You are on page 1of 3

I.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:


A. Khái niệm:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Đ188.1
LDN 2020).
- Lưu ý: không nhầm lẫn DNTN là bao gồm tất cả DN thuộc thành phần kinh tế có
vốn tư nhân.
B. Đặc điểm DNTN:
- DNTN là một loại hình doanh nghiệp Đ4.10 LDN 2020 “Doanh nghiệp là tổ chức có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
- Chế độ trách nhiệm Đ188.1 LDN 2020 (hoạt động của DNTN đều do chủ DNTN
quyết định => buộc phải chịu trách nhiệm vô hạn)
- CSH của DNTN: cá nhân vì muốn là đại diện của doanh nghiệp thì theo Đ12.1 buộc
phải là cá nhân. Số lượng: chỉ một. => lợi thế: được toàn quyền đưa ra quyết định,
bất lợi: tự chịu trách nhiệm và thường có quy mô nhỏ.
- 1 cá nhân chỉ được thành lâp một DNTN (Đ188.3 LDN 2020) vì đối với DNTN chủ
phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản và nếu thành lập DNTN thứ 2 thì
không còn tài sản để đảm bảo và nếu xảy ra vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của
các chủ thể khác.
- Chủ DNTN không đồng thời là chủ HKD, thành viên hợp danh công ty hợp danh
(điểm mới LDN 2020)
- Một cá nhân không bao giờ chịu 2 trách nhiệm vô hạn cùng lúc.
 Chủ DNTN được góp vốn vào công ty TNHH, CTCP vì ở công ty TNHH, CTCP
chủ DNTN chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn (phần tài sản góp vốn), vì vậy chủ DNTN
vẫn còn tài sản bảo đảm để chịu trách nhiệm cho DNTN.
 Chủ DNTN không đồng thời là thành viên công ty hợp danh nhưng có thể làm thành
viên góp vốn của công ty hợp danh.
 Chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể đồng thời làm thành viên hợp danh của công ty
hợp danh.
- Tư cách pháp lý: DNTN không có tư cách pháp nhân vì nó không có tài sản của
riêng nó. DNTN không có quyền góp vốn vào DN khác vì nó không có tài sản riêng
để góp vồn
- Khả năng huy động vốn Đ188.2 LDN 2020 “Doanh nghiệp tư nhân không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào”. =>khả năng huy động vốn hạn chế.
+ trái phiếu => chủ nợ của DN
+ cổ phiếu => cổ đông của DN.
C. Tổ chức quản lý DNTN:
- Hoạt động DNTN: Đ190.1
- Quản lý, điều hành DN: Đ 109.2
- Đại diện theo PL Đ190.3
D. Quyền và nghĩa vụ của DNTN:
- Quyền và nghĩa vụ chung dành cho DN quy định tại Đ7, 8 LDN 2020
- Không có quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
1. Lĩnh vực tài chính:
- Cơ sở pháp lý: Đ189 LDN 2020
+ Tự đăng ký vốn đầu tư, đăng ký chính xác
+ Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo
tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc
giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế
toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ
doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký
kinh doanh.
2. Cho thuê DNTN:
- Cho thuê DNTN là việc chủ doanh nghiệp chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng
toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một thời gian nhất định để thu về một
khoản tiền gọi là tiền thuê
 Trách nhiệm của chủ DN: Đ191 LDN 2020
 Thủ tục: Đ191 LDN 2020
- Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm đối với DNTN trong thời gian thuê.
- Lưu ý:
+ chủ DNTN A vẫn được cho DNTN B thuê
+ 1 cá nhân vẫn được quyền thuê nhiều DNTN cùng một lúc.
3. Bán DNTN:
- Chủ DNTN có quyền bán DNTN của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
 Trách nhiệm của chủ DN: Đ192.2 LDN 2020
 Thủ tục: Đ192.3 LDN 2020
- Chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trước ngày chuyển giao
DNTN.

II. HỘ KINH DOANH: (Đ79-90 NĐ 01/2021)


II.1 Khái niệm và đặc điểm:
II.1.1 Khái niệm:
2.1.2 Đặc điểm:
- HKD là chủ thể kinh doanh nhưng không phải 1 loại hình doanh nghiệp:
+ cơ cấu tổ chức không rõ ràng
+ tên riêng được bảo hộ trong phạm vi cấp huyện (Đ88.2 NĐ 01)
- Chủ sở hữu: (Đ79.1 NĐ 01)
+ cá nhân
+ các thành viên Hộ gia đình
 Công dân VN và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
 Các TH cấm tại Đ80.1,2,3 ND 01
 Nếu các thành viên hợp danh khác của công ty hợp danh đồng ý thì thành viên
hợp danh này có thể tham gia hộ kinh doanh. (TH ngoại lệ của 1 cá nhân chịu 2
trách nhiệm vô hạn)
- Chế độ trách nhiệm: Đ66.1 LDN 2014
+ cá nhân: chịu TN bằng toàn bộ tài sản của mình
+ hộ gia đình: chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của hộ, tài sản chung không đủ
thì thành viên liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (Đ103 BLDS
2015).
- Tư các pháp lý:
+ Không có TS độc lập, không có sự tách bạch về quyền sở hữu.
+ Không nhân danh chính mình tham gia vào các QHPL
 HKD không có tư cách pháp nhân
 HKD không thể góp vốn mua cổ phần, mua phần góp vốn của DN khác.
- Khả năng huy động vốn (giống với DNTN): không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào để huy động vốn.
- Quy mô kinh doanh:
+ Về địa điểm KD: nhiều địa điểm KD và chọn 1 địa điểm KD để đăng ký trụ sở
(Đ86.2 ND01).
+ Số lượng lao động: không còn quy định giới hạn số lượng lao động.
II.2 Trình tự thủ tục đăng ký HKD:
- Cơ quan đăng ký HKD: (14.1.b/ 87.1 ND01): phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở - cơ quan đăng ký cấp huyện => khác với
DN.
- Trình tự, thủ tục đăng ký:
B1: Nộp hồ sơ
+ hồ sơ gồm: Đ87.2 ND01
+ Cơ quan ĐKKD tiếp nhận hồ sơ và trao biên nhận
B2: Cấp giấy CN ĐKKD
+ nếu hồ sơ hợp lệ => cấp CN ĐKKD
+ nếu hồ sơ chưa hợp lệ => về hoàn tất thủ tục và nộp hồ sơ lại từ đầu.
2.3 Chấm dứt hoạt động HKD.

You might also like