You are on page 1of 27

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH

Đề bài: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo


– thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện

NHÓM : 04
LỚP : N05 – TL1
KHOÁ : 44

Hà Nội, 2021
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM
BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 30/10/2021 Địa điểm: Online
Nhóm: 04 Lớp: N05 – TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
Tên bài tập: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo – thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn
thiện
Môn học: Luật Hôn nhân và Gia đình
Nội dung: Xác định mức độ tham gia của sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm
Mức độ
đánh giá
STT Mã SV Họ và tên Chữ ký
A B C

1 441932 Lê Kiều Bích Ngọc A


2 441933 Trần Thị Ngọc Quỳnh A
3 441934 Trần Thị Thu Thơ A
4 441935 Nguyễn Huyền Trang A
5 441936 Lê Thị Hồng Ngọc A
6 441937 Nguyễn Phương Hoa A
7 441938 Nguyễn Thị Hương A
8 441939 Đặng Thuỳ Linh A
9 441940 Trần Hà Anh A
10 441941 Lê Hồng Thoại A
Nhóm trưởng

Trần Hà Anh
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1

NỘI DUNG................................................................................................................................... 1

1. Điều kiện áp dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ............................................................ 1

1.1. Dựa trên cơ sở tự nguyện ....................................................................................................... 2

1.2. Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ ................................................................................ 2

1.3. Điều kiện đối với bên mang thai hộ ....................................................................................... 3

1.4. Cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .. 4

2. Thoả thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ................................................................... 4

3. Trình tự, thủ tục để thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ........................................... 5

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .............................. 5

4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ ....................................................................... 5

4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ .............................................................................. 6

5. Xác định quan hệ cha mẹ, con trong mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ................................ 8

6. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ........... 8

7. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ................................. 8

7.1. Xử lý dân sự............................................................................................................................ 9

7.2. Xử lý hành chính .................................................................................................................... 9

7.3. Xử lý hình sự .......................................................................................................................... 9

II. Đánh giá các quy định của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ............... 10

1. Những điểm tiến bộ ................................................................................................................. 10

2. Những điểm hạn chế ............................................................................................................... 10

2.1. Hạn chế trong các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .................... 10

2.2. Hạn chế trong quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo ...................................................................................................................................... 12

2.3. Hạn chế trong quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh ................................................ 13
2.4. Hạn chế trong quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ ..................... 13

III. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ... 14

1. Hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện mang thai hộ ...................................................... 14

2. Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên ......................................... 15

3. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo .............................................................................................................................. 15

4. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ ............. 15

KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 16

PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 18

Phụ lục 1. Nội dung tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho các bên trong mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo tại nghị định 10/2015/NĐ-CP ...................................................................................... 18

Phụ lục 2. Nội dung thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .......................................... 20

Phụ lục 3. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ...................... 21

Phụ lục 4. Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT ................................ 22
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật HN&GĐ Luật Hôn nhân và Gia đình
MTH Mang thai hộ
MTHVMĐNĐ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
MTHVMĐTM Mang thai hộ vì mục đích thương mại
NLHVDS Năng lực hành vi dân sự
1
MỞ ĐẦU
Ước mơ được làm cha làm mẹ là một trong những mong muốn chính đáng của con người.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện thiên chức này một
cách tự nhiên theo quy luật vốn có. Y học ngày càng phát triển, qua đó đem lại hi vọng cho các
cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh không may mắn có thêm cơ hội được thực hiện thiên chức thiêng
liêng đó. Từ đó các biện pháp hỗ trợ sinh sản cũng ra đời, đáp ứng nhu cầu của người muốn làm
cha, làm mẹ có được đứa con do chính mình sinh ra. Tuy nhiên không phải ai cũng được may
mắn như vậy, có những cặp vợ chồng vẫn không thể tự sinh con dù cho đã có các biện pháp hỗ
trợ sinh sản trợ giúp. Luật HN&GĐ 2014 của Việt Nam lần đầu ghi nhận MTHVMĐNĐ đã nhận
được sự ủng hộ và quan tâm to lớn của dư luận. Dù vậy, các quy định này vẫn còn khá mới mẻ
và còn nhiểu rào cản pháp lý khiến cho việc tiếp cận còn nhiều khó khăn. Nhận thức được thực
trạng này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề bài: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo – thực trạng
pháp luật và giải pháp hoàn thiện”.
NỘI DUNG
I. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Khoản 22 Điều 3 đưa ra định nghĩa “MTHVMĐNĐ là việc một người phụ nữ tự nguyện,
không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang
thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ
và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người
phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.
Hiện nay, việc tiến hành MTHVMĐNĐ được tiến hành dựa trên các nguyên tắc được quy
định tại Điều 3 nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm và điều kiện MTHVMĐNĐ (sau đây xin phép được gọi tắt là nghị định 10/2015/NĐ-
CP). Trong đó bao gồm các nguyên tắc cơ bản về quyền nhờ MTHVMĐNĐ của cặp vợ chồng vô
sinh; sự bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật
tôn trọng, bảo vệ đối với vợ chồng nhờ MTH, người MTH, trẻ sinh ra nhờ MTH, việc
MTHVMĐNĐ được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện; việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm phải tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của Bộ Y tế. Đây là
những nguyên tắc quan trọng và được áp dụng xuyên suốt quá trình MTHVMĐNĐ nhằm đảm
bảo tốt nhất quyền và lợi ích của các bên cũng như của đứa trẻ sinh ra nhờ MTHVMĐNĐ.
1. Điều kiện áp dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều kiện áp dụng MTHVMĐNĐ là một trong những quy định quan trọng của chế định
MTH. Pháp luật hiện hành đã đặt ra những điều kiện cụ thể được áp dụng với bên nhờ MTH, bên
2
MTH và cơ sở y tế thực hiện kĩ thuật MTHVMĐNĐ tại Điều 95 Luật HN&GĐ 2014 và được
hướng dẫn bởi nghị định 10/2015/NĐ-CP.
1.1. Dựa trên cơ sở tự nguyện
Đây là điều kiện đầu tiên được đề cập tại khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ 2014, trong đó
nêu rõ “Việc MTHVMĐNĐ phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập
thành văn bản”. Tự nguyện là cơ sở đầu tiên để xác định hình thành nên mối quan hệ giữa bên
nhờ MTH và bên MTH để tiến tới MTHVMĐNĐ và đây cũng là cơ sở được xác định xuyên suốt
quá trình này. Tính tự nguyện được thể hiện ở nhiều mặt như: không ai được ngăn cản, cấm đoán
khi người phụ nữ đã tự nguyện chấp nhận MTH hoặc ép buộc, đe doạ, lừa dối để một người phụ
nữ MTH người khác; người phụ nữ MTH trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, không
bị ép buộc, đe doạ hay lừa dối. Việc này được đảm bảo khi việc MTHVMĐNĐ phải lập thành
văn bản, các bên phải cùng thoả thuận để đi đến thống nhất các nội dung liên quan và cùng ký
vào văn bản. Đây cũng là yếu tố quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của các bên và cũng là cơ
sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp nếu có1.
1.2. Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ
Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ 2014 quy định những điều kiện sau:
Thứ nhất, mặc dù không có quy phạm nào quy định trực tiếp người có quyền nhờ MTH
tuy nhiên trên tinh thần của khoản 2 Điều 95, có thể xác định bên có quyền nhờ MTH trước hết
phải là “vợ chồng” – có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 3 nghị định
10/2015/NĐ-CP cũng quy định “cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ MTHVMĐNĐ”. Việc quy
định rõ ràng đối tượng chủ thể nào mới có quyền nhờ MTHVMĐNĐ là rất cần thiết và nhằm đảm
bảo hoạt động MTH đúng vì mục đích nhân đạo.
Thứ hai, theo điểm a khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ 2014 thì bên nhờ MTH cần phải đáp
ứng điều kiện “Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang
thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. Như vậy, với quy định này, có
thể hiểu rằng MTH vì mục đích nhân dạo chỉ được chấp nhận khi được xác định là biện pháp cuối
cùng được lựa chọn trong nỗ lực tìm kiến cơ hội có con của các cặp vợ chồng2. Nếu trước đó vợ
chồng lâm vào tình trạng vô sinh nhưng qua quá trình khám bệnh, bác sĩ vẫn xác định người vợ
vẫn có thể mang thai thì giải pháp này có thể không được chấp nhận. Đây cũng là một trong
những yếu tố tạo nên tính “nhân đạo” của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này, bởi nếu vợ chồng chứng
minh được mình không thể tự mình thực hiện việc mang thai và sinh con thì mới có quyền nhờ

1
Nguyễn Vũ Tùng, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội,
2020, tr.33
2
Nguyễn Thị Lê Huyền, Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2020, tr.116
3
người khác làm hộ. Đồng thời, quy định này còn hạn chế tối đa việc nhờ người khác MTH một
cách tuỳ tiện trên thực tế, ví dụ như những người có điều kiện về kinh tế, không muốn sinh con
vì lo ngại cho sức khoẻ.
Thứ ba, “vợ chồng đang không có con chung” theo điểm b khoản 2 Điều 95. Có thể hiểu,
MTHVMĐNĐ chỉ được áp dụng cho những cặp vợ chồng chưa có con chung có thể thực hiện
được thiên chức làm cha, làm mẹ. Cách hiểu rõ ràng nhất của điều kiện này là nhằm tránh hiện
tượng những cặp vợ chồng đã có con và có kinh tế sẽ lợi dụng việc MTH để thuê nhiều người
sinh nhiều con cho họ.
Thứ tư, bên nhờ MTH cũng phải “đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý” theo điểm c
khoản 2 Điều 95. Các nội dung tư vấn được quy định tương đối cụ thể tại các Điều 15, 16 và 17
nghị định 10/2015/NĐ-CP3. Đây là một quy định cần thiết bởi MTH là một kỹ thuật y khoa phức
tạp, đôi khi hàm chứa những rủi ro không mong muốn liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con
người, đồng thời còn có thể có những tranh chấp xảy ra. Vì vậy nên sự chuẩn bị kỹ lưỡng là điều
quan trọng, tạo ra sự an tâm nhất định đối với cả bên nhờ MTH và bên MTH, giúp họ có ý thức
và trách nhiệm hơn trong việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó hạn chế các tranh
chấp có thể xảy ra.
1.3. Điều kiện đối với bên mang thai hộ
Nhằm đảm bảo hạn chế tối đa những nguy cơ thương mại hoá MTH, những điều kiện đối
với bên MTH được quy định rất khắt khe, là một trong những vấn đề trọng tâm của chế định
MTH. Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ 2014 quy định bên MTH phải đáp ứng những điều kiện:
Thứ nhất, người MTH phải là “người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng
nhờ MTH” theo điểm a khoản 3 Điều 95. Theo đó, Khoản 19 Điều 3 Luật HN&GĐ2014 quy định:
“Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực
hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”. Từ quy định này có thể hiểu, quan hệ giữa những người
thân thích với vợ hoặc chồng nhờ MTH được xây dựng dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan
hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống. Khoản 7 Điều 2 nghị định 10/2015/NĐ-CP giải thích
rõ hơn về những đối tượng này, bao gồm “Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu,
em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Điểm mấu
chốt lớn nhất trong việc quy định “người thân thích” là sẽ phải có họ hàng với nhau trong phạm
vi 3 đời nhằm tránh việc MTH bị thương mại hoá, đồng thời phải “cùng hàng” để tránh những
việc sai trái với đạo đức, việc xác định thứ bậc trong gia đình cũng phù hợp với thuần phong mỹ
tục và tập quán của gia đình Việt Nam.

3
Phụ lục 1
4
Thứ hai, người MTH phải “đã từng sinh con và chỉ được MTH một lần” theo điểm b
khoản 3 Điều 95. Đây là một quy định được xây dựng nhằm đảm bảo tính nhân đạo đối với người
MTH bởi việc MTH nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng của người phụ
nữ được nhờ mang thai. Việc quy định “đã từng sinh con” cũng đảm bảo người phụ nữ MTH có
kinh nghiệm trong việc mang thai, từ đó đảm bảo cho đứa trẻ được phát triển khoẻ mạnh nhất.
Thứ ba, người MTH cần phải “ở độ tuổi phù hợp”. Đây là quy định nhằm hướng tới hai
mục đích là đảm bảo sức khoẻ của người MTH và đảm bảo đứa trẻ được sinh ra từ MTH không
bị sinh non, dị tật,…do người MTH có độ tuổi không phù hợp. Bên cạnh đó, người MTH còn
phải “có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng MTH”. Đây là một quy định phù
hợp nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên trong quá trình MTH. Việc thăm khám và sàng
lọc nhằm xác định khả năng MTH của bên MTH là cần thiết để bảo đảm sức khoẻ của người
MTH và đứa trẻ sinh ra, giảm thiểu tỉ lệ thành công thấp.
Thứ tư, điểm d khoản 3 Điều 95 còn quy định nếu người MTH có chồng thì “phải có sự
đồng ý bằng văn bản của người chồng”. Đây là một quy định hợp lý nhằm bảo vệ hạnh phúc gia
đình của người MTH, tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong quan hệ vợ chồng của người
MTH. Việc đồng ý phải bằng văn bản cũng thể hiện sự chặt chẽ, hạn chế những khả năng tranh
chấp về xác định quan hệ cha mẹ con sau này.
Thứ năm, đã được tư vấn về y tế, pháp lí, tâm lí. Điều kiện này cũng tương tự như đối với
người nhờ MTH, giúp cho người MTH cân nhắc việc có nên thực hiện MTH người khác.
1.4. Cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật MTHVMĐNĐ là chủ thể có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình hiện thực hoá ước mơ làm cha mẹ của cặp vợ chồng người MTH.
Khoản 1 Điều 13 văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT4 đưa ra hai điều kiện như sau: (1) Có ít nhất
02 (hai) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế
cho phép thực hiện kỹ thuật này; (2) Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1000
ca mỗi năm. Đây là những quy định đã được sửa đổi theo hướng cụ thể hơn so với quy định tại
Điều 13 nghị định 10/2015/NĐ-CP, tăng điều kiện về kinh nghiệm thực hiện cũng như số lượng
thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhằm đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho người MTH,
người nhờ MTH và cho cả thai nhi.
2. Thoả thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 96 Luật HN&GĐ đã quy định chi tiết về thoả thuận MTHVMĐNĐ, cụ thể:

4
Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, hợp nhất nghị định 10/2015/NĐ-CP với các nghị định số 98/2016/NĐ-CP và nghị định số
155/2018/NĐ-CP.
5
Thứ nhất, về nội dung của thoả thuận, các bên phải đảm bảo được các nội dung cơ bản
được quy định tại khoản 1 Điều 96, trong đó bao gồm thông tin đầy đủ về bên nhờ MTH và bên
MTH theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95, cam kết thực hiện các quyền và nghĩa
vụ theo luật định cũng như việc giải quyết các hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa, hỗ
trợ bảo đảm sức khoẻ sinh sản cho người MTH,…5 Đây là những nội dung quan trọng để xác
định trách nhiệm của các bên đối với các vấn đề phát sinh từ việc MTH, đặc biệt là đối với trẻ
sinh ra từ việc MTH, là cơ sở giải quyết những tranh chấp xảy ra liên quan đến việc MTH.
Thứ hai, về hình thức của thoả thuận. Khoản 2 Điều 96 quy định thoả thuận về việc MTH
phải được lập thành văn bản có công chứng, nếu vợ chồng bên nhờ MTH uỷ quyền cho nhau hoặc
vợ chồng bên MTH uỷ quyền cho nhau về thoả thuận thì việc uỷ quyền này cũng phải lập thành
văn bản và có công chứng. Việc uỷ quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Nếu thoả
thuận về MTH giữa bên MTH và bên nhờ MTH được lập cùng với thoả thuận giữa họ và cơ sở y
tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thoả thuận này cũng phải có xác nhận
của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Đây là những quy định hoàn toàn hợp lý, nhằm đảm
bảo tính pháp lý của thoả thuận cũng như giá trị ràng buộc với các bên, từ đó nhằm bảo đảm tốt
nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như với đứa trẻ được sinh ra nhờ MTHVMĐNĐ.
3. Trình tự, thủ tục để thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trước hết, khi các bên có yêu cầu về việc thực hiện MTHVMĐNĐ trước hết phải gửi hồ
sơ6 đề nghị thực hiện kỹ thuật MTHVMĐNĐ đến cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật
này. Có thể thấy về cơ bản, hồ sơ đề nghị thực hiện MTHVMĐNĐ bao gồm các loại giấy tờ cần
thiết nhằm mục đích chứng minh các yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện kỹ thuật MTHVMĐNĐ
là đủ điều kiện và đúng pháp luật. Theo khoản 2 Điều 14 nghị định 10/2015/NĐ-CP, trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật MTH sẽ phải có
kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật MTH, nếu không thể thực hiện được kỹ thuật này thì sẽ
phải có trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ
Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTH được đề cập tại Điều 98 Luật
HN&GĐ 2014, bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 98 thì “Bên nhờ MTH có nghĩa vụ chi trả các
chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo quy định của Bộ Y tế”. Mang
thai nói chung là một quá trình dài tác động tiêu cực về mặt sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần

5
Phu lục 2
6
Cụ thể hồ sơ được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, xem thêm tại phụ lục 3
6
của phụ nữ, từ đó đòi hỏi sự chăm sóc tốt nhất nhằm đảm bảo sức khoẻ của thai phụ và sự phát
triển toàn diện cho thai nhi. Do vậy nên việc quy định về nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để
đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người MTH là rất cần thiết7.
Thứ hai, khoản 2 Điều 98 quy định thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên nhờ MTH
đối với con, cụ thể là kể từ thời điểm con được sinh ra, đồng thời người mẹ nhờ MTH cũng được
hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội kể từ thời điểm
nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhờ
MTH.
Thứ ba, bên nhờ MTH không được từ chối nhận con, trường hợp họ chậm nhận con hoặc
vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy
định của Luật này và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho
bên MTH thì phải bồi thường. Quy định tại khoản 3 Điều 98 này là toàn toàn hợp lý và đảm bảo
tính nhân văn bởi bên nhờ MTH sẽ không được từ chối nhận đứa trẻ được sinh ra vì bất kì lí do
gì, nay cả khi đứa trẻ sinh ra bị tật nguyền,…Đồng thời, xét trong mối liên hệ pháp lý với quy
định tại Luật Hộ tịch 2014 thì quy định về nghĩa vụ nhận con của bên nhờ MTH cũng là cơ sở
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong đó có quyền được khai sinh8. Đồng thời, trường
hợp bên nhờ MTH chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản
của bên nhờ MTH. Đây là một quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của đứa trẻ, bởi
khi đứa trẻ được sinh ra sẽ được xác định là con chung của cặp vợ chồng nhờ MTH, bởi vậy sẽ
được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất (điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015).
Thứ tư, theo khoản 4 Điều 98, giữa con sinh ra từ việc MTH với các thành viên khác của
gia đình bên nhờ MTH có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật – cụ thể là theo
Chương VI Luật HN&GĐ 2014. Đây là quy định nhằm đảm bảo sự bình đẳng, tránh phân biệt
đối xử giữa đứa trẻ sinh ra thông qua MTH với các thành viên khác trong gia đình.
Thứ năm, trường hợp bên MTH từ chối giao con thì bên nhờ MTH có quyền yêu cầu Toà
án hoặc bên MTH giao con theo khoản 5 Điều 98. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho
bên nhờ MTH, tránh xảy ra tranh chấp trong trường hợp trong quá trình mang thai, người mẹ
MTH nảy sinh tình cảm với đứa trẻ.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ
Bên cạnh việc quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTH, quyền và nghĩa vụ của bên
MTHVMĐNĐ cũng được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 97 Luật HN&GĐ 2014. Đây là các

7
Cụ thể các chi phí quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định việc chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm chăm
sóc sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, xem thêm tại phụ lục 4
8
Xem thêm tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, Điều 16 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng kí khai sinh cho trẻ sinh
ra từ mang thai hộ
7
căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền, xác định nghĩa vụ bắt buộc của bên MTH cũng như
bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Thứ nhất, bên MTH, chồng của bên MTH có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ trong việc
chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên
nhờ MTH; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH theo khoản 1 Điều 97. Như vậy, có thể thấy Luật
HN&GĐ 2014 đã quy định rất chi tiết về thời điểm chấm dứt quyền, nghĩa vụ chăm sóc con như
cha mẹ của cặp vợ chồng được MTH là từ thời điểm chuyển giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH. Đây
là một quy định hợp lý, đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ cũng như ràng buộc trách nhiệm
của bên MTH trong thời gian mang thai.
Thứ hai, bên MTH phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát
hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế theo khoản 2 Điều 98.
Vấn đề này được cụ thể hoá tại thông tư 34/2016/TT-BYT quy định về thăm khám, các quy trình
sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử lý các bất thường, dị tật của bào thai. Theo đó, việc sàng lọc,
chẩn đoán và xử lí trước sinh đối với phụ nữ mang thai là một nghĩa vụ mà bên MTH buộc phải
thực hiện. Hoạt động này sẽ làm hạn chế đến mức thấp nhất việc đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc
các dị tật bẩm sinh hoặc một số bệnh như Down, góp phần nâng cao chất lượng dân số cũng như
đảm bảo hiệu quả của hoạt động MTHVMĐNĐ.
Thứ ba, bên MTH được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và
bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH; việc sinh con do MTH không
tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Như vậy, bên MTH sẽ được
hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo Luật bảo hiểm xã hội
2014. Cụ thể về thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ MTH sẽ là thời điểm ghi trong văn bản
xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ MTH và bên MTH9.
Thứ tư, bên MTH có quyền yêu cầu bên nhờ MTH thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức
khoẻ; trường hợp vì tính mạng, sức khoẻ của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, bên MTH cũng
có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không mang thai phù hợp với quy
định pháp luật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đây là
một quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên MTH bởi họ là người hiểu rõ nhất tình
trạng sức khoẻ của mình để cân nhắc và đưa ra những quyết định tốt nhất, nhưng vẫn bảo đảm
tuân theo pháp luật.
Thứ năm, trường hợp bên nhờ MTH từ chối nhận con thì bên MTH có quyền yêu cầu Toà
án buộc bên nhờ MTH nhận con. Đây là một quyền tương ứng với nghĩa vụ không được từ chối

9
Nguyễn Thị Phương Linh, Chế định mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện trên địa
bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2018, tr.44
8
nhận con của bên nhờ MTH.
5. Xác định quan hệ cha mẹ, con trong mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Vấn đề này được quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ 2014: “Con sinh ra trong trường
hợp MTHVMĐNĐ là con chung của vợ chồng nhờ MTH kể từ thời điểm con được sinh ra.”
Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này dựa trên yếu tố huyết thống và thời
kỳ hôn nhân của người nhờ MTH, bởi xét về mặt sinh học, đứa trẻ được sinh ra từ noãn và tinh
trùng của cặp vợ chồng nhờ MTH , tức là có cùng huyết thống với họ và sự kiện sinh đẻ được
diễn ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của họ. Đây là quy định hợp lý bởi vấn đề MTH đặt ra
là để đảm bảo quyền làm cha làm mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh không thể có con kể cả khi
đã sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản, còn người MTH chỉ nhằm mục đích giúp đỡ chứ không vì
mục đích làm mẹ. Như vậy, xét cả trên phương diện sinh học, đạo đức và pháp luật, con sinh ra
trong trường hợp MTHVMĐNĐ phải là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Đây cũng là
quy định áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lí xác định cha mẹ cho con theo khoản 1 Điều 88
Luật HN&GĐ 201410. Theo Điều 101 thì thẩm quyền xác định cha, mẹ, con sẽ thuộc về cơ quan
đăng ký hộ tịch có thẩm quyền (nếu không có tranh chấp) hoặc toà án có thẩm quyền (nếu có
tranh chấp). Quyết định của toà án về việc xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng
ký hộ tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha,
mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
6. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, theo khoản 1 Điều 99 thì Toà án sẽ là cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về MTH, đó bao gồm cả những tranh chấp về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ và các tranh chấp khác11. Đồng thời khoản 2 cũng quy định, trường hợp chưa
giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ MTH chết hoặc mất NLHVDS thì bên MTH có quyền
nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên MTH không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với
đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và BLDS.
7. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận duy nhất MTHVMĐNĐ, do đó, bất kì hành
vi MTH nào khác ngoài mục đích nhân đạo đều không được công nhận và sẽ bị xử lý theo pháp
luật hiện hành. Điều 100 Luật HN&GĐ quy định “Các bên trong quan hệ…MTH vi phạm điều
kiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.”

10
Nguyễn Văn Cừ, Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam, Tạp chí luật học số 06/2016, tr.21
11
Xem thêm khoản 6 Điều 28 và khoản 6 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
9
7.1. Xử lý dân sự
Việc xử lý dân sự trong thỏa thuận MTH chủ yếu là việc xử lý các vi phạm phát sinh trong
quá trình thực hiện thỏa thuận MTH, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia, đặc biệt là bên nhờ MTH và bên nhận MTH.
Tòa án có thể áp dụng các chế tài dân sự để xử lý vi phạm như: buộc bên nhận MTH hoặc
bên nhờ MTH không được từ chối giao/ nhận đứa con được sinh ra. Nếu bên nhờ MTH vi phạm
về nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ chăm sóc, chi trả các khoản tiền liên quan cho bên MTH thì Tòa
án có thể buộc bên nhờ MTH thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên. Hoặc trong trường hợp các bên
xảy ra mâu thuẫn dẫn đến các hành động cố ý hoặc vô ý phạm lỗi như xâm hại đến danh dự, nhân
phẩm, tính mạng cho người khác thì cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
7.2. Xử lý hành chính
Việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về MTH được quy định tại Nghị
định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành
chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều
60 của Nghị định này quy định về mức xử phạt cụ thể đối với những hành vi vi phạm pháp luật
về MTH bao gồm (1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, MTHVMĐTM12;
(2) Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi
vi phạm. Đây là một nghị định mới, việc ban hành nghị định này đã khắc phục được những hạn
chế trước đây khi không có căn cứ pháp lý để áp dụng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối
với các chủ thể có liên quan có hành vi vi phạm pháp luật về MTH. Mỗi cá nhân đều phải nhận
thức được MTHVMĐTM là hành vi bị nghiêm cấm nên việc ban hành nghị định mới với quy
định như trên là một điểm tiến bộ của pháp luật.
7.3. Xử lý hình sự
Viêc xử lý hình sự trong một thỏa thuận MTH chủ yếu là các vi phạm, sai phạm nghiêm
trọng dẫn đến việc bị xác định là cấu thành tội phạm. Nếu một thỏa thuận MTHVMĐNĐ được
công nhận là hợp pháp, các vi phạm nghiêm trọng đến việc bị xác định là tội phạm và xử lý hình
sự, chủ yếu nằm ở việc các bên xảy ra các vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của các bên liên quan. Có thể kể đến như tội vi phạm nghĩa
vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 186 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây
xin phép được gọi tắt là BLHS 2015) với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với đơn vị thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong

12
Theo khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 thì “MTHVMĐTM là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng
việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.”
10
thỏa thuận MTHVMĐNĐ, nếu phát hiện thấy vi phạm nghiêm trọng đủ đề cầu thành tội phạm
thì sẽ bị xử lý hình sự đã được quy định tại Điều 315 BLHS năm 2015 với khung hình phạt lên
tới 15 năm tù13.
Để ngăn chặn việc MTHVMĐTM, Điều 187 BLHS năm 2015 đã quy định chi tiết về xử
lý hình sự đối với tội tổ chức MTHVMĐTM, với khung hình phạt lên tới 5 năm tù cùng mức nộp
phạt lên tới 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đây là một điều luật mới nhằm đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng quy định của Luật
HN&GĐ 2014 cho phép MTHVMĐNĐ để trục lợi.
II. Đánh giá các quy định của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Những điểm tiến bộ
Mặc dù Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định về cho phép MTH, nghị định
12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học nghiêm cấm việc MTH (khoản 1 Điều
6) song việc MTH vẫn diễn ra và Nhà nước vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính và pháp
lý để bảo vệ quyền, lợi ích cho trẻ em được sinh ra từ việc MTH trái pháp luật này14. Trước thực
tiễn này, tại điểm g khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 đã có quy định “nghiêm cấm MTH
vì mục đích thương mại” và cho phép MTHVMĐNĐ.
Như vậy, sau 10 năm pháp luật HN&GĐ đã có nhìn nhận mới liên quan đến vấn đề MTH.
Một mặt các quy định về MTH sẽ tạo khung pháp lý an toàn trong các giao dịch MTH và có cơ
chế phân biệt được với trường hợp MTHVMĐTM như hiện nay, đồng thời giúp các cơ quan chức
năng có thể kiểm soát được một phần nào đó nhu cầu MTH hiện nay. Các quy định pháp luật về
MTH giúp bảo vệ tốt hơn quyền của bà mẹ và trẻ em. Mặt khác, việc pháp luật cho phép
MTHVMĐNĐ đã giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có cơ hội được làm cha làm
mẹ, giải tỏa được gánh nặng tâm lý gia đình, hạn chế được sự đổ vỡ của hôn nhân. Có thể nói đây
là quy định mang tính nhân văn, góp phần ổn định xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.15
2. Những điểm hạn chế
2.1. Hạn chế trong các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Có thể nói, các quy định về điều kiện MTH hiện đang là những quy định ẩn chứa nhiều
hạn chế nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chế định này. Hạn chế tồn tại trong các
quy định về điều kiện đối với cả bên MTH và bên nhờ MTH, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về điều kiện đối với bên nhờ MTH.

13
Nguyễn Vũ Tùng, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội,
2020, tr.54
14
Nguyễn Văn Cừ, Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam, Tạp chí luật học số 06/2016, tr.15
15
Nguyễn Hải An (2018), Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Toà án nhân dân,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/mang-thai-ho-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam, truy cập lần cuối ngày
28/10/2021
11
Một là, xung đột trong quy định về việc “người vợ không thể mang thai và sinh con ngay
cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” tại điểm a khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ với quy định
“cặp vợ chồng vô sinh” tại Điều 3 nghị định 10/2015/NĐ-CP16. Về mặt nội hàm, hai thuật ngữ
này không có sự thống nhất và theo quan điểm của nhóm thì sử dụng thuật ngữ cặp vợ chồng vô
sinh là chủ thể có quyền thực hiện MTHVMĐNĐ là không hợp lý. Chủ thể nhờ MTH có thể
không rơi vào tình trạng vô sinh tuy nhiên vẫn không thể có con do người vợ bị các bệnh mà bác
sĩ chỉ định không thể mang thai, và theo quy định tại Luật HN&GĐ và theo tinh thần của chế
định MTHVMĐNĐ thì họ vẫn có thể thực hiện kỹ thuật MTHVMĐNĐ nếu họ “có xác nhận của
tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”.
Hai là, giới hạn chủ thể có quyền nhờ MTH là cặp vợ chồng không thể sinh con ngay cả
khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại điểm a khoản 2 Điều 95. Như vậy, quyền làm mẹ của
những người phụ nữ độc thân nhưng không thể sinh con chưa được đảm bảo, từ đó cũng chưa
đảm bảo tính hài hoà về lợi ích của các cá nhân trong xã hội. Mặc dù theo pháp luật hiện hành,
người phụ nữ độc thân vẫn có thể thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tuy nhiên cũng
không loại trừ trường hợp người phụ nữ đảm bảo yếu tố về sinh học để có thể có con nhưng lại
chỉ định không được mang thai vì bị một số bệnh. Điều này cũng có thể dẫn đến việc người phụ
nữ độc thân kết hôn giả tạo với người mà họ thoả thuận là sẽ cho hoặc bán tinh trùng sau đó nhờ
người MTH – gián tiếp thương mại hoá MTH. Việc giới hạn này còn gây ảnh hưởng đến quyền
MTH của những người thuộc cộng đồng LGBT.
Ba là, điều kiện “vợ chồng đang không có con chung”. Đây là một nội dung còn nhiều ý
kiến trái chiều, bởi trên thực tế vẫn còn những cặp vợ chồng có con chung, nhưng con chung của
họ lại mắc những nhược điểm về thể chất và tinh thần không thể nhận thức và làm chủ được hành
vi. Đồng thời, cặp vợ chồng này cũng không thể tiếp tục mang thai và sinh con. Nếu theo điều
kiện tại điểm b khoản 2 Điều 95 thì những cặp vợ chồng này không đủ điều kiện để thực hiện
việc MTH. Việc quy định như vậy theo nhóm là chưa bảo đảm được tính nhân đạo của hoạt động
MTHVMĐNĐ. Mặc dù có thể có những lo ngại rằng nếu cho phép việc MTH trong trường hợp
trên là phân biệt đối xử với đứa con bị mất NLHVDS, tuy nhiên theo nhóm thì việc chấp nhận
trường hợp trên được quyền MTH càng thể hiện tính nhân văn bởi một ngày nào đó khi cặp vợ
chồng đã có tuổi và mất thì đứa trẻ sinh ra nhờ MTHVMĐNĐ sẽ là người chăm sóc họ khi tuổi
già cũng như chăm sóc anh/ chị của mình.
Thứ hai, về điều kiện đối với bên MTH.

16
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì “Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ
tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”
12
Một là, hạn chế trong quy định về “người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng
nhờ MTH”. Phần giải thích từ ngữ của thuật ngữ này được quy định tại khoản 7 Điều 2 nghị định
10/2015/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí có dấu hiệu trái với quy định của Luật HN&GĐ
2014. Có thể thấy, thuật ngữ này chỉ được dùng để cụ thể hơn về điều kiện của bên MTH. Như
vậy, việc quy định “anh, anh rể, em rể” trong phần giải thích tại nghị định 10/2015/NĐ-CP là
không cần thiết17. Bên cạnh đó, khoản 19 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 quy định về người thân
thích “là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người
có họ trong phạm vi ba đời”. Như vậy, đối chiếu quy định này với quy định tại khoản 7 Điều 2
nghị định 10/2015/NĐ-CP thì các đối tượng “anh rể, em rể, chị dâu, em dâu” sẽ không thoả mãn
bởi không có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng đối với cặp vợ chồng nhờ MTH.
Hai là, hạn chế trong điều kiện “đã từng sinh con và chỉ được MTH một lần”. Quy định
“MTH một lần” hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, điều này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.
MTH một lần có thể là một lần thực hiện kỹ thuật MTHVMĐNĐ hoặc thực hiện thành công kỹ
thuật này. Nếu người MTH đã được cấy phôi nhưng phôi không phát triển hoặc bị sảy thai thì có
được tính là MTH một lần hay không? Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng
pháp luật và đôi khi không đảm bảo được quyền và lợi ích của bên MTH. Đồng thời, pháp luật
hiện hành chỉ quy định “đã từng sinh con” nhưng chưa đề cập đến khoảng cách giữa lần sinh gần
nhất với thời điểm thực hiện MTH, điều này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của
người MTH.
Ba là, hạn chế trong quy định “ở độ tuổi phù hợp” tại điểm c khoản 3 Điều 95 Luật
HN&GĐ 2014. Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định về độ tuổi tối thiểu lẫn độ tuổi tối đa
được phép thực hiện mang thai. Điều này dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật tuỳ tiện bởi có thể
dựa trên cảm quan, cách hiểu của những người thực hiện pháp luật.
Bốn là, bất cập trong quy định “phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng” trong
trường hợp người MTH có chồng nhưng chồng lại mất NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành vi. Theo quy định thì trường hợp này người phụ nữ sẽ không được thực
hiện MTH bởi sự đồng ý bằng văn bản của người chồng là điều kiện bắt buộc. Việc quy định như
vậy là chưa hợp lý và có thể làm giới hạn quyền thực hiện MTHVMĐNĐ.
2.2. Hạn chế trong quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo
Thứ nhất, hạn chế trong quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTH. Xét trong mối

17
Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người
cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
13
tương quan với các chế định khác của Luật HN&GĐ 2014, quy định về quyền của bên nhờ MTH
còn bộc lộ bất cập về quyền yêu cầu ly hôn. Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 quy định
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Như vậy, quyền yêu cầu ly hôn sẽ không bị hạn chế đối với người
chồng trong cặp vợ chồng nhờ MTH khi người phụ nữ MTH đang mang thai. Điều này có thể
gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của người MTH, lo ngại việc liệu đứa trẻ mình đang
mang thai sau khi sinh ra có được nuôi dưỡng và chăm sóc không,…từ đó ảnh hưởng gián tiếp
đến thai nhi.
Thứ hai, hạn chế trong quy định về quyền và nghĩa vụ của bên MTH. Khoản 2 Điều 97
Luật HN&GĐ 2014 quy định một trong nghĩa vụ của người MTH là phải tuân thủ các điều kiện
về việc thăm khám bệnh, các quy trình sàng lọc để phát triển, điều trị các bất thường, dị tật của
bào thai theo quy định của Bộ Y tế. Mặc dù là một trong những nghĩa vụ của bên MTH và ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi nhưng pháp luật lại không hề quy định cơ chế kiểm
soát để nghĩa vụ này được thực hiện nghiêm chỉnh, việc thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc
vào ý chí và trách nhiệm của chủ thể là người mang thai. Trong trường hợp MTH, người phụ nữ
MTH chỉ có trách nhiệm mang thai và sinh con, mọi vấn đề phát sinh sau khi sinh con sẽ là nghĩa
vụ của bên nhờ mang thai và đứa con cũng được xác định là con của cặp vợ chồng nhờ MTH.
Điều này có thể gây ra tâm lý “hộ”18 khiến những người phụ nữ này có thể không chú tâm trong
việc tuân thủ nghĩa vụ này, việc không tuân thủ nghĩa vụ còn có khả năng khiến đứa trẻ sinh ra
bị dị tật hoặc các bệnh bẩm sinh khác mà nếu thăm khám định kì có thể phát hiện, từ đó dễ xảy
ra tranh chấp về việc nhận con của bên nhờ MTH.
2.3. Hạn chế trong quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh
Như đã phân tích, khoản 2 Điều 99 Luật HN&GĐ 2014 có quy định giải quyết trường hợp
chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ MTH chết hoặc mất NNLHVDS. Tuy nhiên Điều
99 là điều luật quy định về “Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản, MTHVMĐNĐ”. Trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này không hề có dấu
hiệu của tranh chấp nên theo nhóm việc quy định gộp trường hợp này vào Điều 99 là không hợp
lý, thiếu logic.
2.4. Hạn chế trong quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ
Thứ nhất, đối với xử lý hành chính. Mặc dù nghị định 82/2020/NĐ-CP mới được ban
hành đã phần nào khắc phục được những quy định trước đây, tuy nhiên hiện Điều 60 hiện chỉ quy
định về mức xử phạt đối với hành vi MTHVMĐTM, trong khi trong quá trình thực hiện
MTHVMĐNĐ cũng có thể phát sinh rất nhiều vi phạm khác như vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ,

18
Nguyễn Thị Lê Huyền, Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2020, tr.137
14
vi phạm về các điều kiện MTH,…Những vi phạm này vẫn chưa có quy định cụ thể nhằm ràng
buộc trách nhiệm với các bên.
Thứ hai, đối với xử lý hình sự. Hiện nay BLHS 2015 chỉ có một điều luật duy nhất quy
định về tội tổ chức MTHVMĐNĐ, tuy nhiên phân tích cấu thành tội phạm của tội này thì chủ thể
được xác định là “người tổ chức”, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể định nghĩa người tổ
chức MTH gồm những đối tượng nào, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi có thể dẫn đến
bỏ lọt tội phạm hoặc xác định sai tội phạm.
III. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện mang thai hộ
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện đối với bên nhờ MTH.
Một là, thống nhất quy định về điều kiện đối với bên nhờ MTH tại Điều 3 nghị định
10/2015/NĐ-CP với điểm a khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ theo hướng điều chỉnh quy định tại
nghị định 10/2015/NĐ-CP với Luật HN&GĐ bởi thuật ngữ “cặp vợ chồng vô sinh” không phù
hợp, việc quy định thống nhất theo luật sẽ đảm bảo bao quát được hết các trường hợp, từ đó đảm
bảo lợi ích đối với bên nhờ MTH.
Hai là, mở rộng đối tượng chủ thể có quyền nhờ MTH là cặp vợ chồng không thể sinh con
ngay cả khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo hướng bổ sung thêm nhóm người độc thân và
người thuộc nhóm LGBT nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các đối tượng này.
Ba là, bổ sung thêm một trường hợp đặc biệt đối với cặp vợ chồng đã có con chung nhưng
con bị tật nguyền không do ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền nhằm đảm bảo ý nghĩa “nhân đạo”
trong chế định MTHVMĐNĐ.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện đối với bên MTH.
Một là, sửa đổi quy định tại khoản 7 Điều 2 nghị định 10/2020/NĐ-CP theo hướng loại bỏ
các đối tượng không hợp lý như “anh, anh rể, em rể” và các đối tượng không đảm bảo định nghĩa
về “người thân thích” tại Luật HN&GĐ 2014 là “chị dâu, em dâu” nhằm thu hẹp hơn các đối
tượng được phép MTH phải có mối liên hệ về huyết thống với cặp vợ chồng nhờ MTH, từ đó
giảm thiểu khả năng MTHVMĐNĐ bị biến tướng thành MTHVMĐTM.
Hai là, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về thuật ngữ “chỉ được MTH một lần” theo hướng
một lần thực hiện MTH thành công, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo sức khoẻ cho bên MTH bằng việc
có xác nhận của cơ sở y tế. Đồng thời trong quy định “đã từng sinh con” cũng cần giới hạn
khoảng cách giữa lần sinh trước đó với MTH nhằm đảm bảo sức khoẻ cho bên MTH và đảm bảo
tính nhân văn trong hoạt động này.
Ba là, cần có hướng dẫn cụ thể như thế nào là “ở độ tuổi phù hợp” trên cơ sở nghiên cứu
y khoa cũng như thực tiễn xã hội để bảo đảm tốt nhất lợi ích của bên nhờ MTH và đặc biệt là bên
15
MTH cũng như đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp
MTHVMDNĐ.
Bốn là, bổ sung trường hợp ngoại lệ nếu người chồng của bên MTH bị mất NLHVDS hoặc
có khó khăn trong nhận thức, điều hiển hành vi thì không cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của
người chồng nhằm đảm bảo quyền được nhờ MTHVMĐNĐ của bên nhờ MTH.
2. Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên
Thứ nhất, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn sẽ được áp dụng ngay cả với cặp vợ chồng nhờ
MTH khi người MTH đang mang thai.
Thứ hai, quy định những chế tài cụ thể được áp dụng nếu bên MTH không tuân thủ nghĩa
vụ về thăm khám sức khoẻ định kì theo khoản 2 Điều 97 Luật HN&GĐ 2014.
3. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo
Như đã trình bày, khoản 2 Điều 99 quy định về việc giải quyết trường hợp chưa giao đứa
trẻ nhưng cả hai vợ chồng bên nhờ MTH chết hoặc mất NLHVDS không hề có dấu hiệu tranh
chấp giữa các bên, vì vậy nên chuyển quy định này thành nghĩa vụ của bên MTH tại Điều 97
nhằm đảm bảo tính logic về mặt nội dung.
4. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ
Thứ nhất, kịp thời bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong nghị định
82/2020/NĐ-CP theo hướng bổ sung các hành vi vi phạm trong quá trình MTHVMĐNĐ như
không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm các quy định về điều kiện MTH,…
Thứ hai, sửa đổi Điều 187 BLHS 2015 theo hướng “Tội MTHVMĐTM” nhằm bảo đảm
việc xử lý hình sự đối với cả bên MTH, đồng thời có thể quy định dấu hiệu “có tổ chức” là một
trong những tình tiết tăng nặng.
KẾT LUẬN
Trước khi Luật HN&GĐ 2014 ra đời, tình trạng “đẻ thuê” diễn ra vô cùng phức tạp. Các
đối tượng lợi dụng sự mong muốn, khát khao có một đứa con của những người vô sinh, hiếm
muộn để thương mại hóa, trục lợi bất hợp pháp. Vì vậy Luật HN&GĐ 2014 được thông qua và
có hiệu lực là một bước ngoặt rất lớn. Qua phần đánh giá và nêu giải pháp hoàn thiện các quy
định pháp luật nêu trên, nhóm rất mong có thể đóng góp, giúp cho các quy định về MTHVMĐNĐ
có thể được thực hiện đúng theo cái tên của nó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà mẹ và trẻ em.
Bài làm của nhóm tuy đã hoàn thành nhưng do hạn chế về mặt kiến thức nên vẫn còn nhiều
thiếu sót, nhóm mong thầy cô cũng như các bạn góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn!
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
3. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.
4. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
5. Luật Hộ tịch 2014.
6. Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học.
7. Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và
điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
8. Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng kí khai sinh cho trẻ sinh ra từ mang thai hộ.
9. Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
10. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp; hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã.
11. Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định việc chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm chăm sóc
sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
12. Thông tư 34/2016/TT-BYT quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều
trị, xử lý các bất thường, dị tật của bào thai.
13. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, NXB Công an nhân
dân, 2020.
14. Nguyễn Hải An (2018), Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình mang thai hộ, Tạp
chí Toà án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/quyen-va-nghia-vu-cua-cac-
ben-trong-qua-trinh-mang-thai-ho, truy cập lần cuối ngày 30/10/2021.
15. Nguyễn Hải An (2018), Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Toà án
nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/mang-thai-ho-theo-quy-dinh-cua-phap-
luat-viet-nam, truy cập lần cuối ngày 28/10/2021.
16. Nguyễn Văn Cừ, Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam, Tạp chí luật học số 06/2016.
17. Phan Minh Chiến (2021), Một số vướng mắc, bất cập về việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản, mang thai hộ, Tạp chí Toà án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-
17
phat-luat/mot-so-vuong-mac-bat-cap-ve-viec-sinh-con-bang-ky-thuat-ho-tro-sinh-san-
mang-thai-ho, truy cập lần cuối ngày 30/10/2021.
18. Nguyễn Thị Lê Huyền, Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học, Hà Nội, 2020.
19. Nguyễn Thị Phương Linh, Chế định mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội,
2018.
20. Nguyễn Thị Lan, Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh, Tạp chí Luật học số 04/2015.
21. Nguyễn Vũ Tùng, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2020.
18
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Nội dung tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho các bên trong mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo tại nghị định 10/2015/NĐ-CP
Điều 15. Nội dung tư vấn về y tế
1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;
b) Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;
c) Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ;
d) Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc
người vợ trên 35 tuổi;
đ) Chi phí điều trị cao;
e) Khả năng đa thai;
g) Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;
h) Các nội dung khác có liên quan.
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết
sau sinh và các tai biến khác;
b) Khả năng phải mổ lấy thai;
c) Khả năng đa thai;
d) Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
Điều 16. Nội dung tư vấn về pháp lý
1. Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định
tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật
Hôn nhân và gia đình.
3. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98
Luật Hôn nhân và gia đình.
4. Các nội dung khác có liên quan.
Điều 17. Nội dung tư vấn về tâm lý
1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
19
a) Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân
đứa trẻ sau này;
b) Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;
c) Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;
d) Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;
đ) Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;
b) Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;
c) Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;
d) Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;
đ) Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ
mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;
e) Các nội dung khác có liên quan.
20
Phụ lục 2. Nội dung thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 96. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây
gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ)
phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan
quy định tại Điều 95 của Luật này;
b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;
c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe
sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên
nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được
giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
21
Phụ lục 3. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 14. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo
Nghị định này;
c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe,
tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp
dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận
phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;
g) Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ
tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên
quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng)
về việc đồng ý cho mang thai hộ.
i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở
lên;
l) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp
lý;
m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên
mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
22
Phụ lục 4. Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT
Điều 3. Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả:
a) Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức
khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận
thanh toán với chủ phương tiện.
b) Chi phí liên quan đến y tế gồm:
- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ,
chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do
cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về
bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh;
- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính
vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo
số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định,
hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
- Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
c) Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm
sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ
mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
2. Các chi phí khác ngoài quy định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều này do hai bên tự thỏa thuận: xác
định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

You might also like