You are on page 1of 22

Chương 4

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT


HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. Khái niệm, đặc điểm các nguyên tắc của
Luật Hành Chính VN
1.1. Khái niệm:
Nguyên tắc của Luật Hành Chính Việt Nam là những quan điểm tư
tưởng cơ bản, có tính chất nền tảng, thể hiện bản chất, vai trò, đặc
trưng của Luật Hành chính Việt Nam.
1.2. Đặc điểm
• Tính pháp lý: Được HP và pháp luật quy định.
• Tính khách quan: LHC phải điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với
yêu cầu khách quan.
• Tính khoa học: nguyên tắc LHC phải được xây dựng trên cơ sở các
luận cứ khoa học và thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn.
• Tính thống nhất giữa các nguyên tắc: vì cùng xuất phát từ bản chất
của PL Việt Nam, từ đòi hỏi chung của QLNN, cùng hướng đến mục
tiêu chung của QLNN
II. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật
Hành Chính
2.1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng trong quản lý nhà nước:
 Cơ sở pháp lý:
Điều 4 Hiến pháp năm 2013
 Ý nghĩa pháp lý:
Là nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt trong tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói
riêng.
Nội dung:
Để bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hoạt động QLNN, pháp
luật hành chính phải thể chế hóa quan điểm của Đảng về:
 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
 Xây dựng bộ máy hành chính và công tác cán bộ;
 Mục đích, yêu cầu, cơ chế quản lý nhà nước trên các lĩnh vực;
 Cơ chế kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của cơ quan HCNN;
 Vai trò tiên phong, gương mẫu của các Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng
trong quản lý nhà nước.
2.2. Nguyên tắc bảo đảm dân chủ trong quản
lý nhà nước:
 Cơ sở pháp lý:
Điều 2,3,5,6,7 Hiến pháp 2013
Nguyên tắc dân chủ đòi hỏi:
• Bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, điều chỉnh tổ chức và hoạt
động của các cơ quan HCNN phù hợp với tính chất dân chủ;
• LHC phải điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước phù hợp với ý chí,
nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của Nhân dân;
• Bảo đảm bộ máy hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đề cao
trách nhiệm trong quản lý nhà nước
• Bảo đảm sự giám sát chặt chẽ của nhân dân đối với hoạt động của bộ
máy hành chính.
2.3. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con người, quyền công dân trong QLNN:
 Cơ sở pháp lý:
Điều 3 Hiến pháp 2013
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Nội dung:
• LHC phải cụ thể hóa toàn diện, đầy đủ nội dung các quyền con người
và quyền công dân đã được hiến định trong Hiến pháp trên tất cả các
lĩnh vực QLNN
• Bảo đảm cách thức, trình tự thực hiện các quyền con người, quyền
công dân một cách thuận lợi nhất;
• Quy định các biện pháp bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội;
• Quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và người
có thẩm quyền
• Quy định trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi xâm phạm quyền
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.4. Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng, đoàn kết
dân tộc trong QLNN
• Điều 5 Hiến pháp 2013
• LHC thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng về chính sách dân
tộc, về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc
thiểu số.
• Là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại các vùng
dân tộc thiểu số.
2.5. Nguyên tắc pháp chế trong quản lý nhà
nước:
• Cách thức thành lập và tổ chức các cơ quan HCNN phải đúng quy định pháp
luật;
• Các cơ quan HCNN phải thực hiện đúng pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình
• Bảo đảm sự thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản
quản lý nhà nước.
• Quy định chặt chẽ và đầy đủ các chế tài xử lý các chủ thể vi phạm pháp luật
HC; Các hoạt động kiểm tra, thanh tra phải được pháp luật điều chỉnh một
cách toàn diện, kịp thời;
• Các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về các sai
phạm và vi phạm trong quản lý nhà nước.
2.6. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
 Cơ sở pháp lý:
Điều 8 Hiến pháp 2013
 Ý nghĩa pháp lý:
Là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nội dung:
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa 2 yếu tố:
 Sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ
 Phát huy dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung
Biểu hiện cụ thể:
• Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan hành chính
nhà nước.
• Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan hành chính cấp trên đối với cơ quan hành chính
nhà nước cấp dưới.
• Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan thẩm quyền chung đối với cơ quan thẩm quyền
riêng.
• Bảo đảm sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước đối với
nhân viên cấp dưới.
• Bảo đảm chế độ thảo luận tập thể, quyết định theo đa số.
• Bảo đảm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
• Phân quyền, phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn một cách hợp lý.
2.7. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành
và theo lãnh thổ
 Ngành: Là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất-
kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế - Kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị
hoạt động với mục đích giống nhau.
 Quản lý theo ngành: Là quản lý các đơn vị kinh tế, sự nghiệp thuộc
ngành (quản lý theo chiều dọc).
Chủ thể quản lý ngành:
• Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ ở Trung ương,
• Các Sở, cơ quan ngang Sở ở cấp tỉnh,
• Các phòng ở cấp huyện,
• Các chức danh chuyện môn ở cấp xã.
(Cơ quan quản lý ngành là cơ quan có thẩm quyền riêng)
Nội dung QLNN theo ngành:
 Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành;
 Ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất
trong từng ngành;
 Quyết định các chính sách, chế độ và các biện pháp nhằm tăng
cường và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý của ngành;
 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như nhiệm vụ được giao…
Quản lý theo lãnh thổ (địa phương):
Là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới
hành chính của nhà nước.
Là quản lý theo chiều ngang

Chủ thể QLNN theo lãnh thổ: UBND các cấp


Nội dung QLNN theo lãnh thổ:
 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn
lãnh thổ;
 Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư
sống và làm việc trên lãnh thổ;
 Tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh các đơn vị
kinh tế, văn hóa xã hội trên lãnh thổ;
 Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương của nhà
nước.
Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Là sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ, hoặc các cơ
quan quản lý ngành cấp trên với quản lý theo chiều ngang của chính
quyền địa phương, cấp dưới theo sự phân công trách nhiệm và phân
cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.

You might also like