You are on page 1of 19

1.

Bản chất và đặc điểm của QLNN

Bản chất của QLNN theo nghĩa hẹp: thể hiện tính chấp hành và điều hành
trong hoạt động các cơ quan nhà nước, trong đó chủ yếu là cơ quan hành
chính NN

o Chấp hành luật và các VB của CQNN cấp trên


o Điều hành là chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn, hoạt động quản lý thể hiện tập trung ở chỉ
đạo, điều hành.
Đặc điểm của QLNN

· Hoạt động mang tính chấp hành-điều hành (đặc điểm quan trọng nhất)

· Chủ yếu do cơ quan hành chính NN thực hiện

· Là hoạt động có tính thường xuyên, liên tục, chủ động, sáng tạo và
linh hoạt cao

· Hình thức và phương pháp được sử dụng trong QLNN đa dạng, được
tiến hành theo thủ tục hành chính

2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành
Chính

Đối tượng điều chỉnh của LHC

Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động QLNN được các quy
phạm pháp luật của ngành LHC điều chỉnh.
Phương pháp điều chỉnh của ngành LHCVN

Là cách thức quy phạm pháp luật HC tác động lên các quan hệ xã hội trong
hoạt động QLNN, làm cho chúng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, theo đó,
các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ quản lý được thực hiện.

· Mệnh lệnh-phục tùng (chủ yếu)


o Mang tính bất bình đẳng giữa các bên tham gia. Nếu tồn tại bình đẳng thì chỉ
mang tính tương đối
o Nguyên nhân: do quan hệ QLNN mang tính mệnh lệnh
o Biểu hiện
§ Chủ thể QL có quyền ban hành quyết định mang tính đơn phương và có hiệu
lực đối với đối tượng quản lý
§ Đối tượng quản lý có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị nhưng chủ thể quản lý
là người xem xét quyết định
§ Nếu có sự phối hợp thực hiện quyết định quản lý thì theo thứ bậc hành chính
và phân công, phân cấp.
· Bình đẳng, thỏa thuận
o Phát sinh
§ khi cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng
hành chính (VN chưa có khái niệm này nhưng thực tế Hợp đồng là việc là
hợp đồng hành chính)
§ các cơ quan cùng ký kết văn bản liên tịch.

3. Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính


Quan hệ pháp luật hành chính cũng là quan hệ pháp luật cho nên mang
những đặc điểm chung giống các quan hệ pháp luật khác, đó là tính tư tưởng,
tính ý chí, tính xác định,... Tuy nhiên quan hệ pháp luật hành chính có các
đặc điểm riêng biệt sau để cho thấy sự khác biệt với các qhpl khác:

- Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHPLHC mang
tính chấp hành và điều hành (luôn gắn liền với hoạt động quản lý
nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước rất đa dạng nên qhpl hành
chính cũng rất đa dạng.)
- Thứ hai, một bên chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực nhà
nước (trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có chủ thể có
quyền sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để ban hành
các quyết định quản lý nhà nước mang hiệu lực bắt buộc thi hành đối
với phía bên kia. Chủ thể này trong Khoa học luật hành chính gọi là
“chủ thể bắt buộc”.)
- Thứ ba, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do sáng
kiến, yêu cầu, hành vi của bất cứ bên nào mà sự đồng ý của bên kia
không phải là điều kiện bắt buộc. (“Chủ thể bắt buộc” hoặc “chủ thể
thường”)
- Thứ tư, những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong QHPLHC
(tức giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý) được giải quyết theo
thủ tục hành chính hoặc/và thủ tục tố tụng hành chính
- Thứ năm, trách nhiệm hành chính phát sinh trong quan hệ pháp
luật hành chính là trách nhiệm trước nhà nước. (bên vi phạm
những yêu cầu của quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu phải chịu
trách nhiệm trước nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức nhà nước có thẩm quyền.)

4. Cán bộ, công chức và viên chức


4.1. Cán bộ
a. Khái niệm
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước. (K1 Điều 4 Luật CB, CC năm 2008)
b. Các đặc trưng của cán bộ
- Là công dân Việt Nam;
- Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh nhất định;
- Làm việc theo nhiệm kỳ;
- Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà
nước và tổ chức chính trị- xã hội; (không bao gồm những người giữ
chức vụ nhưng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước)
- Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên.
- Trong biên chế
- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

4.2. Công chức


a. Khái niệm
- Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng
CSVN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TƯ, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn
vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế
độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương
từ NSNN… K2 Đ1 Luật CB, CC năm 2008 (sửa đổi 2019)
b. Các đặc trưng của công chức
- Là công dân Việt Nam;
- Được tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh tương ứng với vị trí việc làm;
- Làm việc thường xuyên theo chuyên môn nghiệp vụ;
- Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên.
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Làm việc trong các cơ quan của :
✓ Đảng cộng sản Việt Nam,
✓Tổ chức chính trị - xã hội,
✓Cơ quan nhà nước,
✓Quân đội nhân dân,
✓Công an nhân dân,

4.3. Viên chức


a. Khái niệm
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật. (Đ2 Luật Viên chức 2010)
b. Các đặc trưng của viên chức
- Là công dân Việt Nam;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp; được
xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
- Làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hoạt động của viên chức là hoạt động nghề nghiệp, gắn liền với vị trí
việc làm.
- Chế độ làm việc sau khi được tuyển dụng đối với viên chức là chế độ
làm việc theo hợp đồng (gọi là “hợp đồng làm việc”).
- Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập.

5. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính


5.1. Vi phạm hành chính:
a. Khái niệm:
- Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải tội phạm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
b. Dấu hiệu:
- Vphc là hành vi trái pháp luật hành chính tức là vi phạm quy định của PL
về QLNN (dưới dạng hành động hoặc không hành động)
- Vphc là hành vi có lỗi
- Vphc là hành vi nguy hiểm cho xã hội (dấu hiệu căn bản) nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự
- Vphc là hành vi do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện
- Vphc được pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý cụ thể
c. Cấu thành của VPHC
1. Mặt khách quan của VPHC: là những biểu hiện ra bên ngoài của
vphc mà bằng trực quan sinh động con người có thể nhận thức được.
Cụ thể:
- Hành vi trái pháp luật
- Hậu quả thiệt hại gây ra cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả
2. Mặt chủ quan của VPHC: Những dấu hiệu bên trong thể hiện thái độ,
trạng thái tâm lý của người vi phạm đối với hành vi trái PL cũng như
là đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
3. Chủ thể VPHC:
4. Khách thể VPHC:
5.2. Nguyên tắc xử lí VPHC:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo
đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách
quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật
quy định.

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính
nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính

+ Quốc hội

+UBTVQH

+Chính phủ

+ HĐND thành phố trực thuộc trung ương


5.2 Trách nhiệm hành chính:
1. Khái niệm trách nhiệm hành chính:
Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý vì vậy, cũng giống
như các dạng trách nhiệm pháp lý khác trách nhiệm hành chính là hậu quả
pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức cá nhân phải gánh chịu khi các
chủ thể đó vi phạm pháp luật.
Hậu quả bất lợi thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức buộc phải thực hiện các biện
pháp chế tài do luật định
2. Đặc điểm trách nhiệm hành chính
a. Cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính
b. Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hành chính là Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản quy phạm
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực mà chủ yếu là
các nghị định của Chính phủ.
c. Việc truy cứu trách nhiệm hành chính không nhất thiết phụ thuộc vào việc
chủ thể vi phạm hành chính đã gây ra thiệt hại vật chất hay chưa. Thiệt hại
xảy ra chỉ có ý nghĩa khi xem xét mức độ trách nhiệm hành chính mà chủ thể
vi phạm phải gánh chịu.
d. Trách nhiệm hành chính được áp dụng bởi các chủ thể có thẩm quyền theo
quy định pháp luật, trong đó chủ yếu là cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước.
e. Trách nhiệm hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính, tức là
ngoài trình tự xét xử của Tòa án.
f. Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính không mang án tích.
3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị
xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp
luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vì tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.

- Một hành vi vi phạm hành chính chi bị xử phạt một lần. - Nhiều người
cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. - Một người thực hiện
nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị
xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính

nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cả nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự minh hoặc thông qua người
đại diện hợp pháp chứng minh minh không vi phạm hành chính; - Đối với
cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức

bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Các biện pháp trách nhiệm hành chính


a. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: gồm hình thức xử phạt
chính và hình thức xử phạt bổ sung
*Các hình thức xử phạt luôn được áp dụng là hình thức xử phạt chính
(áp dụng độc lập)
- Cảnh cáo:
- Phạt tiền; ( vs tổ chức gấp đôI); lĩnh vực mới -> CP quyết định qua sự đồng
ý của UBTVQH
* Các hình thức xử phạt có thể được áp dụng là hình thức xử phạt chính
hoặc bổ sung
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn; (1-24 tháng) (2 hành vi vi phạm trở lên -> áp dụng
mức tối đa khung thời hạn tước)
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính); (liên quan trực tiếp đến vphc/ nghiệm trọng do lỗi cố ý)
- Trục xuất.
● hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng độc lập (K2 Đ65; K1 Đ74)
* Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra ( chỉ
áp dụng bị đv hành vi gây ra hậu quả)
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; có thể áp dụng độc lập
- Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép
hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
tái xuất bệnh; hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
doanh vật phẩm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính
hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: Điều 6 Luật Xử lý VPHC năm
2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (điều 38 đến 51 Luật Xử lý
VPHC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính rất đa dạng và nhiều
về số lượng, có sự trùng lắp giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung
và cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn; giữa cơ quan hành chính
có thẩm quyền chuyên môn với nhau.
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính:
Các đối tượng bị xử phạt bao gồm:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi
phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành
chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình
thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt
đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm
quyền xử lý.
– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra.
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam,
tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
– Thực hiện hành vi vi phạm hành vi chính do sự kiện bất khả kháng.

GIẢI ĐỀ TMK39
I. Nhận định đúng sai và giải thích
1. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chỉ
được tổ chức ở địa phương.

- Sai. Vì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đó
là bộ và các cơ quan ngang bộ, những cơ quan này chỉ được tổ chức ở
trung ương còn ở địa phương chỉ là các cơ quan chuyên môn chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ mà không phụ thuộc về tổ chức vì
các cơ quan chuyên môn do ủy ban nhân dân lập ra.

2. Việc tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên làm việc
trong Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là hoạt động quản lý NN
3. Phó trưởng Công an huyện có thể được giao quyền xử phạt vi phạm
hành chính.
Đúng. Vì người có thẩm quyền xử phạt vphc là trưởng công an huyện có thể
giao quyền cho cấp phó của mình xử phạt vphc. (K1D54 LXLVPHC)

II. Chọn đáp án đúng


1. Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC là:
a) Quan hệ giữa công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết
khiếu nại của công dân A
b) Quan hệ giữa thư ký Tòa án với công chức nộp đơn khởi kiện
về quyết định kỷ luật buộc thôi việc
c) Quan hệ giữa Sở Công thương với Cty Trách nhiệm hữu hạn
B về hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng.
d) Đều sai.
2. Là cơ quan thuộc Chính phủ
a) Văn phòng Chính phủ
b) Đài truyền hình VN
c) Ủy ban Dân tộc
d) Ngân hàng NN.
3. Văn bản nào sau đây là nguồn của LHC
a) Nghị quyết do CP ban hành
b) Quyết định xử lý kỷ luật công chức
c) Luật xử lý vi phạm HC
d) a,c đúng
4. Cơ quan hành chính NN
a) Có thể không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hành chính
b) Luôn phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân cùng cấp
c) Đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
d) Đều có đơn vị cơ sở trực thuộc
5. Nếu tang vật, phương tiện bị tịch thu là hàng giả thì việc định giá được xác
định là:
a) Phải là giá do hội đồng định gái quyết định
b) Giá niêm yết trên hàng hóa giả đó
c) Giá thị trường của hàng hóa thật
d) Giá do NN quy định
6. Sở Nội vụ
a) Có người đứng đầu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định
b) Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
c) Được thành lập ở tất cả các tỉnh
d) Hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
III. Bài tập.
Trần Văn V (19 tuổi) và Trần Hoài H (17 tuổi), đều cư trú tại xã X, huyện Y
tỉnh Z và đã có hành vi gọi điện nhiều lần tới số máy 113 của Đội Cảnh sát
phản ứng nhanh thuộc phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
công an tỉnh TN để báo tin nhằm trêu chọc các chiến sĩ Cảnh sát 113 làm ảnh
hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý các thông báo của nhân dân về an ninh trật
tự.
Xác định và nêu căn cứ pháp lý:

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với V và H? (Biết


rằng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hộ; phòng
chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo
lực gia đình thì hành vi báo thông tin giả đến cơ quan NN có
thẩm quyền có mức phạt từ 500.000- 1000000 đồng

Theo khoản 2 Điều 39 Luật XLVPHC 2012 sửa đổi 2020 thẩm
quyền xử lý đối với V và H sẽ do Đội trưởng đội Cảnh sát phản
ứng nhanh thuộc phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội, công an tỉnh TN.

2. Mức xử phạt được áp dụng đối với V và H trong tình huống


trên

Căn cứ vào quy định tại nghị định 167/2013…. ta sẽ lấy mức
trung bình của khung tiền phạt là (500k+1000000)/2= 750k
Vậy tiền phạt của V là 750k, H là 750k

3. Vì cho rằng hành vi của V và H là do thiếu hiểu biết pháp luật


nên cha mẹ của V và H đã làm đơn giải trình. Cơ quan có thẩm
quyền sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

Cơ quan có thẩm quyền không nhận đơn giải trình vì khoản 1


Điều 61 Luật XLVPHC 2012 sửa đổi 2020 thì người có quyền
có quyền giải trình có mức tối đa của khung tiền phạt từ 15tr
trở lên đối với cá nhân mà V và H chỉ có mức tiền phạt tối đa
là 1 tr, nên không đáp ứng đủ điều kiện để có quyền giải trình.

4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với V và


H là cán bộ, công chức hay viên chức?

Người có thẩm quyền xử phát là Đội trưởng đội Cảnh sát. Vậy
theo

Đề 2: QTL 42

1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (4 điểm)

I. Người có thẩm quyền có trách nhiệm công bố, công khai về việc xử phạt
đối với các vi phạm hành chính về khám bệnh chữa bệnh.

Đây là nhận định sai vì theo khoản 1 Điều 72 Luật XPVPHC 2012 sửa đổi
2020 thì đối với các vi phạm hành chính về khám chữa bệnh phải gây hậu
quả lớn và gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội không những thế trách
nhiệm công bố, công khai việc xử phạt là trách nhiệm của cơ quan của người
có thẩm quyền.

2. Biện pháp cưỡng chế "Buộc khôi phục lại tính trạng ban đầu" chỉ được
ban hành kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Đây là nhận định sai vì theo điểm b khoản 2 Điều 28 Luật XLVPHC 2012
sửa đổi 2020 thì biện pháp “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” thuộc
nhóm biện pháp khắc phục hậu quả vẫn có thể áp dụng độc lập dù không
kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi thuộc các trường hợp
căn cứ theo khoản 2 Điều 65

3. Mọi công chức cấp xã khi vi phạm kỷ luật có thể bị áp dụng một trong các
hình thức hành xử lý kỷ luật. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giảng
chức, cách chức, buộc thôi việc.
Đây là nhận định sai. - Vì công chức cấp xã cũng có hai loại là công chức
giữ chức vụ quản lý và công chức không giữ chức vụ quản lý. Đối với công
chức không giữ chức vụ quản lý thì hình thức xử phạt chỉ có khiển trách,
cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc. ( K2D7 nghị định 112/2020) Đối
với các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật trên thì chỉ áp dụng cho công chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. (Đ11,12 Nghị định 112/2020)

4. Bản quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước.

Đây là nhận định sai.

II. Chọn đáp án đúng: (2 điểm)

1. Văn bản nào sau đây là nguồn của Luật hành chính Việt Nam:

a. Bản án của Tòa hành chính

b. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

c. Luật Đất đai

d. Nghị quyết số 17 NQ-TW ngày 01 8 2007 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của hộ máy nhà nước.

2. Sự kiện pháp lý hành chính:

a. Không phụ thuộc vào ý chí của con người

b. Luôn là hành vi hành chính:

c. Là cơ sở pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
hành chính;

d. Trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm đến quan hệ pháp luật hành chính.

3. Thanh tra tỉnh:

a. Là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Sở;

b. Là cơ quan ngang Sở

c. Là cơ quan ngang Bộ

d. Là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thu của từng địa phương.
4. Theo pháp luật hiện hành thì người có thẩm quyền không được khám
nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm.
Thời gian ban đêm được tính:

a Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau:

b. Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

c. Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau;

d. Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

III. Bài tập: (4 điểm)

Anh Hoàng là Trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài 100%, thu nhập mỗi tháng của anh Hoàng là 80 triệu đồng
(thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi đã giảm trừ gia
cảnh theo pháp luật về quản lý thuế). Trong năm 2017, anh Hoàng có hành vi
kê khai không đăng thông tin thu nhập. Chi cục thuế TP.HCM lập biên bản
về hành vi trên. Anh Hoàng có 2 tỉnh tiết cần xem xét là. Anh Hoàng đã có
hành vi che dấu, trốn tránh khi có yêu cầu kiểm tra từ cơ quan thuế, anh
Hoàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn (anh Hoàng đang phải nuôi bố mẹ già
mất khả năng lao động, 2 em trai bị mắc bệnh tâm thần, hiện bố mẹ anh
Hoàng đang bệnh nặng phải nằm bệnh viện điều trị).

Trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:

I. Xác định mức phạt tiền đối với anh Hoàng (biết rằng hành vi Cung về
thông tin, tài liệu, số kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức có mức phạt tiền từ 800.000
– 2.000.000 đồng)

Anh Hoàng có tình tiết tăng nặng là che giấu trốn tránh khi có yêu cầu kiểm
tra từ cơ quan thuế (theo điểm k, khoản 1 điều 10 LXLVPHC 2102 SỬA
ĐỔI 2020) nhưng xét thấy anh Hoàng phải nuôi Bố mẹ già mất khả năng lao
động, 2 em trai bị mắc bệnh tâm thần, hiện bố mẹ anh Hoàng đang bệnh
nặng phải nằm bệnh viện điều trị nên có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại
khoản 6 điều 9 LXLVPHC 2012 sửa đổi 2020.

vì anh Hoàng vừa có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ nên ta sẽ áp dụng mức
TB của khung tiền phạt: (800k +2tr)/2 = 1tr4

2 Với hoàn cảnh khó khăn nêu trên. Anh Hoàng có thuộc trường hợp được
giải trình không?
Với hoàn cảnh khó khăn trên anh Hoàng vẫn không thuộc trường hợp được
giải trình vì theo khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC 2012 sửa đổi 2020 anh
Hoàng chưa đạt mức tiền tối thiểu để được giải trình đối với cá nhân là 15tr.

3. Hành vi vi phạm của anh Hoàng có thuộc trường hợp người có thẩm
quyền phái công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không?
Vì sao?

Hành vi của anh Hoàng vẫn thuộc những trường hợp ở khoản 1 Điều 72 Luật
XLVPHC 2012 sửa đổi 2020 tuy nhiên hành vi của anh Hoàng chưa gây hậu
quả lớn nên sẽ không công bố công khai trên các phương tiện đại chúng.

4. Xác định thời hạn anh Hoàng coi như chưa bị xử phạt.

Thời hạn anh Hoàng coi như chưa bị xử phạt là trong năm 2018 theo khoản 1
điều 7 Luật XLVPHC 2012 sửa đổi 2020

ĐỀ HS44
Các nhận định sau đây đúng hay sai" Giải thích tại sao? (6 điểm)

a. Hình thức xử phạt chính cảnh cáo chỉ có thể được áp dụng đồng thời với
hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn.

b. Công chức sử dụng văn bằng không hợp pháp để được tuyển dụng thì
đương nhiên bị kỷ luật buộc thôi việc.

c. Sở Nội Vụ. Sự Ngoài sự. Sở Dulh. Ban Dân tộc được tổ chức ở tất cả các
đơn vị hành chính cấp tỉnh,

d. Bí thư, Phó bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh ở các cấp đơn
vị hành chính ở địa phương là cán bộ

e. Hình thức xử phạt chính "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính vẫn có thể áp dụng đối với người từ đã 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi
phạm hành chính.

f. Biện pháp cưỡng chế "Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu" chỉ được ban
hành kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bài tập: (4 điểm)


Ngày 19/7/2019, Trưởng Công an huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ban
hành Quyết định số 46 QĐ-XPHC để xử phạt vi phạm hành chính đối với
Ngô Thị Thu Thảo (sinh ngày 11/2005) vì đã thực hiện hành vi mượn chứng
minh nhân dân để thực hiện hình vì tran y định của pháp luật (quy định tại
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP). nh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu
rõ cơ sở pháp lý

a. Xác định hình thức và mức xử phạt áp dụng đối với Ngô Thị Thu Thảo độ
tuổi

b. Giả sử, khi bị phát hiện vi phạm, Ngô Thị Thu Thảo có hành vi “Lăng mạ,
phỉ báng người đang thi hành công vụ” thủ người có thẩm quyền sẽ xử phạt
Ngô Thị Thu Thảo như thế nào?

Bài tập 6:

Ngày 15/8/2019, lực lượng công an đã bắt quả tang một nhóm 10 người đang
sát phạt nhau trên chiếu bạc tại phòng số 75, khách sạn A, tỉnh B. Trong số
đó có ông Lê Văn M – Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường, ông
Hoàng Bảo K – Hiệu trưởng Trường THPT công lập X và ông Trần Xuân P
– bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh. Tang vật thu giữ được là 1.500.000 đồng và
một bộ bài tú lơ khơ. Được biết, ngày 10/7/2019, cũng tại khách sạn X, 3
ông Lê Văn M, Hoàng Bảo K, Trần Xuân P và các “chiến hữu” quen thuộc
có hành vi đánh bạc trái phép như trên nhưng do được nhân viên khách sạn
đánh động nên cả nhóm đã thoát khỏi sự kiểm tra bất ngờ của lực lượng chức
năng.

Anh (chị ) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và mức tiền phạt đối với các đối
tượng nói trên? Biết rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi
đánh bạc trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ
1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Thẩm quyền xử phạt đối với các đối tượng trên thuộc về Trưởng phòng Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. (K4 Đ39 Luật XLVPHC 2012 sửa
đổi, bổ sung 2020)

mức tiền phạt đối với các đối với các đối tượng nói trên, mỗi người sẽ bị
phạt số tiền là: (1tr+2tr)/2=1tr5

2. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi
phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải xử lý
như thế nào?
Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải chuyển ngay
hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng hình sự (Khoản 1 Điều
62 Luật XLVPHC 2012 sửa đổi, bổ sung 2020)

3. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật 3 ông trên là?

Đối với ông Lê Văn M – Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi
trường thì Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử lý kỷ
luật vì ông M là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nên người có thẩm
quyền xử phạt là người có thẩm quyền bổ nhiệm ( K1 Đ24 Nghị định 112)

Đối với ông Hoàng Bảo K – Hiệu trưởng Trường THPT công lập X vì
là viên chức giữ chức vụ lãnh đạo nên theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định 112
thì thẩm quyền xử lý ông K sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền xử lý tức ông K sẽ do Giám đốc sở Giáo dục tỉnh B xử lý kỷ
luật.

Còn ông Trần Xuân P – bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh vì là viên chức
không giữ chức vụ quản lý nên người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ là viện
trưởng bệnh viện đa khoa tỉnh tức người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập. (Khoản 2 Điều 31 Nghị định 112 )

4. Việc thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ
luật đối với các ông trên?

Bài tập 7.

Ngày 10/5/2020, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh K đã tổ
chức họp Hội đồng kỷ luật để xử lý bà Phạm Thanh T (công tác tại Trung
tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh K, thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch tỉnh K). Hồ sơ vụ vi phạm cho thấy từ thứ hai ngày 20/4/2020 đến ngày
26/4/2020, bà T đã không đến Trung tâm làm việc và cũng không báo cáo
với Giám đốc trung tâm. Ngoài ra, bà T còn bị phát hiện đã không tuân theo
các quy định nghiệp vụ về phát hành phim dẫn đến việc mất uy tín của tập
thể lãnh đạo đơn vị trong khoảng thời gian dài, ảnh hưởng tới doanh thu của
Trung tâm. Tuy Hội đồng kỷ luật đã gửi giấy triệu tập vào ngày 05/5/2020
cho bà T nhưng bà T không đến dự cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.

Hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:

1. Việc Hội đồng kỷ luật tiến hành họp có đúng thủ tục không?

Việc HĐKL tiến hành họp là chưa đúng thủ tục. Vì căn cứ Điều 32 NĐ
112… việc xử lý kỉ luật đv viên chức được tiến hành theo 3 bước:

1. Tổ chức họp kiểm điểm;


2. Thành lập HĐKL
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định XLKL

Và xét thấy bà T không rơi vào trường hợp không cần thực hiện bước 1 ( căn
cứ vào 2 đoạn cuối Điều 32 của NĐ này) nên xét đúng trình tự thì phải tổ
chức cuộc họp kiểm điểm trước khi tổ chức họp HĐKL cho bà T

2. Hình thức kỷ luật áp dụng đối với bà T?

Hình thức kỉ luật áp dụng: khiển trách

3. Giả sử bà T đang nuôi con 9 tháng tuổi thì người có thẩm quyền xử lý thế
nào?

Nếu bà T đang nuôi con 9 tháng tuổi thì bà T thuộc trường hợp chưa xem xét
xử lý kỷ luật theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 112.

Bài tập 8.

Ngày 20/7/2019, Hội đồng kỷ luật của Trung tâm dạy nghề thuộc Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐ, TB và XH) tỉnh Z đã tổ chức họp để
xem xét, kiến nghị hình thức kỷ luật với ông TĐH, giáo viên dạy nghề khoa
Cơ khí thuộc Trung tâm này. Hồ sơ vụ việc cho thấy: tháng 9/2018, ông H
đã cam kết trong hợp đồng làm việc là giảng dạy các lớp mở tại Trung tâm
và cả các lớp liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp vào buổi tối. Tuy nhiên,
lấy lý do con còn nhỏ, vợ là công nhân làm việc theo ca nên ông H bỏ giờ
không giảng các lớp liên kết buổi tối. Hành vi của ông H đã làm gián đoạn
lịch giảng dạy của trung tâm. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, ông H đã
từng bị Giám đốc Trung tâm ra thông báo nhắc nhở về việc ông vi phạm nội
quy sử dụng phòng đọc dành riêng cho giáo viên Trung tâm trong Thư viện.

Anh (chị) hãy xác định:

a. Hình thức kỷ luật nào áp dụng đối với ông H là phù hợp?

HÌnh thức kỷ luật áp dụng với ông H là: Khiển trách

Cơ sở pháp lý: K4 Điều 16 NĐ 112

b. Thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm những ai?

Thành phần HĐKL bao gồm:

- 1 Chủ tịch hội đồng: Giám đốc trung tâm

- 1 Ủy viên hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của Trung tâm…

- 1 Ủy viên kiêm Thư ký hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác
tổ chức, cán bộ của trung tâm…
-

c. Nếu sau khi bị phát hiện có vi phạm nêu trên, ông H phải vào bệnh viện
điều trị 10 ngày do bị bệnh theo quyết định của bác sĩ thì người có thẩm
quyền giải quyết thế nào?

- Người có thẩm quyền buộc lòng phải đợi sau 10 ngày mới có thể bắt đầu
trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với ông H vì việc ông H bị bệnh phải điều
trị 10 ngày và có kèm theo quyết định của bác sĩ đã thuộc 1 trong các trường
hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật căn cứ theo K2 Điều 3 NĐ 112

You might also like