You are on page 1of 36

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

Đề bài: Từ thực trạng pháp luật Thuế Tiêu thụ đặc


biệt hiện nay, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở
Việt Nam.

NHÓM : 07
LỚP : N05 – TL1
KHOÁ : 44

Hà Nội, 2022
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 10/04/2022 Địa điểm: Online
Nhóm: 07 Lớp: N05 – TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 06
Tên bài tập: Từ thực trạng pháp luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay, cho biết các
đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt
Nam.
Môn học: Luật Tài chính Việt Nam
Nội dung: Xác định mức độ tham gia của sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm
được thể hiện bằng bảng dưới đây:
Mức độ
STT Mã SV Họ và tên đánh giá Chữ ký
A B C
1 441940 Trần Hà Anh A
2 441941 Lê Hồng Thoại A
3 441942 Vũ Minh Thuấn A
4 441943 Đỗ Nguyên Phương A
5 441944 Đinh Phương Anh A
6 441945 Đàm Thị Thu Hoài A

Nhóm trưởng

Trần Hà Anh
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1

NỘI DUNG .........................................................................................................................1

I. Khái quát về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ............................................................................1

1. Khái niệm ........................................................................................................................1

2. Đặc điểm..........................................................................................................................1

3. Vai trò ..............................................................................................................................1

II. Thực trạng pháp luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam .......................................2

1. Phân tích các quy định của pháp luật về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ................................2

1.1. Về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế ..................................................2

1.1.1. Đối tượng chịu thuế ...................................................................................................2

1.1.2. Đối tượng không chịu thuế ........................................................................................3

1.2. Về chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ........................................................4

1.3. Về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế .............................................................4

1.3.1. Căn cứ tính thuế.........................................................................................................4

1.3.1.1. Giá tính thuế ...........................................................................................................4

1.3.1.2. Thuế suất.................................................................................................................6

1.3.2. Phương pháp tính thuế ..............................................................................................6

1.4. Về hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế ....................................................................6

1.4.1. Quy định về hoàn thuế ...............................................................................................6

1.4.2. Khấu trừ thuế .............................................................................................................7

1.4.3. Giảm thuế ..................................................................................................................8

2. Đánh giá các quy định của pháp luật về Thuế Tiêu thụ đặc biệt .................................8

2.1. Những điểm tiến bộ ......................................................................................................8

2.2. Những điểm hạn chế .....................................................................................................9

2.2.1. Về đối tượng chịu thuế ...............................................................................................9


2.2.2. Về thuế suất .............................................................................................................11

2.2.3. Về quy định giảm thuế .............................................................................................12

III. Hoàn thiện các quy định pháp luật về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam ........13

1. Về đối tượng chịu thuế .................................................................................................13

2. Về thuế suất...................................................................................................................14

3. Về quy định giảm thuế ..................................................................................................15

KẾT LUẬN ......................................................................................................................15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................16

PHỤ LỤC .........................................................................................................................18

Phụ lục 1. Danh mục đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ....................................18

Phụ lục 2. Quy định cụ thể về giá tính thuế đối với hàng hoá và dịch vụ tại Nghị định quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt ....................................................21

Phụ lục 3. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật Việt Nam hiện hành .......................25

Phụ lục 4. Quy định về khấu trừ thuế tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
thuế tiêu thụ đặc biệt ..........................................................................................................29
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN Ngân sách nhà nước
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
1
MỞ ĐẦU
Thuế TTĐB ở Việt Nam được đưa vào áp dụng từ năm 1990. Trải qua hơn 20 năm
sửa đổi và hoàn thiện, cùng với những thành quả đạt được, pháp luật về thuế TTĐB vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập này dẫn tới khó khăn không nhỏ cho
cả cơ quan thuế và người nộp thuế, làm giảm ý nghĩa của thuế TTĐB, khiến việc áp dụng
loại thuế này chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu điều chỉnh mà sắc thuế này hướng đến.
Nhận thức được vấn đề, nhóm chúng em xin phép được lựa chọn đề bài số 14 “Từ thực
trạng pháp luật Thuế TTĐB hiện nay, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện
các quy định về Thuế TTĐB ở Việt Nam” làm đề bài tập nhóm.
NỘI DUNG
I. Khái quát về Thuế Tiêu thụ đặc biệt
1. Khái niệm
Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra định nghĩa cụ thể
thế nào là thuế TTĐB mà chỉ quy định dưới dạng liệt kê danh mục hàng hoá, dịch vụ nằm
trong đối tượng chịu thuế TTĐB. Từ những đặc trưng và quy định pháp luật về loại thuế
này, có thể đưa ra định nghĩa như sau:
“Thuế TTĐB là loại thuế đánh vào một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết
mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho NSNN”1.
2. Đặc điểm
Về bản chất, thuế TTĐB là một loại thuế gián thu. Tuy nhiên, loại thuế này còn một
số đặc trưng giúp phân biệt với các loại thuế gián thu khác như sau:
Thứ nhất, thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp. Loại thuế này chỉ tập trung điều tiết
một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng, đối
tượng chịu thuế chủ yếu là những hàng hoá, dịch vụ có tính chất đặc biệt.
Thứ hai, thuế suất thuế TTĐB có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ tuỳ
theo quan điểm của nhà làm luật ở mỗi nước và thường cao hơn so với thuế suất của các
loại thuế gián thu khác.
Thứ ba, thuế TTĐB thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu.
Đây là điểm khác biệt của loại thuế này với thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng – đánh
ở mỗi khâu trong lưu thông.
3. Vai trò
Thứ nhất, thuế TTĐB là một trong những công cụ giúp nhà nước thực hiện chính
sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, từ đó
góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hoá, dịch vụ.

1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2020, tr.109
2
Thứ hai, thuế TTĐB là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân
cư, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội.
Thứ ba, thuế TTĐB là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng
cường nguồn thu cho NSNN.
II. Thực trạng pháp luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam
1. Phân tích các quy định của pháp luật về Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Hiện nay, thuế TTĐB được điều chỉnh bởi các văn bản bao gồm Luật thuế TTĐB
2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, năm 2016 và năm 2022 (sau đây xin phép được gọi tắt là
Luật thuế TTĐB); văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC Nghị định quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB và luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật thuế TTĐB2 (sau đây xin phép được gọi tắt là Nghị định quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB) và các văn bản khác có liên quan.
1.1. Về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế
1.1.1. Đối tượng chịu thuế
Theo pháp luật hiện hành, đối tượng chịu thuế TTĐB hiện được quy định tại Điều 2
Luật Thuế TTĐB, hướng dẫn cụ thể hơn tại Điều 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB, bao gồm 10 nhóm hàng hoá và 6 nhóm dịch vụ:
Thứ nhất, 10 nhóm hàng hoá bao gồm (1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác
từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; (2) Rượu; (3) Bia; (4) Xe ô tô dưới 24
chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế
vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; (5) Xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; (6) Tàu bay, du thuyền (loại sử dụng cho
mục đích dân dụng); (7) Xăng các loại; (8) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở
xuống3; (9) Bài lá và (10) Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em,
đồ dùng dạy học). Và theo khoản 2 Điều 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế TTĐB thì những hàng hoá chịu thuế TTĐB phải là sản
phẩm hàng hoá hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hoá.
Thứ hai, 6 nhóm dịch vụ bao gồm (1) Kinh doanh vũ trường; (2) Kinh doanh
massage, karaoke; (3) Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi
bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự; (4) Kinh doanh đặt cược (bao gồm
đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật); (5)

2
Nghị định 108/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi nghị định số 100/2016/NĐ-CP và nghị định 14/2019/NĐ-CP
3
Theo khoản 2 Điều 2 văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TTĐB (hợp nhất các thông tư số 195/2015/TT-BTC, thông tư 130/2016/TT-
BTC, thông tư 20/2017/TT-BTC) thì trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục
nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với sản
phẩm hoàn chỉnh (máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh).
3
Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; (6) Kinh doanh xổ số.
Có thể đưa ra một số phân tích sơ bộ về quy định đối tượng chịu thuế TTĐB theo
pháp luật hiện hành như sau:
Thứ nhất, việc quy định thuế TTĐB như trên đã phù hợp với mục tiêu điều chỉnh
của luật thuế TTĐB là nhằm điều chỉnh những loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt có một số
tính chất như gía bán cao, có ảnh hưởng không tốt đến môi trường hoặc ảnh hưởng xấu sức
khoẻ người tiêu dùng. Có thể thấy các hàng hoá, dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB đều
là những hàng hoá, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng do có hại cho sức khoẻ hoặc ảnh hưởng
xấu đến môi trường sống (thuốc lá, rượu, bia, bài lá), gây ô nhiễm môi trường và là tài
nguyên không thể tái tạo (xăng), có tính chất mê tín, dị đoan (vàng mã, hàng mã), hàng
hoá, dịch vụ xa xỉ cần điều tiết thu nhập (ô tô, du thuyền, tàu bay, golf,…), các dịch vụ mà
quá trình sử dụng dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội (massage, vũ trường, karaoke).
Thứ hai, các quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB hiện nay của Việt Nam tương
đối thống nhất với thông lệ các nước. Hầu hết các nước trên thế giới đánh thuế TTĐB với
các nhóm hàng hoá, dịch vụ phổ biến như đồ uống có cồn và thuốc lá do sự nguy hại đến
sức khoẻ con người mà hàng hoá này mang lại; xe có động cơ mà chủ yếu là ô tô với mục
tiêu bảo vệ môi trường; nhiên liệu như xăng và dầu cùng mục đích bảo vệ môi trường cũng
như đây là loại năng lượng tiêu hao, không có khả năng tái tạo nên cần sử dụng tiết kiệm,
hợp lý; các dịch vụ casino, hộp đêm, cá cược4.
1.1.2. Đối tượng không chịu thuế
10 nhóm hàng hoá được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB thuộc đối
tượng chịu thuế mà nhóm đã nêu ở trên sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB trong các
trường hợp theo Điều 3 Luật thuế TTĐB, được hướng dẫn cụ thể hơn tại Nghị định quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB và thông tư hướng dẫn thi
hành nghị định này5. Về cơ bản thì những hàng hoá không phải chịu thuế TTĐB đều để nhằm
những mục đích không trực tiếp tiêu thụ, sử dụng trong nước hoặc do tính chất đặc biệt của
việc tiêu thụ hàng hoá đó, hay nói cách khác Nhà nước không đặt ra mục đích điều tiết tiêu
dùng, ví dụ như hàng hoá được sản xuất trong nước nhưng để xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu
nhưng là hàng viện trợ, quà tặng,…hoặc vì mục đích ngoại giao, những loại xe ô tô sử dụng
để cứu thương, chở phạm nhân, ô tô tang lễ,…Nhìn chung, quy định về đối tượng không
thuộc diện chịu thuế TTĐB đã tương đối phù hợp với chính sách thuế ở Việt Nam.

4
Xem thêm tại: Phanthavong Johnnie, Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận
văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016, tr.28-30
5
Xem cụ thể tại phụ lục 1
4
1.2. Về chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Chủ thể có nghĩa vụ phải nộp thuế TTĐB được quy định tại Điều 4 Luật thuế TTĐB
và được cụ thể hoá tại Điều 4 Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 108/2015/NĐ-CP
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TTĐB. Đó là những tổ chức,
cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB:
Thứ nhất, các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
Thứ hai, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
Thứ ba, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp
tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt
Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Thứ tư, cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác
có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng
hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu
mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người
nộp thuế TTĐB. Như vậy, nhìn chung Luật thuế TTĐB đã có những quy định rất rõ ràng
và cụ thể về người nộp thuế TTĐB, từ đó dễ dàng hơn trong hoạt động quản lý thuế.
1.3. Về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
1.3.1. Căn cứ tính thuế
Điều 5 Luật thuế TTĐB quy định “Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất”.
1.3.1.1. Giá tính thuế
Giá tính thuế được quy định tại Điều 6 Luật thuế TTĐB và cụ thể hoá tại Điều 4
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB. Theo
đó, giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ sẽ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ
chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng.
Thứ nhất, đối với hàng hoá. Nhìn chung, cách xác định giá tính thuế TTĐB sẽ không
phân biệt dựa vào xuất xứ hàng hoá là sản xuất trong nước hay nhập khẩu như luật cũ mà
theo luật mới sửa đổi, việc xác định giá đối với hàng hoá nhập khẩu sẽ được chia thành hai
nhóm (1) Hàng hoá nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra; (2) Hàng hoá nhập
khẩu tại cửa khẩu. Nhóm hàng hoá nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra sẽ được
gộp chung vào một nhóm với hàng hoá sản xuất trong nước và theo công thức sau:
5
Giá bán chưa có thuế giá Thuế bảo vệ môi trường
-
Giá tính thuế TTĐB trị gia tăng (nếu có)
=
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng sẽ được xác định theo quy định của pháp
luật về thuế giá trị gia tăng. Còn đối với nhóm hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu, giá tính
thuế TTĐB sẽ được xác định là giá tính thuế nhập khẩu (được xác định theo các quy định
của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) cộng với thuế nhập khẩu, nếu là hàng hoá
được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế sẽ không bao gồm số thuế nhập khẩu
được miễn, giảm. Đặc biệt, giá tính thuế sẽ không loại trừ giá trị vỏ bao bì, vỏ chai.
Bên cạnh đó, pháp luật còn dự liệu những trường hợp đặc biệt khác mà việc tính giá
trị hàng hoá có thể bị ảnh hưởng và quy định cách tính giá trị hàng hoá cụ thể:
Một là, đối với hàng hoá gia công thì giá tính thuế sẽ là giá của hàng hoá bán ra của
cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời
điểm bán hàng.
Hai là, đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế sẽ
là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hoá đó không bao gồm khoản lãi
trả góp, trả chậm.
Ba là, đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản
xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất
thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa,
công nghệ sản xuất. Đây là quy định mới của Luật thuế TTĐB hiện hành.
Thứ hai, đối với dịch vụ. Khoản 5 Điều 6 Luật thuế TTĐB quy định chung giá tính
thuế đối với dịch vụ sẽ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Luật cũng cụ thể hoá
với từng loại hình dịch vụ6 tuỳ theo đặc trưng của các loại hình này, ví dụ như nhóm các dịch
vụ có khả năng đem lại nguồn thu cho khách hàng, nhóm các dịch vụ dễ có khả năng nảy
sinh tệ nạn xã hội. Việc quy định thuế còn phụ thuộc vào tính chất của các loại dịch vụ này,
việc tính thuế liệu có kèm theo doanh thu của các dịch vụ ăn uống hay dịch vụ khác đi kèm,…
Ngoài ra, đối với loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng
nội bộ, biếu, tặng cho thì giá tính thuế TTĐB là là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch
vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Giá tính thuế sẽ
được tính bằng Đồng Việt Nam, nếu người nộp thuế có doanh thu là ngoại tệ thì sẽ phải
quy đổi ra Đồng Việt Nam. Khoản 12 Điều 5 Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số
108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TTĐB
quy định thời điểm xác định thuế TTĐB là thời điểm phát sinh doanh thu, đối với hàng hoá

6
Phụ lục 2
6
là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; đối
với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung
ứng dịch vụ và đều không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền; đối với hàng
hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1.3.1.2. Thuế suất
Theo pháp luật Việt Nam, hiện nay thuế suất thuế TTĐB được quy định theo phương
pháp tỉ lệ. Điều 7 Luật thuế TTĐB quy định cụ thể thuế suất đối với từng loại hàng hoá,
dịch vụ thông qua biểu thuế TTĐB7. Nhằm mục tiêu thực hiện cam kết quốc tế theo lộ trình
hội nhập, thuế suất thuế TTĐB đã được sửa đổi theo hướng giảm dần và từng bước xoá bỏ
phân biệt thuế suất áp dụng đối với hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu.
Mức thuế suất được quy định từ thấp đến cao phụ thuộc vào mục đích điều tiết tiêu
dùng của nhà nước đối với từng hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Đối với hàng hoá, mức thuế suất
thấp nhất được quy định trong biểu thuế là xe ô tô điện chạy bằng pin với mức thuế suất dao
động từ 1 – 3% (đến 28/02/2027, sau đó là 4 - 11%) l tuỳ thuộc vào loại xe, nhằm mục đích
khuyến khích sử dụng xe điện để giảm thiếu khí thải ra môi trường. Mức thuế suất cao nhất
là xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống mà không phải chạy bằng điện, năng lượng sinh học
hay xăng kết hợp năng lượng điện, dung tích xi lanh trên 6000 cm3 với thuế suất là 150%.
Một số hàng hoá có thuế suất cao do việc tiêu thụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ ví dụ
như thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá với thuế suất 75%, rượu trên
20 độ và bia có thuế suất 65%, hay hàng hoá mà việc tiêu thụ gây ảnh hưởng đến môi trường,
mê tín dị đoan như vàng mã, hàng mã có thuế suất 70%. Đối với dịch vụ, mức thuế suất dao
động từ 15% đến 40% tuỳ thuộc vào từng loại dịch vụ cũng như việc sử dụng dịch vụ này
liệu có khả năng làm phát sinh tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
1.3.2. Phương pháp tính thuế
Theo Điều 5 Luật thuế TTĐB thì việc tính thuế sẽ theo công thức sau:
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất
1.4. Về hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế
1.4.1. Quy định về hoàn thuế
Hoàn thuế là việc trả lại cho người nộp thuế một phần hoặc toàn bộ số thuế mà
người nộp thuế đã nộp vào NSNN. Đối với thuế TTĐB, việc hoàn thuế được quy định tại
khoản 1 Điều 8 Luật thuế TTĐB và được hướng dẫn chi tiết hơn tại Điều 6 Nghị định quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB.
Thứ nhất, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu. Bao gồm (1) Hàng nhập khẩu đã nộp

7
Phụ lục 3
7
thuế TTĐB nhưng còn lưu kho bãi tại cửa khẩu, đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan,
được tái xuất ra nước ngoài; (2) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho
nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương
tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc các phương tiện
của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; (3) Hàng
tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất khi tái
xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng thực tế tái xuất khẩu;
(4) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số
thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài; (5) Hàng tạm nhập khẩu để dự
hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất
định theo quy định của pháp luật và đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu trong
thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không
phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất.
Thứ hai, hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Hàng hoá này được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để
sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.
Thứ ba, quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển
đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa.
Thứ tư, các trường hợp (1) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật; (2) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên; (3) Hoàn thuế trong trường hợp số tiền thuế TTĐB đã nộp
lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp hoàn thuế đã nêu trên đều đối với các loại hàng hoá được nhập khẩu
nhưng không nhằm mục đích tiêu thụ trong nước, hay do nộp thừa thuế, hoặc các trường
hợp khác được dự liệu để phù hợp với thực tế phát sinh như theo điều ước quốc tế,…Các
quy định về hoàn thuế theo nhóm đã khá rõ ràng, chi tiết, cụ thể, phù hợp với mục tiêu điều
chỉnh của luật thuế TTĐB nói riêng và những nguyên tắc chung đối với thuế. Thủ tục, hồ
sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB được thực hiện theo khoản 3 Điều 6
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB.
1.4.2. Khấu trừ thuế
Khoản 2 Điều 8 Luật thuế TTĐB quy định về khấu trừ thuế, để có thể được khấu trừ
thuế thì người nộp thuế phải đáp ứng được hai điều kiện (1) Sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng
chịu thuế TTĐB bằng chính nguyên liệu chịu thuế TTĐB và (2) Có chứng từ hợp pháp. Lúc
này, số thuế TTĐB phải nộp ở khâu sản xuất sẽ là số thuế được xác định sau khi đã khấu trừ
8
số thuế TTĐB đã nộp đối với phần nguyên liệu dùng vào sản xuất ra hàng hoá chịu thuế. Còn
số thuế được khấu trừ sẽ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu, công thức như sau:

Số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng hóa,


Số thuế TTĐB của hàng nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số
Số thuế TTĐB
= hóa chịu thuế TTĐB - thuế TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu
phải nộp
được bán ra trong kỳ mua vào tương ứng với số hàng hóa
được bán ra trong kỳ

Ngoài ra còn các trường hợp đặc biệt được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB8.
1.4.3. Giảm thuế
Theo điều 9 Luật thuế TTĐB, người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu
thuế TTĐB nếu gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ sẽ được giảm thuế. Mức giảm
thuế sẽ được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng
không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản
bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
2. Đánh giá các quy định của pháp luật về Thuế Tiêu thụ đặc biệt
2.1. Những điểm tiến bộ
Tổng kết gần 20 năm thực hiện Luật TTĐB và các Luật sửa đổi, bổ sung đã cho thấy
về cơ bản, thuế TTĐB đã đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành luật là “để hướng dẫn sản
xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho NSNN một cách hợp
lý, và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hoá và dịch vụ”. Thuế
TTĐB đã góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng theo định hướng của Nhà nước. Đối tượng
chịu thuế chủ yếu là những hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích hoặc hạn
chế tiêu dùng, quy định này là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta cũng như
thông lệ quốc tế. Có thể khái quát, pháp luật thuế TTĐB đã đạt được một số thành tựu sau:
Thứ nhất, Nhà nước đã có những thay đổi phù hợp với các yếu tố khách quan, cân
bằng lợi ích giữa lợi ích của Nhà nước và cá nhân, tạo khung pháp lý cơ bản để việc thi
thành thuế TTĐB được diễn ra thuận lợi, không gây bất lợi hoặc gây những cách hiểu khác
nhau dẫn tới cách áp dụng khác nhau.
Thứ hai, thuế TTĐB mặc dù có diện đối tượng chịu thuế khá hẹp nhưng lại có thuế
suất cao hơn các loại thuế gián thu khác nên đã đem lại cho NSNN nguồn thu không nhỏ.
Thứ ba, thuế TTĐB đã đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế thông qua việc quy định lộ trình từng bước điều chỉnh thuế TTĐB đối với một số

8
Phụ lục 4
9
mặt hàng như ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; áp dụng một mức thuế suất đối với mặt
hàng thuốc lá… Ngoài ra, chính sách miễn, giảm thuế TTĐB được công bố trước theo lộ
trình giảm dần bảo hộ đối với doanh nghiệp sản xuất bia hơi, sản xuất, lắp ráp ô tô trong
nước,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xết lại sản xuất kinh doanh trong nước và
cùng với thuế nhập khẩu đã góp phần vào việc hình thành nên một ngành công nghiệp mới.
2.2. Những điểm hạn chế
2.2.1. Về đối tượng chịu thuế
Thứ nhất, một số quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB hiện nay theo nhóm đã
không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện tại, hoặc việc quy định đánh thuế TTĐB
với đối tượng này chưa cho thấy được sự hiệu quả. Cụ thể hơn, đó là các đối tượng sau:
Một là, đối với xăng. Theo điểm g khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB quy định xăng
các loại là hàng hoá chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%. Vào thời điểm hiện nay, giá
xăng liên tục tăng cao do tình hình thế giới biến động và việc phải gánh nhiều loại thuế,
phí đã khiến giá xăng bị đẩy lên cao, trong đó có thuế TTĐB. Tại thời điểm hiện tại, giá
xăng RON 95-III ở vùng 1 là 29.190 đồng/1 lít, vùng 2 là 29.770 đồng/1 lít; giá xăng E5
RON 92-II ở vùng 1 là 28.330 đồng/1 lít, vùng 2 là 28.890 đồng/1 lít (cập nhật đến ngày
31/03/2022). Ngoài ra, bản chất của thuế TTĐB là thu trên các mặt hàng xa xỉ hoặc không
khuyến khích sử dụng, tiêu dùng hoặc có ảnh hưởng tới sức khoẻ, ảnh hưởng tới môi
trường. Trong khi đó, xăng có tác động xấu tới môi trường nhưng mặt hàng này đã chịu
thuế bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, xăng là loại nhiên liệu thiết yếu phục vụ cho nhu cầu
lưu thông, sản xuất và được sử dụng phổ biến. Giá xăng tăng cao gây áp lực lớn không chỉ
đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đến chi phí tiêu dùng của người
dân, gây tăng trưởng xấu đến kinh tế. Chính vì thế mà, theo quan điểm của nhóm, việc thu
thuế TTĐB đối với một mặt hàng thiết yếu như xăng là không hợp lý.
Hai là, đối với vàng mã, hàng mã. Trên thực tế, người dân đốt vàng mã, hàng mã rất
nhiều, đặc biệt vào những dịp lễ tết, cúng giỗ,…gây ô nhiễm môi trường. Việc Luật thuế TTĐB
đánh thuế đối với đối tượng này là hợp lý đối với mục tiêu điều chỉnh. Tuy nhiên, có một vấn
đề phát sinh là hầu hết vàng mã, hàng mã được tiêu thụ đều được sản xuất trong các hộ gia
đình hoặc các làng nghề, theo thống kê, chỉ có khoảng 40 cơ sở sản xuất vàng mã, hàng mã là
có đăng ký9. Thuế TTĐB được thu ở nơi sản xuất, hầu hết những nơi như làng nghề, hộ gia
đình sản xuất vàng mã, hàng mã đều khó và hầu như không thể thu được thuế TTĐB và cũng
không thể quản lý hiệu quả. Chính vì vậy, việc đánh thuế TTĐB đối với hàng hoá này cần

9
Trần Thị Hoa, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Sản xuất và đốt vàng mã nhìn từ pháp luật Bảo vệ môi trường, Tạp chí Môi trường và
đô thị, 2018, https://www.moitruongvadothi.vn/san-xuat-va-dot-vang-ma-nhin-tu-phap-luat-bao-ve-moi-truong-a23967.html, truy
cập lần cuối ngày 10/04/2022
10
được cân nhắc lại xem đã đạt được mục đích điều tiết tiêu dùng hay chưa.
Ba là, đối với một số hình thức đặc biệt của dịch vụ massage. Sở dĩ đây là dịch vụ nằm
trong danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB bởi đây là loại dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn,
không thiết yếu và cũng cần điều tiết tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều cơ sở massage hiện nay
thường tuyển người khiếm thị về làm với mục đích tạo việc làm, tạo thu nhập cho họ và thu
nhập của họ cũng ở mức thấp. Những cơ sở này cũng ít có khả năng nảy sinh các tệ nạn giống
các cơ sở massage khác, giá cung ứng dịch vụ cũng không cao. Việc đánh thuế TTĐB đối với
những cơ sở này là không cần thiết bởi có thể ảnh hưởng đến thu nhập của những người khiếm
thị làm việc ở đó và không phù hợp với mục tiêu điều chỉnh của luật thuế TTĐB.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế theo Luật thuế TTĐB hiện nay còn hẹp, một số đối
tượng dù thoả mãn các nguyên tắc điều chỉnh của luật thuế TTĐB nhưng hiện vẫn chưa
được bổ sung vào danh mục đối tượng thuộc diện chịu thuế:
Một là, đồ uống có đường. Dù là loại đồ uống có đường có ga hay không có ga thì
đều là đồ uống có hại cho sức khoẻ cộng đồng, làm gia tăng tình trạng béo phì hoặc bị bệnh
tiểu đường, tim mạch, gút,…10 Năm 2016, WHO đã đề nghị các quốc gia nên tăng thuế đối
với đồ uống có đường sao cho có thể đạt được sự tăng giá bán ở mức 20% và hiện có
khoảng 36 quốc gia đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, một số quốc gia điển hình
có thể kể đến như Anh, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Phần Lan, các quốc gia châu Á bao gồm
Thái Lan, Campuchia, Lào,…11. Theo một nghiên cứu của WHO, yếu tố ảnh hưởng chủ
yếu đến lượng mua và tiêu thụ đồ uống có đường là giá cả chứ không phải khẩu vị hoặc
các yếu tố gây nghiện, do đó nếu tăng giá bán sẽ làm giảm tiêu dùng12. Như vậy, thuế sẽ là
một công cụ hữu hiệu để điều tiết lượng tiêu dùng đồ uống có đường. Xét xu hướng tiêu
thụ đồ uống có đường ở Việt Nam, dù mức tiêu thụ mặt hàng này trên bình quân đầu người
thấp hơn so với các nước trên thế giới nhưng những năm qua việc tiêu thụ đồ uống có
đường đã có sự gia tăng mạnh. Theo Statista, mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu
người của Việt Nam năm 2013 là 35,31 lít/người, năm 2016 tăng lên 46,59 lít và năm 2020
tăng lên tới 50,09 lít. Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự
do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến
cáo dưới 25g/ngày của Tổ chức Y tế thế giới13. Vì những lý do trên, việc loại hàng hoá này

10
Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 09/11/2021,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210909, truy cập lần cuối ngày 10/04/2022
11
World Health Organization (2018), “Tax on sugary drinks will make children and the budget healthier”,
https://www.who.int/malaysia/news/commentaries/detail/tax-on-sugary-drinks-will-make-children-and-the-budget-healthier, xem
thêm tại Phanthavong Johnnie, Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc
sĩ luật học, Hà Nội, 2016, tr.72
12
World Health Organization (2016), Global report on diabetes, tr.38.
13
World Health Organisation. Guideline: Sugars Intake for Adults and Children. 2015. Available online:
https://www.who.int/publications/i/item/9789241549028;https://www.who.int/publications/i/item/9789241549028 và https://ww
w.who.int/news/item/04-03-2015-who-calls-on-countries-to-reduce-sugars-intake-among-adults-and-children.
11
chưa được đánh thuế TTĐB nhằm điều tiết tiêu dùng là một thiếu sót.
Hai là, một số mặt hàng cao cấp như túi xách, đồng hồ, nước hoa, trang sức giá trị.
Xã hội đang phát triển và đời sống người dân ngày càng được nâng cao, một bộ phận dân cư
có thu nhập rất cao cũng có nhu cầu sử dụng, sưu tầm những mặt hàng có giá thành cao và
không thiết yếu. Ví dụ như đối với mặt hàng đồng hồ, hiện một số nhãn hàng đã có đại diện
bán hàng chính thức tại Việt Nam như Rolex đều có giá thành sản phẩm khá cao, dao động
từ vài chục triệu đến vài tỉ. Hay như mặt hàng túi xách, các loại túi xách cao cấp thuộc các
nhãn hàng Louis Vuiton, Hermes, Chanel, Dior đều có giá thành khá cao và hướng tới một
bộ phận nhỏ những người dân có điều kiện tốt sử dụng. Có thể thấy, các mặt hàng này hoàn
toàn có thể là đối tượng chịu thuế TTĐB, phù hợp với mục tiêu điều tiết tiêu dùng của loại
thuế này nhưng hiện vẫn chưa được đưa vào danh sách đối tượng chịu thuế.
Ba là, dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến. Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định
72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng thì “Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc
cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên
mạng”. Cùng với sự phát triển của internet, dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến cũng đang
ngày càng được ưa chuộng, được nhiều doanh nghiệp cung cấp và một lượng không nhỏ
người dân sử dụng, trong đó đa số là học sinh, sinh viên. Đây là dịch vụ có thể gây ảnh
hưởng đến giới trẻ về các phương diện như học tập, sinh hoạt và nhiều vấn đề xã hội phức
tạp khác và cũng có thể gây nghiện, đồng thời cũng không phải một dịch vụ được coi là
thiết yếu của con người. Mặt khác, với hình thức là trò chơi giải trí thì về mặt quản lý, nhà
nước bên cạnh việc có những quy định quản lý về nội dung của trò chơi thì cũng cần có
những chính sách khác để góp phần định hướng tiêu dùng. Cũng như trò chơi điện tử có
thưởng, dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến hoàn toàn có thể là đối tượng phải chịu thuế
TTĐB, tuy nhiên vẫn chưa được xem xét đưa vào danh sách đối tượng chịu thuế.
Bốn là, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Giá mỗi lần sử dụng dịch vụ này là không hề
nhỏ, bên cạnh việc phẫu thật thẩm mỹ để khắc phục các dị tật bẩm sinh, thì hiện nay, hầu hết
các dịch vụ thẩm mỹ đều hướng đến đối tượng sử dụng là những người có thu nhập khá trong
xã hội, mong muốn được cải thiện bề ngoài của mình. Như vậy, trừ các dịch vụ phẫu thuật
thẩm mỹ nêu trên thì dịch vụ này cũng không phải dịch vụ thiết yếu đối với đời sống con
người. Như vậy việc đánh thuế TTĐB đối với dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là hoàn toàn hợp
lý với mục tiêu điều chỉnh của sắc thuế này.
2.2.2. Về thuế suất
Hiện nay, thuế suất được áp dụng ở biểu thuế TTĐB tại Việt Nam đều là thuế suất
tỷ lệ. Tức là ngoài thuế suất thì số tiền thuế phải nộp còn phụ thuộc vào giá tính thuế đối
12
với đơn vị hàng hoá. Điều đó khiến nảy sinh một vấn đề là nếu giá tính thuế đủ thấp, tác
động của thuế TTĐB đối với giá bán hàng hoá sẽ là không đủ để thay đổi hành vi xã hội,
không đạt được mục đích điều chỉnh của loại thuế này. Ngoài ra, thuế suất tỷ lệ còn có
khuynh hướng điều tiết ngược, tức là khuyến khích việc sản xuất các loại hàng hoá có giá
trị thấp, gây độc hại cho sức khoẻ nhiều hơn, nhất là những loại hàng hoá có tính chất gây
nghiện như rượu, bia14. Vì vậy nên đối với một số loại mặt hàng, thuế suất tỷ lệ chưa cho
thấy được sự hiệu quả đối với điều tiết tiêu dùng.
Đồng thời, mức thuế suất hiện đang áp dụng đối với các mặt hàng có hại cho sức
khoẻ như thuốc lá, rượu, bia theo nhóm là chưa đủ hiệu quả để hạn chế tiêu dùng. Theo
khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới thì mức thuế suất thuế
TTĐB đối với hàng thuốc lá, rượu bia của Việt Nam đang ở mức thấp, cần phải tăng thuế
suất đối với những mặt hàng này. Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá
cao nhất trên thế giới. Mặc dù Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Khung về Kiểm
soát Thuốc lá từ ngày 01/01/2005; đã ban hành quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng,
nhưng nhìn chung tỷ lệ người hút thuốc lá trên tổng số dân vẫn còn cao và người hút thuốc
lá phân bố ở tất cả các độ tuổi khác nhau. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người
hút thuốc lá còn cao là do khả năng dễ tiếp cận với thuốc lá và do giá bán lẻ thuốc lá còn
thấp. Giá bán lẻ thuốc lá thấp là do thuế TTĐB chưa cao. Đối với mặt hàng thuốc lá, thuế
suất thuế TTĐB hiện hành là 75% tính trên giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng và chưa
có thuế TTĐB. Với việc áp dụng mức thuế suất này thì tỷ lệ thuế trong giá bán lẻ chỉ chiếm
khoảng 36% giá bán lẻ thuốc lá, trong khi trung bình của nhiều nước trên thế giới là 56%,
thấp hơn so với nhiều nước ở khu vực ASEAN15. Vì những lý do trên nên cần có một cách
thức quy định thuế suất phù hợp hơn đối với các loại hàng hoá này.
2.2.3. Về quy định giảm thuế
Điều 9 Luật thuế TTĐB hiện hành quy định việc giảm thuế cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB
gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ. Dù nêu ra trường hợp giảm thuế do gặp khó
khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ nhưng Luật thuế TTĐB và các văn bản hướng dẫn không
có quy định cụ thể về mức độ thiệt hại, hay định nghĩa thế nào là tai nạn bất ngờ. Điều này
gây khó khăn và thiếu đồng bộ khi áp dụng trên thực tiễn, tạo cơ hội cho các chủ thể trốn
đóng thuế. Hơn nữa, xét về bản chất, thuế TTĐB là thuế gián thu. Hay nói cách khác, chi

14
Trần Vũ Hải, Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống – thực tế áp dụng và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
2019, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210272, truy cập lần cuối ngày 10/04/2022
15
Nguyễn Thị Thanh Hoài, Chu Văn Hùng, Hoàn thiện chính sách thuế TTĐB nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, Tạp chí Tài
chính, 2021, https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/hoan-thien-chinh-sach-thue-tieu-thu-dac-biet-nham-huong-dan-san-xuat-
va-tieu-dung-330948.html, truy cập ngày 30/03/2022
13
phí thuế sẽ cấu thành giá bán hàng hoá, dịch vụ chứ không liên quan đến thu nhập của
người nộp thuế. Vì vậy, việc mà người nộp thuế bị thiệt hại, ảnh hưởng đến thu nhập do
gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ sẽ không liên quan đến nghĩa vụ thuế TTĐB. Xét
bản chất của thuế TTĐB thì chỉ những hàng hoá chịu loại thuế này được bán ra mới phát
sinh nghĩa vụ thuế, vì vậy nên nếu được giảm thuế thì sẽ không công bằng với những hàng
hoá tương tự do những cơ sở sản xuất khác bán ra. Bên cạnh đó, chi phí thuế TTĐB, như
đã trình bày, hoàn toàn không liên quan đến thu nhập của người nộp thuế nên việc miễn,
giảm loại thuế này với lý do gặp khó khăn là không hợp lý. Trường hợp người nộp thuế
thực sự gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ, nếu có ưu đãi thì hình thức miễn, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp theo nhóm là hợp lý hơn.
III. Hoàn thiện các quy định pháp luật về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam
1. Về đối tượng chịu thuế
Như đã trình bày ở phần hạn chế, đối tượng chịu thuế TTĐB theo pháp luật hiện nay
đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với thực tiễn, một số mặt hàng hiện không còn
phù hợp để được quy định là đối tượng chịu sắc thuế này, trong khi đó một số loại hàng hoá,
dịch vụ khác mặc dù thoả mãn mục tiêu điều chỉnh của thuế TTĐB nhưng hiện vẫn chưa
được quy định là đối tượng chịu thuế TTĐB. Từ thực trạng này, nhóm đề xuất một số kiến
nghị sau nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng chịu thuế TTĐB như sau:
Thứ nhất, cân nhắc loại bỏ các hàng hoá sau khỏi danh mục đối tượng chịu thuế
TTĐB hoặc có phương án quản lý hiệu quả hơn:
Một là, đối với xăng. Như đã trình bày, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì
xăng hiện đã là một loại hàng hoá thiết yếu với người dân, không còn là mặt hàng xa xỉ
cần điều tiết tiêu dùng. Hơn nữa, với lí do bảo vệ môi trường, hiện xăng cũng đã chịu thuế
bảo vệ môi trường nên việc đánh thuế TTĐB với xăng đã không còn phù hơp với mục tiêu
điều chỉnh của loại thuế này, không chỉ vậy còn đẩy giá xăng lên cao và người tiêu dùng
chính là người chịu ảnh hưởng. Vì vậy nên nhóm đề xuất giảm dần và tiến tới xoá bỏ thuế
TTĐB đối với xăng, nếu e ngại việc tiêu thụ xăng gây ảnh hưởng đến môi trường thì nên
xem xét tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này. Như vậy vừa đảm bảo mục tiêu
giảm ô nhiễm, vừa phù hợp với mục đích của từng loại thuế.
Hai là, vàng mã, hàng mã. Việc đánh thuế TTĐB với loại mặt hàng này chưa cho
thấy được sự hiệu quả mặc dù đây là đối tượng hoàn toàn phù hợp với mục đích điều chỉnh
của thuế TTĐB. Vì vậy nhóm đề xuất xem xét có phương pháp quản lý chặt chẽ hơn đối
với các cơ sở sản xuất vàng mã, hàng mã nhỏ lẻ để việc đánh thuế đối với loại hàng hoá
này được hiệu quả hơn.
Ba là, dịch vụ massage được cung cấp bởi các cơ sở có nhân viên là những người
14
khiếm thị. Dịch vụ massage nói chung vẫn nên được quy định là đối tượng chịu thuế TTĐB
do có khả năng phát sinh tệ nạn, nhưng theo nhóm nên loại trừ khỏi đối tượng chịu thuế bằng
cách thêm vào đối tượng không chịu thuế TTĐB đối với trường hợp cơ sở cung ứng dịch vụ
có nhân viên là những người khiếm thị. Tuy nhiên cũng cần kiểm soát chặt chẽ, có phương
án quản lý thích hợp, tránh việc các cơ sở massage dựa vào quy định này để trốn thuế.
Thứ hai, bổ sung các loại hàng hoá, dịch vụ sau vào đối tượng chịu thuế TTĐB:
Một là, đồ uống có đường. Không thể phủ nhận tác hại của loại đồ uống này đối với
sức khoẻ người dân nên theo nhóm đây là một loại hàng hoá cần được điều tiết tiêu dùng.
Nhóm đề xuất đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường dựa trên hàm lượng đường. Học hỏi
kinh nghiệm từ Hungary cũng như một số quốc gia Đông Nam Á, đồ uống có hàm lượng
đường trên 0,5% nên được quy định là đối tượng chịu thuế TTĐB. Tuy nhiên cũng cần loại
trừ một số loại đồ uống là thức ăn dinh dưỡng cho trẻ em hoặc nuôi dưỡng người bệnh theo
chỉ định của Bộ Y tế, việc đánh giá và bổ sung những đối tượng này vào đối tượng không chịu
thuế TTĐB cần được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng bởi các chủ thể có thẩm quyền để tránh
việc trốn thuế. Nguồn thu từ thuế TTĐB đối với đồ uống có đường theo nhóm nên để thực
hiện các chương trình phòng chống bệnh tiểu đường, béo phì và các bệnh lý khác có liên quan.
Hai là, một số mặt hàng cao cấp như túi xách, đồng hồ, nước hoa, trang sức có giá trị
cao. Đây đều là những mặt hàng không thiết yếu, do giá thành cao nên chỉ một bộ phận dân
cư nhỏ có tài chính dư dả mới có thể sử dụng, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu điều chỉnh
của luật thuế TTĐB, đáp ứng được vai trò điều tiết tiêu dùng, đảm bảo công bằng xã hội. Vì
vậy nên nhóm đề xuất bổ sung các hàng hoá này vào danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB,
tuy nhiên việc quy định thuế suất đối với loại mặt hàng này cũng cần dựa trên tình hình kinh
tế và tiêu thụ thực tế của những hàng hoá trên để có được mức thuế suất hợp lý nhất.
Ba là, dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến. Nhóm đề xuất mức thuế suất đối với dịch
vụ này sẽ tương tự như dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng là mức 35%.
Bốn là, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Việc đánh thuế TTĐB đối với dịch vụ này dù
phù hợp với mục tiêu điều chỉnh của loại thuế này, tuy nhiên cũng cần cân nhắc kỹ những
trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ do khiếm khuyết của cơ thể hay do những dị tật bẩm sinh
như hở hàm ếch, việc phẫu thuật thẩm mỹ trong những trường hợp này cần được bổ sung
vào danh mục đối tượng không chịu thuế TTĐB.
2. Về thuế suất
Như đã phân tích, việc quy định thuế suất đối với thuế TTĐB hiện nay còn khá đơn
giản, chỉ dừng lại ở việc quy định thuế suất tỷ lệ. Trong khi đó đối với một số mặt hàng có
giá tính thuế thấp, tỷ lệ phần trăm tính theo đó cũng sẽ không đủ để điều tiết hiệu quả đối
với người tiêu dùng. Tuy nhiên việc quy định thuế suất cố định dù đảm bảo khả năng điều
15
tiết của thuế đối với hàng hoá, dịch vụ có giá tính thuế thấp, nhưng việc ban hành một mức
thuế cố định sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục, chứng minh cho người dân về tính
khoa học của mức thuế này. Một số quốc gia trên thế giới đã dung hoà và tận dụng ưu điểm
của cả hai loại thuế suất bằng cách quy định thuế suất hỗn hợp giữa thuế suất tỷ lệ và thuế
suất cố định, tức là hàng hoá dịch vụ sẽ phải chịu đồng thời một mức thuế cố định trên một
đơn vị hàng hoá và cả mức thuế phần trăm tính theo giá bán. Ví dụ như đối với thuốc lá,
Thái Lan áp dụng phương pháp hỗn hợp với mức 87%+ 0,03 USD/gram, Trung Quốc áp
mức thuế suất là 45% cộng với 0,003 nhân dân tệ cho mỗi điếu16. Dù hiệu quả nhưng việc
nghiên cứu để quy định được một mức thuế suất hợp lý sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc
quy định thuế suất tỷ lệ như hiện nay.
Vì những lý do trên nên nhóm đề xuất sẽ quy định thuế suất hỗn hợp với một số
hàng hoá cần điều tiết tiêu dùng do tác động tiêu cực đến sức khoẻ khi sử dụng và do mức
giá đa dạng của những loại hàng hoá này. Theo nhóm, các hàng hoá đó là bia, rượu, thuốc
lá và đồ uống có đường. Tuy nhiên việc nghiên cứu mức thuế suất phù hợp đối với các loại
hàng hoá này là không đơn giản, hơn nữa mức thuế suất hiện đang áp dụng với những loại
hàng hoá này theo nhóm cũng chưa đủ cao. Vì vậy nên giải pháp trước mắt là xem xét tăng
mức thuế TTĐB đối với những loại hàng hoá này để hạn chế tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng, giảm thiểu chi phí điều trị bệnh tật cũng nhưng cải thiện năng suất lao động.
3. Về quy định giảm thuế
Với bản chất là một loại thuế gián thu, việc giảm thuế trong trường hợp cơ sở sản
xuất gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ là không hợp lý, đồng thời việc quy định
không rõ ràng như thế nào được coi là khó khăn, tai nạn bất ngờ sẽ dễ nảy sinh việc các cơ
sở dựa vào đó để trốn thuế. Theo nhóm nên bãi bỏ quy định này để thuế TTĐB phù hợp
với bản chất là một loại thuế gián thu, đồng thời tránh trốn thuế.
KẾT LUẬN
Từ những hạn chế, bất cập còn tồn tại được phát hiện qua quá trình phân tích các
quy định pháp luật về thuế TTĐB, nhóm đã đề xuất hướng sửa đổi, hoàn thiện những quy
định này trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm xây
dựng pháp luật từ một số quốc gia trên thế giới.
Bài làm của nhóm tuy đã hoàn thành nhưng do hạn chế về mặt kiến thức nên vẫn còn
nhiều thiếu sót, nhóm mong thầy cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn!

16
Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Kinh nghiệm quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt của một số nước, Tạp chí Tài chính, 2021,
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-quan-ly-thue-tieu-thu-dac-biet-cua-mot-so-nuoc-334675.html, truy cập
lần cuối ngày 08/04/2022
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, năm 2016 và năm 2022
2. Nghị định 108/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi nghị định số 100/2016/NĐ-CP
và nghị định 14/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ
đặc biệt
3. Thông tư 195/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 130/2016/TT-BTC
và thông tư 20/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội, 2020.
5. Phanthavong Johnnie, Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016.
6. Trần Thị Hoa, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Sản xuất và đốt vàng mã nhìn từ pháp luật
Bảo vệ môi trường, Tạp chí Môi trường và đô thị, 2018,
https://www.moitruongvadothi.vn/san-xuat-va-dot-vang-ma-nhin-tu-phap-luat-bao-
ve-moi-truong-a23967.html, truy cập lần cuối ngày 10/04/2022
7. Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210909, truy cập lần
cuối ngày 10/04/2022
8. World Health Organization (2018), “Tax on sugary drinks will make children and
thebudget healthier”, https://www.who.int/malaysia/news/commentaries/detail/tax-
on-sugary-drinks-will-make-children-and-the-budget-healthier
9. World Health Organization (2016), Global report on diabetes
10. World Health Organisation. Guideline: Sugars Intake for Adults and Children. 2015.
Available online: https://www.who.int/publications/i/item/9789241549028; xem thêm
https://www.who.int/publications/i/item/9789241549028 và https://www.who.int/ne
ws/item/04-03-2015-who-calls-on-countries-to-reduce-sugars-intake-among-adults-
and-children.
11. Trần Vũ Hải, Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống – thực tế áp dụng và kiến nghị
hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 2019,
17
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210272, truy cập lần cuối ngày
10/04/2022
12. Nguyễn Thị Thanh Hoài, Chu Văn Hùng, Hoàn thiện chính sách thuế TTĐB nhằm
hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, Tạp chí Tài chính, 2021, https://tapchitaichinh.vn/co-
che-chinh-sach/hoan-thien-chinh-sach-thue-tieu-thu-dac-biet-nham-huong-dan-san-
xuat-va-tieu-dung-330948.html, truy cập ngày 30/03/2022
13. Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Kinh nghiệm quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt của một số nước,
Tạp chí Tài chính, 2021, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-
quan-ly-thue-tieu-thu-dac-biet-cua-mot-so-nuoc-334675.html, truy cập lần cuối ngày
08/04/2022
14. Hoàng Thị Tuyết, Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam – thực trạng và giải
pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2014.
15. Phạm Thị Giang Thu, Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt,
Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, 2008,
https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=918a01a7-1db0-
4cc3-bd5b-e8ee23eef9d3, truy cập lần cuối ngày 08/04/2022
16. Phạm Thị Hải, Phạm Thị Duyên Thảo, Tại sao cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
thuốc lá, Tạp chí Lập pháp, số 17/2018, tr.36-42,
http://www.lapphap.vn/Pages/anpham/xemchitiet.aspx?ItemID=48, truy cập lần cuối
ngày 08/04/2022
18
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
• Quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở
kinh doanh khác để xuất khẩu;
2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại
Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,
hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng
mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế
theo quy định của pháp luật.
3.3 Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành
khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;
4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ
ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải
trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
5. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
19
• Quy định hướng dẫn tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt.
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu
bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ
giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch
bệnh;
b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
2. Đối với hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng chuyển
khẩu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
a) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam;
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam và đưa vào kho ngoại quan nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
c) Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký
kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện
được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền;
d) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu
Việt Nam.
20
3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,
khách du lịch; tàu bay sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim,
chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.
Trường hợp tàu bay, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng
hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; tàu bay không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ
sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì phải chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
4. Đối với xe ô tô quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại
xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe
tang lễ; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô
chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao
thông và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông
do Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể.
5. Đối với điều hòa nhiệt độ là loại có công suất từ 90.000 BTU trở xuống theo thiết kế của
nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu
bay.
6. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: Hàng hóa đưa vào khu được áp
dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô
chở người dưới 24 chỗ.
21
Phụ lục 2. Quy định cụ thể về giá tính thuế đối với hàng hoá và dịch vụ tại Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Tiêu thụ
đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 4. Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ
sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không
theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo
quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá bán chưa có thuế giá Thuế bảo vệ môi trường
-
Giá tính thuế TTĐB trị gia tăng (nếu có)
=
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật
về thuế giá trị gia tăng.
a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán
hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc
biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng
thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng
hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản
xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh
thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng
công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở
có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không
được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực
tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành
lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty
con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá
tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở
thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công
ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở
sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh
thương mại để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ
tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.
22
Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết
theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất
20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất,
cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình
quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ
quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định
như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
3. Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế không loại trừ giá trị vỏ bao
bì, vỏ chai.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và
khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt cược tương ứng với
giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Đối với hàng hóa gia công thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán hàng hóa của cơ
sở giao gia công bán ra hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương thời điểm bán.
Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có
quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản
xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết
thì giá tính thuế được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ
sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính
thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa,
công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển
giao hàng hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu
thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công
ty nước ngoài tại Việt Nam.
23
Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ
công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất,
cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá
tính thuế được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là giá bán của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi
trả góp, lãi trả chậm.
7. Đối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh
doanh dịch vụ bán ra.
a) Đối với kinh doanh gôn là doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng về bán thẻ hội viên,
bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho
thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có)
và các khoản thu khác do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường
hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối
tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: Khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi
thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng trừ (-) đi số tiền trả thưởng
cho khách hàng;
c) Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé đặt cược
đã trừ tiền trả thưởng;
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là
doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh
thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm;
đ) Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loại hình
xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến
mại giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ
cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi, tiêu dùng nội bộ,
biếu, tặng, cho, khuyến mại các hàng hóa, dịch vụ này.
9. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm
cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở
24
sản xuất, kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại Luật Phòng,
chống tác hại của thuốc lá.
Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền; đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa
đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
25
Phụ lục 3. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật Việt Nam hiện hành
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)

I Hàng hóa

1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 70


2018

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 75

2 Rượu

a) Rượu từ 20 độ trở lên

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 55


2016

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 60


2017

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65

b) Rượu dưới 20 độ

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 30


2017

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35

3 Bia

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 55


2016

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 60


2017

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65


4
Xe ô tô dưới 24 chỗ

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các
điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 40


2017
26

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35

- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 45


2017

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 55


2017

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90

- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110

- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130

- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại 15
các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại 10
các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các
điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25

đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng Bằng 70% mức
sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng thuế suất áp dụng
lượng sử dụng cho xe cùng loại
quy định tại các
điểm 4a, 4b, 4c và
4d của Biểu thuế
quy định tại Điều
này

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức


thuế suất áp dụng
cho xe cùng loại
27
quy định tại các
điểm 4a, 4b, 4c và
4d của Biểu thuế
quy định tại Điều
này

g) Xe ô tô chạy bằng điện

(1) Xe ô tô điện chạy bằng pin

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 3


2027

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 11

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2


2027

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 7

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 1


2027

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 4

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2


2027

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 7

(2) Xe ô tô chạy điện khác

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10

+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 11

h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh


28

- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm


2017

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 20


cm3

6 Tàu bay 30

7 Du thuyền 30

8 Xăng các loại

a) Xăng 10

b) Xăng E5 8

c) Xăng E10 7

9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10

10 Bài lá 40

11 Vàng mã, hàng mã 70

II Dịch vụ

1 Kinh doanh vũ trường 40

2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30

3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35

4 Kinh doanh đặt cược 30

5 Kinh doanh gôn 20

6 Kinh doanh xổ số 15
29
Phụ lục 4. Quy định về khấu trừ thuế tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 7. Khấu trừ thuế
1. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các
nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối
với nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp theo Quyết định
ấn định thuế của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận,
trốn thuế) hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi
xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương
ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt bán ra.
Riêng đối với xăng sinh học: Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ của kỳ khai thuế được
căn cứ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp hoặc đã trả trên một đơn vị nguyên liệu mua
vào của kỳ khai thuế trước liền kề của xăng khoáng để sản xuất xăng sinh học.
Đối với các doanh nghiệp được phép sản xuất, pha chế xăng sinh học, việc kê khai nộp
thuế, khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính. Số thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được khấu trừ hết của xăng khoáng
nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học (bao gồm cả số thuế chưa được khấu
trừ hết phát sinh kể từ kỳ khai thuế tháng 01 năm 2016) được bù trừ với số thuế tiêu thụ
đặc biệt phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác phát sinh trong kỳ. Trường hợp sau khi bù
trừ, còn số thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng
để sản xuất, pha chế xăng sinh học thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo hoặc hoàn trả.
Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn trả thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
- Cơ sở sản xuất, pha chế xăng sinh học lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà
nước kiêm bù trừ với các khoản thuế phải nộp khác (nếu có) - Mẫu 01a/ĐNHT kèm theo
Nghị định này.
- Cơ sở sản xuất, pha chế xăng sinh học gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả số thuế tiêu thụ đặc biệt
chưa được khấu trừ hết đến cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính
để được giải quyết hoàn trả theo quy định.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn trả số thuế tiêu
thụ đặc biệt theo quy định tại khoản này được thực hiện như quy định tại Điều 60 Luật
30
Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản
sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước của Cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước
thực hiện chi hoàn trả thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất,
pha chế xăng sinh học. Nguồn hoàn trả thuế tiêu thụ đặc biệt được lấy từ số thu của ngân
sách trung ương về thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu
được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu
thụ đặc biệt đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cơ
quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
bán ra trong nước. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ
đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra và chỉ được khấu trừ tối
đa bằng tương ứng số thuế tiêu thụ đặc biệt tính được ở khâu bán ra trong nước. Phần chênh
lệch không được khấu trừ giữa số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu với số
thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra trong nước, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính
thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để sản xuất hàng
hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt là chứng từ nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt khâu nhập khẩu.
b) Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ
sở bán hàng trực tiếp sản xuất; bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng
(có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
- Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt là hóa đơn giá trị gia tăng khi mua
hàng. Số thuế tiêu thụ đặc biệt mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác
định = giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt; trong đó:

Giá mua chưa có thuế GTGT (thể Thuế bảo vệ môi trường
-
hiện trên hóa đơn GTGT) (nếu có)
Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
31
Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
và số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức sau:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với


Số thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập
Số thuế tiêu thụ của hàng hóa chịu thuế khẩu hoặc số thuế tiêu thụ đặc biệt đã
= -
đặc biệt phải nộp tiêu thụ đặc biệt được bán trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương
ra trong kỳ ứng với số hàng hóa được bán ra trong
kỳ
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp (hoặc đã trả)
cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào
số liệu của kỳ trước để tính số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ và sẽ xác định theo số
thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số thuế tiêu thụ đặc biệt được phép
khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế tiêu thụ đặc biệt tính cho phần nguyên liệu theo tiêu
chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.
4. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện nộp Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo Mẫu
số 01/TTĐB và Bảng xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo Mẫu số
01-1/TTĐB được ban hành kèm theo Nghị định này.

You might also like