You are on page 1of 18

HCMC UNIVERSITY OF LAW

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2:
CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ

LỚP CLC47B – NHÓM 3


THÀNH VIÊN NHÓM:

1. Phạm Ngọc Minh Thư – 2253801011282


2. Trần Lê Như Phượng – 2253801012195
3. Bùi Thanh Vy - 2253801011351
4. Nguyễn Đăng Anh Quân – 2253801012196
5. Lý Đức Tân – 2253801011263
6. Đỗ Hải Phong - 2253801011227
7. Huỳnh Nguyên Hy – 2253801015130
8. Lê Châu Phú - 2253801012185
9. Ngô Quang Vinh - 2253801011345
i
Mục lục

Phần 1. Nhận định............................................................................1


1. Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn
trong vụ án dân sự..........................................................................................1
2. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể
trở thành bị đơn trong vụ án dân sự...............................................................1
3. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18
tuổi trở lên..................................................................................................... 3
4. Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự....................................4
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu
thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền......................4
6. Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành
tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không
vô tư trong khi làm nhiệm vụ..........................................................................4
Phần 2. Bài tập..................................................................................5
Bài 1............................................................................................................... 5
Xác định tư cách đương sự.............................................................................................5
Bài 2............................................................................................................... 6
1. Xác định tư cách đương sự.........................................................................6
2. Anh/chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?......................7

Phần 3. Phân tích án.........................................................................8


Đọc Bản án số 59/2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Nai. 8
Thực hiện các công việc sau:...........................................................................8
1. Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên..................................8
2. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách của người
làm chứng trong vụ án....................................................................................10
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay
quanh vấn đề pháp lý đó.................................................................................12

ii
STT TÊN ĐẦY ĐỦ TÊN VIẾT TẮT

1 Cơ sở pháp lý CSPL

2 Bộ luật Dân sự BLDS

3 Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTDS

4 Tố tụng Dân sự TTDS

iii
4
Phần 1. Nhận định
1. Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn
trong vụ án dân sự.

 Nhận định trên là SAI.


 CSPL: khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015: “Nguyên đơn trong vụ án
dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để
yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”
 Giải thích: Nguyên đơn là người được giả thiết có quyền hoặc lợi
ích hợp pháp bị vi phạm hay tranh chấp nên khởi kiện (hoặc được
người khác khởi kiện, khởi tố) theo quy định của pháp luật nhằm
bảo vệ những quyền lợi đó. Như vậy, nguyên đơn có thể là người
khởi kiện hoặc người được người khác khởi kiện thay.

2. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể
trở thành bị đơn trong vụ án dân sự.

 Nhận định trên là SAI.


 CSPL: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015, Điều 69 BLTTDS 2015,
khoản 2 Điều 568 BLDS 2015, khoản 3 Điều 568 BLDS 2015.
 Giải thích: Vì xét theo trường hợp người gây ra thiệt hại là Người
chưa đủ 15 tuổi gây ra thiệt hại mà còn cha, mẹ thì căn cứ theo
khoản 2 Điều 568 BLDS 2015 sẽ lấy tài sản của người gây thiệt hại
để bồi thường trong trường hợp tài sản của ba mẹ không đủ để bồi
thường. Bên cạnh đó, căn cứ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì

1
trong trường hợp này cha mẹ người gây thiệt hại được xác định là bị
đơn dân sự, là người chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ bằng tài
sản của cha, mẹ đối với thiệt hại do con mình gây ra (vì người chưa
thành niên dưới 15 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về
thể chất, tâm sinh lý, chưa nhận biết được hết những hậu quả cho xã
hội do hành vi của mình gây ra và thực tế người chưa thành niên ở
độ tuổi này phụ thuộc khá nhiều vào việc chăm sóc, giáo dục, quản
lý của cha mẹ; do đó, khi cha mẹ không thực hiện đúng việc chăm
sóc, giáo dục, quản lý để con gây ra thiệt hại cho người khác thì cha
mẹ phải có trách nhiệm bồi thường. Và việc bồi thường trong
trường hợp này là bồi thường bằng chính tài sản của cha, mẹ; nên
cha, mẹ được xác định là bị đơn dân sự).
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt
hại mà còn cha, mẹ thì căn cứ vào khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 và
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì người gây thiệt hại chính là bị
đơn và phải bồi thường bằng tài sản của mình, còn tài sản bồi
thường của cha, mẹ chỉ là bổ sung khi thiếu. Nhưng chỉ phát sinh
năng lực hành vi tố tụng dân sự khi trong 2 trường hợp đã tham gia
hợp đồng lao động, hoặc tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản
riêng của mình. Còn trường hợp khác, bị đơn khi tham gia tố tụng
dân sự sẽ là người đại diện hợp pháp cho người gây thiệt hại.
Trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người
giám hộ (là trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ
hoặc không xác định được cha, mẹ; hoặc có cha, mẹ nhưng cha, mẹ
đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự; cha, mẹ đều bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với
con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có
yêu cầu người giám hộ.)

2
Trách nhiệm bồi thường được quy định tại khoản 3 Điều 586 BLDS
2015.
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì cá nhân, tổ chức giám
hộ là bị đơn dân sự. Tuy nhiên trong trường hợp này, em nghĩ xác
định người chưa thành niên vẫn là bị đơn dân sự và người giám hộ
của người đó sẽ là đại diện theo pháp luật của người chưa thành
niên trước tòa án và đồng thời là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan (xét như trường hợp 2 nếu người gây thiệt hại đủ khả năng
chịu trách nhiệm bồi thường thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa
vụ của người giám hộ).
Còn trường hợp người gây thiệt hại là người mất năng lực hành vi
dân sự sẽ căn cứ theo khoản 3 Điều 586 BLDS 2015 và Điều 69 Bộ
luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người mất năng lực hành vi dân sự
không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và yêu cầu người giám hộ
là bị đơn đương sự tham gia thủ tục tố tụng dân sự.

3. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18
tuổi trở lên.

 Nhận định trên là ĐÚNG.


 CSPL: khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 69 BLTTDS 2015.
 Giải thích: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự sẽ là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự (vì đã
đủ độ tuổi thành niên, phát triển đầy đủ để nhận thức việc làm và
trách nhiệm của mình khi gây ra thiệt hại). Theo đó:

+ Thứ nhất, căn cứ theo khoản 2 Điều 69 BLTTDS 2015, năng lực hành vi
tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân
sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

3
+ Thứ hai, căn cứ theo khoản 3, 4, 5, 6 Điều 69 BLTTDS 2015 thì năng lực
hành vi tố tụng dân sự được phân làm ba mức độ: đầy đủ năng lực, hạn chế
và không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

4. Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự.

 Nhận định trên là ĐÚNG.


 CSPL: khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015, khoản 4 Điều 85 BLTTDS
2015; khoản 1 Điều 138 BLDS 2015.
 Giải thích: Theo quy định trên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho đương sự có thể đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền
của đương sự. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS
2015 và khoản 1 Điều 138 BLDS 2015 thì người đại diện theo uỷ
quyền không hạn chế đối với trường hợp người đó đang là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Do đó, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có thể đồng thời là
người đại diện theo uỷ quyền của đương sự.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu
thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền.

 Nhận định trên là SAI.


 CSPL: khoản 4 Điều 76 BLTTDS 2015.
 Giải thích: Theo luật định, việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng nằm
trong quyền và nghĩa vụ của họ, không cần uỷ quyền của đương sự.

6. Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành
tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể
không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

 Nhận định trên là SAI.

4
 CSPL: khoản 2 Điều 56 BLTTDS 2015, khoản 3 Điều 52 BLTTDS
2015, Điều 53, 54 BLTTDS 2015.
 Giải thích: Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định thay đổi
người tiến hành tố tụng là Hội đồng xét xử và điều kiện thay đổi là
khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không
vô tư trong khi làm nhiệm vụ (khoản 3 Điều 52).

Phần 2. Bài tập

Trả lời câu hỏi:

Bài 1
Xác định tư cách đương sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đương
sự trong vụ việc dân sự như sau:

 “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.”
Ở vụ việc trên, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà
Bích phải trả lại căn nhà vì cho rằng căn nhà thuộc sở hữu của hai ông bà,
việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho gia
đình ông Tuấn bà Bích là sai. Vì vậy, ông Điệp và bà Lan là nguyên đơn
của vụ việc nêu trên.
 “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm
phạm.”

5
Vì bị ông Điệp và bà Lan khởi kiện yêu cầu trả lại căn nhà đang thuộc sở
hữu của gia đình ông Tuấn và bà Bích nên ông Tuấn và bà Bích là bị đơn
của vụ việc trên.
 “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy
không khởi kiện, không bị kiện, những việc giải quyết vụ án dân sự có liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các
đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố
tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan ở vụ việc nêu trên gồm có anh
Trung và chị Thủy (đều là con của ông Tuấn và bà Bích), do căn nhà thuộc
sở hữu của gia đình và anh Trung, chị Thủy đã sinh sống ổn định trong căn
nhà từ lâu.

Vậy Đương sự bao gồm:

 Nguyên đơn: ông Điệp, bà Lan.


 Bị đơn: ông Tuấn, bà Bích.
 Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: anh Trung, chị Thủy.

Bài 2
1. Xác định tư cách đương sự.
 Đây là một vụ án dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đương
sự trong vụ việc nhân sự như sau:

 “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.”
Trong vụ việc trên, ông M là người thừa kế phần đất có diện tích khoảng 300
m² tại phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh đã khởi kiện
yêu cầu ông A trả lại phần đất tranh chấp trên. Vì vậy ông M là nguyên đơn.
6
 “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm
phạm.”
Vì bị ông M khởi kiện yêu cầu trả lại phần đất đang tranh chấp nên ông A là
bị đơn trong vụ việc trên.

Vậy Đương sự bao gồm:

 Nguyên đơn: Ông M.


 Bị đơn: Ông A.
2. Anh/chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Về hành vi tố tụng của tòa án phúc thẩm:

 Ban đầu, khi Toà án thụ lý vụ án trên thì đã giao cho thẩm phán B giải quyết.
Sau đó, thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Khi có
kháng cáo của đương sự, thẩm phán B được phân công xét xử phúc thẩm vụ án
này.
 Theo khoản 3, điều 53 BLTTDS 2015: "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ
chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: 3. Họ
đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm,
quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự,
quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được
tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm."
Khi ông A thỏa thuận và cam kết trong thời hạn 01 năm sau, ông A sẽ di dời để
trả lại phần đất trên cho ông M, Thẩm phán B là thẩm phán giải quyết vụ việc
giữa ông M và ông A đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Thời gian
sau đó ông A đã khởi kiện ông M ra Tòa án về việc tranh chấp phần đất nêu trên.

7
Do các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên Tòa án
cấp sơ thẩm có quyết định đưa vụ án ra xét xử và Thẩm phán giải quyết vụ án
này lại là Thẩm phán B. Như vậy, theo khoản 3 điều 53 đã trích ở trên, B sẽ
không được tiếp tục tham gia giải quyết vụ việc.
 Theo quy định tại Điều 310 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ
vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương
VII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại
phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật
này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
 Như vậy việc Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển
hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
là hợp lý.

Phần 3. Phân tích án

Trả lời câu hỏi:


Đọc Bản án số 59/2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Nai.
Thực hiện các công việc sau:
1. Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên.
Chủ thể tham gia tố tụng bao gồm các đương sự và những người tham gia tố tụng
khác. Theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ
quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
8
liên quan. Những người tham gia tố tụng khác theo mục 2 chương VI BLTTDS
2015 gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Người làm
chứng, Người giám định, Người phiên dịch, Người đại diện. Như vậy, các chủ thể
tham gia tố tụng trong vụ án trên bao gồm:

- Đương sự
 Nguyên đơn:
1. Chị Huỳnh Ngọc Tr.

2. Bà Nguyễn Thị Kim P.

3. Ông Nguyễn Đăng T.

 Bị đơn:
1. Anh Lâm Quốc T3.

2. Chị Võ Thị H1.

 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:


1. Bà Nguyễn Thị S.

2. Anh Nguyễn Phú C.

3. Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai.

- Những người tham gia tố tụng khác:


 Người đại diện:
1. Chị Huỳnh Ngọc Trúc Th (người đại diện của chị Huỳnh Ngọc Tr).

2. Chị Nguyễn Thị Thanh T1 (người đại diện của ông Nguyễn Đăng T).

3. Chị Võ Thị H1 (người đại diện của anh Lâm Quốc T3).

4. Bà Bùi Thị Xuân H3 (người đại diện của chị Võ Thị H1).

5. Bà Nguyễn Thị Hồng V (người đại diện của Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng
Nai).

9
 Người làm chứng: Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành.
2. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách
của người làm chứng trong vụ án.
 Quan điểm của Tòa cấp sơ thẩm:
Tòa cấp sơ thẩm xác định người làm chứng là Chi cục thi hành án dân sự huyện
Long Thành. Quan điểm của nhóm chúng tôi dành cho quan điểm của Tòa cấp sơ
thẩm là cơ quan, tổ chức vẫn có thể là người làm chứng như sau:

- Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 không có quy định nào không cho phép cơ
quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng. Việc BLTTDS
năm 2015 dùng từ “người” khi định nghĩa về người làm chứng không có
nghĩa chỉ giới hạn ở các cá nhân cụ thể. Bởi lẽ, các quy định trong Chương
VI về người tham gia tố tụng của BLTTDS năm 2015 đều dùng thuật ngữ
“người” nhưng không có nghĩa chỉ là một cá nhân cụ thể.
Chẳng hạn, theo một bản án: “Cần làm rõ tại sao có sự khác nhau giữa hiện
trạng thực tế về bức tường ranh giới và sơ đồ hiện trạng được cấp trong Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của Ngân hàng. Vấn đề này theo đơn đề nghị
của Ngân hàng là đưa Sở Tài nguyên và Môi trường vào tham gia tố tụng với
tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để làm rõ căn cứ việc tham
mưu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà M. Hội đồng xét xử
thấy rằng cấp sơ thẩm cần chấp nhận yêu cầu của ngân hàng và đưa Sở Tài
nguyên và Môi trường vào tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng
để làm rõ về nguồn gốc và lý do tham mưu cho UBND tỉnh cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các bên đương sự.”
- Thứ hai, chỉ cần chủ thể đó biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ
việc theo Điều 77 BLTTDS 2015 thì đều có thể xác định là người làm chứng
mà không phân biệt đó là tổ chức hay cá nhân. Ở trong vụ án này, thì Chi cục
thi hành án dân sự huyện Long Thành là cơ quan biết tình trạng miếng đất
của Võ Thị H1, anh Lâm Quốc T3 một cách rõ nhất khi thực hiện các quyết
định liên quan đến phần đất của bị đơn. Giả sử nếu Tòa cấp sơ thẩm không
10
cho phép người làm chứng là Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành
thì chúng ta sẽ không biết được tình trạng của phần đất đó là như thế nào, từ
đó sẽ mất đi sự khách quan và sự chính xác khi giải quyết vụ án.
- Thứ ba, việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với
việc giải quyết vụ án dân sự nên pháp luật không nên quy định nhóm đối
tượng được tham gia tố tụng là chỉ gồm cá nhân.
 Từ những phân tích trên chúng tôi cho rằng, thực tiễn xét xử nên theo hướng
chấp nhận cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng.
Cần nhìn nhận và hiểu Điều 77 BLTTDS năm 2015 theo hướng người làm
chứng không chỉ giới hạn là một cá nhân cụ thể mà có thể là cơ quan, tổ
chức. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có
thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng mà đó phải là các cơ quan,
tổ chức có tư cách pháp nhân. Khi đó họ mới có tư cách chủ thể để tham gia
tố tụng.
 Quan điểm của Tòa cấp phúc thẩm:
Tòa cấp phúc thẩm xác định người làm chứng phải là một cá nhân cụ thể không thể
là một cơ quan, tổ chức. Quan điểm của nhóm chúng tôi bảo vệ cho quan điểm của
Tòa cấp phúc thẩm là cơ quan, tổ chức không thể là người làm chứng như sau:

- Thứ nhất, Điều 77 BLTTDS năm 2015 quy định người làm chứng là người
biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc nên người làm chứng chỉ
có thể là cá nhân. BLTTDS 2015 dùng từ “người” nên người làm chứng chỉ
có thể là cá nhân, không thể là cơ quan tổ chức.
- Thứ hai, theo Điều 78 BLTTDS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của
người làm chứng, ta có thể thấy những quyền và nghĩa vụ này chỉ có thể áp
dụng cho cá nhân. Như khoản 4 và khoản 6 Điều này quy định như sau:
“4. Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu
làm việc trong cơ quan, tổ chức.
6. Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp

11
pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của
người tiến hành tố tụng.” Và đặc biệt là khoản 7:
“7. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai
sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác”.
Như vậy nếu người làm chứng là tổ chức, cơ quan thì ai sẽ là người chịu bồi
thường thiệt hại và trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật, rất
khó để xác định được vì cơ quan, tổ chức là trách nhiệm chung, thế nên
người làm chứng nên là một cá nhân ở trong cơ quan, tổ chức có liên quan
đến vụ án dân sự.
- Thứ ba, cũng tại Điều 77 BLTTDS 2015 quy định: “Người mất năng lực
hành vi dân sự không thể là người làm chứng.” Có thể thấy rằng chỉ có cá
nhân mới có năng lực hành vi dân sự còn những cơ quan, tổ chức thì không
có năng lực hành vi dân sự nên ta có thể hiểu từ “người” được dùng ở đây để
chỉ cá nhân.
 Do vậy, ở đây lựa chọn Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành để
làm người làm chứng là không đúng theo quy định của pháp luật xét về mặt
hình thức, chúng ta nên chọn một cá nhân có liên quan đến vụ án ở Chi cục
thi hành án dân sự huyện Long Thành để đảm bảo đúng theo quy định của
pháp luật.
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản
án xoay quanh vấn đề pháp lý đó.
Qua câu hỏi trên, chúng ta có thể xác định vấn đề pháp lý cần giải quyết ở đây là:

 “Cơ quan, tổ chức có được phép làm người làm chứng không? Hay chỉ có cá
nhân mới được quyền làm người làm chứng?”
Tóm tắt bản án số 59/2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đồng Nai:

 Nguyên đơn:
1. Chị Huỳnh Ngọc Tr.

12
2. Bà Nguyễn Thị Kim P.

3. Ông Nguyễn Đăng T.

 Bị đơn:
1. Anh Lâm Quốc T3.

2. Chị Võ Thị H1.

 Tình tiết vụ án: Vào tháng 12 năm 2016, chị Huỳnh Ngọc Tr có thỏa thuận nhận
chuyển nhượng của anh Lâm Quốc T3 và chị Võ Thị H1 một phần đất có diện
tích 5.183,4m2 với giá 1.040.000.000 đồng. Ngày 27/3/2017, chị Tr giao đủ tiền
cho anh Lâm Quốc T3 và chị Võ Thị H1. Hai bên làm thủ tục công chứng hợp
đồng chuyển nhượng tại Phòng công chứng số 4 và thủ tục sang tên thì phát hiện
đất bị Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành ngăn chặn không cho đăng
ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Nay, chị Tr yêu
cầu Tòa án giải quyết công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đề
ngày 27/3/2017 giữa chị Huỳnh Ngọc Tr và anh Lâm Quốc T3, chị Võ Thị H1.
Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 27/3/2017 được
Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai chứng thực giữa chị Huỳnh Ngọc Tr với
anh Lâm Quốc T3, chị Võ Thị H1.
 Về thu thập chứng cứ: Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự là chị H1, anh
T3, anh C khai trước khi chị H1 anh T3 ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất các thửa 30, 31, 43 TBĐ 28 xã Phước Bình với chị Tr vào ngày
27/3/2017 tại Phòng công chứng số 4 Long Thành thì trước đó chị H1, anh T3
đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thửa 522 TBĐ 05 xã Phước
Bình (sau này thửa 522 được tách thành các thửa 30, 31, 43 nêu trên) với bà
Nguyễn Thị S (mẹ chị Tr). Trước khi ký hợp đồng ngày 27/3/2017 thì các bên
đã hủy hợp đồng ký giữa bà S với chị H1, anh T3. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm chưa
làm rõ vấn đề này là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ.
 Về tư cách tham gia tố tụng: Kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm xác định Chi
cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy
13
định tại Điều 77, 78 BLTTDS. Nội dung kháng nghị này là có cơ sở vì theo quy
định tại Điều 77 BLTTDS thì người làm chứng là người biết các tình tiết liên
quan đến nội dung vụ án. Như vậy, người làm chứng phải là một cá nhân cụ thể
không thể là một cơ quan, tổ chức.
Như đã phân tích ở trên, Tòa án sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục
nhập vụ án, thu thập chứng cứ nên chưa có căn cứ để đánh giá tính pháp lý của của
các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên. Do đó, Hội đồng xét
xử chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện
Long Thành hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện
Long Thành giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.

14

You might also like