You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ


BÀI THẢO LUẬN LẦN 1
Giảng Viên:

DANH SÁCH NHÓM 2

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Duy Hoàng 2153801014086
2 Huỳnh Hữu Hợp 2153801014087
3 Nguyễn Quang Minh 2153801014140
4 Tạ Văn Hưng 2153801014096
5 Nguyễn Phạm Thảo Lam 2153801014111
6 K’ Hồ Đông Khôi 2153801014108
7 Bon Kròng Hi Sa Mioya 2153801014141
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 2 NĂM 2023

MỤC LỤC
BÀI 1..............................................................................................................................1
I. Nhận định:...............................................................................................................1
1. Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền................................................................................1
2. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình
sự .......................................................................................................................1
3. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật TTHS...............................................................................................1
4. Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp
luật TNHS...............................................................................................................2
5. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các
CQTHTT................................................................................................................2
6. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được được điều chỉnh bởi
phương pháp quyền uy...........................................................................................2
7. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật
TTHS......................................................................................................................2
8. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình sự.....3
9. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong trong luật
TTHS......................................................................................................................3
10. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để tòa
án ra bản án, quyết định..........................................................................................3
11. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình..................................................................................................................3
Bài tập.........................................................................................................................3
Bài tập 1:.................................................................................................................3
1.1 Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TNHS......................................................................................3
1.2 Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?.....4
Bài tập 3......................................................................................................................4
1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối
tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền uy đãi, miễn trừ về lãnh
sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vụ
án được giải quyết như thế nào?.............................................................................4
2. Nếu A không sử dụng thông thạo Tiếng Việt và đề nghị có người phiên
dịch cho mình thì yêu cầu này có được chấp nhận không?....................................4
3. Giả sử A không có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT sẽ giải
quyết như thế nào?..................................................................................................5
BÀI 1
I. Nhận định:
1. Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhận định sai
- Quan hệ pháp luật TTHS không chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn phát sinh dựa trên nhiều căn cứ
khác nhau như: quyết định tạm giữ, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam,
quyết định trưng cầu giám định,... Quan hệ pháp luật TTHS mang tính quyền
lực nhà nước, phát sinh từ khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc tiếp nhận
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật
hình sự.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 1, BLHS 2015
- Quan hệ pháp luật hình sự là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi pháp
luật hình sự khi có tội phạm xảy ra. Như vậy, khi một người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội mô hình vì đó được BLHS quy định là tội phạm thì xuất
hiện trách nhiệm hình sự của người đó trước nhà nước, nghĩa là khi đó đã xuất
hiện quan hệ pháp luật hình sự. Tuy nhiên vẫn có trường hợp quan hệ pháp luật
TTHS xuất hiện nhưng không trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự. Đối với
trường hợp người bị bắt nhầm thì phát sinh TTHS nhưng không có khởi tổ nên
không phát sinh quan hệ hình sự, bên cạnh đó trường hợp tiếp nhận tin tố giác
vũ tội phạm cũng phát sinh TTHS nhưng không có khởi tổ nên không phát sinh
quan hệ hình sự.
3. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật TTHS.
- Nhận định SAI.
- CSPL: Điều 34, Điều 35 và Điều 55 BLTTHS 2015.
- Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội không thuộc đối tượng
điều chỉnh của BLHS. Đối tượng điều chỉnh của luật TTHS là những quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bao gồm hai
nhóm quan hệ:
- Quan hệ xã hội giữa Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng với Người tham gia tố tụng;
- Quan hệ xã hội phát sinh giữa các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
với nhau. tụng
- Trong đó, người bào chữa và người bị buộc tội đều là người tham gia tố nên
quan hệ giữa hai chủ thể này không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
TTHS.

1
4. Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp
luật TNHS.
- Nhận định đúng
- Quan hệ pháp luật TNHS là những quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt trong quá trình giải quyết VAHS được các quy phạm pháp luật
TNHS điều chỉnh, thay đổi hay chấm dứt trong quá trình giải quyết VAHS
được các quy phạm pháp luật TNHS điều chỉnh.
- Trong trường hợp này quan hệ của cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự
dưới chủ thể là cơ quan có thẩm quyền TNHS ( CQĐT) với người tham gia
tố tụng ( nguyên đơn dân sự được quy định tại Điều 34, 35 BLTTHS).
Trong quá trình điều tra vụ án thì cơ quan điều tra có thể triệu tập nguyên
đơn để lấy lời khai từ đó phát sinh TNHS trong VAHS.
5. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các
CQTHTT.
- Nhận định Sai.
- Phương pháp phối hợp chế ước điều chỉnh các chủ thể trên để phối hợp giải
quyết vụ án đồng thời chế ước lẫn nhau để tránh lạm quyền, vi phạm pháp
luật, đảm bảo mỗi chủ thể thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình.
- Vì vậy phương pháp phối hợp chế ước không chỉ điều chỉnh chế ước giữa
các CQTHTT khác nhau mà còn thể hiện ngay trong hệ thông cơ quan, giữa
các cấp tố tụng với nhau( giữa sơ thẩm và phúc thẩm) giữa các bộ phận,
giữa các chức danh trong nội bộ một cơ quan.Bên cạnh đó theo khoản 4
điều 5 quy định “ Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm
thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành thực hiện nhiệm vụ” thì phương pháp điều chỉnh chế ước còn điều
chỉnh trong mối quan hệ giữa những người có thẩm quyền THTT với nhau.
6. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được được điều chỉnh bởi
phương pháp quyền uy.
- Nhận định đúng.
- Phương pháp quyền uy điều chỉnh những mối quan hệ giữa các cơ quan và
người có thẩm quyền THTT với những người TGTT trong quá trình giải
quyết vụ án. Trong trường hợp này điều tra viên là người THTT và người
bào chữa là người TGTT nên quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa
sẽ được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.
7. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật
TTHS.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Điều 15 BLTTHS 2015.
- Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là nội dung cơ bản và vừa là mục
đích của hoạt động tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ
quan có thẩm quyền thực hiện tố tụng, người bị buộc tội có quyền chứng
minh sự thật là do các bên yêu cầu phải đi chứng minh.

2
8. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình sự
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 25, BLHS 2015
- Về nguyên tắc thì mọi phiên tòa đều phải được mở xét xử công khai, mọi
công dân đều có quyền được tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, pháp luật hiện
hành cũng đồng thời quy định các trường hợp ngoại lệ. Theo đó, vụ án sẽ
được tiến hành xétxử kín, tuy nhiên phải tuyên án công khai đối với trường
hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo
vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng
của đương sự
9. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong trong luật
TTHS.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 18 Luật TTHC 2015, Điều 24 Bộ luật TTDS 2015, Điều 13
Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
- Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm không chỉ có trong Bộ
luật TTHS mà nó còn được quy định trong Bộ luật TTDS, luật TTHC và
luật tổ chức TAND năm 2014. Nguyên tắc này có thể được coi như là
nguyên tắc chung trong các vụ án tố tụng trong DS, HS và HC. Đây là
những nội dung nguyên tắc thể hiện tư tưởng, quan điểm có tính chất chỉ
đạo, bảo đảm cho người tham gia tố tụng được thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ của mình, bảo đảm quyền con người trong tố tụng, góp phần
tránh bỏ lọt tội phạm và khắc phục tình trạng để xảy ra vụ án oan sai.
10. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để tòa
án ra bản án, quyết định.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 26 BLTTHS
- Tòa án căn cứ vào những kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả
tranh tụng phiên tòa để từ đó đưa ra những bản án, quyết định
11. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình
- Nhận định sai
- Căn cứ pháp lý: Điều 29 BLTTHS,
- Vì chỉ người tham gia tố tụng mới có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
dân tộc mình (có phiên dịch)
Bài tập
Bài tập 1:
1.1 Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TNHS.
- Trong trường hợp trên có 6 QHXH giữa các chủ thể được điều chỉnh của luật
TNHS:

3
- B (người tố cáo theo điểm B khoản 1 Điều 55 BLTTHS) với Công an phường X (
cơ quan tiến hành tố tụng theo Điều 34 BLTTHS) → QHXH giữa người có thẩm
quyền TNHS và người tham gia tố tụng.
- Công an Phường X chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra Công an quận → QHXH
giữa các cơ quan có thẩm quyền tố tụng.
- Điều tra viên N với M là người giám sát của N trong quá trình hoạt động điều tra
→ QHXH giữa các cá nhân có thẩm quyền TNHS.
- Cơ quan điều tra với bị can A trong vụ việc CQĐT ra quyết định miễn TNHS và
áp dụng biện pháp hòa giải cộng đồng đối với A → QHXH giữa người tham gia tố
tụng và cơ quan có thẩm quyền TNHS.
- Điều tra viên N và bị can A, cha mẹ A và bị hại D trong vụ việc N được phân
công chủ trì phiên hòa giải → QHXH giữa người tham gia tố tụng và người có thẩm
quyền TNHS.
- Tòa án và người bào chữa cho A là Luật sư C trong sự việc tòa án chỉ định C là
người bào chữa cho A → QHXH giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng.
1.2 Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?
- Quan hệ giữa CQĐT- Điều tra viên N, CQĐT- kiểm sát viên M, điều tra
viên N- kiểm sát viên M sử dụng phương pháp điều chỉnh chế ước.
- Quan hệ giữa CQĐT- A, ĐTV N-A, ĐTV N- cha mẹ A, ĐTV N- B , ĐTV
N- C sử dụng phương pháp quyền uy.
Bài tập 3.
A sinh năm 1980, cư trú tại Huyện X, tỉnh Y, là người Hoa gốc Việt có hành vi
mua bán 1,75kg ma túy, bị công an phát hiện và bắt quả tang. Tại bản án hình
sự sơ thẩm, TAND tỉnh Y tuyên A tử hình vì tội mua bán trái phép chất ma túy.
1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối
tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền uy đãi, miễn trừ về
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên thì vụ án được giải quyết như thế nào?
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 BLHS 2015 và khoản 2 Điều 3 BLTTHS 2015
thì A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng A lại thuộc đối tượng được
hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự theo
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nên vấn
đề TNHS của A được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc
theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định
hoặc không có tập quán quốc tế thì TNHS của họ được giải quyết bằng con
đường ngoại giao.
2. Nếu A không sử dụng thông thạo Tiếng Việt và đề nghị có người phiên dịch
cho mình thì yêu cầu này có được chấp nhận không?.
- A không sử dụng thông thạo Tiếng Việt sẽ gây khó khăn trong quá trình xét
xử vụ án, A đề nghị có người phiên dịch cho mình thì tòa án sẽ chấp nhận
yêu cầu trên
- CSPL : điểm d khoản 2 điều 61 luật TTHS 2015.

4
3. Giả sử A không có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT sẽ giải
quyết như thế nào?
- Trường hợp này A bị tòa tuyên án tử hình. Theo điểm a khoản 1 điều 76 cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho A.

You might also like