You are on page 1of 9

I.

THA HÓA CON NGƯỜI:

Triết học của Marx đã khẳng định trong quá trình hình thành và phát triển của con người bên
cạnh sáng tạo thì hiện tượng tha hóa con người cũng là một mặt cốt lõi.

1. Khái niệm tha hóa con người:

K.Marx nhìn nhận về tha hóa con người thông qua quá trình nghiên cứu, kế thừa và phát triển
khái niệm về tha hóa con người của hai nhà triết học Hegel và Feuerbach. Theo K.Marx, tha hóa là một
quá trình xã hội, mà ở đó hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối
lập, chống lại và chi phối con người. Tha hóa cũng chính là quá trình mà con người tự đánh mất đi
những năng lực, bản chất người của mình trở thành một thực thể khác. Từ đó ông chứng minh lao động
bị tha hóa thực chất là quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ mục đích để phục vụ, phát triển
con người bị biến thành lực lượng đối lập, thống trị và nô dịch con người. “Người lao động chỉ hành
động với tư cách một con người khi thực hiện chức năng sinh học như ăn, ngủ, sinh con đẻ cái,… còn
khi vào lao động, tức khi thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như là con vật.”[1]

2. Nguồn gốc:

“Chúng tôi đã coi sự tha hoá lao động là một sự thực và chúng tôi đã phân tích sự thực đó. Giờ
đây, thử hỏi làm thế nào mà con người đi tới chỗ tha hoá lao động của mình? Sự tha hóa đó có cơ sở
như thế nào trong bản chất của sự phát triển của con người?”[2]

Trong lập luận của mình ông đã tìm ra nguyên nhân khiến bản chất con người bị tha hóa từ lao
động bị tha hóa. Sự tha hóa của lao động làm cho con người bị tha hóa khỏi con người, mỗi cá thể trở
nên xa lạ với cá thể khác trong đời sống tính loài và đời sống cá nhân.

- Biểu hiện:

+ Sản phẩm do lao động của con người tạo ra trở thành mặt đối lập, chi phối đời sống con
người.

+ Hoạt động lao động không còn là biểu hiện của sự sáng tạo mà trở thành lao động cưỡng
bức, từ đó con người phủ định mình trong lao động.

+ Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã biến sức lao động, cái năng lực bản chất của con người bị
người khác chiếm hữu.

1
[1] GT học phần Tỉết học Marx-Lenin (C). T256
2
[2] K.Marx và F.Elgels: Toàn tập, tập 42. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 126-46. [Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844. Bản thảo
thứ nhất].
- Chế độ tư hữu là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và phát triển của lao động bị tha hóa cũng
chính là kết quả của tha hóa lao động. Trong đó cao nhất là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Sự
ra đời của phương thức sản xuất tư bản với chế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu
sản xuất vào tư bản làm cho hầu hết người lao động trở nên vô sản, dẫn đến bị bức ép đến với các nhà
tư bản một cách tự nguyện. Quá trình bóc lột con người của xã hội tư bản đã khiến cho quá trình lao
động bị tha hóa đã diễn ra.

- Do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu đã dẫn đến sự
ra đời của tha hóa lao động chính là nguồn gốc của tha hóa chính trị xã hội và tha hóa ý thức tư tưởng.

- Con người tự mình tước bỏ những năng lực sáng tạo của bản thân, trở nên thụ động ỷ lại vào
những tiện ích mà con người sáng tạo ra trong xã hội. Biểu hiện là sự phát triển của khoa học, kỹ thuật
khiến cho con người bị lệ thuộc vào máy móc trở nên thụ động, hạn chế phát triển nhân cách, thể chất,
con người bị kiệt quệ chỉ còn giống như một cái máy.

3. Các loại hình của tha hóa:

K. Marx phân tích thông qua trong các mối quan hệ cốt lõi nhất là giữa con người với con người,
với sản xuất vật chất, và giữa con người với hoạt động kinh tế từ đó phân ra thành 3 loại hình chính:

a) Tha hóa tôn giáo và tha hóa xã hội-chính trị:

- Tha hóa tôn giáo: là biểu hiện của tha hóa ý thức, tư tưởng, con người đã tự làm nghèo mình, bỏ
qua những đặc điểm riêng của mình để chiếu hình những loại hình tín ngưỡng xã hội khác nhau vào trí
tuệ của bản thân. Khi tín ngưỡng, tôn giáo được tạo ra và được khách quan hóa để mang tính xã hội thì
nó trở thành một thể “trị hóa” đối với người sáng tạo ra nó, dần trở thành đấng tối cao là một lực lượng
xa lạ đôi khi đối địch và bắt đầu thống trị con người.

- Tha hóa xã hội-chính trị: khi nhà nước xuất hiện chia xã hội thành hai thành phần lớn là công
dân và nhà nước, sự phân chia vai trò của con người dẫn đến xung đột, xung đột đó dẫn đến sự thống
khổ trong tâm trí con người là biểu hiện của sự tha hóa. Biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hóa nhà
nước, nhà nước như một bộ máy cưỡng bức có khả năng thống trị mọi cá nhân, càng ngày càng là hiện
thực của bộ máy tha hóa cai quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người.

b) Tha hóa lao động:

Tha hóa lao động là biểu hiện tập trung của tha hóa kinh tế dựa trên những phương diện sau:

- Sự tha hóa của người lao động đối với sản phẩm lao động của chính mình:
+ Người lao động quan hệ với sản phẩm của mình tạo ra như một tồn tại xa lạ. Sản phẩm lao
động đứng riêng lẻ, tách biệt với lao động như là một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất.

+ Sản phẩm trở thành cái thống trị, điều khiển người sản xuất. Từ là chủ thể tạo ra sản phẩm
lao động, con người bị biến đổi thành phụ thuộc vào sản phẩm, phục tùng theo các quy luật của nó, biến
nó thành cái quyết định uy hiếp đến sự tồn vong của con người.

- Sự tha hóa của người lao động biểu hiện trong lao động của chính mình:

+ Quan niệm lao động là bản chất của con người, là sự sáng tạo nhằm phát triển bản thân. Lao
động đã trở thành gánh nặng đối với cả thể xác lẫn tinh thần của con người.

+ Lao động không còn là bản chất, nhu cầu của con người mà chỉ còn là một phương tiện
dùng với mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người từ đó người lao động tránh né lao
động. Con người chỉ cảm thấy được tự do khi thoát khỏi lao động, còn trong quá trình lao động con
người cảm thấy mình bị tách rời với bản thân.

+ Lao động và bản thân của người lao động không còn thuộc về họ mà trở thành công cụ
thuộc về người khác, hoạt động lao động của người lao động trở thành hoạt động tự đánh mất bản thân
mình.

c) Tha hóa bản chất con người:

- Lao động bị tha hóa dẫn đến tự nhiên chỉ còn là phương tiện để con người duy trì sự tồn tại của
thân xác bản thân, nó trở thành cái đối lập với tự nhiên, không còn là hoạt động cải tạo tự nhiên, chinh
phục tự nhiên để phục vụ cho đời sống của con người, thông qua đó con người cải thiện chính mình.
Lao động bị tha hóa đã biến sự phân biệt cấp bậc giữa con người với con vật trở thành cái tiêu cực,
chuyển hóa bản chất có tính loài người và tài sản tinh thần có tính loài của con người thành một thể xa
lạ với con người. Con người bị tha hóa với chính sản phẩm lao động của mình, với hoạt động trong đời
sống của mình là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của con người với con người.

- Lao động bị tha hóa dẫn đến bản chất con người trở nên tha hóa, tách rời cái vốn có của con
người khỏi con người, đứng tách rời với con người như một cái xa lạ. Sự tha hóa của lao động cũng dẫn
tới sự tha hóa của mỗi con người với nhau.

II. PHÂN TÍCH SỰ THA HÓA Ở CON NGƯỜI

Tha hóa là toàn bộ quá trình hoạt động và sản phẩm của con người tạo ra thông qua lao động trở
thành một lực lượng độc lập, thù địch và thống trị trở lại con người. Sự tha hóa biểu hiện ở nhiều
phương diện khác nhau: sự tha hóa của điều kiện lao động, sự tha hóa của thiết chế chính trị lao
động, sự tha hóa của tư tưởng, sự tha hóa của tự nhiên, sự tha hóa của kết quả lao động. Nguồn gốc
của sự tha hóa do sự phát triển của phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Cho nên xóa bỏ sự tha hóa chính là một quá trình xóa bỏ chế độ tư hữu.

1. Sự tha hóa về tôn giáo

Ngày nay sự phát triển vượt bậc của tín ngưỡng tôn giáo lại vô tình dẫn đến những biến tướng tôn
giáo, con người lạm dụng, cuồng tín làm cho sự tín ngưỡng đã vượt quá ngưỡng cho phép. Tôn giáo
chính là nhân cách hóa của thế giới tự nhiên, đánh mất đi bản chất con người. Chính con người đã mặc
định về sức mạnh siêu nhiên của thần thánh để nhận được sự chở che dù đó chỉ là một chỗ dựa không
có thật. “ Tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người – của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng
ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”[3] hay “ Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã
nghiêng mình trước bản chất của chính mình và đã thần thánh hóa nó như một bản chất xa lạ nào đó
”[4]. K.Marx và F.Elgels đã luận giải cho sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất pháp từ hiện tượng và
nguồn gốc quan trọng nhất chính là bắt nguồn từ điều kiện kinh tế - xã hội. Do trình độ nhận thức trước
các hiện tượng tự nhiên còn yếu kém, con người cảm thấy bất lực, không thể giải thích được các hiện
tượng tự nhiên nên đã gắn lên những sức mạnh siêu nhiên để dựa dẫm vào. Đó cũng chính là nguyên
nhân nảy sinh ra các hiện tượng thờ cúng. Hơn hết là khi xã hội có sự phân chia giai cấp, một bộ phận
người dân rơi vào tình cảnh vô cùng túng quẫn, khốn khổ trước các thế lực thống trị, những yếu tố ngẫu
nhiên, bất ngờ xảy ra khiến con người trở nên sợ hãi, không có cảm giác an toàn. Con người đã tìm đến
tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần và để được tôn giáo che chở.

Thực chất, con người tôn giáo tồn tại như một liều “ thuốc giảm đau”, một chiếc “ phao cứu
sinh” cho cuộc sống. Khi nào con người còn buồn đau, cần xoa dịu tâm hồn thì vẫn còn nhu cầu dùng
đến thứ “ thuốc giảm đau ” đó. Đây cũng là lí do con người luôn hướng đến, hy vọng tôn giáo sẽ xóa
nhòa, mang lại những hạnh phúc, cho dù chỉ là sự đền bù trong tưởng tượng. Do đó, theo quan điểm
của chủ nghĩa Marx, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, phản khoa học, là một hiện tượng
tiêu cực trong xã hội nhưng vẫn mang một số yếu tố tích cực. Tôn giáo chính là một “ bông hoa giả” để
tô điểm cho cuộc sống hiện thực “xiềng xích, đau khổ”. Dù cho chỉ là một “bông hoa giả” nhưng nếu
không có nó, con người chỉ sống trong đau khổ, áp bức không có một chỗ dựa để tựa vào. Sa đọa quá
đà vào tôn giáo khiến con người trở nên tha hóa, đánh mất đi bản thân, tước đi khả năng sáng tạo, bỏ đi
những đặc điểm riêng để chiếu hình chúng vào trí tuệ của mình. Những tín ngưỡng tôn giáo trở nên xa
lạ với con người, đối địch và muốn thống trị con người sau khi được khách quan hóa để mang tính xã
hội. Sau khi du nhập vào Việt Nam từ năm 2001, một số giáo sĩ tại Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam và
một số cá nhân, người lao động, công nhân sau khi tham gia lao động, học tập ở Hàn Quốc trở về
truyền bá về “ Hội thánh Đức Chúa trời” mang theo tính chất tà giáo , không đúng với Kinh thánh, nặng
3
[] K.Marx, F.Elgels tuyển tập, NXB Sự thật, H.1984, tập 5, tr.447
4
[] K.Marx và F.Elgels. Sđd., t.1, tr.815
nề mê tín dị đoan. Chính họ đã lợi dụng tự do tín ngưỡng, dùng những thủ đoạn tin vi, để trục lợi cá
nhân. Cũng chính vì đánh vào sự tuyệt vọng, mù mịt tối tăm trong thế giới khách quan, con người phải
tìm đến một chỗ dựa tinh thần, một tia hy vọng về sự cứu rỗi linh hồn của đấng linh thiêng. Chính bởi
sự tuyệt vọng trong hiện thực, con người dần bị tha hóa bởi cuồng tín tôn giáo quá đà.

2. Sự tha hóa về quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị cũng đang dần bị biến chất so với nguyên nhân ban đầu nó được sinh ra.
Nhà nước là đại diện cho quyền lực chính trị, “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách
quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn
tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được.”[5] Nguồn gốc
của nhà nước vốn bắt nguồn từ chính nhân dân, họ cần một lực lượng có thể thống lĩnh sự rối ren trong
xã hội, do vậy quyền lực nhà nước vốn và chắc chắc phải thuộc về nhân dân.

Bộ máy nhà nước ban đầu vốn không có thực quyền, chỉ mang tính chất quản lí, quyền lực của
nhà nước là do chính nhân dân gửi gắm mà có. Nhưng khi chế độ tư hữu xuất hiện, con người có xu
hướng đối nghịch và triệt tiêu nhau, từ việc trao gửi quyền lực cho nhà nước, con người bị chính quyền
lực ấy thống trị ngược trở lại, con người bị giam vào một “xiềng xích” do sự tha hóa của quyền lực tạo
ra. “Óc quân phiệt quan liêu. Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ
hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp. Đối với
quần chúng ra vẻ quan cách làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tướng, bà tướng” ấy đã gây
ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể ra nhân dân ”[6] . Nguyên tắc tập
trung dân chủ có nguy cơ bị thay thế bởi nguyên tắc tập trung quan liêu rồi từ quan liêu, sinh ra sự suy
đồi, tha hóa làm biến dạng xã hội. Giai cấp thống trị đói khát quyền lực, tham quyền, lộng quyền cá
nhân để đè đầu cưỡi cổ, áp bức bóc lột giai cấp bị trị, phản bội lại nguồn gốc tự nhiên của quyền lực
chính trị.

3. Sự tha hóa về lao động

Con người tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội và hoạt động xã hội và trong các hoạt động
xã hội, lao động sản xuất là yếu tố quan trọng nhất. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động
mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật.”[7] Nhưng tha hóa lao động làm con người dần đánh mất
mình. Lao động bị tha hóa là khi con người đánh mất đi phần người và tìm thấy phần con. Điều này thể
hiện ở chỗ, khi con người lao động nhưng sự lao động này được thực hiện do con người bị cưỡng bức
nhằm phục vụ sự sinh tồn của thể xác chứ không được xuất phát từ chính nhu cầu lao động lao động;
5
[] V.I.Lenin: Toàn tập, Nhà xuấ bản. Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1976, tập 33, trang 9
6
[] Tác giả Nguyễn Thị Hiền - Kiểm sát viên sơ cấp, Phòng 8, Viện KSND tỉnh Bình Định, Tư tưởng HCM về suy thoái đạo đức,lối
sống,tự diễn biến,tự chuyển hóa trong nội bộ.Sự vận dụng đạt hiệu quả cao trong công tác tại Phòng 8 VKSND Bình Định, ,
https://vksbinhdinh.gov.vn/newsdetail.asp?newsID=92672&cat1id=9&Cat2id=29
7
[] [K.Marx và Ăngghen:Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 673]
con người thấy tự do khi thực hiện chức năng của con người, con người lao động chỉ vì phục vụ cho sự
sinh tồn của bản thân dẫn đến những cái vốn có của con vật lại biến trở thành chức phận của con người.

4. Sự tha hóa các quan hệ xã hội

“Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị tha hóa, bao gồm
hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao động, với sản phẩm lao động của mình và với người -
không - phải - công - nhân, và quan hệ của người - không - phải - công - nhân với người công nhân và
với sản phẩm lao động của người công nhân”[8] Các quan hệ người lao động bị đảo lộn bởi lao động tha
hóa. Trước kia khi chưa xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, mối quan hệ trong lao động tồn tại
dưới dạng người - người, có nghĩa là mọi người đều bình đẳng trong tất cả mối liên hệ phát sinh trong
lao động. Tuy nhiên, khi xã hội đã có sự phân hóa giai cấp, mối quan hệ này trở nên biến tướng. Những
kẻ thống trị bóc lột người lao động thông qua thời gian, công sức, sản phẩm, nói chung là thành quả lao
động bằng số sản phẩm, tiền thù lao. Vậy, người lao động đã bị chính những sản phẩm mình tạo ra trở
thành một lực lượng thù địch quay trở lại bóc lột mình.  

Trong xã hội hiện đại, những tiện ích mà chính con người sáng tạo nên đã chiều hư con người.
Con người trở nên thụ động trước thế giới khách quan, tước đi khả năng sáng tạo của mình. Sự bùng nổ
của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến hệ quả sử dụng thành tựu khoa học công nghệ chỉ nhằm thu lợi nhuận
và tăng lợi nhuận. Do sự phát triển quá mạnh mẽ, máy móc dần thay thế con người. Sự xuất hiện của
máy móc cướp đi sự lao động của con người hoặc máy móc lại máy móc hóa con người, sắp xếp con
người để con người hoàn thiện dây chuyền sản xuất bằng máy móc. Nói cách khác, máy móc ném một
bộ phận con người trở lại lao động con người, đồng thời máy móc biến bộ phận con người khác thành
máy móc. “Camera âm thầm giám sát các bộ phận khi chúng di chuyển trên dây chuyền lắp ráp. Robot
lặng lẽ vận chuyển vật liệu và thành phẩm ra khỏi tòa nhà mà không có sự giám sát của con người. Cứ
thế, con người đã bị loại khỏi dây chuyền lắp ráp này, bị thay thế bằng  robot và những kỹ sư giám sát
hoạt động của chúng thông qua các bảng điều khiển có thể được truy cập bằng thiết bị di động.”[9]

5. Sự tha hóa các giá trị xã hội

Bản chất tốt đẹp các giá trị xã hội đang dần dần bị lệch chuẩn. Sự tha hóa dẫn đến việc các giá
trị tốt đẹp như đức hy sinh, sự chia sẻ, cảm thông,… đang dần phai nhạt trong khi sự tiêu cực, áp bức
lại mọc lên như nấm Nguyên nhân sâu xa đến từ việc lao động chịu sự thống trị của tiền, mục đích của
lao động chỉ nhắm vào tiền công và mọi quan hệ trao đổi trong xã hội đều dần ‘tiền hóa”. Khi con
người có thể dùng tiền để xác lập nên mọi giá trị khác trong đời sống xã hội, dùng tiền để mua bán mọi
thứ khiến phẩm giá con người bị chà đạp nghiêm trọng. Tiền đã trở thành lực lượng để chi phối, thống
trị, tha hóa con người triệt để. Đạo đức, quan hệ tinh thần bị giẫm lên do sự lấn át của đồng tiền, bóp
8
[] [K.Marx và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 144]
9
[9] Người lao động Trung Quốc dần bị robot thay thế trong các nhà máy , tác giả Mai Anh, https://thanhnien.vn/nguoi-lao-dong-
trung-quoc-dan-bi-robot-thay-the-trong-cac-nha-may-post1072793.html
chết những gì thuộc về tinh thần. Công cuộc thương mại hóa dẫn đến nguy cơ phân tầng giai cấp xã
hội. Con người lợi dụng trục lợi cho bản thân, bị đồng tiền chi phối. “lương y như từ mẫu” nhưng giờ
đây con người vì tư lợi của bản thân, nâng giá các thiết bị y tế, thủ tục chữa bệnh để bòn rút tiền của
bệnh nhân. Cơ hội được chăm sóc sức khỏe của người nghèo lại càng mong manh khi con người bị tha
hóa vì đồng tiền, đạo đức ngày càng suy đồi.

Như vậy để thoát khỏi sự tha hóa, không những cần phát triển lực lượng sản xuất đến một mức
độ cao hơn mà còn phải phát triển con người, phát triển tư tưởng mạnh mẽ theo chủ nghĩa Marx –
Lênin đồng thời xây dựng một xã hội mới mà ở đó, con người thoát khỏi sự bất công, đói nghèo và khổ
đau. Chính việc xóa bỏ chế bộ tư hữu và phân chia gia cấp là mấu chốt để đẩy lùi sự tha hóa của con
người.

III. GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

“Chủ nghĩa Marx-Lenin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của K.Marx, F.Elgels và sự
phát triển của V.I.Lenin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên
cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân
lao động và giải phóng con người”.[10]

1. Khái niệm giải phóng:

Từ giải phóng (émanicipation) bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin emancipare và từ thời Cổ đại đã có
một nghĩa pháp lý sở đẳng là đạt đến độ tuổi thành niên và quyền tự chủ của trẻ em. Nghĩa này tồn tại
suốt thời Trung cổ nhưng đồng thời cũng thâm nhập sang các lĩnh vực mới (với sự giải phóng các nông
nô khỏi lãnh chúa, hay trong Giáo hội, sự giải phóng các thầy tu khỏi giám mục). Những ý nghĩa mới
và sự trừu tượng hóa ngày càng tăng của khái niệm này đặc trưng cho thời Cận đại (thế kỷ XVI –
XVIII) với việc đề cao cá nhân và sự nổi lên về mặt triết học của cái tôi. Vì vậy thế kỷ XVII đã tạo ra
cái nghĩa đầy phóng túng của từ này: giải thoát khỏi những tiêu chuẩn chính thức và đạo đức một cách
tích cực hay tiêu cực nhưng phải mang tính lật đổ.[11]

10
[10] Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin
a) Giải phóng con người:

“Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng
biệt”.[12] Trong Tôn giáo quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống tạm, khỏi bể
khổ cuộc đời để lên cõi Niết bàn hoặc lên Thiên đường ở kiếp sau. Tuy nhiên tư tưởng về giải phóng
con người trong triết học Marx-Lenin hoàn toàn khác với các tư tưởng giải phóng con người của các
học thuyết khác đã và đang tồn tại trong lịch sử.

“ Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của
con người về với bản thân con người”,[13] tư tưởng đó thể hiện chính xác thực chất của sự giải phóng
con người. Giải phóng con người chính là đưa con người thoát khỏi sự tha hoá hay nói cách khác là đưa
con người thoát khỏi sự áp bức bóc lột trong quá trình lao động, đó chính là tư tưởng nhân đạo cao cả
trong học thuyết Marx-Lenin. Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Marx-
Lenin là giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương tiện: lao động, chính trị, xã hội,
kinh tế, năng lực, con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại, v.v…

b) Tại sao phải giải phóng con người?

Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lenin, việc giải phóng con người là
nhằm đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại. Khi con
người được giải phóng, xã hội là sự liên kết của các cá nhân, tạo động lực cho sự giải phóng xã hội, giải
phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân, khi đó con người bắt đầu được
tự do; con người tự giải phóng mình và qua đó giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Con người là
sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc và nhân loại, bản chất con người là
tổng hòa các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, sự phát triển tự do của con người là tất yếu, là điều kiện kiên
quyết cho sự phát triển tự do của mỗi người. Con người được giải phóng và được tự do phát triển toàn
diện là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà
giai cấp vô sản - giai cấp công nhân hiện đại và các chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng.

K.Marx đã coi giải phóng con người là “mục đích tự thân” của sự phát triển và tiến bộ xã hội. [14]
Giải phóng con người, phát triển con người toàn diện cùng với phát triển lực lượng sản xuất, phát triển
“nền sản xuất xã hội” vì sự phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho mỗi thành
viên trong cộng đồng xã hội và cho cả cộng đồng xã hội là “phương hướng duy nhất” để không chỉ
“làm tăng thêm nền sản xuất xã hội”, mà còn để “sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” và
hơn nữa, còn là “một trong những biện pháp mạnh nhất” để cải biến xã hội hiện tồn, đưa cả cộng đồng

11
[11] Laurent Lemarchand – Emancipation humaine et communisme au terme de XXe siècle: “commencer par les fins” – “La
pensée”, No 323, Octobre – Décembre, 2000, pp 105 – 113.
12
[12] K.Marx, F.Elgels (1994), Toàn tập, t.20. Sđd. Tr.406.
13
[13] K.Marx, F.Elgels (1995), Toàn tập, t.1. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 557
14
[14] K.Marx, F.Elgels: Toàn tập, Sđd, t. 26, phần II, tr. 168
nhân loại đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. [15] Những tư tưởng về giải phóng con người của K.Marx
nói trên được coi là những tư tưởng, đóng vai trò là “kim chỉ nam”, định hướng cho các tư tưởng văn
hóa, xã hội trong gần hai thế kỷ qua. Những tư tưởng này còn là cơ sở, tiền đề lý luận và phương pháp
luận đúng đắn cho cho các quan điểm, lý luận về con người và về xã hội cho đến ngày nay, góp phần
cho sự phát triển của khoa học xã hội, cho các khoa học hiện đại về con người nói chung.

2. Mối liên hệ giữa tha hóa và giải phóng:

Hiện tượng tha hóa của con người là một hiện tượng đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia
giai cấp. Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Nhưng tha hóa con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Chế độ đó đã tạo nên sự
phân hóa xã hội và sự tha hóa bắt đầu từ đó. Lao động bị tha hóa là nội dung chủ yếu, là nguyên nhân,
là thực chất của sự tha hóa con người. Giải phóng con người tạo điều kiện phát triển toàn diện, hài hòa
những “năng lực nhân tính” cho từng cá nhân, giúp con người đạt được tự do cá nhân, tạo động lực cho
giải phóng xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển “nền sản xuất xã hội”. Từ đó cải tiến xã hội
hiện tồn, loại bỏ chế độ tư bản, làm cho mọi cơ sở cho sự tồn tại chế độ nô dịch con người cũng bị mất
theo, đưa cả cộng đồng nhân loại đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, nhờ giải phóng
con người, sự tha hóa cũng dần được mất đi.

Tư liệu tham khảo:

- https://123docz.net//document/3516043-hien-tuong-tha-hoa-giai-phong-connguoi.htm
- https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu-hoc-
tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-con-nguoi-giai-phong-va-phat-trien-con-nguoi-mot-gia-tri-lam-nen-
suc-song-truong-ton-cua-chu-nghia-3175
- http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-marx/giai-phong-con-nguoi-va-chu-
nghia-cong-san-vao-cuoi-the-ky-xx-bat-dau-bang-su-ket-thuc_703.html

15
[15] K.Marx, F.Elgels: Toàn tập, Sđd, t. 23, tr. 88

You might also like