You are on page 1of 117

KỸ NĂNG LẬP LUẬN PHÁP LÝ

GV: Ths. Phạm Thị Minh Hải

➢ Hiểu được vai trò của lập luận trong thực tiễn
➢ Nắm vững kiến thức về lập luận + lập luận pháp
lý.
➢ Vận dụng hiệu quả vào lập luận nói chung (lập
luận pháp lý nói riêng): lập luận đúng – thuyết
phục, sắp xếp thông tin logic – chặt chẽ- chính xác.
Một số lưu ý
➢ Lý thuyết đi liền thực hành;
➢ Lý thuyết mang tính tổ hợp: cấu trúc mô hình lập
luận truyền thống, mô hình lập luận hiện đại, mô
hình tư duy phản biện,… ➔ mục đích: Khi thực
hành, lựa chọn mô hình phù hợp để đạt hiệu quả
lập luận.
➢ Lý thuyết vừa mang tính nguyên tắc (chẳng hạn
cấu trúc 3 phần của lập luận), vừa mang tính đề
xuất (các mô hình tạo lập, sắp xếp ý,…)
➢ Thực hành học tập theo dự án.
Tài liệu tham khảo về kỹ
năng (ngoài tài liệu chính:
Giáo trình)
Hướng dẫn học tập
Sinh viên thực hiện học tập theo dự án (Project
Based Learning – PBL): dựa trên đề tài gợi ý,
thực hiện một bài nghiên cứu thể hiện rõ quan
điểm lập luận pháp lý của nhóm/ cá nhân. Lưu
ý:
- Tiến độ dự án song song với phần lý thuyết
nghiên cứu trên lớp.
- Có timesheet chi tiết nhiệm vụ của từng thành
viên.
- Bất cứ phần nào đã học lý thuyết, sinh viên có
thể được yêu cầu trình bày phần liên quan
trong dự án.
Đề tài gợi ý (SV có thể tự chọn đề tài riêng)
1. Dừng chiếu phim của các nghệ sỹ vi phạm đạo đức.
2. Bồi thường thiệt hại tinh thần do tài sản bị xâm phạm.
3. Dự thảo bỏ quy định cấm ca sỹ hát nhép.
4. Luật về quyền được ngắt kết nối của người lao động ở VN.
5. Cấm bán rượu bia sau 22h đến 24h.
6. Nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới sau khi đã có giấy chứng nhận kết hôn.
7. Cấm quay phim chụp hình Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.
8. Quyền được quay phim, chụp ảnh tại các phiên tòa công khai.
9. Đề xuất giảm độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự
10.Đề xuất xe máy bật đèn vào ban ngày.
11.Luật hóa “quyền ly thân” trong pháp luật Việt Nam.
12.Quyền an tử ở Việt Nam.
TỔNG QUAN VỀ LẬP LUẬN
và LẬP LUẬN PHÁP LÝ

1 2 3 4 5
Khái quát – Cấu trúc, Hình thức- Kỹ năng lập Thực hành
phân loại thành phần cấp độ của luận – một
LẬP LUẬN của LẬP LẬP LUẬN số mô hình
LUẬN lập luận

6
Thượng đế Thượng đế
tạo ra quỷ dữ? không tạo ra quỷ dữ?

Từ thông tin
Đến lập luận
1. Khái quát về Lập luận

• Lập luận (Logic học) = suy luận (suy diễn logic)  Tiền
đề + kết luận.
• Lập luận: “trình bày lý lẽ một cách có hệ thống, có
logic nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn
đề” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê, 2003)
• Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ
ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt
người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó; rút ra
một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết
luận nào đó. (Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học,
NXB Giáo dục, tr.165.)
1. Khái quát về Lập luận
Phân biệt Lập luận và Miêu tả
Lập luận hay miêu tả?
(1) “Tôi chỉ xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo ở MobiFone, họ là
những người lãnh đạo ưu tú đã xây dựng MobiFone trong những
ngày đầu tiên để trở thành mạng di động ưa thích nhất, đạt danh
hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, tích cực nộp ngân
sách Nhà nước có hiệu quả nhất”.
(2) Nếu muốn đi du học thì phải giỏi ngoại ngữ.
(3) Nếu muốn đi du học thì phải giỏi ngoại ngữ. Anh không giỏi ngoại
ngữ. Vậy anh sẽ đi du học kiểu gì?
(4) Vì kết quả giám định ADN xác định ông V có hành vi loạn luân nên
công an tỉnh LA đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can
ông V về tội danh Loạn luân.
➢Bản chất lập luận: phải rút ra kết luận dựa trên cơ sở căn cứ, lý lẽ nào
đó.
• Lưu ý: sự phân biệt có khi mang tính tương đối và có khi dấu hiệu hình thức
không thực sự tường minh.
1. Khái quát về Lập luận
Phân biệt Lập luận và Miêu tả
Lập luận hay miêu tả?
Ngày 12-7, ông Đặng Anh Tuấn - phó tổng giám đốc Vietnam Airlines - cho biết hãng đã báo
cáo Cục Hàng không Việt Nam về kết quả phối hợp với Trung tâm y tế hàng không làm rõ
trường hợp phi công P.H.D. có mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm (1). Theo văn bản của
Trung tâm y tế hàng không, việc xét nghiệm thấy chất cấm trong máu và nước tiểu của phi
công không liên quan đến việc sử dụng hai loại thuốc giảm đau mà phi công đã khai báo (2).
Trên cơ sở kết quả báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, hãng sẽ triển khai các thủ tục kiểm
điểm và xử lý phi công P.H.D. theo quy định (3). Phi công này sẽ đối mặt với mức kỷ luật cao
nhất là sa thải (4).
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 12-7, một lãnh đạo Cục Hàng không cho biết nếu kết quả
xác minh của Vietnam Airlines khẳng định phi công có sử dụng ma túy, cục sẽ có quyết định
xử lý với phi công (5). Phi công có sử dụng ma túy sẽ bị kỷ luật theo quy định tại thông tư số
46/2013 của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên
hàng không (6). Theo đó, nhân viên hàng không sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với
các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng sẽ không được sử dụng làm
việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng
không dân dụng (7). Như vậy, nếu phi công sử dụng ma túy sẽ bị thu hồi giấy phép lái máy bay
vĩnh viễn (8).
https://tuoitre.vn/vietnam-airlines-sa-thai-phi-cong-duong-tinh-ma-tuy-20230712183120692.htm
1. Khái quát về Lập luận
Phân loại Lập luận
Lập luận chứng minh (Đ/S) Lập luận giải thích (TP)

➢ Lập luận theo logic hình ➢Lập luận trên lý lẽ thực tiễn
thức > tuân thủ các quy tắc của từng nhóm xã hội > Vận
logic. dụng linh hoạt các loại lý lẽ.
➢Giá trị kết luận: chân lý khoa ➢ Giá trị kết luận: nhiều
học, phổ quát. hướng, mang tính cục bộ
➢Mục đích: đưa ra các chứng ➢Mục đích: thuyết phục, củng
cứ/ căn cứ để chứng minh cố quan điểm.
một sự việc có/ không; ➢Ví dụ: LL giải thích các quan
đúng/ sai. điểm, nguyên nhân, dự báo
➢Ví dụ: Lập luận sử dụng các v.v….
kết quả thực nghiệm để đưa
ra kết luận khoa học.
1. Khái quát về Lập luận
Phân loại Lập luận
Vai trò của từng loại lập luận
Ví dụ:
• Kế́t quả thử nghiệm của vaccine A trên người tình
nguyện cho thấy người được tiêm không có biến cố
nặng, có sinh kháng thể, có khả năng phòng bệnh. Từ
đó kết luận A là vaccine an toàn cho người.
• Khi trả lời câu hỏi: Tại sao bạn nên được chọn làm hoa
hậu. A trả lời: Tôi sẽ sử dụng tiếng nói của mình để
giúp mọi người hiểu hơn về các vấn đề xã hội như
HIV. Tôi muốn cho thế giới thấy rằng tôi là một
người phụ nữ đẹp, tự tin và có một trái tim nhân
hậu".
Câu hỏi thảo luận
Trong một văn bản lập luận (Nói hoặc viết):
• Có thể tồn tại cả hai loại lập luận chứng minh và
giải thích không?
• Lý giải: ???
• (Nếu có) Thử liệt kê một vài trường hợp?
• Trong tranh luận, phản biện, loại lập luận nào hay
được sử dụng?
Trong thực tế, sự tồn tại của hai loại lập luận này có thể mang
tính đan xen, với mục đích để kết luận vừa chân thực vừa
thuyết phục.
Ví dụ: (Trích bản án)
“Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên Toà và căn
cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
…Căn cứ khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố
ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và
lợi ích hợp pháp khác của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”….
Xét thấy hành vi câu điện trái phép không thông qua công tơ của ông Hùng là
hành vi trái pháp luật vi phạm khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực gây thiệt hại tài sản nhà
nước,…
Căn cứ điểm h khoản 2 điều 46 Luật Điện lực và điều 604, 605, và 608 Bộ luật
Dân sự năm 2005 ông Hùng phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ sản lượng điện năng
sử dụng của các thiết bị điện tiêu thụ…
Qua phân tích trên xét thấy yêu cầu của Tổng công ty điện lực thành phố Hồ
Chí Minh đòi ông Hùng bồi thường số tiền 11.309.556 đồng là có cơ sở chấp nhận”.
Về thực tế hoạt động căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và kết quả
tranh tụng tại phiên tòa, có thể khẳng định Grab không đơn thuần là đơn vị cung
cấp nền tảng kết nối cho đơn vị kinh doanh vận tải ở đây, quyết định 24 của Bộ
Giao thông vận tải về đề án thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong vận tải
hành khách. Thực tế, Grab đã lợi dụng quyết định 24 để điều hành toàn vẹn một
quy trình kinh doanh vận tải taxi. Tương tự như Vinasun gồm tuyển tài xế điều
hành xe và chỉ định tài xế đón khách quyết định giá cước và điều chỉnh tăng, giảm
thu tiền cước trực tiếp của khách hàng vào tài khoản của Grab, tài xế phải mở tài
khoản nộp tiền vào Grab mới được sử dụng ứng dụng và đón khách. Quyết định
mức chiết khấu cho tài xế, tăng và giảm mức chiết khấu này, quy định xử phạt đối
với tài xế, kể cả phạt đối với tài xế không nhận đón khách, mở hoặc tắt ứng dụng
đối với tài xế, mua bảo hiểm tai nạn tự nguyện cho khách, cho hành khách và tài xế
mặt khác Grab đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi trên giá cước vận
chuyển, trong đó có cả những chuyến xe 0 đồng. Theo báo cáo ngày 15 tháng 11
năm 2017 của Bộ tài chính đã thể hiện trong 4 năm, năm 2014 đến nay, 2027 Grab
đã kinh doanh bị thua lỗ 1.726,2 tỷ, trong đó phần lớn chi phí và tiếp thị quảng cáo
khuyến mãi. Trong khi đó, vốn điều lệ của Grab chỉ có 20 tỷ. Từ cơ sở pháp lý và
thực tế hoạt động kinh doanh trên thị trường vận tải hành khách của Grab có đủ cơ
sở xác định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.
Phân tích mục đích, cấu trúc, nội dung trong lập luận của nguyên đơn –
Vinasun trong đoạn văn bản trên.
2. Cấu trúc Lập luận
Cấu trúc: Các thành phần cơ bản tạo lập một đơn vị lập luận

2.1. Luận cứ
2.2. Các yếu tố chỉ dẫn lập luận
2.3. Kết luận
2. Cấu trúc Lập luận
2.1. Luận cứ - Định nghĩa

➢ Luận cứ là tiền đề/ căn cứ/ cơ sở để dẫn đến kết


luận (chứng minh, giải thích làm sáng tỏ luận đề).
➢ Giá trị của luận cứ quyết định giá trị của lập luận.
➢ Ví dụ:
Ví dụ: • Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình
elip, • Hỏa tinh quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình
elip, • Mộc tinh quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình
elip, • Kim tinh quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình
elip, … Vậy tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều
quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Lưu ý: Gía trị của luận cứ không chỉ là nội dung đơn thuần mà còn là giá trị gắn với ngữ cảnh, hàm ý, tiền giả
định,…
2. Cấu trúc Lập luận
2.1. Luận cứ - Cấu trúc

Các loại luận cứ


2.1.1.
2.1.2. Lý lẽ
Chứng cứ

2.1.1.1.Chứng 2.1.1.2. Chứng 2.1.2.1. Lý lẽ 2.1.2.2. Lý lẽ


cứ trực tiếp cứ gián tiếp khoa học đời thường
2. Cấu trúc Lập luận
2.1. 1. Chứng cứ

➢ Chứng cứ/ chứng cớ/ bằng chứng/ bằng cớ: là những


sự kiện, số liệu, văn bản, bút tích, hiện vật, dấu vết,
lời khai của nhân chứng, các bằng chứng khác…
➢ Nội dung: là những yếu tố phản ánh trung thực đối
tượng tồn tại khách quan, có thể kiểm chứng được sự
tồn tại của chúng.
→ Vai trò: là loại luận cứ có giá trị lập luận cao nhất,
là bằng chứng không thể phủ nhận để chứng minh sự
việc có/ không; đúng/sai. Nếu chứng cứ đúng & đủ
thì kết luận tất yếu đúng.
2. Cấu trúc Lập luận
Chứng cứ trong lĩnh vực pháp lý
Ví dụ:
• Các số liệu thống kê về các chỉ số phát triển kinh tế,
các kết quả kiểm toán,.. là căn cứ để chứng minh sự
tăng trưởng/ suy thoái, tính hợp pháp của dòng tiền,
dòng vốn của một cơ sở kinh doanh…
• Dấu máu, dấu vân tay, hung khí, hiện vật trong vụ án...
là bằng chứng chứng minh thủ phạm của vụ án;
• Hợp đồng, khế ước, văn bản, bút tích... là căn cứ để
chứng minh đúng/ sai trong một vụ việc dân sự...
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.1.1. Chứng cứ trực tiếp (sự vật):
➢Là những thông tin về sự vật/ đối tượng tồn tại khách
quan trong thực tế, độc lập với ý muốn chủ quan của
con người. Trong khoa học pháp lý: Vật chứng; Kết quả
giám định…
➢Trong lập luận chứng minh, chứng cứ trực tiếp nếu đã
được xác minh tính khách quan, xác thực thì đây là loại
chứng cứ có giá trị chân lý tuyệt đối (chân lý bản thể)
- đó là sự thật khách quan, hiển nhiên, không thể phủ
nhận
➢Ví dụ:
Băng ghi hình > kết luận nguyên nhân vụ tai nạn giao
thông.
Dấu vân tay > tính liên quan trong một vụ án.
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.1.2. Chứng cứ gián tiếp (sự vật):
➢ Các sự việc, sự kiện, số liệu,... được ghi chép
lại bằng văn bản, các hình ảnh được chụp lại, lời
khai của bị cáo, nhân chứng, lời trình bày, kể lại
sự việc của .... những người liên quan...
➢ Chứng cứ gián tiếp không phải là hiện thực trực
tiếp mà là hiện thực gián tiếp – đó là hiện thực
khách quan nhưng đã được phản ánh qua yếu tố
chủ quan.
➢ Chứng cứ gián tiếp không có giá trị chân lý tuyệt
đối (do đã có sự “can thiệp” có chủ ý hoặc không
chủ ý của yếu tố chủ quan.
→ Trong hoạt động điều tra, tính chân thực của chứng
cứ gián tiếp (Lời khai, lời trình bày) được xác định như
thế nào?
2. Cấu trúc Lập luận

Xác định loại chứng cứ trong Trích mẫu Biên bản khám
phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông
Căn cứ Điều 133 và Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập
biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông trong vụ
……..
I. Về giấy tờ :…
II. Phần khám nghiệm
1. Dấu vết trên phương tiện :…
2. Kỹ thuật an toàn phương tiện:…
III. Nhận xét tình trạng phương tiện:…
• Ý kiến của người điều khiển phương tiện (hoặc của chủ phương
tiện):
• Trong quá trình khám phương tiện, chúng tôi đã ……..
Việc khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông kết thúc hồi
………… Giờ …….. ngày………… tháng ………… năm…..
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận
đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
LƯU Ý:
Chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp cũng phải đảm bảo tính
Đúng – Đủ - Tất yếu logic với Luận đề.
• Năm 1985, Kirk Bloodsworth nhận án tử hình sau khi bị
tình nghi hiếp dâm rồi giết hại một bé gái 9 tuổi tại
Rosedale, bang Maryland, Mỹ. Mặc dù, có 5 nhân chứng
xác nhận việc nghi phạm có mặt cùng nạn nhân vào thời
điểm vụ án diễn ra, nhưng Bloodsworth một mực tuyên bố
mình vô tội.
• Trong thời gian chờ thi hành án, nghi phạm này đọc được
một tài liệu về việc sử dụng ADN để xác minh thủ phạm
trong các vụ án giết người. Bloodsworth yêu cầu tiến hành
xét nghiệm và kết quả cho thấy mẫu tinh dịch trên người
nạn nhân có cấu trúc ADN không phù hợp với nghi phạm.
• Bloodsworth được trả tự do năm 1993, sau gần 9 năm
trong tù. Ông cũng trở thành người đầu tiên được minh
oan nhờ phương pháp phân tích ADN.
1/19/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.2. Lý lẽ
2.1.2.1. Lý lẽ khoa học
• Là các chân lý khoa học phản ánh quy luật của thế giới khách quan (các
định lý, định luật, quy luật,…) được khái quát trên cơ sở chứng minh,
kiểm chứng bằng phương pháp khoa học;
• Các tư tưởng, quan điểm lý thuyết (trong khoa học xã hội) đã được thừa
nhận rộng rãi, có giá trị chân lý mang tính phổ quát.
Ví dụ:
Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này
đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế và nhiều nhà khoa học
khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã
chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi
chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực
thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình,
phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành- nguyên tắc chiếm hữu
thật sự- của Công pháp quốc tế. Do đó, việc thành lập cái gọi là “thành phố
Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận và Việt Nam phản
đối mạnh mẽ những hành vi này.
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.2. Lý lẽ
2.1.2.1. Lý lẽ khoa học

Đặc điểm của lý lẽ khoa học:


➢ Giá trị chân lý: tính tất yếu đúng, phổ quát khi nó phản
ánh đúng quy luật của thế giới khách quan.
➢ Giá trị lập luận cao.
➢ Lưu ý: Nếu lập luận dựa trên một tư tưởng/ quan điểm lý
thuyết đang có sự hoài nghi về tính đúng đắn thì kết luận
rút ra cũng không có giá trị chân lý.
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.2. Lý lẽ
2.1.2.1. Lý lẽ đời thường

➢ Là những chân lý của cuộc sống được đúc kết từ


kinh nghiệm sống, kinh nghiệm văn hóa, thói quen,
chuẩn mực đạo đức, ứng xử... của một cộng đồng/
dân tộc, vì vậy ít có giá trị chân lý phổ quát, tức
không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi tình
huống.
➢ Không có giá trị chân lý tuyệt đối và phổ quát
(không tất yếu đúng mọi nơi/ mọi lúc/ mọi tình
huống/ mọi người) → có phản lập luận.
Ví dụ:
Lập luận của Einstein về cách ăn mặc:
Khi mới tới New York, Einstein chỉ say mê làm việc, còn ăn mặc
thì xuềnh xoàng. Một người bạn khuyên ông nên chú ý nhiều hơn
tới chuyện ăn mặc. Ông đáp:
- Ở đây người ta chẳng biết tôi là ai cả, việc gì phải ăn mặc sang
trọng?
Khi Thuyết tương đối của ông ra đời, ông trở thành một người rất
nổi tiếng. Người bạn cũ gặp lại và than phiền sao ông vẫn ăn mặc
lôi thôi. Ông trả lời:
- Bây giờ thì ai chẳng biết tôi. Ăn mặc sang trọng để làm cái gì
kia chứ?
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.2. Lý lẽ
2.1.2.1. Lý lẽ đời thường
Đặc điểm của lý lẽ đời thường
✓ Tính phong phú: do sự phong phú về kinh nghiệm sống/văn hoá/ đạo
đức/ ứng xử… của các cộng đồng.
✓ Tính đa trị: Một luận đề có thể được rút ra từ nhiều dạng lý lẽ khác nhau,
thậm chí có phần trái ngược nhau.
✓ Tính cục bộ, cá nhân: Mang giá trị ở 1 phạm vi, cộng đồng nhất định.
Lý lẽ đời thường không có giá trị chứng minh, chỉ có giá trị thuyết
phục → thường ứng dụng trong lập luận đời thường.
2. Cấu trúc Lập luận
2.1.2. Lý lẽ
2.1.2.1. Lý lẽ đời thường

Lưu ý: Việc sử dụng lý lẽ đời thường trong lập luận chứng


minh có nguy cơ tạo nên sai lầm tư duy như ngụy biện/ngộ biện.
Xem xét hai ví dụ sau:
(1) Vì ngày càng có nhiều nhà khoa học phủ nhận thuyết tiến
hóa của Darwin nên thuyết tiến hóa của Darwin đang lâm vào
khủng hoảng.
(2) Vì ngày càng có nhiều nhà khoa học phủ nhận thuyết tiến
hóa của Darwin nên thuyết tiến hóa của Darwin không chính
xác.
Câu hỏi thảo luận
Thử xem xét sự hiện diện và vai trò của lý lẽ đời
thường trong hoạt động pháp lý.
Một số loại lý lẽ đời thường
Nhìn chung, số lượng lý lẽ đời thường rất phong phú và đa
dạng. Có thể kể đến 1 vài loại như sau:
✓Lý lẽ hành vi cá nhân
✓Lý lẽ nhân thân;
✓Lý lẽ số đông;
✓Lý lẽ đạo đức;
✓Lý lẽ quyền uy;
✓Lý lẽ so sánh theo thang độ;
✓Lý lẽ tuổi tác,
✓Lý lẽ chẻ đôi,…
Lý lẽ về hành vi cá nhân

Coi hành vi cá nhân là căn cứ mang tính nhân quả để lý


giải/kết luận cho một đặc điểm/tính chất của đối tượng.
Motif:
Hành vi tốt  Kết luận theo hướng tích cực
Hành vi không tốt  Kết luận theo hướng tiêu cực
Ví dụ: Qua vụ án tình dục với cô thư kí Monica,
người dân Mĩ vẫn tín nhiệm tổng thống B. Clinton
bởi vì ông ta làm tốt công việc của mình, cuộc sống
tình dục riêng tư của ông ta không phải là chuyện
của họ mà là của Hillary, mà bà ta không than phiền
gì…thì thôi” (TT, 18-8-1998).
Lý lẽ về hành vi cá nhân
Cơ sở: Căn cứ vào tính thống nhất của hành vi cũng
như tính cách của một con người.
Nguy cơ: Mắc sai lầm logic vì mỗi cá nhân đều có
tính linh hoạt, có sự tổng hòa các yếu tố khác nhau.
Phương pháp tránh sai lầm ngụy biện, ngộ biện:
Hành vi chỉ là một cơ sở tham khảo, không phải là
nguyên nhân duy nhất để quyết định.
Lý lẽ về nhân thân

➢ Là nhóm những yếu tố gắn với đặc điểm, nguồn gốc,


lai lịch của đối tượng.→dựa vào truyền thống gia đình
làm căn cứ để đánh giá nhân cách cá nhân
➢Ví dụ:
• Cô ấy là con nhà gia giáo, nề nếp, sao có thể làm điều
xấu như vậy được?
• Con vua rồi lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa.
Lý lẽ nhân thân thường được đưa ra trong lời bào chữa tại tòa là
gì?
Lý lẽ về nhân thân
➢Cơ sở: Phù hợp quan điểm của người Á đông, quy định về tình
tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự. Ví dụ: Tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự
(BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người phạm tội là
cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách
mạng.
➢Nguy cơ: Cá nhân có thể ảnh hưởng, có thể không ảnh hưởng từ
đặc điểm gia đình.
➢Phương pháp tránh sai lầm ngụy biện, ngộ biện: nhân thân chỉ
là một cơ sở tham khảo, không phải là nguyên nhân duy nhất
để quyết định.
Lý lẽ đạo đức

Vận dụng các chuẩn mực đạo đức (chuẩn mực đạo đức
truyền thống, khía cạnh nhân đạo) về hành vi, thái độ,
cách suy nghĩ để lập luận.
Ví dụ:
• Mặc dù biết làm như vậy là sai, nhưng vì anh ấy đã
giúp tôi lúc khó khăn hoạn nạn nên tôi phải trả ơn.
• Anh em “máu chảy ruột mềm” nên tôi không thể làm
khác được.
Lý lẽ đạo đức
➢ Cơ sở: Gía trị nhân văn trong hành vi của cá nhân.
➢ Nguy cơ: đặt nặng tính nhân văn, nhân đạo lên trên tính thượng tôn pháp luật.
➢ Phương pháp tránh sai lầm ngụy biện, ngộ biện: Góc độ đạo đức chỉ là một yếu
tố tham khảo, không phải là cơ sở duy nhất để lý giải tính hợp lý, hợp pháp của
hành vi.
➢ Xem xét các yếu tố trong các quy định của Luật hôn nhân gia đình có liên quan
đến lý lẽ đạo đức?
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai,
sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.(K3 Đ51)
Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
(Đ74)
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích
của con. (K3Đ81)
Lý lẽ quyền uy
Sử dụng quyền hành, sức mạnh của cá nhân để lý giải tính bắt buộc, tính chịu
sức ép của đối tượng khi thực hiện hành vi.

Ví dụ trong vụ án Minh Phụng - Epco:

• “Tôi làm theo lệnh của chồng chứ không biết gì cả” (lời Trần Thị Thương (vợ
của Minh Phụng), là giám đốc một Công ty con của Minh Phụng)

• “Trần Thị Thương gần như lệ thuộc hoàn toàn vào chồng. Thông thường là
giám đốc thì phải độc lập điều hành hoàn toàn hoạt động của Công ty, thế
nhưng với Trần Thị Thương thì không phải như vậy, làm giám đốc là theo yêu
cầu của chồng”. (Lời biện hộ của Luật sư của Trần Thị Thương).
Lý lẽ quyền uy
➢Cơ sở: Tính tôn ti trật tự của các quan hệ xã hội từ gia đình –
nhà trường – nơi làm việc,… > sự bị động tất yếu của người có
vị thế thấp.
➢Nguy cơ: Tạo sự né tránh trách nhiệm của đối tượng trực tiếp
tạo lập hành vi.
➢Phương pháp tránh sai lầm ngụy biện, ngộ biện: Góc độ quyền
uy chỉ là một yếu tố tham khảo, không phải là cơ sở duy nhất
để lý giải tính hợp lý, hợp pháp của hành vi, đặc biệt với những
đối tượng đã có đầy đủ năng lực hành vi.
Lý lẽ số đông

Lấy số đông làm cơ sở lập luận theo motif: Chân lý thuộc về số


đông.
Ví dụ:
▪ Trong vụ án Tân Trường Sanh, bị cáo Phùng Long Thất (Cục Hải
quan TP. HCM) đã đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi nhận tiền
hối lộ:
“Tòa buộc tôi phải chết trong khi Hải quan ai cũng làm như tôi.
Tiền tôi nhận pháp luật cấm nhưng xã hội thừa nhận, mọi
người biết, Tổng cục Hải quan cũng biết”.
Lý lẽ số đông
➢Cơ sở: tính dân chủ, vai trò của tập thể.
➢Nguy cơ: Tạo sự né tránh trách nhiệm của đối tượng trực tiếp
tạo lập hành vi, giảm nhẹ/ loại trừ vai trò cá nhân.
➢Phương pháp tránh sai lầm ngụy biện, ngộ biện: số đông
thường đúng nhưng không tuyệt đối đúng > không được sử
dụng để kết luận tính đúng sai của luận đề.
Lý lẽ số đông
Lưu ý: Trong một số trường hợp, người lập luận sử dụng những lý lẽ là
cách nghĩ thường tình, phổ biến để thuyết phục người nghe, đó cũng là
một kiểu lý lẽ số đông.

➢Ví dụ:

➢ Trong cái vấn đề này, thưa hội đồng xét xử chẳng có một cái nhà đầu
tư nào mà lại bị điên để bỏ ra là hơn 2 nghìn tỷ rồi bao nhiêu cái tiền
vốn chi phí khác trong kinh doanh để đi thu hộ cho nhà nước mà mình
không có nhắm vào một cái đồng lời nhuận nào cho nên chẳng có ai bị
điên về cái vấn đề này nên tôi đề nghị Viện kiểm sát đưa ra chứng cứ
để buộc tội danh công ty Yên Khánh chỉ đi thu hộ chứ không được
quyền ah là thu phí trong 5 năm không có quyền gì cả.
Lý lẽ so sánh thang độ

Là kiểu lý lẽ so sánh về mức độ tính chất của đối tượng như


hơn – kém, nhiều – ít; than – sơ, rẻ-mắc nhằm làm cho
người tiếp nhận thông qua đối chiếu, xem xét luận cứ dẫn
tới dễ dàng bị thuyết phục bởi kết luận.
Ví dụ:
• Đến thi tốt nghiệp mà nó còn trượt nói gì đến thi đại học.
• Tiền của tôi để trong tủ không khoá mà nó không bao giờ
lấy một đồng thì không thể có chuyện nó phá khoá trộm
tiền của hàng xóm được.
Lý lẽ so sánh theo thang độ
➢Cơ sở: Lý giải quy luật tất yếu trong thực tiễn như sự thống
nhất của các cấp độ, phạm vi.
➢Nguy cơ: giữa các cấp độ, hành vi có khi thống nhất nhưng
không tuyệt đối thống nhất để tạo thành quy luật.
➢Phương pháp tránh sai lầm ngụy biện, ngộ biện: Không được
tuyệt đối hóa tính thống nhất của các cấp độ vì mỗi một chủ thể
có sự thay đối trong từng thời kỳ khác nhau, tránh những sai
lầm kiểu: Tôi biết anh ấy. Anh ấy từng là bảo vệ công ty chúng
tôi, tài sản công ty đầy ra đấy anh ấy còn không tơ hào dù chỉ
một đồng thì làm sao có thể là người thực hiện vụ cướp này
được.
Lưu ý: trong thực tiễn, để kết luận mang giá trị thuyết
phục cao, người ta thường kết hợp nhiều loại lý lẽ.

Họ không tự ý đến Sài Gòn để ăn chơi bằng tiền của các


doanh nghiệp mà là đi theo sự phân công của cơ quan.
Tiền mà các bị cáo nhận được thực chất là tiền bồi
dưỡng được các doanh nghiệp tuyên bố công khai, lãnh
đạo cục Hải quan đồng ý và cũng nhiều người đã nhận
chứ không riêng gì các bị cáo; Do đó, tôi nhận thấy tội
danh “nhận hối lộ” mà VKS kết luận là không phù hợp.
• …“Hội đồng xét xử xét thấy, các bị cáo chưa có tiền án, tiền sự,
phạm tội có tính nhất thời, đã tích cực khắc phục toàn bộ thiệt hại
cho người bị hại, bị cáo Hiếu có cha bị tâm thần, mất năng lực hành
vi dân sự, mẹ già bị bệnh, bị cáo là lao động chính trong gia đình;
qua xác nhận tại địa phương các bị cáo luôn chấp hành đúng chính
sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân tại địa
phương, các bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, các bị cáo có một tình tiết
tăng nặng nhưng có ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy
định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, nếu không bắt các bị cáo
chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội, vì vậy
các bị cáo đã có đủ các điều kiện hưởng án treo theo hướng dẫn tại
điểm 6.1 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”.
(Trích Bản án số: 97/2012/HSST, ngày 20/9/2012 Tòa án Nhân dân Q.2, TP.HCM)
2.2.2. Kết luận

➢ Kết luận thường là mệnh đề khẳng định, phủ định


hoặc câu hỏi (Câu hỏi tu từ dùng để định hướng)
➢Nội dung: quan điểm, khuyến cáo, hướng dẫn, đề
nghị,…
Ví dụ: Một người bốc xếp, không có nhà ở, mua tivi
phải trả góp mà là người giúp sức đắc lực về vật chất
và tinh thần cho đường dây buôn lậu tầm cỡ quốc tế
thì có chính xác không?
- Nhận diện Luận cứ - Kết luận trong đoạn lập luận sau.
- Thử tóm gọn toàn bộ đoạn lập luận này trong 1 câu phức?
Theo chúng tôi, việc kháng cáo của BĐ (bị đơn) dân sự là không có sơ sở pháp lý và
thực tiễn. Trước khi đưa ra xét xử chính thức vào 24/5/2005, Tòa sơ thẩm đã tiến
hành quá trình thủ tục mời hòa giải theo quy định tại Đ. 200 Bộ luật TTDS, trong đó:
2 lần triệu tập hòa giải tại bút lục 42, 49, 55; 4 lần phối hợp niêm yết giấy triệu tập
BĐ tại UBND p. H. tại bút lục 50, 54, 60 và 64, lập biên bản hòa giải bất thành do BĐ
vắng mặt không lý do 2 lần tại bút lục 53, 56; quyết định hoãn phiên tòa 1 lần tại bút
lục 63 ngày 05/5/2005 theo giấy triệu tập lần thứ 4 mà BĐ vắng mặt tại bút lục số
3. BĐ đã coi thường pháp luật, cố tình né tránh tiếp nhận giấy triệu tập của Tòa, kể
cả lần có mặt tại nhà nhưng vẫn khinh nhờn giấy triệu tập bằng thái độ từ chối không
chịu ký nhận, thể hiện qua chứng cứ,nhân chứng sau: tại bút lục số 43 (theo yêu cầu
xác nhận của Tòa án, Công an p. H.) đã xác nhận: BĐ S. hiện còn cư trú tại địa
phương (hộ KT3) vào 03/3/2005 tức là có mặt tại địa chỉ cư trú trước các thời điểm
Tòa phát triệu tập, nhưng đã cố tình né tránh để khỏi phải nhận Giấy triệu tập. Tại
bút lục 1 (khi có giấy triệu tập lần 2 vào 08/3/2005) UBND p H. có cử cán bộ P. trực
tiếp đến nhà giao giấy triệu tập những bị đơn dù có mặt tại nhà vẫn không ký nhận,
vì vậy UBND phường đã xác nhận: đương sự có mặt nhưng không ký nhận giấy triệu
tập. Cần nói thêm là BĐ dân sự không thể nói rằng không biết bà E. kiện nội dung gì,
bởi trong thực tế đã có nhiều lần bà E. đòi nợ, đòi nhà ông S. và đã làm đơn kiện ông
S. tại UBND phường 20, quận T. về căn nhà và các khoản nợ này vào ngày
13/11/2003. Bà E. cũng điện thoại nhiều lần thông báo với ông S. là sẽ đưa ông ra
Tòa. Hơn nữa, vào giờ cuối cùng BĐ cũng có mặt tại Tòa sơ thẩm.
2. Cấu trúc Lập luận
2.3. Các yếu tố chỉ dẫn lập luận
Yếu tố khi đưa vào một nội dung sẽ làm thay đổi tiềm
năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả
vốn có của nó.

Chỉ dẫn lập luận


2.2.1. Tác 2.2.2. Kết tử lập luận
tử lập
luận a. Kết tử dẫn
nhập luận cứ
b. Kết tử dẫn
nhập kết luận
2.2.1. Tác tử lập luận

➢ Tác tử lập luận là yếu tố xuất hiện trong lập luận có khả
năng định hướng/ đảo hướng kết luận, thể hiện thái độ/
sự nhấn mạnh của chủ ngôn.
Ví dụ:
• Sản phẩm này có tận 10 tính năng mà giá chỉ có 5 đồng
cho nên…
• Sản phẩm này chỉ có 10 tính năng mà giá tận 5 đồng cho
nên…
➢ Tác tử lập luận giúp củng cố tính chặt chẽ, thống nhất của
lập luận.
2.2.2. Kết tử lập luận

➢ Từ hay tổ hợp từ liên kết các luận cứ với nhau và với kết
luận để tạo thành một lập luận
➢ Kết tử là dấu hiệu cho phép nhận diện, xác định luận cứ và
kết luận trong lập luận.
➢ Thể hiện/ minh định quan hệ logic giữa luận cứ - kết luận
Một số Kết tử dẫn nhập luận cứ Một số Kết tử dẫn nhập kết luận
Vì, Tại vì, Do, Lý do là, Nếu - Như đã Kết quả là - Rõ ràng là - Hậu quả là - Thì -
nói - Bởi, Bởi vì - Mặc dù - Vả lại - Vậy nên - Vì vậy - Nói ngắn gọn là… -
Thêm vào đó - Với thông tin - Tuy - Chúng ta có kết luận - Cho nên, Nên - …
Tuy rằng - Hơn nữa… cho thấy rằng - Chứng minh rằng… - Do
đó
2. Cấu trúc Lập luận
Xác định các yếu tố chỉ dẫn lập luận trong đoạn sau

Bị cáo Trường khai mua ma túy về chỉ để sử dụng cá


nhân chứ hoàn toàn không bán. Tuy nhiên trong quá
trình điều tra xác định số lượng ma tuý bị cáo mua
không phù hợp với lời khai mua ma túy để sử dụng cá
nhân. Bởi nếu bị cáo mua ma túy chỉ để sử dụng thì mỗi
tháng bị cáo phải dành những 150 triệu để mua ma túy,
trong khi thu nhập của bị cáo không thể nào đáp ứng
được. Do đó, việc bị cáo thay đổi lời khai thành mua ma
tuý để sử dụng là hoàn toàn không có căn cứ.
2.2.1. Tác tử lập luận
Thêm tác tử phù hợp vào phát ngôn để làm rõ định hướng lập
luận. (Có thể thay đổi định hướng lập luận cho phù hợp với
tác tử đã lựa chọn).
1. Bây giờ là 20 giờ.
2. Cái bình hoa này đẹp, đắt, mua.
3. Ngôi nhà này đẹp, tôi mua, giá đắt.
4. Bị cáo đã quay mặt đi có một đặc điểm riêng biệt về hình dạng của bị cáo
khác biệt so với nhiều người khác đó là đôi vai của bị cáo rất vuông khi
cơ quan điều tra tổ chức nhận dạng cho 5 người khác cùng chiều cao đội
mũ quay mặt đi và ở với tư thế đang chạy cháu Sơn nhận ra bị cáo với
đặc điểm riêng biệt này
3. Cấp độ lập luận

3.1. Cấp độ phát ngôn:


Là lập luận được tổ chức ở cấp độ câu.
3.2. Cấp độ đoạn văn
Là lập luận gồm từ 2 câu trở lên, đánh dấu mở đầu
bằng lùi đầu dòng và kết thúc bằng chấm xuống
dòng.
3.3. Cấp độ văn bản
Là tổ hợp nhiều đoạn lập luận liên kết với nhau.
3.1. Cấp độ phát ngôn – Câu trần thuật
Sự liên kết giữa các luận cứ

Quan hệ đẳng lập:


Ví dụ: Do việc thu thập dữ liệu có nhiều phức tạp và dữ
liệu khảo sát cần tập trung, hạn chế tối đa việc loãng dữ
liệu nên chúng tôi xác định giai đoạn tranh tụng chỉ theo
quan điểm thứ nhất: chỉ bao gồm phần tranh luận tại toà.
Quan hệ bổ sung:
Ví dụ: Việc xác định các nguyên tắc áp dụng pháp luật
không hợp lý; lại không gắn với giải quyết hậu quả pháp lý
và thiệt hại tài sản, nên ít hiệu quả, không gây được sức ép
thay đổi.
Quan hệ tuyển chọn:
Ví dụ: Nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ
chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc
nộp không đầy đủ chứng cứ đó.
3.1. Cấp độ phát ngôn – Câu trần thuật
Sự liên kết giữa luận cứ và kết luận

Quan hệ nhân quả:


Ví dụ:
(1) Vì tố tụng dân sự là quá trình giải quyết vụ án dân
sự cho nên tranh tụng trong tố tụng dân sự là tranh tụng
trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có thời điểm bắt
và thời điểm kết thúc.
Quan hệ nghịch nhân quả:
(2) Mặc dù đã được mọi người can ngăn, nhưng bị cáo
vẫn cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.
Lưu ý: Ngoài nội dung, lập luận còn bộc lộ cảm xúc. Ví
dụ: Việc nhỏ không làm sao có thể làm được việc lớn?
3.2. Cấp độ đoạn văn
Sự liên kết giữa các luận cứ
Lưu ý: tương tự như lập luận ở cấp độ phát ngôn nhưng
ở phạm vi rộng hơn.
Ví dụ:
Ngôi nhà có thiết kế đẹp, thoáng mát, tiện nghi, vừa
nằm ở khu dân cư có tiếng an ninh, vừa gần chợ và
trường học. Đây lại là thời điểm giá nhà đất đang
xuống rất thấp. Vì thế, theo tôi anh nên mua.
(5) Theo hồ sơ vụ án, cáo trạng của Viện KSND TP.HCM
không truy tố Bùi Ngọc Khánh Vy nhưng HĐXX sơ thẩm
lại tuyên bị cáo Vy 4 năm 6 tháng tù về tội “cướp tài sản”
là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Chính vì thế,
cần hủy bản án hình sự sơ thẩm về nội dung xử phạt bị
cáo Vy, để cấp sơ thẩm truy tố theo đúng quy định.
3.2. Cấp độ đoạn văn
Sự liên kết giữa các yếu tố trong lập luận
- Liên kết hình thức
- Lặp
- Thế
- Liên tưởng
- Tuyến tính
- Đối
- Nối ...
- Liên kết nội dung
- Liên kết chủ đề
- Liên kết logic (So sánh; bổ sung; mắt xích)
3.2. Cấp độ đoạn văn
Một số phép liên kết hình thức – Thế

Ví dụ: “Về mặt đạo đức xã hội, ở đây chúng ta phải lên
án mạnh mẽ đó là: cả bị cáo Hải và Tiến đã có vợ con,
có một gia đình để quan tâm chăm sóc và chia sẻ, các
bị cáo đã không giữ được sự thủy chung một vợ, một
chồng, là nét đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam.
Các bị cáo đã đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của xã
hội, đạo lý vợ chồng. Chính từ mối quan hệ bất chính
này mà một người vô tội, một người chồng, người cha
của ba con nhỏ đều chưa đến tuổi trưởng thành đã bị
tước đoạt mạng sống một cách oan uổng”
3.2. Cấp độ đoạn văn
Một số phép liên kết hình thức – Lặp

Tuổi trẻ cho bạn một đôi chân khỏe mạnh đủ để đi


đến những miền xa. Tuổi trẻ thổi bùng trong bạn
khát khao chinh phục những cung đường mới. Tuổi
trẻ cho phép bạn được dùng tới những phép thử của
cuộc đời, sẵn sàng bước đi mà không ngại gian khó.
Tuổi trẻ cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để cảm
nhận mọi thứ bằng trái tim nhiệt huyết và cái đầu
lúc nào cũng tràn trề những lý tưởng về cuộc đời.
Thế nên, không phải ngẫu nhiên người ta nói tuổi trẻ
là quãng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời một con
người.
3.2. Cấp độ đoạn văn
Một số phép liên kết hình thức – liên kết tuyến tính
(Tuyến tính thời gian, không gian, nội dung vấn đề
lập luận)
Ví dụ:
Trong mười năm qua, cứ 9 gia đình nông dân Việt Nam thì
có 1 gia đình bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thu hồi đất đai. Gần
một triệu tranh chấp thu hồi đất đai đã được khiếu nại tới
cơ quan hành chính, trong khi đó chỉ rất ít tranh chấp
(chiếm 0,1%) được đưa tới tòa án. Vậy, tòa án có vai trò gì
trong giải quyết tranh chấp thu hồi đất đai ở Việt Nam. (PP
NC LH- Phạm Duy Nghĩa tr. 135)
Xác định phép liên kết hình thức trong đoạn:
“Để mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta
sớm thành hiện thực thì phải xây dựng, tạo lập một nền
tảng văn hóa pháp luật lành mạnh. Muốn xây dựng một
xã hội có nền văn hóa pháp luật lành mạnh thì phải bắt
đầu từ những người làm luật. Muốn đào tạo ra những
người làm luật có văn hóa ứng xử với pháp luật thì
trong nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của trường Đại học
Luật, không thể coi nhẹ việc giáo dục tình cảm, đạo lý
và thái độ ứng xử nhân văn”.
3.2. Cấp độ đoạn văn - Liên kết nội dung
Sự kết nối về mặt ý nghĩa giữa các câu và các câu trong đơn vị lập
luận phải hướng tới luận điểm chính trong đoạn.
Ví dụ: Báo chí không nên e ngại việc duy trì và ủng hộ bất kỳ một
căn nguyên chính đáng nào. Báo chí cũng không nên sợ hãi sự chỉ
trích hay đối thoại với nhà cầm quyền. Báo chí phải luôn công minh
để bảo vệ quyền lợi của những người lao động, những người bị bóc
lột hay yếu thế trong xã hội. Báo chí cũng cần đưa ra cái nhìn công
tâm về mọi vấn đề để giúp định hướng quan điểm số đông một
cách lành mạnh. Vậy……. ?
a. Báo chí đóng vai trò to lớn trong xã hội dân chủ.
b. Tự do báo chí là điều cần thiết cho hoạt động dân chủ.
c. Chính phủ có thể sử dụng báo chí như một phương tiện truyền
thông hiệu quả để cải thiện sự lạc hậu của người dân.
d. Báo chí là phương tiện điều chỉnh các chính sách của nhà cầm
quyền.
3.2. Cấp độ đoạn văn
Liên kết nội dung
Nền kinh tế của chúng ta đã có sự dịch chuyển từ sản
xuất hàng hoá sang dịch vụ. Sự gia tăng trong lĩnh
vực dịch vụ đòi hỏi các nhà quản lý phải làm việc với
con người nhiều hơn là với các dây chuyền và thiết bị
lắp ráp. Do đó, ….
a. Nhà quản lý nên xây dựng sự cân bằng trong tâm
trí giữa việc làm việc với người và máy móc.
b. Dây chuyền lắp ráp sẽ xuất hiện trong công nghiệp
dịch vụ.
c. Kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc sẽ trở nên quan
trọng hơn trong tương lai.
d. Lâu nay các tổ chức sản xuất đang bỏ qua tầm
quan trọng của con người.
3.2. Cấp độ đoạn văn
Sự liên kết giữa luận cứ - Kết luận

- Diễn dịch
Kết luận đầu đoạn. Luận cứ phát triển ý cụ thể của kết
luận bằng cách giải thích, chứng minh, phân tích, bình
luận,...
- Quy nạp
Kết luận cuối đoạn. Luận cứ trình bày ý cụ thể, chi tiết
của kết luận bằng cách giải thích, chứng minh, phân tích,
bình luận,.. Để rút ra kết luận cuối đoạn.
- Hỗn hợp:
Phối hợp diễn dịch + quy nạp.
Xem xét dữ kiện 01
3.3. Cấp độ văn bản

Lưu ý: cấu trúc văn bản tương tự như cấu trúc đoạn
văn gồm 3 phần: Mở đầu – khai triển – Kết luận
nhưng quy mô LỚN HƠN.
4. Kỹ năng lập luận
4.1. Yêu cầu với luận cứ
Luận cứ phải có giá trị lập luận
➢ Phải khách quan, xác thực: các số liệu, sự việc,
hiện vật, văn bản… phải có thật, xác thực, có thể
kiểm chứng sự tồn tại.
➢ Phải đảm bảo tính đầy đủ toàn diện
➢ Không mâu thuẫn nhau
➢ Có quan hệ logic với kết luận (thể hiện tính nhân
quả, tất yếu)
4. Kỹ năng lập luận
4.1. Yêu cầu với luận cứ

(1) Thế giới có Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Đức, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Bỉ đã có
đường sắt cao tốc; Brazil, Nga, Indonesia đang triển khai. Tôi thấy
những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta
cũng có chỉ số IQ cao, vì vậy nên làm đường sắt cao tốc”.

(2) “Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay 1.200 USD
nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000
USD và lần lượt tăng đến 6.000 USD, lên 12.000 USD và đạt 20.000
USD năm 2050, vì vậy bây giờ ta nên làm đường sắt cao tốc là đúng
đắn và cần thiết”.
❖ Từ các ví dụ bên dưới, thử đánh giá hiệu quả lập luận của các
luận cứ:

• “Xe máy có một giá trị lớn đối với người dân do đó việc sang tên
đổi chủ là không cần thiết”.

• “Hệ thống đường bộ của chúng ta chưa tốt nên không phù hợp cho
việc xử phạt xe không chính chủ”.

• “Việc sang tên đổi chủ xe gắn máy khiến người dân an tâm hơn
khi bị mất cắp”.

• “Xã hội ta là xã hội văn minh, hiện đại, công bằng nên không thể
phân biệt bằng chính qui và tại chức”.
Nhận xét, chỉnh sửa lại đoạn lập luận (nếu cần thiết):
“Không nên ghi tên cha mẹ vào CMND vì Việt Nam là một
đất nước thuần nông, với truyền thống tôn sư trọng đạo, đối
với con cái, cha mẹ là thiêng liêng, vĩ đại. Chính vì thế để
xúc phạm cá nhân thì không cách nào dễ dàng hơn là tấn
công vào cha mẹ của người đó. Một người con hiếu thảo dù
bị tra tấn thể xác như thế nào cũng không thể đau đớn bằng
việc cha mẹ mình bị xúc phạm. Để tránh điều này, những
thông tin về cha mẹ của cá nhân cần phải được tôn trọng
bất khả xâm phạm”.
4. Kỹ năng lập luận
4.2. Yêu cầu với luận đề/kết luận
➢ Phải rõ ràng, minh định.
➢ Không định tính
➢ Không tự mâu thuẫn
➢Tính mới
➢ Có tính thời sự
➢ Thực tiễn
Ví dụ: Các luận đề sau là luận đề không thể chứng minh
được.
1. “Tỷ lệ tội phạm đã giảm mạnh trong thời gian gần đây”
2. “Điều chắc chắn là trên đời không có gì là chắc chắn”
3. “Núi Everest là ngọn núi cao nhất thế giới.”
4. Tôi không chắc liệu Việt Nam có nên xem xét việc hợp
pháp hóa quyền an tử trong bối cảnh kinh tế - xã hội
như hiện nay hay không.
4. Kỹ năng lập luận
4.2. Yêu cầu với luận đề

➢Phải có quan hệ tất yếu với luận cứ


Không được có khoảng trống giữa luận cứ và luận đề
Ví dụ: Xem xét tính hợp lý của luận đề sau:
Nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng diễn ra
khá phổ biến, thiên hình vạn trạng, ngay trong bộ
máy công quyền. Nịnh bợ thuộc phạm trù đạo đức,
rất khó để phân biệt thế nào là nịnh bợ. Vì vậy, nếu
luật hóa sẽ không khả thi”.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Lạc chủ đề
* Xác định sai vấn đề lập luận
* Không đồng nhất trong cách hiểu luận điểm
▪ Ví dụ:
Ví dụ: Sống ảo – Thế giới ảo – Nghiện Internet
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Luận cứ không có giá trị lập luận
▪ Luận cứ không liên quan, Không có giá trị biện minh cho luận
điểm
▪ Luận cứ mâu thuẫn luận đề
Ví dụ:
(1) Xem xét các luận cứ biện minh cho quan điểm phản đối việc
“sống ảo”: (a) Ẩn danh để nói lên quan điểm của mình. (b) Sống ảo
sẽ bị hack tài khoản làm lộ thông tin cá nhân, có thể gây thiệt hại
tài sản thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. (c) phát ngôn tiêu cực
ảnh hưởng tới người khác. (d) Sống ảo làm thay đổi trật tự an ninh
xã hội vì cái ảo tác động lên cái thật (Bạo loạn, phản động, thanh
trừng, thanh toán lẫn nhau…)
(2) Trước thực tế tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa,
nhiều ý kiến cho rằng cần phải hạ độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự (TNHS) và tăng mức hình phạt để trừng trị tội phạm,
nâng cao tác dụng giáo dục phòng ngừa.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Luận cứ không đầy đủ
▪ Luận cứ sa đà vào tiểu tiết, không phản ánh bản chất vấn
đề
▪ Luận cứ có liên quan nhưng không tất yếu với luận đề,
thiếu tính liên kết
Lưu ý: Không trình bày những luận cứ có tính vụn vặt, ví
dụ: Ủng hộ mạng xã hội vì mạng xã hội giúp cải thiện môi
trường do con người ít phải đi lại nhưng vẫn có thể kết nối
được với nhau.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Luận cứ chưa được xác minh
▪ Lưu ý tính xác thực của nguồn minh chứng: phải rõ ràng, từ các nguồn
tin cậy.
▪ Phải mang tính khách quan
Vd: Xem xét tính khách quan, xác thực trong đoạn sau:
(1) Để chứng minh cho luận đề “Vụ khủng bố tại đảo Bali
Indonexia không liên quan đến Biladen” ông A dựa vào luận
cứ “Vì Biladen đã chết”. Trong khi ông B chỉ ra ở thời điểm
của vụ khủng bố người ta chưa xác định được liệu Biladen đã
chết hay chưa.
(2) Theo một số nguồn tin, uống rượu bia từ 22h đến 24h là một
hành vi vi phạm quy định của Bộ Y tế, nhằm hạn chế tác hại
của lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe và trật tự xã hội .
Tuy nhiên, theo một số người dân và doanh nghiệp, uống
rượu bia từ 22h đến 24h là một nhu cầu giải trí, giao lưu và
thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Họ cho rằng quy
định cấm bán rượu bia sau 22h là không khả thi và gây thiệt
hại cho ngành du lịch, dịch vụ và thuế.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Lỗi diễn đạt thông tin trong luận cứ
▪ Diễn đạt thiếu tính logic
Vd:
(1) Do công tác huấn luyện thể dục, thể thao trong thanh, thiếu niên nói
chung - trong bóng đá nói riêng - đã được tiến hành đồng loạt ở nhiều địa
phương nên đã giúp cho phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển.
(2) Sau 24 năm kể từ ngày Việt Nam - Hoa Kỳ (11/7/1995 - 2019) bình
thường hóa quan hệ, giao thương giữa hai nước từ con số 0 thương
mại hai chiều đã bùng nổ tăng hơn 100 lần lên hơn 50 tỷ USD. Điều đó
cho thấy, trọng tâm là quan hệ kinh tế đã trở thành cơ sở cho sự phát
triển quan hệ tốt đẹp hai nước.
(3) Tóm lại, việc một nghệ sĩ vi phạm đạo đức ảnh hưởng rất lớn đến
các bên có liên quan đặc biệt là các nhà sản xuất và ê-kip làm phim
không những thế một bộ phận khán giả quay lưng với chính nghệ sĩ
đó gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các bên. Tuy nhiên,
nếu cấm sóng những trường hợp vi phạm đạo đức thì những nghệ sĩ
đó sẽ không có cơ hội để sửa sai và thay đổi bản thân.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Các lỗi diễn đạt, dùng từ
▪ Lưu ý các từ sai phong cách, sai nghĩa
▪ Lưu ý các hạn định, các từ chỉ mức độ tương đối,
tuyệt đối trong luận điểm.
Lưu ý: Hạn chế sử dụng các từ chỉ mức độ tuyệt đối
trong lập luận giải thích vì dễ bị tấn công trong tranh
luận.
Ví dụ: “Còn nữa nhé…Ai nói bằng cấp không quan trọng
nữa đi! Nói là nói vậy thôi chứ cá nhân tôi cũng không đồng
tình với các địa phương trên đâu đấy. Ai đời một cơ quan nhà
nước lại ra quyết định (là quyết định hẳn hoi nhé) không
tuyển công chức với sinh viên tốt nghiệp tại chức, dân lập”.
(HC 35-10550…337)
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Lỗi diễn đạt mơ hồ
• “Công an truy bắt kẻ hãm hại chị Điệp lúc nửa đêm”.
• “Thảm án ở Hải Dương: thực hư tin đồn mẹ hạ độc hai
con nghi nhiễm HIV”.
• “Quốc hội khẳng định thái độ quyết tâm cao chống tệ
nạn buôn lậu của Chính phủ”.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi
➢ Lỗi suy luận
▪ Suy luận sai logic, vi phạm các quy tắc suy luận.
▪ Lỗi ngụy biện
Ví dụ:
(1) Nếu là sinh viên đại học ngành Luật thì chắc chắn am hiểu
pháp luật. Người này am hiểu pháp luật. Vậy người này chắc chắn
đã từng là sinh viên đại học ngành Luật.
(2) Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang
nước Phật đã phải hối lộ nên chuyện hối lộ xảy ra ngày nay là
chuyện đương nhiên.
(3) A: B có thể làm chứng cho tôi, tôi không hề lấy quyển sách
đó.”
C: “Sao tôi lại phải tin B?
A: “Vì cậu ta là một người tốt. Tôi có thể làm chứng cho cậu ấy.”
(4) Thượng nghị sĩ Mỹ (A) nói với nhà khoa học Mỹ (B): Ở nước Mỹ
này mọi người cộng sản đều chống tôi. Tôi cũng được biết, ông là
người kịch liệt chống tôi. Cho nên, tôi có thể nói mà không sợ mất
lòng ông rằng, ông là dân cộng sản.
- B trả lời: Lập luận của ngài nghe cũng logic đấy, nhưng mà thôi,
tốt hơn hết là chúng ta không nên nói chuyện chính trị trong cuộc
gặp này.
Sau đó ông chuyển sang đề tài ẩm thực. Khi câu chuyện về ẩm thực
vào đoạn cao trào…
- B đột ngột hỏi A: Thưa ngài, ngài có thích ăn cà rốt không?.
- A: Ồ! Thưa ông, tôi rất thích ăn cà rốt, đó là một loại rau củ rất có
lợi cho sức khỏe đấy ạ.
- Liền sau đó, B nói: Và cũng thưa ngài, theo tôi được biết, mọi con
thỏ đều rất thích ăn cà rốt. Cho nên, tôi có thể nói mà không sợ
mất lòng ngài rằng, ngài cũng là...con thỏ. Và, ... theo ngài, lập
luận của tôi nghe có logic không ạ?.
4. Kỹ năng lập luận
4.3. Kỹ năng nhận diện lỗi

➢Lỗi không tương thích, mâu thuẫn giữa luận cứ và luận đề:
Ví dụ: Luận đề tuyên bố “Mọi sinh viên đều có hiểu biết và ý
thức pháp luật.” nhưng trong phần giải thích, chứng minh lại
đưa ra dẫn chứng một vài trường hợp sinh viên vi phạm pháp
luật để chứng minh tỷ lệ sinh viên vi phạm pháp luật rất thấp
so với những sinh viên có ý thức và tuân thủ pháp luật.
→ Để tránh mâu thuẫn, trong trường hợp tính chân lý trong
nội dung luận đề không tuyệt đối thì luận đề nên tránh dùng
những từ miêu tả tính toàn thể như “mọi”, “tất cả” hoặc
những từ chỉ mức độ tuyệt đối. Thay vào đó, nên dùng những
từ chỉ mức độ tương đối và vẫn gần gũi về định lượng như
“đa phần, hầu hết, gần như… v.v… thì sự mâu thuẫn sẽ bị gỡ
bỏ.
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
Xác định chính xác luận đề
Luận đề: vấn đề cần lập luận (chứng minh/ giải thích) để làm sáng
tỏ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề đó. Cụ thể:
- Từ khóa quan trọng.
- Xác định rõ nội dung
- Thống nhất cách hiểu
➢ Xác định chính xác yêu cầu của luận đề → cấu trúc + nội dung
lập luận phù hợp.
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Xác định từ khóa > Nội dung luận đề > yêu cầu của luận đề trong
câu hỏi sau:
Hiện nay ở một số quốc gia, vấn đề “quyền được chết nhân
đạo” đã được đưa vào luật. Ở Việt Nam, khi xây dựng Bộ
luật Dân sự 2005 và tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13
cũng đã có ý kiến nên đưa vấn đề “quyền được chết nhân
đạo” vào luật. Tuy nhiên, vấn đề này đã gây nên những
tranh luận trái chiều hiện chưa có hồi kết.
Anh/ chị hãy viết một văn bản lập luận thể hiện quan điểm
của mình về việc nên hay không nên đưa vào luật qui định
“quyền được chết nhân đạo”?
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Xác định từ khóa > Nội dung luận đề > yêu cầu của luận đề trong
câu hỏi sau:
Một trong những nội dung mới được Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội đề cập tại Thông tư 06/2021/TT- BLĐTBXH là thay đổi về chế
độ thai sản của lao động. Cụ thể, lao động nam có thể nghỉ hưởng chế
độ thai sản khi vợ sinh con một cách linh hoạt bằng việc nghỉ nhiều
lần với thời gian nghỉ thai sản nhưng phải đảm bảo: Thời gian bắt đầu
nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh
con. Tổng thời gian nghỉ không được vượt quá số ngày hưởng chế độ
theo quy định. Bên cạnh đó, Thông tư này cũng bổ sung thêm trường
hợp người mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều
kiện hưởng chế độ thai sản thì người chồng sẽ được hưởng trợ cấp 01
lần khi vợ sinh con. Quy định trước đây chỉ nêu vợ không tham gia
bảo hiểm xã hội thì chồng mới được nhận khoản tiền này.
• Anh/ Chị đặt 1 lập luận ở cấp độ đoạn văn bày tỏ quan điểm của
mình về Thông tư nêu trên. Phân tích?
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Kỹ năng tổ chức ý lập luận
Các đoạn phục vụ 1 chủ đề chính, các câu trong đoạn luôn hướng về 1
luận điểm. (Xem thêm phần phương thức liên kết)
Ví dụ: Từ góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các phân đoạn
phát triển của công lý trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo đó, công lý
trong giai đoạn thứ nhất của xã hội sơ khai được thể hiện khá rõ nét bằng
sự trả thù cá nhân, bằng luật báo thù, dĩ oán báo oán. Có thể nói, công lý
luôn là vấn đề cốt tử trong tâm thức của các nhà làm luật từ thời cổ đại.
Trong bộ luật Hammurabi của nhà nước lưỡng hà cổ đại được ban hành
trong khoảng thời gian từ năm 1792 đến năm 1750 trước công nguyên,
công lý được được hiểu là áp dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà
kẻ phạm tội gây ra và nguyên tắc báo thù Talion (mắt đền mắt, răng đền
răng) được áp dụng một cách triệt để, cứng nhắc và tàn khốc nhất. Một
người thợ xây làm chết con của chủ nhà thì con của người thợ xây phải bị
giết theo nguyên tắc báo thù Talion này.
(Nguyễn Xuân Tùng – Bàn về công lý và luật pháp)
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Tìm kiếm lý lẽ số đông tạo hiệu quả thuyết phục
• Viện dẫn bằng chứng xã hội tạo cơ sở chân thực cho lý
lẽ
Lưu ý 1: Lý lẽ số đông không khẳng định tính chân lý của
kết luận nhưng gia tăng hiệu quả tính thuyết phục của kết
luận trong lập luận giải thích.
Ví dụ:
Khi lấy ý kiến khảo sát trên thực tế ý kiến của các chủ
nhà hàng về vấn đề nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới khi có
giấy kết hôn, phần lớn trong số họ đều phản ứng và
không mấy thiện cảm đối với vấn đề trên vì quy định này
nếu được ban hành sẽ tạo “thế khó” cho doanh nghiệp
cũng như tâm lý không thoải mái đối với khách hàng.
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Tìm kiếm lý lẽ số đông tạo hiệu quả thuyết phục
• Viện dẫn bằng chứng xã hội tạo cơ sở chân thực cho
lý lẽ
Lưu ý 2: Số đông cần có nguồn cụ thể.
(1) “Tôi đề nghị Quốc hội chưa nên thông qua Luật
biểu tình vì hiện nay đa số người dân chưa đồng
tình”. X
(2) Tôi đề nghị Quốc hội chưa nên thông qua Luật
biểu tình vì theo kết quả điều tra xã hội học (do nhóm
nghiên cứu đã thực hiện, hay kết quả từ nghiên cứu
khác) chỉ ra hiện nay đa số (nên cụ thể hóa) người
dân chưa đồng tình”. V
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận

Thống nhất thuật ngữ, ý nghĩa của thuật ngữ pháp lý


đang sử dụng.
Ví dụ: Khái niệm Người cao tuổi
• Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công
dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.(Điều 2 Luật
Người cao tuổi 2009)
• Người già là người từ đủ 70 tuổi trở lên (Nghị quyết
01/2006/NQ-HĐ)
• BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 không còn thuật
ngữ người già mà chỉ dùng cụm từ “Người từ đủ 70
tuổi trở lên”
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
Lựa chọn thuật ngữ có sự chính xác về phạm vi ngoại
diên
Ví dụ: Khái niệm Chết
• Chết 1: Trạng thái không sống nữa (Từ điển tiếng
Việt)
• Chết 2: một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến
cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống (quan điểm
Phật giáo)
• Chết 3: Chết là chết não (“tình trạng toàn não bộ bị
tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt
động và người chết não không thể sống lại được” quy
định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác)
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Nguồn minh chứng chính xác, khoa học, khách quan >
Nói có sách, mách có chứng.
• Nguồn minh chứng đa dạng
• Các sự kiện có thật trong thực tiễn
• Các tài liệu khoa học được công bố từ các nguồn chính thức
• Các tư tưởng, lý luận của nhân loại
• Nội dung phải mang tính liên hệ với vấn đề đang lập luận.
• Nguồn minh chứng có quan hệ tất yếu với vấn đề cần
lập luận.
• Kiểm tra chéo các nguồn. Lưu ý: quan điểm đồng nhất
từ nhiều nguồn khác nhau sẽ có giá trị thuyết phục
cao.
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
Tài liệu nào sau đây phục vụ cho hoạt động nghiên cứu,
xây dựng văn bản lập luận về vấn đề “Đề xuất giảm độ
tuổi chịu TNHS”
(1) Một số vấn đề về xu hướng tội phạm ngày càng trẻ
hóa.
(2) Tội phạm là người chưa thành niên và các giải pháp
hạn chế.
(3) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm chưa
hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam.
(4) Quan niệm về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ
em.
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
Thông tin nào sau đây có giá trị minh chứng để lập luận về
vấn đề “Nên “phong sát” những nghệ sỹ vi phạm đạo đức”
(1) Diễn viên X nói dối về trình độ học vấn. (Chưa tốt nghiệp
Đại học Y nhưng lại tuyên bố mình là cử nhân đại học Y).
(2) Ca sỹ H có mối quan hệ tình cảm với một đại gia U60 đã
có gia đình.
(3) Diễn viên B có hành vi gian lận trốn thuế bị cơ quan chức
năng xử phạt.
(4) Nghệ sỹ C sử dụng trái phép ma túy tại nhà nhưng không
đồng thời có các hành vi như mua bán, tàng trữ, chứa
chấp, tổ chức sử dụng v.v…
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả tạo lập lập luận
• Kỹ năng viết
• Từ ngữ: thống nhất, chuẩn xác
• Văn phong: khách quan
• Diễn đạt, rõ ràng, mạch lạc, logic.
Cần có cái nhìn công bằng cho ca sĩ trong chuyện hát nhép.
Hiện nay, ca sĩ cũng hát nhép rất nhiều, quan trọng là trong
trường hợp nào, chương trình gì mà thôi. Nếu đó là chương
trình bán vé thì hiển nhiên ca sĩ phải hát thật vì khán giả cần
nghe giọng hát cũng như cảm xúc. Trường hợp các chương
trình ca nhạc có truyền hình trực tiếp thì do phải qua nhiều công
đoạn kỹ thuật nên nếu hát thật chất lượng âm thanh bị giảm sút.
Vì vậy, chuyện hát nhép có thể được châm chước. Nên quy định
cụ thể, chi tiết trường hợp nào được hát nhép vì lợi ích của ca
sĩ, khán giả và cả nhà tổ chức. Hát nhép không đáng được ủng
hộ nhưng không quá tiêu cực như dư luận từng lên án.
4. Một số mô hình lập luận (tham khảo)

Một số mô hình lập luận


4.1. Mô hình SEXI (CRET)
4.2. Mô hình lập luận của Toulmin
1. Mô hình lập luận SEXI

Statement: Luận điểm


Explanation - Lý lẽ
eXample - Dẫn chứng
Impact) Tầm quan trọng
• Nội dung chính cần được
lập luận, phản ánh tư
tưởng, quan điểm của
a. người đưa ra lập luận.
• Hình thức: câu khẳng định
Statement: hoặc phủ định.
• Phân loại: Luận điểm chính
luận điểm và các luận điểm khai triển
• Vai trò: là nền tảng trong hệ
thống lý lẽ lập luận
• Yêu cầu: chính xác, tập
trung, mới mẻ
b.
• Vai trò: giải thích,
Explanation chứng minh, làm cơ sở
- Lý lẽ cho luận điểm.
• Phân loại: xem bài 1.
c. • Cung cấp bằng chứng, ví dụ
eXample • Hình thức:
thực tế củng cố cho luận điểm.

- Dẫn chứng • Số liệu, thống kê


• Trường hợp, tình huống thực tế
• Xu hướng trong thực tế
• Kết quả thực nghiệm, nghiên
cứu trong khoa học.
d.
Impact) –
Tầm quan trọng Tại sao phải quan tâm đến luận
điểm này của chúng tôi?
Mô hình lập luận của Toulmin
• Sự cần thiết phải lập luận theo mô hình?
• Cấu trúc mô hình Toulmin.
• Sự phù hợp của mô hình Toulmin với lập luận pháp
lý.
• Có nhất thiết các yếu tố trong mô hình phải xuất
hiện đầy đủ?
Xem xét lập luận
Peter là người Thụy Điển. Do đó, Peter
1 không phải là người theo đạo Công giáo
Roma.

Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy


Điển gần như không theo đạo Công giáo
2
Roma. Do đó, Peter không phải là người
theo đạo Công giáo Roma.
Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển
gần như không theo đạo Công giáo Roma vì theo
3 thống kê xã hội học đã công bố chỉ 2% người Thụy
Điển theo đạo này. Do đó, Peter không phải là
người theo đạo Công giáo Roma.
2. Mô hình lập luận Toulmin
Mô hình lập luận của Toulmin
Tìm đọc bài viết: Giới thiệu sơ lược về mô hình lập luận của Toulmin
– Phạm Thị Minh Hải = tạp chí khoa học DHSP Tp. HCM 2019
➢Một khẳng định, một
quan điểm, kết luận
trong lập luận.
1. Claims ➢Hình thức:
– Tuyên thườngđứng đầu câu
bố hoặc được đánh dấu
bằng các kết tử: vì thế,
do đó, suy ra...
Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển gần như không theo
đạo Công giáo Roma vì theo thống kê xã hội học đã công bố chỉ 2%
người Thụy Điển theo đạo này. Do đó, gần như Peter không phải là
người theo đạo Công giáo Roma.
➢Vai trò: chứng cứ để đi
đến kết luận.
2. Data – ➢Nội dung: gồm những
Dữ liệu bằng chứng, sự kiện,
số liệu phản ánh thực
tiễn

Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển gần như không theo
đạo Công giáo Roma vì theo thống kê xã hội học đã công bố chỉ 2%
người Thụy Điển theo đạo này. Do đó, Peter gần như không phải là
người theo đạo Công giáo Roma.
3.
Warrant – ➢Vai trò: lý lẽ giải thích
Biện minh tại sao từ D tới C.

Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển gần như không
theo đạo Công giáo Roma vì theo thống kê xã hội học đã công bố
chỉ 2% người Thụy Điển theo đạo này. Do đó, Peter gần như không
phải là người theo đạo Công giáo Roma.
➢ Vai trò: đảm bảo chắc
chắn cho tính chân thực
4. Backing của biện minh, loại trừ
những nghi ngờ có thể
of warrant có từ người tiếp nhận lập
– Củng cố luận. Là yếu tố nêu căn cứ
hoặc giải thích tại sao W có
ý nghĩa.

Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển gần như không theo
đạo Công giáo Roma vì theo thống kê xã hội học đã công bố chỉ 2%
người Thụy Điển theo đạo này. Do đó, Peter gần như không phải là
người theo đạo Công giáo Roma.
➢Vai trò: biểu thị mức độ chắc chắn
5. của tuyên bố -> tạo thành một tổng
thể chặt chẽcủa lập luận.
Qualifier ➢Hình thức: những từ chỉ mức độ
– Hạn phù hợp với tuyên bố như “chắc
chắn C”, “gần như chắc chắn C”,
định “có thể C”, “có lẽ C”, “không thể
C”,…
Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển gần như không theo
đạo Công giáo Roma vì theo thống kê xã hội học đã công bố chỉ 2%
người Thụy Điển theo đạo này. Do đó, Peter gần như không phải là
người theo đạo Công giáo Roma.

??? Các tuyên bố quảng cáo hay dùng từ hạn định?


➢Vai trò: phản ánh những ngoại
lệ, điều kiện đặc biệt, điểm
6. hạn chế trong C.
➢Đây không phải là sự tự mâu
Rebutal – thuẫn của người lập luận mà
Phản bác thể hiện sự toàn diện, khách
quan cũng như tính gắn kết với
thực tiễn của tuyên bố.

Peter là người Thụy Điển. Mà người Thụy Điển gần như không theo
đạo Công giáo Roma vì theo thống kê xã hội học đã công bố chỉ 2%
người Thụy Điển theo đạo này. Do đó, Peter gần như không phải là
người theo đạo Công giáo Roma trừ phi Peter nằm trong số 2% còn
lại..
Tại sao mô hình Toulmin phù
hợp trong lập luận nói chung
và lập luận pháp lý?
➢Đưa ra tuyên bố (claim)
➢Cung cấp bằng chứng để bảo
Quy trình vệ tuyên bố.
➢Giải thích cách thức từ bằng
xây dựng chứng đi tới tuyên bố.
lập luận ➢Đưa ra những củng cố cần
theo mô thiết cho giải thích đã nêu.
➢Cung cấp trường hợp của
hình một phản luận đề nào đó
Toulmin (nếu có).
Lưu ý: có thể chỉnh sửa lại tuyên bố cho phù hợp
với các yếu tố còn lại trong mô hình.
Mô hình Toulmin
Tuyên bố: Phụ nữ không nên nạo phá thai vì lý do sức
khỏe.
Dữ liệu: Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp người
phụ nữ phải chịu hậu quả về sức khỏe sinh sản từ việc
nạo phá thai.
Biện minh: Tài liệu y khoa chỉ ra những phụ nữ nạo phá
thai có nguy cơ cao bị vô sinh, sảy thai liên tục, thai ngoài
tử cung,…
Củng cố: đưa ra các nguồn căn cứ.
Hạn định: chỉnh sửa lại tuyên bố: Nhìn chung, phụ nữ
không nên nạo phá thai.
Phản bác: trừ một số trường hợp đặc biệt: Thai nhi dị
tật, mang thai nguy hiểm tới tính mạng, bị cưỡng hiếp,…
Thực hành: Thử phát triển các yếu tố trong mô
hình theo một đề tài nào đó nhóm tự chọn
Thực hành: Xác định các yếu tố trong mô
hình Toulmin có mặt trong đoạn lập luận sau:
(1) Hút thuốc nơi công cộng nên bị cấm vì nó khiến người
khác, đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, có nguy cơ hít phải
khói thuốc. (2) Hút thuốc nơi công cộng cũng gây nguy hiểm
cho những người mắc bệnh đường hô hấp. (3) Các nghiên
cứu gần đây cho thấy gần 80% những người hít phải khói
thuốc từ những người hút thuốc lá nơi công cộng có nguy cơ
mắc bệnh về hô hấp cao hơn những người hút. (4) Cấm một
hành động nguy hại cho dân thường là hữu ích về nhiều mặt.
(5) Nếu việc hút thuốc ở nơi công cộng bị cấm, chúng ta sẽ
giảm thiểu hoặc loại bỏ được nguy cơ khiến những người
không hút thuốc có khả năng gặp vấn đề về phổi và tim. (6) Hơn
nữa, nếu chúng ta cấm hút thuốc nơi công cộng, chúng ta
cũng ngăn không cho người hút thuốc lá tăng thêm khả năng
mắc các bệnh về sức khỏe cho bản than họ. (7) Mặc dù không
phải tất cả những người hút thuốc ở khu vực công cộng đều
luôn gây hại cho người khác, nhưng thực tế là hút thuốc lá
chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe. (8) Chưa
đủ căn cứ để biết chính xác những người bị ảnh hưởng bởi việc hút
thuốc từ người khác là nhiều hay ít, tuy nhiên nguy cơ dù chỉ cho 1
người cũng là quá đủ. (9) Do đó, chỉ có trường hợp hút thuốc ở
nơi công cộng mới nên bị cấm.

You might also like