2016 NĐ-CP

Ngoài điều kiện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà VN và
quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ
bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam, thì doanh nghiệp đó còn phải đáp ứng các điều kiện tại điều 91
NĐ như điều kiện năng lực tài chính,
khả năng xử lý tổn thất,..vv

57. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại
Việt Nam cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh nước ngoài được cấp giấy phép
tại Việt Nam.
=> Sai. CSPL: Điều 90 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam
có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái
bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.
- Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe không áp dụng các quy định về cung cấp và sử dụng dịch
vụ bảo hiểm qua biên giới.

58. Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản có công chứng
13
=> Sai. CSPL: điều 14 LKDBH

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm,

điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Vậy nên hợp đồng bảo hiểm không cần công chứng

59. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản

=> Đúng. CSPL:Khoản 2 Điều 25 LKDBH

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản

60. Giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm là các bằng chứng giao kết bảo hiểm
=> Đúng. CSPL: Điều 14 LKDBH

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm,

điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

61. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là thời điểm sau khi một bên đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng, bên còn lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm
=> Sai

Hiện chưa có quy định riêng của pháp luật về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo
hiểm nên đối với các hợp đồng bảo hiểm mà các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu
lực của nó thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm đó được xác định theo thời điểm giao kết
của hợp đồng. Đối với hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản theo trình tự thông thường
(không phải tuân theo trình tự mà pháp luật đã quy định) thì thời điểm giao kết của hợp đồng đó là thời
điểm bên sau cùng ký vào văn bản

62. Một hợp đồng bảo hiểm thì chỉ có một đối tượng được bảo hiểm

=> Đúng. CSPL: Điều 31, Điều 40 và Điều 52 VBHN 06/ VPQH thì tương ứng với ba loại hợp đồng
bảo hiểm như hợp đồng bảo hiểm con người ( tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ,...), hợp đồng bảo hiểm tài
sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nhân sự nên mỗi loại hợp đồng sẽ có một đối tượng bảo hiểm
riêng.

14
63. Mọi quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm của một sản phẩm bảo hiểm phải do bộ tài
chính phê chuẩn.

=> Sai. Theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì chỉ có các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo
hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe mới cần phải được Bộ Tài
chính phê chuẩn trước khi triển khai.

64. Doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm phát sinh
hiệu lực

=> Đúng. CSPL: Điều 15 LKDBH

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo

hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm.

3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ
phí bảo hiểm.

=> Tất cả các trường hợp được nêu ra thì trách nhiệm bảo hiểm đều phát sinh khi hợp

đồng có hiệu lực

65. Khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản
cho bên doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản chấp thuận thì
việc chuyển nhượng này mới có giá trị pháp lý, trừ trường hợp có tập quán khác liên
quan đến việc chuyển nhượng được các bên chấp nhận.
=> Đúng . CSPL: Khoản 2 Điều 26 LKDBH

Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo
bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn
bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập
quán quốc tế.

66. Khi điều khoản hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng, thì điều khoản đó sẽ căn cứ vào ý chí
của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật để giải thích.

=> Sai. CSPL: Điều 21 LKDBH

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó
15
được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.

67. Việc giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và
nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, là nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.
=> Đúng. CSPL: điểm a khoản 2 điều 17 LKDBH

Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa

vụ của bên mua bảo hiểm;

68. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm được chi trả dựa vào thương tật
thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
=> Sai vì căn cứ theo Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy định trong
bảo hiểm tai nạn con người thì số tiền bảo hiểm mới được chi trả dựa vào thương tật thực tế của người
được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm còn trong bảo hiểm sức khỏe con người, số tiền
bảo hiểm sẽ căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ của người được bảo hiểm do
bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
69. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, nếu người được bảo hiểm chết do tự tử thì doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ không chi trả tiền bảo hiểm.
=> Sai vì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ
sung 2010 thì trong trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày
nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực thì doanh
nghiệp bảo hiểm mới không phải trả tiền bảo hiểm
70. Khi doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp bảo
hiểm phải hoàn trả lại tất cả phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng.
=> Sai vì căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy
định trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng do bên mua vi
phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã
đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
71. Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị là hành vi vi phạm pháp luật trong kinh
doanh bảo hiểm.
=> Sai vì căn cứ điều 42, 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 thì doanh nghiệp
bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
72. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, ở mọi trường hợp, chủ sở hữu của tài sản được bảo
hiểm là chủ thể được hưởng tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
=> Sai vì dựa theo nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, người có quyền lợi có thể bảo hiểm để
tham gia BHTS là người có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản và thông thường,
trong HĐBHTS, bên mua BH sẽ là bên được bảo hiểm. Vì vậy, không chỉ có chủ sở hữu của tài sản

16
được bảo hiểm là chủ thể được hưởng tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà còn có chủ thể
người quản lý tài sản hay người có quyền sử dụng tài sản
73. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm tài sản và trách nhiệm dân sự
=> Sai căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 thì đối
tượng của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm
khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
74. Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải, người được bảo hiểm phải cung cấp tất cả những
thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo đồng cho
doanh nghiệp bảo hiểm.
=> Sai vì căn cứ theo Điều 308 Bộ luật Hàng hải 2015 thì những thông tin mà người được bảo hiểm có
nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm phải là thông tin có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng
xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm
75. Khi bên mua không thực hiện các biện pháp đề phòng cháy nổ trong bảo hiểm tài sản,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.
=> Đúng vì căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy
định người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy nhằm bảo đảm an
toàn cho đối tượng bảo hiểm và nếu vi phạm thì căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 17 Luật này doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
76. Hợp đồng bảo hiểm con người chấm dứt khi người được bảo hiểm không còn quyền lợi có
thể được bảo hiểm.
=> Sai vì căn cứ theo điều 23, điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy định
hợp đồng bảo hiểm con người có thể chấm dứt khi bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm
hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, hoặc không đóng đủ
phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
77. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày sự kiện bảo hiểm xảy ra.
=> Sai vì căn cứ quy định của khoản 2, khoản 3 Điều 28 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ
sung 2010 nếu trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không
biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy
ra sự kiện bảo hiểm đó. Còn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn được
tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
78. Người thụ hưởng bắt buộc phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo
hiểm.
=> Sai vì căn cứ quy định của khoản 8 điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010
thì người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo
hợp đồng bảo hiểm con người mà không yêu cầu phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người
được bảo hiểm.

17
79. Bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người được bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm con người.
=>Sai vì căn cứ điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy định trong trường
hợp bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm thì người mua bảo hiểm mới phải có
quyền lợi đối với đối tượng được bảo hiểm như nghĩa vụ nuôi nấng, cấp dưỡng
80. HĐBH vô hiệu khi quyền lợi có thể được bảo hiểm không còn nữa
=>Đúng theo Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010
81. Chủ sở hữu tài sản không thể mua bảo hiểm cho tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình
khi đã chuyển giao quyền chiếm hữu hay sử dụng cho người khác.
=>Sai. Để mua bảo hiểm cho tài sản thì người mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm
đối với tài sản đó. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài
sản là bên mua bảo hiểm có lợi ích kinh tế từ sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm. Theo quy định tại
khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành thì ngoài quyền chiếm hữu, sử dụng thì quyền sử
dụng cũng là quyền lợi có thể được bảo hiểm. Theo đó, trong trường hợp chủ sở hữu tài sản chuyển
giao quyền chiếm hữu hay sử dụng cho người khác thì vẫn còn quyền sở hữu với tài sản và có quyền
lợi có thể được bảo hiểm với tài sản đó. Và có thể mua bảo hiểm cho tài sản đó, kể cả đã chuyển giao
quyền chiếm hữu hay sử dụng cho chủ thể khác..
82. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của
người khác thì bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định bất kỳ người nào là người thụ hưởng
trong hợp đồng bảo hiểm
=>Đúng. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, Người thụ hưởng là
tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con
người. Thêm vào đó, không có bất cứ hạn chế nào đối với người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm
con người trong trường hợp chết của người khác, bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định bất kỳ người
nào là người thụ hưởng.
83. Bên mua bảo hiểm không thể đồng thời là người được bảo hiểm và người thụ hưởng trong
hợp đồng bảo hiểm con người.

=>Sai. Chỉ trong trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm cho trường hợp chết của người khác thì bên
mua bảo hiểm không được đồng thời là bên được bảo hiểm. Còn đối với các loại hợp đồng bảo hiểm
con người khác thì bên mua- bên được bảo hiểm- người thụ hưởng có thể đồng thời là một chủ thể.
84. Nếu người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng
bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm mặc nhiên có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.
=>Sai. Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, nếu người được bảo
hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm không có quyền mặc nhiên tăng chi phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng. Khi đó,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện

18
pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh
nghiệp bảo hiểm mới có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
bảo hiểm
85. Việc thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dẫn
đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

=>Sai. Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, việc thông báo sai
tuổi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô
hiệu. Cụ thể:

Trường hợp 1: Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm,
nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên
mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã
có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại
của hợp
đồng bảo hiểm.

Trường hợp 2: Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm
giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có
thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền: yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc giảm số tiền bảo hiểm đã
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
86. Trong trường hợp tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm liên đới với doanh
nghiệp bảo hiểm ban đầu thực hiện nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên
mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
=>Sai. Theo quy định tại Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, trong trường hợp tái bảo hiểm,
chủ thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm ban đầu. Trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng rằng tất cả
các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phải liên đới đối với doanh nghiệp bảo hiểm ban đầu thực hiện
nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
87. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng
phí bảo hiểm cho mình và bên mua bảo hiểm cũng không được quyền yêu cầu doanh
nghiệp nhận tái bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
=>Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2,3 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành

“2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo
hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

19
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng
bảo hiểm.”

88. Trong trường hợp đồng bảo hiểm, tồn tại ít nhất hai hợp đồng bảo hiểm cho cùng một đối
tượng bảo hiểm với cùng sự kiện bảo hiểm.

=>Sai. Đồng bảo hiểm là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm
theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỉ lệ.
89. Giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm có điểm giống nhau là người mua bảo hiểm đều phải
biết tất cả các doanh nghiệp nhận bảo hiểm của mình, kể cả những doanh nghiệp nhận tái
bảo hiểm và cả những doanh nghiệp đồng bảo hiểm.
=>Sai.Theo quy định tại Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, nếu không có thỏa thuận khác
trong hợp đồng bảo hiểm thì người mua bảo hiểm chỉ phải đóng phí bảo hiểm trực tiếp cho doanh
nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm ban đầu là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường cho người
mua bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo đó, khác với đồng bảo hiểm, trong trường hợp tái bảo
hiểm thì người mua bảo hiểm không phải biết tất cả các doanh nghiệp nhận bảo hiểm của mình, vì chủ
thể chịu trách nhiệm trực tiếp với bên mua bảo hiểm nếu không có thỏa thuận khác là doanh nghiệp
bảo hiểm ban đầu.
90. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm được tái bảo hiểm, người mua bảo hiểm chỉ được yêu cầu
bồi thường đối với doanh nghiệp bảo hiểm gốc mà mình trực tiếp giao kết hợp đồng.
=>Sai. Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, bên mua bảo hiểm
không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, nếu có thỏa thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm thì trong trường hợp tái bảo hiểm, người mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp
nhận tái bảo hiểm bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

91. Nếu tài sản được bảo hiểm có giá trị thực tế lớn hơn số tiền bảo hiểm của tài sản đó thì khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với tài sản, bên mua bảo hiểm phải tự chịu một phần tổn thất
tương ứng với tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị.
=>Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
92. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị xảy ra khi tài sản xuống cấp trong quá trình sử
dụng, bị giảm giá trị so với giá trị tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
=>Sai. Theo khoản 1 Điều 42 LKDBH 2000 sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì hợp đồng bảo hiểm tài sản
trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị không xảy ra khi tài sản bị
giảm giá trị trong quá trình sử dụng.

20
93. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị sẽ bị tuyên vô hiệu do giao kết trái quy định pháp
luật
=>Sai. Theo Điều 42 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Tuy nhiên, trong trường hợp hợp
đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm
vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong
trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
nhưng không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm. Do đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản trên
giá trị vẫn có hiệu lực nếu hợp đồng được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm.
94. Các bên có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị tùy theo thỏa thuận của các
bên
=>Đúng. Theo Điều 43 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì pháp luật không cấm việc giao kết hợp
đồng dưới giá trị. Do đó, các bên có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị tùy theo thỏa
thuận của các bên.
95. Trong bảo hiểm tài sản, chủ sở hữu tài sản có quyền mua bảo hiểm tài sản với một số
lượng doanh nghiệp giới hạn
=>Sai. Theo Điều 44 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì bên mua bảo hiểm có thể giao kết hợp
đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng
điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Do đó, chủ sở hữu tài sản có quyền mua bảo hiểm tài sản với một số
lượng doanh nghiệp không giới hạn.
96. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu cha, hoặc mẹ của người được bảo hiểm bồi hoàn
khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trong trường hợp
cha, hoặc mẹ người được bảo hiểm vô ý gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm.
=>Sai. Theo khoản 3 Điều 49 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 Doanh nghiệp bảo hiểm không
được yêu cầu cha, mẹ của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả
cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất. Do đó, nếu cha, hoặc
mẹ người được bảo hiểm vô ý gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm thì DNBH không có quyền
yêu cầu cha, hoặc mẹ của người được bảo hiểm bồi hoàn.
97. Trong HĐBH TNDS, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra do người được bảo hiểm gây ra thiệt
hại cho người thứ ba, thì DNBH phải bồi thường cho người thứ ba bị gây ra thiệt hại, trừ
trường hợp người thứ ba có yêu cầu miễn bồi thường.
=>Sai. Theo khoản 1 Điều 53 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì trách nhiệm của doanh nghiệp
bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của
người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Do đó, nếu người thứ ba không yêu cầu
người được bảo hiểm bồi thường, thì DNBH không phải bồi thường cho người thứ ba.

21
98. Khi áp dụng nguyên tắc thế quyền, DN bảo hiểm có quyền đòi bồi hoàn từ bên thứ ba gây
thiệt hại cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã
chi trả cho người được bảo hiểm
=>Đúng. Theo điểm e Khoản 1 Điều 17 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi
thường cho người được bảo hiểm do lỗi của bên thứ ba. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 49
Luật này thì DNBH khi nhận được quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn từ NĐBH được quyền đòi
khoản tiền mà DNBH đó đã thực hiện chi trả cho NĐBH. Vì vậy, bên thứ ba phải bồi hoàn toàn bộ
nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho người được bảo
hiểm.

99. Việc chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi thường chỉ áp dụng đối với hợp đồng tài sản
=>Sai. Theo điểm e, khoản 1 Điều 17 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 Doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho
người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự. Do đó, việc chuyển
giao quyền yêu cầu đòi bồi thường còn áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm TNDS.
100. Khi thực hiện thế quyền, trong mọi trường hợp bên thế quyền đều có quyền yêu cầu
bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình
=>Sai. Theo khoản 3 Điều 49 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng,
con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm không cố ý gây ra tổn thất cho người được bảo hiểm,
thì Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu những người này bồi hoàn khoản tiền mà doanh
nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm,
101. Việc chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường phải có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ
=>Sai. Theo khoản 2 Điều 365 BLDS 2015 quy định “Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền
yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao
quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ”. Do đó, việc chuyển giao quyền yêu cầu
bồi thường không cần phải có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
102. Khi áp dụng thế quyền, sau khi nhận số tiền bảo hiểm từ DNBH, bên mua bảo hiểm
phải thực hiện chuyển quyền yêu cầu bồi thường cho DNBH và vẫn có thể yêu cầu bên
thứ ba bồi thường nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn thiệt hại thực tế phát sinh do bên thứ ba
gây ra.
=>Đúng. Theo khoản 1 Điều 49 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019, sau khi nhận số tiền bảo hiểm từ
DNBH thì bên được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình
đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, nếu số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả
không đủ để bù đắp thiệt hại thực tế phát sinh do bên thứ ba gây ra, thì bên được bảo hiểm vẫn có
quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường khoản tiền chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và thiệt hại thực
tế.

22
103. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển giao quyền yêu cầu đòi bồi
thường cho doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép không trả tiền
bồi thường cho người được bảo hiểm
=>Sai.Theo khoản 2 Điều 49 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì trong trường hợp người được
bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu
người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo
mức độ lỗi của người được bảo hiểm chứ không được phép không trả tiền bồi thường cho người được
bảo hiểm.
104. Trong trường hợp người được bảo hiểm không chuyển giao quyền yêu cầu bồi
thường cho doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khấu trừ theo mức độ
lỗi của người được bảo hiểm trên số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã nhận.
=>Đúng. Theo khoản 2 Điều 49 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 trong trường hợp người được bảo
hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu
người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức
độ lỗi của người được bảo hiểm.
105. Trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, những thiệt hại do rủi ro xảy ra trong
phạm vi công việc chuyên môn của người được bảo hiểm sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường của doanh nghiệp bảo hiểm
=>Sai. Khoản 1 Điều 53 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì trách nhiệm bồi thường của doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do
lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Do đó, nếu người thứ 3 không yêu
cầu người được bảo hiểm bồi thường thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường của DNBH.
106. Đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
phải trả số tiền không vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong giấy chứng nhận
bảo hiểm.
=>Sai. Theo khoản 3 Điều 55 LKDBH sửa đổi bổ sung 2010, 2019 thì tổng số tiền bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm. Do đó, nếu hai bên có thỏa thuận khác thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải chi trả số
tiền vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
107. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp luật sư cho việc hành nghề của mình.

=>Sai. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 của số 12 VBNH-VPQH/2012 sửa đổi bổ sung Luật Luật sư quy
định Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
luật sư cho việc hành nghề của mình trong trường hợp HĐLĐ có thỏa thuận.

108. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam với tư cách cá nhân có nghĩa vụ mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư

=>Sai. Căn cứ theo Điều 75 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì Luật sư nước ngoài hành
nghề với tư cách cá nhân chỉ được làm việc tại các chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành
23
nghề luật sư Việt Nam, mà theo quy định tại Điều 40.6 và Điều 73.2.d Luật này thì nghĩa vụ mua bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư thuộc về tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh, công ty luật
nước ngoài nơi Luật
sư nước ngoài đó làm việc.

109. Đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa
Chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm

=>Sai. Theo quy định tại Điều 6.1 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận bảo hiểm mới là
bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh
nghiệp bảo hiểm
110. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới doanh nghiệp bảo
hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm được
thỏa thuận trong hợp đồng
=>Sai. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 55 LKDBH thì tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, nếu DNBH và
người được BH có thỏa thuận việc chi trả vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng thì DNBH vẫn
phải chi trả cho phần vượt quá
đó.

111. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền từ chối bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp Chủ xe cơ giới
vô ý gây tai nạn giao thông

=>Sai. Theo quy định tại Điều 16.3.a và Điều 17.1.d của LKDBH thì DNBH không được áp dụng điều
khoản loại trừ trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý và do đó DNBH không
được phép từ chối trả tiền bảo hiểm trong trường hợp này.
112. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới trường hợp kết luận của
giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm doanh nghiệp
bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập

=>Đúng. Theo Điều 12.3 Nghị định 03/2021/NĐ-CP

113. Trong bảo hiểm tài sản khi sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm hoặc
người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện việc giám định tổn
thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất

=>Đúng. Điều 48.1 LKDBH

114. Trong bảo hiểm Tài sản Kết quả giám định tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm có
giá trị pháp lý ràng buộc các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm
24
=>Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 LKDBH thì trong trường hợp các bên không thống
nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất và thỏa thuận trưng cầu giám định viên độc lập hoặc nhờ Tòa
án chỉ định giám định viên độc lập thì kết luận của giám định viên độc lập lúc này mới có giá trị bắt
buộc đối với các bên.

115. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới, Chủ xe cơ giới không phải
bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện
bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại nếu không có bất kỳ sự thỏa
thuận nào khác giữa Chủ xe cơ giới và bên bị thiệt hại

=>Sai. Theo quy định tại Điều 14.3.a Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì trong trường hợp cơ quan có thẩm
quyền xác định nguyên nhân thiệt hại là hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm
về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại
Phụ lục I Nghị định này nếu các bên không có thỏa thuận khác.

116. Trong bảo hiểm tài sản, Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng
cháy chữa cháy an toàn lao động vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật
có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh
nghiệp bảo hiểm
=>Đúng. Điều 50.1 LKDBH

117. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới. Nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên
quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ không còn hiệu lực đối với chủ xe cơ
giới mới
=>Sai. Theo Điều 9.3 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì trường hợp có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới,
mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối
với chủ xe cơ giới mới.
118. Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải
quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
trên địa bàn quản lý sau khi các doanh nghiệp bảo hiểm này đã được bộ tài chính cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm
=>Đúng. Theo Điều 112.1 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

119. Bộ tài chính là cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra kiểm tra hoạt động kinh
doanh bảo hiểm giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm
=>Đúng. Theo Điều 110 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

25

You might also like