You are on page 1of 23

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN


MÔN:
LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ 1:
“ Từ phân tích thực trạng pháp luật thuế giá trị gia
tăng ở Việt Nam, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy định về thuế giá trị gia tăng hiện nay”
HỌ VÀ TÊN : NGÔ THÙY LINH
MSSV : 432254
LỚP : N06 – TL4
NHÓM :3

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Khái quát chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng........................................1
1. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng......................................................1
1.1. Định nghĩa thuế giá trị gia tăng..................................................................1
1.2. Định nghĩa pháp luật thuế giá trị gia tăng..................................................1
2. Một số nội dung pháp luật thuế giá trị gia tăng.............................................2
2.1. Đối tượng chịu thuế....................................................................................2
2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng......................................2
2.2.1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng..............................................................2
2.2.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng....................................................2
II. Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam.................................3
1. Thực trạng quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam...................3
2. Thực trạng áp pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam.............................8
2.1. Một số thành tựu trong thực tiễn thực hiện pháp luật thuế giá trị gia tăng
tại Việt Nam......................................................................................................8
2.2. Hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.......10
III. Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
hiện nay...........................................................................................................13
1. Hoàn thiện nội dung pháp luật thuế giá trị gia tăng....................................13
1.1. Đối tượng chịu thuế..................................................................................13
1.2. Chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng..............................................................13
1.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng...............................................................13
1.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.....................................................14
1.5. Hoàn thuế giá trị gia tăng.........................................................................14
2. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế và cải cách thủ tục hành
chính thuế........................................................................................................14
KẾT LUẬN....................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

0
MỞ ĐẦU
Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quản
ly, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ở nước ta, thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng. Chính vì
vai trò quan trọng của thuế giá trị gia tăng nên pháp luật thuế giá trị gia tăng
cũng trở thành vấn đề rất đáng để quan tâm. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề
này, em xin lựa chọn nghiên cứu Đề 1: “ Từ phân tích thực trạng pháp luật
thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định về thuế giá trị gia tăng hiện nay”.
Trong quá trình làm bài, vì hạn chế kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế
nên khó tránh khỏi sai sót. Kính mong quý thầy, cô góp ý để bài viết được hoàn thiện
hơn.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng
1. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng
1.1. Định nghĩa thuế giá trị gia tăng
Trước hết, ta hiểu giá trị gia tăng (GTGT) là giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hay nói cách khác, giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị mua vào và
giá trị bán ra. Và thuế GTGT là chính là thuế đánh vào phần chênh lệch đó.
Thuế GTGT còn gọi là VAT là từ viết tắt của Value Added Tax. Theo quy
định Điều 2, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2016) thì
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

1.2. Định nghĩa pháp luật thuế giá trị gia tăng
Dựa trên lý luận chung về nhà nước và pháp luật và định nghĩa về thuế
GTGT, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa
ra định nghĩa như sau: “Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh

1
trong quá trình đăng ký, kê khai, quản lý và quyết toán thuế giá trị gia
tăng”.1

2. Một số nội dung pháp luật thuế giá trị gia tăng
2.1. Đối tượng chịu thuế
Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT thì “Hàng hóa, dịch vụ sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu
thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 52 của Luật này”.
Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác
động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là
tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc
là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản,
bởi vì thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế
mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi
nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm
do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng
chịu thuế GTGT.

2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
2.2.1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điều 6 Luật thuế GTGT đã quy định về căn cứ tính
thuế GTGT nhu sau: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế
suất”.
Trong đó giá tính thuế được quy định chi tiết tại Điều 7 và thuế suất quy
định tại Điều 8 Luật thuế GTGT. Theo đó thì các mặt hàng khác nhau sẽ có giá
tính thuế và thuế suất khác nhau tùy thuộc vào vai trò của chúng. 3 Thuế suất
trong thuế GTGT gồm 4 mức (0%, 5%, 10%, 20%) trong đó mức thuế suất 10%
được coi là mức thuế suất chuẩn, áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ thông
thường.

1
Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân, 2019, Tr. 166
2
Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2016) quy định về đối tượng không chịu thuế
3
Quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2016)
2
2.2.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Phương pháp là những cách thức, biện pháp để giải quyết một vấn đề
nào đó, như vậy có thể hiểu phương pháp tính thuế GTGT là những cách
thức, biện pháp tính thuế trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo quy định tại Điều 9 Luật thuế GTGT đã quy định về các phương pháp
tính thuế GTGT như sau: “Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương
pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng4 và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng5”.

II. Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
1. Thực trạng quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Mặc dù ra đời muộn so với các loại thuế khác song pháp luật thuế
GTGT ở Việt nam hiện nay cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về lý luận của
pháp luật thuế GTGT cả cấu trúc bên trong lẫn hình thức bên ngoài. Các bộ
phận (các nhóm quy phạm pháp luật) hợp thành pháp luật thuế GTGT là
tương đối đầy đủ và được thể hiện dưới hình thức: luật, nghị quyế, thông tư,
nghị định của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện các quy định pháp luật về thuế GTGT kể trên vẫn có một số vấn đề bất
cập nảy sinh. Cụ thể:
Thứ nhất, về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Luật Thuế GTGT sửa đổi năm 2013 và 2016 đã sửa đổi, bổ sung 9
nhóm hàng hóa, dịch vụ theo hướng thu hẹp, để mở rộng diện chịu thuế; đồng
thời, quy định cụ thể hơn, bảo đảm rõ ràng, dễ thực hiện cho cả người nộp
thuế và cơ quan quản lý. Tuy nhiên , vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:
Một là, quy định về thuế GTGT đối với hàng hóa là đầu vào của nông
nghiệp
Việc chuyển đối tượng hàng hóa là đầu vào của nông nghiệp từ diện chịu
thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT đã khiến các doanh nghiệp
sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất

4
Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2016)
5
Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2016)
3
nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Một mặt phải chịu sức ép giảm
giá bán trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại (hàng ngoại nhập trước
đây phải nộp thuế GTGT 5%, nay khâu nhập khẩu không phải nộp thuế GTGT
khi nhập khẩu), các nhà sản xuất trong nước phải giảm giá bán để đối phó với
tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng. Mặt khác, vật tư nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất đều thuộc diện chịu thuế (10% hoặc 5%) trước đây được
khấu trừ, nay do đầu ra không áp thuế nên thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp
phải tính hết vào giá thành, làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của doanh
nghiệp.6
Hai là, về thuế đối với nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) của các tổ chức tín
dụng còn gây tranh cãi
Quan điểm xuyên suốt của thuế GTGT ở nước ta là các dịch vụ tài chính,
tín dụng, chứng khoán (như cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, bảo lãnh ngân
hàng, chuyển nhượng chứng khoán…) luôn được xếp vào diện đối tượng không
chịu thuế GTGT, bởi đây là các kênh dẫn vốn cho nền kinh tế. Trong khi đó, các
hoạt động dịch vụ của các tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng thì áp dụng
thuế GTGT ở mức 10% để bảo đảm sự công bằng và bảo đảm tính liên hoàn của
thuế GTGT.
Trước đây, với quan điểm cho rằng, L/C là một loại hình tín dụng nên
L/C được xếp vào đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, theo Luật
các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 7, có ý kiến cho rằng,
L/C là một loại hình dịch vụ thanh toán và đã là dịch vụ thì cần phải áp thuế
suất mức 10%. Trong khi đó, cũng không ít ý kiến cho rằng, theo thông lệ
quốc tế8, một ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng phát hành/xác nhận L/C, về
bản chất là cam kết/bảo lãnh, do vậy thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Thứ hai, về chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điều 4 của LTGTGT: “Người nộp thuế giá trị gia
tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá

6
Nguyễn Việt Hòa, Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng và một số đề xuất, Tạp chí Tài chính kỳ 2/2011
7
Khoản 15, Điều 4 quy định “Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng,
thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng”.
8
Bộ quy tắc về thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP 600
4
trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia
tăng”.Như vậy, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ, hộ gia đình hoặc
cá nhân kinh doanh có quy mô nhỏ, doanh số thấp cũng thuộc diện đối tượng
nộp thuế GTGT.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có khoảng 550.000 tổ chức kinh tế
đang kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trong đó,
khoảng 1/3 là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ, doanh thu chưa tới 1 tỷ
đồng năm, số thu thuế GTGT chiếm khoảng 0,3 % tổng thu về thuế GTGT9. Như
vậy, số lượng doanh nghiệp quy nhỏ và hộ kinh doanh ở nước ta chiếm một tỷ
trọng khá lớn nhưng phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả,
trong khi đó luật thuế GTGT lại không xác định ngưỡng chịu thuế nên chi phí
quản lý hành chính thuế rất lớn so với số thuế GTGT thu được từ những đối
tượng này.
Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ (đặc biệt người
kinh doanh trực tuyến qua mạng Internet không tuân thủ quy định pháp luật về
quản lý thuế, không thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT cũng như bất kỳ loại
thuế nào.
Thứ ba, về căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
Theo Điều 7 LTGTGT, giá tính thuế GTGT là một trong các căn cứ
tinh thuế, được xác định là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT.
Trên thực tế, việc xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ thực và giá bản hàng
hóa ghi trên hóa đơn, chứng từ có sự khác biệt. Chẳng hạn, khi khách hàng đi
mua hàng hóa là những đồ dùng thiết yếu trong gia đình như tivi, tủ lạnh, máy
giặt thì rất ít, hoặc hầu như không có khách hàng nào lấy hóa đơn thuế GTGT.
Bởi lẽ, nếu khách hàng yêu cầu có lấy hóa đơn thuế GTGT thì doanh nghiệp
sẽ yêu cầu phải trả thêm tiền thuế GTGT, thông thường là 10% giá của hàng
hóa, tức là giá hàng hóa được bán ra là giá chưa có thuế GTGT. Rõ ràng về
bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu, doanh nghiệp khi bán hàng hóa,
dịch vụ thì thuế GTGT phải bao gồm trong giá thanh toán. Vậy trong trường
hợp này doanh nghiệp đã tiếp tay cho khách hàng trốn thuế, hay doanh nghiệp
9
Nguyễn Minh Hằng, Một số bất cập trong pháp luật thuế giá trị gia tăng và đề xuất pháp lý, Tạp chí Nghề
luật, số 2/2019, Tr.25
5
cố tình tạo cơ hội để khách hàng không lấy hóa đơn để bán hóa đơn khống ra
ngoài thị trường, từ đó thu lợi bất chính cho doanh nghiệp?
Hoặc trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng,
nhân viên nhà hàng chi giao hỏa đơn tự in (đã tính 10% thuế GTGT). Khi
khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn đỏ (hóa đơn thuế GTGT) thì nhân viên nhà
hàng mới ra quầy thu ngân để đề nghị xuất hóa đơn. Như vậy, trong trường hợp
này, nếu người mua không nhận được hóa đơn thuế GTGT, thì đơn vị cung cấp
hàng hóa, dịch vụ dễ dàng ăn chặn thuế GTGT, bằng cách coi như chưa từng
có giao dịch này, hoặc ghi số tiền trong hóa đơn thấp hơn so với số tiền đã thu
của khách hàng. Điều này tạo ra lỗ hổng về thuế, gây thất thu cho ngân sách
nhà nước, Như vậy, khi chưa chứng minh được giá ghi trên hóa đơn, chứng từ
là không phù hợp với giá thực thi cơ quan thuế vẫn phải dựa vào giá ghi trên
hóa đơn, chứng tử để xác định phạm vi mức độ, nghĩa vụ thuế GTGT của chủ
thể kinh doanh.10
Thứ tư, về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được quyền lựa chọn một
trong hai phương pháp tính thuế: phương pháp khẩu trừ thuế hoặc phương
pháp tính trực tiếp trên GTGT. Tuy nhiên, quy định về phương pháp tính thuế
chưa đồng bộ, thiếu linh hoạt còn gây bất lợi cho doanh nghiệp, làm nảy sinh
hiện tượng thuế trùng thuế và nguy cơ gian lận thuế. Cụ thể:
Một là, về cơ sở lý luận để xác định phương pháp tính thuế cho doanh
nghiệp
Cơ sở kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên được xác định là có
quy mô “lớn” nên bắt buộc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Còn các cơ
sở kinh doanh có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (được xác định là cơ sở kinh
doanh có quy mô nhỏ) thì được lựa chọn hoặc là nộp thuế theo phương pháp
tính khấu trừ, hoặc là nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào doanh thu để xác định quy mô của cơ sở
kinh doanh thì còn quá chủ quan. Bởi vì, quy mô doanh nghiệp còn phụ thuộc
vào rất nhiều tiêu chí như: số lượng lao động, tổng nguồn vốn đầu tư, doanh
10
Nguyễn Minh Hằng, Một số bất cập trong pháp luật thuế giá trị gia tăng và đề xuất pháp lý, Tạp chí Nghề
luật, số 2/2019, Tr.25-26
6
thu, lợi nhuận…, tương ứng với từng ngành, lĩnh vực kinh doanh là nông lâm
nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng hay thương mại và dịch vụ.
Do đó, khoản 2 Điều 10 Luật Thuế GTGT quy định cơ sở kinh doanh
có doanh thu từ 1 tỷ đồng bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
mà không được lựa chọn phương pháp tính thuế khác là không đảm bảo tính
bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp.
Hai là, về thời gian áp dụng cố định một phương pháp tính thuế GTGT
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật
Thuế GTGT thì “Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là hai năm liên
tục”.
Phương pháp tính thuế GTGT ảnh hướng rất lớn đến cơ sở kinh doanh, quyết
định số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải thực hiện. Trong khi doanh thu của cơ
sở kinh doanh thay đổi theo thời gian rất nhanh chóng (đôi khi là tính bằng tháng,
bằng quý) thì phương pháp tính thuế lại cố định trong thời gian 2 năm là một rào cản
lớn để doanh nghiệp quyết định thay đổi phương pháp tính thuế GTGT. Vì vậy, nên
cho phép doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính thuế GTGT theo từng năm tài
chính.
Ba là, về trường hợp thuế trùng thuế
Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương pháp khấu thuế GTGT
có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp hoặc hộ cá nhân kinh doanh thực hiện tính
thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp thì cả hai bên đều bị thiệt hại. Cụ
thể: Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT khi
mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp để tỉnh
thuế GTGT thì dù có hoá đơn bán hàng (đã có thuế GTGT) nhưng không được
sử dụng để khấu trừ thuế. Tương tự, khi doanh nghiệp thực hiện phương pháp
tính thuế GTGT trực tiếp mua dịch vụ, hàng hoá của các doanh nghiệp áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT, doanh nghiệp cũng có hóa đơn GTGT do doanh nghiệp áp
dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT phát hành cũng không được khấu trừ
thuế GTGT.

7
Với quy định về phương pháp tính thuế như hiện nay sẽ tiếp tục tạo ra
sự bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh hành hóa, dịch vụ thuộc diện
chịu thuế GTGT, nảy sinh hiện tượng tiêu cực ở chính các chủ thể kinh doanh
đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, do buộc phải mua sử dụng hóa đơn
bất hợp pháp để hợp thức hóa sổ sách về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Đây cũng chính là kẻ hở để các công ty "ma" bán hóa đơn GTGT trục lợi.
Thứ năm, về hoàn thuế giá trị gia tăng
Trong LTGTGT hiện hành, nhà làm luật đang có sự nhầm lẫm giữa khái
niệm “khấu trừ thuế GTGT” với khái niệm “hoàn thuế GTGT”, trong khi đây là
hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về bản chất, mặc dù giữa chúng có mối liên hệ
với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ, khấu trừ thuế GTGT là một phương pháp tính
thuế GTGT, theo đó nhà làm luật cho phép người nộp thuế được khấu trừ số thuế
GTGT đầu vào khi tính thuế GTGT phải nộp đối với số hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế được bán ra thị trường. Còn hoàn thuế GTGT là quan hệ tài sản mà thdeo đó
Nhà nước trả lại cho người được hoàn thuế số tiền thuế GTGT mà họ nộp thừa
cho Nhà nước hoặc do Nhà nước đã thu từ người nộp thuế nhưng không có căn cứ
pháp luật.11

2. Thực trạng áp pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
2.1. Một số thành tựu trong thực tiễn thực hiện pháp luật thuế giá trị gia
tăng tại Việt Nam
Qua hơn 20 năm áp dụng, Luật thuế GTGT cơ bản đã phản ánh được
bản chất của thuế GTGT cũng như cơ chế vận hành của thuế GTGT. Có thể
nói, pháp luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều
mặt kinh tế - xã hội của đất nước và đạt được những mục tiêu đề ra của cải
cách thuế. Một số thành tựu nổi bật có thể kể đến là:
Thứ nhất, Luật thuế GTGT với những nội dung phù hợp với thông lệ
quốc tế là một nước tiến mới trong quá trình thực hiện các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO và các hiệp định về thuế.

11
Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lí thuyết và những hạn chế, bất cập của chế định hoàn thuế giá trị gia tăng
trong pháp luật Việt Nam, tạp chí Luật học, số 6/2018, tr. 70
8
Thứ hai, thuế GTGT được áp dụng rộng rãi đã góp phần tạo nguồn thu
lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn 2006 - 2018, tỷ lệ thuế GTGT so với tổng thu thuế cả
giai đoạn là 24%, tăng từ 19% (năm 2006) lên 24,2% (năm 2018). Trong đó,
tỷ lệ bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 22,4%; giai đoạn 2011 - 2015 là
25,6% và giai đoạn 2016 - 2018 là 24,1%, mặc dù thấp hơn giai đoạn trước
những vẫn cao hơn mức bình quân 5 năm 2006 - 2010.
Quy mô thu thuế GTGT có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 5,82% GDP lên
6% trong năm 2015, tăng dần lên 6,21% GDP trong năm 2018, năm 2019 có xu hướng
giảm xuống 6,01% GDP. Mức động viên thu thuế GTGT so GDP ở Việt Nam cũng
tương tự với mức trung bình của các nước OECD khi tỷ trọng thu thuế tiêu dùng ở các
nước OECD đạt 2,9 - 3%GDP trong giai đoạn 2011 - 2017. So với các nước trong khu
vực thì tỷ lệ thuế GTGT trên GDP của Việt Nam cũng ở mức tương đương hoặc cao
hơn.12
Thứ ba, sự ra đời của hóa đơn điện tử đã khắc phục được một số bất
cập của hóa đơn giấy
Nếu như trước đây, khi sử dụng hóa đơn giấy, doanh nghiệp phải chi
phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng khi khách hàng ở
xa, người bán phải chuyển phát nhanh, hoặc gửi bưu điện hóa đơn trả khách
hàng, thì nay không phải băn khoăn về điều này nữa.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm bớt
thời gian lập Tờ khai thuế GTGT so với sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự
in, vì phần mềm tạo hóa đơn tự động kết chuyển số liệu vào Tờ khai thuế
GTGT.13
Thứ tư, áp dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính
thuế để tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm bớt sai sót và thiện tiện cho cả chủ
thể nộp thuế và cơ quan quản lý thuế
12
Nguyễn Thị Thu (2021), Hiệu quả thu thuế ở Việt Nam, Viện chiến lược và chính sách tài chính
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chitiet?
dDocName=MOFUCM197200&dID=205543&_afrLoop=509104873347884#%40%3FdID
%3D205543%26_afrLoop%3D509104873347884%26dDocName%3DMOFUCM197200%26_adf.ctrl-state
%3D11ais710t7_4 truy cập ngày 01/7/2021.
13
Lê Thị Hồng Vân (2017), sửa quy định về hóa đơn giá trị gia tăng: Khắc phục tình trạng gian lận, làm giả
hóa đơn, Cổng thông tin điện tử Tổng cục thuế.

9
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế về khai thuế điện tử cho thấy, đến
nay hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và
100% chi cục thuế trực thuộc. Tính đến ngày 20/3/2020 có 758.676 doanh
nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,91% doanh nghiệp
đang hoạt động, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là hơn 2,2 triệu
hồ sơ.
Hiện nay Tổng cục Thuế cũng đã phối hợp với với 55 ngân hàng thương mại
(đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế) và 63 cục thuế triển khai
dịch vụ nộp thuế điện tử. Tổng cục Thuế đang tiếp tục tuyên truyền, vận động doanh
nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến 20/3/2020, số lượng doanh nghiệp đã đăng
ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 756.712 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ
99,65%.
Đặc biệt, công tác hoàn thuế điện tử cũng được triển khai rộng rãi tại tất cả
63 cục thuế. Báo cáo cho thấy, tính từ đầu năm 2020 đến nay đã có 2.354 doanh
nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử, đạt tỷ lệ 97,63%. Số hồ sơ tiếp nhận là 2.849
hồ sơ trên tổng số 2.911 hồ sơ, đạt tỷ lệ 97.87%. Tổng số hồ sơ hệ thống đã giải
quyết hoàn là 1.695 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 8.492 tỷ
đồng.14

2.2. Hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đạt được pháp luật thuế GTGT vẫn phải đối
mặt với một số tồn tại chủ yếu nảy sinh từ các hành vi gian lận thuế GTGT như
sau:
Thứ nhất, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Một là, khấu trừ thuế GTGT của các hóa đơn bất hợp pháp: Hóa đơn giả,
hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn hết giá trị sử dụng; hóa đơn không do
cơ quan thuế phát hành; hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ sau thời điểm cơ quan thuế ra thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh
doanh…
Một số ít doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành
lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và mua bán hóa đơn, thậm chí lập
14
Nhật Minh (2020), Hơn 8.490 tỷ đồng hoàn thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử, Cổng thông tin
điện tử Tổng cục thuế.
10
khống hóa đơn cho các doanh nghiệp khác để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu
vào (hay còn gọi là thành lập doanh nghiêp “ma”)
Ví dụ: Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thu Duc House) có
hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT (có đến 70 doanh nghiệp liên quan) bị
phát hiện gần đây với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các doanh nghiệp này được thành
lập để chuyển tiền với số lượng rất lớn, hàng ngàn tỷ đồng qua nhiều ngân hàng
khác nhau, mua bán lòng vòng, nâng giá hàng hóa để được hoàn thuế GTGT.
Chiêu này được doanh nghiệp gọi là “ve sầu thoát xác”. Đến khâu cuối thì các
doanh nghiệp “ma” mất dấu, trong khi đó cán bộ thuế thường chỉ có thể kiểm
tra hóa đơn ở khâu mua, bán gần nhất.
Công ty TNHH Kim Thư (phường 1, quận 5) do Ngô Văn Thanh làm
giám đốc, mua 57 tờ hóa đơn ghi khống trị giá hàng hóa hơn 102 tỷ đồng để
hợp thức hóa đầu vào cho số lượng cát san láp mua trôi nổi trên thị trường của
công ty, trốn thuế gần 9,3 tỷ đồng.
Hai là, chia nhỏ gói thanh toán bằng nhiều hóa đơn: Doanh nghiệp đã
chủ động “chia nhỏ” giá trị thanh toán thành nhiều hóa đơn nhỏ hơn 20 triệu;
rải thành nhiều ngày trả tiền khác nhau, ghi hình thức thanh toán là “tiền mặt”
để được khấu trừ thuế, đồng thời tránh bị kiểm soát khi thanh toán qua ngân
hàng.
Ba là, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa hủy, hàng trả lại. Một số doanh
nghiệp đã không ghi rõ nội dung nghiệp vụ là “hàng hủy”, “hàng trả lại” mà cố
tình ghi chung chung là “thuế GTGT của Công ty A, công ty B…” để khấu trừ
thuế.
Bốn là, tạo các nghiệp vụ không có thực: Các nghiệp vụ không có thực
nghĩa là thực tế doanh nghiệp không có phát sinh các nghiệp vụ này nhưng đã
tự tạo ra chứng từ, đi mua chứng từ ngoài để hợp pháp hóa. Vì thế, có thể gọi
đây là ghi khống. Ghi khống thể hiện qua những chứng từ, bảng kê giả mạo với
chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo, hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh
khác… Với hành vi này, doanh nghiệp giảm được thuế GTGT thông qua việc
khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.

11
Năm là, doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa – dịch vụ
không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu
trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của
công ty.
Sáu là, nâng giá hàng hóa – dịch vụ mua vào. Các doanh nghiệp sản xuất
hàng hóa tiêu thụ nội địa, hàng hóa tiêu thụ trong nước khó có thể cạnh tranh
và tăng giá tùy tiện so với mặt bằng chung, cho nên doanh nghiệp thường tìm
mọi cách để nâng chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Điều chỉnh con số ở
thiết bị vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư trên một đơn vị sản phẩm,
chi phí phân bổ chính là phương thức, “lỗ hổng” giúp doanh nghiệp lách luật
và nâng giá thành dễ nhất. Việc chi phí tăng, giúp doanh nghiệp giảm được
khoản thuế GTGT phải nộp, bằng cách tăng thuế GTGT đầu vào khấu trừ.15
Thứ hai, giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp
Một là, bán hàng, cung ứng dịch vụ không xuất hóa đơn GTGT. Hoạt
động này làm lợi cho đối tượng nộp thuế một lượng thuế GTGT ở đầu ra tương
ứng với số hàng hóa, dịch vụ bán ra không xuất hóa đơn.
Ví dụ: Công ty Trần Thoàn xuất linh kiện cho Tập đoàn Asanzo và Tập
đoàn giao lại cho Công ty VTB gia công, lắp ráp một phần và trực tiếp gia công
thành phẩm là mặt hàng điều hòa nhiệt độ. Sau đó, các sản phẩm này xuất bán
cho Công ty TNHH diện lạnh Asanzo. Tập đoàn Asanzo đã không xuất hóa đơn
và để ngoài sổ sách kế toán khoản thu bán hàng cho Công ty TNHH điện lạnh
Asanzo. Và để công ty Trần Thoàn xuất hóa đơn trực tiếp cho Công ty TNHH
diện lạnh Asanzo. Với cách xuất hóa đơn này, Tập đoàn Asanzo đã trốn được
thuế GTGT.
Hai là, ghi giá bán thấp hơn giá thực tế: Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa
đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán.
Hành vi này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân,
xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội
thất... 16
15
Nguyễn Thanh Hương, Nhận diện các hành vi trốn thuế và đề xuất mộ số giải pháp, Tạp trí tài chính,
9/2015, Tr. 63
16
Nguyễn Thanh Hương, Nhận diện các hành vi trốn thuế và đề xuất mộ số giải pháp, Tạp trí tài chính,
9/2015, Tr. 63
12
Thứ ba, gian lận liên quan đến thuế GTGT hàng xuất khẩu
Do thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bằng 0% nên các
doanh nghiệp khi có hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn lại tiền thuế GTGT đầu
vào. Tuy nhiên, quy định này cũng bị lợi dụng khi có những doanh nghiệp lập
hồ sơ khống cho hàng hóa xuất khẩu nhằm rút ruột ngân sách, và các gian lận
này chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu qua biên giới đất liền.
Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt
tiền qua hoàn thuế GTGT từ ngân sách nhà nước. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn
ra đối với phương thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Hành vi này được thực
hiện như theo trình tự: Làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn; Sau đó lại đưa hàng
hóa quay trở lại Việt Nam nhưng không qua cửa khẩu; Rồi lại làm thủ tục xuất
khẩu.
Ví dụ: Công ty X xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc qua
cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai). Sau khi làm thủ tục hải quan hợp pháp ở cửa
khẩu và chính thức đưa qua biên giới thì hàng hóa được chuyển cho một công
ty “ma”. Ngay lập tức, lực lượng cửu vạn lại mang lậu số hàng này qua đường
mòn trở lại Việt Nam. Lô hàng này lại tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu hợp pháp
qua biên giới và lại quay vòng nhập lậu lại Việt Nam.
Tháng 6/2014, bà Lê Thị Kim Phượng (quốc tịch Pháp) khi làm thủ tục
xuất cảnh đi Pháp tại sân bay Tân Sơn Nhất đã mang theo hàng hóa trị giá
400 triệu đồng mua tại Việt Nam nên cũng được hưởng tiền hoàn thuế GTGT
hơn 30 triệu đồng. Sau đó, bà Phượng mang toàn bộ số hàng đã được hoàn
thuế và khu cách li nhưng lại không mang theo khi xuất cảnh mà tìm cách
chuyển ngược lại nội địa cho người thân. Hành vi vi phạm của bà Phượng
nhanh chóng bị cán bộ hải quan phát hiện, lập biên bản vi phạm.17

17
Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lí thuyết và những hạn chế, bất cập của chế định hoàn thuế giá trị gia tăng
trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 6/2018, tr. 71
13
III. Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định về thuế giá trị gia tăng ở Việt
Nam hiện nay
Để thuế GTGT phát huy được hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước, em xin đề xuất một số kiến nghị như
sau:

1. Hoàn thiện nội dung pháp luật thuế giá trị gia tăng
1.1. Đối tượng chịu thuế
Luật thuế GTGT nên xác định lại đối tượng chịu thuế là các hoạt động
chuyển giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh, nhập khẩu hàng hóa thay vì đối tượng là hàng hóa, dịch vụ như hiện tại.
Bởi lẽ thuế GTGT dưới góc độ pháp lý là quan hệ pháp luật phát sinh giữa
người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và Nhà nước nên sự kiện pháp lý
làm phát sinhquan hệ thuế GTGT là hành vi, trong trường hợp này là các hoạt
động chuyển giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ được thực hiện trong quá trình
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam chứ không đơn thuần là hàng hóa
và dịch vụ.18

1.2. Chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng


Pháp luật nên điều chỉnh theo hướng quy định các doanh nghiệp nhỏ và
rất nhỏ, các hộ, cá nhân kinh doanh nếu có mức doanh thu dưới ngưỡng tính
thuế (xác định theo từng ngành) thì không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo cách tính thông thường mà áp dụng nộp thuế theo mức ấn định trên
doanh thu. Bằng cách này đối tượng nộp thuế GTGT sẽ được thu hẹp, đảm
bảo quản lý thuế có hiệu quả, tập trung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
vừa và lớn.

1.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng


Giải pháp cần áp dụng hiện nay là phải có một cơ chế chính sách pháp
luật hợp lý nhằm chứng minh được trường hợp giá ghi trên hóa đơn chứng từ là
không phù hợp với giá thực. Có như vậy mới xác định được phạm vi mức độ
nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể vi phạm. Áp dụng hóa đơn điện tử

18
Lê Thị Thủy (2013), Thực trạng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và đề xuất hoàn thiện, Hà Nội, Tr. 61
14
sẽ giải quyết được vấn đề này tuy nhiên hiện nay hóa đơn điện tử chưa phổ biến
rộng rãi chính vì thế đòi hỏi tinh thần hợp tác, tự giác, tự nguyện từ phía chủ thể
kinh doanh.

1.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng


Nên quy định áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT thông nhất là
khấu trừ thuế, bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
bởi lẽ điều này trái với bản chất của thuế GTGT (là thuế gián thu liên hoàn) và
gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Nếu pháp luật GTGT xác định
ngưỡng doanh thu chịu thuế thì phương pháp tính thuế trực tiếp sẽ không có
cơ sở để tồn tại.
1.5. Hoàn thuế giá trị gia tăng
Để khắc phục hạn chế của quy định hiện hành trong quy định về hoàn
thuế GTGT, pháp luật hiện hành cần được sửa đổi theo hướng quy định
nguyên tắc chung là Nhà nước chỉ hoàn thuế GTGT cho người chịu thuế là tổ
chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT với điều kiện chủ thể
đó phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ đã có thuế
GTGT cho cơ quan quản lý thuế, đồng thời không quy định hoàn thuế GTGT
cho người nộp thuế như hiện nay. Quy định theo hướng như vậy, người nộp
thuế GTGT (cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT không còn
động cơ, lợi ích để có thể gian lận nhằm được hoàn thuế GTGT, còn người
chịu thuế là tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, do họ là
chủ thể có quyền được yêu cầu hoàn thuế nên chắc chắn sẽ đòi hỏi người bán
hàng hóa, dịch vụ phải phát hóa đơn GTGT cho họ đề họ có bằng chứng đề
nghị Nhà nước hoàn thuế cho mình. Đây chính là giải pháp nhằm thúc đẩy
việc tuân thủ pháp luật về kế toán từ phía các cơ sở kinh doanh (nhờ có sự
kiểm soát từ chính người mua hàng) và thông qua đó giúp Nhà nước kiểm
soát tốt hơn các yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chủ thể kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường.19

19
Nguyễn Minh Hằng, Một số bất cập trong pháp luật thuế giá trị gia tăng và đề xuất pháp lý, Tạp chí Nghề
luật, số 2/2019, Tr.27
15
2. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế và cải cách thủ tục
hành chính thuế
Thứ nhất, tăng cường tính minh bạch, công khai của quy định quản lý
thuế GTGT. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật giáo dục -
hỗ trợ về thuế cho mọi đối tượng. Các thông tin về thuế phải được cập nhật
nhanh chóng lên mạng và hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh việc chú trọng đến
hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nhằm tạo một cơ sở pháp lý vững chắc,
cũng cần xây dựng nền tảng ý thức xã hội, để các quy định của pháp luật thực
sự đi vào cuộc sống.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan
chức năng trong công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong
quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
Thứ ba, tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, các tổ
chức đại lý thuế... để mở rộng các hình thức nộp thuế hiện đại, cắt giảm thời
gian nộp thuế cho doanh nghiệp...
Thứ tư, tăng cương đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho
đội ngũ cán bộ thuế.
Thứ năm, tăng mạnh chế tài, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát
chặt chẽ và ngăn chặn mọi hành vi nghi ngờ có gian lận thuế.
Thứ sáu, thống nhất sử dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý
thu thuế nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào,
đầu ra. Đồng thời, hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản,
khoa học và hiệu quả trên cơ sở kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn
thuế.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu bài viết đã nêu lên được lý luận chung về pháp luật
thuế GTGT và chỉ ra một phần thực trạng pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam
hiện nay. Mặc dù, trong áp dụng pháp luật thuế GTGT đã có những thành tựu
đáng kể song những bất câp, hạn chế còn tồn tại rất đáng quan ngại, không thể
phớt lờ. Từ những hạn chế, bất cập được rút ra em đã đề xuất một số giải pháp

16
cụ thể nhằm hoàn thiện thuế GTGT. Mặc dù, dung lượng bài viết và thời gian
nghiên cứu hạn chế nhưng qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc em hy vọng
có thể đưa ra được những thông tin giá trị, chính xác nhất.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Luật
1. Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 (Sửa đổi bổ sung năm 2016)
2. Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 (Sửa đổi bổ sung năm 2013)
3. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010
B. Giáo trình
4. Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công
An Nhân Dân, 2019
C. Tài liệu tham khảo
5. Bộ quy tắc về thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP 600
6. Nguyễn Việt Hòa, Cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng và một số đề
xuất, Tạp chí Tài chính kỳ 2/2011
7. Nguyễn Minh Hằng, Một số bất cập trong pháp luật thuế giá trị gia tăng
và đề xuất pháp lý, Tạp chí Nghề luật, số 2/2019
8. Nguyễn Thanh Hương, Nhận diện các hành vi trốn thuế và đề xuất mộ số
giải pháp, Tạp trí tài chính, 9/2015, Tr. 63
9. Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lí thuyết và những hạn chế, bất cập của chế
định hoàn thuế giá trị gia tăng trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học,
số 6/2018
10. Lê Thị Thủy (2013), Thực trạng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và đề
xuất hoàn thiện, Hà Nội
D. Trang web
11. Cổng thông tin điện tử Tổng cục thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal
12. Nguyễn Thị Thu (2021), Hiệu quả thu thuế ở Việt Nam, Viện chiến lược
và chính sách tài chính
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/
nckhctnc_chitiet?
dDocName=MOFUCM197200&dID=205543&_afrLoop=509104873347884
#%40%3FdID%3D205543%26_afrLoop
%3D509104873347884%26dDocName%3DMOFUCM197200%26_adf.ctrl-
state%3D11ais710t7_4 truy cập ngày 01/7/2021
13. Nhật Minh, Trung Kiên (2021), Ngành Thuế ngăn chặn kịp thời các hành
vi gian lận thuế giá trị gia tăng
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2021-02-25/
nganh-thue-ngan-chan-kip-thoi-cac-hanh-vi-gian-lan-thue-gia-tri-gia-tang-
100265.aspx truy cập ngày 01/7/2021.

18
PHỤ LỤC
Một số vụ án gian lận thuế giá trị gia tăng điển hình xảy ra gần đây
1. Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (gọi tắt là Coca–
Cola Việt Nam) hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994, đóng vai trò điều hành
hoạt động, bao gồm sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm đồ uống không
cồn mang thương hiệu toàn cầu này trên thị trường Việt Nam. Coca-Cola Việt
Nam đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hướng tới nhiều phân khúc gồm đồ
uống có ga như Coca-Cola, Sprite, Fanta, nước tăng lực Samurai, nước thể
thao Aquarius và nước khoáng Dasani.
Trong suốt 25 năm hoạt động tại Việt Nam, mặc dù đã đóng góp vào
nền kinh tế Việt Nam với việc tạo ra 2.500 việc làm trực tiếp và từ đó tạo ra 6
– 10 lần số việc làm gián tiếp từ chuỗi cung ứng, Coca-Cola Việt Nam lại
không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nước sở tại. Công ty từng bị Cục
Thuế TP. HCM xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp bị nghi vấn
có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Từ năm 2012
trở về trước, công ty liên tục kê khai lỗ với giá trị lỗ “khủng”. Tính đến cuối
năm 2012, số tiền lỗ lũy kế của công ty đã lên tới 3.768 tỉ đồng, vượt cả số
tiền đầu tư ban đầu của tập đoàn 2.950 tỉ đồng. Từ năm 2013, công ty bắt đầu
kê khai lãi. Số lãi được kê khai cho năm 2013 là 150 tỉ đồng và năm 2014 là
350 tỉ đồng. Tuy nhiên, do được chuyển lỗ trong vòng 5 năm nên dù 2 năm
này có lãi nhưng công ty vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo cơ quan thuế, “bí quyết” để có thể liên tục kê khai lỗ của công ty là
nâng chi phí nguyên phụ liệu, trong đó hương liệu chủ yếu được nhập trực
tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Chi phí nguyên phụ liệu trung bình chiếm
trên 70% giá vốn, trong đó cá biệt vào năm 2006 và 2007, chi phí này lên đến
80 – 85% giá vốn.
Qua thanh kiểm tra, Tổng cục Thuế đã ra quyết định truy thu thuế từ
Coca–Cola Việt Nam với số tiền hơn 471 tỉ đồng. Trong đó, số thuế GTGT bị

19
truy thu là hơn 60 tỉ đồng, thuế TNDN là hơn 359 tỉ đồng và thuế nộp thay
nhà thầu nước ngoài là gần 52 tỉ đồng. Đồng thời, cơ quan thuế cũng tính tiền
chậm nộp tính đến hết ngày 16/12/2019 là 288,6 tỉ đồng và phạt vi phạm hành
chính hơn 61,6 tỉ đồng. Tổng cộng số tiền Coca-Cola Việt Nam bị truy thu,
phạt và chậm nộp là hơn 821,4 tỉ đồng. Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam phải
giảm số lỗ phát sinh trong niên độ thanh tra hơn 762 tỉ đồng, xác định số lỗ
của giai đoạn trước (từ 2002 – 2006) không được chuyển lỗ là hơn 202,3 tỉ
đồng và giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ (tháng 12/2015) chuyển kỳ
sau là hơn 72,8 tỉ đồng.
2. Metro Cash & Carry Việt Nam
Metro Cash & Carry Việt Nam bắt đầu đi vào kinh doanh từ ngày
28/3/2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 36
triệu USD. Sau khoảng 12 năm hoạt động, từ 2002 đến 2013, Metro Việt Nam
đã trải qua 6 lần thay đổi giấy phép kinh doanh, nâng tổng vốn đầu tư lên hơn
301 triệu USD vào tháng 5/2013. Mạng lưới hệ thống bao gồm 1 trụ sở chính,
15 chi nhánh (gồm 19 trung tâm) và 1 kho trung chuyển trải dọc 16 tỉnh,
thành cả nước. Tuy nhiên, trong suốt thời gian hoạt động của mình, Metro
Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỷ đồng và chỉ duy
nhất năm 2010 là có lãi 173 tỷ đồng.
Mặc dù lỗ nhưng Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ
trên toàn quốc. Với dấu hiệu này, Thanh tra Tổng cục Thuế đã vào cuộc và
xác định Metro Việt Nam có hành vi chuyển giá. Qua thanh tra, cơ quan này
đã yêu cầu công ty điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với số
tiền lên đến 507 tỷ đồng, đồng thời xác định công ty đã có lãi trong 2 năm
2010 và 2011 với số tiền là 234,8 tỷ đồng. Trong số đó, đáng chú ý là cơ quan
thuế buộc doanh nghiệp này điều chỉnh đối với khoản chi phí nhượng quyền
thương mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của
công ty, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng
nợ phải thu khó đòi,... để giảm lỗ với số tiền lên đến 335 tỷ đồng.

20
Ngoài ra, thủ thuật của Metro Việt Nam là thực hiện giao dịch liên kết
với công ty mẹ (Metro Cash & Carry Đức) thông qua khoản điều chỉnh thuế
nhà thầu và khoản điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào. Khoản điều chỉnh
thuế nhà thầu được doanh nghiệp áp dụng đối với các khoản chi phí bồi hoàn
tiền lương trả cho công ty mẹ để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc
tại Metro Việt Nam, tương đương với khoảng 62 tỷ đồng. Khoản điều chỉnh
giảm thuế GTGT đầu vào áp dụng đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo,
tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp là 110 tỷ đồng.
Do những khoản chi phí quá lớn và bất hợp lý được hạch toán vào chi
phí của Metro Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là chi phí nhượng quyền
thương mại mà Metro Việt Nam phải trả cho công ty mẹ giai đoạn 2001 –
2013 lên tới 731 tỷ đồng, đã khiến cho công ty này liên tục báo lỗ trong cả
chục năm. Thanh tra bóc tách và loại khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí nhượng quyền thương mại cho Công
ty Metro AG (Đức) số tiền 7,5 tỷ đồng trong năm 2012–2013.
Tiếp đó, Thanh tra phát hiện trong vòng 3 năm Metro Việt Nam đã cố
tình không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công
Thương nhưng vẫn đưa vào hạch toán chi phí này. Từ đó, Thanh tra Thuế
buộc phải điều chỉnh giảm chi phí này với số tiền 245 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khi thực hiện thương vụ chuyển nhượng thương hiệu cho
Tập đoàn Berli Jucker (BJC) Thái Lan, cơ quan thuế đã chính thức thu được
1.911 tỷ đồng tiền thuế của Công ty Metro.

21

You might also like