You are on page 1of 2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

1.1. Khái niệm Luật Tố tụng hành chính

Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại
Tòa án.

*Vụ án hành chính:

- Bà H khởi kiện yêu cầu UBND xã T trả 20 triệu tiền văn phòng phẩm. Là án dân
sự.

- Anh Đ bị CA xã M tạm giữ xe máy do có hành vi gây rối trật tự công cộng. Anh
khởi kiện yêu cầu CA xã bồi thường 720.000 đồng tiền thuê xe ôm đi làm trong
khoảng thời gian xe bị tạm giữ. Không phải án hành chính.

- Uber BV Hà Lan khởi kiện quyết định của Cục Thuế TPHCM về việc truy thu
Uber BV hơn 66,68 tỷ đồng tiền thuế. Là vụ án hành chính.

- Ông Đoàn Văn Vươn khởi kiện Quyết định số 461/QĐ-UBND về việc thu hồi đất
của UBND huyện TL (TP. Hải Phòng). Là vụ án hành chính.

Là vụ án phát sinh khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp
pháp của: Quyết định hành chính (QĐHC), Hành vi hành chính (HVHC), Quyết định kỷ luật
buộc thôi việc (QĐKLBTV), Danh sách cử tri (DSCT), Quyết định giải quyết khiếu nại
(QĐGQKN) về Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (QĐXLVVCT) và được Tòa án thụ lý giải
quyết.
*Tài sản, quyền tài sản có là đối tượng tranh chấp trong án hành chính?

Đặc điểm:

- Đối tượng tranh chấp trực tiếp là tính hợp pháp của QĐHC, HVHC, QĐKLBTV,
DSCT, QĐGQKN về QĐXLVVCT.

- Người bị kiện: luôn là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao
quản lý hành chính hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó.

- Người khởi kiện: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm trực tiếp.

1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính

Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

*Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực
tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ
yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp
luật quy định.

Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp
xã.

*Các chủ thể nào tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng hành chính?

*Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Tố tụng hành chính?

Phương pháp quyền uy và phương pháp bình đẳng.

Phương pháp quyền uy được sử dụng để điều chỉnh nhóm các mối quan hệ giữa chủ thể
tiến hành tố tụng với chủ thể tham gia tố tụng là nhóm quan hệ chủ yếu, tính chất của quan
hệ này là quyền uy – phục tùng.

Phương pháp bình đẳng các chủ thể không có quyền áp đặt ý chí của mình đối với bên kia
mà hai bên chủ thể được quyền tự do ý chí trong phạm vi luật cho phép khi ứng xử với chủ
thể còn lại trong quan hệ tố tụng đó.

2. NHIỆM VỤ, NGUỒN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

You might also like