You are on page 1of 24

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỘI NHẬP VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ

Đề tài: Tác động của hội nhập đến giáo dục đại học Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo tiểu luận cuối kỳ nội dung “Hội nhập và các cam kết quốc tế” với đề tài: “Tác
động của hội nhập đến giáo dục đại học Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng
không ngừng của bản thân và nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và khích lệ từ phía các thầy,
bạn bè và người thân. Qua trang viết này, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người
đã giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.

Tôi xin chân thành biết ơn và kính trọng sâu sắc với quý thầy cô phụ trách đã tận tình
hướng dẫn cũng như hỗ trợ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết và góp ý cho
báo cáo này.

Xin chân thành cảm ơn quý ban Lãnh đạo trường, cán bộ khoa và Bộ môn đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Cuối cùng, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các tiến sĩ, giáo sư, các giảng viên và nhà
nghiên cứu đã cung cấp các tài liệu tham khảo và các thông tin giúp báo cáo tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

Trong quá trình thực hiện báo cáo, nhận thấy dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng vì kiến
thức vẫn còn hẹn hẹp nên vẫn còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô bổ sung giúp bài
luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CÁC HIỆP ĐỊNH VIỆT NAM TRONG TÁC ĐỘNG TỚI GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM.....................................................................................3
1.1. CÁC HIỆP ĐỊNH VIỆT NAM KÍ KẾT..................................................................3
1.2. CÁC HIỆP ĐỊNH TRONG TÁC ĐỘNG TỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM........3
CHƯƠNG 2. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC.........................................................................................................6
2.1.CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM.............................................................................6
2.2. CÁC CAM KẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC..........................6
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CAM KÊT CỦA VIỆT NAM. . .6
3.1. NGÀNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM............................................................6
3.2. THỰC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ......................................................................8
3.3. THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC THI CÁC CAM KẾT HIỆN NAY.............................10
CHƯƠNG 4. THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM KHI THỰC THI
CAM KẾT...............................................................................................................12
4.1. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI.......................................................................................12
4.2. TÁC ĐỘNG BẤT LỢI............................................................................................14
4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...........................................................................................16
PHẦN KÊT LUẬN.................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................19
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. Nhận xét về qui mô và tiềm năng của mỗi phương thức trong lĩnh vực giáo dục
đại học

Bảng 2. Tỉ lệ chi cho giáo dục, đào tạo trên GDP theo Tạp chí Tài Chính, 29/10/2017

Bảng 3. So sánh mức đầu tư cho GDĐH của Việt Nam và một số nước trên thế giớ

Bảng 4. Số liệu về giáo dục đại học trong năm 2019-2020

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì phiên họp chuyên đề “Tự chủ trong giáo
dục đại học: Thực trạng, khó khăn và giải pháp”
PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục là công tác quan trọng trong hệ thống chiến lược phát triển quốc gia.
Giáo dục giúp quốc gia có thể đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng, đảm bảo dân
trí quốc gia, giúp quốc gia phát triển văn minh.

Trong giáo dục, giáo dục Đại học giữ vai trò quan trọng đối với công tác phát
triển đất nước, bởi giáo dục Đại học cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu, theo kịp
tiến trình phát triển của xã hội và điều này giúp cho xã hội có sự phát triển, hợp tác và
đi lên.

Đối với Việt Nam, giáo dục hay giáo dục Đại học đã có lịch sử phát triển từ lâu
đời. Từ hàng ngàn năm trước khi nó tồn tại dưới dạng giáo dục cơ bản, cho tới hiện tại
trong thời đại hội nhập ngày nay, công tác giáo dục Đại học đã đi được một bước tiến
dài. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn trong học tập. Lực lượng sinh viên của
Việt Nam cũng có vị thế lớn trong diễn đàn sinh viên thế giới. Đó là thành quả của sự
cố gắng không ngừng nghỉ của Nhà nước, của lực lượng đào tạo và của chính những cá
nhân sinh viên học tập.

Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Việt Nam nhận rõ bản thân
còn đang còn nhiều thiếu sót và cần củng cố thêm thông qua hàng loạt các hiệp nghị,
các cam kết trong quan hệ quốc tế. Các cam kết đó đã tạo điều kiện giúp Việt Nam tiếp
cận được giáo dục đào tạo của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển.
Đặc biệt, thông qua đó, giáo dục Đại học của Việt Nam có thể tổng kết lại và đưa ra
những lựa chọn chính sách thích hợp đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Đó là lý do báo cáo tiểu luận thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tác động của hội
nhập đến giáo dục đại học Việt Nam”.

Nội dung báo cáo thực hiện nghiên cứu từ khái quát tới chuyên sâu các khía
cạnh của đề tài kể trên và phát biểu dưới dạng nghiên cứu học thuật. Tổng thể nội dung
chính của báo cáo được chia thành bốn chương chính:

CHƯƠNG 1. Các hiệp định việt nam trong tác động tới giáo dục đại học việt
nam

CHƯƠNG 2. Các cam kết của việt nam liên quan tác động giáo dục đại học

CHƯƠNG 3. Thực trạng thực hiện các cam kêt của việt nam

1
CHƯƠNG 4. Thuận lợi và bất lợi của việt nam khi thực thi cam kết

Sự phân chia trên được xác định dựa trên cơ sở phân tích các hiệp định và cam
kết quốc tế, thông qua đó để đưa ra được kết quả cuối cùng liên quan đến tác động của
tiến trình hội nhập đến với công tác giáo dục đại học của Việt Nam. Các cam kết và hội
nhập quốc tế đã giúp công tác giáo dục được diễn ra thuận lợi, sự phát triển được đi lên
và có thêm nhiều cơ hội trong hệ thống quốc tế.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CÁC HIỆP ĐỊNH VIỆT NAM TRONG TÁC ĐỘNG TỚI
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

1.1. Các hiệp định Việt Nam kí kết

Hội nhập quốc tế là một trong những chiến lược của Việt Nam nhằm phát triển
sao cho phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện đại. Nhìn chung, đây là “quá trình
các nước tăng cường tiến hành các hoạt động gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ lợi
ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn
khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế”.  Nó là đòi hỏi tính kỷ luật cao cũng như sự chia
sẻ trong hoạt động hợp tác của các đối tượng chủ thể.

Đối với Việt Nam, tiến trình hội nhập được thể hiện chủ yếu thông qua các hiệp
nghị và cam kết được quản lý từ Bộ Công thương, Tính đến nay, theo thống kê từ Bộ
Công thương, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán tổng cộng 17 hiệp định thương
mại tự do, trong đó có 15 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 hiệp định
đang đàm phán.

Nhưng ngoài ra, Việt Nam cũng kí kết nhiều hiệp định khác liên quan tới các
lĩnh vực theo WTO.

Chiều 17/7/2019 tại phiên họp tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ hai nước, “Bộ
trưởng GD&ĐT Việt Nam Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars
Rinkevics” đã “ký kết hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Latvia.”

1.2. Các hiệp định trong tác động tới giáo dục đại học Việt Nam

Việt Nam rất quan tâm đến hội nhâp, điều này thể hiện qua sự kiện “Bộ chính trị
ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia
về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu”. Nghị quyết 22-NQ/TW đã nêu
rõ tuy rằng hội nhập về kinh tế là mũi nhọn, bên cạnh đó, chính phủ cũng khẳng định
việc hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực khác của đời sống như chính trị- văn
hóa- xã hội, và đặc biệt có thể kể đến hội nhập đối với giáo dục.

3
Theo qui định của GATS, “mỗi quốc gia thành viên trong WTO có quyền đưa ra
lộ trình mở cửa đối với mỗi ngành dịch vụ, đối với những phân ngành, cũng như đối với
các phương thức cung cấp dịch vụ (được trình bày ở phần sau)”. Đồng thời GATS cũng
“cho phép mỗi quốc gia thành viên của WTO xây dựng những chính sách, qui định
riêng của quốc gia về mỗi ngành và phân ngành dịch vụ được mở cửa, miễn sao chúng
phù hợp với những qui định chung của GATS” (Knight, 2006). “Cho đến tháng 3/2007,
mới chỉ có 47 nước trong tổng số 150 nước thành viên WTO cam kết thực hiện GATS
trong dịch vụ giáo dục, chủ yếu là các nước thuộc khối OECD với tư cách là các nước
xuất khẩu giáo dục” (Phạm, 2007).

GATS quy định bốn phương thức cung cấp dịch vụ đối với tất cả các ngành:
“Cung cấp qua biên giới (Cross-border Supply), Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
(Consumption Abroad), Hiện diện thương mại (Commercial Presence), và Hiện diện thể
nhân (Presence of Natural Persons). Knight (2006) đã giải thích các phương thức này và
đồng thời cho một số ví dụ,.”

4
Bảng 1. Nhận xét về qui mô và tiềm năng của mỗi phương thức trong lĩnh vực
giáo dục đại học

Theo Varghese (2007), trong số các phương thức nêu trên, “phương thức thứ ba
(hiện diện thương mại) đang và sẽ có nhiều tiềm năng nhất đối với thị trường GDĐH tại
Việt Nam với việc thiết lập các chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh và triển khai các
chương trình đào tạo (CTĐT) liên kết với nước ngoài.”

5
CHƯƠNG 2. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.1.Các cam kết của Việt Nam

Để gia nhập WTO, Việt Nam đã đồng ý cam kết 11 ngành và khoảng 110 phân
ngành dịch vụ rất khác nhau, từ dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, tài chính tới các
dịch vụ khác như liên quan tới sản xuất và dịch vụ nghe nhìn.

Hiện nay, các cam kết và hiệp định quốc tế của Việt Nam liên quan đến hoạt
động mua bán và sáp nhập (M&A) và chúng chủ yếu được thể hiện dưới hình thức sở
hữu cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài. Những cam kết
này còn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại, thâm nhập trong các
ngành và lĩnh vực nhằm thực thi đầu tư tại Việt Nam.

Cũng về ký kết và tham gia đầu tư cùng các vấn đề liên quan, hiện nay, Việt
Nam đã ký kết và tham gia khá nhiều hiệp định như: Các hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư ký kết với trên 50 nước; Các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA;
Các hiệp định trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do (FTA); Hiệp định thành lập
tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương;…

2.2. Các cam kết liên quan đến tác động giáo dục đại học

Hai bên kí kết và thực hiện cam kết sẽ “xem xét việc cấp học bổng cử nhân, thạc
sĩ, tiến sĩ, học bổng nghiên cứu và tham gia các trường hè; trao đổi thông tin về công
nhận văn bằng giáo dục, trình độ chuyên môn”.

Đồng thời, việc cùng hợp tác trong khuôn khổ ASEM, UNESCO, EU và các hợp
tác đa phương khác giúp các bên tham gia đảm bảo được quyền lợi và chất lượng của
giáo dục đại học.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CAM KÊT CỦA VIỆT
NAM

3.1. Ngành giáo dục đại học ở Việt Nam

Theo sự phân chia quốc gia, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm bốn
loại hình:

- Đại học quốc gia: là loại hình “gồm Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai cơ quan giáo dục đại học đặc biệt, đa ngành, đa

6
lĩnh vực, chất lượng cao và trực thuộc chính phủ. Mỗi đại học quốc gia bao gồm các
trường đại học thành viên, các viện nghiện cứu, các trung tâm, các khoa trực thuộc và
nhiều cơ quan khác. Giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng bổ nhiệm.”

- Đại học vùng: là mô hình giáo dục tương tự đại học quốc gia, nhưng loại hình
này khác biệt ở chỗ nó trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo. “Giám đốc đại học vùng” là
vị trí do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Hiện có 3 đại học vùng, gồm: “đại
học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.”

- Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo: Là loại hình riêng trực
thuộc Bộ Giáo dục, ví dụ như các cơ sở: “Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường
Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Cần thơ….”

- Các trường đại học trực thuộc một số bộ/ ngành: Là loại hình trực thuộc khác
biệt với Bộ giáo dục, ví dụ như “trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” - trực thuộc Bộ Xây
dựng.

Hiến pháp Việt Nam quy định Giáo dục như sau:

"Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương
trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn
bằng. Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học,
xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo
dục khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác.
Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các
vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Các đoàn thể nhân dân, trước hết
là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia
đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng."
(Điều 36, Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992).

Theo thống kê, tỷ lệ “chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam” ở
mức “xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP”. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên
thế giới, cho thấy sự quan tâm của nhà nước trong công tác giáo dục.

7
Tính theo GDP, “chi tiêu công cho giáo dục, đào tạo/GDP của Việt Nam năm
2012 chiếm 6,3%”, là con số cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát
triển.

Bảng 2. Tỉ lệ chi cho giáo dục, đào tạo trên GDP theo Tạp chí Tài Chính,
29/10/2017

3.2. Thực thi các cam kết quốc tế

Việt Nam được biết là một quốc gia có chất lượng trong việc thực thi các cam
kết quốc tế. Tính từ Chính sách Đổi mới năm 1986, năm này đã mở đầu cho những thay
đổi toàn diện của Việt Nam nói chung, của ngành giáo dục nói riêng.

Từ thời điểm này, Việt Nam bắt đầu “đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các
hình thức đào tạo, ban hành quy chế các trường, lớp dân lập, tư thục”.

Nhờ thành quả phát triển kinh tế và chính sách mở cửa, người dân được tiếp cận
với nhiều loại hình giáo dục, nhiều cơ hội giáo dục khác nhau. Sự hội nhập và phát triển
kinh tế cũng gia tăng nhu cầu về nhân lực, tạo động lực cho việc học tập của người dân.
Ngoài ra, tâm lý coi trọng bằng cấp, học vị của người Việt (thường bị phê phán), cũng
là một trong những lý do thúc đẩy sự thành lập và phát triển các tổ chức giáo dục, đặc
biệt là các trường đại học.

Nhờ có chính sách mở cửa, các tổ chức giáo dục nước ngoài ngày càng tăng
cường sự hiện diện tại Việt Nam. Đồng thời, nhiều loại hình liên kết giáo dục giữa Việt
Nam với các quốc gia khác cũng được mở ra ở các cấp học, không chỉ góp phần đa dạng
hóa cơ hội học tập cho người dân, mà còn tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức giáo
dục, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục.

8
Với tỷ lệ 20% ngân sách quốc gia được chi tiêu cho giáo dục, cộng với nhiều
nguồn kinh phí tài trợ hoặc các chương trình vốn vay ưu đãi phục vụ giáo dục, có thể
nói giáo dục Việt Nam đã và đang được ưu tiên đặc biệt của Nhà nước so với các lĩnh
vực khác.

Bảng 3. So sánh mức đầu tư cho GDĐH của Việt Nam và một số nước trên thế
giới

Song song với sự ưu tiên đặc biệt về ngân sách, chính phủ cũng đang thực hiện
nhiều chương trình, dự án lớn đối với giáo dục: các dự án đổi mới chương trình giáo
dục, giáo trình/ sách giáo khoa; đổi mới thi cử (đặc biệt là từ năm 2017, với sự sáp nhập
kỳ thi tốt nghiệp trung học với kỳ thi đại học); đề án quốc gia về giáo dục ngoại ngữ đến
năm 2020 (và được kéo dài đến 2025); đề án thí điểm tự chủ hóa giáo dục đại học với
23 trường đại học đang tham gia (tính đến năm 2018) và rất nhiều cải cách khác… Điều
đó đã tạo nên bức tranh rất phong phú của giáo dục Việt Nam hiện nay.

Xác định vai trò quan trọng của hội nhập quốc tế, chính phủ cũng đã ưu tiên xúc
tiến nhiều chương trình hợp tác trong giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai
hiệu quả nhiều hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài về hợp tác giáo dục, đặc biệt là
công nhận văn bằng, tín chỉ với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới, thí
điểm một số mô hình giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến, liên kết đào
tạo với nước ngoài. Tính đến cuối năm 2017, ở các trường đại học trên toàn quốc có
hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học ở các nước trên thế
giới.

9
Chính sách mở cửa thông thoáng trong giáo dục cũng tạo điều kiện cho học sinh,
sinh viên Việt Nam sang nước ngoài du học theo hình thức tư phí hoặc có học bổng.
Theo ước tính, “năm 2016, Việt Nam có 110 ngàn học sinh du học tại 47 quốc gia trên
thế giới, với chi phí khoảng 3 tỷ đô la Mỹ”. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
“đến thời điểm năm 2017, số lượng du học sinh Việt Nam tại nước ngoài đã tăng lên
con số 130.000 người, tăng hơn gấp đôi so với năm 2009”. Cũng trong năm 2017, Bộ
Giáo dục và đào tạo “quản lý 6.628 lưu học sinh (LHS) theo diện học bổng ngân sách
nhà nước và diện hiệp định tại 46 quốc gia”. Trong năm học 2016-2017, “Bộ đã cử đi
du học 1.771 LHS, trong đó 845 nghiên cứu sinh tiến sĩ (48%), 314 học viên thạc sĩ
(18%) và tiếp nhận về nước 1252 LHS”. Bộ cũng hiện đang theo dõi và quản lý “15.156
LHS của 56 quốc gia đang học tập tại Việt Nam, trong đó diện Hiệp định là: 3.199 LHS
của 16 nước”. Như vậy theo thống kê, năm học 2016-2017 có “1.115 LHS diện hiệp
định tốt nghiệp và tiếp nhận mới 750 LHS của 15 nước”.

3.3. Thực trạng sau khi thực thi các cam kết hiện nay

Việc thực thi các cam kết đem lại nhiều kết quả tích cực đối với công cuộc giáo
dục đại học của Việt Nam.

10
Bảng 4. Số liệu về giáo dục đại học trong năm 2019-2020

11
CHƯƠNG 4. THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM KHI THỰC
THI CAM KẾT

4.1. Tác động thuận lợi

Các chính sách cũng như các hệ thống cam kết của hội nhập quốc tế ngày nay đã
hỗ trợ rất nhiều, tạo nên nhiều thuận lợi đối với Việt Nam trong công tác giáo dục, đặc
biệt là giáo dục đại học.

Đối với những thuận lợi trong công tác thực thi cam kết, tại nước ta, công tác
“giáo dục phổ cập, giáo dục quốc phòng, an ninh, Đảng, đoàn thể, một số tổ chức xã
hội” sẽ không nắm trong dịch vụ giáo dục. Bên cạnh đó, người ta thay bằng việc mở
dịch vụ mua, bán tri thức cho người học. Điều này sẽ giúp giáo dục đại học nước ta có
thể được tạo điều kiện để nhằm “ứng phó và thích nghi chủ động, tự tin” trước rất nhiều
tác động mạnh mẽ khác nhau từ giáo dục của các nước thành viên. Đồng thời, việc mở
rộng dịch vụ giáo dục cũng mở ra những “cơ hội mới, nguồn đầu tư mới” trong công tác
“hợp tác phát triển giáo dục” với nước ngoài.

Ngoài ra, giáo dục đại học nước ta được cung ứng dịch vụ giáo dục xuyên quốc
gia. Nhờ hàng loạt các cam kết về các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế,
ngư nghiệp... mà ngành giáo dục có một hệ thống phát triển ổn định.

Các cam kết “mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ ngoài nước” giữa nước ta với các
quốc gia thành viên có thể góp phần tăng lượng công dân Việt Nam đi du học ngoài
nước. Như vậy, không chỉ sinh viên Việt Nam tiếp cận được nền giáo dục mới mà đồng
thời nước ta cũng sẽ thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong quá trình cam kết và hợp tác cũng giúp tạo nên “sự hiện diện
thương mại” của dịch vụ giáo dục. Điều này giúp giáo dục Việt Nam có thể “mở rộng
và tăng cường tổ chức hợp tác giáo dục giữa ta và các nước thành viên và có thể để các
nước thành viên hưởng đa số quyền lợi”

Cuối cùng là sự đảm bảo về sự “lưu chuyển công dân tự do” trong công tác giáo
dục tại Việt Nam, điều này cho phép “cung ứng dịch vụ giáo dục” tại các quốc gia thành
viên. Như vậy, không chỉ Việt Nam có thể đảm bảo lực lượng giáo dục nước ngoài vào
quốc gia được đảm bảo chất lượng mà người Việt cũng có cơ hội giáo dục tại các quốc
gia khác.

Việt Nam có nhiền tiền đề để thực hiện tốt công tác giáo dục đại học, đó là:

12
Thứ nhất, Việt Nam luôn đặt chính sách giáo dục lên hàng đầu. Do đó, ngành
giáo dục, trong đó có giáo dục Đại học có sự đầu tư lớn cho sự phát triển nền giáo dục
nói chung.

Thứ hai, Việt Nam có nền giáo dục đại học hàng ngàn năm lịch sử và cho đến
nay, sự phát triển của lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua từ phong kiến,
thuộc địa tới chủ nghĩa thực dân mới và dần phát triển tới hoàn thiện hơn như ngày nay.
Sự nghiệp giáo dục đại học của Việt Nam lâu dài đã sinh ra nhiều thành tựu to lớn,
trong đó quan trọng nhất là đã góp phần “tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt
Nam”, là “nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Thứ ba, hiện nay, giáo dục đại học được hiểu là “hình thức tổ chức giáo dục cho
các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao
đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”. Nước ta cũng có các văn bản
pháp luật quy định cụ thể giúp phát triển nền giáo dục nói chung cũng như có các chính
sách hay chủ trươngvề giáo dục Đại học nói riêng, điều này giúp tiến trình định hướng
phát triển giáo dục đại học được diễn ra suôn sẻ hơn.

Thứ tư, người dân Việt Nam ta có truyền thống hiếu học, ham học hỏi và đặc
biệt là biết áp dụng khoa học công nghệ, “tiếp thu cái mới, tiến bộ trên thế giới để có thể
ứng dụng tốt trong quá trình đào tạo, giáo dục” là điều kiện thuận lợi giúp công cuộc
phát triển ngành giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là giáo dục Đại học diễn ra thuận lợi.

13
Hình 3. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì phiên họp chuyên đề “Tự chủ
trong giáo dục đại học: Thực trạng, khó khăn và giải pháp”

Việc giáo dục Việt Nam mở rộng và tăng cường các biện pháp giáo dục trong
công tác hội nhập quốc tế và các biện pháp thông qua hội nhập để thay đổi quản lý giáo
dục giúp việc đào tạo, đặc biệt là đào tạo Đại học tại Việt Nam đạt được nhiều thành
tựu, qua đó tạo tiền đề đảm bảo phát triển xã hội quốc gia.

4.2. Tác động bất lợi

Sự giao thoa giữa các nền giáo dục với nhau không chỉ đi kèm với lợi ích mà
còn có những bất lợi theo sau đó.

Người ta thường hay nhắc tới việc nguy cơ đánh mất bản sắc bởi hội nhập,
nhưng thực ra vấn đề còn nhiều hơn thế.

Để có thể có sự hiện diện thương mại của dịch vụ giáo dục theo công tác của
cam kết và hội nhập, đòi hỏi giáo dục Việt Nam cần “lập được danh mục những lĩnh
vực, ngành nghề nào ta cần phát triển, còn thiếu nhân lực, thiếu những người tài giỏi, để
có chính sách khuyến khích”. Cũng tức là đưa ra những yêu cầu về mặt chất lượng và
Việt Nam cần nhanh chóng “hoàn thành, hoàn thiện các văn bản pháp quy” sao cho phù
hợp với trạng thái của Nhà nước cùng những quy định của WTO mà nước ta đã kí kết.

Ngoài ra, tuy rằng đội ngũ giáo dục Việt Nam được phép tham gia vào tổ chức
giáo dục của các nước thành viên thì cần phải “được các cơ sở nước thành viên mời

14
hoặc thuê” và “phải có bằng đại học trở lên, có đủ bằng cấp, chức danh nghề nghiệp
tương ứng và đã ít nhất có 2 năm kinh nghiệm sau khi ra trường”. Điều này cũng áp
dụng ngược lại và có những khó khăn nhất định, đòi hỏi việc nâng cao giáo dục.

Bên cạnh đó, khi thực hiện hội nhập thì một số nội dung thuộc các lĩnh vực khác
trong giáo dục mà nhà nước nếu không thực hiện quản lý sẽ khó có thể khống chế, kiểm
soát và có thể gây hại đến an ninh quốc gia hoặc con người. Bởi vậy Việt Nam cũng cần
có những lý trí sâu sắc trong việc xác nhận trước khi kí kết nội dung hiệp nghị, cam kết.

Đối với giáo dục phổ thông, ba vấn đề nổi bật trong công tác giáo dục lần lượt
là: “Vấn đề thiếu thốn cơ sở vật chất và sự chênh lệch giữa các vùng miền trong điều
kiện dạy - học trong công lập, bất chấp các quy định về giáo dục phổ cập trên nguyên
tắc bình đẳng”; “Việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên giỏi, đặc biệt là ở những vùng xa xôi
hoặc kém phất triển”; “Chương trình học tập từ nhiều năm nay vẫn luôn bị phê phán là
quá giáo điều, quá nghiêng về lý thuyết mà bỏ qua các nội dung về kỹ năng, thực hành,
trong khi giáo dục phổ thông của các nước phát triển trên thế giới đã có những thành
quả lớn về giáo học học hiện đại”.

Còn đối với giáo dục Đại học, tại Việt Nam, vẫn tồn tại những bất cập khách
quan đòi hỏi cần được giải quyết, đó là:

Thứ nhất, tình trạng “thiếu thốn cơ sở vật chất của các trường đại học” là vấn đề
cần nhắc đến đầu tiên. Dĩ nhiên, nếu so sánh với trước đây thì cơ sở vật chất hiện nay đã
có nhiều cải thiện, nhưng nó còn khá xa đối với hệ thống giáo dục của các quốc gia phát
triển khác. Bởi vậy nên đã làm hạn chế việc tiếp nhận sinh viên của các nước phát triển
hơn đến học tập tại các trường đại học Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập thì không thể
diễn biến du học theo một chiều mà cần học sinh, sinh viên của nước này đi du học ở
nước khác qua lại song song, tránh mất cân đối nhiều phương diện.

Thứ hai, hoạt động khoa học công nghệ ở các trường đại học Việt Nam cho thấy
một vài vấn đề trong thực trạng chưa thể giải quyết: “Điều kiện tiếp cận với khoa học
công nghệ và trí thức tiên tiến của giáo viên còn hạn chế; Một số trường đại học còn coi
nhẹ hoạt động nghiên cứu của giảng viên hoặc điều kiện tiến hành nghiên cứu ở nhiều
trường đại học còn thiếu thốn; Chế độ lương của các cơ quan công lập Việt Nam nói
chung và của ngành giáo dục nói riêng còn quá thấp so với mức chi trả của thị trường”.

Thứ ba là ở Việt Nam đang có 2 xu hướng đối lập nhau vẫn còn tồn tại trong
quan điểm về vai trò của các trường đại học. Đó là xu hướng “quá coi trọng giáo dục

15
nghề nghiệp”, điều vô hình trung “biến trường đại học thành một cơ sở dạy nghề”. Còn
lại là xu hướng vô cùng coi trọng những vấn đề lý thuyết, gây ra “xa rời thực tế”, đi
khác với chức năng giáo dục khai sáng và hoạt động học thuật cùng đào tạo nhân lực
của giáo dục đại học.

Thứ tư, chương trình giáo dục đại học hiện nay vẫn còn nhiều cứng nhắc, “chậm
cập nhật so với sự phát triển của thế giới”. Mặc dù trong những năm qua, giáo dục Đại
học đã có nhiều sự đổi mới về chương trình giáo dục nhưng các quy định cứng ngành
nghề, môn học,.. chưa được đổi mới với tiến trình hội nhập.

Thứ năm, tâm lý coi trọng bằng cấp diễn ra tương đối nghiêm trọng tại Việt
Nam, khiến cho “nhiều sinh viên có tâm lý học tập một cách hình thức (hư học), với
mục đích có tấm bằng đại học mà không quan tâm đến kiến thức”. Theo một vài khảo
sát trên nhiều sinh viên cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp đại học thất nghiệp vẫn rất cao, trong
khi các cơ sở sản xuất vẫn thiếu nhân lực đủ yêu cầu.

4.3. Đề xuất giải pháp

Để đồng thời thành công trongg công cuộc hội nhập, cũng đảm bảo cho sự phát
triển của giáo dục Việt Nam theo những tiêu chuẩn chung của thế giới, và vừa đảm bảo
“tính đặc thù của giáo dục Việt Nam trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của quốc gia”,
thì Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp làm thay thế đối với các bất lợi, khó
khăn hiện nay.

Đầu tiên, Nhà nước cần “xóa bỏ hoặc thu hẹp tối đa sự khác biệt về điều kiện
giáo dục giữa vùng nông thôn và thành thị”. Đối với giáo dục đại học, sự khác biệt về
cơ sở vật chất đặc biệt là trong thực hành sẽ khiến chất lượng giảng dạy có sự chênh
lệch vô cùng rõ ràng và ảnh hưởng chất lượng lao động sau này. Việc này cũng nhằm
mục tiêu xóa bỏ bất bình đẳng giáo dục, đảm bảo chất lượng cơ bản của giáo dục Đại
học tại Việt Nam.

Thứ hai, cần áp dụng chính sách “giáo dục bắt buộc miễn phí trong 9 năm học”
một cách nghiêm túc. Giáo dục Đại học là tiến trình giáo dục nâng cao từ giáo dục phổ
thông, và việc đảm bảo chất lượng về giáo dục trong 9 năm học sẽ tạo đà nâng cao trình
độ dân trí của người dân, từ đó “nâng cao trình độ người lao động nói chung và xây
dựng nguồn nhân lực quốc tế nói riêng”, tạo tiền đề tốt cho nâng cao chất lượng nhân
lực giáo dục Đại học.

16
Thứ tư, Việt Nam cần xem xét lại vấn đề đầu tư cho giáo dục, trong đó, “xác
định mũi nhọn ưu tiên cho phù hợp với điều kiện của quốc gia”. Việc đầu tư cho giáo
dục Đại học cần có sự tính toán kỹ lưỡng và thực tế bởi mặc dù có chú trọng nhưng
nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực vẫn có giới hạn, và không thể tuỳ ý lựa chọn phương
hướng đầu tư tự do.

Thứ năm, thông qua tiến trình hội nhập, Việt Nam cần “học hỏi kinh nghiệm”,
“áp dụng các tiêu chuẩn chung mang tính phổ quát trên thế giới” một cách thấu đáo.
Cần xây dựng một hệ thống rõ ràng bởi “mỗi chính sách được thực hiện trên thế giới
đều kèm theo những điều kiện thực thi cụ thể của Việt Nam” dựa trên các cam kết quốc
tế.

Cuối cùng, Nhà nước cần cho các trường đại học công lập được tự chủ. Bởi như
đã nêu, Việt Nam vẫn còn nhưng khó khăn trong công tác quản lý và đảm bảo về đầu tư
giáo dục, việc “giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ đại học” vừa là mong muốn,
vừa là quyền lợi, nhưng cũng vừa là một thử thách lớn đáng mong chờ. Chính phủ Việt
Nam hiểu rõ điều đấy nên đã tạo nhiều điều kiện, hiện tại đòi hỏi các cơ sở giáo dục tập
trung để có thể thuận lợi tự chủ và xây dựng hệ thống đại học phát triển.

Việt Nam thực hiện công tác giáo dục đại học diễn ra trong bối cảnh hợp tác và
cam kết quốc tế đã tạo nên rất nhiều thuận lợi, nhưng song song với nó là các khó khăn
cần được giải quyết.

17
PHẦN KÊT LUẬN
Ngành giáo dục Đại học của Việt Nam là lĩnh vực quan trọng của đất nước. Giáo
dục Đại học sẽ cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực quý giá, là đại diện cho tương lai
của quốc gia.

Công tác giáo dục Đại học vô cùng được chú trọng trong nhiều năm qua, Nhà
nước và các cơ quan ban ngành, các cơ sở đào tạo cũng vô cùng tập trung trong công
cuộc hỗ trợ sinh viên trong việc đào tạo.

Việc hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng chính là sự
mở ra con đường mới cho tiến trình giáo dục Đại học của Việt Nam, cũng là mở ra cơ
hội để Việt Nam vươn lên với quốc tế. Các hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam, các
cam kết song phương cũng tạo nên nhiều tác động tích cực lẫn thách thức đối với đội
ngũ giáo dục. Thông qua tiến trình hội nhập nói chung hay rõ ràng hơn là thông qua
hàng loạt các Hiệp định quan hệ quốc tế, Việt Nam đã có thể nhận rõ được vị trí của bản
thân so với sự phát triển xã hội. Việt Nam xác định được con đường phía trước, cũng
mở ra cơ hội để sinh viên có thể tiến bước trên con đường không chỉ theo kịp thế giới
mà còn vươn lên trở thành người dẫn dắt trong công tác tri thức.

Về cơ bản, giáo dục Đại học tại Việt Nam trong công tác thực hiện cam kết gặp
khó khăn nhất ở mặt đảm bảo về chất lượng nhân lực. Tuy nhiên, sự cố gắng không
ngừng nghỉ của các cá nhân, các sinh viên đã dần giúp Việt Nam vượt qua được rào cản
đó. Các sự cạnh tranh quốc tế vừa là khó khăn, vừa là thách thức và cũng là mục tiêu để
Việt Nam vượt qua, vươn lên trở thành một quốc gia phát triển hiện đại, thành công nhờ
vào sự hoàn thiện của công tác giáo dục Đại học.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh sách tài liệu:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai
đoạn 2011-2020”
2. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II phối hợp Bộ Thương mại (2006), Cẩm
nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Hà Nội
3. Luật Giáo dục (2005)
4. Luật Giáo dục Đại học (2012)
5. Nguyễn Trường Giang, “Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại
học công lập gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công
bằng và hiệu quả”, Bộ tài chính, 2013
6. Tổ chức Thương mại Thế giới (2006), WT/ACC/VNM/48: Báo cáo Ban Công
tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam
7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1216 - QĐ/TTg (2011), “Phê duyệt Quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020”
8. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2015), Sách Tài chính Việt Nam năm
2014-2015, NXB Tài chính
9. Knight, J. (2006), “Higher education crossing borders: A Guide to the
Implications of the General Agreement on Trade in Services (GATS) for Cross-
border Education”, A Report prepared for the Commonwealth of Learning and
UNESCO
10. VEPR (2015), The Impacts of TPP and AEC on the Vietnamese Economy (Phân
tích ảnh hưởng của TPP và AEC đối với nền kinh tế Việt Nam), Project Final
Report

Danh sách bài viết:

1. Đinh Thị Nga, “Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục đào tạo- thực trạng và đề
xuất”, thoe Tạp chí Tài Chính ngày 29/10/2017
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/dau-tu-cua-nha-nuoc-cho-giao-duc-
dao-tao-thuc-trang-va-mot-so-de-xuat-125673.html
2. Đức Tuân, “Hiện thực hóa các cam kết trong hợp tác phát triển giáo dục Việt
Nam – Hungary” theo Báo điện tử Chính phủ ngày 16/7/2022

19
https://baochinhphu.vn/hien-thuc-hoa-cac-cam-ket-trong-hop-tac-phat-trien-
giao-duc-viet-nam-hungary-102220628124303855.htm
3. Nguyễn Dạ Thảo, “Đổi mới giáo dục đại học theo định hướng hội nhập quốc
tế”, Trường Đại học Thái Bình Dương
http://pou.edu.vn/khoatckt/news/doi-moi-giao-duc-dai-hoc--theo-dinh-huong-
hoi-nhap-quoc-te.254
4. Lê Văn, “Những con số "biết nói" về giáo dục đại học Việt Nam”, theo Báo
Vietnam net ngày 11/08/2017
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-
dai-hoc-viet-nam-389870.html
5. Nam Việt, “Du học sinh Việt Nam ở nước ngoài tăng mạnh”, theo Báo Quảng
Nam ngày 7/3/2017
http://baoquangnam.vn/the-gioi/201703/du-hoc-sinh-viet-nam-o-nuoc-ngoai-
tang-manh-726389/.

20

You might also like