You are on page 1of 37

“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

MÔN HỘI NHẬP & CAM KẾT QUỐC TẾ

BÁO CÁO CUỐI KỲ

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN HOẠT


ĐỘNG LOGISTIC CỦA VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LỚP_HỌC KÌ

Trần Ngọc Quỳnh 2540_2133

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” i


“Đại học Hoa Sen” KHOA KINH TẾ “Khoa
& QUẢNKinh tế &TRỊ
Quản trị”

MÔN HỘI NHẬP VÀ CAM KẾT QUỐC TẾ

BÁO CÁO CUỐI KỲ

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN HOẠT


ĐỘNG LOGISTIC CỦA VIỆT NAM

Võ Tuấn Kiệt 22011110


Dương Ngọc Cát Tường 22009679
NHÓM 5 Nguyễn Ngọc Băng Châu 22013612
Nguyễn Ngọc Thiên Hương 22011384
Quách Trương Minh Hưng 22004488

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” ii


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn quý báu nhất đến Trường Đại học Hoa
Sen đã đưa môn học “Hội nhập và Cam kết Quốc tế” vào chương trình giảng dạy và tạo điều
kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện đa dạng các loại tài liệu thuận lợi cho chúng em
tìm kiếm, nghiên cứu thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này.

Tiếp đến, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Trần
Ngọc Quỳnh đã tận tình giảng dạy, truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua để chúng em có thể tiếp thu thêm nhiều kiến
thức để thực hiện bài tiểu luận này.

Có thể là do kiến thức là một thứ rộng lớn vô hạn, còn kiến thức của bản thân mỗi
người là hữu hạn nên có những hạn chế nhất định. Thực sự, chúng em đã cố gắng hết sức,
nhưng do kiến thức vẫn còn hạn chế và chưa được va chạm với xã hội nên chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên không thể nào tránh được những thiếu sót. Rất kính mong sự góp
ý của các quý thầy cô để bài tiểu luận nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” iii


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... iii

MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................................ vii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1

1. NỘI DUNG CÁC HIỆP ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................... 2

1.1. Hiệp định EVFTA ................................................................................................... 2

1.2. Hiệp định CPTPP .................................................................................................... 5

2. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ...................................................................................... 7

2.1. Các cam kết chung về dịch vụ logistics .................................................................. 7

2.2. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải biển................................................... 10

2.3. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường sắt và vận
tải đường bộ ...................................................................................................................... 12

2.4. Cam kết mở cửa thị trường các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải ............. 15

3. TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ............................... 17

3.1. Hiệp định CPTPP .................................................................................................. 17

3.2. Hiệp định EVFTA ................................................................................................. 19

4. NHỮNG ĐIỂM THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM KHI THỰC THI
CAM KẾT ........................................................................................................................... 22

4.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 22

4.2. Bất lợi.................................................................................................................... 23

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 29

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” iv


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam

EVIPA Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

JEFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Nhật Bản

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

EU Liên minh Châu Âu

FTA Hiệp định thương mại tự do

VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

WCO Tổ chức Hải quan Thế giới

VLA Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” v


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Table 1 - Nguồn: Các Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, 2019, Bộ Công Thương
.............................................................................................................................................. 18
Table 2 - Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang EU thời gian trước và
sau khi EVFTA có hiệu lực ................................................................................................... 20

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” vi


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” vii


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hoá, nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics
ra đời như một giải pháp đáp ứng cho nhu cầu phân phối, vận chuyển hàng hoá từ nhà sản
xuất đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhất. Du nhập vào
Việt Nam từ 25 năm về trước, ngành Logistics đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong
việc kết nối, hỗ trợ các lĩnh vực khác với nhau. Việt Nam được đánh giá là một thị trường
tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics. Theo Hiệp hội Doanh
nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đánh giá “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam
trong thời gian tới sẽ là xung lực cho sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics”. Hiện tại, do
tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã được mở rộng mối quan hệ đối ngoại với
nhiều nước và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do góp phần đẩy mạnh xuất
nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, Việt Nam đã ký kết tất cả 15 Hiệp định thương mại
tự do (FTA) và đang tiếp tục đàm phán thêm 2 Hiệp định khác nữa. Những cam kết của Việt
Nam trong lĩnh vực Logistics này được thể hiện ở rất nhiều hiệp định, cụ thể hơn là được thể
hiện kĩ lưỡng trong 2 Hiệp định CPTPP và EVFTA. Nhờ vào các FTA mà ngành Logistics
Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt. Mặc dù vậy, trong việc thực thi các cam kết được
đưa ra, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn bởi vì đất nước vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế
chưa được khắc phục. Nhìn chung, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế của
Việt Nam trên chiến trường thế giới và mở rộng mối quan hệ đối ngoại với nhiều nước trên
thế giới.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 1


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

1. NỘI DUNG CÁC HIỆP ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA (European Vietnam Free Trade Argeement) là hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam – EU, là sự thoả thuận giữa Việt Nam với 28 nước thành viên trong Liên
minh Châu Âu. Vào ngày 2/12/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao uỷ
Thương mại EU đã ký Tuyên bố việc chính thức kết thúc đàm phán EVFTA sau gần 3 năm
đàm phán. Ngày 26/6/2018, Việt Nam và Liên minh Châu Âu thống nhất tách riêng hiệp định
EVFTA thành 2 hiệp định về thương mại và đầu tư. Tháng 8/2018, EU hoàn tất quá trình rà
soát pháp lý và công bố chính thức văn kiện Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định
bảo hộ đầu tư (EVIPA). Cả 2 Hiệp định đều được chính thức ký kết vào ngày 30/6/2019, và
được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2/2020 và được Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn vào ngày 8/6/2020. Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Có thể
nói, EVFTA tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt
Nam và EU và được coi là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Nội dung Hiệp định EVFTA
bao gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ đính kèm.

1.1.1. Xoá giảm một số rào cản thuế quan

Lâu nay, Logistics là ngành tiềm năng nhưng tại Việt Nam ngành này vẫn chưa được
phát huy tốt khả năng của mình, tuy nhiên khi ký kết hiệp định EVFTA có nhiều khả năng
đây sẽ là cơ hội thăng tiến với nhiều ưu thế có lợi được đề ra trong hiệp định. Cụ thể trong
hiệp định có nội dung về việc cam kết EU và Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với
99% số dòng thuế trong thời gian là 10 năm đối với Việt Nam và 7 năm đối với EU. Tất cả
các danh mục điều khoản đều sẽ được áp dụng theo Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế
quan) với mục đích giảm thiểu thuế quan thương mại hàng hóa cho bên đối phương và ngược
lại, được căn cứ dựa trên Biểu thuế của Việt Nam (2-A-2) và Biểu thuế của bên Liên minh
Châu Âu (2-A-1). Ở các điều khoản chung về thuế này nói chi tiết về xử lý, thực thi, thời
gian áp dụng thực thi kể từ khi hiệp định có hiệu lực với từng danh mục khác nhau tương
ứng với từng bên. Thuế suất cơ bản và danh mục các điều khoản hạn chế là công cụ để xác
định mức thuế tạm thời ở khoảng thời gian giảm thiểu cho một mặt hàng được nêu cụ thể
trong biểu thuế ở mỗi bên. Thuế suất ưu đãi của Liên minh Châu Âu theo hiệp định này và
đối với bất kì trường hợp nào thì mức thuế đó cũng không được cao hơn mức thuế thông

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 2


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

thường của EU áp dụng cho hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam trước khi hiệp định có hiệu
lực, được áp dụng từ ngày đó tới năm thứ 7 kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Các mức thuế
trong thời gian tạm thời phải làm tròn xuống 0,1% hoặc tỉ lệ thuế quan được thể hiện qua đơn
vị tiền tệ tối thiểu 10 xu Euro gần nhất từ phía EU.

1.1.2. Hạn ngạch thuế quan

Bên cạnh đó, cả hai bên còn quản lý từng hạng ngạch thuế quan. Đối với Việt Nam cách
thức quản lý, thời gian thực thi, lượng cùng với các điều khoản có liên quan đến việc phân
bổ hạn ngạch thuế quan của Việt Nam phù hợp với các cam kết với WTO. Hàng hóa có nguồn
từ danh mục “B10- trong hạn ngạch” ở biểu thuế của Việt Nam thì các thuế trong hạn ngạch
của hàng hóa đó được xóa bỏ dần trong thời gian 11 năm tính từ thời điểm hiệp định được
thi hành, và sau đó sẽ không áp thuế đối với các loại hàng hóa đó nữa. Với hàng hóa có xuất
xứ cũng trong danh mục vừa nêu trên sẽ không bắt buộc thuế ngoài hạng ngạch.

1.1.3. Quản lý xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường hàng hóa

Thực hiện các cam kết mang lại lợi ích phát triển cho nền kinh tế Việt Nam và cũng
chính là triển vọng của việc hội nhập Logistics toàn cầu. Trước tiên là cam kết về thuế quan
của việc giao thương hàng hóa trong EVFTA, được chia thành thuế nhập khẩu và xuất khẩu.
Cam kết này để xóa giảm các loại thuế nhập khẩu và toàn bộ thuế xuất khẩu. Tiếp đó là cam
kết về ưu đãi thuế nhập khẩu để loại bỏ liền sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, loại bỏ
thuế theo lộ trình, hạn ngạch thuế cùng với một trường hợp khác là không loại bỏ thuế. Hiệp
định EVFTA xác định những ưu đãi với hình thức và mức độ cụ thể để áp dụng với từng
dòng thuế tương ứng với các loại hàng hóa khác nhau. Ngoài ra, còn có cam kết về thuế, hạn
ngạch thuế quan của EU đối với Việt Nam và ngược lại. Tại đó, hai bên cam kết thỏa thuận
về việc áp dụng mức thuế, cắt giảm thuế theo từng dòng thuế cho các mặt hàng từ phía nước
đối tác theo lộ trình, nhóm hàng hóa như được đưa ra và đã được chấp thuận. Cùng với nhiều
cam kết chi tiết về sản phẩm khác, cam kết được qui định nghiêm ngặt của từng nhóm hàng
hóa cụ thể khác nhau, nhưng các cam kết được nói đến là các cam kết có thể nói để bảo vệ
quyền lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu và việc Logistics vận chuyển hàng hóa vì hầu như
các cam kết có liên quan đều nói đến thuế xuất, nhập và các lượng, mức hạn ngạch.

1.1.4. Hải quan và thuận lợi thương mại

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 3


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Chúng ta nhận thức được rằng hàng hải là một trong những con đường vận hành Logistics,
vì thế điều cần thiết là phải thiết lập qui trình, thủ tục hải quan hợp lý và chặt chẽ với mục
đích chung là phát triển thương mại, giao thường vận tải hàng hóa. Trong hiệp định EVFTA
đã có một văn kiện dành riêng để nói rõ về thủ tục hải quan để phát triển thương mại một
cách dễ dàng. Hai bên đối tác bắt buộc phải hợp tác, phối hợp ăn ý về vấn đề này. Cụ thể
phải làm mọi cách đơn giản hoặc hiện đại hóa thủ tục, thực thi đúng thủ tục, tạo điều kiện
thuận lợi để vận chuyển và quá cảnh, xây dựng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp.
(Điều 4.2, Hải quan và tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định EVFTA). Phải tuân thủ các qui
định trong việc “giải phóng hàng hóa” không vượt mức thời gian cho phép, cho phép giải
phóng không nộp thuế nhưng phải thỏa điều kiện đảm bảo nộp lại sau đó. (Điều 4.4, Hải quan
và tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định EVFTA). Cả hai bên phải rõ ràng về “phí và lệ phí”
thông qua một hình thức chỉ định bao gồm lý do, cơ quan có trách nhiệm, thời điểm nộp,
cách thức nộp. (Điều 4.10, Hải quan và tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định EVFTA).

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 4


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

1.2. Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific


Partnership) là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. CPTPP
được coi là FTA thế hệ mới đầu tiên được thực thi của thế kỷ XXI. Ban đầu, Hiệp định này
chỉ có 4 nước tham gia bao gồm: Brunei, Chile, New Zealand và Singapore được gọi tắt là
Hiệp định P4. Ngày 22/9/2008, 4 nước thành viên đàm phán với nhau thành lập nên một Hiệp
định mới có tên là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, Australia
và Peru cũng xin tham gia TPP. Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là một quan
sát viên đặc biệt. Sau 3 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của TPP
nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức vào ngày 14/11/2010 tại Yokohama, Nhật Bản. Cùng
lúc đó, TPP cũng kết nạp thêm các thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật
Bản, nâng tổng số thành viên trong Hiệp định lên thành 12. Trải qua hơn 30 phiên đàm phán,
Hiệp định TPP được chính thức ký kết tại Auckland, New Zealand vào ngày 4/2/2016. Tuy
nhiên đến 30/01/2017, Mỹ rút khỏi TPP. Ngày 08/3/2018, các Bộ trưởng của 11 nước còn lại
đã đàm phán đổi tên TPP thành CPTPP với những nội dung cốt lõi và đã chính thức ký kết
tại thành phố Santiago, Chile. Tại thời điểm ký kết, CPTPP là khối liên kết kinh tế lớn thứ 3
trên thế giới, chỉ đứng sau JEFTA và EU. Ngay sau khi CPTPP được ký kết, rất nhiều các
nước khác cũng đã bày tỏ nguyện vọng được tham gia hiệp định này. CPTPP chính thức có
hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2019

Nội dung của Hiệp định CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP bao
gồm“30 Chương ngoại trừ các cam kết riêng của Mỹ hoặc với Mỹ trong TPP, 22 điểm tạm
hoãn và một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP.”

1.2.1. Mở cửa thị trường hàng hóa

Nếu không thay đổi gì về mặt nội dung của phần này thì không phía nào được quyền
tăng thuế quan hoặc áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ. Có thể
cắt giảm thuế quan theo yêu cầu của bất kỳ phía nào, các bên còn lại cùng với bên yêu cầu
tiến hành tham vấn và xử lý nhanh xóa bỏ thuế. Có thể đơn phương đẩy nhanh lộ trình xóa
bỏ thuế. (Điều 2.4 “Xóa bỏ thuế quan”, Hiệp định CPTPP).

1.2.2. Hải quan và tạo thuận lợi thương mại

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 5


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Trong nội dung hiệp định có khuyến khích các bên hợp tác về hải quan, bởi lẽ đây là
phương tiện có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, thực hiện
tốt các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng quốc tế, hợp tác tốt vấn đề này để thuận lợi phát triển có
hiệu quả hiệp định. (Điều 5.2, “Hợp tác hải quan”, Hiệp định CPTPP). Bên nhập khẩu lẫn
bên xuất khẩu đều phải nhanh chóng cung cấp thông tin liên quan đến dữ liệu thực tế như các
loại hạn ngạch được yêu cầu, các hạn ngạch về thuế suất, hoàn thuế, ân hạn, miễn thuế hải
quan. (Điều 5.4 “Phản hồi các yêu cầu tư vấn hoặc cung cấp thông tin”, Hiệp định CPTPP).
Các bên phải cố gắng ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến thủ tục giải phóng
hàng hóa, dùng hệ thống điện tử để tự động hóa phân tích các rủi ro, tích cực triển khai các
tiêu chuẩn và yếu tố cho dữ liệu xuất nhập khẩu theo “Mô hình Dữ liệu của Tổ chức Hải quan
Thế giới (WCO)”. (Điều 5.6, “Tự động hóa”, hiệp định CPTPP). Bên cạnh đó, phải duy trì
các thủ tục hải quan đối với chuyển phát nhanh nhưng vẫn giữ mức độ giám sát hải quan với
cơ chế phù hợp, để giải quyết hàng chuyển phát nhanh phải xử lý thông tin trước khi hàng
đến. (Điều 5.7, “Hàng chuyển phát nhanh”, Hiệp định CPTPP). Phải áp dụng các thủ tục hải
quan để “giải phóng hàng” để tạo thuận lợi thương mại, qui định việc giải phóng hàng trong
khoảng thời gian nhất định là 48 giờ tính từ thời điểm hàng đến, xử lý qua hình thức cổng
thông tin điện tử trước đó để đẩy nhanh tiến trình. Cho phép hàng hóa được giải phóng tại
điểm tới không cần phải di dời địa điểm. (Điều 5.10 “Giải phóng hàng hóa”, Hiệp định
CPTPP).

Nhìn chung, từ các nội dung của cả hai hiệp định EVFTA và CPTPP, có thể thấy được
đây chính là những yếu tố chính quan trọng và có lợi, mang lại tác động tích cực đối với nền
kinh tế Việt Nam nói chung và Logistics cung ứng, xuất nhập khẩu nói riêng. Chính nhờ vào
các nội dung, cam kết đã được đồng thuận ký kết trong hiệp định nó sẽ tạo ra sự thuận lợi
cho việc trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh. Không chỉ mang lại lợi
ích về việc gỡ bỏ được một số rào cản thuế mà việc phải thực hiện theo đúng qui chuẩn của
hiệp định đề ra giúp ngành Logistics cải thiện được các hoạt động của ngành này, khắc phục
những khuyết điểm và đồng thời phát huy những ưu điểm hiện tại. Đặc biệt khuyến khích áp
dụng cách vận hành theo khuynh hướng quốc tế đây sẽ là cầu nối cho Logistics Việt Nam
hội nhập trong khu vực và toàn cầu. Hơn thế, khi nền kinh tế phát triển hội nhập toàn cầu thì
chắc chắn Logistics sẽ là công cụ tất yếu, có thể nói đây là một bước ngoặc làm bàn đạp cho
ngành Logistics hội nhập toàn cầu.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 6


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

2. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM


2.1. Các cam kết chung về dịch vụ logistics

2.1.1. Những cam kết của Việt Nam về nghĩa vụ ứng xử chung với nhà đầu từ, cung cấp
dịch vụ EU

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 7


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

2.1.2. Nhân sự của nhà cung cấp dịch vụ EU có thể được chuyển sang làm việc tại hiện
diện thương mại ở Việt Nam

Mỗi văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh hoặc doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài mà
nhà cung cấp dịch vụ EU thành lập ở Việt Nam có thể dùng nhân sự di chuyển nội bộ nhưng vẫn
đảm bảo được ít nhất 20% có quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia là người Việt Nam.

Tỷ lệ 20% nêu trên sẽ không áp dụng trong các trường hợp sau:

o Trong mọi trường hợp, được có tổng cộng 3 nhân sự nước ngoài cho các vị trí quản lý,
giám đốc điều hành và chuyên gia.
o Có thể sử dụng nhân sự nước ngoài di chuyển nội bộ nếu đơn vị đó có thể chứng minh
được rằng các vị trí liên quan không thể được đảm trách bởi người Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhân sự nước ngoài di chuyển sang Việt Nam cũng có ràng buộc về thời gian ở Việt
Nam:

o Người quản lý, giám đốc: được làm việc tại Việt Nam tối đa 3 năm
o Nhân viên tập sự: được làm việc tại Việt Nam tối đa 1 năm

Tuy nhiên, các cam kết này liên quan tới nhân sự di chuyển nội bộ và Việt Nam chưa có cam kết
liên quan đến tuyển dụng nhân sự có quốc tịch nước ngoài để làm việc trong các văn phòng, phòng
ban có 100% vốn mà nhà đầu tư EU thành lập tại Việt Nam.

2.1.3. Cá nhân đại diện cho nhà cung cấp dịch vụ EU được nhập cảnh vào Việt Nam để
chào bán hoặc cung cấp dịch vụ logistics theo hợp đồng

Trong EVFTA, Việt Nam cho phép các cá nhân đại diện cho nhà cung cấp dịch vụ EU được nhập
cảnh vào Việt Nam để chào bán trong khoảng thời gian dưới 90 ngày.

Trong EVFTA, Việt Nam mới cam kết cho phép cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam để cung cấp
dịch vụ theo hợp đồng cho khách hàng tại Việt Nam trong một vài dịch vụ nhưng không có dịch
vụ logistics.

2.1.4. Nhà đầu tư EU thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh
cung cấp dịch vụ logistics ở Việt

Việt Nam có quyền đồng ý hay không đồng ý cho nhà đầu tư hay nhà cung cấp dịch vụ logistics
EU thành lập doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã cung cấp dịch vụ Logistics ở Việt Nam vì Việt
Nam chưa cam kết việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã hoặc hộ kinh
doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào kể cả Logistics.
“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 8
“ĐạiNam
Việt học có
Hoaquyền “Khoa
Sen”đồng ý hay không đồng ý cho nhà đầu tư hay nhà cung Kinh tế &vụQuản
cấp dịch trị”
logistics
EU thành lập doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã cung cấp dịch vụ Logistics ở Việt Nam vì Việt
Nam chưa cam kết việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã hoặc hộ kinh
doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào kể cả Logistics.

2.1.5. Đồng ý cho phép nhà cung cấp dịch vụ logistics EU thành lập văn phòng đại diện
hoặc chi nhánh ở Việt Nam

2.1.6. Việt Nam dùng những biện pháp đối xử khác đối với hoạt động của các đại diện
thương mại dịch vụ logistics của EU ở Việt Nam

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 9


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

2.2. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải biển

2.2.1. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận chuyển biển nội địa

Đồng ý cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế EU tái phân phối container rỗng với
điệu kiện những container đó không vận chuyển có phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để
xử lý hàng hóa của hang tàu đó giữa cảng Qui Nhơn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Sau 5 năm sẽ loại
bỏ giới hạn về cảng nhưng có điều kiện là các tàu gom hàng phải ghé cảng Việt Nam.

Đồng ý cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế EU cung cấp dịch vụ gom hàng bằng
tàu giữa cảng Qui Nhơn và cảng Cái Mép - Thị Vải.

2.2.2. Nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển EU cung cấp dịch vụ qua biên giới cho khách
hàng tại Việt Nam.

2.2.3. Hãng tàu EU thành lập doanh nghiệp vận tải có đội tàu biển treo cờ Việt Nam

2.2.4. Nhà cung cấp dịch vụ EU thành lập doanh nghiệp hoặc liên doanh có 100% vốn
nước ngoài ở Việt Nam để cung cấp dịch vụ vận tải biển

2.2.5. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thủy

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 10


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

2.2.6. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 11


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

2.3. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường sắt và vận
tải đường bộ

2.3.1. Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ hàng không

Trong WTO cũng như EVFTA, Việt Nam mở cửa rất hạn chế về dịch vụ vận tải hàng không.
Trong EVFTA, Việt Nam chỉ đồng ý mở cửa một số dịch vụ cho hoạt động vận tải hàng không,
nhưng chưa có cam kết nào liên quan tới vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng
không.

2.3.2. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ giới thiệu, bán các sản phẩm hàng không, đặt,
giữ chổ cho EU

Đối với giới thiệu, bán các sản phẩm hàng không, Việt Nam mở cửa trong EVFTA tương đương
với WTO, trong đó:

o Các nhà cung cấp dịch vụ EU có thể bán, giới thiệu sản phầm hàng không qua biên giới từ
EU cho khách hàng ở Việt Nam hoặc tại EU cho khách hàng Việt Nam tiêu dùng ở EU
không hạn chế.
o Chỉ đồng ý cho hang hàng không EU giới thiệu, bán các sản phẩm hàng không ở Việt Nam
thông qua phòng vé của mình hoặc đại lý ở Việt Nam.

Đối với dịch vụ đặt, giữ chổ bằng máy vi tính, Việt Nam cũng cam kết giống nhau trong WTO và
EVFTA, trong đó:

o Cung cấp dịch vụ đặt, giữ chổ từ EU cho khách hàng ở Việt Nam hoặc tại EU cho khách
hàng Việt Nam tiêu dùng ở EU là không hạn chế nhưng với điều kiện nhà cung cấp dịch
vụ EU sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền ở
Việt Nam.
o Đồng ý cho nhà cung cấp dịch vụ EU lập liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài
hoặc công ty 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ đặt, giữ chổ ở Việt Nam với điều
kiện sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền ở
Việt Nam.

2.3.3. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 12


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Không hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sữa chữa máy bay từ EU qua biên giới
cho khách hàng ở Việt Nam và ở EU cho khách hàng Việt Nam tiêu dùng ở EU.

Việt Nam cũng đồng ý cho nhà đầu tư EU thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để kinh doanh dịch vụ này ở Việt Nam.

2.3.4. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ mặt đất trong vận tải hàng không

Có 2 lĩnh vực vận tải hàng không mà Việt Nam chưa cam kết trong WTO nhưng đã có trong
EVFTA, trong đó có dịch vụ mặt đất. Tuy Việt Nam không cam kết mở tất cả các dịch vụ mặt đất
mà vẫn có loại trừ khỏi phạm vi cam kết các dich vụ sau:

o Dịch vụ về bảo dưỡng và làm sạch máy bay


o Dịch vụ vận tải mặt đất
o Dịch vụ quản lý sân bay
o Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay

Ngoài 4 dịch vụ mặt đất trên, Việt Nam cam kết sẽ không giới hạn việc cung cấp hoạt động do nhà
cung cấp dịch vụ EU qua biên giới cho khách hàng ở Việt Nam và cho khách hàng Việt Nam sử
dụng dịch vụ ở EU.

2.3.5. Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ cung cấp các suất ăn trên chuyến bay

Đây là 1 trong 2 dịch vụ mà Việt Nam chưa có cam kết trong WTO nhưng đã có trong EVFTA
cùng với dịch vụ mặt đất.

Việt Nam cam kết mở mạnh hơn trong dịch vụ cung cấp suất ăn trên chuyến bay so với dịch vụ
mặt đất. Cụ thể:

o Nhà cung cấp dịch vụ EU qua biên giới cho khách hàng ở Việt Nam và khách hàng Việt
Nam sử dụng dịch vụ ở EU sẽ không bị giới hạn về việc cung cấp dịch vụ.
o Thành lập liên doanh giữa nhà cung cấp dịch vụ EU và đối tác Việt Nam được cho phép
với tỷ lệ vốn nước ngoài không vượt 49%.

2.3.6. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ đường sắt

Các cam kết trong WTO về dịch vụ đường sắt bao gồm cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách
đều không có thay đổi. Cụ thể là:

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 13


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

o Mở cửa hoàn toàn với việc khách hàng Việt Nam dùng dịch vụ đường sắt EU ở EU mặc
dù chưa có cam kết gì về cung cấp dịch vụ đường sắt qua biên giới.
o Nhà cung cấp dịch vụ đường sắt EU cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt ở
Việt Nam bằng hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam chỉ được cho phép khi tỷ lệ vốn
nước ngoài không vượt 49%.

2.3.7. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải đường bộ

Thị trường dịch vụ vận tải đường bộ đã được Việt Nam mở cửa cho nước ngoài từ cam kết WTO
bao gồm cả dịch vụ vận tải hàng hóa ( CPC 7121 và CPC 7122) và vận tải hàng hóa (CPC 7123)
và vẫn giữ nguyên mức mở cửa này trong EVFTA. Cụ thể là:

o Đã mở cửa hoàn toàn với việc khách hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt EU
ở EU mặc dù chưa có cam kết về cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ qua biên giới.
o Nhà cung cấp dịch vụ EU chỉ được phép cung cấp dịch vụ bằng 1 trong 2 hình thức: hợp
đồng hợp tác kinh doanh hoặc là liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó vốn nước ngoài
không vượt 49%.
o Đối với dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ có thể liên doanh với tỷ lệ vốn nước ngoài
không vượt 51% nhưng với điều kiện phải qua thủ tục “kiểm tra nhu cầu kinh tế”.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có cam kết yêu cầu 100% lái xe trong liên doanh này phải là công
dân Việt Nam.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 14


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

2.4. Cam kết mở cửa thị trường các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

2.4.1. Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

Chỉ có 4 nhóm dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải sau đây là được Việt Nam cam kết mở cửa
thị trường trong EVFTA, cụ thể là:

o Dịch vụ xếp dỡ container, ngoại trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay ( thuộc một phần của
CPC 7411).
o Dịch vụ kho bãi ( CPC 742).
o Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748), gồm cả dịch vụ giao nhận hàng hóa.
o Các dịch vụ khác ( thuộc một phần của CPC 749) như là kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi
giới vận tải hàng hóa, giám định hàng hóa, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn
bị chứng từ vận tải

Bên cạnh đó, EVFTA cũng cam kết thêm trong 2 lĩnh vực hỗ trợ mọi phương thức vận tải chưa có
trong WTO, gồm:

o Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa hàng hải


o Dịch vụ nạo vét

2.4.2. Các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải cung cấp qua biên giới hoặc tiêu dùng
ở nước ngoài có được Việt Nam cho phép không?

Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào đối với việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức
vận tải qua biên giới cho khách hàng tại Việt Nam ngoại trừ dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa)
trong WTO.

Còn trong EVFTA, Việt Nam chỉ còn ở mức “chưa cam kết” với dịch vụ đại lý dịch vụ hàng hải
và dịch vụ nạo vét. Với các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải khác có trong cam kết, Việt
Nam đều cam kết mở cửa không hạn chế cho các nhà cung cấp dịch vụ EU cung cấp qua biên giới.

2.4.3. Nhà đầu tư EU lập hiện diện thương mại tại Việt Nam để cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ mọi phương thức vận tải có được Việt Nam cho phép?

Đối với EVFTA, Việt Nam có những cam kết riêng về mức mở cửa cho các hiện diện thương mại
ở Việt Nam với từng loại dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, cụ thể là:

o Về dịch vụ xếp dỡ container ( không kể đến dịch vụ cung cấp tại sân bay): mức cam kết
trong WTO được Việt Nam giữ nguyên, chỉ đồng ý cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
“Hội nhập
lập liên doanh
& các kếtđốiQuốc
Camvới tác Việt
tế” Nam với vốn nước ngoài không vượt 50%. 15
o Về dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải hàng hóa: cả trong WTO lẫn EVFTA, Việt Nam đều
cam kết không giới hạn việc thành lập liên doanh, doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài ở
Đối với EVFTA, Việt Nam có những cam kết riêng về mức mở cửa cho các hiện diện thương mại
“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”
ở Việt Nam với từng loại dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, cụ thể là:

o Về dịch vụ xếp dỡ container ( không kể đến dịch vụ cung cấp tại sân bay): mức cam kết
trong WTO được Việt Nam giữ nguyên, chỉ đồng ý cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
lập liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn nước ngoài không vượt 50%.
o Về dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải hàng hóa: cả trong WTO lẫn EVFTA, Việt Nam đều
cam kết không giới hạn việc thành lập liên doanh, doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài ở
các lĩnh vực này.
o Về dịch vụ khác ( thuộc một phần CPC 749): trong WTO, Việt Nam mới chỉ đồng ý cho
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh. Trong EVFTA, Việt Nam đồng ý
cả việc thành lập doanh nghiệp100% vốn nước ngoài.
o Về dịch vụ xếp dỡ hàng hóa hàng hải: trong WTO, Việt Nam chưa có cam kết về dịch vụ
này. Trong EVFTA, Việt Nam đồng ý cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên
doanh với vốn nước ngoài không vượt 49%.
o Về dịch vụ nạo vét: mức cam kết tương đương với dịch vụ xếp dỡ hàng hóa nhưng đồng ý
nâng tỷ lệ vốn nước ngoài lên tối đa 51% kể từ khi EVFTA có hiệu lực 5 năm.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 16


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

3. TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM
3.1. Hiệp định CPTPP

Hai năm đầu thực thi các cam kết trong CPTPP cũng là hai năm kinh tế và thương mại
toàn cầu nói chung và thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP nói riêng đứng trước
rất nhiều khó khăn.“Tính tới nay, nhiều cam kết của CPTPP đã được triển khai trên thực
tế,“những kết quả đầu tiên cũng đã được phản ánh thông qua các”số liệu thống kê vĩ mô về
thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP, và các dữ liệu về công tác cải cách
thể chế thực thi cam kết CPTPP ở Việt Nam.”

Do sự căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, sự suy giảm tương ứng của nhiều nền kinh tế,
các xung đột thương mại ở nhiều khu vực trên thế giới, nên Năm 2019 hoạt động thương mại
quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, khiến cho các tác động của CPTPP“đối với doanh
nghiệp và nền kinh tế bị biến thiên tương đối. Các kết quả xuất nhập khẩu trong giai đoạn
này giữa Việt Nam với các”đối tác CPTPP được cho là vẫn phản ánh tương đối sát hiệu quả
từ Hiệp định.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 17


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác CPTPP 2018-2019

Table 1 - Nguồn: Các Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, 2019, Bộ Công Thương

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong năm 2019,“kim ngạch trao đổi thương mại
giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018, trong
đó:“Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2%
so với năm 2018 (8,1% nếu chỉ tính 6 thị trường CPTPP đã phê chuẩn Hiệp định); Kim ngạch
nhập khẩu từ các nước CPTPP vào Việt Nam đạt 37,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2018.
Như vậy, năm 2019 Việt Nam xuất siêu sang các nước CPTPP 1,6 tỷ USD, tăng 56% so với
mức thặng dư năm 2018. Chi tiết kim ngạch xuất nhập khẩu cụ thể với từng nước CPTPP.
CPTPP đã và đang cho kết quả rất tích cực về cho ngành logictics Việt Nam.”Kết quả xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP năm 2019 được xem là khả quan, cho thấy
CPTPP đã phát huy hiệu quả ban đầu tốt trong năm đầu tiên, đặc biệt là ở các thị trường
mới.”

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 18


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Cụ thể theo “Nghị quyết 72/2019/QH14 ngày 12/11/2019 phê chuẩn CPTPP và các
Văn kiện liên quan về Các Luật, Bộ luật được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam kết trong
Hiệp định CPTPP” và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 121/QĐ-TTg ngày 24/1/2019
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP thì nhiệm vụ đặt
ra trong 02 năm đầu thực thi CPTPP.”

“Nhìn chung Việt Nam Đã hoàn đầy đủ các nghĩa vụ đặt ra theo các cam kết đã có
hiệu lực tới thời điểm này của Hiệp định. các kết quả thực thi CPTPP từ góc độ logictics cho
thấy Hiệp định đang bắt đầu phát huy hiệu quả, chủ yếu ở các thị trường mới Các thay đổi
về pháp luật theo cam kết CPTPP đã được hoàn tất, đáp ứng cam kết nhưng phần lớn đều
được ban hành chậm hơn so với yêu cầu của Hiệp định..”

3.2. Hiệp định EVFTA

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng ở quy mô toàn cầu, các hoạt động
thương mại trì trệ có lúc gần như bị tê liệt và bị xáo trộn theo cách chưa từng có. Lúc này
nhà nước thực hiện các chính sách giãn cách xã hội, phân nhóm hàng hóa thiết yếu-không
thiết yếu, các biệt pháp kiểm dịch, đống cửa tạm thời nền kinh tế, hệ quả của dịch bệnh tới
chuỗi cung sản xuất và vận tải, sự đứt gãy của các chuỗi sản xuất do dịch bệnh…trong bối
bối cảnh dịch bệnh như vậy, các kết quả thương mại giữa Việt Nam với đối tác bị ảnh hưởng
nghiêm trọng không đủ tin cậy để cho những đánh giá thực về hiệu quả thực thi Hiệp định.
Việc thực thi các cam kết trong EVFTA sẽ dẫn đến những cải thiện về thể chế, chính sách,
pháp luật theo hướng minh bạch, thuận lợi hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Ngay
sau khi EVFTA có hiệu lực một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng tưởng
hơn trước khi EVFTA có hiệu lực.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 19


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Table 2 - Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang EU thời gian trước và sau khi EVFTA có hiệu lực

Mặc dù EVFTA có hiệu lực khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng kim
ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU vẫn tăng trưởng hơn 18% so với trước khi
hiệp định có hiệu lực. Xuất khẩu hàng thủy sản tăng 8,7% so với mức giảm 15,6%; xuất khẩu
phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 24,7% so với mức giảm 16,4%. Có thể thấy logictics là
một ngành “ăn theo” nên một khi hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu phát triển thì ắt
logistics cũng sẽ phát triển

Đối với kim ngạch nhập khẩu từ EU, trong 4 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ EU đạt 5,06 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ
năm 2019, cao hơn so với mức tăng 3% trong 7 tháng đầu năm 2020 (trước khi EVFTA có
hiệu lực). Trong 4 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, nhập khẩu một số mặt hàng từ thị trường
EU tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, như thức ăn gia súc và nguyên liệu; sản phẩm từ
sắt thép; chế phẩm thực phẩm khác; thuốc trừ sâu và nguyên liệu; kim loại thường. Trong
khi nhập khẩu nhiều mặt hàng vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, nhập khẩu
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng từ thị trường EU mặc dù vẫn giảm, nhưng mức giảm đã
chậm lại, với mức giảm trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11-2020 là 8,3%, thấp hơn so
với mức giảm 19,4% trong 7 tháng đầu năm 2020.

Tuy vậy, Việt Nam cũng đang đứng trước một số thách thức không nhỏ trong quá trình
thực thi các cam kết EVFTA như cải cách về thể chế, cơ chế quản lý, chính sách; cải thiện
trình độ công nghệ và nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng…..

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 20


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Chính phủ tập trung vào 5 nhóm công việc lớn trong kế hoạch thực thi Hiệp định EVFT
gồm: “Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các
nước EU; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
và phát triển nguồn nhân lực;

Mỗi nhóm công việc này được xây dựng với những nội dung, hành động cụ thể mang
tính chiến lược nhằm khắc phục những điểm còn tồn tại trong việc thực thi một số FTA trước
đây; khi Kế hoạch thực hiện Hiệp định của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương càng
được ban hành sớm với những hoạt động cụ thể, đúng trọng tâm, trọng điểm thì Hiệp định sẽ
thực sự đi vào cuộc sống càng nhanh và hiệu quả.

Để Hiệp định EVFTA thực sự đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng và đem lại kết
quả tích cực tại “Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
yêu cầu các Bộ, ngành trung ương và các địa phương cần chủ động và tích cực hành động
hơn nữa trong việc triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA một cách hiệu quả; bên
cạnh đó tăng cường công tác phối hợp; thường xuyên rà soát,đánh giá, rút kinh nghiệm để
làm tốt hơn; bên canh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, thách thức,
cơ hội của Hiệp định EVFTA; các doanh nghiệp và người dân cần khai thác hiệu quả hệ
thống Internet, của các ứng dụng thông minh để nắm bắt thông tin một cách chính xác đầy
đủ khi tham gia EVVFTA. Cùng với tăng cường công tác đôn đốc kiểm tra thực hiện nhiệm
vụ để Hiệp định EVFTA sớm đi vào cuộc sống nhàn hơn, tốt hơn, bền vững hơn.”

Nhìn chung Việt Nam đã và đang thực hiện các khá tốt cam kết EVFTA, điều này sẽ giúp
cải thiện đáng kể thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá – yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả
của hoạt động logistics – về vận tải và cả hỗ trợ vận tải.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 21


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

4. NHỮNG ĐIỂM THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT


NAM KHI THỰC THI CAM KẾT
Như đã thấy, số lượng các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia lên đến 15
Hiệp định, trong đó có các FTA thế hệ mới như là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA),…. Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế Việt Nam, gia tăng lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu và tạo thị trường cho ngành Logistics.

4.1. Thuận lợi

Việc tham gia các hiệp định sẽ tác động tích cực đối với việc cải cách thể chế, nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và của nền kinh tế nhờ vào việc tiếp cận thị
trường xuất khẩu có sự ưu đãi về thuế quan, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, giảm
được chi phí các yếu tố đầu vào bởi được chuyển giao công nghệ và nhập khẩu các yếu tố
đầu vào rẻ hơn theo các điều kiện ưu đãi. Cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt
Nam đã và đang mở rộng nhờ vào các cam kết, đó chính là cơ hội để để các doanh nghiệp
logistics Việt Nam làm quen, và nhấn sâu vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Ngành Logistics tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển nhờ vào
các cam kết EVFTA, trong đó có cả các cơ hội về nguồn cung, cầu cho dịch vụ này cũng như
các điều kiện để dịch vụ này có thể thực hiện hiệu quả. Nhờ các thủ tục hành chính từ các
cam kết về thể chế và phi thuế quan thông qua hiệp định EVFTA các doanh nghiệp về logictis
có cơ hội tăng tăng hiệu quả kinh doanh, điều nay sẽ buộc chính phủ phải đổi mới và hoàn
thiện các lĩnh vực vực liên quan tới hoạt động logistics. Nước ta thực thi các cam kết này sẽ
giúp cải thiện đáng kể phần nào trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó có thể mở
rộng quy mô thị trường từ nguồn cầu dồi dào đối với hoạt động Logistics.

Các cam kết“loại bỏ thuế quan của Việt Nam cho các phương tiện vận tải, các loại máy
móc, thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động logistics từ EU là cơ hội để doanh nghiệp logistics
có thể mua các sản phẩm phục vụ sản xuất với giá hợp lý. Trong khi đó, EU lại là nguồn cung
chất lượng cao cho những sản phẩm này.”Vì vậy, EVFTA dự kiến sẽ giúp doanh nghiệp
logisitcs tiết kiệm chi phí sản xuất, cải thiện năng lực công nghệ, tăng cường năng lực tự thực
hiện, giảm các dịch vụ thuê ngoài.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 22


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Các cam kết đã giúp Việt Nam có cơ hội thu hút FDI từ nước ngoài, giúp quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và các đối tác trở nên thêm gắn kết, dỡ bỏ các rào cản thương mại để
tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho Việt Nam thu hút FDI từ các đối tác. Điều này góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng
lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
cho Việt Nam. Đặt biệt là FDI với đối tác EU.

Nhờ vào“sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI, những đối thủ hơn hẳn về năng lực
tài chính, công nghệ, nhân lực, năng lực quản lý và mạng lưới toàn cầu, bắt buộc các doanh
nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới, nâng cao trình độ quản trị, nắm bắt thời cơ và cải tiến công
nghệ và chất lượng phục vụ. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngành Logistics.”

Bên cạnh đó,“với triển vọng phát triển logistics như trên, cùng mức đánh giá tốc độ tăng
trưởng của ngành logistics khá cao, ở mức 20%/năm và được dự báo sẽ duy trì được trong 5
- 10 năm tiếp theo (VCCI-HCM, 2015), sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực
logistics. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các
doanh nghiệp trong nước có cơ hội kêu gọi thêm nguồn đầu tư từ nước ngoài hoặc triển khai
hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Với xu hướng M&A hiện nay, các nhà đầu tư nước
ngoài thường có xu hướng mua lại một doanh nghiệp trong nước, nắm giữ cổ phần chi phối
rồi tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp để tránh các thủ tục đầu tư hoặc rào cản về sở
hữu nước ngoài. Đồng thời, sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế sẽ giúp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như cải thiện chỉ số LPI quốc gia.”

4.2. Bất lợi

Tuy nhiên , để có thể khai thác những thuận lợi từ các hiệp định, ngành Logistics Việt
Nam phải đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.

Có thể nói, khó khăn lớn nhất mà Việt Nam gặp phải khi tham gia các Hiệp định thương
mại tự do đến nay đó là ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19
bùng phát đem lại hậu quả nặng nề đến nền kinh tế, xã hội, đời sống con người trên toàn cả
thế giới, khiến tất cả các hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của cả nước đều bị đóng băng. Đại
dịch đã gây ra áp lực nặng nề đè nặng lên các dây chuyền chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành
dịch vụ Logistics.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 23


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Tiếp đến là khó khăn về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Logistics. Hiện tại, ở Việt
Nam, số lượng doanh nghiệp trong ngành dịch vụ Logistics vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành Logistics vẫn
chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi
cung ứng logistics. Họ không có đủ năng lực về tài chính để có thể xây dựng mạng lưới hoạt
động tốt ở nước ngoài, công nghệ và chất lượng phục vụ còn kém. Nhìn lại, các doanh nghiệp
Logistics toàn cầu đều vượt trội hơn hẳn so với Việt Nam về mặt tài chính lẫn công nghệ,.
Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất FDI có tính “dân tộc” cao, thường lựa chọn sử dụng
dịch vụ vận tải và logistics từ các công ty dịch vụ có vốn từ nước của họ. Do vậy, mức độ
cạnh tranh để giành những hợp đồng lớn càng trở nên gay gắt hơn.

Khó khăn khác là về chất lượng dịch vụ.“Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chưa
cung cấp được dịch vụ Logistics hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Đa phần các doanh
nghiệp Logistics Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp Logistics
nước ngoài thực hiện các nghiệp vụ đơn lẻ khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải
nội địa, kho bãi, mua bán cước phí… Những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao như đóng
gói, quản lý đơn hàng, thay mặt chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ với bên thứ ba…Đặc biệt
là dịch vụ Logistics trọn gói door to door chưa được quan tâm.”

Khó khăn về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử:“Trong các hoạt động
giao nhận hàng hóa, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ, nhất là các kênh thương mại điện
tử trong giao dịch và quản trị là một yếu tố quan trọng. Nó đánh giá phần nào về độ tin cậy
và năng lực của doanh nghiệp Logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam thường quản lý thủ
công, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics
hàng đầu thế giới đang hoạt động ở Việt Nam như APLL, Maesk Logistics sử dụng những
ứng dụng chuyên dụng để quản lý và cung cấp cho khách hàng khả năng nhìn thấy và kiểm
soát đơn hàng (visibility) ở bất kỳ thời điểm nào. Mức độ ứng dụng thương mại điện tử (bao
gồm cả trao đổi EDI và vận đơn điện tử, chứng từ điện tử…) của các doanh nghiệp Việt Nam
yếu và thua kém so với các doanh nghiệp logistics nước ngoài, chưa có khả năng liên kết với
các mạng lưới dịch vụ logistics khác. Do vậy, doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ có thể
làm các dịch vụ đơn lẻ cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài.”

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 24


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

Khó khăn về chi phí Logistics. Do tác động của dịch bệnh COVID-19 đã đẩy giá cước
vận tải biển lên gấp nhiều lần và đến nay chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Mặt dù các nước đã
nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết
yếu, nhưng các quy định về giãn cách xã hội, các quy định kiểm soát dịch bệnh dẫn đến các
hoạt động Logistics bị trì trệ có thời điểm gần như bị tê liệt hoàn toàn. Ông Vũ Tiến Lộc,
Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, hiện chi phí dịch vụ
logistics tại Việt Nam rất cao, (tương đương 30 - 40% giá thành sản phẩm, trong khi ở các
nước khác chỉ 15%, theo Armstrong & Associates), điều này giảm sức cạnh tranh hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp nội địa so với các đối thủ bên ngoài.

Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải tại Việt Nam còn yếu kém, chưa đồng bộ dẫn đến
dịch vụ vận tải đa phương thức gặp rất nhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng kết nối đường bộ với
cảng biển như cảng container nội địa (ICD), hay các trung tâm logistics đa phương tiện vẫn
còn thiếu vắng và chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước. Hệ
thống đường sắt nước ta vẫn còn lạc hậu và thiếu tính kết nối vào các cảng hàng hóa và chưa
chú trọng khai thác hệ thống đường thủy nội địa.. Thực chất dù cơ sở hạ tầng logistics của
Việt Nam đang dần được cải thiện trong 10 năm qua nhưng vẫn tồn tại những điểm nghẽn.
Theo Niên giám thống kê vận tải và logistics Việt Nam 2019, tổng chiều dài đường bộ của
Việt Nam là 630.564 km nhưng tổng chiều dài các đường cao tốc đang vận hành lại chưa đến
2.000 km.

“Chúng ta còn phải đối mặt với thách thức về nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, hiện chưa
có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về Logistics. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp Logistics
Việt Nam chủ yếu là tự đào tạo theo kinh nghiệm thực tế, mức độ chuyên nghiệp còn kém.
Khi thị trường bùng nổ, các doanh nghiệp Logistics sẽ phải đối diện thêm với xu hướng thiếu
hụt nhân lực giỏi do sức hút của các doanh nghiệp ngoại hoặc tự tách ra thành lập công ty
riêng.”

Khó khăn về cơ chế chính sách quản lý: Nhà nước quản lý các hoạt động Logistic không
nhất quán. Mỗi Bộ quản lý một khâu đoạn như thuế và hải quan do Bộ Tài chính quản lý,
vận tải và hạ tầng do Bộ Giao thông Vận tải, xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương phụ
trách…Hơn thế, Nhà nước yêu cầu thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp, thiếu rõ ràng
và chồng chéo, tốn rất nhiều thời gian để xử lý 1 quy trình. Bên cạnh đó, chi phí không chính

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 25


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

thức trong thực hiện thủ tục hành chính vẫn phổ biến góp phần khiến chi phí Logistics nói
chung tăng lên.

Đối với hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh Châu Âu gặp khó khăn về mặt vị trí
địa lý. Khả năng các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Logistíc của EU vẫn còn
hạn chế bởi khoảng cách địa lý quá xa. Trên cơ sở lý thuyết, EU đã mở cửa thị trường dịch
vụ Logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp Logistics
chưa thực sự tiếp cận được với thị trường EU. Bản thân EU cũng bị ảnh hưởng gián tiếp từ
các ràng buộc pháp lý.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực thi các cam kết về lĩnh vực
Logistics bởi vì đất nước vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế vẫn chưa được giải quyết. Chính vì
vậy, để tận dụng tốt những thuận lợi và vượt qua những khó khăn cũng như để việc thực thi
cam kết được tốt hơn và ngày càng mở rộng thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước và các
doanh nghiệp“Logistics Việt Nam cần phát huy tính chủ động, đổi mới tư duy và tăng cường
năng lực cạnh tranh. Theo đó, chúng ta cần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động Logistics, xây dựng khung pháp lý thống nhất quản lý lĩnh vực này, tránh chồng
chéo và gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp Logistics”. Nhà nước cần thành lập
cơ quan quản lý và điều hành logistics quốc gia để thống nhất điều phối hoạt động logistics
của Việt Nam. Đồng thời, nhà nước cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý và cung cấp dịch vụ công, liên quan tới vận tải, giao nhận.

Bên cạnh đó,“các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần đánh giá và nhận thức đúng thực
trạng của doanh nghiệp mình. Từ đó khắc phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh để nâng
cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp Logistics cần chủ động liên kết với các doanh
nghiệp cùng ngành, tạo ra những liên kết đủ lớn tham gia vào thị trường, hỗ trợ, bổ sung cho
nhau, đủ sức để thực hiện chuỗi dịch vụ Logistics hoàn chỉnh. Đẩy mạnh hợp tác với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu để hình thành chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng dịch vụ và
hiệu suất hoạt động.”

Doanh nghiệp Logistics“cũng cần xác định chính xác phân khúc thị trường của mình, cần
sẵn sàng và chủ động tham gia làm đại lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh, “gia công” dịch
vụ cho các công ty Logistics toàn cầu để thực hiện các công đoạn nội địa. Đây là con đường

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 26


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

ngắn nhất để các doanh nghiệp trẻ hoặc chưa có kinh nghiệm từng bước tham gia thị trường,
học hỏi kinh nghiệm, cách làm việc, công nghệ của các công ty nước ngoài. Trong việc tiếp
cận các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Logistics cần tìm thị trường ngách, doanh nghiệp
FDI vừa và nhỏ để cung ứng dịch vụ với mức chi phí phù hợp với họ.”

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 27


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

KẾT LUẬN
Ngành Logistics là ngành dịch vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa. Ngành Logistics rất có tiềm năng phát triển
nhưng năng lực cạnh tranh vẫn còn rất hạn chế. Nhưng khi các cam kết bước vào giai đoạn
cắt giảm thuế sâu sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường
cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ
thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Cơ hội không tự đến mà phải do sự nỗ
lực tự thân của các doanh nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước. Nhìn
chung, Việt Nam đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đặt ra theo các cam kết đã có hiệu lực
tới thời điểm này của Hiệp định. Các kết quả thực thi CPTPP từ góc độ Logistics cho thấy
Hiệp định đang bắt đầu phát huy hiệu quả, chủ yếu ở các thị trường mới. Các thay đổi về
pháp luật theo cam kết CPTPP đã được hoàn tất, đáp ứng cam kết nhưng phần lớn đều được
ban hành chậm hơn so với yêu cầu của Hiệp định.

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 28


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 29


“Đại học Hoa Sen” “Khoa Kinh tế & Quản trị”

“Hội nhập & các Cam kết Quốc tế” 30

You might also like