You are on page 1of 13

Đề cương ôn tập luật hành chính cuối hk2:

1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước.


1.1. Khái niệm:
 Theo nghĩa rộng:
- Là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động
mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng
của nhà nước.
 Theo nghĩa hẹp: (= hành chính nhà nước)
- Là hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện quyền hành pháp
ma bản chất của nó là hoạt động chấp hành – điều hành nhà nước.
 Quản lí nhà nước? -> quản lí nhân danh nhà nước, trên cơ sở nhà nước, được
đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
1.2. Đặc điểm:
 Do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu
- Bộ máy hành chính nhà nước bao gồm các bộ máy từ trung ương đến địa
phương, đứng đầu là chính phủ, dưới là bộ và cơ quan ngang bộ, địa phương là
cấp tỉnh (sở) và cấp huyện (phòng).
- Tại sao bộ máy hành chính nhà nước là chủ thể tiến hành quản lí nhà nước? – do
các chức năng của các cơ quan nhà nước (là phương diện hoạt động)
- Ngoài các cơ quan hành chính nhà nước, còn có các chủ thể khác tiến hành quản
lí hoạt động nhà nước.
 Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: quốc hội, hội đồng ND các cấp
 Hệ thống cơ quan hành chính NN: chính phủ, các bộ, UBND, các cơ quan khác
thuộc chính phủ.
 Hệ thống xét xử: tòa án ND tối cao, tòa án ND các cấp, Tòa án ND tỉnh, huyện
 Hệ thống kiểm sát: viện kiểm sát ND tối cao, viện kiểm sát ND các cấp, tỉnh, huyện
 Thiết chế hiến định độc lập: hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước
 Tính chủ động, sáng tạo
Tại sao quản lí nhà nước có tính chủ động, sáng tạo cao?
- Về bản chất, quản lí nhà nước là hoạt động chấp hành- điều hành nhà nước.
- Xuất phát từ yêu cầu của khách thể quản lý
- Biểu hiện:
 Chủ thể quản lý có thể đưa ra những quy định riêng áp dụng cho các đối
tượng đặc thù
 Chủ thể quản lý có thể lựa chọn một trong nhiều giải pháp để áp dụng cho
những trường hợp cụ thể
 Hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.
 Lập quy: ban hành những văn bản dưới luật.
 Lưu ý: chủ động, sáng tạo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.
 Tính dưới luật: thể hiện ở chỗ: quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành pháp
luật và điều hành trên cơ sở Luật.
- Các quyết định được ban hành trong hoạt động quản lý nhà nước phải phù hợp
với luật và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, nếu mâu thuẫn với chúng
thì sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ.
 Tính liên tục: hoạt động quản lý nhà nước phải được tiến hành thường xuyên,
không bị gián đoạn.
2. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, cơ sở làm phát sinh
quan hệ pháp luật hành chính.
2.1. Khái niệm:
- Quan hệ pháp luật hành chính là những QHXH phát sinh trong lĩnh vực quản lý
nhà nước VN, được điều chỉnh bởi các QPPLHC, trong đó xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia.
2.2. Đặc điểm:
 Đặc điểm chung:
- Thuộc loại quan hệ tư tưởng
- Là quan hệ xã hội có ý chí
- Xuất hiện trên cơ sở các QPPL
- Nội dung được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện
được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước.
 Đặc điểm riêng:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPLHC luôn gắn liền với hoạt động
chấp hành- điều hành NN.
- Một bên tham gia QHPLHC bao giờ cũng là chủ thể có quyền sử dụng quyền lực
NN, nhân danh NN để ban hành các quyết định hành chính mang hiệu lực bắt
buộc thi hành đối với phía bên kia. (chủ thể bắt buộc)
- QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu, đề nghị của bất cứ bên nào (chủ thể bắt
buộc hoặc không bắt buộc), tuy nhiên, không nhất thiết phải có sự đồng ý của
phía bên kia mới có thể hình thành QHPLHC.
- Tranh chấp giữa các bên tham gia QHPLHC được giải quyết theo trình tự hành
chính hoặc tố tụng hành chính nhưng chủ yếu là theo thủ tục hành chính.
2.3. Cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
 3 điều kiện:
Điều kiện chung:
- Quy phạm pháp luật hành chính
- Các bên chủ thể có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính
Điều kiện trực tiếp: sự kiện pháp lý hành chính
3. Cán bộ, công chức, viên chức (khái niệm, đặc trưng, tuyển dụng, sử dụng, quản
lý, trách nhiệm kỷ luật).

Cán bộ Công chức


Khái niệm Cán bộ là công dân Việt Nam, được Là công dân Việt Nam, được
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ chức vụ, chức danh tương ứng
trong cơ quan của Đảng Cộng sản với vị trí việc làm trong cơ quan
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính của Đảng CSVN, Nhà nước, tổ
trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, chức chính trị - xã hội ở TƯ, cấp
thành phố trực thuộc trung ương tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
(cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, đơn vị thuộc QĐND mà không
thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), phải là sĩ quan, quân nhân
trong biên chế và hưởng lương từ chuyên nghiệp, công nhân quốc
ngân sách nhà nước. phòng; trong cơ quan, đơn vị
(K1 Điều 4 Luật CB, CC năm thuộc CAND mà không phải là sĩ
2008) quan, hạ sĩ quan phục vụ theo
chế độ chuyên nghiệp, công nhân
công an, trong biên chế và hưởng
lương từ NSNN…
K2 Đ1 Luật CB, CC
năm 2008 (sửa đổi 2019)
Ai là công chức?  Nghị định
06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng
01 năm 2010 của Chính phủ quy
định những người là công chức.
Đặc trưng  Là công dân Việt Nam;  Là công dân Việt Nam;
 Được bầu cử, phê chuẩn, bổ  Được tuyển dụng vào biên
nhiệm giữ chức vụ, chức danh chế, bổ nhiệm vào ngạch,
nhất định; chức vụ, chức danh tương
 Làm việc theo nhiệm kỳ; ứng với vị trí việc làm;
 Làm việc trong cơ quan của  Làm việc thường xuyên
Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ theo chuyên môn nghiệp
quan nhà nước và tổ chức vụ;
chính trị- xã hội;  Làm việc tại các cơ quan
(không bao gồm những người cấp huyện trở lên.
giữ chức vụ nhưng làm việc trong  Trong biên chế và hưởng
doanh nghiệp nhà nước) lương từ ngân sách nhà
 Làm việc tại các cơ quan cấp nước
huyện trở lên.  Làm việc trong các cơ
 Trong biên chế và hưởng quan của:
lương từ ngân sách nhà - Đảng cộng sản Việt Nam,
nước. - Tổ chức chính trị - xã hội,
- Cơ quan nhà nước,
- Quân đội nhân dân,
- Công an nhân dân,

Tuyển dụng Căn cứ tuyển dụng: Căn cứ tuyển dụng:


(Điều 37 Luật Việc tuyển dụng công chức phải căn Điều kiện tuyển dụng:
CB, CC năm cứ vào: (giống như cán bộ)
2008  Yêu cầu
sđ,bs năm nhiệm
2019) vụ,
 Vị trí việc
làm,
 Chỉ tiêu
biên chế.
(Điều 35 Luật Cán bộ,
công chức 2008)

Điều kiện tuyển dụng:


Người đăng ký dự tuyển công chức
phải có đủ các điều kiện sau đây:
 Có một quốc tịch là
quốc tịch Việt Nam;
 Đủ 18 tuổi trở lên;
 Có đơn dự tuyển, có lý
lịch rõ ràng;
 Có văn bằng, chứng chỉ
phù hợp;
 Có phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt;
 Đủ sức khỏe để thực
hiện nhiệm vụ;
 Các điều kiện khác
theo yêu cầu của vị trí
dự tuyển.
(Khoản 1 Điều 36 Luật CB, CC năm
2008)
Phương thức tuyển dụng:
Phương thức tuyển dụng:
 Thi tuyển:
 Là phương thức tuyển dụng
công chức chủ yếu.
 Ý nghĩa của việc thi tuyển:
 Bảo đảm công khai
minh bạch, khách
quan;
 Bảo đảm tính cạnh
tranh;
 Tuyển chọn người có
năng lực tốt đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ và vị
trí việc làm
 Các môn thi, hình thức thi,
cách tính điểm, xác định
người trúng tuyển:
(Xem Đ8 – Đ11 Nghị
định 24/2010/NĐ-CP sđ, bs bởi NĐ
161/2018/NĐ-CP)

 Xét tuyển:
Đối tượng được xét tuyển:
- Cam kết tình nguyện làm việc
từ 5 năm trở lên ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn.
- Người học theo chế độ cử
tuyển, sau khi tốt nghiệp về
công tác tại địa phương nơi
cử đi học.
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc,
nhà khoa học trẻ tài năng.

 Xem xét, tiếp


nhận vào công
chức:
- Viên chức công tác tại
ĐVSNCL;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người hưởng lương trong lực
lượng vũ trang nhân dân,
người làm việc trong tổ chức
cơ yếu nhưng không phải là
công chức;
- Người đang là Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Chủ tịch HĐ
quản trị, Chủ tịch công ty,
Thành viên HĐ thành viên,
Thành viên HĐ quản trị, Kiểm
soát viên, Tổng GĐ, Phó TGĐ,
Giám đốc, Phó GĐ, Kế toán
trưởng và người đang giữ
chức vụ, chức danh quản lý
khác theo quy định của Chính
phủ trong doanh nghiệp NN,
doanh nghiệp do NN nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ: Tiếp
nhận để bổ nhiệm làm CC giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Người đã từng là cán bộ,
công chức sau đó được cấp có
thẩm quyền điều động, luân
chuyển giữ các vị trí công tác
không phải là cán bộ, công
chức tại các cơ quan, tổ chức
khác.
(Khoản 3 Điều 37 Luật CB, CC
2008, sđ năm 2019)
Lưu ý: Các trường hợp (1), (2),
(3), (4) phải có đủ 5 năm công
tác trở lên phù hợp với lĩnh vực
tiếp nhận.
Sử dụng
Quản lý
Trách nhiệm
kỷ luật
4. Cưỡng chế hành chính (4 biện pháp: phòng ngừa hành chính, ngăn
chặn, trách nhiệm hành chính, xử lý hành chính)
4.1. Phòng ngừa hành chính
- Khái niệm: Là nhóm biện pháp có mục đích phòng ngừa: phòng ngừa
vi phạm hành chính hoặc phòng ngừa tai họa hoặc vi phạm pháp luật
khác.
- Áp dụng khi chưa có vi phạm pháp luật xảy ra.
- Do nhiều chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
- Được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
BAO GỒM:
 Các biện pháp phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền:
- Đóng cửa biên giới trên một vùng nhất định trong một khoảng thời
gian nhất định (nhằm đảm bảo an ninh, phòng chống buôn lậu, ngăn
chặn dịch bệnh…);
- Cấm đi vào đường đang có nguy cơ sụt lún, nhà đổ, núi lở…
 Các biện pháp phòng ngừa có tính chất bắt buộc trực tiếp:
- Kiểm tra thực phẩm;
- Kiểm tra, tiêu hủy gia cầm;
- Cách ly những người bị xác định có khả năng nhiễm bệnh lây lan,
- Kiểm tra giấy tờ, kiểm tra văn bằng;
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với những người làm việc trong lĩnh vực
dịch vụ công cộng có khả năng làm lây bệnh cho nhiều người khác…
4.2. Ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý VPHC.
 Tạm giữ người: Điều 122 & Điều 123 Luật XLVPHC 2012 (sửa đổi)
 Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
 Áp giải người vi phạm Điều 124 Luật XLVPHC 2012
 Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
theo thủ tục hành chính (điều 125 luật XLVPHC 2012)
 Khám người (điều 127 luật XLVPHC 2012)
 Khám phương tiện vận tải, đồ vật (điều 128 luật XLVPHC 2012)
 Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC (điều 129 luật XLVPHC
2012)
 Quản lý người nước ngoài VPPL Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất (điều 130 luật XLVPHC 2012)
 Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp XLHC.
((điều 131 luật XLVPHC 2012)
 Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trong trường hợp bỏ trốn. (điều 132 luật XLVPHC 2012)
4.3. Các biện pháp trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ
do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh
do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm pháp lí hành chính
gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc
thôi việc, …
4.4. Các biện pháp xử lý hành chính
Bao gồm:
 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn :
- Cơ sở pháp lý: Điều 89 Luật XLVPHC 2012 (sđ)
- Đối tượng áp dụng: Điều 90
- Thủ tục áp dụng:
 Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GD tại xã, phường thị trấn (Đ97)
gửi Chủ tịch UBND cấp xã.
 Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ
 Tổ chức cuộc họp tư vấn
 Ra quyết định
- Thời hạn áp dụng: từ 3 tháng đến 6 tháng.
- Mục đích: Để giáo dục, quản lý tại nơi cư trú trong trường hợp nhận
thấy không cần thiết phải cách ly khỏi cộng đồng.
- Thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã (Điều 105 Luật XLVPHC
2012).
 Đưa vào trường giáo dưỡng :
- Cơ sở pháp lý: Điều 91 Luật XLVPHC
- Đối tượng áp dụng: Điều 92
- Thủ tục áp dụng (điều 100):
 Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
 Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân cấp
huyện áo dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
 TAND cấp huyện quyết định (thông qua phiên họp)
- Thời hạn áp dụng: từ 6 tháng đến 24 tháng.
- Mục đích áp dụng: Giúp các đối tượng học văn hóa, học nghề, lao
động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
- Thẩm quyền áp dụng: Tòa án nhân dân cấp huyện
o (Điều 105 Luật XLVPHC 2012)
 Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc :
- Cơ sở pháp lý: Điều 93 Luật XLVPHC 2012
- Đối tượng áp dụng: Điều 94
- Thủ tục áp dụng (điều 101 luật XLVPHC):
 Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:
Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc.
 Xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng
biện pháp ĐVCSGD.
 TAND cấp huyện quyết định (Phiên họp)
- Thời hạn: từ 6 tháng đến 24 tháng
- Mục đích: Để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản
lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Thẩm quyền áp dụng: Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 105 Luật
XLVPHC)
 Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- Cơ sở pháp lý: Điều 95 Luật XLVPHC 2012
- Đối tượng áp dụng: Điều 96
- Thủ tục áp dụng (điều 103 luật XLVPHC):
 Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc: Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc.
 Xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng
biện pháp ĐVCSGD: Trưởng phòng LĐ-TB và XH.
 TAND cấp huyện quyết định (Phiên họp)
- Thời hạn áp dụng: từ 12 tháng đến 24 tháng.
- Mục đích: để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự
quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Thẩm quyền áp dụng: Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 105 Luật
XLVPHC năm 2013)

Các biện pháp xử lý hành chính là các biện pháp cưỡng chế hành chính đặc
biệt.
5. Vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính (khái niệm, đặc điểm
trách nhiệm hành chính, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu
quả, thẩm quyền xử phạt, nguyên tắc xác định và phân định thẩm
quyền, thủ tục xử phạt, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ)
 Vi phạm hành chính:
- Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
VPHC. (Khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC 2012)
- Các dấu hiệu của VPHC:
 Là hành vi trái pháp luật;
 Có lỗi;
 Có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự.

You might also like