You are on page 1of 13

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY PHÁP LÝ CĂN BẢN

*** Có 3 nhóm phương pháp tư duy pháp lý đó là:


- Nhóm phương pháp tư duy logic hình thức (Formalism)
- Nhóm phương pháp so sánh tương đồng và so sánh tương phản (Analogism)
- Nhóm phương pháp suy luận thực tế (Realism)
Nhóm tôi chọn 1 số phương pháp tư duy pháp lý của nhóm Formalism để phân tích

1. Phương pháp tư duy diễn dịch


Phương pháp tư duy diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tri thức về cái toàn thể đến
sự hiểu biết về cái bộ phận, cái riêng lẻ, cái cá biệt.
Diễn dịch là một phương pháp suy luận nhờ dựa vào các quy luật luận lý để rút ra kết quả
tất yếu từ một (hay nhiều) mệnh đề gọi là tiền đề.
Đây là phương pháp “đi từ cái chung cho đến cái riêng” và “từ nhiều hơn đến ít hơn”. Cái
gì mà có hiệu lực với tất cả thì cũng có hiệu lực với một cá thể cụ thể.
Trong khoa học pháp lý, khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp lý thì sẽ dẫn đến một hệ
quả pháp lý.
Ví dụ:

Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động
cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
A là người tổ chức trái phép việc đua xe máy
Kết luận: A bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

1
2. Phương pháp tư duy quy nạp
Tư duy quy nạp là phương pháp tư duy trong đó tiến trình tư tưởng trong đại đa số trường
hợp đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung cho cả lớp đối tượng.
Ví dụ 1:

Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản v.v… đều yêu
cầu khi tham gia giao kết các bên phải thiện chí, trung thực. Vì vậy tất cả các hợp đồng
đều đòi hỏi khi giao kết phải thiện chí, trung thực.

Ví dụ 2:

Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động, tài sản hữu hình hay tài sản vô hình…đều là của
cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Như vậy tài sản là của cải vật
chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng.
Trong tư duy quy nạp không có quy tắc chung để khẳng định một cách tất yếu chắc chắn
của phán đoán kết luận, vì ta không thể khảo sát được hết các đối tượng trong lớp đối
tượng.

Ví dụ:

Thiên nga ở châu Âu có lông trắng


Thiên nga ở châu Mỹ có lông trắng
Thiên nga ở châu Á có lông trắng
Vậy, mọi thiên nga đều có lông trắng.
Kết luận khái quát hóa này là chân thực cho đến khi người ta phát hiện ra rằng ở Úc có
thiên nga đen.

- Mối quan hệ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch
Trên thực tế, phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch có mối liên hệ với nhau.
Đây là hai phương pháp tư duy được sử dụng để nắm bắt sự vật, hiện tượng theo hai
chiều hướng ngược nhau. Quy nạp đi từ cái riêng đến cái chung, diễn dịch đi từ cái
chung, cái phổ biến đến cái riêng. Quy nạp và diễn dịch là tiền đề của nhau, bổ sung cho
nhau. Quy nạp luôn bắt đầu từ sự quan sát, thu thập tài liệu. Khi thực hiện những việc này
đều phải dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo, đó chính là vai trò của diễn dịch trong việc
quy định mục đích và phương hướng của hoạt động quy nạp. Không những thế, kết luận

2
mà quy nạp rút ra chưa phải là hoàn toàn đán tin cậy, cần phải dựa vào diễn dịch để kiểm
nghiệm, bổ sung.
Cả hai phương pháp này đều có những hạn chế. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế
giới khách quan luôn vận động và biến đổi không ngừng. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa hai
phương pháp này, xuất phát từ những tiền đề bất biến, đi theo một con đường cố định và
nêu lên những kết luận sơ cứng, ta không thể thấy hết được sự vận động, biến đổi mau lẹ
của sự vật, hiện tượng.
Nhược điểm của quy nạp đó là không thể đưa ra ngay được kết luận đáng tin cậy. Nhược
điểm của diễn dịch là xuất phát từ cái phổ biến, mà cái phổ biến thì không thể chỉ ra được
những thuộc tính đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng đơn nhất, cá biệt. Muốn
hiểu được các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cá biệt không có cách nào khác hơn là phải
dùng phương pháp quy nạp, phân tích.

3
3. Phương pháp suy luận đối nghịch (Argumentum a contrario)
Suy luận đối nghịch hay còn gọi là suy luận ngược (argument from the contrary) là một
phương pháp quan trọng trong Tư duy pháp lý. Đây là phương pháp mà người ta có thể
áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà luật đã dự liệu cho những trường hợp trái
ngược nhau. Hay nói cách khác từ quy phạm pháp luật cụ thể, ta có thể suy luận ra trường
hợp mà nhà làm luật không dự liệu.
Kết quả của suy luận đối nghịch phải là kết luận mà về mặt logic là không trái luật.
Ví dụ:

Có quy định rằng: “Quyết định bổ nhiệm công chức sẽ bị thu hồi, nếu phát hiện rằng
người được bổ nhiệm đã thực hiện một hành vi phạm tội hình sự”.

Từ đây có thể suy luận ngược là gì? […]


Nếu người được bổ nhiệm chỉ thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì sẽ không thể thu
hồi quyết định bổ nhiệm công chức.

Như vậy, từ một quy định cụ thể, ta có thể suy luận ra trường hợp mà nhà làm luật không
dự liệu và cũng không trái luật.
Ví dụ:

Điều luật Z quy định: “Không được thỏa thuận trái với những đạo luật liên quan đến trật
tự công cộng”.
Suy luận đối nghịch là: Được thỏa thuận những gì không trái với những đạo luật liên
quan đến trật tự công cộng.

Ví dụ:

Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính.”
Suy luận đối nghịch là: Nhà nước thừa nhận hôn nhân giữa những người khác giới tính.

Chẳng hạn “Điều 123 của X Luật nói rằng “những chiếc xe ô tô màu xanh lá cây cần phải
có lốp màu xanh lục. Vì vậy có thể suy ra rẳng những chiếc xe màu đỏ hay những chiếc

4
xe không phải màu xanh lá cây không cần phải có lốp màu xanh lục”. Sở dĩ có thể suy
luận như vậy vì chiếc xe ô tô màu đỏ không phải là xe ô tô màu xanh lá cây và như vậy
Điều 123 của Luật X nào đó không thể được áp dụng cho chiếc xe màu đó. Trong trường
hợp này, có thể chắc chắn nhà lập pháp chỉ muốn quy định về xe ô tô màu xanh lá cây mà
không quy định về xe ô tô có màu khác.

Lưu ý rằng so sánh tương đồng và suy luận đối nghịch có sự khác nhau. Nếu từ một kết
luận mà có thể rút ra hai khả năng vận dụng so sánh tương đồng và suy luận đối nghịch
thì cần phải căn cứ vào mục đích và ý nghĩa của điều luật để xem xét.
Ví dụ:

Có một điều luật quy định là: “Việc dán quảng cáo lên tường nhà người khác là bị cấm”.

Suy luận 1: Việc treo quảng cáo lên tường là không bị cấm? Vì điều luật chỉ nói đến việc
cấm “dán quảng cáo” thôi. Dán và treo là hai hành động khác nhau.
Suy luận 2: Từ điều luật này ta có thể suy luận tương tự (Analogie) rằng việc “dán quảng
cáo” hay “treo quảng cáo” lên tường nhà người khác về mặt bản chất đều giống nhau đều
là hành động gắn một thông tin quảng cáo lên tường nhà người khác vì thế đều bị cấm.
Kết luận: Nếu căn cứ vào mục đích và ý nghĩa của điều luật, trong trường hợp này
phương pháp suy luận tương tự (Analogie) sẽ được ưu tiên áp dụng hơn so với phương
pháp suy luận ngược.

5
4. Phương pháp suy luận tất nhiên (Fortiori)
Theo tiếng Latin fortiori có nghĩa là khẳng định từ cái chắc chắn hơn (from the stronger).
Argumentum a fortiori là một hình thức tranh luận dựa trên sự hiện diện của một mệnh đề
đúng đắn (mệnh đề mạnh), mệnh đề này có khả năng củng cố tính xác thực của một mệnh
đề thứ hai khác (mệnh đề yếu).
Ví dụ 1: Nếu một người chết (mệnh đề mạnh), thì người ta có thể cho rằng người đó đã
ngừng thở (mệnh đề yếu).
Ví dụ 2: Nếu lái xe 10 mph trên giới hạn tốc độ có thể bị phạt 50 USD, có thể suy ra một
lái xe 20 mph trên giới hạn tốc độ cũng bị phạt tiền phạt ít nhất 50 USD.
Ví dụ 4: Nếu giết người trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp
luật của nạn nhân gây ra được coi là một tình tiết giảm nhẹ thì cố ý gây thương tích trong
trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra cũng
phải được coi là một tình tiết giảm nhẹ.
Ví dụ 5: Nếu anh ta mua được chiếc đồng hồ sang trọng 1 tỷ, thì đương nhiên anh ta có
thể trả được khoản nợ 500 triệu của mình.
Ví dụ 6: Theo khoản 2 Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 người mượn tài sản không được
phép cho người khác mượn lại tài sản, nếu không có sự đồng ý của người cho mượn. Từ
đó suy luận tất nhiên là người mượn tài sản cũng không được phép cho người khác thuê
lại tài sản, nếu không có sự đồng ý của người cho mượn.
Một suy luận trong đó người nói đưa ra kết luận bằng việc đưa ra 2 khả năng, trong đó
một khả năng thì chắc chắn hơn khả năng kia. Điều ít chắc chắn hơn có thể được khẳng
định nếu tồn tại một điều gì đó chắc chắn nhiều hơn.
Các ví dụ:

Ví dụ 1: Nếu bạn không tin tưởng cậu con trai của mình có thể tự lái xe đạp một cách an
toàn thì điều tất nhiên là bạn cũng không tin tưởng cậu ta có thể tự lái xe máy, càng
không tin tưởng cậu ta có thể tự lái ô tô.
Ví dụ 2: Điều Luật X quy định: “Người chồng có quyền bán các tài sản thuộc khối tài sản
chung của vợ chồng”.
Suy luận tất nhiên là: Người chồng có quyền tặng cho các tài sản thuộc khối tài sản chung
của vợ chồng.

6
Ví dụ 3: Theo khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê phải bảo dưỡng và
sửa chữa nhỏ tài sản thuê. Từ đó ta có thể suy luận tất nhiên là bên mượn tài sản cũng có
nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ tài sản mượn, cho dù trong luật không quy định rõ.
Người thuê tài sản có nghĩa vụ trả tiền thuê, phải bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ tài sản thuê.
Vì vậy không có lý do gì mà người mượn tài sản không phải trả tiền, được ưu đãi hơn
người thuê mà lại không có những nghĩa vụ tương tự.

Suy luận ở đây dựa trên cơ sở một sự so sánh giữa các giá trị. Cái mạnh hơn sẽ bao quát
cái yếu hơn. Đừng nhầm lẫn cụm từ bao quát ở đây. Chẳng hản một người A cao hơn
người B, điều đó không có nghĩa rằng người A “bao quát” hay “bao gồm” người B. Sự so
sánh ở đây chỉ liên quan đến những giá trị tương đối trong hành động, quan hệ, nguyên
tắc hoặc quy luật. Sự so sánh ở đây không thể so sánh giữa vật với vật, rồi xác định cái
này bao hàm cái kia. Chẳng hạn quả táo là quả táo, quả cam là quả cam. Không thể nói
cái này bao hàm cái kia được.
Đối tượng của sự so sánh phải cùng chứa đựng những yếu tố thực tế thiết yếu, những giá
trị nếu chúng cùng loại và có thể so sánh được.
Ví dụ 1: Nếu tôi nói với bạn số hai thì ít hơn số mười, thì tôi cũng dễ dàng thuyết phục
bạn một điều tất nhiên là số hai ít hơn số 20.
Trong lĩnh vực pháp lý, suy luận tất nhiên có hai dạng:
- Dạng thứ nhất là suy luận từ cái lớn hơn đến cái nhỏ hơn (Argumentum a maiori
ad minus): Trong dạng này cũng có hai loại thứ nhất liên quan đến quy phạm trao
quyền. Luật quy định cho phép ai làm điều gì đó nhiều hơn, thì đương nhiên cũng
cho phép họ làm điều gì đó ít hơn. Loại thứ hai liên quan đến quy phạm xác định
nghĩa vụ, luật quy định bắt buộc ai làm điều gì đó nhiều hơn, thì đương nhiên
trước tiên cũng đã ngầm quy định họ phải làm điều gì đó ít hơn. Suy luận từ cái
lớn hơn đến cái nhỏ hơn (from the greater to the smaller) liên quan đến suy luận
pháp lý mà cho phép ai làm điều gì, suy luận mệnh lệnh yêu cầu ai đó phải làm gì.

Ví dụ: Để ứng phó với dịch bệnh Covid 19, chính quyền Đức ra chỉ thị cấm người dân ra
khỏi nhà. Từ đó suy ra người dân cũng không được di chuyển từ thành phố này đến thành
phố khác.

- Dạng thứ hai là suy luận từ cái nhỏ hơn đến cái lớn hơn (Argumentum a minori ad
maius): Hình thức suy luận này thường được diễn đạt như sau: ai mà bị cấm đoán
làm những hành vi ít gây hại hơn, thì cũng bị cấm đoán làm những hành vi gây hại
nhiều hơn.

7
Các ví dụ:

Ví dụ 1: Nếu y tá bị cấm bỏ mặc người bệnh mà anh ta có nghĩa vụ chăm sóc, thì y tá
cũng bị cấm bỏ mặc người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng.
Ví dụ 2: Nếu vô ý giết người bị xử lý hình sự thì cố ý giết người cũng phải bị xử lý hình
sự.

8
5. Phương pháp suy luận loại trừ (Enumeratio)
Suy luận loại trừ xuất phát từ sự giống nhau có thực của hai đối tượng đó, để đưa ra kết
luận. Suy luận loại suy là loại suy luận đi từ một số thuộc tính giống nhau của hai đối
tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.

Công thức chung: A có dấu hiệu a, b, c


B cũng có dấu hiệu a, b
Vậy, B cũng có khả năng có dấu hiệu c

Ví dụ:

Bạn An vừa là trò giỏi, vừa là trò ngoan, vừa là người bạn tốt.
Bạn Bình cũng học giỏi, cũng là trò ngoan.

Vậy, bạn Bình cũng có thể là bạn tốt.


Suy luận bạn Bình cũng là bạn tốt có thể đúng, có thể sai. Việc xác định đúng, sai phải
qua kiểm nghiệm thực tế.

Ví dụ:

Tiền đề: Trái Đất là một hành tinh có lớp khi quyển bao bọc, có nước.
Và: Sao Hỏa cũng là hành tinh, cũng có lớp khí quyển
Kết luận: Vậy sao Hỏa cũng có (hoặc có thể có) nước.
Sao Hỏa cũng có (hoặc có thể có) nước. Suy luận này có thể đúng, có thể sai. Việc xác
định đúng, sai phải qua kiểm nghiệm thực tế.

Suy luận loại trừ có giá trị logic nhất định nào đó khi có đủ các điều kiện: a/ Biết chắc sự
giống nhau giữa hai đối tượng là phải thiết yếu, có yếu tố tương tự hoặc tương đương. Ví
dụ trên: Trái đất và sao Hỏa cùng là các hành tinh và b/ Có sự liên hệ tất yếu giữa tính
chất được gán cho đối tượng thứ hai, với bản tính chung nêu giữa hai đối tượng. Bản tính
chung gán cho hai đối tượng trong ví dụ trên là lớp khí quyển.
Ví dụ:

9
Một người bị con chó của nhà hàng xóm cắn và tòa án đã buộc người chủ con chó phải
bồi thường với lý do chủ của vật nuôi có trách nhiệm nếu con vật đó làm bị thương người
khác.
Thời gian sau, một người khác bị con trăn Nam Mỹ của nhà hàng xóm gây ra thương tích
và vấn đề đặt ra là quyết định trước đây có phải là án lệ bắt buộc đối với vụ việc mới này
không?
Tình huống trước: Chó gây thương tích cho người hàng xóm, người chủ nuôi chó phải
bồi thường.
Tình huống sau: Con trăn Nam Mỹ cũng gây thương tích cho người hàng xóm, người chủ
nuôi con trăn Nam Mỹ đó cũng có (hoặc có thể) phải bồi thường.

Tất nhiên trên thực tế để chúng minh tình huống trước có giống về bản chất với tình
huống sau hay không thì cần phải tiếp tục dựa vào những tiêu chí và phân tích cụ thể.

Xác suất giá trị của kết luận loại suy không chặt chẽ và không phải bao giờ cũng chân
thực. Muốn cho kết luận suy gần với chân lý hơn thì phải tuân thủ các yêu cầu như:
1. Số trường hợp quan sát càng nhiều thì kết luận loại suy càng gần chân lý.
2. Số thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất càng nhiều thì loại suy càng gần chân lý
khách quan, tránh được kết luận chủ quan chủ dựa trên số ít hiện tượng tương tự.
3. Những dấu hiệu giống nhau giữa hai đối tượng phải có liên quan trực tiếp dẫn đến
kết luận loại suy, tránh kết luận chủ quan duy ý chí.

10
MINI GAME
1. Phương pháp tư duy diễn dịch là gì?
A. Là phương pháp suy luận đi từ tri thức về cái toàn thể đến sự hiểu biết về cái bộ
phận, cái riêng lẻ, cái cá biệt.
B. Là phương pháp tư duy trong đó tiến trình tư tưởng trong đại đa số trường hợp đi
từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung cho cả lớp đối tượng.
C. Là phương pháp mà người ta có thể áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà
luật đã dự liệu cho những trường hợp trái ngược nhau.
D. Là một hình thức tranh luận dựa trên sự hiện diện của một mệnh đề đúng đắn
(mệnh đề mạnh), mệnh đề này có khả năng củng cố tính xác thực của một mệnh đề
thứ hai khác (mệnh đề yếu).
2. Phương pháp suy luận tất nhiên là gì?
A. Là phương pháp tư duy trong đó tiến trình tư tưởng trong đại đa số trường hợp đi
từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung cho cả lớp đối tượng.
B. Là một hình thức tranh luận dựa trên sự hiện diện của một mệnh đề đúng đắn
(mệnh đề mạnh), mệnh đề này có khả năng củng cố tính xác thực của một mệnh đề
thứ hai khác (mệnh đề yếu).
C. Là loại suy luận đi từ một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết
luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.
D. Không có đáp án nào đúng.
3. Đâu là những định nghĩa đúng về phương pháp tư duy diễn dịch?
A. Là phương pháp suy luận đi từ tri thức về cái toàn thể đến sự hiểu biết về cái bộ
phận, cái riêng lẻ, cái cá biệt.
B. Là một phương pháp suy luận nhờ dựa vào các quy luật luận lý để rút ra kết quả tất
yếu từ một (hay nhiều) mệnh đề gọi là tiền đề.
C. Là phương pháp “đi từ cái chung cho đến cái riêng” và “từ nhiều hơn đến ít hơn”.
Cái gì mà có hiệu lực với tất cả thì cũng có hiệu lực với một cá thể cụ thể.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
4. Có quy định rằng: “Quyết định bổ nhiệm công chức sẽ bị thu hồi, nếu phát
hiện rằng người được bổ nhiệm đã thực hiện một hành vi phạm tội hình sự”. Từ
đây có thể suy luận ngược là gì?
A. Nếu người được bổ nhiệm chỉ thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì sẽ có thể
thu hồi quyết định bổ nhiệm công chức.

11
B. Nếu người được bổ nhiệm chỉ thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì sẽ không
thể thu hồi quyết định bổ nhiệm công chức.
C. Nếu người được bổ nhiệm chỉ thực hiện hành vi vi phạm hình sự, thì sẽ không thể
thu hồi quyết định bổ nhiệm công chức.
D. Nếu người được bổ nhiệm chỉ thực hiện hành vi vi phạm hình sự, thì sẽ có thể thu
hồi quyết định bổ nhiệm công chức.
5. Điền vào ô trống:
Nhược điểm của quy nạp đó là ………………. . (không thể đưa ra ngay được kết luận
đáng tin cậy)
Nhược điểm của diễn dịch là xuất phát từ cái……………, mà cái ……………thì
không thể chỉ ra được những thuộc tính đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng
đơn nhất, cá biệt. (phổ biến x 2)
6. Đâu là mệnh đề mạnh (gạch chân 2 lần), đâu là mệnh đề yếu (gạch chân 1
lần)?
Nếu một người chết (mệnh đề mạnh), thì người ta có thể cho rằng người đó đã ngừng
thở (mệnh đề yếu).
7. Nếu lái xe 10 mph trên giới hạn tốc độ có thể bị phạt 50 USD, có thể suy ra
nếu lái xe 20 mph trên giới hạn tốc độ sẽ như thế nào?
A. Bị phạt tiền phạt ít nhất 20 USD
B. Không bị phạt tiền
C. Bị phạt tiền nhiều nhất 50 USD
D. Bị phạt tiền phạt tối thiểu 50 USD.
8. Điền vào ô trống:
Theo khoản 2 Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 người mượn tài sản không được phép
cho người khác mượn lại………… (tài sản), nếu không có sự đồng ý
của…………………. (người cho mượn). Từ đó suy luận tất nhiên
là…………………. (người mượn tài sản) cũng không được phép cho người khác thuê
lại tài sản, nếu…………………..(không có sự đồng ý) của người cho mượn.
9. Đâu là mối quan hệ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch?
A. Là hai phương pháp tư duy được sử dụng để nắm bắt sự vật, hiện tượng theo hai
chiều hướng cùng nhau.
B. Quy nạp đi từ cái chung đến cái riêng, diễn dịch đi từ cái chung, cái phổ biến đến
cái riêng. Quy nạp và diễn dịch là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau.
12
C. Quy nạp và diễn dịch là tiền đề của nhau, không bổ sung cho nhau. Quy nạp luôn
bắt đầu từ sự quan sát, thu thập tài liệu. Khi thực hiện những việc này đều phải
dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo, đó chính là vai trò của diễn dịch trong việc
quy định mục đích và phương hướng của hoạt động quy nạp.
D. Tất cả đáp trên đều sai.
10. Điền vào ô trống:
Có một điều luật quy định là: “Việc dán quảng cáo lên tường nhà người khác là bị cấm”.
Từ đây ta có 2 suy luận sau:
- Suy luận 1: Việc treo quảng cáo lên tường là không bị cấm? Vì điều luật chỉ nói
đến việc cấm “dán quảng cáo” thôi. Dán và treo là hai hành động khác nhau.
- Suy luận 2: Từ điều luật này ta có thể suy luận tương tự (Analogie) rằng việc “dán
quảng cáo” hay “treo quảng cáo” lên tường nhà người khác về mặt bản chất đều
giống nhau đều là hành động gắn một thông tin quảng cáo lên tường nhà người
khác vì thế đều bị cấm.
Kết luận rằng: Nếu căn cứ vào mục đích và ý nghĩa của điều luật, trong trường hợp này
phương pháp……………………. (suy luận tương tự (Analogie)) sẽ được ưu tiên áp dụng
hơn so với phương pháp…………………… (suy luận ngược).

13

You might also like