You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


---------***--------

THỰC TẬP GIỮA KHÓA


Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

TỔ CHỨC THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C


NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI
NHÁNH THĂNG LONG

Họ và tên sinh viên: Dương Thu Hường


Mã sinh viên: 1411110289
Lớp: Anh15 – Khối 5
Khóa: 53
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hạnh

Hà Nội, tháng 8 năm 2018


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG


ĐÔNG – CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO.......................................................................

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG.............................4


1.1.1. Thông tin chung...........................................................................................4
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................5
1.1.3. Tình hình hoạt động.....................................................................................7

1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH
THĂNG LONG...........................................................................................................9
1.2.1. Thông tin chung...........................................................................................9
1.2.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................10

CHƯƠNG II: NHẬT KÝ THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG OCB – CHI NHÁNH THĂNG
LONG.............................................................................................................................. 12

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (ÁP
DỤNG CHO CHUYẾN HÀNG SỐ 7 THEO HỢP ĐỒNG SỐ OT-TS-DM-10/2018
NGÀY 07/03/2018 GIỮA CÔNG TY TNHH MAY DUY MINH VÀ CÔNG TY TUNG
SHING SEWING MACHINE)..........................................................................................17

3.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG


PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ............................................................17
3.1.1. Khái niệm tín dụng chứng từ.....................................................................17
3.1.2. Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ....................18

3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG OCB CHI NHÁNH THĂNG LONG - ÁP DỤNG CHO CHUYẾN
HÀNG SỐ 7 THEO HỢP ĐỒNG SỐ OT-TS-DM-10/2018 NGÀY 07/03/2018......18
3.2.1. Mô tả hợp đồng...........................................................................................19
3.2.2. Mô tả qui trình thanh toán theo L/C nhập khẩu.......................................19

3.3. NHẬN XÉT VỀ QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) TẠI NGÂN HÀNG OCB – CHI NHÁNH THĂNG
LONG.......................................................................................................................24
3.3.1. So sánh với lý thuyết...................................................................................24
3.3.2. Ưu điểm trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại OCB Thăng Long.....26
3.3.3. Hạn chế trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại OCB Thăng Long......27

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30

PHỤ LỤC: CÁC CHỨNG TỪ TRONG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN L/C......................31


3

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngoại thương đóng vai trò ngày càng quan trọng
với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Những năm qua, kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng. Để đạt được điều này,
ngoài những chính sách đúng đắn mang tầm vĩ mô của nhà nước, phải kể đến một phần
công sức không nhỏ của hệ thống các ngân hàng thương mại, nơi làm trung gian cho
quá trình thanh toán, góp phần hỗ trợ việc mua bán giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước diễn ra an toàn và thuận lợi hơn. Có rất nhiều phương thức khác nhau trong
quá trình thanh toán quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng như Nhờ thu (Collection),
Điện chuyển tiền (T/T), nhưng phổ biến hơn cả là phương thức Tín dụng chứng từ
(L/C). Phương thức này hiện đang được áp dụng cho hơn 80% các hợp đồng thương
mại nhờ vào các đặc tính an toàn và ưu việt của nó. Vì thế, cùng với sự phát triển của
qui mô xuất nhập khẩu, tín dụng chứng từ ngày càng trở nên quan trọng và việc đào
sâu nghiên cứu về cách thức tổ chức thanh toán thương mại quốc tế bằng tín dụng
chứng từ là rất cần thiết. Từ thực tiễn trên, em đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài “Tổ
chức thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Phương Đông – chi nhánh Thăng Long” cho bài báo cáo thực tập giữa
khóa của mình.

Bài báo cáo có kết cấu 3 chương chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Phương Đông và chi nhánh Thăng Long

Chương 2: Nhật ký thực tập tại Ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Thăng Long

Chương 3: Tổ chức thực hiện thanh toán quốc tế theo L/C nhập khẩu tại Ngân hàng
Phương Đông – chi nhánh Thăng Long (áp dụng cho chuyến hàng số 7 theo hợp đồng
số OT-TS-DM-10/2018 ngày 07/03/2018 giữa công ty TNHH May Duy Minh và công
ty Tung Shing Sewing Machine)

Mục đích của bài viết nhằm phân tích đánh giá về việc tổ chức thanh toán bằng phương
pháp L/C tại ngân hàng Phương Đông OCB chi nhánh Thăng Long, trên cơ sở đó rút ra
4

những bài học thực tế vấn đề này. Đây là một cơ hội giúp em nắm bắt thực tiễn và cũng
cố sâu hơn kiến thức lí thuyết đã học.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn TS Vũ Thị Hạnh và các
anh chị công tác tại Ngân hàng OCB- Chi nhánh Thăng Long đã tạo điều kiện và tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên, do hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự giới hạn về thời gian, bài viết của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của cô để giúp em trong quá trình học tập và công tác
sau này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018

Dương Thu Hường


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN


PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
1.1.1. Thông tin chung

Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG


Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB
Hội sở chính: 41 & 45 Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/4/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở kế hoạch Đầu tư Tp. HCM cấp
Mã số thuế : 0300852005
Điện thoại: (84-8) 38 220 960 – 38 220 961
Fax: (84-8) 38 220 963
Website: www.ocb.vn
Email: ocb@ocb.com.vn
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Huy động vốn
- Cho vay các Tổ chức kinh tế, dân cư.
- Nghiệp vụ bảo lãnh.
- Các khoản đầu tư tài chính…
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu.
6

- Nghiệp vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ.


- Các nghiệp vụ ngân hàng khác.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10/6/1996. Qua hơn
20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trên thị
trường tài chính tiền tệ Việt Nam với nhiều thành tựu vượt bậc.
Đến nay OCB có gần 200 đơn vị kinh doanh tại 120 điểm giao dịch hiện diện ở tất cả
các thành phố và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, với đội ngũ hơn 5000 cán bộ
nhân viên trình độ chuyên môn cao, nền tảng công nghệ hiện đại, thương hiệu được
yêu mến. Liên tục trong nhiều năm qua, OCB có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi
trung bình ngành, tỉ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát với mức thấp, đảm bảo các chỉ số an
toàn hoạt động cao và ổn định.
OCB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành dự án quản lý rủi ro theo chuẩn mực
Quốc tế Basel II (năm 2017), được Moody’s (một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm uy
tín nhất thế giới) công bố mức xếp hạng B2 – mức cao nhất của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam, và là ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam với nền tảng Ommi
Channel (năm 2018)
Dưới đây là thông tin về một số danh hiệu mà ngân hàng OCB đã đạt được trong thời
gian qua:

Thời
Tên giải thưởng Đơn vị trao tặng
gian
Tổ chức cấp chứng nhận quốc
Danh hiệu “Top 10 Thương hiệu tiêu
tế QMS (Australia) và Tạp chí
biểu Châu Á – Thái Bình Dương năm
2017 Kinh tế Châu Á - Thái Bình
2017”
Dương
Giải thưởng Thương hiệu mạnh Thời báo Kinh tế Việt Nam
2016 Danh hiệu “Top 20 nhãn hiệu hàng đầu Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Việt Nam 2016”
7

Ngân hàng Nhà Nước Việt


Giải thưởng Tổ chức tín dụng tăng
Nam - Ủy ban Giám sát tài
trưởng bền vững và chất lượng dịch vụ
chính Quốc gia phối hợp với
uy tín tại Việt Nam năm 2015
Báo Thương hiệu và công luận
Danh hiệu “Lãnh đạo tổ chức tín dụng
Báo Thương hiệu và công luận
xuất sắc”
Giải thưởng Thương hiệu thân thiện với
Hội kinh tế Môi trường Việt
môi trường và sản phẩm thân thiện môi
Nam
trường
Giải thưởng Doanh nghiệp tiên phong
đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế Bộ Tài nguyên và Môi trường
xanh bền vững
Cục sở hữu trí tuệ và tổ chức
Thương hiệu xuất sắc Việt Nam năm AQA Hoa Kỳ (cùng chứng
2015 nhận dưới sự bảo trợ của Bộ
khoa học công nghệ)
Trung ương hội Thanh niên
Sao vàng Đất Việt năm 2015
Việt Nam
2015 Nhóm Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam
World Finance
năm 2015
Viện nghiên cứu kinh tế phối
hợp với Global GTA
Top Brands – Thương hiệu hàng đầu
International, cùng đơn vị
Việt Nam 2015
đánh giá và chứng nhận quốc
tế CHLB Đức đồng tổ chức
2014 Chứng nhận “Hàng Việt tốt – Dịch vụ Liên hiệp các Hội khoa học và
hoàn hảo năm 2014” Kỹ thuật Việt Nam và Hội
Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người
8

tiêu dùng Việt Nam


Top 10 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi
Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam
tiếng Việt Nam
Doanh nghiệp tiêu biểu TP. HCM năm
Ủy ban nhân dân TP.HCM
2013
Hội Sở hữu trí tuệ TP. HCM
2013 Thương hiệu xuất sắc
và Tổ chức AQA Hoa Kỳ
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt VietNamNet
Nam
Thương hiệu mạnh Việt Nam 2013 Bộ Công thương và Thời báo
Kinh tế Việt Nam
Bảng 1: Một số thành tích và danh hiệu của Ngân hàng OCB giai đoạn 2013-2017
Với nền tảng đã được thiết lập vững chắc, OCB tự tin trên lộ trình phát triển để trở
thành ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Sứ mệnh: Tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà
đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội thông qua
việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết, am hiểu nhu cầu của khách hàng.
Giá trị cốt lõi:
- Khách hàng là trọng tâm: Thấu hiểu và thân thiện, thỏa mãn khách hàng là động lực
tăng trưởng, cam kết mang lại giải pháp phù hợp nhu cầu.
- Chuyên nghiệp: Thể chế minh bạch, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, văn hóa ứng
xử chuẩn mực.
- Tốc độ: Khát vọng tiên phong và dẫn đầu, quy trình đơn giản và nhanh chóng, tác
nghiệp chính xác và hiệu quả.
- Sáng tạo: Chủ động nắm bắt cơ hội và đối phó nguy cơ, sản phẩm dịch vụ khác biệt,
liên tục cải tiến,
9

- Thân thiện: Hợp tác và chia sẻ, cam kết lâu dài, môi trường làm việc thân thiện và
lành mạnh

1.1.3. Tình hình hoạt động


Tình hình hoạt động của ngân hàng OCB giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở một số
chỉ tiêu ở bảng sau đây:

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kết quả kinh doanh

Tổng doanh thu(*) 2,656,634,311 3,206,576,513 4,368,306,455 5,966,712,218

Tổng lợi nhuận trước


281,378,969 267,267,544 483,872,066 1,021,834,288
thuế

Tổng chi phí 2,140,691,877 2,642,746,855 3,551,881,796 4,799,325,752

Lợi nhuận ròng(**) 220,549,386 209,474,470 386,915,617 816,766,204

Tài sản

63,815,087,73
Tổng tài sản 39,094,911,142 49,447,189,185 84,300,169,452
0

40,747,533,12
Tiền cho vay 23,206,485,150 27,642,501,615 49,098,146,184
7
10

14,619,496,21
Đầu tư chứng khoán 10,076,485,080 11,427,145,879 19,734,522,337
7

Góp vốn và đầu tư dài


135,808,992 79,988,717 57,701,837 14,736,289
hạn

48,924,126,90
Tiền gửi 30,463,604,127 39,880,252,389 63,848,674,683
0

Vốn và các quỹ 4,017,719,136 4,225,318,937 4,715,677,951 6,139,396,372

(*): Bao gồm doanh thu thuần hàng hóa & dịch vụ, doanh thu tài chính và doanh thu
khác
(**): Trừ LNST của cổ đông thiểu số (nếu có)
Bảng 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng OCB giai đoạn 2014 – 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng OCB
Dựa vào bảng trên, có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phương
Đông OCB đang có những bước tiến triển rất tốt. Lợi nhuận có xu hướng tăng giữa các
năm, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2017 lợi nhuận tăng gấp hơn 2 lần. Các chỉ số
như tổng tài sản, khoản tiền gửi cũng tăng cao qua các năm. Điều cho thấy OCB đang
dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH
THĂNG LONG
1.2.1. Thông tin chung
Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Thăng Long (OCB chi nhánh Thăng
Long) có mã số thuế 0300852005-038 được cấp vào ngày 20/10/2011, cơ quan Thuế
đang quản lý: Cục Thuế Thành phố Hà Nội
11

Tên chính thức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI
NHÁNH THĂNG LONG
Trụ sở: 66A Phố Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành
Phố Hà Nội
Điện thoại: 0439413121 - 0439413122
Fax: 0439413117
Là chi nhánh cấp I trực thuộc Hội sở, OCB chi nhánh Thăng Long đảm bảo cung cấp
đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế cho khách hàng, cụ thể như sau:
- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND,
ngoại tệ và vàng.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay
sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với
các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn và quyền lựa
chọn tiền tệ.
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế. Chấp nhận thanh toán thẻ
quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng thẻ
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,
nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế,
thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Một số gói dịch vụ
khác (Ví dụ: tài chính trọn gói hỗ trợ du học, homeloaning…)
OCB chi nhánh Thăng Long có quyền tự chủ hoạt động kinh doanh theo quy chế, có
con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản và nhận khoán tài chính theo quy định của
NHNN Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, OCB chi nhánh Thăng Long đã và
đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, chi nhánh ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức
và hoạt động có những bước phát triển vững chắc, khẳng định uy tín, vị thế trên xu thế
12

đổi mới hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tuy vậy chi nhánh hiện
vẫn đang nỗ lực đa dạng hóa khách hàng không chỉ nông nghiệp nông thôn mà thuộc
mọi thành phần kinh tế. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình
hội nhập.

1.2.2. Cơ cấu tổ chức


Cơ cấu của OCB chi nhánh Thăng Long có mô hình tổ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ban giám đốc

Phòng hành
Phòng khách hàng Phòng ngân
Phòng bán lẻ Phòng kế toán chính - nhân
doanh nghiệp quỹ
sự

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của OCB chi nhánh Thăng Long

a. Ban giám đốc


- Đại diện pháp nhân của Ngân hàng.
- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ và xây dựng các chỉ tiêu
kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh.
b. Phòng Hành chính nhân sự
- Thực hiện các công tác về hành chính của Ngân hàng như: quản lý lao động, kế
hoạch văn phòng phẩm, xét lương, nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.
- Bố trí lịch công tác, sắp xếp trực nhật, công tác hậu cần, thực hiện việc tuần tra canh
gác bảo đảm an toàn cho Ngân hàng và Khách hàng đến giao dịch.
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ Nhà nước.
c. Phòng Ngân quỹ
13

Thực hiện các nhiệm vụ thu chi đồng Việt Nam và ngoại tệ, công tác tiết kiệm, công
tác chuyển ngân và lưu kho.
d. Phòng Kế toán
Quản lý và thực hiện công tác hoạch toán kế toán chi tiết, kế toán sổ sách và kế toán
tổng hợp.
e. Phòng Khách hàng cá nhân
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, bao gồm các sản
phẩm tín dụng cá nhân, huy động vốn, thẻ, và các dịch vụ chuyển tiền cá nhân, chuyển
khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối..qua các kênh giao dịch của Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng cá nhân, quản lý và phát triển quan hệ với
khách hàng cá nhân của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc
mắc của khách hàng cá nhân, tư vấn hướng dẫn khách hàng về sản phẩm dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám đốc chi
nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho khách hàng
cá nhân.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh
doanh sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân.
f. Phòng Khách hàng doanh nghiệp
- Tổ chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp.
- Quản lý, lưu trữ mọi hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp,
quản lý tài khoản và thông tin của khách hàng doanh nghiệp.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo cáo
thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ
dành cho khách hàng doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc
khách hàng doanh nghiệp.
14

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh
doanh sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp, và tình hình phát triển
quan hệ về chăm sóc khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.
15

CHƯƠNG II: NHẬT KÝ THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG OCB – CHI NHÁNH
THĂNG LONG
(Phần này c xóa nhé =))))
16

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH THĂNG
LONG (ÁP DỤNG CHO CHUYẾN HÀNG SỐ 7 THEO HỢP ĐỒNG SỐ OT-TS-
DM-10/2018 NGÀY 07/03/2018 GIỮA CÔNG TY TNHH MAY DUY MINH VÀ
CÔNG TY TUNG SHING SEWING MACHINE)
3.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
3.1.1. Khái niệm tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (Ngân
hàng phát hành L/C) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu phát hành) hoặc
nhân danh chính mình, sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng
lợi) khi người này xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với những quy định của thư tín
dụng.
Các bên chính tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:
1. Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hóa hoặc người
mua ủy thác cho một người khác
2. Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín
dụng cho người nhập khẩu
3. Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào
khác mà người hưởng lợi chỉ định
4. Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
Ngoài 4 đối tượng trên, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn có thể
xuất hiện thêm hai ngân hàng, đó là ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tín dụng xác
nhận và ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín dụng không trực tiếp thanh
toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
17

3.1.2. Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ

Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(1) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng của mình mở L/C cho người xuất
khẩu thụ hưởng
(2) Ngân hàng phát hành L/C mở một thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu
và chuyển cho ngân hàng thông báo để thông báo cho người xuất khẩu
(3) Ngân hàng thông báo thông báo cho người xuất khẩu về L/C đã được mở
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không sẽ
đề nghị sửa đổi L/C
(5) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất
trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C thông qua ngân hàng thông báo
(6) Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến
hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù
hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu
(7) Ngân hàng phát hành L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho
người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
(8)  Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả
tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền
18

3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG OCB CHI NHÁNH THĂNG LONG - ÁP DỤNG CHO
CHUYẾN HÀNG SỐ 7 THEO HỢP ĐỒNG SỐ OT-TS-DM-10/2018 NGÀY
07/03/2018
( Chi tiết xem ở phần Phụ Lục bộ chứng từ thanh toán L/C)

3.2.1. Mô tả hợp đồng


1. Bên mua: Duy Minh Garment Co., Ltd ( Công ty TNHH May Duy Minh)
+ Địa chỉ: Lô CN4, KCN Bảo Minh, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,
Việt Nam
+ Ngành nghề chính: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); bán buôn vải,
hàng may sẵn, giày dép; bán buôn hàng may mặc, hàng dệt khác
2. Bên bán: Tung Shing Sewing Machine Co., Ltd
+ Địa chỉ: 61-65 phố Nam Cheong, Sham Shui Po, Hồng Kông
+ Ngành nghề chính: Buôn bán, phân phối các sản phẩm máy móc và thiết bị công
nghiệp
3. Đối tượng: sewing equipment item no. Description 18 VEIT-BH 600 (including auto
stacker and case packing for stacker) fusing machine including auto stacker and case
packing for stacker (complete set), xuất sứ Đức
4. Giá: 91,458 USD CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterms 2000
5. Phương thức thanh toán: thanh toán 100% giá trị hóa đơn bằng phương thức L/C trả
chậm, thời hạn 365 ngày, bằng đồng Đô la Mỹ, mở tại tài khoản của Người Mua tại
Ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Thăng Long, đến tài khoản của Người Bán tại
Ngân hàng Citibank, N.A., Chi nhánh Hồng Kông, tuân theo các quy tắc của UCP 600.

3.2.2. Mô tả qui trình thanh toán theo L/C nhập khẩu


a. Một vài đặc điểm riêng của giao dịch này
- Công ty Duy Minh là khách hàng quen thuộc của ngân hàng OCB, đã giao dịch và
thanh toán qua LC tại OCB-chi nhánh Thăng Long nhiều lần và có hoạt động kinh
doanh ổn định. Do vậy, mức kỹ quĩ ban đầu để mở L/C của công ty TNHH Việt Toàn
19

đã được Ban lãnh đạo OCB-chi nhánh Thăng Long thỏa thuận là 20% bằng tiền gửi,
80% còn lại đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai.
- L/C được mở trong trường hợp này là L/C áp dụng cho nhiều chuyến hàng do hợp
đồng số OT-TS-DM-10/2018 ngày 07/03/2018 giữa Bên Bán và Bên Mua là hợp đồng
giao nhiều chuyến hàng, hiệu lực của L/C đến ngày 4/7/2019 tại Hồng Kông. Phần
dưới đây sẽ mô tả quy trình thanh toán L/C áp dụng cho chuyến hàng thứ 7 gồm máy
và thiết bị may xuất sứ Đức trị giá 91,458 USD.
b. Quy trình nghiệp vụ
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng OCB – chi nhánh Thăng Long, em đã được tiếp
thu quy trình thanh toán L/C nhập khẩu và tổng hợp lại các bước như sơ đồ dưới đây:

Nhận hồ Nhận và Chấp nhận


Giao bộ
sơ mở Mở L/C kiểm tra thanh toán
chứng từ
L/C chứng từ và lưu hồ sơ
Sơ đồ 3: Thực hiện thanh toán L/C tại OCB Thăng Long hợp đồng số OT-TS-DM-
10/2018

Bước 1: Nhận hồ sơ mở L/C


Ngày 20/03/2018, đại diện công ty TNHH May Duy Minh đến Ngân hàng và làm việc
với thanh toán viên (TTV):
- Khi đi, khách hàng mang theo Hợp đồng ngoại thương số OT-TS-DM-10/2018 ngày
07/03/2018 giữa công ty TNHH May Duy Minh với bên Bán là công ty Tung Shing-
Hồng Kông (01 bản chính).
- TTV đưa Giấy đề nghị mở thư tín dụng (Biểu mẫu TNTTTM/QT-02/LCNK01 của
OCB) và Giấy đề nghị mua ngoại tệ, hướng dẫn cụ thể để khách hàng điền vào, hoàn
tất bộ hồ sơ mở L/C.
- TTV kiểm tra lại thông tin trong bộ hồ sơ. Một số thông tin chính:
20

+ Applicant : DUY MINH GARMENT CO., LTD


Address: lot CN4, Bao Minh indusstrial park, Lien Bac commune, Vu Ban
district, Nam Dinh province, Viet Nam
+ Benneficiary: TUNG SHING SEWING MACHINE CO., LTD
Address: 61-65 Nam Cheong Street, G/F Shamshuipo, Kowloon, Hong Kong
+ Commodity: Sewing equipment
+ Amount: USD 548,303; Draft(s) at 365 days after sight for 100% of invoice value.
+ Expiry date: 04 JULY 2019 in HONG KONG
+ Lastest shipment date: 20 JUN 2018
+ Documents required:

- Signed Commercial Invoice in triplicate


- Signed Detailed Packing List in triplicate
- Full set of Clean On Board B/L made out to order of OCB marked “Prepaid”
- Insurance Policy/Certificate in full set
- Certificate of Origin issued by the Chamber of Commerce in the exporting
country in triplicate
- Certificate of quality issued by the manufacturer

Công ty đề nghị kí quĩ 20% trị giá L/C bằng tiền gửi, 80% còn lại bằng tài sản hình
thành trong tương lai. Giấy đề nghị mở tín dụng của công ty nhập khẩu có chữ kí của
người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người thay quyền và đóng dấu của công
ty, ngoài ra, có thêm chữ kí của kế toán trưởng.
Thanh toán viên kiểm tra chi tiết hồ sơ: kiểm tra sự đồng nhất giữa các điều khoản
trong giấy đề nghị mở L/C và hợp đồng, và chữ ký con dấu của khách hàng trên giấy
đề nghị mở L/C so với chữ ký và con dấu được khách hàng cung cấp khi mở tài khoản
tại OCB được lưu trên cơ sở dữ liệu.
+ Mặt hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị may, phù hợp với phạm với hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH May Duy Minh.
21

+ Chữ ký của khách hàng trên Giấy đề nghị mở thư tín dụng đúng là của đại diện hợp
pháp của công ty TNHH May Duy Minh.
Ngay sau đó, trong cùng ngày, TTV sẽ trình bộ hồ sơ lên Ban lãnh đạo của Ngân hàng,
ký vào “PHẦN XÉT DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG” trên mặt sau
Giấy đề nghị mở thư tín dụng. Trên đó, Ngân hàng ghi rõ mức ký quỹ ban đầu, các phí
nghiệp vụ có liên quan và một số cam kết giữa công ty TNHH May Duy Minh với
Ngân hàng. (Còn số L/C phải sau khi duyệt và mở L/C mới có).
Bước 2: Mở L/C
Bộ hồ sơ yêu cầu mở L/C hoàn toàn hợp lệ. Từ ngày 21/03/2018 TTV thực hiện:
- Kiểm tra nguồn tiền kí quĩ, chuyển giấy bán ngoại tệ cho bộ phận kinh doanh
- Lấy số L/C theo quy định và nhập file theo dõi.
- Nhập dữ liệu vào chương trình T24, in điện L/C MT700 và hạch toán thủ tục phí mở
L/C điện phí mở L/C trên chương trình New FO.
- Chuyển hồ sơ cho cấp kiểm soát
Cấp kiểm soát Phòng TN TTTM:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: bộ hồ sơ hợp lệ nên tiến hành duyệt hồ sơ và duyệt thu
phí trên chương trình và chuyển trả hồ sơ cho TTV.
TTV trình các hồ sơ theo qui định để gửi cho Ban lãnh đạo Ngân hàng ký và phản hồi
cho bên công ty May Duy Minh về tình trạng hồ sơ đã hoàn tất. Sau đó:
- Thông báo Phòng TTQT ở Hội sở để gửi công điện cho ngân hàng Citi Bank- Chi
nhánh Hồng Kông như qui định.
- Vào chương trình nhận truyền file Swift, in bản chính L/C.
- Giao bản chính công điện đã gửi đi cho công ty TNHH Duy Minh
Bước 3: Nhận và kiểm tra chứng từ
Ngày 09/07/2018, OCB-Thăng Long nhận được bộ chứng từ từ Citibank- Chi nhánh
Hồng Kông. Sau khi nhận được chứng từ, TTV thực hiện:
- Kiểm tra lại bộ chứng từ có phù hợp với những yêu cầu ghi trong thư tín dụng theo
trình tự:
22

+ Kiểm tra số lượng chứng từ và ghi liệt kê số lượng chứng từ (số bản chính, bản sao)
vào “Phiếu kiểm chứng từ nhập khẩu” theo mẫu TNTTTM/QT-02/LCNK03. Kết quả
như sau:

ST
CHỨNG TỪ SỐ TỜ
T
1 COVER LETTER 1
2 DRAFT 2
3 INV 3
4 BL 2
5 PL 3
6 CO 1+2
7 CQ 1
8 INS 3+2
9 BEN’S CER 1
10 DHL 1
11 DHL 1

( 1 bản gốc BL đã được chuyển trực tiếp cho Công ty May Duy Minh nên OCB Thăng
Long chỉ nhận được 2 bản gốc)
+ Kiểm tra Hối phiếu, Vận đơn, Phiếu đóng gói và Hóa thương mại, các Giấy chứng
nhận, C/O và các giấy tờ khác theo qui định.
+ Các nội dung tương tự của chứng từ phải thống nhất với nhau và với yêu cầu của
L/C. + Ưu tiên chú ý kiểm tra: khối lượng tịnh và tổng khối lượng của hàng; số tiền
thanh toán được ghi trên các chứng từ: đơn giá hàng và tổng số tiền hàng; số hiệu các
chứng từ và nội dung của chứng từ.
- Đưa bộ chứng từ cho Chuyên viên TTQT kiểm tra lại lần nữa, sau đó trình KSV kiểm
tra và kí xác nhận. Việc kiểm chứng từ và xác nhận kéo dài từ ngày 09/7 đến 10/7.
- Sau khi kiểm chứng từ, có 2 bất hợp lệ được phát hiện:
23

+ LATE SHIPMENT (Ngày Ship On Board ghi trên B/L là 27/6/2018)


+ INSURANCE POLICY: SHOWING CLAIM PAYABLE AT DESTINATION I/O
AT SETTLING AGENT IN HANOI, VIET NAM
- Thông báo bất hợp lệ cho khách hàng đồng thời điện báo bất hợp lệ cho ngân hàng
nước ngoài:
- Ngày 10/7 sau khi kiểm soát viên (KSV) kiểm và ký xác nhận các bất hợp kệ, TTV
thông báo bất hợp lệ cho đơn vị nhập khẩu.
- Ngay sau khi thông báo bất hợp lệ cho doanh nghiệp, điện báo bất hợp lệ cho ngân
hàng nước ngoài.
- Vào hệ thống để nhập hồ sơ.
Ngày 13 tháng 7, sau khi nghiên cứu các bất hợp lệ, đơn vị nhập khẩu là Công ty
TNHH May Duy Minh gửi thông báo chấp nhận các bất hợp lệ trên và đồng ý thanh
toán đúng hạn bộ chứng từ trị giá USD 91.458 có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành
viên công ty cùng con dấu công ty.
Bước 4: Giao bộ chứng từ
Ngày 13/07/2018
Sau khi kiểm tra xem đơn vị nhập khẩu có đủ tiền thanh toán bộ chứng từ và các chi
phí liên quan, Ngân hàng thực hiện ký hậu B/L, giao chứng từ cho khách hàng và đề
nghị khách hàng ký nhận chứng từ.
- Đóng dấu ký hậu vận đơn:

LC No: 00411718CNK006

Please Deliver To: DUY MINH GARMENT CO., LTD

Orient Commercial Joint Stock Bank THANG LONG Branch

Date: 13/07/2018

Bước 5: Chấp nhận thanh toán


- Việc thanh toán là do chính Ngân hàng OCB dùng tiền của mình để trả cho bên xuất
khẩu.
24

- OCB ký Chấp nhận vào hối phiếu và gửi ngược lại hối phiếu đã được ký chấp nhận
này cho ngân hàng CitiBank chi nhánh Hồng Kông. Ngân hàng Citibank chi nhánh
Hồng Kông gửi hối phiếu đã được ký chấp nhận nnày cho bên xuất khẩu là công ty
Tung Shing giữ. Đến khi đáo hạn thanh toán, công ty Tung Shing sẽ gửi hối phiếu này
cho ngân hàng Citibank để ngân hàng này thu tiền từ ngân hàng OCB chi nhánh Thăng
Long.
- OCB chi nhánh Thăng Long lưu hồ sơ và tất cả các chứng từ có liên quan.

3.3. NHẬN XÉT VỀ QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) TẠI NGÂN HÀNG OCB – CHI NHÁNH THĂNG
LONG
3.3.1. So sánh với lý thuyết
Về cơ bản, việc tổ chức mở L/C, xử lý và thanh toán L/C không có khác biệt so với qui
trình trong lý thuyết. Một vài điểm mới mà em nhận ra sau khi thực tế xem xét qui
trình tại OCB Thăng Long như sau:
a. Mở L/C
- Trên thực tế, công tác mở L/C đơn giản hơn so với những gì trình bày trong lý
thuyết. Nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt, người muốn mở L/C chỉ cần mang 1
bản Hợp đồng lên Ngân hàng. TTV sẽ hướng dẫn khách hàng điền Giấy đề nghị mở
thư tín dụng và Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có), xem như hoàn tất bộ hồ sơ.
- Theo lý thuyết, người xin mở L/C viết đơn yêu cầu phát hành L/C gửi đến ngân hàng,
và vì bản chất pháp lý của đơn yêu cầu này giống như hợp đồng dịch vụ giữa ngân
hàng và người xin mở L/C, người xin mở L/C khi viết đơn cần cẩn thận dựa vào các
văn bản như: Luật thương mại Việt Nam 2005, Pháp lệnh điều chỉnh ngoại hối Việt
Nam 2005, các Luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu,UCP 600 nếu
có điều chỉnh…Tuy nhiên, trên thực tế, tại OCB Thăng Long, người phải nắm vững
các văn bản này là TTV- người trực tiếp tư vấn cho khách hàng để điền vào đơn. Một
thực tế ở OCB Thăng Long là các khách hàng hầu như không có kiến thức nhiều về
L/C và cũng không có thời gian để tìm hiểu các loại văn bản điều chỉnh đó.
25

- L/C sau khi mở ngoài việc thông báo cho ngân hàng thông báo, còn phải gửi bản
chính công điện đã gửi cho Người xin mở L/C.
b. Khi nhận bộ chứng từ
- Tại OCB, khi nhận được bộ chứng từ đòi tiền, Ngân hàng sẽ thông báo cho Nhà nhập
khẩu bằng cách gọi điện thoại trực tiếp. Nếu trực tiếp người đại diện hợp pháp của Nhà
nhập khẩu đến để thanh toán thì không cần mang theo gì hết. Trường hợp người đại
diện hợp pháp này cử người khác đi thay, thì phải yêu cầu Ngân hàng gửi bản fax để
người đi thay cầm theo bản fax đến ngân hàng.
c. Khi tất toán hồ sơ
- Nhà nhập khẩu cần gửi thêm bản sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trong thời gian
nhất định khi đã thanh toán và nhận hàng.
d. Khác
- Các công việc như thu phí, kỹ quĩ, ...đều được thực hiện trên hệ thống T24.
- Trong qui trình, hầu như tất cả các doanh nghiệp khách hàng đều phải thực hiện thêm
bước vay/mua ngoại tệ của ngân hàng để ký quĩ hoặc thanh toán.
- Trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại ngân hàng, có nhiều những chứng từ và
nghiệp vụ phát sinh hơn so với lý thuyết, các bước kiểm tra, duyệt hồ sơ cũng thông
qua nhiều cấp khác nhau.

3.3.2. Ưu điểm trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại OCB Thăng Long
Qua việc lấy một lô hàng cụ thể như trên làm ví dụ cho việc tổ chức thanh toán L/C
nhập khẩu, ta thấy rằng qui trình hiện tại của chi nhánh Thăng Long đã đạt được tính
hợp lý nhất định và có một số ưu điểm sau:
a. Qui trình thanh toán bằng L/C tại ngân hàng OCB có tính an toàn cao
Tính an toàn vốn là một ưu thế của hình thức thanh toán bằng L/C. Tại OCB, tính an
toàn càng được đảm bảo thông qua những bước kiểm tra kĩ càng của thanh toán viên,
kiểm soát viên và lãnh đạo phòng cùng sự liên kết giữa từng bộ phận phòng ban trong
ngân hàng. Cụ thể như:
- Khi nhận hồ sơ mở L/C, ngoài việc yêu cầu khách hàng những thủ tục và giấy tờ cần
thiết, TTV luôn chú ý kiểm tra tư cách pháp nhân của khách hàng, cũng như tình hình
26

tài chính của khách hàng khi mở L/C. Nếu L/C được ký quỹ 100%, thanh toán viên
phải kiểm tra kỹ nguồn tiền ký quỹ. Nếu L/C không được ký quỹ 100%, thanh toán
viên phải liên hệ liên hệ với phòng tín dụng doanh nghiệp và yêu cầu khách hàng phải
có giấy giới thiệu của phòng tín dụng doanh nghiệp.
- Quá trình tiến hành mở L/C chính thức được kiểm tra và giám sát gắt gao cũng là một
ưu điểm lớn trong quá việc hạn chế rủi ro do sai sót gây ra. Điều này thể hiện việc kiểm
tra rất chặt chẽ và kĩ càng của OCB đối với một điện thư bất kì trước khi đẩy điện ra
nước ngoài.
b. Chú trọng đến lợi ích và hỗ trợ cho khách hàng
Trong suốt qui trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C, TTV luôn quan tâm và nhắc
nhở DN những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến công việc và lợi ích của khách hàng.
Cụ thể như:
- Một TTV sẽ phụ trách một khách hàng và sẽ chịu trách nhiệm với hồ sơ của khách
hàng đó trong suốt qui trình từ bước mở L/C cho tới lúc đóng hồ sơ. Việc sắp xếp công
việc như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc xử lý những trục trặc phát sinh trong suốt quá
trình, đồng thời việc liên lạc với khách hàng và ngân hàng OCB sẽ thuận tiện hơn.
- TTV soạn thảo giúp khách hàng nội dung của thư đề nghị L/C trong trường hợp nếu
khách hàng không quen với ngôn ngữ trong thư đề nghị mở L/C.
- Chủ động liên lạc với nhân viên phòng tín dụng hỗ trợ cho khách hàng khi tới hạn
thanh toán, giúp khách hàng thực hiện thao tác bán tiền VND mua ngoại tệ để thanh
toán hoặc ký quỹ L/C.
c. Một số ưu điểm khác
Thêm vào đó, OCB chi nhánh Thăng Long được trang bị máy tính hiện đại, góp phần
đẩy nhanh tốc độ xử lý, và rút ngắn thời gian giữa các bước thực hiện qui trình. Ngoài
ra, ngân hàng cũng có các tờ hướng dẫn về qui trình thanh toán L/C nhập khẩu và các
nghiệp vụ khác của riêng OCB rất rõ ràng, thống nhất và dễ hiểu, tạo điều kiện thuận
lợi cho TTV thực hiện TTQT linh hoạt và hạn chế sai sót. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ
nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao, đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý chứng từ và thanh toán.
27

3.3.3. Hạn chế trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại OCB Thăng Long
a. Hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cán bộ thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán L/C đòi hỏi một đội ngũ nhân sự
chất lượng cao: có hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, dày dạn kinh nghiệm để xử lý các vấn đề
phát sinh, trình độ ngoại ngữ và chuyên môn sâu. Trong khi đó, OCB Thăng Long có
đội ngũ cán bộ nhân sự có bằng cấp, có sự nhiệt tình, nhưng phần đông còn rất trẻ, nên
kinh nghiệm trong công việc còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng thu thập thông
tin, đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp của chi nhánh còn nhiều bất cập và hạn
chế. Từ đó, ngân hàng dễ gặp phải những sai sót trong việc phân loại khách hàng, hay
việc đánh giá tài sản cầm cố thế chấp,vv. Những sai sót như vậy dễ tạo ra khe hở cho
các doanh nghiệp lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng.
b. Hạn chế về số lượng cán bộ TTQT
Thanh toán L/C là một nghiệp vụ khá phức tạp, khối lượng công việc nhiều. Trong khi
đó, Chi nhánh chỉ mới có một số TTV xử lý gần như toàn bộ các hồ sơ TTQT. Ngoài
ra, vì khối lượng công việc nhiều, trách nhiệm của TTV và Chuyên viên TTQT đôi khi
không phân định rõ ràng.
c. Hạn chế về sự liên kết giữa các phòng ban và công nghệ
Hiện nay OCB đang sử dụng hệ thống Redmine trong qui trình của mình, đây có thể
coi là một ưu điểm so với các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt
hạn chế, ví dụ như: sự liên lạc giữa các phòng ban như phòng thanh toán quốc tế và
phòng kinh doanh tiền tệ, và phòng tín dụng doanh nghiệp vẫn mang tính thủ công và
chưa được vi tính hóa. Điều này sẽ gây lãng phí thời gian và khiến cho qui trình không
linh hoạt cho những thao tác phụ trong qui trình.
d. Hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của các doanh nghiệp khách hàng
Những rủi ro trong việc thanh toán L/C từng xảy ra tại ngân hàng Đông Á liên quan
đến các vấn đề như: đến thời hạn thanh toán nhà nhập khẩu chưa có khả năng thanh
toán; hay mặc dù bộ chứng từ xuất trình đã được ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ và đã
thanh toán, tuy nhiên nhà nhập khẩu lại chưa nhận được hàng vì lý do nào đó. Qua các
ví dụ trên, ta thấy rằng lỗi không hoàn toàn xuất phát từ phía OCB, nhưng đều có thể
28

trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng tín dụng và uy tín của OCB. Như vậy, bên cạnh
xem xét việc Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, chúng ta còn phải chấp nhận
một thực trạng là hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay tham gia ồ ạt vào
hoạt động xuất nhập khẩu trong khi thực lực tài chính còn yếu và thiếu hiểu biết về
thanh toán trong ngoại thương.
29

KẾT LUẬN

Bài báo cáo trên đã chỉ ra rằng, việc tổ chức thanh toán một L/C trong thực tế diễn ra
rất nhiều bước chi tiết và chặt chẽ. Để cho quá trình thanh toán hàng hóa được diễn ra
suôn sẻ và an toàn, cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên trong bộ phận
thanh toán quốc tế, và giữa phòng thanh toán quốc tế và các phòng ban khác. Thực tiễn
trên góp phần nhấn mạnh thêm một lần nữa tính an toàn của phương thức thanh toán
bằng L/C do những ràng buộc chặt chẽ giữa các bên có liên quan.
Ngân hàng OCB nói chung và OCB chi nhánh Thăng Long nói riêng đã thể hiện được
tính chuyên nghiệp của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Mặc dù vẫn còn một
vài hạn chế nhỏ, nhưng không thể không khẳng định rằng qui trình mà OCB đang thực
hiện và một kiểu mẫu cho nhiều ngân hàng noi theo.
Qua quá trình thực tập tại OCB Thăng Long, ngoài những phát triển về kĩ năng nghiệp
vụ và những hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực thanh toán quốc tế, em còn được học tập
rất nhiều về phong cách, mổi trường làm việc, tiếp cận với các nghiệp vụ ngân hàng và
thói quen kỉ luật. Đây là những bài học bổ ích và cần thiết cho những sinh viên còn non
kinh nghiệm như em.
30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.NGƯT Đinh Xuân Trình (2009), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản
thông tin và truyền thông, Hà Nội.
2. Ngân hàng Phương Đông (2017), Hướng dẫn nghiệp vụ thư tín dụng Nhập khẩu của
Ngân hàng Phương Đông.
3. Phòng Thương Mại Quốc tế (2007), Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ UCP 600 2007 ICC.
4. Website Ngân hàng Đông Á (14/07/2018)
https://www.ocb.com.vn
31

PHỤ LỤC: CÁC CHỨNG TỪ TRONG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN L/C


32

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày...... tháng….. năm 2018

GIẤY CHỨNG NHẬN THỰC TẬP

Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Thăng Long xác nhận:

Sinh viên: Dương Thu Hường

Hiện đang là sinh viên lớp Anh 15 – Kinh tế đối ngoại, Khóa 53, Trường Đại học
Ngoại Thương

Đã tham gia thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Thăng
Long từ ngày 4/7/2018 đến ngày 30/7/2018.

Nhận xét quá trình thực tập:

Sinh viên Dương Thu Hường đã tuân thủ tốt nội quy, quy chế của Ngân hàng
TMCP Phương Đông – chi nhánh Thăng Long. Đồng thời trong thời gian thực tập, sinh
viên đã tích cực học hỏi, trao đổi với các cán bộ của phòng để tìm hiểu và nghiên cứu
hoạt động, tổ chức của đơn vị cũng như tài liệu phục vụ cho việc làm báo cáo kiến tập.

P. GIÁM ĐỐC

You might also like