You are on page 1of 14

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH

LÊ MINH NGỌC

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Tiểu luận kết thúc môn học: Luật Tài chính

Giảng viên: TS. Nguyễn Vinh Hưng

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3
I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT..................................................................4
a) Khái niệm............................................................................................................................4
b) Đặc điểm.............................................................................................................................4
c) Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt........................................................................................4
d) Khái niệm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.................................................................................4
e) Ý nghĩa ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.....................................................................5
II. NỘI DUNG LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT..............................................................5
1. Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế..........................................................................................5
2. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế..............................................................................6
3. Hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt........................................6
4. Căn cứ tính thuế..................................................................................................................7
5. Khấu trừ, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt..................................................................................9
6. Giảm thuế..........................................................................................................................10
III. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN......................................................10
1. Thuế suất đối với đồ uống.................................................................................................10
2. Thuế suất đối với thuốc lá.................................................................................................12
KẾT LUẬN..............................................................................................................................13
MỞ ĐẦU
“The best thing in life are free, but sooner or later the government will find a way to
tax them”
(Những thứ tốt nhất trong cuộc sống thường miễn phí những sớm muộn gì, Chính phủ
cũng sẽ tìm cách để thu thuế chúng.)
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi mà sự hợp tác kinh tế giữa các nước đang mở
rộng theo xu thế khu vực và toàn cầu hoá, thì việc sử dụng công cụ thuế để quản lý,
điều tiết vĩ mô nền kinh tế cũng cần phải đượp thay đổi, hoàn thiện hơn sao cho phù
hợp với quy định quốc tế và tình hình thực tế của quốc gia. Chính vì vậy, thuế là vấn
đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Trong những sắc thuế được ban hành tại nước
ta, thuế tiêu thụ đặc biệt có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập cũng
như kinh tế xã hội.
Trong lịch sử, thuế tiêu thụ đặc biệt đã rất xuất hiện từ rất sớm, cùng với thời gian,
thuế tiêu thụ được biệt ngày càng được coi trọng, nó là công cụ cần thiết nhằm tạo lập
và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của loại
thuế này, em đã chọn đề tài “Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt” làm tiểu luận kết thúc
học phần Luật Tài chính.
Tiểu luận gồm có 3 nội dung chính là Khái quát về thuế tiêu thụ đặc biệt, Nội dung của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và cuối cùng là Những kiến nghị hoàn thiện thuế tiêu thụ
đặc biệt.
I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
a) Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise Tax) hay còn gọi là thuế phân biệt thường được sử dụng
để đánh vào một mặt hàng mà chính phủ không khuyến khích người dân sử dụng
(hàng xa xỉ hay hàng hóa tội lỗi - sinful goods), chẳng hạn như thuốc lá, rượu bia, xe
hơi đắt tiền.
b) Đặc điểm
- Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp, chỉ đánh vào một số loại
hàng hoá, dịch vụ bị hạn chế, điều tiết tiêu dùng.
- Thứ hai, các hàng hoá, dịch vụ thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được đánh một lần ở
khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc kinh doanh dịch vụ, cấu thành trong
giá bán hàn hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu.
- Thứ ba, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế
suất tỉ lệ và thường cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác.
Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt là tương đối dễ quản lý, tổn thất xã hội thấp vì cầu
hàng hóa ít co giãn theo giá nên ít tạo ra tổn thất vô ích cho xã hội, ít bị phản đối bởi
hợp với đạo đức xã hội, tạo được nguồn thu cho Chính phủ.
c) Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Như những sắc thuế khác, vai trò chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết nền kinh
tế xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cụ thể:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện
chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá,
dịch vụ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết
thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng nhằm ổn định và tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước.
Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt còn điều tiết sử dụng các loại hàng hoá, dịch vụ bị đánh
thuế (các loại hàng hoá, dịch vụ này thường có tác động không tốt đến xã hội).
d) Khái niệm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt là văn bản do Quốc hội ban hành quy định về nghĩa vụ nộp
thuế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt và nghĩa vụ chịu thuế thông qua quy định về đối tượng hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế và căn cứ tính thuế. Với cấu trúc của đạo luật thuế thông thường, ngoài
các quy định kể trên, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn bao gồm các quy định về miễn
giảm thuế cho các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế khi có đủ điều kiện luật định.1
e) Ý nghĩa ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Điều chỉnh phù hợp với yêu cầu hạn chế và điều tiết tiêu dùng
- Điều chỉnh phù hợp với cam kết quốc tế
- Bảo đảm công bằng trong quy định nghĩa vụ nộp thuế
II. NỘI DUNG LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế.
Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, chủ thể có
nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Có thể thấy qua quy
định này, phạm vi chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoàn toàn phụ thuộc
vào phạm vi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế tiêu
thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/05/2017 có quy định cụ thể hơn
về chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
“Điều 4. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh
doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:
1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác
xã.
1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác
kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập
pháp nhân tại Việt Nam.

1
Pháp luật thuế: Lý luận, lịch sử, thực trạng và so sánh
1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có
hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất
khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là
người nộp thuế TTĐB. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và
nộp đủ thuế TTĐB.”
2. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế.
Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế được quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt năm 2008 sử đổi 2014. Các đối tượng chịu thuế này thuộc nhóm đối tượng
hạn chế tiêu dùng, điều tiết tiêu dùng. Có thể phân loại các loại hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt vào các nhóm như sau:
- Hàng hoá thuộc diện điều tiết tiêu dùng: đồ hút, hít, nhai, uống, thuốc lá điếu, xì
gà và chế phẩm khác từ cáy thuốc lá, rượu, bia; phương tiện vận tải: mô tô dung
tích xi lanh 125 cm3, ô tô, tàu bay, du thuyền; điều hòa nhiệt độ; xăng các loại;
- Hàng hoá hạn chế tiêu dùng: bài lá, vàng mã, hàng mã;
- Dịch vụ thuộc đối tượng điều tiết tiêu dùng: kinh doanh vuc trường, mát-xa,
karaoke, kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược,
kinh doanh gôn và kinh doanh xổ số.
3. Hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về đối tượng không thuộc diện chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là các trường
hợp đặc biệt của các hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Các trường hợp
đó là:
- Hàng hoá do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, uỷ thác cho
cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu
- Hàng hoá nhập khẩu bao gồm:
+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu,
quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ
+ Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ
+ Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không
phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn quy định của pháp luạt
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại gia,
hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để
bán miễn thuế theo quy định của pháp luật
- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng
- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa
có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong
khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao
thông
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khi phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa
bán vào khu phi thuế quan và chi phí sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng
hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người
dưới 24 chỗ.
4. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
a. Giá tính thuế
Quy định tại Điều 6 Luật TTĐB 2008 sửa đổi 2014, cụ thể:
· Đối với hàng hoá sản xuất, gia công trong nước:
+ Trường hợp sản xuất, giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra;
+ Trường hợp gia công, giá tính thuế là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở
giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời
điểm bán hàng;
· Đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu
· Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo
phương thức bán trả tiền một lần của hàng hoá đó không bao gồm khoản lãi trả
góp, lãi trả chậm.
· Đối với dịch vụ, giá tính thuế được quy định gắn vói đặc thù của các loại dịch
vụ, giá tính thuế tính bằng giá vé hoặc doanh thu từ hoạt động kinh doanh
· Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng
cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
b. Thuế suất
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của nước ta là thuế suất tỷ lệ trên giá tính thuế của
hàng hoá, dịch vụ. Do dung lượng của bài tiểu luận nên em xin tập trung phân tích
thuế suất của ba loại mặt hàng là đồ uống, ô tô và thuốc lá.
· Đối với đồ uống
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 phân biệt thuế suất giữa rượu và bia và quy
định một mức thống nhất đối với rượu từ 20 độ trở lên từ ngày 01-01-2010 đến ngày
31-12-2012, cả rượu từ 20 độ trở lên và bia đều được áp dụng mức thuế suất là 45% và
từ ngày 01-01-2013 là 50%, rượu dưới 20 độ là 25%.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014 có quy
định điều chỉnh tăng thuế suất theo lộ trình, đối với bia và rượu 20 độ trở lên sẽ tăng
dần từ 55% lên đến 65%, còn đối với rượu dưới 20 độ tăng dần từ 30% đến 35%.
Ngược lại vào năm 2013, mức thuế suất này là 50% đối với bia và rượu trên 20 độ,
còn rượu dưới 20 độ là 25%.
 Đối với ô tô
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật quản lý thuế đã quy định lại khoản 4 Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt tại khoản 2 Điều 2, tức là phần thuế suất đối với xe ô tô dưới 24 chỗ. Điều luật này
đã chia loại xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống thành 7 loại dựa theo dung tích xi
lanh thay vì 3 loại như trước. Thuế suất áp dụng đối với mặt hàng này dao động từ
35% đến 130%. Mức thuế suất tỉ lệ thuận với dung tích xi lanh của ô tô.
Ngoài ra, Điều 7 cũng quy định: đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng
lượng điện, năng lượng sinh học trong đó tỷ lệ xăng sử dụng không quá 70% số năng
lượng sử dụng, mức thuế suất áp dụng là 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại,
còn xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học thì mức thuế suất là 50% mức thuế áp dụng
cho các xe cùng loại.
Điều 7 còn quy định mức thuế suất đối với xe ô tô chạy bằng điện, cụ thể, loại chở từ 9
chỗ trở xuống là 15%, loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ là 10%, loại chở người từ
16 đến dưới 24% là 5%, loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng là 10%.
Đặc biệt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế đã quy định thêm thuế suất đối với xe mô tô hôm
(motorhome) không phân biệt dung tích là 75%.
Các mức thuế suất áp dụng đối với ô tô cho thấy pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
hiện hành đồng thời hướng tới các mục tiêu khác nhau như tránh phân biệt đối xử giữa
hàng nội hóa và hàng ngoại nhập mà còn nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng ô
tô có số ghế thấp (dùng cho mục đích đi lại cá nhân).
Nếu nhìn lại các văn bản pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt từ trước đến giờ thì có
thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đang giảm dần mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối
với ô tô. Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô không chỉ giảm giá thành của xe
giúp nhiều đối tượng có thể tiếp cận hơn mà các doanh nghiệp tăng doanh thu bán.
· Đối với thuốc lá
Mục đích đánh thuế thuốc lá nhằm hạn chế tiêu dùng sản phẩm độc hại cho sức
khỏe. Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, mức thuế suất đối với thuốc lá điếu,
xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá là 65%, thực tế, mức thuế suất này thấp
hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới (từ mức 66%
đến 80%). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014 quy
định mức thuế suất là 70% từ ngày 01-01-2016 đến ngày 31-12-2018 và từ ngày 01-
01-2019 là 75%
Tuy nhiên khi tính theo chuẩn quốc tế là “tỷ lệ trong giá bán lẻ”, thì tỷ lệ thuế Việt
Nam (bao gồm cả thuế VAT) chỉ chiếm khoảng 36,1% giá bán lẻ. Tỷ lệ này thấp hơn
rất nhiều so với trung bình thế giới (56%) và so với đa số các nước ASEAN (Thái Lan
73%, Singapore 66%, Philippines 63%, Brunei 61,7%).
Do đó, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá là một điều cần thiết bởi đây là
biện pháp hiệu quả giúp giảm tiêu dùng thuốc lá và mang lại nhiều lợi ích khác không
chỉ cho người hút, cho gia đình họ mà còn cho toàn xã hội. Tăng thuế thuốc lá có hai
lợi ích cơ bản: (1) làm giảm sử dụng thuốc lá, giảm chi phí khám chữa bênh do sử
dụng thuốc lá, qua đó giảm bệnh tật, tử vong và gánh nặng kinh tế do việc sử dụng
thuốc lá; (2) tăng thu cho ngân sách nhà nước
5. Khấu trừ, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
· Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt (Khoản 2 Điều 8)
Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt là việc giảm trừ khoản thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp
trong số thuế tiêu thụ phải nộp của chủ thể có nghĩa vụ phải nộp thuế. Việc khấu trừ
thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được thực hiện trong trường hợp người nộp thế sản xuất hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế đặc biệt bằng chính nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt và chỉ khi người nộp thuế có chứng từ hợp pháp.
· Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (Khoản 1 Điều 8)
Hoàn thuế là việc trả lại cho người nộp thuế một phần hoặc toàn bộ số thuế mà
người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước. Theo pháp luật hiện hành, người nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế trong các trường hợp:
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
2. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
3. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi
sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;
4. Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm (1) và điểm (2) chỉ thực
hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu.
6. Giảm thuế
Theo Điều 9 Luật Thuế TTĐB 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) , mức giảm thuế
được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng
không quá 30%số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài
sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường.
Trước khi ban hành LTTTDB năm 2008, biện pháp giảm thuế bao gồm:
- Giảm hoặc miễn thuế khi cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt gặp khó khăn khách quan, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
- Giảm mức thuế suất cho cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
III. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
1. Thuế suất đối với đồ uống
Dù đã có thay đổi theo chiều hướng tăng cao thuế suất đối với đồ uống có còn nhưng
việc tăng thuế suất đối với đồ uống vẫn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Theo ĐBQH Lê Hoàng Anh, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tiêu thụ mạnh
bia nhiều nhất thế giới trong 3, 4 năm gần đây. Thiệt hại kinh tế mang đến do bia
khoảng 65.000 tỉ. Chi phí y tế cho 6 loại ung thư liên quan đến rượu bia là khoảng
26.000 tỉ. Giải quyết tai nạn giao thông do rượu bia gây ra khoảng 50.000 tỉ. Thiệt hại
gây ra do đồ uống có cồn cũng rất nặng nề. Vì vậy, đại biểu cũng đề xuất tăng mức
thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu trên 20 độ lên 85%. 2 Qua đó, chúng ta có thể
thấy việc tăng thuế là có cơ sở. Trên thực tế, một số nước ở Châu Á cũng áp dụng mức
thuế suất 85% với rượu mạnh (trên 30 độ) như là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,..
Ngoài ra, đối tượng các loại đồ uống bị đánh thuế TTĐB hiện nay còn hẹp, mới chỉ
dừng lại ở nhóm đồ uống có cồn mà cụ thể là rượu và bia.
Một số nước trên thế giới quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có
ga và một số loại đồ uống khác như trà, cà phê,.. Việc đánh thuế tiêu thụ vào các loại
đồ uống này phù hợp với mục đính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết tiêu thụ những
sản phẩm không lành mạnh. Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
thì việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường. Theo Quỹ Nâng cao
sức khỏe Victoria, Australia, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt
gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm
tim mạch và tiểu đường. Do vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống
có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước
ngọt, đại diện Bộ Tài chính đã dẫn chứng cụ thể Thái Lan quy định nước ngọt có ga
không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc; nước ngọt có ga, ở
mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Hiện nay, theo tính toán của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), cứ 20 người Việt Nam có một người bị tiểu đường và trong năm 2015 đã
có khoảng 4% số ca tử vong do các bệnh lý liên quan đến tiểu đường, tương đương
21.960 trường hợp. Năm 2016, WHO đã đề nghị các quốc gia nên tăng thuế đối với đồ
uống có đường sao cho có thể đạt được sự tăng giá bán ở mức 20% và hiện có khoảng
36 quốc gia đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Theo một nghiên cứu của
2
https://laodong.vn/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-thoi-diem-du-chin-de-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-thuoc-la-ruou-
bia-992192.ldo
WHO, yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến lượng mua và tiêu thụ đồ uống có đường là giá
cả chứ không phải khẩu vị hoặc các yếu tố gây nghiện, do đó nếu tăng giá bán sẽ làm
giảm tiêu dùng. Do đó, can thiệp thông qua công cụ thuế sẽ hữu hiệu hơn để điều tiết
lượng tiêu dùng đồ uống có đường.
2. Thuế suất đối với thuốc lá
Hiện nay có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc có nên tăng thuế suất thuốc lá hay
không? Có rất nhiều bài báo đã viết về vấn đề này. Chúng ta đều biết thuốc là là một
trong những hàng hoá có tác động xấu đến sức khoẻ con người. Đây cũng là căn cứ để
Nhà nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên loại mặt hàng này. Hiện nay Việt Nam đánh
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở mức 75% tuy nhiên mức thuế suất cao song giá
thành của thuốc lá vẫn đang ở mức thấp do khi tính theo chuẩn quốc tế là “tỷ lệ trong
giá bán lẻ” thì thuế Việt Nam chỉ chiếm khoản 35,6% giá bán lẻ. Với quy định về thuế
suất hiện tại, khó có thể giảm số lượng người tiêu thụ thuốc lá hay sản xuất, phân phối
thuốc lá. Việt Nam hiện nay nằm trong nhóm 15 quốc gia có số người hút thuốc lá
nhiều nhất trên thế giới và đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Vậy nên, việc
thay đổi thuế suất đối với thuốc lá là thực sự cần thiết.
 Nhằm giảm sử dụng thuốc lá, đem lại lợi ích cho sức khoẻ người dân Việt Nam,
thuế tiêu thụ đặc biệt cần được tăng sao cho phù hợp với khuyến nghị của WHO
và quy định quốc tế.
Hiện nay, nhiều nước đang áp dụng thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp đối với thuốc lá.
Số quốc gia áp dụng thuế theo tỷ lệ đã giảm từ 57 quốc gia năm 2008 xuống còn 46
năm 2016; trong khi đó, số quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp tăng từ 48 lên 61 quốc gia,
số quốc gia áp dụng thuế suất tuyệt đối cũng tăng từ 48 lên 66 quốc gia.
Việt Nam hiện đang áp dụng thuế theo tỷ lệ đối với thuốc lá. Qua quá trình thực hiện,
áp dụng cho thấy việc đánh thuế theo phương pháp thuế tỷ lệ đã không còn phù hợp.
Việt Nam có thể áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá để có tăng tỷ lệ thuế trong giá
bán lẻ của sản phẩm lên đạt mức khuyến cáo của WHO (56%).
Một số nước trong khu vực ASEAN lá (như Philippines và Thái Lan) cũng đã cải cách
thuế thuốc (áp dụng thuế suất tuyệt đối thay cho thuế theo tỷ lệ) đều cho thấy kết quả
tốt (sản lượng tiêu thụ giảm, số người hút giảm,..).
KẾT LUẬN
Thuế tiêu thụ đặc biệt luôn là vấn đề được quan tâm trọng việc điều tiết tiêu dùng.
Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt tuy đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn một số
hạn chế. Trước tình hình hội nhập quốc tế về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế, pháp luật
thuế Việt Nam nói chung cũng như Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng cần được bổ
sung, hoàn thiện nhiều hơn để có thể tạo ra môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp
và người tiêu dùng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Trần Vũ Hải (2019), Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống - thực tế áp
dụng và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6 (382).
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài - ThS. Chu Văn Hùng (2020), Hoàn thiện
chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng , Tạp
chí Tài chính Kỳ 1
3. TS. Nguyễn Thị Lan Hương (2016), Pháp luật thuế: Lý luận, lịch sử, thực trạng
và so sánh, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Trương Ngọc Phong và Phạm Thành Thái (2017), Đánh giá kinh tế về khả năng
áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát không cồn tại Việt Nam,
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
5. ThS. Đào Thế Sơn – ThS. Lê Thị Thu (2018), Tác động của tăng thuế thuốc lá
đến thu ngân sách và tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp số
22(374)
6. Nguyễn Thị Thu, Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt ở Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản.
7. Hoàng Thị Tuyết (2014), Luận văn ThS “Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở
Việt Nam – Thực trạng và giải quyết”, Khoa Luật – ĐHQGHN
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB
Công an Nhân dân.
9. Quốc hội (2008), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Hà Nội
10. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc
biệt, Hà Nội
11. Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/05/2017

You might also like