You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÁO CÁO

KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP NĂM HỌC 2021 - 2022

Đơn vị kiến tập : Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp

Thời gian kiến tập : Từ 18/04/2022 đến 06/05/2022

Giảng viên hướng dẫn : T.S Bùi Thị Vân


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Trà My
Lớp : QHQT & TTTC K39
Mã sinh viên  : 1956140024

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

MỤC LỤC
1
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
BẢN NHẬN XÉT SINH VIÊN KIẾN TẬP.....................................................................3
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5
1. Lý do kiến tập...........................................................................................................5
2. Mục tiêu kiến tập.....................................................................................................5
3. Phạm vi và thời gian kiến tập..................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5. Bố cục bài báo cáo kiến tập.....................................................................................7
CHƯƠNG I: BỘ TƯ PHÁP VIỆT NAM........................................................................8
1. Giới thiệu chung.......................................................................................................8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................8
1.2. Chức năng nhiệm vụ Bộ Tư pháp...................................................................11
1.3. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................12
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ HỢP TÁC
QUỐC TẾ BỘ TƯ PHÁP..............................................................................................15
1. Khái quát về hợp tác quốc tế là gì?.......................................................................15
2. Quy định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật...................................................15
3. Chức năng của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp.................................................17
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp............................17
5. Cơ cấu tổ chức, biên chế của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp..........................22
CHƯƠNG 3: NHẬT KÍ KIẾN TẬP..............................................................................24
1. Kế hoạch kiến tập...................................................................................................24
2. Nhật ký kiến tập.....................................................................................................26
3. Đánh giá khó khăn và thuận lợi............................................................................30
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU KÌ KIẾN TẬP TẠI VỤ HỢP TÁC
QUỐC TẾ BỘ TƯ PHÁP..............................................................................................31
1. Bài học về tinh thần chủ động và tự tin................................................................31
2. Nâng cao các ký năng mềm...................................................................................31
3. Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các trải nghiệm thực tế...................................32
4. Có thêm nhiều mối quan hệ mới...........................................................................33
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KIẾN TẬP CÁ NHÂN TẠI BỘ TƯ PHÁP...............................33

2
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
BẢN NHẬN XÉT SINH VIÊN KIẾN TẬP

LỜI CẢM ƠN
3
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
Là sinh viên năm ba ngành Quan hệ Quốc tế và Truyền thông toàn cầu, tuy tình
hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại, em không có nhiều cơ hội để trải nghiệm
thực tế. Nhưng nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa đã tạo điều kiện cho em được
thực hiện kiến tập kịp cho tiến độ học tập. Để thực hiện thành công bài tiểu luận
“Báo cáo Kiến tập” môn Kiến tập một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của
bản thân đã vận dụng những kiến thức đã học, tìm tòi, học hỏi cũng như thu thập
thông tin số liệu liên quan đến đề tài. Và đặc biệt, em đã nhận được nhiều sự trợ
giúp lớn lao và vô cùng ý nghĩa từ cô và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên, Thạc sĩ. Bùi Thị Vân vì đã
hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giải đáp những thắc mắc của em trong suốt quãng
thời gian Kiến tập, cũng như dành thời gian để đưa ra những lời nhận xét, góp ý
quý báu giúp em hoàn thành tốt bài Báo cáo Kiến tập này.

Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư
pháp vì đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ em trong thời gian Kiến tập. Do giới hạn
về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính
mong sự chỉ dẫn và đóng góp của Thầy, Cô để bài Báo cáo Kiến tập của em được
hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Phương Trà My

LỜI MỞ ĐẦU
4
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
1. Lý do kiến tập
Có thể nói, trong những năm qua các vấn đề trong quan hệ và hợp tác quốc tế luôn
được quan tâm một cách sát sao. Có thể nhận thấy, đặc điểm của các vấn đề xung
quanh quan hệ Quốc tế diễn biến rất khó lường, cũng những kế hoạch hợp tác liên
tục được thực hiện phục vụ cho vấn đề phát triển và liên kết với các quốc gia, các
Tổ chức trên thế giới, đạt mục tiêu giải quyết vấn đề, tăng cường hợp tác và phát
triển của ngoại giao Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong đó là quan hệ hợp
tác Quốc tế trong các vấn đề liên quan đến tư pháp và pháp luật, không chỉ đơn
giản là hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề liên quan đến Hệ thống luật pháp
và tư pháp, Vụ hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp còn áp dụng chính sách đối ngoại đổi
mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong một thế giới mới đầy biên sđộng đã đáp
ứng những yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Vụ đã có những bước đi sáng
tạo, đúng đẵn phù hợp với Luật pháp, Tư pháp trong quan hệ hợp tác với nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với sự quan tâm của nhà trường và khoa Quan hệ Quốc tế, Khoa quan hệ Quốc tế
tổ chức cho sinh viên năm 3 có cơ hội kiến tập, học hỏi. Em đã chọn: Vụ hợp tác
Quốc tê Bộ Tư pháp là nơi kiến tập và thực sự đã có được rất nhiều kinh nghiệm
quý giá đặc biệt là những kiến thức về quy trình, quy tắc hợp tác, đường lối hợp
tác, được tìm hiểu thêm về hệ thống Tư pháp không chỉ của Việt Nam mà còn của
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, đặc biệt là hệ thống Tư pháp, hợp tác với
khu vực I (Châu Âu, Bắc Mĩ).

2. Mục tiêu kiến tập


Mục tiêu của đề tài kiến tập này là phân tích hoạt động trong hợp tác quốc tế của
Bộ Tư pháp Việt Nam, đánh giá tình hình hợp tác, giải quyết vấn đề của Vụ hợp
tác Quốc tế. Nghiên cứu thực tế những chính sách, quy định trọng vấn đề liên kết
hợp tác liên quan tới các vẫn đề Pháp luật và Tư pháp của Việt Nam với bạn bè

5
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
quốc tế cũng như các Tổ chức Quốc tế hiện nay, đặc biệt là nối lại quan hệ hợp tác
sau diễn biến Covid 19 gặp nhiều khó khăn trong hơn 2 năm vừa qua.

Đồng thời, qua kì kiến tập này, em có cơ hội được tiếp cận trong môi trường thực
tế, có cơ hội quan sát công việc ngay tại văn phòng của Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư
pháp. Từ đó, em có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm còn thiếu sót,
học hỏi thêm về cách làm việc, tìm hiểu thông tin, vận dụng những kiến thức mà
thầy cô tại Lớp chuyên ngành Quan hệ Quốc tế và truyền thông toàn cầu đã
truyền đạt qua nhiều bộ môn trước đó đã được học và chuẩn bị hành trang cho
những bộ môn sau này cũng như áp dụng vào thực tế nghề nghiệp.

3. Phạm vi và thời gian kiến tập


- Không gian nghiên cứu: Bộ Tư pháp – Số 60, đương Trần Phú, quận Ba Đình,
TP Hà Nội.

- Không gian làm việc: Vụ hợp tác quốc tế - khu vực Châu Âu và Bắc Mĩ ( trong
khuôn viên Bộ Tư pháp)

- Thời gian kiến tập: Thực hiện kiến tập trong vòng 3 tuần. Tình từ ngày
18/04/2022 – 06/05/2022.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để phục phụ cho quá trình quan sát, nghiên cứu, học hỏi và làm báo cáo kiến tập,
em đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Quan sát thực tế, tập hợp thông tin kết hợp phương pháp đánh giá.

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh

Ngoài ra còn sử dụng thêm thông tin từ tài liệu của Vụ và thông tin trên Website
của Bộ Tư pháp và Vụ hợp tác Quốc tế để hoàn thành bài báo cáo.

6
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
5. Bố cục bài báo cáo kiến tập
Nội dung báo cáo bao gồm 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về Bộ Tư pháp Việt Nam

Chương 2: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư
pháp

Chương 3: Nhật kí kiến tập cá nhân

Chương 4: Bài học kinh nghiệm sau kì kiến tập cá nhân tại Vụ hợp tác quốc tế Bộ
Tư pháp

7
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
CHƯƠNG I: BỘ TƯ PHÁP VIỆT NAM

1. Giới thiệu chung

Chính phủ Việt Nam

Biểu trưng Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi
hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp
luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư
pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bộ Tư pháp là một trong 13 bộ đầu tiên trong chính phủ đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 và ra mắt ngày
2 tháng 9 năm 1945. Bộ trưởng đầu tiên là Vũ Trọng Khánh.

8
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
Ngày 14 tháng 7 năm 1960, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II thông qua Luật Tổ
chức Hội đồng Chính phủ. Theo luật, trong số 20 bộ và cơ quan ngang bộ được
quy định không có Bộ Tư pháp.

Ngày 14 tháng 9 năm 1972, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành
lập Ủy ban Pháp chế trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Chủ nhiệm Ủy ban đầu tiên
là Trần Công Tường.

Ngày 4 tháng 7 năm 1981, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII thông qua danh
sách các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư
pháp. Bộ Tư pháp được tái lập.

Trong suốt những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân, Bộ Tư pháp được
giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt
hoạt động tư pháp (theo nghĩa rộng), chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi
hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình
sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp
công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các
viên chức Tòa án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ
giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp
và ủy thác.
Cho đến nay, công tác tư pháp mà Ngành Tư pháp đang đảm nhận mặc dù không
phải là việc thực hiện quyền tài phán - xét xử (tư pháp theo nghĩa hẹp), nhưng thực
hiện các nhiệm vụ xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, quản lý các hoạt động
hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp giúp cho hoạt động xét xử được tiến hành
thuận lợi, hiệu quả. Kể từ khi Bộ Tư pháp được thành lập lại (năm 1981) đến nay,
công tác tư pháp được quy định cụ thể hơn, ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu
nhiều mặt của đời sống thực tiễn và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Đặc
biệt sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới sâu sắc, toàn diện do Đại hội lần
thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, Bộ Tư pháp được giao nhiều
9
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
trọng trách hơn, tổ chức của Ngành Tư pháp cũng từng bước được mở rộng, đội
ngũ cán bộ, công chức được tăng cường, vai trò của công tác tư pháp và vị trí của
Ngành Tư pháp trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định. Công tác tư
pháp hiện đang phản ánh tính thống nhất của quyền lực nhà nước và mối liên hệ
chặt chẽ của ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thể hiện rõ tính chất hành
chính - tư pháp trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tư pháp cũng như
những hoạt động khác nhằm bảo đảm việc tôn trọng, thi hành Hiến pháp, pháp luật
trong mọi mặt của đời sống.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, Ngành Tư pháp đã có bước phát triển
mạnh mẽ. Thể chế các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp
tiếp tục được hoàn thiện. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
thuộc chức năng nhiệm vụ của Ngành Tư pháp từ xây dựng pháp luật, theo dõi thi
hành pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đến phổ
biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hợp tác quốc tế về pháp luật, đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác tư pháp và pháp luật... ngày càng được
hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành
theo pháp luật các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hệ
thống các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như luật sư, công chứng
phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới và chất lượng hoạt động. Việc thí điểm
thực hiện chế định thừa phát lại đã đạt được kết quả bước đầu có ý nghĩa quan
trọng, đáp ứng ngày càng hiệu quả. Hướng về cơ sở là chủ trương và phương
châm hành động nhất quán của Ngành Tư pháp nhằm tăng cường năng lực và nâng
cao hiệu quả công việc tư pháp từ cấp cơ sở. Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch
tại các xã, phường, thị trấn trong cả nước đang ngày đêm nỗ lực chăm lo mọi việc
pháp lý liên quan đến quyền lợi của người dân trong suốt vòng đời sinh tử của họ,
từ việc lấy vợ, lấy chồng, sinh con, nuôi con, giao dịch nhà đất, hòa giải các tranh
chấp nhỏ trong đời sống ở thôn, làng... Bài học lớn nhất mà Ngành Tư pháp có
được là luôn luôn biết lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm mục tiêu cho
10
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
mọi cố gắng của mình. Hoạt động tư pháp không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà
đang hướng về cơ sở đến tận xã, phường, thôn, ấp, nơi mỗi người dân đang sinh
sống. Công tác tư pháp đã và đang góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ
trương, yêu cầu lớn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là ổn định trật tự xã hội và
thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Có thể nói, với bề dày 70 năm, trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử,
công tác tư pháp đã không ngừng phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trong
từng giai đoạn cách mạng, có những đóng góp không nhỏ vào thắng lợi chung của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngành Tư pháp Việt
Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh
(năm 1995), Huân chương Sao vàng (năm 2010) và Huân chương Độc lập hạng
Nhất (năm 2015) vì đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng.

1.2. Chức năng nhiệm vụ Bộ Tư pháp


Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định số
123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể.
Trong đó, về công tác xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp thẩm định, tham gia xây
dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây
dựng nghị định; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính
phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý dự
án, dự thảo văn bản theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến của
Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý

11
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội
theo quy định của pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật,
pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;
hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ
quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.
Về theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc
thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi
chung về thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; theo dõi thi hành pháp luật
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.
Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban
hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp
luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.

1.3. Cơ cấu tổ chức

12
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
13
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
14
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
CỦA VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ BỘ TƯ PHÁP

1. Khái quát về hợp tác quốc tế là gì?


Hợp tác được hiểu là cùng nhau góp công sức, góp tài sản để thực hiện một công
việc, mục đích chung và vì lợi ích chung. Hợp tác quốc tế là sự liên kết của nhiều
chủ thể có sự khác nhau về quốc tịch, cùng hướng tới một mục tiêu, không chống
phá, chiến tranh với nhau.
2. Quy định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật
Ngày 26/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số
113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
Theo đó, Nghị định này quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ
quan, tổ chức Việt Nam với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
trong công tác xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức hội
nghị, hội thảo, tọa đàm về pháp luật trong khuôn khổ chương trình, dự án hoặc
viện trợ phi dự án.
Theo Nghị định, nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải
tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm tính công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật; bình
đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm tính hiệu quả,
thiết thực và không trùng lặp...
Nghị định nêu rõ, hợp tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hình
thức cung cấp chuyên gia, hỗ trợ thông tin và tài liệu, tổ chức khảo sát phục vụ
việc xây dựng pháp luật, tổ chức hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật có sử

15
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ phi Chính phủ
nước ngoài.
Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức:
Cung cấp chuyên gia tư vấn thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đào tạo, bồi
dưỡng về pháp luật; trao đổi giảng viên; tổ chức khảo sát kinh nghiệm đào tạo, bồi
dưỡng về pháp luật; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan chủ quản được quy định cụ thể là:
- Gửi Bộ Tư pháp để tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp
tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ
quản theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
- Gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp
tác pháp luật theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
- Phê duyệt các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo thẩm
quyền;
- Quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về
pháp luật theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan;
- Công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng ODA, vốn vay
ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác
quốc tế về pháp luật do mình trực tiếp quản lý và thực hiện;
- Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin,
tuyên truyền trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật;
- Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14
của Nghị định này;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và
các quy định của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

16
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
Nghị định trên gồm 6 Chương, 28 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2015
và thay thế Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản
lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
Theo quy định tại Quyết định số 368/QĐ-BTP ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức như sau:
3. Chức năng của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp
Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật;
quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ theo quy định của pháp
luật và Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp
Vụ Hợp tác quốc tế (sau đây gọi là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của
Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 5
năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Đề xuất, xây dựng chiến lược, đề án, văn bản về hợp tác quốc tế về pháp luật
của Bộ Tư pháp để Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền.
3. Chủ trì xây dựng các dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác
với nước ngoài về pháp luật của Bộ (bao gồm cả điều ước quốc tế, thỏa thuận về
vốn ODA và vốn vay ưu đãi) để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền quyết
định đàm phán, ký kết hoặc quyết định đàm phán, ký kết theo thẩm quyền.
4. Đề xuất gia nhập các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế trong lĩnh vực pháp luật;
giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối quốc gia trong quan hệ với
Tổ chức quốc tế về Luật phát triển (IDLO) và các quốc gia thành viên IDLO; tham
17
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
gia hoạt động của các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế theo sự phân công của Bộ
trưởng.
5. Thẩm định, góp ý xây dựng dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
a) Thẩm định các dự thảo điều ước quốc tế về hợp tác với nước ngoài về pháp luật
(bao gồm cả điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ), dự thảo điều ước quốc tế về quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và
các quốc gia, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế;
b) Góp ý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác với nước ngoài
về pháp luật (bao gồm cả điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ), về quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia
theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
6. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án và văn
bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi chức
năng của Vụ.
7. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi
chức năng của Vụ.
8. Về công tác quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật:
a) Chủ trì xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế về
pháp luật để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền;
b) Là đầu mối giúp Bộ trưởng tổ chức vận động, điều phối ODA, vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ nước ngoài và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác
quốc tế về pháp luật;
c) Thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về pháp luật thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tham gia ý kiến đối với báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình, dự án, phi dự án, văn kiện chương
trình, dự án hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;

18
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
d) Chuẩn bị ý kiến trình Lãnh đạo Bộ hoặc cho ý kiến theo ủy quyền đối với việc
tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ và hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật do các đối tác nước ngoài tổ
chức hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp
luật;
đ) Quản lý và duy trì hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, quản lý và cập
nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về hợp tác quốc tế về pháp luật;
g) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp tác
quốc tế về pháp luật; tổng hợp, xây dựng  báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện
hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước trình Bộ trưởng ký gửi Thủ
tướng Chính phủ.
9. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư
pháp:
a) Đề xuất xây dựng chiến lược, kế hoạch ký kết, gia nhập và thực hiện thỏa thuận
quốc tế của Bộ Tư pháp;
b) Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các thỏa thuận quốc tế mà Bộ đã ký với
các đối tác quốc tế;
c) Rà soát các thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
10. Về xây dựng và quản lý chương trình, dự án, phi dự án của Bộ Tư pháp:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, thẩm định trình Lãnh
đạo Bộ phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các chương trình,
dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản;
b) Quản lý việc thực hiện và điều phối hoạt động của các chương trình, dự án hợp
tác quốc tế do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản; quản lý việc thực hiện và điều
phối các hoạt động do các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện trong các chương
trình, dự án hợp tác quốc tế do các cơ quan khác là cơ quan chủ quản;

19
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
c) Quản lý tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên trách của Bộ Tư
pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ.
11. Về công tác quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế của Bộ Tư pháp:
a) Tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo
thẩm quyền;
b) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đảm bảo công tác an ninh đối
ngoại khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định;
c) Đánh giá kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế; kiểm tra việc thực hiện các quy
định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin, tuyên truyền trước,
trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác về quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế của Bộ Tư
pháp theo quy định.
12. Về công tác xây dựng và thực hiện Kế hoạch đối ngoại (đoàn ra, đoàn vào) của
Bộ Tư pháp:
a) Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp để trình Ban
Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt theo thẩm quyền hoặc gửi Bộ Ngoại giao
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và đề xuất
việc điều chỉnh Kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng Đề án tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào cấp Bộ trưởng và các đoàn cấp
Thứ trưởng do Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị chủ trì thực hiện theo Kế hoạch hoạt
động đối ngoại của Bộ và phân công của Lãnh đạo Bộ; thẩm định Đề án tổ chức
đoàn ra, cho ý kiến đối với đề xuất, kế hoạch đón đoàn vào và tiếp khách quốc tế
theo đề nghị của đơn vị thuộc Bộ trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan chuẩn bị,
tổ chức các đoàn ra theo Đề án đoàn ra đã được phê duyệt và theo phân công của
Lãnh đạo Bộ;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan thực hiện
các thủ tục đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, cấp Vụ hoặc các đoàn
20
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam và các thủ tục tiếp khách quốc tế thăm và
làm việc với Bộ.
13. Về quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm
vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo quy định của pháp luật về thông tin
đối ngoại:
a) Xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch công tác thông tin đối ngoại
của Bộ, ngành theo giai đoạn và hàng năm;
b) Tổ chức, theo dõi, đôn đốc thực hiện các chương trình hành động, các kế hoạch
công tác thông tin đối ngoại của Bộ, ngành Tư pháp;
c) Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin về Bộ, ngành Tư pháp cho các đối
tượng nước ngoài:
- Thu thập, xử lý thông tin và thực hiện các hoạt động có liên quan để tham mưu
cho Người phát ngôn, Người được uỷ quyền phát ngôn thực hiện phát ngôn và
cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Tư pháp;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan cung cấp thông tin cho
người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế về những nội dung, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ;
d) Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin về tình hình thế giới cho cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong Ngành trong phạm vi chức năng được
giao.
14. Quản lý và điều phối hoạt động của Nhóm biên, phiên dịch của Bộ Tư pháp,
tham gia xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng Nhóm biên, phiên dịch và đội ngũ cán bộ
làm công tác đối ngoại của Bộ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Bộ.
15. Tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại theo quy định của Quy chế quản lý
hoạt động đối ngoại của Bộ.

21
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
16. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy
phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác được giao.
17. Tham gia nghiên cứu khoa học, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi
chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
18. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về lĩnh vực,
nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật.
19. Tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ; phát hiện và đề nghị cấp có
thẩm quyền xử lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật; giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
20. Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, tài sản
của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao hoặc theo quy định của pháp
luật.
5. Cơ cấu tổ chức, biên chế của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp
5.1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ
trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách
nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân
công.
b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:
- Phòng Tổng hợp, hành chính và quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật;

22
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
- Phòng Hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và châu Mỹ (gọi tắt là Phòng Hợp tác
khu vực I);
- Phòng Hợp tác quốc tế khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại dương (gọi tắt là
Phòng Hợp tác khu vực II);
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ
trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ
trưởng Vụ Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các Phòng trực
thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
5.2. Biên chế của Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp
Biên chế của Vụ thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết
định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng
Vụ Hợp tác quốc tế.

CHƯƠNG 3: NHẬT KÍ KIẾN TẬP


23
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
1. Kế hoạch kiến tập
Ngày/ tháng Nội dung thực hiện Ý kiến cá nhân
18/04 – 22/04 - Gặp mặt, chào hỏi ban lãnh đạo - Ngày thực tập tại Vụ bị
Vụ hợp tác, giới thiệu làm quen dời lại 1 ngày (19/04) do
với phong Hợp tác khu vực Châu em mắc Covid, Bộ yêu
Âu, Bắc Mĩ. cầu đảm bảo sức khỏe mới
- Lập kế hoạch kiến tập cho bản bắt đầu kiến tập.
thân - Hoàn thành toàn bộ kế
- Là việc tại văn phòng của Vụ hoạch
Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho báo
cáo kiến tập
- Tìm kiếm tài liệu liên quan tới
nghiệp vụ của Vụ
- Tổng hợp thông tin và làm
nghiệm vụ được trưởng phòng
giao
- Tham gia cuộc họp Phòng Hợp
tác Châu Âu, liên quan tới Hợp
tác với Bộ Tư pháp Bỉ.
25/04 – 29/04 - Nghiên cứu các tài liệu liên - Hoàn thành kế hoạch
quan đến công việc được giao tại đúng thời gian
phòng
- Thực hành quan sát công việc
tại Vụ Hợp tác
- Tham gia cuộc họp chuẩn bị
cho lãnh đạo Bộ sang Vương
Quốc Anh
- Làm việc tại văn phòng Vụ Hợp
24
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
tác ban Châu Âu, Bắc Mĩ
- Họp nhóm, nhận xét, đánh giá
tuần
- Ghi chép nhật kí kiến tập
- Nghiên cứu các tài liệu phục vụ
cho báo cáo kiến tập
- Chuẩn bị thông tin về Bộ Tư
pháp các nước
02/05 – 06/05 - Làm việc tại văn phòng Vụ - Hoàn thành kế hoạch
- Nghiên cứu tài liệu được giao - Nghỉ lễ bù (30/04-01/05)
tìm hiểu vào 02/05-03/05
- Họp nhóm, nhận xét và lên kế
hoạch cho đoàn lãnh đạo Việt
chuẩn bị chuyến công tác sáng
Châu Âu.
- Quan sát quy trình làm việc, tìm
kiếm thông tin của văn phòng Vụ
- Tổng hợp tài liệu nghiên cứu về
Bộ và Vụ Hợp tác Quốc tế
- Ghi chép, hoàn thành nhật ký
kiến tập và báo cáo kiến tập

2. Nhật ký kiến tập


Cá nhân đã hoàn thành nhật ký thực tập với các đầu công việc đã triển khai trong
vòng 3 tuần kiến tập:

Ngày Nội dung thực hiện Ý kiến cá nhân


Tháng
25
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
Thứ 3: Chiều: - Gặp mặt Vụ trưởng Vụ - Có cuộc chào hỏi, trao đổi thân
19/04 Hợp tác Quốc tế và cô chú đồng mật giữa đại diện Vụ và sinh
nghiệp tại Phòng Hợp tác khu viên kiến tập
vực Châu Âu - Các cô chú rất nhiệt tình,
- Tìm hiểu công việc mà phòng hướng dẫn, tỉ mỉ và tâm sự chân
chịu trách nghiệm thành
- Đọc và nghiên cứu tài liệu về - Nhận phòng công tác kiến tập
Hệ thống tư Pháp Thụy Điển và trong 3 tuần
Tư pháp Bỉ - Công việc được giao rất thú vị
và sát với chuyên ngành học trên
trường
Thứ 4: Sáng: - Tổng hợp thông tin về - Hình thành kế hoạch kiến tập
20/04 Bộ tư pháp Thụy Điển cho bản thân
- Nộp báo cáo tìm hiểu và nghe - Việc tìm kiếm thông tin Về hệ
nhận xét đánh giá từ người thống tư pháp nước ngoài gặp
hướng dẫn chút khó kahwn nhưng được các
- Đọc thông tin và tham gia họp cô hướng dẫn rất tận tình
phòng bàn về công tác chuẩn bị - Nhận được đánh giá của người
chuyến đi cho đoàn lãnh đạo Tư hướng dẫn ưu nhược điểm và rút
pháp Việt sang Bỉ ra bài học kinh nghiệm
Thứ 5: Sáng: - Tổng hợp hoàn thiện - Hiểu được cách lên quy trình
21/04 thông tin liên quan tới việc tìm chuẩn bị trước quá trình trao đổi,
hiểu về Hệ thống tư pháp Bỉ hợp tác với đối tác nước ngoài
- Nộp báo cáo và nghe nhận xét - Tiếp cận gần hơn với văn hóa
từ người hướng dẫn công sở và cách hoàn thành báo
- Lên kế hoạch, dàn bài báo cáo cáo sơ bộ
kiến tập, hoàn thành nhật kí kiến

26
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
tập tuần đầu tiên.
Thứ 6: Sáng: - Lập kế hoạch cá nhân - Thực hành tham gia cho công
22/04 - Thời gian tự nghiên cứu tác chuẩn bị của Bộ
Chiều: - Hoàn thiện bản cuối báo - Rút được nhiều kinh nhiệm
cáo sau nhận xét tìm hiểu về Hệ làm việc
thống tư pháp Thụy Điển và Bỉ - Quan sát và hoàn thiện báo cáo
- Tham gia họp Vụ chuẩn bị kiến tập cá nhân
công tác cho đoàn sang Châu Âu
Hoàn thành kế hoạch trong tuần đã đề ra
Thứ 2: Sáng: - Tự nghiên cứu
25/04 - Tiếp tục hoàn thành việc tìm
kiếm tài liệu và tổng hợp kiến
thức hoàn thiện sơ bộ bài báo
cáo kiến tập
Thứ 3: Sáng: - Tham gia vào công tác - Đọc tài liệu, nghiên cứu thông
26/04 chuẩn bị tài liệu cho đoàn lãnh tin được giao
đạo chuẩn bị có chuyến đi sang - Quan sát môi trường, quy trình
Anh làm làm việc tại Bộ
- Tìm hiểu, thu thập thông tin về
Hệ thống tư pháp Anh ( Vương
quốc liên hiệp Anh và Bắc
Ailen)
- Họp phòng, quan sát lên kế
hoạch chuẩn bị và công tác
nhiệm vụ phòng trong tuần
- Trưởng phòng giao nghiệm vụ
viết Báo cáo về Bộ tư pháp Anh

27
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
Thứ 4: Tự nghiên cứu tại nhà và tìm
27/04 hiểu tài liệu về Bộ tư pháp Việt
Nam
Thứ 5: Sáng: - Tham gia cuộc gặp gỡ - Trưởng phòng đưa ra nhận xét,
28/04 đoàn đại biểu Hungary có đánh giá, rút kinh nghiệm và
chuyển làm việc công tác tại Bộ cung cấp thêm thông tin từ Đại
Tư pháp Việt Nam sứ quán Anh tại Hà Nội
- Nộp phần tìm hiểu, nghiên cứu, - Có cơ hội tham gia cuộc gặp
tóm tắt về Hệ thống Bộ tư pháp gỡ thú vị, hòa hữu, hợp tác toàn
Vương quốc liên hiệp Anh và diện giữa Bộ tư pháp Hungary
Bắc Ailen và Bộ Tư pháp Việt Nam
Thứ 6: Sáng: - Hoàn thành nhật kí kiến tập kết
29/04 - Hoàn thiện báo cáo cuối cùng thức tuần thứ 2
về hệ thống tư pháp Anh - Rút ra đánh giá nhận xét những
- Nghiên cứu tài liệu cung cấp ưu, nhược điểm của bản thân
thông tin về Bộ tư pháp và Vụ trong việc hoàn thành công việc
hợp tác Quốc tế tại Vụ Hợp tác
- Thực hiện hoàn thành phần
nghiên cứu cơ quan kiến tập
trong bản báo cáo kiến tập cá
nhân

Thứ 2:
02/05 NGHỈ BÙ LỄ 30/4-01/05
Thứ 3:
03/05
Hoàn thành tất cả các kế hoạch đặt ra. Sau thời gian làm quen với
môitrường sư phạm em đã tiến hành các công việc theo như kế hoạch dự
28
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
kiến.
Thứ 4: Chiều: - Tham gia cuộc họp - Cơ hội học hỏi được quy trình
04/05 truyền thông chủ đề : “Năng cao kết hợp với mảng truyền thông
hợp tác, quan hệ song phương của Vụ hợp tác quốc tế
với Cơ quan Tư Pháp Châu Âu” - Tạo nhiều mối quan hệ tốt với
– với sự góp mặt của lãnh đạo, các cô chú/ anh chị làm việc lại
nhân viên Vụ hợp tác Quốc tế Vụ. Trải nghiệm nhiều hơn văn
Bộ Tư pháp cùng đại diện mảng hóa công sở.
hợp tác của Báo Lao động. - Kế hoạch hoàn thiện báo cáo
- Hoàn thiện cuối cùng phần tìm đúng thời hạn đặt ra.
hiểu về nội dung liên quan tới
Bộ Tư pháp và Vụ hợp tác quốc
tế.
Thứ 5: - Tìm hiểu tại nhà, hoàn thiện - Kế hoạch được hoàn hiện theo
05/05 báo cáo về Hệ thống Tư pháp đúng kế hoạch trong ngày.
Hungary và tình hình hợp tác,
ngoại giao toàn mặt của 2 nhà
nước.
- Hoàn thiện, hệ thống lại báo
cáo nhật kí kiến tập cá nhân và
chỉnh sửa lại báo cáo.
Thứ 6: - Nộp và nghe đánh giá nhận xét - Kết thúc kiến tập diễn ra đúng
06/05 từ Trưởng phòng Vụ hợp tác thời hạn.
quốc tế khu vực Châu Âu. - Hoàn thiện báo cáo phù hợp
- Tổ chức tiệc ngọt chia tay với với thời gian kết thúc kiến tập.
cô chú/ anh chị tại cơ quan - Điểm kiến tập phù hợp với khả
- Hoàn thiện xin chữ kí, đóng năng của bản thân.
dấu, nhận xét từ ban lãnh đạo Vụ
29
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
hợp tác Quốc tế, Vụ tổ chức về
quá trình kiến tập của bản thân
sau 3 tuần tại Bộ Tư pháp.

3. Đánh giá khó khăn và thuận lợi


Khó khăn:

- Sức khỏe có chút ảnh hưởng từ Covid trược gày đi kiến tập

- Đang trong thời gian làm việc bận rộn sau dịch nên cơ quan chưa sắp xếp và có
nhiều thời gian để tập trung hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên kiến tập trong tất cả các
mảng của công việc tại Vụ.

Thuận lợi:

- Được trợ giúp nhiệt tình từ trưởng phòng và các cô chú đồng nghiệp, hướng dẫn
và được tham gia vào một số công việc của Vụ

- Được học hỏi quan sát trong môi trường cởi mở, năng động, tạo nhiều mối quan
hệ mới.

CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU KÌ KIẾN


TẬP TẠI VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ BỘ TƯ PHÁP

Đợt kiến tập tại Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp này tuy diễn ra trong một thời
gian ngắn song đã đem lại cho bản thân em những bài học quý bái, đây là nền tảng

30
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
để em có thể vận dụng trong đợt thực tập cuối khóa và là hành trang hữu ích cho
việc tiếp cận công tác nghề nghiệp thực tế trong tương lai.

1. Bài học về tinh thần chủ động và tự tin


Dù thời gian kiến tập không nhiều và vẫn còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của dịch
Covid, nhưng qua cơ hội này e học hỏi được rất nhiều điều đặc biệt là tinh thần
chủ động và tự tin với công việc và các mối quan hệ công sở.

Em đã tự tin hơn khi có thể chủ động bắt chuyện, làm quen với các đồng nghiệp,..
Hay chủ động tìm hiểu công việc, xin nhận những công việc mà khả năng cho
phép, không ngại hỏi han và tìm kiếm thông tin từ các cô chứ/ anh chị đồng
nghiệp hướng dẫn. Hòa nhập tốt hơn với mọi người và môi trường làm việc xung
quanh Cũng như tạo được ấn tượng tốt và cảm giác thân thiện với mọi người tại
nơi thự hiện kì kiến tập

Sự chủ động và tự tin trong các công việc hay cuộc sống hàng ngày là việc vô
cùng cần thiết. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và thành công của con
người, đặc biệt là đối với những sinh viên năm 3 chuẩn bị cho kì thực tập và chuẩn
bị ra trường.

Những bài học kinh nghiệm báo cáo thực tập quý báu sẽ là hành trang không thể
thiếu để sinh viên như em tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động sau này.

2. Nâng cao các ký năng mềm


Kỹ năng mềm cũng chính là một bài học kinh nghiệm quý báu mà sinh viên như
em có được khi kết thúc thực tập. Việc nâng cao các kỹ năng mềm sẽ giúp em trở
nên tự tin và mạnh dạn hơn khi ra trường và bắt đầu cuộc sống của người trưởng
thành. Những kỹ năng mềm này đơn giản chỉ là kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thể hiện các điểm mạnh của bản thân.

31
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
Thông qua các hoạt động làm việc thực tế như làm việc nhóm, làm báo cáo, giao
tiếp hay ứng xử. Thì bản thân sinh viên có thể tự mình trau dồi và hoàn thiện các
kỹ năng mềm này một cách tốt nhất. thể hiện được thái độ tự tin, có khả năng giao
tiếp tốt, linh hoạt trong các tình huống ứng xử. Thì sinh viên có thể thích ứng với
mọi môi trường làm việc. Đây cũng chính là điểm mạnh tạo tiền đề phát triển bản
thân sau khi ra trường.

3. Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các trải nghiệm thực tế
Nếu chỉ học tập tại trường, em chỉ có thể tiếp nhận và học hỏi kiến thực thông qua
truyền đạt của giáo viên và giáo trình. Chính vì vậy, kiến tập là cơ hội tốt để em có
thể áp dụng những kiến thức thực tế đó vào công việc thực tế. Môi trường làm
việc sẽ hoàn toàn khác biệt so với môi trường học tập tại trường. Mặc dù chỉ là
thực tập sinh nhưng em vẫn sẽ phải đảm nhiệm những công việc phù hợp với năng
lực. Cũng như hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu không khác gì nhân viên.

Những bài học, kỹ năng không có trong sách vở hay được chỉ dạy bởi thầy cô sẽ
giúp em trở nên trưởng thành hơn trong cách đánh giá, phân tích và giải quyết vấn
đề trong công việc thực tế. Với cơ hội được trải nghiệm môi trường thực tế, được
học hỏi những kiến thức mới. Thì bản thân em sẽ có thể nhìn nhận được những
khuyết điểm của bản thân và cố gắng sửa chữa, hoàn thiện hơn. Cùng với sự giúp
đỡ và chỉ bảo của những anh chị đồng nghiệp, cũng sẽ học được những bài học
kinh nghiệm. Từ đó tránh được những sai lầm khi đi làm sau khi tốt nghiệp. Thực
tập chính là cơ hội để mọi sinh viên có thể ra ngoài làm việc thực tế và trải nghiệm
hết mình. Để từ đó mỗi sinh viên như em sẽ tự trau dồi những kinh nghiệm thực tế
quý giá, không ngừng hoàn thiện để bản thân tốt hơn.

4. Có thêm nhiều mối quan hệ mới


Kì kiến tập này là cơ hội tốt cho em có thêm nhiều mối quan hệ mới vô cùng tốt.
Em học được cách thích ứng trong môi trường công sở cũng như cách tự tin trong
32
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp
giao tiếp. Việc mở rộng các mối quan hệ giúp em trở nên năng động, tự tin hơn
trong giao tiếp cũng như cách làm việc. Đặc biệt những mối quan hệ này đôi khi
lại có thể giúp đỡ bản thân em rất nhiều trong công việc sau khi ra trường.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KIẾN TẬP CÁ NHÂN TẠI BỘ TƯ PHÁP

33
Báo cáo kiến tập Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tư pháp

You might also like