You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Độc lập _ Tự do – Hạnh phúc


-----oOo----- -----oOo-----
Mẫu 1 : ( dành cho tác giả)

PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Lần thứ 24 năm học 2019 -2020
-------------------
1. Tên công trình :

“Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo luật hình sự Việt Nam.”

 Đánh dấu chọn, nếu công trình nghiên cứu không nằm trong danh mục công bố.

2. Thuộc nhóm ngành : (Sinh viên đánh dấu chuyên ngành theo nội dung đề tài nghiên cứu)
 Luật Thương mại  Luật Dân sự  Luật Quốc tế  Luật Hành chính
 Luật Hình sự  Quản trị kinh doanh  Khoa học cơ bản  Anh văn pháp lý

3. Đề nghị giảng viên hướng dẫn: (Không giới hạn số giảng viên hướng dẫn nhưng phải có
01 giảng viên chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn đề tài NCKH,các giảng viên
còn lại là đồng hướng dẫn) TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

4. Tác giả/nhóm tác giả ( không quá 05 người ) : (Vui lòng ghi đầy đủ và chính xác thông
tin của các tác giả)
_ Tác giả 1 :
Họ và tên : LÊ HOÀNG YẾN MSSV : 1651101030172
Nam/Nữ : Nữ Anh 3x4 Anh 3x4
Ngày tháng năm sinh : 17/8/1997
Địa chỉ : 460/60 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4,
TP.HCM
Điện thoại : 0362510739 Email : lehoangyen285@gmail.com
Khoa/Khoá/Lớp : Quản trị/K41/QTL41.2

_ Tác giả 2 :
Họ và tên :HỒ NHẬT KHẢI MSSV : 1651101030061
Nam/Nữ : Nam Anh 3x4 Anh 3x4
Ngày tháng năm sinh : 13/8/1998
Địa chỉ : 582/14 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc,
Quận Bình Tân, TP.HCM
Điện thoại : 0948388121 Email : nhatkhai.ho@gmail.com
Khoa/Khoá/Lớp : Quản trị/K41/QTL41.1

Ngày tháng 02 năm 2020


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------- --------------------------------------
Mẫu 2: Dành cho tác giả

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


CẤP TRƯỜNG
1. Tên công trình:
“TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM”

2. Tác giả công trình:

Số Họ và tên MSSV Lớp Điện thoại Nhiệm vụ được giao


LÊ HOÀNG YẾN Nghiên cứu pháp
1 1651101030172 QTL41.2 0362510739
luật Việt Nam

HỒ NHẬT KHẢI Nghiên cứu pháp


2 1651101030061 QTL41.1 0948388121
luật nước ngoài
3. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường:
3.1. Trong trường
(1) Lê Xuân Lục (2013), “Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự hiện hành
liên quan đến hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (305).
(2) Đinh Văn Quế (2019), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Nxb.Thông tin và Truyền
thông.
(3) Cao Vũ Minh (2015), “Bảo đảm quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật
Tp.Hồ Chí Minh.
3.2 Ngoài trường
(1) Đề tài tham dự giải thưởng hoa học Euréka (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ
phận cơ thể người - Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới.
(2) Đồng Nông Phúc (2019), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và
một số bất cập”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/toi-mua-ban-chiem-doat-mo-hoac-bo-phan-co-the-
nguoi-va-mot-so-bat-cap], (truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2020).
(3) Robert Ainley, “Organ Transploitation: A Model law approach to combat Human
trafficking and Transplant tourism”.
(4) UN General Assembly; Protocol to prevent, suppress and punish trafficking in Persons

2
especially Women and Children; Resolution 55/25 of 15 November 2000.
4. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhờ những thành tựu mang tính đột phá về mặt y học, giờ đây con người có thể duy trì
cuộc sống một cách khỏe mạnh gần như người bình thường sau khi được cấy ghép mô hoặc
bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, do nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể lớn mà nguồn mô, tạng
và bộ phận cơ thể người để thực hiện cấy ghép một cách hợp pháp (từ người thân hoặc người
hiến tặng) có hạn nên hầu hết người cần ghép tạng đều phải tìm đến các đường dây cung ứng
“chui”. Điều này làm nảy sinh thực trạng môi giới, mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể
người.
Từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy đã xảy ra
những trường hợp ép buộc, cưỡng bức người khác phải cho các bộ phận cơ thể, hoặc lấy bộ
phận cơ thể của người khác mà không được phép hay mua bán mô, bộ phận cơ thể người.
Đây là những hành vi cần được xử lý bằng chế tài hình sự. Chính vì thế mà việc hình sự hóa
hành vi xâm phạm quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác, quyền tự quyết của cá nhân
trong việc tiến hành các thử nghiệm trên cơ thể, cũng như hành vi mua bán, chiếm đoạt mô,
tạng, bộ phận cơ thể người đã được Quốc hội quy định cụ thể tại Điều 154 của Bộ luật Hình
sự năm 2015 số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số
12/2017/QH14 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2017).
Quan trọng là vậy, nhưng trên thực tế việc đảm bảo thực thi điều luật này vẫn còn gặp
rất nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết một cách thỏa đáng. Bất cập trong việc xác định
những dấu hiệu cơ bản của tội phạm như đối tượng, hành vi, người bị hại,…Đơn cử, trong
việc xử lý đối với hành vi môi giới mua bán bộ phận cơ thể người. Quan điểm thứ nhất cho
rằng người môi giới mua bán bộ phận cơ thể người sẽ bị xử lý về tội mua bán, chiếm đoạt
mô hoặc bộ phận cơ thể người với vai trò đồng phạm cùng với người mua, người bán. Quan
điểm khác nhận thấy người môi giới mua bán bộ phận cơ thể người nên được xử lý ở tội
riêng biệt là tội môi giới mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Bởi lẽ, hành vi
môi giới này cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm không kém gì so với hành vi mua bán,
chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người. Vậy tội nào sẽ được áp dụng để xử lý đối với hành vi
môi giới?.
Thêm vào đó, giải thích như thế nào để vừa đúng tinh thần của pháp luật, vừa không bỏ
sót tội phạm mà vẫn bảo vệ được người bị hại là vấn đề không hề đơn giản. Ví dụ, nếu hiểu
“mua bán” tức là bao gồm mua và bán. Vậy đối với người “bán” mô hoặc bộ phận cơ thể của
mình cho người khác có phạm tội “mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người” không?. Trường
hợp nạn nhân đồng ý “bán” thì hành vi “mua” của người mua vẫn là hành vi phạm tội?.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác năm 2006: “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau
để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người”. Các thẩm mỹ viện sử dụng công
nghệ làm đẹp để hút mô mỡ, cắt mô biểu bì để làm săn chắc vòng bụng của phụ nữ; cấy mỡ
tự thân để làm đầy cằm, độn mông, giảm hóp má… Tất cả những hành vi đó đều có thể là
mua bán, chiếm đoạt mô của cơ thể người khác nhưng lại không xem đó là bất hợp pháp.
Bởi lẽ, việc sử dụng đó không gây nguy hiểm cho sức khỏe, mà ngược lại còn tốt hơn rất
nhiều so với các công nghệ làm đẹp khác từ filler, boxton… Trường hợp sử dụng mô máu,

3
mô huyết tương trong việc hiến máu nhân đạo, cho máu, bán máu không thực sự gây nguy
hại cho sức khỏe của con người, và thực tế không xem đây là hành vi phạm tội. Từ thực tiễn
cho thấy, hầu hết các hành vi mua bán, chiếm đoạt đều xảy ra với đối tượng tác động là bộ
phận cơ thể người như nội tạng, giác mạc… Vậy thì có nên xem xét mô là một đối tượng tác
động của hành vi phạm tội theo Điều 154 BLHS không?.
Bên cạnh hành vi môi giới, mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Nhiều
đường dây tội phạm còn tổ chức cho phụ nữ mang thai ra nước ngoài để bán bào thai. Thai
nhi và trẻ sinh ra dưới 24 giờ, chưa được coi là “trẻ em” – chưa phải là người dưới 16 tuổi,
nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 151 BLHS 2015. Thai nhi cũng không phải là
một bộ phận cơ thể của người mẹ nên cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 154
BLHS 2015. Nếu vụ việc bị phát hiện, xử lý tại thời điểm sau khi đứa trẻ được sinh ra thì cơ
quan tiến hành tố tụng vẫn có đủ cơ sở để xử lý về Tội mua bán người dưới 16 tuổi. Nhưng
nếu vụ việc bị phát hiện trước thời điểm đứa trẻ được sinh ra thì xử lý về tội phạm nào?. Như
vậy, cùng một hành vi nguy hiểm, chỉ do thời điểm phát hiện, bắt quả tang khác nhau sẽ dẫn
đến kết quả hoàn toàn trái ngược, hoặc là tội phạm hình sự hoặc không vi phạm quy định
nào.
Mô, bộ phận cơ thể người đều là những khái niệm thuộc lĩnh vực y học. Do đó, pháp
luật chỉ ghi nhận hành vi mua bán, chiếm đoạt liên quan đến những đối tượng này là hành vi
trái pháp luật thôi thì chưa đủ và gây ra rất nhiều rào cản cho cơ quan tố tụng và người tiến
hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Nhận thấy được những khó khăn cần tháo gỡ của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp
luật hình sự Việt Nam nói riêng đối với vấn đề mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể
người và nạn mua bán bào thai xuyên biên giới. Chính vì thế, nhóm tác giả chọn đề tài “ Tội
mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo luật hình sự Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu khoa học. Với mong muốn thông qua nghiên cứu và phân tích cơ sở khoa học
của quá trình lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, đặc điểm sinh học của bào thai và thực
trạng xã hội để xác định cơ sở lý luận hình thành và khả năng áp dụng giải quyết vụ án của
quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người của Bộ luật Hình sự 2015. Từ
đó, so sánh với chế định pháp luật tương ứng của một số quốc gia trên thế giới, các điều ước
quốc tế liên quan để học hỏi kinh nghiệm lập pháp và có phương hướng điều chỉnh phù hợp.
Góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành, hướng tới sự hoàn thiện hơn của pháp luật trong việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN hiện nay.

4
5. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này chính là làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tội
mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người theo pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở
đó, đưa ra những phân tích khoa học nhằm phát hiện vấn đề, lỗ hổng trong những quy định
tại Điều 154 BLHS 2015. Tiếp đến là tiến hành việc so sánh với các hiệp ước quốc tế và khu
vực nhằm mục đích giải quyết những vấn đề đó.
Không những thế, đề tài cũng sẽ đề cập đến hai vấn đề phổ biến hiện nay là hành vi môi
giới nhằm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và các hành vi tương tự với đối
tượng là bào thai. Xem xét đến hành vi dưới góc độ pháp luật trong nước và quốc tế, sau đó
đánh giá về khả năng áp dụng Điều 154 BLHS 2015 về mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ
thể người vào các trường hợp này. Nhóm tác giả cho rằng, việc xem xét là hành vi môi giới
nhằm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và các hành vi liên quan đến mua bán
bào thai trong đề tài sẽ là cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn ở trong thời
gian tới.
Với mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể
người, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án Việt Nam, các tác động của
quy định pháp luật đối với xã hội và các vấn đề mà Tòa án nước ta gặp phải trong việc xét
xử các tội phạm loại này. Từ đó, kiến nghị giải pháp có thể giải quyết được những vướng
mắc trên.
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận:
Nhóm tác giả tiếp cận vấn đề dựa trên nhiều góc độ nhằm nâng cao tính khách quan,
khái quát cũng như khả năng áp dụng thực tế của đề tài:
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận về các đặc điểm của việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người,
cấu tạo sinh học của bào thai; về nền tảng pháp lý trong vấn đề môi giới, mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và bào thai.
- Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động môi giới, mua bán mô, bộ
phận cơ thể người và mua bán bào thai.
- Tiếp cận vĩ mô, tìm hiểu các quy định liên quan đến tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ
phận cơ thể người và bào thai trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các quy định ở
các nước trên theo giới, điều ước quốc tế về quyền con người.
- Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn
đề đấu tranh với tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người có tổ chức và
xuyên quốc gia.
- Ngoài ra, trong một số vấn đề của đề tài nhóm tác giả còn tiến hành tiếp cận lịch sử khi
nghiên cứu bối cảnh lịch sử hình thành nên chế định trên qua các giai đoạn hay tiếp cận liên
ngành xã hội học, luật học so sánh,…
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm triển khai và thực hiện tốt đề tài này, nhóm tác giả sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành khoa học pháp lý như:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bản chất, quy luật hình thành và phát
triển các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền con người, quyền được bảo vệ tính mạng, sức

5
khỏe của con người; từ đó nghiên cứu các chế định của pháp luật về mua bán, chiếm đoạt
mô, bộ phận cơ thể người và bào thai.
- Phương pháp điều tra xã hội học để thu thập thông tin liên quan đến hành vi mua bán
mô, bộ phận cơ thể người.
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê và tổng hợp số liệu từ cơ quan tiến hành tố
tụng để tiến hành phân tích, lý giải, bảo vệ quan điểm, ý kiến của nhóm tác giả đồng thời vận
dụng các quy tắc được xây dựng trong hoàn cảnh điều kiện của thời kỳ trước vào hoàn cảnh,
điều kiện của thời điểm hiện nay.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh pháp luật Việt Nam với chuẩn mực
pháp lý của các điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài hay so sánh các quy định về tội
mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người trong Bộ luật Hình sự 2015 với Bộ luật Hình
sự 1999 và thời kỳ trước – để tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa lịch sử với
hiện tại, giữa pháp luật trong nước với thế giới, từ đó làm rõ những ưu điểm cũng như hạn
chế trong vấn đề lập pháp hiện nay tại Việt Nam
- Phương pháp tham khảo các tư liệu trong các công trình đã công bố của các chuyên
gia, những tổng kết thực tiễn giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tội phạm mua bán,
chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người.
6.3. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Quốc tế
Thời gian: Giai đoạn 1999 – nay.
7. Tóm tắt nội dung của đề tài:
Công trình nghiên cứu gồm 03 chương với các nội dung chính sau:
Chương 01: Nghiên cứu cơ sở lý luận hình sự hóa hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ
phận cơ thể người trong pháp luật hình sự Việt Nam thông qua phân tích một số khái niệm
cơ bản về đối tượng và hành vi phạm tội, nền tảng pháp lý của quy định về tội mua bán,
chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người trong các hiệp ước quốc tế và khu vực cũng như Bộ
luật hình sự Việt Nam. Từ đó đi sâu phân tích tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể
người nhìn từ góc độ luật Hình sự và từ góc độ của các ngành luật khác.
Chương 02: Nghiên cứu cơ sở lý luận đồng thời với việc phân tích hành vi môi giới
nhằm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và các hành vi liên quan đến hoạt động
mua bán bào thai. Qua đó đánh giá khả năng hình sự hóa hành vi môi giới nhằm mua bán,
chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán bào
thai tại Việt Nam.
Chương 03: Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, nêu nguyên nhân và đưa ra những
giải pháp chung, dài hạn cùng với những giải pháp cụ thể, ngắn hạn nhằm giải quyết các vấn
đề cấp bách đang được đặt ra. Từ đó, hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Hình sự
Việt Nam về hành vi môi giới nhằm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người và các
hành vi liên quan đến hoạt động mua bán bào thai nói riêng cũng như tội mua bán, chiếm
đoạt mô, bộ phận cơ thể người nói chung.

8. Đề cương chi tiết dự kiến (chương, mục…)

6
CHƯƠNG 1: TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
1.1. Cơ sở lý luận về tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2. Nền tảng pháp lý của quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể
người trong các hiệp ước Quốc tế và khu vực
1.1.3. Nền tảng pháp lý của quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể
người trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
1.2. Tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người theo pháp luật Việt Nam
1.2.1. Nhìn từ góc độ Bộ luật Hình sự 2015
- Định nghĩa
- Về mặt chủ thể
- Về mặt khách thể
- Về mặt chủ quan
- Về mặt khách quan
1.2.1. Nhìn từ góc độ các ngành luật khác
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: HÀNH VI MÔI GIỚI NHẰM MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ, BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ CÁC HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG MUA
BÁN BÀO THAI
2.1. Hành vi môi giới nhằm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Phân tích hành vi
2.1.3. Đánh giá khả năng hình sự hóa hành vi môi giới nhằm mua bán, chiếm đoạt mô,
bộ phận cơ thể người
2.2. Các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán bào thai
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.2. Phân tích hành vi
2.2.3. Đánh giá khả năng hình sự hóa các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán
bào thai
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI MUA BÁN CHIẾM
ĐOẠT MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật

7
3.1.2 Thực tiễn xét xử
3.1.3 Tác động xã hội
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
3.3. Kiến nghị hoàn thiện
Kết luận chương 3
9. Quy trình thực hiện: (Dự kiến phân công công việc cho các thành viên và phân bổ thời
gian trong suốt quá trình nghiên cứu)
Số Các nội dung, công Sản phẩm phải đạt Thời gian Người thực hiện
TT việc thực hiện chủ yếu bắt đầu – kết thúc

10. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng
10.1 Dự kiến sản phẩm:
10.2 Khả năng ứng dụng:

Ngày tháng 02 năm 2020


Đại diện đề tài

Lê Hoàng Yến

You might also like