You are on page 1of 4

Câu 1.

Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Toà án nhân dân:

Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án. Theo đó, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết
định, hành vi sau đây:

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

- Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản
trở hoạt động tố tụng;

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức;

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương
đương trở xuống;

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải
quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước;

- Khiếu kiện danh sách cử tri.

Luật Tố tụng hành chính 2015 tiếp tục sử dụng phương pháp loại trừ để quy định thẩm quyền xét xử
của tòa án gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong hầu hết các lĩnh vực của quản lí
hành chính nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc xác định quyền khởi
kiện các vụ án hành chính, đảm bảo công bằng cho người dân và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
động quản lí hành chính. Việc quy định theo phương pháp loại trừ trong trường hợp này là hợp lí và
đảm bảo tính ổn định của điều luật. Điểm khác của Luật tố tụng hành chính 2015 là quy định rõ ràng
hơn và bổ sung thêm trường hợp loại trừ về “việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi
cản trở hoạt động tố tụng”. Đây là quy định phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khách quan.

Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan, tổ chức đó.

- Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Tòa án.

Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh

Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có
thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm
việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người
có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan
nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có
thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm
việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người
có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi
kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ,
ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án.

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải
quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc
hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

Như vậy, xét về nội dung của những quy định nêu trên thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh
kế thừa gần như toàn bộ so với Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Theo đó Tòa án cấp tỉnh có
thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm đối với phần lớn các khiếu kiện không thuộc thẩm quyền xét
xử hành chính sơ thẩm của Tòa án cấp huyện; đối với những khiếu kiện có người bị kiện ở Trung
ương thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án có cùng phạm vi địa giới hành chính với người khởi kiện.

Ngoài ra, Luật Tố tụng hành chính không chỉ căn cứ vào dấu hiệu về địa giới hành chính của người
bị kiện mà còn căn cứ vào dấu hiệu về nơi ban hành quyết định hay thực hiện hành vi bị khiếu kiện
để xác định phạm vi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm của mỗi Tòa án
trong cùng một cấp.

Để thực hiện Luật tố tụng hành chính, Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc
hội quy định đối với những vụ án hành chính đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng kể
từ ngày 01/7/2016 mới xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết.
Có thể thấy: Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết
khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì không thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh. Việc quy định như vậy sẽ bảo đảm tính hiệu quả, khả thi, độc lập và khách
quan trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, tuy nhiên, cần nghiên cứu theo
hướng quy định việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
trong việc đi lại khởi kiện cũng như để phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp về mở
rộng thẩm quyền cho cơ quan tư pháp cấp huyện. Có thể nói, thẩm quyền xét xử
hành chính của Tòa án nhân dân được xác lập trên cơ sở các quan niệm, quan
điểm, lý luận chung về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống Tòa án nói
chung và thẩm quyền xét xử hành chính nói riêng. Những cơ sở lý luận đó cũng
chính là căn cứ quan trọng cho việc xác lập thể chế về tố tụng hành chính - cơ sở
pháp lý xác định thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân. Việc xác định
thiết chế tư pháp về tài phán hành chính và xác định thẩm quyền xét xử hành chính
của Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay là một quá trình hoàn thiện bộ máy nhà
nước nói chung cũng như hệ thống Tòa án nói riêng, trong đó, việc xác định thẩm
quyền xét xử vụ án hành chính theo lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng. Qua đó, giúp
cho nền tư pháp Việt Nam ngày càng khẳng định rõ vị thế trong mối quan hệ với các
cơ quan nhà nước khác, đồng thời, là căn cứ quan trọng tăng cường hiệu lực, hiệu
quả xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam.

You might also like