You are on page 1of 18

NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét

1 Nguyễn Tuyết Như Trưởng nhóm

2 Trương Phạm Gia Hưng

3 Nguyễn Hà Ngân

4 Nguyễn Huỳnh Bảo Duy

5 Trần Tú Uyên
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................................2
Phần 1. Nhận định.................................................................................................................2
1. Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn
trong vụ án dân sự.....................................................................................................2
2. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở
thành bị đơn trong vụ án dân sự..............................................................................2
3. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi
trở lên.........................................................................................................................3
4. Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự................................................4
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay
đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền....................................4
6. Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố
tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ.............................................................................................5
Phần 2. Bài tập.......................................................................................................................7
Bài 1. Xác định tư cách đương sự............................................................................7
Bài 2............................................................................................................................8
Phần 3. Phân tích án...........................................................................................................10
1. Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên..........................10
2. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách
của người làm chứng trong vụ án..........................................................................10
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản
án xoay quanh vấn đề pháp lý đó...........................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

ST Sơ thẩm

PT Phúc thẩm
NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1. Nhận định
1.Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong
vụ án dân sự.
Câu nhận định trên là sai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định:
“2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách
cũng là nguyên đơn.”
Dựa vào quy định trên có thể thấy, không phải lúc nào người khởi kiện cũng trở
thành nguyên đơn. Trong một số trường hợp có cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
hành vi khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho một cá nhân khác thì cá
nhân này mới chính là nguyên đơn. Như vậy, không phải chỉ những người thực hiện
hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự, mà còn có trường hợp
người không thực hiện hành vi khởi kiện cũng có thể trở thành nguyên đơn.
2. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở
thành bị đơn trong vụ án dân sự.
Câu nhận định này là sai.
Về người chưa thành niên, căn cứ theo khoản 6 Điều 69 BLTTDS 2015 quy
định: “Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia
lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình
được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc
quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện
hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ
thực hiện.” Do vậy, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi là người
chưa thành niên vẫn có thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự.

4
Về người mất năng lực hành vi dân sự, căn cứ theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS
2015 quy định: “3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc
bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
người đó xâm phạm.” có thể thấy rằng bị đơn sẽ là người bị nguyên đơn khởi kiện khi
cho rằng người đó xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, người
bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể trở thành bị đơn. Ngoài ra, xét trên thực tế
Tòa thụ lý đơn của nguyên đơn khởi kiện ai thì người đó sẽ thành bị đơn.
Tóm lại, vậy người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự
vẫn có thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự.
3. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở
lên.
Nhận định trên là đúng.
Bởi lẽ căn cứ theo 3 Điều 69 BLTTDS 2015 quy định: “3. Đương sự là người
từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định
theo quyết định của Tòa án.”
Thông qua quy định của pháp luật có thể rút ra rằng một người được xem là có
năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải đảm bảo đủ 2 điều kiện là cá nhân đó phải
từ đủ mười tám tuổi trở lên và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì vậy khi xác
định một cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ thì họ phải từ đủ 18 tuổi
trở lên và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ dẫn đến câu nhận định trên khẳng
định rằng cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18
tuổi là hợp lý.
4. Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 BLTTDS 2015:

5
“1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố
tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”
Và Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 85 BLTTDS 2015:
“1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật
và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại
diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện
theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo hai quy định trên, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không đề cập đến
việc một người không thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn lại có
nhiều quan điểm về quy định về một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền
vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự. Thế nhưng,
theo quan điểm của nhóm là không được, giả sử như phiên tòa xét xử vụ án dân sự X
và bị đơn B vắng mặt, có mặt ông A là người đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho B. Có thể thấy nếu B vắng mặt trong phiên xét xử sẽ làm mất
đi tính khách quan và độc lập giữa hai tư cách. Giả sử, tại phần tranh tụng, khi người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp A hỏi đương sự của mình (ông B – đã đặt giả thiết
vắng mặt), ông A lại tiếp tục đứng lên trả lời câu hỏi mà chính mình vừa đặt là không
hợp lý.
Tóm lại, một người không thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự trong trường hợp nêu trên.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay
đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền.
Nhận định này là sai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015 quy định: “2. Những người sau
đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu
của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

6
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định
của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật
về lao động, công đoàn;
d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích
hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát
và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.”
Khi đương sự lựa chọn người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là
theo yêu cầu của đương sự, thì từ bước đó đương sự đã trao quyền lại cho người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bởi lẽ đó theo khoản 4 Điều 75 BLTTDS
2015 quy định: “4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.” Chứ không nhất thiết
phải được đương sự ủy quyền. Vì vậy theo quy định tại Điều này thì người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng khi không được đương sự ủy quyền.
6. Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố
tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ.
Nhận định trên là sai.
Đầu tiên, xác định cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án và Viện kiểm sát căn cứ
theo khoản 1 Điều 46 BLTTDS 2015 quy định: “1. Các cơ quan tiến hành tố tụng
dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.”
Thứ hai, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 62 của BLTTDS 2015 quy
định:“Điều 62. Quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện
kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm
sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

7
Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau
khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng
nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn
phiên tòa. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng
Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện
kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.”
Vì thế, việc thay đổi cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát thì chỉ có Viện
trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định thay đổi.
Thứ ba, về quyền hạn của Chánh án Tòa án căn cứ theo điểm c, d khoản 1 Điều 47
BLTTDS 2015 quy định: “1. Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký
Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên
tòa.”
Vậy nên, Chánh án Tòa án không có quyền hạn thay đổi cơ quan tiến hành tiến
hành tố tụng mà chỉ được thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư
ký Tòa án, người giám định và người phiên dịch.
Thứ tư, Chánh án Toà án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành
tố tụng khi có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư theo khoản
3 Điều 52 BLTTDS 2015 quy định về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi
người tiến hành tố tụng:
“3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Tóm lại, Chánh án Tòa án không có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người
tiến hành tố tụng.
Phần 2. Bài tập
Bài 1. Xác định tư cách đương sự.
Đầu tiên, xác định đây là vụ án dân sự. Căn cứ theo Điều 1 BLTTDS 2015:
“Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình
tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án
8
về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau
đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các
việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau
đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự
(sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án..” Xét thấy sự việc trong tình huống
là việc ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn
nhà, sự việc tranh chấp ở đây chính là căn nhà mà ông Điệp và bà Lan muốn lấy lại, vì
vậy xác định đây là vụ án dân sự.

Xác định các đương sự trong vụ án nêu trên là:


Nguyên đơn: ông Điệp và bà Lan. Vì ông Điệp và bà Lan vừa là người khởi
kiện, vừa cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo khoản 2
Điều 68 BLTTDS 2015: “2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện,
người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu
cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người
đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là
nguyên đơn.”
Bị đơn: ông Tuấn và bà Bích. Vì ông Tuấn và bà Bích là người bị nguyên đơn
khởi kiện theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015: “3. Bị đơn trong vụ án dân sự là
người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này
quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: anh Trung và chị Thuỷ. Vì việc giải quyết
tranh chấp trên có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ, cụ thể thì họ đang sinh
sống ổn định trong căn nhà đang là đối tượng bị tranh chấp (theo khoản 4 Điều 68
BLTTDS 2015): “4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là
người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự
khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
9
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách
là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Bài 2.
Trước hết, để xác định tư cách đương sự thì ta cần xác định được quan hệ tranh
chấp phát sinh ở đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất, xét thấy đây là vụ án dân sự
vì có xảy ra tranh chấp giữa các bên, căn cứ theo Điều 1 BLTTDS 2015: “Bộ luật tố
tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục
khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi
chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về
yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi
chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây
gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án..”. Nhận thấy đây là sự việc có xảy ra tranh
chấp đất giữa ông M và ông A, vì vậy đây là vụ án dân sự.

1. Xác định tư cách đương sự:


Nguyên đơn: ông M, căn cứ theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì
ông M là người khởi kiện yêu cầu tòa án buộc ông A giao trả lại đất vốn thuộc
quyền sử dụng của mình.
Bị đơn: ông A, căn cứ theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015, ông A bị
ông M (nguyên đơn) khởi kiện với lí do là ông A đã không trao trả lại phần đất
vốn thuộc quyền sử dụng (xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp) của ông .
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: không có.

2. Anh/chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Hành vi tố tụng của Tòa án phúc thẩm là: hủy toàn bộ bản án sơ thẩm (vì
cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, do Thẩm
phán B đã 02 lần giải quyết vụ án giữa ông M và ông A.)
Theo nhóm, hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm là hoàn toàn
không hợp lý theo quy định của pháp luật.
10
Xét về vụ án thứ 1: Ông M đã khởi kiện ông A ra Tòa án để đòi lại phần
đất trên (phần đất mà cha ông M cho ông Q ở nhờ lâu nay)
Xét về vụ án thứ 2: Ông A đã khởi kiện ông M ra Tòa án về việc tranh
chấp đất đang ở (cũng là phần đất ban đầu ở vụ án thứ 1).
Nhìn chung, nhận thấy cả hai vụ án xảy ra đều cùng là tranh chấp phần
đất của ông N (cha ông M). Tuy nhiên, cả hai vụ án đều là hai chủ thể khởi kiện
khác nhau, vụ án thứ 1 là do ông M khởi kiện còn vụ án thứ 2 là do ông A khởi
kiện, các đương sự của hai vụ án trên là hoàn toàn khác nhau, vì thế đây không
phải là cùng 1 vụ án.
Căn cứ theo khoản 3 điều 53 BLTTDS 2015 quy định: “3. Họ đã tham
gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ
việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết
định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết
định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham
gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm” , thì Thẩm phán
B không được tham gia xét xử lần thứ 2 trong cùng 1 vụ án, tuy nhiên, như
nhóm đã trình bày ở trên, thì cả 2 vụ án đều là 2 đương sự khác nhau, cả bị đơn
và nguyên đơn đều đã có sự thay đổi.
Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì căn cứ cho
rằng Thẩm phán B đã 2 lần giải quyết vụ án giữa ông M và ông A là không
đúng. Thẩm phán B không thuộc vào những trường hợp ở Điều 52 và khoản 3
Điều 53 BLTTDS 2015. Tóm lại, đây là 2 vụ việc khác nhau nên Thẩm phán B
vẫn được quyền tham gia xét xử 2 vụ việc này.
Phần 3. Phân tích án
1.Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên
Các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên là:
* Về bên nguyên đơn:
1. Chị Huỳnh Ngọc Tr và người đại diện theo ủy quyền: Chị Huỳnh Ngọc Trúc Th;
2. Bà Nguyễn Thị Kim P;

11
3. Ông Nguyễn Đăng T và người đại diện theo ủy quyền: Chị Nguyễn Thị Thanh T1.
* Về bên bị đơn:
1. Anh Lâm Quốc T3.
2. Chị Võ Thị H1 và anh Thanh, bà H3 được chị Võ Thị H1 làm người đại diện theo
ủy quyền.
* Về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị S;
2. Anh Nguyễn Phú C;
3. Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai và người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn
Thị Hồng V.
* Về người làm chứng: Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành.
2. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách
của người làm chứng trong vụ án.
*Bảo vệ quan điểm của Toà án cấp sơ thẩm
Về việc xác định tư cách làm chứng trong vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm xác định
Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là hoàn toàn có căn
cứ.
Thứ nhất, về vấn đề cơ quan, tổ chức có được tham gia tố tụng với tư cách
“người” làm chứng không, điều này trên thực tế vẫn tồn tại nhiều luồng quan điểm.
Trong Bản án số 18/2020/DS-PT ngày 19 - 6 – 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế về “Tranh chấp quyền sử dụng đất ranh giới liền kề” yêu cầu cần làm rõ tại
sao có sự khác nhau giữa hiện trạng thực tế về bức tường ranh giới và sơ đồ hiện trạng
được cấp trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ngân hàng. Vấn đề này theo
đơn đề nghị của Ngân hàng là đưa Sở Tài nguyên và Môi trường vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để làm rõ căn cứ việc tham mưu
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà M và sau này là bà Y. Hội đồng xét
xử thấy rằng cấp sơ thẩm cần chấp nhận yêu cầu của ngân hàng và đưa Sở Tài nguyên
và Môi trường vào tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ về
nguồn gốc và lý do tham mưu cho UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các bên đương sự, chứ không phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”.
Tương tự, TANDCC tại Đà Nẵng cũng từng nhận định UBND cấp xã vẫn có thể xác

12
định là người làm chứng trong vụ án dân sự. Cụ thể, trong Bản án số 114/2020/DS-PT
ngày 17 - 6 – 2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp liên quan
đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, thừa kế tài sản và hủy quyết định
cá biệt và Thông báo rút kinh nghiệm số 46/TB-VKS-DS ngày 16-7-2020 của Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có ghi: “Như vậy, để xác định nguồn gốc hai
thửa đất 131/1 và 131/3 nêu trên có đúng là tài sản của cụ Đinh S1 hay không; cụ Đinh
S1 trước khi chết có tặng cho bà L3 và anh Tr, hay là cho một mình bà L3 hay không;
cũng như việc xác định phần diện tích đất ông Đinh T4 kê khai đăng ký, phần đất do
UBND xã quản lý có liên quan như thế nào đối với phần đất bà L3 sử dụng, được ông
Phạm M kê khai đăng ký và đã được cấp GCNQSD đất năm 1996 thì cần thiết phải lấy
lời khai của ông Đinh T4, anh Nguyễn Tr và UBND xã T1. Thông qua đó, xác định và
đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc
người làm chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 68 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng
dân sự”. Từ đây có thể thấy, trái ngược với quan điểm “cơ quan, tổ chức không thể
tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng” của Tòa án cấp phúc thẩm, thực tiễn
xét xử vẫn tồn tại các vụ việc xử lý theo hướng công nhận cơ quan, tổ chức vẫn có thể
tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng nếu họ biết được các tình tiết liên quan
nội dung vụ việc.
Thứ hai, về cơ sở pháp lý quy định về người làm chứng. Xét thấy tại Điều 77
BLTTDS 2015 quy định người làm chứng là: “Người biết các tình tiết có liên quan
đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư
cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm
chứng.” và tại khoản 3 Điều 99 quy định: “Việc lấy lời khai của người làm chứng
chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người
đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó”.
Như vậy có thể thấy, phạm vi xác định tư cách người làm chứng rất rộng. Bởi lẽ, với
tư cách là người làm chứng, yếu tố cần thiết hơn cả chính là “biết các tình tiết có liên
quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị”, điều này mang ý nghĩa quan trọng
vì chứng tỏ cho sự khách quan và đúng đắn của phiên xét xử. Thêm vào đó, tuy Điều
77 BLTTDS 2015 dùng từ “người” khi định nghĩa về người làm chứng, điều này cũng
không có nghĩa chỉ giới hạn ở các cá nhân cụ thể. Bởi lẽ, các quy định trong Chương

13
VI về người tham gia tố tụng của BLTTDS 2015 đều dùng thuật ngữ “người” nhưng
không có nghĩa chỉ là một cá nhân cụ thể. Chẳng hạn như Điều 68 BLTTDS năm 2015
quy định: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là “người” khởi kiện, “người” được cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm
phạm”, hoặc “Bị đơn trong vụ án dân sự là “người” bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
người đó xâm phạm”. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử đều hiểu theo nghĩa các chủ thể
này có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức (có tư cách pháp nhân). Đồng thời
BLTTDS 2015 cũng không có quy định nào không cho phép cơ quan, tổ chức tham gia
tố tụng với tư cách người làm chứng.
Thứ ba, tư cách “người làm chứng” tồn tại với ý nghĩa là người biết được các
tình tiết liên quan nội dung vụ việc, tham gia tố tụng nhằm cung cấp các thông tin, xác
nhận các sự kiện nhằm giúp Tòa án giải quyết vụ việc một cách đúng đắn. Vì lẽ đó nên
không có lý do gì để hạn chế theo hướng người làm chứng chỉ có thể là cá nhân chứ
không thể là cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ, nếu các chủ thể này biết được các tình tiết của
vụ việc thì việc đưa họ vào tham gia tố tụng để làm rõ, giải thích những tình tiết mà
các bên đang tranh chấp là vô cùng quan trọng. Lấy ví dụ như các vụ việc dân sự đã
được nêu ở trên, sự làm chứng của các cơ quan, tổ chức là hết sức cần thiết để giúp hội
đồng xét xử có thể hiểu rõ hơn về diễn biến sự việc theo một chiều hướng khách quan,
sát thực.
Kết luận, việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định Chi cục thi hành án dân sự huyện
Long Thành là người làm chứng là có căn cứ, xét thấy cần thiết. Bởi lẽ, Chi cục này đã
tham gia, có mặt trong vụ việc vào thời điểm xảy ra, đồng thời cũng nắm giữ các thông
tin có liên quan quan trọng. Sự làm chứng của Chi cục mang ý nghĩa đóng góp cho
quy trình xét xử của Tòa.

* Bảo vệ quan điểm của Toà án cấp phúc thẩm


Về tư cách của người làm chứng trong vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có căn cứ
cho rằng việc Tòa sơ thẩm triệu tập Chi cục thi hành án làm người đại diện là trái pháp
luật.
14
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 77 BLTTDS 2015 quy định: “Người biết các tình
tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Toà án triệu tập tham
gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không
thể là người làm chứng.” thì có thể thấy “người làm chứng” ở đây phải là một cá nhân
cụ thể, rõ ràng người làm chứng đấy là ai không thể là một tổ chức, cơ quan. Do đó,
Toà sơ thẩm xác định tư cách của người làm chứng trong vụ án là Chi cục thi hành án
dân sự huyện Long Thành là người làm chứng thì không đúng quy định tại Điều 77
BLTTDS nói trên.
Thứ hai, theo khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014: “Người làm chứng phải
là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền,
lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng…” Bên cạnh đó, trong các giao
dịch dân sự cần người làm chứng (Di chúc có người làm chứng, Hợp đồng đặt cọc,
Hợp đồng vay tài sản…, thì người làm chứng cũng phải là người có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự và được đương sự mời chứng kiến vụ việc/ giao dịch nhân sự.
Kết luận rằng dù với bất cứ trường hợp nào, người làm chứng phải là người có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trong khi đó năng lực hành vi của pháp nhân (doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức) - cụ thể trong vụ án là Chi cục thi hành án - được thể hiện
thông qua hành vi của người đại diện. Một pháp nhân lại có thể có nhiều người đại
diện (theo pháp luật) trong cùng một thời điểm hoặc có từng người đại diện trong từng
thời điểm khác nhau.
Do đó, Chi cục thi hành án làm nhân chứng sẽ không đảm bảo người đại diện
của Chi cục “biết các tình tiết liên quan đến sự việc” trong khi vấn đề quan trọng nhất
là người làm chứng là nhận “biết sự việc” như thế nào. Dù là thụ động (tình cờ đi qua,
dừng lại…) hay chủ động (được mời/yêu cầu) thì người làm chứng cũng phải thông
qua các giác quan của mình để nhận biết sự vật hiện tượng xung quanh. Tức là mắt
nhìn thấy sự việc, tai nghe thấy sự việc, mũi ngửi thấy mùi của các vật làm nên sự
việc, da cảm thấy sự nóng lạnh của môi trường nơi diễn ra sự việc…Tất cả các thông
tin thu được qua sự việc được bộ não khái quát lại và được gọi là biết. Khi được yêu
cầu, cá nhân thông qua tay để viết/đánh máy lại, thông qua miệng để tường thuật lại sự
việc hay xác nhận một người nào đó đang ngồi trước mặt mạnh khỏe, minh mẫn không
bị đe dọa, cưỡng bức, tự mình ký, điểm chỉ vào một văn bản nào đó. Cả quá trình nhận
thức, hiểu biết và thể hiện sự hiểu biết này chỉ con người, tức là cá nhân/con người

15
mới có thể làm được. Pháp nhân bản chất chỉ là một khái niệm về một tổ chức, nên
không có nhận thức và không thể “biết được các tình tiết của vụ việc”.
Thực tế trong xét xử các vụ án dân sự, có hiện tượng cơ quan tiến hành tố tụng
triệu tập UBND, Sở TN-MT hay Văn phòng đăng ký đất đai tham gia tố tụng với tư
cách người làm chứng để xác định nguồn gốc một thửa đất hay xác định mốc giới của
thửa đất này với thửa đất kia, như viện dẫn của tác giả Lê Hồng Sơn, thì việc coi họ là
nhân chứng chỉ là cách gọi, nhưng bản chất họ chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên
quan, không thể coi các cơ quan, tổ chức đó là người làm chứng. Bởi vì, đại diện của
cơ quan, tổ chức đó chỉ đơn giản là cung cấp bản mô tả công việc, báo cáo hoặc tài
liệu sơ đồ bản vẽ trắc địa… mà cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, các tài liệu đó được
nhiều đơn vị nhỏ, do nhiều cá nhân trong cơ, quan tổ chức đó thực hiện và không ai có
thể đại diện họ thuật lại quá trình hình thành tài liệu đó như thế nào. Kể cả khi, ông
Chủ tịch UBND xã đứng trước tòa nói rằng, hồi… ngày… tháng… năm tôi thấy
ông/bà A san lấp… để chứng minh nguồn gốc đất, thì cũng chỉ là lời khai về vụ việc
mà ông chủ tịch chứng kiến với tư cách cá nhân, chứ không thể nhân danh UBND để
khai rằng: UBND thấy ông/bà A…
Vì vậy, theo quan điểm của Tòa phúc thẩm: Tòa sơ thẩm triệu tập Chi cục thi
hành án dân sự làm người làm chứng là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Pháp nhân dù là pháp nhân thương mại (Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác) hay
Pháp nhân phi thương mại (các cơ quan tổ chức hoạt động theo Luật về tổ chức bộ
máy nhà nước) không thể làm chứng trong tố tụng dân sự.
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án
xoay quanh vấn đề pháp lý đó.
Vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên là: Đương sự trong vụ án
tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng là một cơ quan, tổ chức trái với quy định
của pháp luật tố tụng dân sự về người làm chứng phải là một cá nhân. Từ đó dẫn đến
những hệ quả pháp lý tương ứng.

Tóm tắt Bản án số 59/2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

16
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai kháng nghị về Bản án sơ
thẩm số 45/2019/DS-ST ngày 10 tháng 9 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Long
Thành.
Nội dung kháng nghị:
*Phát biểu của kiểm sát viên tại tòa:
Tư cách tham gia tố tụng: Kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm xác định Chi
cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy định tại
Điều 77, 78 BLTTDS. Nội dung kháng nghị này là có cơ sở vì theo quy định tại Điều
77 BLTTDS thì người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến nội dung vụ
án. Như vậy, người làm chứng phải là một cá nhân cụ thể không thể là một cơ quan, tổ
chức.
Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm: Bản án sơ thẩm xác định Chi cục thi hành án
dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy định tại các Điều 77, 78
Bộ luật Tố tụng dân sự. Nội dung kháng nghị này là có cơ sở vì theo quy định tại Điều
77 Bộ luật Tố tụng dân sự thì người làm chứng là Người biết các tình tiết liên quan
đến nội dung vụ án. Như vậy, người làm chứng phải là một cá nhân cụ thể không thể
là một cơ quan, tổ chức.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015.
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
3. Bản án số 59/2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
4. Nguyễn Tuấn Anh, “Cơ quan, tổ chức không thể là người làm chứng trong tố
tụng dân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/co-quan-
to-chuc-khong-the-la-nguoi-lam-chung-trong-to-tung-dan-su5979.html?
fbclid=IwAR01dNR6GCpzAG5OqgzP7JWg8RFS6GsX5K4aL7DzbIGxIkxg_x
kmqncJAEg] (truy cập lần cuối ngày 28/2/2024).
5. ThS. LS. Lê Hồng Sơn, “Cơ quan, tổ chức có thể là người làm chứng trong tố
tụng dân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/co-quan-
to-chuc-co-the-la-nguoi-lam-chung-trong-to-tung-dan-su?
fbclid=IwAR2GfLz4Kea_Plj8Hp9AJ-ZfPkJziD2XJ_4G67qs5R4d2hpslEGH-
qfm1bk] ((truy cập lần cuối ngày 28/2/2024).

18

You might also like