You are on page 1of 22

Nhóm 3

Phân tích nội dung các nguyên tắc cơ bản của


luật tố tụng dân sự Việt Nam

Theo nghĩa chung, nguyên tắc được hiểu là "điều cơ bản định ra, nhất thiết
phải tuân theo trong một loạt việc làm". Do vậy, bất kỳ hoạt động có mục đích nào
muốn đạt được kết quả đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải xác định
được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt để nó.

Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật
tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay được quy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều
24 Bộ luật tố tụng dân sự. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện về năm vấn đề cơ
bản của tố tụng dân sự như tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự;
nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của toà án; bảo đảm
quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng dân sự đối với việc giải quyết vụ việc dân sự; vai trò,
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của
toà án.

Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản. Vì
vậy, việc vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình tố tụng. Tuy trong pháp luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể nhưng
căn cứ vào nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc vi phạm
nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng và dẫn đến hậu quả vụ việc dân sự phải được xét lại, kể cả khi bản án, quyết
định giải quyết vụ việc dân sự của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

1. Các nguyên tắc thể hiện tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân
sự

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

Tuân thủ pháp luật là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, có tác dụng bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được
nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy hiệu lực của Nhà nước và bào đảm công bằng xã
hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nước ta
chủ trương quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, hơn lúc nào hết việc tuân thủ
pháp luật càng ttở nên quan ttọng. Hoạt động tố tụng dân sự là một dạng của hoạt
động pháp luật nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, vì vậy tuân thủ pháp luật ttong
tố tụng dân sự là nhu cầu khách quan của hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự.

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự yêu cầu mọi hoạt động tố
tụng dận sự của người tiến hành tố tụng dân sự, người tham gia tố tụng, của cá
nhân, cơ quan, tổ chức có liên quạn phải tuân theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự; mọi hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng dân sự đểu phải được xử lý và
việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng phải theo đúng quy định của pháp
luật.

Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, tuân thủ pháp luật trong tố tụng
dân sự luôn được quy định là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên,
cho đến trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành thì nguyên tắc
này vẫn chưa được quy định dưới dạng một quy phạm pháp luật tố tụng dân sự cụ
thể. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành thì nguyên tắc này được quy
định dưới tên gọi nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân
sự. Hiện nay nguyên tắc này tiếp tục được quy định tại Điều 3 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015. Việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc tuân thủ
pháp luật trong tố tụng dân sự là bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam, là sự khẳng định pháp lý bảo đảm cho các hoạt động tố tụng dân sự
được tiến hành đúng đắn.

- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của toà án

Xét xử và thi hành án là hai mặt của một quá trình thống nhất, thể hiện
quyền lực nhà nước. Việc xét xử chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định của toà án
được thi hành đúng ttên thực tế. Vì vậy, đảm bảo hiệu lực bản án, quyết định của
toà án được pháp luật quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
Thực hiện đúng nguyên tắc này không những bảo đảm cho bàn án, quyết định của
toà án có hiệu lực thực sự trên thực tế mà còn bảo đảm cho nguyên tắc tuân thủ
pháp luật được thực hiện. Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của toà án là làm
cho những phán quyết của toà án được thi hành trên thực tế nên nội dung cơ bản
của nguyên tắc này yêu cầu phải thực hiện những biện pháp để thi hành được bản
án, quyết định của toà án đã tuyên như khi xét xử toà án phải quyết định áp dụng
biện pháp cần thiết để bảo đảm việc thi hành án; bản án, quyết định của toà án đã
có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành; người có nghĩa vụ chấp hành án
phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu không tự nguyện chấp hành thì phải áp dụng các
biện pháp cưỡng chế buộc họ phải thực hiện ...

Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của toà án được quy
định từ Hiến pháp năm 1980 (Điều 137), Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1981
(Điều 11); sau đó được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế năm 1994, Điều 9 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm
1996, Điều 11 Luật tổ chức tòa án nhân dân ... Hiện nay, nguyên tắc này được quy
định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013 và Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Nội dung Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những vấn đề
cơ bản của nguyên tắc, tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành được bản án, quyết định
của toà án.

- Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

Hoạt động tố tụng dân sự khá đa dạng, phức tạp, lại dễ xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên ngoài việc pháp luật phải quy định cụ
thể quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể thì cần phải có cơ chế thích hợp kiểm
sát các hoạt động này. Chính vì thế, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự đã được pháp luật quy định là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.

Nội dung nguyên tắc kiểm sát việc tuẫn theo pháp luật trong tố tụng dân sự
xác định viện kiểm sát thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của các chủ thể trong việc tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng . Khi thực hiện
quyền hạn củá mình viện kiểm sát được sử dụng những biện pháp mà pháp luật
quy định để bảo đảm việc kiểm sát có hiệu quả như tham gia phiên toà, phiên họp,
thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trước đây đã được quy định
trong PLTTGQCVADS (Điều 8); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
năm 1994 (Điều 11), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm
1996 (Điều 10), Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ... Hiện nay, các quy
định này được kế thừa quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nội
dung của Điều luật này đã quy định đầy đủ những nội dung cơ bản của nguyên tắc,
có tác dụng bảo đảm hiệu quả của công tác kiểm sát.

2. Các nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của toà án

- Nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham giạ xét xử vụ án dân sự
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên công dân có quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân
dân tham gia không những tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào công việc của
Nhà nựớc, bảo đảm thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự mà còn tạo điều kiện
cho toà án giải quyết đúng vụ án dân sự. Ngoắi ra, việc tham gia xét xử vụ án dân
sự của hội thẩm nhân dân còn phát huy được tác dụng giáo dục của phiên toà, nâng
cao ý thức pháp luật cho mọi người. Vì vậy, thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm
nhân dân tham gia được quy định là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án
dân sự xác định thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự của toà án phải
có hội thẩm nhân dân; hội thẩm nhân dân cùng thẩm phán quyết định giải quyết
các vấn đề của vụ án, không kể vấn đề về nội dung hay thủ tục tố tụng dân sự.

Việc tham gia xét xử của hội thẩm nhân dân bước đầu được quy định ưong
Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, theo Hiến pháp năm 1946, hội thẩm nhân dân chỉ
tham gia xét xử vụ án hình sự; phải đến Hiến pháp năm 1980 thì nguyên tắc hội
thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự mới được pháp luật quy định rõ ràng,
đầy đủ. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp
năm 2013, Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 11 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015.

- Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, thẩm
phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Hoạt động xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự là dạng hoạt động có
tính chất đặc biệt, hoàn toàn dựa trên hoạt động tư duy của thẩm phán, hội thẩm
nhân dấn. Để bảo đảm việc xét xử, giải quyết vụ việc được khách quan, công bằng,
đúng pháp luật thì khi xét xử vụ án, giải quyết việc dân sự, thẩm phán, hội thẩm
nhân dân phải độc lập và chỉ tuân, theo pháp luật. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn
đối việc giải quyết vụ việc dân sự nên đã được pháp luật quy định là một nguyên
tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự,
thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật xác định khi
xét xử vụ án, giải quyết việc dân sự, thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập - tự
mình quyết định việc giải quyết vụ việc dân sự không phụ thuộc vào ai, thẩm phán,
hội thẩm nhân dân không bị chi phối bởi ý kiến của nhau và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình; không cơ quan, tổ chức hoặc cá nhận nào được can thiệp trái
pháp luật vào hoạt động xét xử của họ; thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập xét
xử, giảỉ quyết vụ việc dân sự nhưng phải căn cứ vào pháp luật để xét xử, giải
quyết, không dược tuỳ tiện quyết định.

Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, thẩm phán
giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được quy định trong pháp
luật Việt Nam từ Hiến pháp năm 1959. Tuy vậy, đến Hiến pháp năm 1980 thì
nguyên tắc này mới được quy định đầý đủ. Khi BLTTĐS năm 2004 được ban
hành, Bộ luật này“đã quy định nguyên tắc với tên gọi là thẩm phán, hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp Ịuật. Hiện nay, nguyên tắc này đã được
quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 9 Luật tổ chức tòa án
nhân dân năm 2014 và Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bổ sung thẩm
phán giải quyết việc dân sự cũng độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Các điều luật
này đã quy định đầy đủ những vấn đề về nội dung của nguyên tắc, tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân thực hiện được nhiệm vụ xét xử,
giải quyết vụ việc dân sự của mình,

- Nguyên tắc toà án xét xử tập thể


Việc giải quyết vụ án dân sự có rất nhiều phức tạp, đòi hỏi cán bộ đảm
nhiệm công việc này phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, thận trọng,
khách quan và công bằng trong việc giải quyết nhưng trên thực tế đáp ứng được
những đòi hỏi đó không dễ dàng. Việc quy định nguyên tắc toà án xét xử tập thể sẽ
góp phần giải quyết được những khó khăn, hạn chế và những sai sót trong công tác
xét xử.

Nội dung của nguyên tắc toà án xét xử tập thể xác định toà án xét xử các vụ
án dân sự bởi một tập thể - hội đồng xét xử, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút
gọn; hội đồng xét xử qùyết định giải quyết vụ án dân sự theo đa số.

Nguyên tắc toà án xét xử tập thể lần đầu được Hiến pháp năm 1980 (Điều
132) quy định, sau đó được kế thừa trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 131). Hiện
nay, nguyên tắc này được quy định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013,
Điều 10 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 14 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc đã được ghi nhận đầy đủ trong
các điều luật này.

- Nguyên tắc toà án xét xử kịp thời, công bằng và công khai

Xét xử kịp thời, công bằng và công khai giúp ngăn chặn được vi phạm pháp
luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, phát huy được dân chủ
trong tố tụng dân sự, tạo điều kiện cho mọi người giám sát được hoạt động xét xử,
bảo đảm cho việc xét xử giải quyết vụ án dân sự của toà án được minh bạch, đúng
pháp luật. Ngoài ra, xét xử công khai còn tăng cường được hiệu quả giáo dục pháp
luật của công tác xét xử.

Nội dung của nguyên tẳc toà án xét xử kịp thời, công bằng và công khai xác
định trách nhiệm của toà án phải tổ chức cầc phiên toà kịp thời và công khai để xét
xử các vụ án dân sự, trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định mới được xử
kín vụ án; mọi người đều có quyền tham dự phiên toà và kết quả xét xử của toà án
được công bố công khai. Khi xét xử, toà án phải bảo đảm sự công bằng, không
được thiên vị cho bên đương sự nào hay đương sự nào.

Nguyên tắc toẳ ận xét xử kịp thời, công bằng và công khai các vụ án được
quy định từ Hiến pháp năm 1946 (Điều 67), sau đó được kế thừa trong các hiến
pháp, Luật tổ chức tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, phải đến
khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành thì nguyên tắc này mới bổ
sung nội dung toà án xét xử kịp thời và công bằng, Hiện nay, nguyên tắc này được
quy định tại khoản 3 Điều 103 Hiển pháp năm 2013, Điều 11 Luật tổ chức tòa án
nhân dân năm 2014 và Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nội dung của
điều luật đã quy định khá đầy đủ về những vấn đề liên quan đến nguyên tắc này.
Đây là cơ sở pháp lý để mọi người tham dự phiên toà và toà án tiến hành xét xử
công khai các vụ án dân sự.

- Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

Việc toà án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm cho toà
án xét xử đúng vụ án dân sự vừa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyển, lợi ích
hợp pháp của họ trựớc toà án. Vì thế, bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm từ
lâu được pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định là một nguyên tắc của luật tố
tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm xác
định việc xét xử vụ án dân sự được thực hiện ở hai cấp xét xử: Sơ thẩm và phúc
thẩm; bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm. Nếu bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì toà án cấp
phúc thẩm phải xét xử lại vụ án. Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp
luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ
luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trước đây đã được
quy định tại Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960 (Điều 9) và sắc luật của Hội
đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam quy định về tổ
chức toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân (Điều 8) nhưng từ khi Luật tổ
chức tòa án nhân dân năm 1980 được ban hành thì không được quy định nữa. Đến
năm 2002, nguyên tắc này mới được quy định lại tại Điều 11 Luật tổ chức tòa án
nhân dân, quy định tại Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với tên gọi là thực
hiện chế độ hai cấp xét xử. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại khoản 6
Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 6 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và
Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Các điều luật này đã ghi nhận đầy đủ nội
dung của nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

- Nguyên tắc giám đốc việc xét xử

Hoạt động xét xử của toà án cũng như các hoạt động khác muốn thực hiện
được tốt thì đều cần phải có sự quản lý, giám sát, đôn đốc của người có thẩm
quyền, tức là phải giám đốc việc xét xử. Giám đốc việc xét xử không những bảo
đảm cho hoạt động xét xử được đúng đắn mà còn đảm bảo cho việc áp dụng pháp
luật được thống nhất nên được pháp luật quy định là một nguyên tắc của tố tụng
dân sự.

Nội dung của nguyên tắc giám đốc việc xét xử xác định toà án cấp trên thực
hiện giám đốc xét xử đối với toà án cấp dưới; Toà án nhân tối cao thực hiện giám
đốc xét xử đổi với tất cả các toà án các cấp.

Nguyên tắc giám đốc việc xét xử từ trước đã được quy định trong các hiến
pháp, Luật tổ chức tòa án nhân dân được Nhà nước ta ban hành. Sau đó, đã được
quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Hiện nay, nguyên tắc này được
quy định tại Điều 104 Hiến pháp năm 2013, Điều 18 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Các điều luật này đã ghi nhận đầy đủ các nội dung của nguyên tắc giám đốc
việc xét xử.

- Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

ở nước ta có tới trên 50 dân tộc, trong nhiều vụ việc dân sự có thể có đương
sự là người thuộc các dân tộc khác nhau. Để thực hiện được việc xét xử, tiếng nói,
chữ viết dùng ttong tố tụng dân sự phải thống nhất. Đây là vấn đề không những có
ý nghĩa về pháp lý mà còn có ý nghĩa cả về chính trị. Do vậy, tiếng nói chữ viết
dùng trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định là một nguyên tắc của luật tố
tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự xác
định tiếng nói chữ viết dùng trong tố tụng dân sự tụng là tiếng Việt, công dân thuộc
các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp
có người không sử dụng được tiếng Việt thì phải có phiên dịch. Ngoài ra, người
khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ
dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký
hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.

Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự được quy định
ngay từ Hiến pháp năm 1946 (Điều 66) nhưng chỉ ở mức sơ khai. Sau đó, nguyên
tắc này đã được quy định tại Điều 7 PLTTGQCVADS, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động năm 1996; Điều 8 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế năm 1994 ... Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 15
Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Các điều luật này đã ghi nhận đầy đủ các nội dung của nguyên tắc tiếng nói,
chữ viết dùng trong tố tụng.

3. Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự

- Nguyên tắc quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Nhà nước đại diện cho lợi ích của các giai cấp trong xã hội nên các quyền,
lợi ích chính đáng của các chủ thể được Nhà nước bảo hộ. Ngoài việc ghi nhận
trong pháp luật thì Nhà nước còn thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm các
quyền, lợi ích của các chủ thể được thực hiện trên thực tế. Việc toà án xét xử, giấi
quyết vụ việc dân sự buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường
thiệt hại là một trong những biện pháp Nhà nước thực hiện để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các chủ thể. Vì thế, quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể được quy định là một nguyên tắc của tố tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc này xác định cầc chủ thể có quyền, lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu toà án bảo vệ theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định; ưong trường hợp cần phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác thì các chủ thể khác theo quy định của pháp luật cũng có quyền yêu cầu toà
án bảo vệ; toà án có nhiệm vụ xem xét giải quyết các yêu cầu của đưcmg sự để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Toà án không được từ chối giải quyết vụ việc
dân sự vì lý do chưa có đỉều luật để áp dụng.

guyên tắc quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ
thể trước đây đã được quy định tại Thông tư của Toà án nhân dân tối cao số
96/NCPL ngày 8/2/1977 ban hành Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về
dân sự, Điều 1 PLTTGQCVADS, Điều 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế năm 1994 và Điều 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
năm 1996. Sau đó, đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2014. Hiện
nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Điều luật này đã quy định một số nội dung cơ bản của nguyên tắc, tạo cơ sở pháp
lý cho các chủ thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ.

- Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự

Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền cùa đương sự trong việc tự quyết
định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ
quyền, lợi ích đó. Là một vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự, chi phối quá trình tố
tụng dân sự nên quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy
định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự có cội nguồn từ các nguyên tắc
trong giao lưu dân sự. Trong đó, các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thoả thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng
giữa các chủ thể.

Nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự xác định quyền
của đương sự tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định quyền
và lợi ích của họ trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và trách nhiệm
của toà án giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự được quy định khá sớm trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam như Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm
về dân sự ban hành kèm theo Thông tư của Toà án nhân dân tối cao số 96/NCPL
ngày 8/2/1977 ban hành Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự, Điều
2 PLTTGQCVADS và Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm
1994. Sau đó, đã được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 20104. Hiện
nay, những nội dung cơ bản của nguyên tắc này được quy định khá đầy đủ trong
Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc
giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ có thể giải quyết đúng vụ việc dân sự khi có
đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của vụ việc dân sự đã được làm sáng tỏ.

Trong tố tụng dân sự, các đương sự là người trong cuộc, biết được sự việc,
đưa ra yêu cầu nên họ phải cung cấp cho toà án các ehứng cứ và chứng minh làm
rõ sự việc. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đưa ra yêu cầu toà án bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì họ cũng có nghĩa vụ như đương sự.

Nội dung nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trông tố tụrig dân sự
xác định khi đưa ra yêu cầu hay bác bỏ yêu cầu của người khác đương sự có
quyền, nghĩa vụ cung cấp và chứng minh để làm rõ căn cứ yêu càu của mình hay
căn cứ bác bỏ yêu cầu của người khác. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi
kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì cũng có
quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh như đương sự. Toà án chỉ hỗ
trợ đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp họ không thể tự
mình thực hiện được và trong những trường hợp pháp luật quy định.

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự trước
đây được quy định tại Điều 3 PLTTGQCVADS, Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh
chấp lao động năm 1996. Sau đó, đã được quy định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004. Hiện nay, nội dung của nguyên tắc này đã được quy định đầy đù
trong Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự


Để bảo đảm việc giẫi quyết vụ việc dân sự được khách quan, đúng pháp luật
thì giữa các đương sự phải được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự.
Bên nấy được đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình thì bên kia cũng phải được đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bào vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Nguyên tắc này là tiền đề chủ yếu để thực hiện
tranh tụng tại phiên toà.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố
tụng dân sự xác đinh khi tham gia tố tụng các đương sự bình đẳng với nhau trong
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự; toà án có nhiệm vụ thực hiện
những biện pháp do pháp luật quy định để các đương sự được thực sự bình đẳng
với nhau trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ.

Trước đây, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự
được quy định tại Điều 4 PLTTGQCVADS, Điều 6 Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án kinh tế năm 1994 va Điều 5 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp
lao động năm 1996. Sau đó, đã được quy định tại Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004. Hiện nay, quy định đó tiếp tục đựợc kế thừa quy định cụ thể tại Điều 8
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Nguyên tắc bảo đảm quyển khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

Trên thực tế, hoạt động của các chủ thể trong quá trình tố tụng vì những lý
do khác nhau có thể không đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ
thể khác. Vì vậy, pháp luật quy định bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của các chù
thể trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tổ cáo trong tố tụng dân
sự xác định các chủ thể có quyền khiếu nại, tố cáo về các hành vi hoặc việc làm
trái pháp luật ttong tố tụng dân sự; các chủ thể có thẩm quyền phải áp dụng những
biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho các chù thể cố
quyền khiếu nại, tố cáo ttong tố tụng thực hiện được quyền đó của họ.

Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự lần đầu
tiên được quy định tại Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự. Đây là cơ sở pháp lý để các
chủ thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác và góp phần
làm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn. Hiện
nay, tiếp tục được kế thừa quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

4. Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng dân sự

- Nguyên tắc bảo đảm sự yô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

Những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng giúp toà án
làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự có trách nhiệm thực thi công lý; nếu họ
không vô tư, khách quan ưong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng thì việc
giải quyết vụ việc dân sự sẽ bị thiên lệch. Do vậy, bảo đảm sự vô tư, khách quan
của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được pháp luật quy
định là một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự.

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự có nội dung
chủ yếu được xác định là phải tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự
vô tư, khách quan trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng của những
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng như trong trường hợp có căn cứ
cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì phải thay đổi; việc phân
công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình ...

Các vấn đề liên quan đến nguyên tắc này trước đây cũng đã được quy định
trong các văn bản pháp luật tố tụng mà Nhà nước ta đã ban hành như Thông tư của
Toà án nhân dân tối cao số 96/NCPL ngày 08/02/1977 ban hành Bản hướng dẫn về
trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự, PLTTGQCVADS (Điều 17), Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (Điều 18), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động năm 1996 (Điều 17) ... Tuy nhiên, các quy định này còn chưa
có tính hệ thống. Khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành thì các nội
dung cơ bản của nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 16 Bộ luật này. Hiện nay,
nguyên tắc này được tiếp tục được kế thừa quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015. Nội dung của Điều luật này đã thể hiện được nội dung cơ bản của
nguyên tắc như quy định được những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự vô tư của
những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự

Tố tụng dân sự là một quá trình phức tạp. Đương sự chi có thể bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng
dân sự của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố
tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự xác định phải bảo đảm cho các đương sự tự thực hiện các quyền,
nghĩa vụ tố tụng của họ; bảo đảm cho đương sự thực hiện được việc uỷ quyền hoặc
nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; toà án có trách nhiệm áp
dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các
đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
trước đây đã được quy định ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà
nước ta như sắc lệnh sổ 69/SL ngày 18/6/1949, Sắc lệnh số 144/SL ngày
22/12/1949, Luật tổ chức tòa án nhân dân v.v. nhưng chưa được cụ thể. Sau đó, đã
được kể thừa quy định tại Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Hiện nay,
nguyên tắc này được quy định tại khoản 7 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều
9 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Các điều luật này đã ghi nhận đầy đủ những
nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự.

- Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự

Hoà giải là phương thức giải quyết vụ việc dân sự vãn minh, có nhiều ưu
điểm. Toà án có thể thông qua hoà giải mà giải quyết các vụ việc dân sự chứ không
nhất thiết phải đưa vụ án ra xét xử hay đưa việc dân sự ra phiên họp giải quyết. Vì
vậy, hoà giải ttong tố tụng dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định là
nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự xác định trách nhiệm
pháp lý của toà án trong việc tổ chức hoà giải các vụ việc dân sự, trừ trường hợp
pháp luật quy định không hoà giải; việc hoà giải vụ việc dân sự phải bảo đảm sự tự
nguyện của đương sự và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự được quy định rất sớm ttong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam như tại Điều 9 sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về
cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng; Thông tư của Toà án nhân dân tối cao số
25/TATC ngày 30/11/1974 hướng dẫn về công tác hoà giải trong tố tụng dân sự ...
Hiện tại, nguyên tắc này được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc trách nhiệm hoà giải của toà án đã
được thể hiện đầy đủ trong Điều luật này.

- Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự
Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết
vụ việc dân sự. Kết quả giải quyết vụ việc dân sự phụ thuộc rất lớn vào việc cơ
quan, người tiến hành tô tụng dân sự có đề cao được ttách nhiệm của mình ttong
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hay không. Vì vậy, việc đề cao trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng , người tiến hành tố tụng được quy định là một nguyên tắc
cơ bản của tố tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc này xác định các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng phải đề cao ttách nhiệm ttong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần
bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy
định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa
thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia
đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Người tiến hành tố tụng CÓ
hành vi trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật'; trường hợp gây
thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành
công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại và
người tiến hành tố tụng phải bồi hoàn lại theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Nguyên tắc này lần đầu tiên được quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004. Hiện nay, đã được kế thừa quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015. Nội dung của Điều luật này đã thể hiện được những nội dung cơ bản
của nguyên tắc nên đã góp phần nâng cao được trách nhiệm trong việc thực hiện
nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng.

- Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Việc tranh tụng ttong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan ttọng đối với việc
giải quyết vụ án dân sự. Bởi thông qua việc tranh tụng giữa các bên đương sự, các
tình tiết của vụ án dân sự sẽ dần dần được làm sáng tỏ.

Trong pháp luật tố tụng dân sự nhiều nước, việc tranh tụng trong tố tụng dân
sự đã được quy định từ lâu dưới tên gọi là nguyên tắc tranh tụng. Ở Việt Nam,
nguyên tắc này lần đầu tiên được quy định tại Điều 23a Luật sửa đổi bổ sung bộ
luật tố tụng dân sự. Sau đó, được quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm
2013 và Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nội dung quý định đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp
tài liệu, chứng cứ cho toà án và có nghĩa vụ sao gửi, thông báo cho nhau các tài
liệu, chứng cứ đã giao nộp cho toà án; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập
luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích
hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác. Toà án có trách nhiệm
bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực
hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách
quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định
của pháp luật. Toà án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn
cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

- Nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ cùa toà án

Việc các chủ thể tố tụng nhận được các tài liệu, giấy tờ về vụ việc dân sự có
ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Vì vậy,
vấn đề này cũng được pháp luật quy định là một nguyên tắc của luật tố tụng dân
sự.

Nội dung của nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của toà án
yêu cầu các giấy tờ về vụ việc dân sự có liên quan đến các chủ thể tố tụng phải
được chuyển giao cho họ. Cơ quan có trách nhiệm chuyển giao là toà án và các cơ
quan, tổ chức và cá nhân được toà án yêu cầu chuyển giao như uỷ ban nhân dân
cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Các cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân được toà án yêu cầu chuyển giao tài liệu, giấy tờ về vụ việc dân sự có trách
nhiệm thực hiện việc chuyển giao và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó
cho toà án.

Nguyên tắc trách nhiêm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của toà án trước đây
được quy định tại Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, hiện nay được kế thừa
quy định tại Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Điều luật này đã quy định
khá đầy đủ các nội dung của nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ
của toà án.

5. Các nguyên tắc thế hiện vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong tố tụng dân sự

- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ
chức
Chứng cứ của vụ việc dân sự có thể do các đương sự lưu giữ, nhưng cũng có
thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ. Để đương sự thực hiện được nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ, viên kiểm sát thực hiện được quyền kháng nghị, kiến nghị và
toà án có chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức
lưu giữ chứng cứ phải cung cấp cho đương sự, viên kiểm sát hoặc toà án. Vì vậy,
trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức cho đương sự, viên
kiểm sát và toà án được quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.

Nội dung của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức xác định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ
cung cấp cho đương sự, viên kiểm sát và toà án theo yêu cầu của họ; trường hợp
không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do; nếu cố tình không cung cấp chứng cứ
cho đương sự, viên kiểm sát và toà án khi được yêu cầu của họ thì phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc này.

Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức
được quy định lần đầu tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Hiện nay, tiếp
tục được kế thừa quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nhằm đề cao
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của
đương sự và việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án.

- Nguyên tắc việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đương sự trong vụ việc dân sự
nhưng việc tham gia tố tụng của họ vẫn có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nhiều
trường hợp, việc tham gia tố tụng của họ còn góp bảo đảm việc giải quyết nhanh
chóng và đúng đắn vụ việc. Để phát huy vai ttò của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
việc giải quyết tranh chấp và phát huy dân chủ trong tố tụng, pháp luật quy định
việc tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức là một nguyên tắc của luật tố
tụng dân sự. Nội dung của nguyên tắc này xác định các cá nhân, cơ quan, tổ chức
đều có quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và giúp toà án trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

Nguyên tắc việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức trước
đây đã được quy định tại Điều 8 PLTTGQVADS, sau đó được quy định tại Điều
23 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Hiện nay, được kế thừa và quy định tại Điều
23 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Căn cứ vào quy định này thì các cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thể tham gia tố tụng dân sự dưới những hình thức khác nhau theo
quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội
(HLU) – Nhà xuất bản Công an nhân dân (Tái bản lần thứ 19).

2. Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 số 92/2015/QH13

3. https://luatminhkhue.vn/phan-tich-noi-dung-cac-nguyen-tac-cua-luat-
to-tung-dan-su-viet-nam-.aspx#5-cac-nguyen-tac-the-hien-vai-tro-trach-
nhiem-cua-cac-ca-nhan-co-quan-to-chuc-trong-to-tung-dan-su

You might also like