You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG


NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT
ĐÔNG MINH VIỆT NAM

NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM ĐÌNH DZU

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH PHẠM HÒA THUẬN

MSSV: 1811761050 LỚP: 18DKQB1

TP.HỒ CHÍ MINH, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG


NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT
ĐÔNG MINH VIỆT NAM

NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM ĐÌNH DZU

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH PHẠM HÒA THUẬN

MSSV: 1811761050 LỚP: 18DKQB1

TP.HỒ CHÍ MINH, 2022


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã giành hết tâm huyết giảng dạy,
chỉ bảo cho mọi sinh viên chúng em có thêm nhiều kiến thức thật sự bổ ích.

Tiếp theo em xin cảm ơn thầy Phạm Đình Dzu đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn
nhiệt tình, luôn đưa ra những góp ý để hoàn thiện trong suốt quá trình em làm báo cáo
thực tập.

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới công ty TNHH DỆT ĐÔNG MINH VIỆT
NAM đã tạo cho em cơ hội được học hỏi những kỹ năng mới trong môi trường làm việc
của công ty. Em xin cảm ơn các anh chị đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình em thực tập.

Tuy nhiên với những kiến thức, khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều thì
việc báo cáo thực tập của em sẽ không tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự
góp ý của thầy cô để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc quý thầy
cô và toàn thể các anh /chị, cô/chú trong công ty thật nhiều sức khỏe và gặt hái được
nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Sinh viên thực tập

Đinh Phạm Hòa Thuận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP


Họ và tên sinh viên : Đinh Phạm Hòa Thuận

MSSV  :1811761050

Khoá  : 2018-2022

Lớp : 18DKQB1

Tên đề tài : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY DỆT ĐÔNG MINH VIỆT NAM

1. Thời gian thực tập


………………………………………………………………………………

2. Bộ phận thực tập


………………………………………………………………………………

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………

4. Kết quả thực tập theo đề tài


………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

5. Nhận xét chung


………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Đơn vị thực tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên : Đinh Phạm Hòa Thuận

MSSV  : 1811761050

Khoá  : 2018-2022

Lớp : 18DKQB1

Tên đề tài : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH DỆT ĐÔNG MINH VIỆT NAM

1. Thời gian thực tập


………………………………………………………………………………

2. Bộ phận thực tập


………………………………………………………………………………

3. Nhận xét chung


………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU____________________________________________________________1

1. Lý do chọn đề tài____________________________________________________1

2. Kết cấu bài báo cáo thực tập____________________________________________1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT ĐÔNG MINH
VIỆT NAM______________________________________________________________2

1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển________________________________2

1.1.1 Tên, quy mô, địa chỉ công ty______________________________________2

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam__2

1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động_______________________________________2

1.3 Cơ cấu tổ chức_____________________________________________________3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT ĐÔNG
MINH 2019 – 2021________________________________________________________8

2.1 Tình hình nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt Đông Minh năm 2019 -2021_______8

2.1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại phòng xuất nhập khẩu________________8

2.1.2 Nguyên vật liệu và thành phẩm :__________________________________9

2.1.3 Lợi nhuận của công ty :_________________________________________11

2.2 Thuận lợi, khó khăn của công ty đang gặp phải___________________________13

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
TNHH DỆT ĐÔNG MINH VIỆT NAM______________________________________14

3.1 Kiến nghị với Nhà nước_____________________________________________14

3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp__________________________________________14

KẾT LUẬN_____________________________________________________________16
TÀI LIỆU THAM KHẢO_________________________________________________17
DANH SÁCH MỤC LỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


C/O Certificate of Origin
CFR Cost and Freight
T/T Telegraphic transfer
L/C Letter of Credit
B/L Bill of Lading
CFS Container freight station
A/N Arrival note
FWD Forwarder
QTTV Quản trị thường vụ
HĐT Hải quan điện tử
BPCT Bộ phận chứng từ
DVKT Dịch vụ kĩ thuật
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng thương mại quốc tế đã
và đang là xu hướng tất yếu với tất cả các quốc gia. Qua đó, ta có thể thấy vận tải chính là
cầu nối chủ chốt mang tính chất tức thời thúc đẩy sự phá triển của hoạt động giao dịch
thương mại giữa các quốc gia. Thị trường hàng hải Việt Nam đang thực hiện chính sách
mở cửa thương mại, đang dần đuổi kịp theo tốc độ chung và xu hướng toàn cầu.

Đối với xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải nắm vững được nghiệp vụ và trình độ
chuyên môn từ khâu giao dịch. Xuất khẩu tạo nên nguồn vốn và còn là cơ sở để mở rộng,
thúc đẩy các quan hệ đối ngoại. Ngược lại, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy,
tạo điều kiện để hàng Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài.

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu cùng với kiến thức
trong quá trình học tập và thực tập tại công ty, em quyết định chọn đề tài : “Đánh giá thực
trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam”.

2. Kết cấu bài báo cáo thực tập

Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam

Chương II: Thực trạng nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam năm
2019-2021

Chương III: Giải pháp nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt Đông Minh
Việt Nam
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT ĐÔNG
MINH VIỆT NAM

1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển


1.1.1 Tên, quy mô, địa chỉ công ty
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH DỆT ĐÔNG MINH VIỆT NAM
- Tên quốc tế: TUNG MUNG TEXTILE CO. (VIETNAM). PTE, LTD
- Mã số thuế: 030267701021 (14/08/2002 )
- Địa chỉ: Đường số 18, khu chế xuất Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Người đại diện pháp luật: Chen Erh Biau
- Giám đốc công ty: Hsu I Yang
- Ngày thành lập: 1/9/2002
- Quản lý bởi: Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam

Công ty TNHH Dệt Đông Minh được thành lập từ ngày 1 tháng 9 năm 2002. Có trụ sở
đặt tại 301 Boon Keng Roadn Singapore 339779 do ông Hu Chyi – Chun (người Đài
Loan) làm đại diện. Thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 2.657.200 USD.

Công ty hiểu rõ được nhu cầu về việc ăn mặc của khách hàng ngày càng tăng. Bên
cạnh đó là nắm rõ lợi thế gia công, chi phí nguồn nhân lực tại Việt Nam. Chính vì thế mà
sau từng ấy năm hoạt động công ty đã có chỗ đứng trong và ngoài nước.

1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động


- Chức năng:
 Xuất khẩu: các thành phẩm quần áo.
 Nhập khẩu: các nguyên vật liệu cho gia công quần áo như vải, dây kéo, máy móc…
- Lĩnh vực hoạt động: Chuyên may gia công hàng may mặc (trừ trang phục từ da lông
thú).

2
3

1.3 Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

XƯỞNG TRƯỞNG THƯ KÝ

TRƯỞNG CHUYÊN TRƯỞNG TRƯỞNG


PHÒNG 1 GIA PHÒNG 2 PHÒNG 3

NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN SEA


IT KẾ
KHO Y TÁ
THU HOẠCH
THÀNH QA
MUA PHÒNG PHẨM QC
XUẤT SẢN
ỦI
NHẬP XUẤT
ĐÓNG
KHẨU MAY
GÓI
MẪU
TỔNG
VỤ CẮT

KHO THÊU

PHỤ
BẢO TRÌ SƠ ĐỒ

ME

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam

Nguồn: Phòng Kế toán


Giám đốc

- Là người lãnh đạo có quyền và quyết định cao nhất, là người đại diện pháp nhân của
công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty.
- Trực tiếp giám sát, theo dõi và chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của công ty theo
đúng pháp luật và đúng điều lệ của công ty.
- Lập kế hoạch cụ thể, định hướng phát triển công ty.
- Ban hành quy chế nội bộ, bổ nhiệm, miễn nhiễm các chức danh trong công ty.
- Trực tiếp ký kết hợp động với đối tác.

Xưởng trưởng

Quản lý, chịu trách nhiệm

- Thư ký
- Trưởng phòng 1
- Chuyên gia
- Trưởng phòng 2
- Trưởng phòng 3

Thư ký

- Là người chuyên thực hiện các công việc liên quan đến công tác hỗ trợ việc quản lý,
điều hành trong văn phòng. Thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ, các công
việc tạp vụ hành chính, sắp xếp hồ sơ, soạn thảo văn bản, tiếp khách, lên lịch trình, tổ
chức cuộc họp, hội nghị, lên kế hoạch cho giám đốc.

Trưởng phòng 1

Quản lý các mảng

- Nhân sự: phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các
chương trình phúc lợi cho nhân viên.

4
5

- IT: người làm công việc liên quan đến phần mềm máy tính, thu thập thông tin, tiến
hành sửa chữa, khắc phục lỗi khi cần thiết.
- Thu mua: là người tìm kiếm và duy trì nguồn cung cấp vật liệu với giá rẻ nhất, chất
lượng tốt nhất. Ngoài ra, nguồn cung cấp này cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng. Công việc cốt lõi ban đầu trong quá trình sản xuất của một doanh
nghiệp.
- Xuất nhập khẩu: là vị trí trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn tất hồ sơ, các thủ tục
hải quan cho doanh nghiệp để được tiến hành nhập khẩu hàng hóa hoặc bán hàng ra
nước ngoài.
- Tổng vụ: là người chịu trách nhiệm điều phối về vấn đề bảo vệ, tài xế, tạp vụ của
công ty.
- Kho: đây là nơi chịu trách nhiệm về lưu trữ, bảo quản phụ liệu, vải.
- Bảo trì: người chịu trách nhiệm kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy móc,
trang thiết bị và các tài sản của doanh nghiệp liên quan đến điện.
- ME ( Mechanical and Electrical ): thực hiện các công việc liên quan đén việc thiết kế
- thi công - hoàn thiện những hạng mục cơ khí và điện cho các công trình xây dựng.

Chuyên gia

Quản lý các mảng

- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp và lập bản dự thảo kế hoạch hoạt
động sao cho phù hợp với định hướng và chủ trương của doanh nghiệp tổ chức theo
từng thời kì. Trình bày bản dự thảo kế hoạch hoạt động với Ban lãnh đạo, tiến hành
lập kế hoạch chính thức, trình duyệt kế hoạch với quản lý cấp trên.
- Phòng sản xuất: là bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa của
doanh nghiệp.
- May mẫu: là người tiếp xúc trực tiếp với thiết kế sản phẩm đầu tiên. Sau khi xem các
bản thiết kế họ sẽ phải tạo ra các sản phẩm mẫu từ chính những thiết kế đó. Đồng thời
đưa ra ý kiến đánh giá để biến những thiết kế thành sản phẩm phù hợp với khả năng
sản xuất của xưởng may.
- Cắt: phụ trách cắt nguyên liệu vải cho khâu tiếp theo.
- Thêu: đảm nhận khâu thêu áo, quần.
- Sơ đồ: nhận rập size chuẩn ( rập máy hoặc rập giấy ). Nhận rập file mềm hoặc rập
giấy -> nhập rập vào máy.

Trưởng phòng 2

Quản lý các mảng

- Kế toán: hoàn thành các công việc liên quan đến tài chính, kế toán theo quy định của
nhà nước. Hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời vốn, nợ, các khoản thu chi theo
chính sách của công ty. Lên kế hoạch tài chính, kinh doanh theo tháng, quý, năm.
- Kho thành phẩm: nhập - cất trữ - bảo quản đến xuất đảm bảo số lượng và chất lượng
đúng yêu cầu.
- Ủi: ủi quần áo thành phẩm của công ty.
- Đóng gói: đảm nhận đóng gói thành phẩm để đưa vào kho chuẩn bị xuất hàng.

Trưởng phòng 3

Quản lý các mảng

- SEA ( Social Enviroment ): xử lý các vấn đề liên quan đến chính sách xã hội, vấn đề
môi trường làm việc.
- Y tá: cấp cứu kịp thời, đảm bảo sức khỏe của công nhân viên của doanh nghiệp.
- QA ( Quality Assrance ): là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm
thông qua.
- QC ( Quality Control ): là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất
lượng phần mềm (chất lượng thông số kĩ thuật). Có 2 vị trí QC thông thường là
Manual QC ( không đòi hỏi kỹ năng lập trình ) và Automation QC ( đòi hỏi kỹ năng
lập trình ).

6
7

Tóm tắt chương I

Ở chương I đã giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam. Bên
cạnh đó còn tìm hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu nhân lực của từng
phòng ban của công ty.

Với bề dày hoạt động gần 20 năm kinh nghiệm, Đông Minh luôn cố gắng hoàn thiện
mình để đáp ứng được mục tiêu và định hướng mà công ty đã đặt ra nhiều năm qua. Công
ty đã luôn cho ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt sự hài lòng của khách hàng,
khẳng định được vị trí vững chắc trong lĩnh vực chuyên may gia công quần áo. Là doanh
nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì việc nhập khẩu nói riêng và xuất
nhập khẩu nói chung luôn diễn ra xuyên suốt. Chương II sẽ phân tích sâu sắc hơn về
“Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam”.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT ĐÔNG
MINH 2019 – 2021

2.1 Tình hình nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt Đông Minh năm 2019 -2021

2.1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại phòng xuất nhập khẩu

PACKING LIST
NHÀ XUẤT GỬI QUA
COMMERICIAL INVOIVE
KHẨU GMAIL
BILL OF LADING

LIÊN HỆ LẠI VỚI


SAI ĐÚNG
NHÀ XUẤT KHẨU

DANH SÁCH
HÀNG HÓA LÀM TỜ KHAI
ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬN
HÀNG HÓA
NHẬN THÔNG BÁO
QUA KHU NHẬP KHẨU
HÀNG HÀNG ĐẾN
VỰC GIÁM (THÔNG QUAN)
 
SÁT HẢI
QUAN

Hình 2.1 Quy trình nhập hàng hóa tại phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Dệt
Đông Minh Việt Nam

Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu

8
9

Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại phòng xuất nhập khẩu : Bên nhà xuất khẩu sẽ gửi
gmail Packing List, Commercial Invoice, Bill of Lading cho nhà nhập khẩu (phòng xuất
nhập khẩu của công ty) và nhận Thông báo hàng đến. Sau khi nhận được công ty sẽ kiểm
tra thông tin. Nếu đúng và đầy đủ phòng xuất nhập khẩu sẽ tiến hành làm tờ khai hàng
hóa nhập khẩu (thông quan). Tiếp theo phòng xuất nhập khẩu sẽ cầm Danh sách hàng hóa
đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để tiến hành nhận hàng.

2.1.2 Nguyên vật liệu và thành phẩm :

2 4
1 Nhãn ép 1 Nhãn giấy 1 Dựng lót không dệt
2 4
2 Đạn nhựa 2 Nút nhựa 2 Dựng lót
Dây kéo (kim loại, 2 4
3 nhựa) 3 Nút kim loại 3 Băng gai, băng dính
2 Tape trang trí đầu dây 4
4 Dây đai 4 kéo 4 Chỉ may
2 4
5 Dây luồn 5 Túi đóng gói (bao P.E) 5 Chốt chặn
2 4
6 Dây treo nhãn 6 Tấm lót thùng carton 6 Nút chặn
2 4
7 Dây thun luồn 7 Thùng carton 7 Vải
2
8 Dây viền trang trí 8 Vòng đệm, long đền    
2
9 Dây viền bằng nhựa 9 Bo thun    
3
10 Đinh tán 0 Bìa lót lưng bằng giấy    
3
11 Giấy chống ẩm 1 Dây gân    
Màng polyurethane 3
12 không xốp 2 Dây đệm vai    
3
13 Nhãn vải 3 Gòn    
3
14 Logo kim loại 4 Nhãn nhựa    
3
15 Khóa nịt 5 Dựng lót    
16 Mắt cáo 3 Miếng keo dán bao    
6
3
17 Khóa nhựa 7 Nhãn chính    
3
18 Móc nhựa 8 Băng keo    
3
19 Thẻ nhựa 9 Khoen kim loại    
4
20 Nhãn đề can 0 Kim băng treo nhãn    

Bảng 2.1 Danh sách nguyên vật liệu nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt Đông
Minh Việt Nam

Đây là danh sách 47 nguyên vật liệu gần như cố định mà công ty TNHH Dệt Đông Minh
Việt Nam nhập khẩu để gia công quần áo theo yêu cầu của khách hàng.

1 Áo thể thao
2 Áo thời trang
3 Áo khoác
4 Quần thể thao
5 Quần thời trang
6 Váy thể thao
7 Váy liền thân thể thao
8 Quần nịt thể thao
9 Áo váy thể thao
10 Bộ đồ thể thao
11 Váy ngắn

Bảng 2.2 Thành phẩm sản xuất tại công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam

Đây là bảng thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng cụ thể là của ADIDAS được gia
công tại công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam.

10
11

Chi phí nguyên vật liệu nhập Doanh thu thành phẩm
Năm
2019 281,566,000,000 186,780,507,155
2020 128,702,480,000 185,128,896,504
2021 164,532,340,000 111,763,830,180

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu và thành phẩm

Nguồn : Phòng Kế toán

 Năm 2020 là đỉnh điểm của dịch bệnh của covid-19. Tuy công ty vẫn duy trì hoạt
động nhưng nguyên vật liệu giảm 152,863,520,000 so với năm 2019 do vận chuyển
hàng hóa khó khăn kéo theo thành phẩm sản xuất ra và nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng giảm tương đối 1,654,610,651.
 Năm 2021, tình hình dịch tương đối có bước khả quan, vận tải cũng dần dần phục hồi,
lượng nhập nguyên vật liệu của công ty tăng 35,829,860,000. Tuy nhiên, trong năm
công ty đã ngừng hoạt động 2,5 tháng do có đợt dịch bất ngờ khó kiểm soát. Chính vì
vậy, doanh thu thành phẩm vẫn chưa khả quan so với mong đợi, giảm 73,356,066,324
so với năm 2020.

2.1.3 Lợi nhuận của công ty :

Năm Chi phi bán doanh thu chi phí tài


Vốn chi phí quản lý Lợi Nhuận
hàng tài chính chính

201 147,018,261,79 6,744,766,04


9 6 4 43,570,572,031 254,695,711 100,712,453 (10,399,109,459)

202 135,898,003,61 5,285,611,96


0 7 0 49,830,141,712 227,275,699 21,353,237 (5,678,938,323)

202 102,242,728,50 4,031,014,66


1 4 1 46,890,732,717 588,516,382 103,185,101 (40,915,314,421)
Bảng 2.3 Lợi nhuận của công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam

Nguồn : Phòng Kế toán

Năm 2020 so với năm 2019

- Vốn giảm so với năm 2019 là 11,120,258,179


- Chi phí tăng 4,721,056,381
- Doanh thu giảm 27,420,012
- Lợi nhuận giảm 4,720,171,136 (45,4%)
 Đây là năm công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam nói riêng và tất cả doanh
nghiệp khác nói chung đang duy trì hoạt động để chống chọi với dịch bệnh. Vốn đầu
tư tăng lên, chi phí về vận chuyển, nguyên vật liệu tăng mạnh nhưng lượng mua của
khách hàng bị giảm xuống do dịch covid nên kéo theo doanh thu và lợi nhuận giảm
đáng kể.
Năm 2021 so với năm 2020
- Vốn của công ty giảm 33,655,275,113
- Chi phí giảm 4,112,174,430
- Doanh thu tăng 361,240,683
- Lợi nhuận tăng 35,236,376,098 (62%)
 Trong năm này công ty có ngừng hoạt động 2.5 tháng do dịch, vốn và chi phí của
công ty giảm so với năm 2020 do chính sách mở cửa cho phép hoạt động trở lại bình
thường mới của hàng hóa. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự hội nhập trở lại khi nền
kinh tế đang trì trệ sau bão dịch. “Hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo có bước
khởi sắc”. Thể hiện việc tăng doanh thu tài chính, lợi nhuận từ đó được tăng thêm.
Bên cạnh đó, dù đại dịch khiến hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng không
nhỏ, nhưng vì doanh thu đạt được trong những năm gần đây của công ty tương đối lớn
nên đã đủ bù đắp các chi phí phát sinh.
Nhận xét chung:
Nhìn chung trong những năm qua, công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam đã không
ngừng đầu tư vào việc nâng cấp thiết bị, nguồn nhân lực, tài nghề và luôn ưu tiên hàng

12
13

đầu về uy tín và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, bất chấp việc tình hình dịch bệnh
vẫn diễn biến vô phức tạp, công ty vẫn trụ vững và đã nhanh chóng khẳng định vị trí
vững chắc trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
2.2 Thuận lợi, khó khăn của công ty đang gặp phải

Thuận lợi

- Nhà nước đang triển khai kế hoạch “ Sống chung với dịch ” đưa cuộc sống dần bình
thường mới.
- Người dân có kinh nghiệm và ý thức về phòng chống dịch cao hơn.
- Sức mua của khách hàng nước ngoài có sự tiến triển khả quan.
- Đội ngũ có trình độ tay nghề cao, khéo léo, chăm chỉ.
- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực gia công quần áo may mặc và hoạt động xuất
nhập khẩu.

Khó khăn

- Thiếu thốn nhân lực để đảm bảo thời gian gian hàng.
- Chi phí vận tải tăng.
- Giao thông vận tải, logistics chưa bình thường trở lại.

Tóm tắt chương II

Trong thời đại nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập với thế giới, chính sách mở cửa
của chính phủ trong những năm gần đây có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các
doanh nghiệp. Vận tải biển, hoạt động xuất nhập khẩu là những ngành đã và đang trên đà
phát triển. Là doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Công ty TNHH
Dệt Đông Minh Việt Nam phải cập nhật kịp thời nhu cầu của khách hàng, xu hướng phát
triển của ngành xuất nhập khẩu trên thế giới.

Ở chương II đang thể hiện được tình trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH Dệt
Đông Minh Việt Nam trong năm 2019-2021. Bên cạnh những thuận lợi và cũng có những
khó khăn mà công ty gặp phải trong những năm dịch bệnh khó khăn, vận tải trì trệ.
Nhưng công ty vẫn cố gắng đưa công ty vượt qua những thách thức, hoạt động trong tình
thái tốt nhất có thể.

Từ kết quả phân tích ở chương II, tác giả có thể đưa đến đề xuất kiến nghị để tiếp tục
phát huy điểm hoàn thiện và tìm cách khắc phục những điểm chưa hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả năng suất của công ty.

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG
TY TNHH DỆT ĐÔNG MINH VIỆT NAM

3.1 Kiến nghị với Nhà nước

- Không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các doanh nghiệp phải gồng mình
chống dịch, nghiên cứu giảm tiền thuê đất.
- Lên kế hoạch kiểm soát giá xăng dầu, cước vận chuyển, giao nhận hàng hóa giữa các
nhà máy, kho cảng.
- Cần đơn giản hóa các thủ tục hải quan và cải tiến quản lý xuất nhập khẩu để phù hợp
với cơ chế của thị trường góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới.
- Phải có kế hoạch để nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng các tuyến đường để hỗ trợ vận
chuyển cho các hoạt động xuất nhập khẩu, các chính sách khuyến khích phát triển
ngành giao nhận hàng hóa như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng cảng biển,
hiện đại hóa các thiết bị xếp dỡ hàng hóa.

3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp

- Tuyển dụng, đào tạo thêm để đảm bảo nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn hàng đúng kế
hoạch.

14
15

- Công ty hỗ trợ cho nhân viên tham gia các khóa học nghiệp vụ về xuất nhập khẩu để
tiếp cận những thông tin, thủ tục, chính sách thay đổi của Nhà nước.

- Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy hết năng lực. Động viên tinh thần và
vật chất : tiền thưởng cho nhân viên làm tốt công việc hay trong những dịp lễ tết ; Hoặc
tổ chức cho nhân viên những chuyến dã ngoại nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, thể
hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với họ.

Tóm tắt chương III

Chương III là toàn bộ những kiến nghị để giúp phát huy tối đa những thuận lợi và
khắc phục những vấn đề của công ty đang gặp phải. Để thực hiện hiệu quả các kiến nghị
không thể thiếu sự cố gắng từ phía Nhà Nước để giúp môi trường kinh doanh, hoạt động
xuất nhập khẩu ổn định hơn và sự nỗ lực của toàn thể nhân viên của công ty, đóng góp
càng nhiều vào lợi nhuận của công ty nói riêng và cho lợi ích quốc gia nói chung.
KẾT LUẬN

Ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam ngày càng tăng trưởng nhanh chóng, điều này
đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và kiểm soát tốt lạm
phát. Với thời gian hoạt động trong ngành lâu năm, công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt
Nam đã biết cách khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực gia công may mặc trong và
ngoài nước. Mặc dù dịch bệnh là vấn đề lớn của tất cả mọi người, mọi nơi, mọi nghề
nghiệp nhưng công ty vẫn nỗ lực vượt qua, giảm thiểu mọi rủi ro xuống mức tối thiểu, ổn
định hoạt động kinh doanh, duy trì hiệu suất sản lượng tại công ty.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam, em đã có cơ hội
học hỏi và tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế từ các anh chị đi trước, hiểu rõ hơn về
cơ cấu tổ chức và hoạt động xuất nhập khẩu của một công ty. Đây cũng chính là cơ hội
giúp em được trải nghiệm những kiến thức đã được học vào thực tế.

Sau khoảng thời gian thực tập tại công ty do kiến thức và kinh nghiệm làm việc còn
nhiều hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót và chưa thật sự sâu sắc. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ phía quý thầy cô và quý anh chị tại công ty để giúp
em hoàn thiện hơn vốn kiến thức của bản thân.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là thầy Phạm Đình Dzu đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt cho em những hiểu biết và vốn kiến thức trong suốt thời gian học tập tại
trường và thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

16
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ công thương Việt nam (2021), “ Hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo tiếp tục
khởi sắc”,https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hoat-dong-xuat-nhap-
khau-du-bao-tiep-tuc-khoi-sac.html, 25/3/2022.
2. Cục Hàng hải Việt Nam ( 2014), “ Giảm chi phí vận tải trong hoạt động vận tải biển:
Một số giải pháp”, https://vinamarine.gov.vn/vi/tin-tuc/giam-chi-phi-van-tai-trong-
hoat-dong-van-tai-bien-mot-so-giai-phap, 26/3/2022.
3. Báo Công Thương (2020),https://www.melodylogistics.com/5-giai-phap-quan-trong-
trong-hoat-dong-xuat-nhap-khau-777.html, 30/3/2022.
4. Công ty TNHH Dệt Đông Minh Việt Nam, 30/3/2022.

You might also like