You are on page 1of 5

I.

Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập
khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu
dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc loại thuế gián thu và mức thuế thu thường rất
cao nên có khả năng tác động tới việc sử dụng thu nhập vào tiêu dùng của dân cư.
2. Cơ sở pháp lý
Điều 1, 2, 3, 4 Luật Thuế TTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2016).
3. Đặc điểm
o Thuế TTĐB có tính chất gián thu -> đánh vào các hàng hóa, dịch vụ
có giá trị lớn.
o Thuế TTĐB là thuế tiêu dùng có đối thượng chịu thuế hẹp
o Thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao.
o Thuế TTĐB chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu và cung ứng
hàng hóa dịch vụ.
4. Vai trò của thuế TTĐB
o thuế TTĐB là một trong những công cụ trợ giúp Nhà nước thực hiện
chính sách quản lý và thúc đẩy sản xuất đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
o thuế TTĐB là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết
thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao
o thuế TTĐB là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng
cường nguồn thu ngân sách Nhà nước
5. Đối tượng chịu thuế
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế TTĐB năm 20081 (sửa đổi, bổ sung năm
2016) và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP2
6. Căn cứ tính thuế

1
2
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt3.
7. Thuế suất
Thuế suất thuế TTĐB được quy định tại Điều 7 Luật TTĐB năm 2008 (sửa
đổi, bổ sung năm 2014)
II. Phân tích, nhận xét và đánh giá tác động của thuế TTĐB đối với xu hướng
tiêu dùng
1. Phân tích tác động của thuế TTĐB đến một số mặt hàng
1.1 Thị trường thuốc lá
Là một trong những loại hàng hóa bị đánh thuế TTĐB nhưng VN vẫn sở hữu
lượng người tiêu thụ thuốc lá cao trên thế giới.
Trong giai đoạn 2016-2019, thuế suất thuế TTĐB tăng theo lộ trình đã góp
phần giảm tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng này, cụ thể năm 2016, áp dụng thuế TTĐB tăng
lên 70%, sản lượng tiêu thụ thuốc lá trên thị trường Việt Nam giảm 5% . Năm 2020
thì tỉ lệ người trưởng thành hút thuốc lá của nước ta đã giảm xuống còn 21,5%
(giảm 0,8% so với năm 2015).
Tuy nhiên, dù mức tiêu thụ có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá
vẫn ở mức cao.
2018 – 2019 : lượng tiêu thụ giảm 2% ( 50.2% -> 49.2%)
2020: lượng tiêu thụ giảm còn 42.3% do ảnh hưởng COVID
Quý I năm 2021: lượng tiêu thụ tăng lên 49%.
1.2. Thị trường ô tô
quy định mới về mức thuế TTĐBbắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
2016: xe con dưới 2000cc được giảm thuế / xe từ 3000cc trở lên sẽ tăng
Đến năm 2018, thuế TTĐB tính theo dung tích xi lanh (xe trên 2500cc-
3000cc tăng 5%) -> giá bán lẻ của ô tô tại Việt Nam tiếp tục tăng thêm, lượng ô tô
nhập khẩu giảm.

3
Trong năm 2019, Nhà nước thực hiện các chính sách giảm thuế TTĐB đối
với linh kiện sản xuất ô tô trong nước.
Nhà nước điều tiết định hướng tiêu dùng của người dân thông qua việc giảm
thuế TTĐB đối với ô tô điện. Cụ thể từ ngày 1/3/2022, Chính phủ quyết định giảm
thuế TTĐB về 3% đối với các dòng xe dưới 9 chỗ (trước sửa đổi là 15%), xe từ 10
đến 16 chỗ về 2% (trước sửa đổi là 10%), xe 16 đến 24 chỗ về 1% (trước sửa đổi là
5%)...
1.3. Rượu, bia
Thuế TTĐB hiện tại: 35-65% với rượu, 65% với bia.
Giai đoạn 2020-2021 cho thấy sản lượng tiêu thụ rượu bia đã sụt giảm 20%.
Các doanh nghiệp rượu bia phải cắt giảm chi phí, quy mô sản xuất và nhân
công lao động.
1.4. Mặt hàng khác
Xăng dầu: Chính phủ đánh thuế TTĐB vào loại xăng RON-95 -> giá xăng
tăng, ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ.
Vàng mã: với vde lượng đốt tiêu thụ vàng mã, thuế TTĐB với mặt hàng này
là 75%.
2. Tác động đến người tiêu dùng
2.1 Thuốc lá và rượu, bia
Lượng người tiêu dùng các mặt hàng đã giảm hằng năm nhưng vẫn nằm ở
mức cao.
2.2 Thị trường ô tô
Lượng các xe phân khúc nhỏ tăng, các xe nhập khẩu giảm.
2.3 Các mặt hàng khác
Xu hướng tiêu dùng đã phần nào giảm xuống. Đặc biệt, lượng tiêu thụ xăng
dầu giảm do xu hướng dùng xe có xilanh nhỏ/xe điện.
III. Kiến nghị hoàn thành pháp luật
1. Bổ sung đối tượng chịu thuế TTĐB
Các mặt hàng, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng nhưng chưa chịu thuế:
thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh
dịch vụ trò chơi điện tử như: mua bán tài sản ảo, chơi game phát sinh thu
nhập…
2. Điều chỉnh suất thuế TTĐB
Giảm thuế suất cho các loại xe ô tô cỡ nhỏ, các loại xe điện
Tăng thuế suất cho thuốc lá và đồ uống có cồn.
3. Vấn đề tăng thuế TTĐB cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên
Nhà nước phải thuyết phục được người dân về tính hợp lý của các khoản
chi tiêu từ ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng cần minh bạch và có
trách nhiệm giải trình, đi kèm với đó là cần một lộ trình tăng thuế phù
hợp cho các mặt hàng.
4. Nhà nước cần xem xét điều chỉnh cơ sở tính thuế đối với phương pháp
tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
Thuế TTĐB ở nước ta là loại thuế chủ yếu tính theo tỷ lệ phần trăm trên
đơn vị giá trị (đồng Việt Nam) của đối tượng chịu thuế, không tính theo
đơn vị. nếu đánh thuế tính trên cơ sở đơn vị, việc tính thuế sẽ đơn giản,
đánh thuế trực tiếp trên từng đơn vị tiêu dùng lúc này có hiệu quả điều
tiết cao hơn.
5. Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, tổ chức thi hành pháp luật
TTĐB.
nâng cao ý thức pháp luật cho người dân bằng cách tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế.
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện pháp luật thuế TTĐB.

LỜI KẾT
Từ những phân tích, đánh giá và nghiên cứu trên, có thể thấy rằng thuế
TTĐB là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ
mô. Việc xem xét, xây dựng và bổ sung thuế TTĐB là một trong những
quyết định ý nghĩa, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời đại
mới. Tại Việt Nam hiện nay, thuế TTĐB còn được coi là nguồn thu nhập
lớn, góp phần làm tăng ngân sách của Nhà nước cũng như điều tiết thu
nhập của người tiêu dùng.

You might also like