You are on page 1of 8

Câu 7: Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn

thành.
Nhâ ̣n định đúng.
Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu
hiệu của CTTP.Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội
đã thực sự chấm dứt trên thực tế.Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành và
thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.Tội phạm
có thể kết thúc ở thời điểm nào đó thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai
đoạn phạm tội chưa đạt hoặc có thể trùng thời điểm tội phạm hoàn thành, nhưng
cũng có thể xảy ra sau thời điểm tội phạm hoàn thành.
8. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã
thực sự chấm dứt trên thực tế.
Nhận định sai. Thời điểm tội phạm hoàn thành của tội phạm được xác định là
thời điểm người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả
trong cấu thành tội phạm
Mặt khác, thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế là thời
điểm tội phạm kết thúc.
9. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi
là tội phạm
Nhận định sai. Người phạm tội chỉ được miễn TNHS về tội định phạm, nhưng
nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ các yếu tố của một tội khác thì người
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vẫn phải chịu TNHS về tội này. Ví dụ:
Một người mua một quả lựu đạn để giết người, mặc dù người này tự ý nửa
chừng chấm dứt việc giết người thì anh ta vẫn phải chịu TNHS về hành vi mua
bán trái phép vũ khí quân dụng
CSPL: Điều 304 BLHS
10. Nếu người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm một cách tự
nguyện và dứt khoát được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Nhận định sai. Nếu việc chấm dứt thực hiện tội phạm không xảy ra khi tội phạm
đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành thì không thể xem đây là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
CSPL: Điều 16 BLHS 2015
11. Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm là đồng phạm.
Nhận định sai. Vì có trường hợp có hai người trở lên cùng thực hiện một tội
phạm nhưng chỉ có một người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS thì
không phải là đồng phạm mà lạ tội đơn lẻ
CSPL: Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015, Điều 12 BLHS, ĐIều 21 BLHS
12. Mọi trường hợp có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm
là đồng phạm.
Nhận định sai. Nếu có nhiều người thực hiện tội phạm những giữa họ không có
liên kết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để cùng thực hiện một tội phạm thì
những người này không phảu là đồng phạm mà chỉ là những trường hợp phạm
tội đơn lẻ.
13. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa
đến hậu quả chung của tội phạm
Nhận định sai. Khi có sự phân công vai trò giữa những người “cùng thực hiện
tội phạm” ( có người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục, người thực hành)
thì chỉ hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu
quả chung; còn hành vi của những người con khác thì thông qua hành vi của
người thực hành mà gây ra hậu quả đó, hay nói cách khách, hành vi của người
tổ chức, người giúp sức, người xúi giục là nguyên nhân gián tiếp đưa đến hậu
quả chung.
14. Bàn bạc thoả thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc của đồng phạm
Nhận định sai. Sai. Vì theo LHS VN có 2 hình thức đồng phạm dựa vào dấu
hiệu chủ quan, đồng phạm được phân chia :
Đồng phạm có thông mưu trước.
Đồng phạm không có thông mưu trước.
Trong hình thức đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước
về việc cùng thực hiện tội phạm giữa những người cùng phạm tội còn trong
đồng phạm không có thông mưu trước thìn không có dấu hiệu này hoặc có
nhưng không đáng kể.
Câu 15. “Cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
Nhâ ̣n định Sai.Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người
phạm tội đặt ra phải đạt được khithực hiện 1 tội phạm.Trong quá trình cố ý cùng
thực hiện 1 tội phạm, mục đích phạm tội của mỗi người đồng phạmcó thể khác
nhau. Đối với những tội phạm không quy định mục đích là dấu hiệu định tội thì
cácđồng phạm không buộc phải có chung dấu hiệu “cùng mục đích”.Như vậy,
dấu hiệu mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với người
phạm tộitrong mọi trường hợp.
Câu 16.Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng
phạm buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
Nhận định sai. Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì
(những) người thực hành phải có đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó. Nếu
không, họ chỉ có thể là người giúp sức, hoặc cá biệt họ có thể phạm tội khác.
Người tổ chức, người giúp sức, người xúi giucj không buộc phải có dấu hiệu
của chủ thể đặc biệt.
Câu 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
Nhận định sai.
Theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 quy định về người thực hành như sau:
“Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.”
Người thực hành được hiểu với 2 dạng sau:
Dạng thứ nhất, người thực hành là người tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ
hoặc một phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
Dạng thứ hai, người thực hành là người không tự mình trực tiếp thực hiện hành
vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có hành vi cố ý tác động đến người
khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Vậy, người thực hành “không chỉ” là tự mình thực hiện hành vi phạm tội, mà
người tác động đến người khác để thực hiện hành vi phạm tội cũng được coi là
người thực hành.
Câu 18. Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải
căn cứ vào hành vi của người thực hành.
Nhận định đúng.
Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 quy định thì “ Người thực
hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm” có nghĩa là người thực hành có vai
trò quyết định việc thực hiện tội phạm, hành vi của người thực hành là nguyên
nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại, xác định những yếu tố khách quan cấu
thành tội phạm của đông phạm. Và với nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự
chung “ Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ
tội phạm đã gây ra”, do đó việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong
đồng phạm phải căn cứ vào hành vi của người thực hành.
Câu 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm
hoàn thành là đồng phạm.
Nhận định đúng.
Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 quy định thì: “Người giúp sức là
người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Hành
vi giúp sức cho tội phạm có thể được thực hiện khi tội phạm đã bắt đầu và chưa
kết thúc. Việc giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm tội phạm đã hoàn
thành là điệu kiện để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.
Câu 20. Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi
người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
Nhâ ̣n định sai
+ Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt Tòa
ány vào việc thực
hiện tội phạm.
+ Có khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội phạm đang thực hiện nhưng
chưa kết thúc.
Câu 21. Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.
Nhận định sai.
Đồng phạm phức tạp được biểu hiện ở việc một hoặc một số người tham gia giữ
vai trò là người thực hành, còn lại những người đồng phạm khác giữ vai trò là
người tổ chức, xúi giục, giúp sức.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS 2015)
Ta có thể thấy trong thực tiễn, có những trường hợp là đồng phạm phức tạp
nhưng không có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm
thì đó không phải là phạm tội có tổ chức. Thậm chí có những trường hợp phạm
tội có tổ chức nhưng tất cả những người phạm tội đều là người thực hành thì
cũng không phải là đồng phạm phức tạp mà là đồng phạm giản đơn. Vậy đồng
phạm phức tạp không phải lúc nào cũng là phạm tội có tổ chức.
Câu 22. Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối
với mọi tội phạm do người thực hành thực hiện trên thực tế.
Nhận định sai.
Vì nếu trên thực tế người thực hành thực hiện hành vi vượt quá thì chỉ người
thực hành mới phải chịu TNPL cho hành vi đó.
CSPL khoản 4 Điều 17
Câu 23. Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
đều coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm.
Nhận định sai.
Vì người giúp sức là người hứa hẹn sẽ che dấu người phạm tội, che dấu vật
chứng, tiêu thụ tài sản sau khi gây án. Nếu không có sự hứa hẹn trước với người
thực hành thì sẽ không được coi là người giúp sức. Khi đó người đó sẽ phạm tội
chưa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
CSPL khoản 1 Điều 323.
Câu 24. Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi là tình tiết
loại trừ tính chất phạm tội.
Nhận định đúng. Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được
ghi nhận trong BLHS 2015 từ Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại trừ
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừ tính
chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại
trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là những tình tiết mà với tính chất đặc
biệt của mình làm cho hành vi cố ý gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm
phạm những lợi ích và giá trị mà pháp luật bảo vệ, do đó những trường hợp này
hành vi không mang tính nguy hiểm cho xã hội, tức là không còn có dấu hiệu
cấu thành tội phạm cụ thể nên không bị coi là tội phạm và người thực hiện nó
không bị coi là người phạm tội. Cơ sở pháp lý: từ Điều 20 đến Điều 26 BLHS
2015.
Câu 25. Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự.
Nhâ ̣n định đúng. Tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi như: Sự kiện bất ngờ;
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đạt độ tuổi trách nhiệm
hình sự. Là 1 trong 2 tình tiết loại trừ tính chấtphạm tội của hành vi. Đây chính
là cơ sở pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi khôngLuật Hình sự
phải là tội phạm, bảo đảm pháp lý cho ngươì dân tích cực tham gia vào việc tự
bảo vệ quyền lợichính đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội.
Cơ sở pháp lý: từ Điều 20 đến Điều 26 BLHS 2015.
Câu 26. Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ trách
nhiệm hình sự.
Nhận định đúng.
Vì nếu người phạm tội ko có năng lực trách nhiệm hình sự (không nhận thức và
không có khả năng điều khiển hành vi) thì hành vi của họ không có lỗi nên
không phải chịu TNHS về hành vi đó. Hơn nữa không có lỗi không là chủ thể
của tội phạm.
Cơ sở pháp lí: Điều 21 BLHS 2015
Câu 27. Trong phòng vệ chính đáng, chỉ có người bị tấn công mới có quyền
phòng vệ.
Nhận định Sai.
Vì theo khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 có quy định” Phòng vệ chính đáng là hành
vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.” Vì vậy ko nhất thiết
người bị tấn công mới có quyền phòng vệ mà nếu mình thấy người khác bị tấn
công mình cũng có quyền phòng vệ chính đáng, bảo vệ người bị tấn công trong
giới hạn phòng vệ chính đáng.
Cơ sở pháp lí: Điều 22 BLHS 2015
Câu 28. Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình
sự dù nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng không làm phát sinh quyền
phòng vệ.
Nhận định sai.
Vì dù đó là Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm hình sự
nhưng sự tấn công đó vẫn xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức thì chúng
ta vẫn có quyền phòng vệ. Đồng thời luật cũng không quy định trong trường
hợp này chúng ta không có quyền phòng vệ ( Quyền phòng vệ là của người bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng không đối lập và mâu thuẫn với tình tiết loại trừ
trách nhiệm hình sự của người không có năng lực trách nhiệm hình sự)
Cơ sở pháp lí: Điều 22 BLHS 2015

Câu 29. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Nhận định sai.
Vì phòng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã
chấm dứt trên thực tế, không còn hiện hữu. Trường hợp này vì quyền phòng vệ
không khởi phát nên hành vi chống trả không được xem là phòng vệ chính đáng
và phải chịu TNHS như những trường hợp bình thường khác.
Cơ sở pháp lí: Điều 22 BLHS 2015.

Câu 30. Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình
thế cấp bách
Nhâ ̣n định sai
Vì nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết có thể là do nhân tố do con người
tạo ra trực tiếp đe dọa đến lợi ích hợp pháp.
CSPL: Điều 23 khoản 2.
Câu 31. Hành vi phòng vệ được coi là trong giới hạn cần thiết nếu thiệt hại
gây ra cho người tấn công nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra hoặc
đe dọa gây ra.
Nhâ ̣n định sai
Vì Hành vi phòng vệ chính đáng phải cần thiết với hành vi xâm hại tức là không
có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi xâm hại.  Cần thiết không có nghĩa là thiệt hại do người phòng
vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người
xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Câu 32.Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ nhất
để khắc phục tình trạng nguy hiểm
Nhận định sai.
Vì trong tình thế cấp thiết thì thiệt hại phải à thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn
ngừa
CSPL: khoản 1 Điều 23
Câu 33. Mọi trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội đều
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định sai.
Trong những trường hợp sử dụng vũ lực rõ ràng và vượt quá mức cần thiết thì
người gây ra vẫn phải chịu TNHS.
CSPL: khoản 2 Điều 24.
Câu 34. Mọi hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiêm cứu, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đều không phải là
tội phạm.
Nhâ ̣n định sai
Vì nếu người thực hiê ̣n không tuân thủ các quy trình, quy phạm, không áp dụng
các biện pháp phòng ngừa thì phải chịu trách nhiê ̣m hình sự.
CSPL: Điều 25.
Câu 35. Trong mọi trường hợp, người thi hành mệnh lệnh của người chỉ
huy hoặc của cấp trên mà gây thiệt hại thì không phải chịu TNHS.
Nhâ ̣n định sai.
Vì phải được thực hiê ̣n các quy trình báo cáo nếu người chỉ huy còn đồng ý
thực hiê ̣n mới không phải chịu trách nhiê ̣m hình sự.
CSPL: Điều 26.

You might also like