You are on page 1of 3

1.

Khi phát sinh tranh chấp hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể
khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.

- Nhận định sai.

- Khi phát sinh tranh chấp hành chính, theo Điều 28 LTTHC 2015: “Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết
định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết
khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả
giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.”

=> Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức ngoài việc khởi kiện vụ án hành chính
ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì còn có quyền khiếu
nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật.

- CSPL: Điều 28 LTTHC 2015

2. Quan hệ giữa người khởi kiện với người đại diện theo ủy quyền của đương sự
không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam.

- Nhận định sai.

- Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam là các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình Toà án giải quyết các vụ án hành chính, cụ thể hơn đó là các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi kiện, thụ lý và xét xử các vụ án hành
chính. Những quan hệ xã hội được ngành Luật Tố tụng hành chính điều chỉnh gọi là
quan hệ pháp luật tố tụng hành chính.

- Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Tố tụng hành chính được chia làm 03 nhóm:

+ Nhóm 1: Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Nhóm 2: Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với đương
sự và với những người tham gia tố tụng khác.

+ Nhóm 3: Quan hệ giữa các đương sự, những người tham gia tố tụng khác với nhau.

 Như vậy, trong trường hợp này, quan hệ giữa người khởi kiện với người đại
diện theo ủy quyền của đương sự thuộc nhóm 3 và thuộc đối tượng điều chỉnh
của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam.
3. Nếu người khởi kiện đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, nội dung này
luôn phải được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Nhận định sai.

- Thông thường, khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành
chính thì sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước và pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết nhưng theo khoản 2 Điều 7
LTTHC 2015 quy định: “Trường hợp Tòa án giải quyết cả phần yêu cầu bồi
thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án hành chính mà phần quyết định
của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc bị Tòa
án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm hoặc
phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các trường hợp
này là một phần của vụ án hành chính.”

=> Như vậy, nếu người khởi kiện đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, nội dung
này có thể không được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Tòa án có thể có thẩm quyền xem xét tính hợp lý của quyết định hành
chính bị khởi kiện.

- Nhận định sai.

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 LTTHC 2015: “Trong quá trình giải
quyết vụ án hành chính, Tòa án có quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản
hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị kiện…”

=> Như vậy, Toà án không phải có thể có hoặc không mà chắc chắn có thẩm
quyền xem xét tính hợp lý của quyết định hành chính bị khởi kiện.

- CSPL: khoản 1 Điều 6 LTTHC 2015.

5. Khi khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại và Toà án có trách nhiệm phải giải quyết.

- Nhận định sai.

- Trong vụ án hành chính có thể phát sinh yêu cầu của người khởi kiện về bồi thường
thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
gây ra.

- Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 7 LTTHC 2015 quy định: “Trường hợp trong vụ án
hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì
Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân
sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự…”
 Như vậy, khi khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại nhưng chưa có điều kiện chứng minh thì Toà án không có
trách nhiệm phải giải quyết mà có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại đó
thành 1 vụ án dân sự để giải quyết sau.

You might also like