You are on page 1of 82

Báo cáo tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

&œœ

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất
định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, để đứng vững và phát triển
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được
tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao,
đa dạng chủng loại.

Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng
đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân
chuyển vốn, giữ uy tín với khách hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo
có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành
từ nguyên vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Quá trình sản
xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết kiệm chi phí, thu lại lợi nhuận
cao nhất. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên vật liệu phải chặt
chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời
nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Điều này
giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển và đạt mục tiêu lợi nhuận tối
đa. Ngoài ra, công cụ dụng cụ cũng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ quá trình
vận hành doanh nghiệp và sản xuất sản phẩm.

Chính vì vậy, việc hạch toán theo dõi và bảo quản NVL-CCDC có ý nghĩa rất
quan trọng, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Nệm
Mousse Liên Á, được sự giúp đỡ của Ban Tổng Giám đốc, phòng Tài chính - Kế toán,
cùng sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Ngọc Cẩm , tôi xin đi sâu vào nghiên cứu

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 1


Báo cáo tốt nghiệp

đề tài: “Kế toán theo dõi Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ” tại Công ty TNHH
Thương Mại & Sản Xuất Nệm Mousse Liên Á.

Kết cấu của báo cáo thực tập gồm 4 chương:


Chương 1: Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Nệm
Mousse Liên Á.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thương
Mại & Sản Xuất Nệm Mousse Liên Á (Tháng 03 năm 2021).
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên với nhận thức chủ quan và khả năng còn
hạn chế nên việc nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, tôi mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô Trường Cao Đẳng Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh và các cô, chú, anh, chị Công ty Liên Á nhằm hoàn thiện báo cáo thực
tập, để báo cáo thực tập được tốt hơn.
Trân trọng./.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 2


Báo cáo tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

&œœ

BQGQ : Bình quân gia quyền


CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CCDC : Công cụ dụng cụ
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
CKTM : Chiết khấu thương mại
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐQT : Hội đồng quản trị
HTKT : Hình thức kế toán
NCC : Nhà cung cấp
NVL : Nguyên vật liệu
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TGNH : Tiền gửi ngân hàng
TK : Tài khoản
TM : Tiền mặt
TNCN : Thu nhập cá nhân
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phẩm
TSCĐ : Tài sản cố định
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
VL : Vật liệu
VTHH : Vật tư hàng hóa
XDCB : Xây dựng cơ bản
XNK : Xuất nhập khẩu

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 3


Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & SẢN
XUẤT NỆM MOUSSE LIÊN Á
I. Lịch sử hình thành và phát triển
1. Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại & Sản Xuất Nệm Mousse Liên Á.

Tên gọi tắt: Liên Á.

Văn phòng chính:


- Địa chỉ: 181 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Phú Nhuận.
- Điện thoại: (84-8) 38 777 999
- Fax: (84-8) 38 778 952
- Email: info@liena.com.vn
- Website: www.liena.com.vn

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.

Chủ tịch HĐQT: Ông LÂM NGỌC HIỆP.


Tổng giám đốc: Ông LÂM NGỌC MINH.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh, sản
phẩm từ plastic. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế. Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình;
bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng
chuyên doanh. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê. Xây dựng nhà để ở, các công trình kỹ thuật dân dụng khác. Đại lý,
môi giới, đấu giá...
Mặt hàng chủ yếu: Nệm, drap, nội thất (salon, giường ngủ, bàn, divan), PU (yên xe
máy, ô tô).
Thị trường chủ yếu: Việt Nam, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Á.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 4


Báo cáo tốt nghiệp

Quy mô công ty:


3 cụm nhà máy:
- 1996 - 55/1 A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú.
- 2000 - 63 Lê Đình Cẩn, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân.
- 2013 - Ấp 3B, X. Hữu Thạnh, H. Đức Hòa, Long An (Cụm CN Hựu Thạnh-Long
An).
Tổng diện tích nhà máy tại Long An: 20ha.
Cung ứng 1.000.000 sản phẩm cho thị trường mỗi năm.
16 Showroom tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Giới thiệu về công ty:


Thành lập trước năm 1975, Công ty Liên Á là doanh nghiệp 100% vốn Việt
Nam và hiện là nhà sản xuất & xuất khẩu hàng đầu về các sản phẩm Nệm, Drap, Gối,
Sofa, Salon….
Hơn 35 năm tái thiết lập và phát triển, Liên Á ngày càng khẳng định vị thế tại
thị trường Việt Nam cũng như các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, Châu Âu, Trung
Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore....nhờ chất lượng vượt trội và tính đồng nhất
của sản phẩm. Sản phẩm Liên Á đã ngày một thân quen hơn trong mỗi không gian
nghỉ ngơi của các gia đình Việt Nam.
Sứ mệnh của Liên Á là làm mới cuộc sống cho chính bản thân, gia đình và
cộng đồng mỗi ngày bằng định hướng không ngừng sáng tạo, cung cấp những sản
phẩm chất lượng Quốc tế trong lĩnh vực nội thất, đem đến sự tiện nghi cho người tiêu
dùng và mang đến giải pháp tối ưu cho những không gian nghỉ ngơi đẳng cấp.
Tiếp nối thành công với nệm cao su thiên nhiên, hiện nay Liên Á đã có nhiều
dòng sản phẩm: nệm lò xo túi cao cấp, nệm cao su 100% thiên nhiên, drap, gối, sofa,
giường, divan… Sở hữu các chứng nhận của các tổ chức Quốc tế về chất lượng: LGA,
ECO, là thành viên việt Nam đầu tiên tham gia vào Hiệp Hội Quốc Tế những Doanh
nghiệp sản xuất nệm và nội thất phòng ngủ trên thế giới ISPA và là thương hiệu nhiều
năm liền được bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 5


Báo cáo tốt nghiệp

Liên Á áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001:2008 trên toàn công ty, chuyên môn
hóa từng khâu sản xuất, dịch vụ nhằm mang đến một sản phẩm chất lượng với giá
thành hợp lý.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Liên Á


Chức năng:
- Sản xuất các sản phẩm nệm, drap, nội thất, PU.
- Nhập khẩu nguyên liệu, bao bì sản xuất thành phẩm.
- Nhập khẩu trang thiết bị , máy móc phục vụ sản xuất.
- Đầu tư tài chính và các hoạt động liên doanh liên kết.
- Đầu tư và kinh doanh các ngành nghề theo giấy phép kinh doanh.

Nhiệm vụ:
- Quản lý sản xuất ( Khối nhà máy ).
- Tổ chức các hoạt động sản xuất.
- Điều hành sản xuất.
- Tổ chức và điều hành các hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty.

3. Quá trình phát triển


- 1987: Ông Lâm Ngọc Hiệp tái lập cơ sở sản xuất nệm cao su thiên nhiên với thương
hiệu Liên Á đã được xây dựng trước năm 1975.
- 1995: Là công ty tiên phong trong lĩnh vực cải tiến sản phẩm, mang đến những sản
phẩm cao cấp và có tính ứng dụng cao trên thị trường Năm 1995, bên cạnh những sản
phẩm cao su đã phổ biến trên thị trường, ông Lâm Ngọc Hiệp tự hào giới thiệu phương
pháp định hình PU cho dòng sản phẩm nội thất cao cấp - Công ty đầu tiên sử dụng
khuôn để sản xuất những sản phẩm mousse.
- 2001 - 2004: Giữa năm 2001-2004, thị trường quốc tế bắt đầu ghi nhận Liên Á là
công ty cung cấp những sản phẩm cao su cao cấp và chất lượng với thị trường rộng
khắp đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật và Singapore.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 6


Báo cáo tốt nghiệp

- 2006 - 2010: Liên Á được Viện Eco Institute – CHLB Đức chứng nhận là sản phẩm
an toàn được lưu hành tại Châu Âu và Viện LGA Institute – Châu Âu chứng nhận sản
phẩm đạt chất lượng toàn cầu.
- 2011 - 2014: Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Li – Băng là một trong những
thị trường “khó tính” trên thế giới, chiếm 98% sản phẩm nệm Việt Nam nhập khẩu vào
Mỹ. Năm 2013, nhà máy thứ ba tại Đức Hòa, Long An bắt đầu đi vào hoạt động. Năm
2014, trở thành thành viên Hiệp Hội Sản Phẩm Giường Ngủ Quốc Tế (ISPA).
- 2015 - nay: Có mặt trên 45 quốc gia trên toàn cầu, đồng thời 2 kho hàng tại Hà Lan,
Mỹ cũng cho phép Liên Á tiếp cận nhanh hơn đến khách hàng tại 2 thị trường này.
Phát triển công nghệ sản xuất tự động LAAS 2 giúp rút ngắn thời gian sản xuất và
đồng nhất về chất lượng.

II. Tổ chức bộ máy quản lý


1. Sơ đồ tổ chức quản lý
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý: Liên Á thiết lập và ban hành việc thực hiện và duy
trì bộ máy quản lý dựa trên các quy trình , thủ tục dạng văn bản có quy định quyền hạn
và trách nhiệm của các vị trí quản lý cụ thể.

- Hệ thống quản lý của công ty được xây dựng bao gồm 03 cấp :
Cấp cao bao gồm các chức danh sau:
Chủ tịch HĐQT.
Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành các phòng .
Cấp trung bao gồm: các trưởng và phó phòng nghiệp vụ trực thuộc.
Nhân viên nghiệp vụ: bao gồm các nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp
việc cho các cấp quản lý.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 7


Báo cáo tốt nghiệp

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG BỘ PHÒNG BỘ PHÒNG


PHÒNG PHÒNG
KINH THIẾT PHẬN TÀI PHẬN KINH PHÒNG PHÒNG
CUNG DỊCH VỤ
DOANH KẾ CHẤT CHÍNH SẢN DOANH NHÂN SỰ KINH
ỨNG KHÁCH
LƯỢNG - KẾ XUẤT QUỐC DOANH
KH - VT HÀNG
TOÁN TẾ NỘI ĐỊA &
MARKETI
NG

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh

2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban


Tổng Giám Đốc: Là người có quyền tối cao trong công ty và được HĐQT bổ nhiệm
để điều hành mọi hoạt động của công ty. Là người có quyền xem xét sửa đổi nội dung
và phê duyệt các tài liệu thuộc hệ thống quản lý của công ty, đánh giá chất lượng nội
bộ, quản lý đề bạt và khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm về
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng Kinh Doanh:
- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định
kỳ và dài hạn phù hợp với chiến lược và phương hướng phát triển của công ty.
- Tổ chức mua hàng hóa nhằm dự trữ và cung cấp cho các đơn vị và mạng lưới bán
hàng của công ty.
- Lập báo cáo thống kê hàng hóa, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty hàng tháng, quý, năm theo theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc.
- Thực hiện chức năng tiếp thị kinh doanh sản phẩm ở thị trường nội địa và nước
ngoài.
- Quản lý tổ chức thiết kế và phân tích sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp các khiếu nại của khách hàng, đánh giá chất lượng nội bộ.
Phòng thiết kế:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 8


Báo cáo tốt nghiệp

- Lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm, dự án của Công ty, theo yêu cầu cụ thể
của Ban lãnh đạo.
- Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc, lãnh đạo công ty trong công tác quản lý và tổ
chức công tác thiết kế.
Bộ phận chất lượng: Kiểm soát chất lượng và quy trình sản xuất.
Phòng cung ứng KH - VT:
- Lên kế hoạch mua vật tư.
- Có chức năng điều hành, quản lý, cấp phát vật tư.
- Có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụ lao động, vật tư sản xuất
kinh doanh kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu để mua NVL phục vụ sản xuất.
Phòng tài chính kế toán:
- Có chức năng quản lý, kiểm soát quá trình thu tiền cũng như quá trình thanh toán đối
với các nhà cung cấp vật tư đồng thời lập kế hoạch thu tiền và lên kế hoạch thanh toán
các khoản nợ cho nhà cung cấp.
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, nguồn vốn của công ty.
- Quản lý sổ sách và chứng từ thu chi, thực hiện nguyên tắc quản lý tài chính và hạch
toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
- Tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, báo định kỳ về kết quả tài chính.
- Lập đầy đủ và báo cáo đúng hạn các báo cáo thống kê, quyết toán của công ty theo
đúng chế độ quy định.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và thi hành kịp thời các chế độ tài chính kế toán cho
các bộ phận, cá nhân có liên quan trong công ty.
- Theo dõi kiểm tra thường xuyên các bộ phận trực tiếp quản lý kinh doanh trong việc
sử dụng vốn, hàng hóa của công ty đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Bộ phận sản xuất:
- Phải đảm bảo việc sản xuất sao cho phù hợp với tiến độ giao hàng.
- Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm của từng bộ phận.
- Chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng.
Phòng kinh doanh quốc tế:
- Phối hợp với trưởng phòng khác trong việc lập kế hoạch danh sách hằng năm, tháng,
quý.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 9


Báo cáo tốt nghiệp

- Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế, tham mưu/ đề xuất trong công tác mua bán
hàng hóa quốc tế, đề xuất sản phẩm phù hợp cho thị hiếu người tiêu dùng các quốc gia.
- Triển khai, giám sát các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh. Đề xuất tham gia các hội
chợ quốc tế nếu cảm thấy phù hợp
Phòng nhân sự:
- Có chức năng quản lý về nhân sự, phát triển nâng cao chất lượng lao động.
- Tổ chức công tác đào tạo lao động mới, sắp xếp và bố trí lao động đạt yêu cầu đảm
bảo kế hoạch sản xuất của công ty.
Phòng kinh doanh nội địa & Marketing:
- Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing.
- Thiết lập mối quan hệ với truyền thông.

III. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty


1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
- Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Vì Liên Á có 02 nhà
máy tại Thành phố Hồ Chí Minh và Long An, nên việc sử dụng hình thức này giúp các
kế toán viên có thể phân công công việc nhanh chóng, thuận tiện nhằm theo dõi cụ thể,
cập nhật số liệu kịp thời, chính xác, tránh sai sót. Bên cạnh đó việc kiểm tra, đảm bảo
nghiệp vụ cũng sẽ được tập trung, thống nhất giữa các kế toán viên dưới sự quản lý
của kế toán trưởng cũng như ban quản lý trong việc theo dõi, quản lý tài sản. Các
phiếu nhập, xuất kho NVL, CCDC, VTHH, thành phẩm,... sau khi kiểm tra nhập liệu
đều được báo cáo về phòng Kế toán trung tâm.
- Tuy nhiên, hình thức này cũng đòi hỏi nhiều nhân lực để đảm nhận các vị trí khác
nhau thì mới đáp ứng được hết yêu cầu của tổ chức bộ máy.

1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 10


Báo cáo tốt nghiệp

- Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc tài chính và Nhà nước về mặt pháp
lý theo luật kế toán được nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành, đảm bảo mọi mặt
về hoạt động tài chính – kế toán của công ty.
- Theo dõi và tập hợp các số liệu về kết quả sản xuất bằng nghiệp vụ kế toán, tham gia
phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng kỳ tài chính.
- Lập và gửi báo cáo tài đúng hạn các loại văn bản, báo cáo tài chính, thống kê quyết
toán theo đúng chế độ hiện hành cho cơ quan quản lý nhà nước và HĐQT công ty.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các loại tài liệu, hồ sơ kế toán theo đúng chế độ kế toán .
Đảm bảo bí mật, an toàn các tài liệu, hồ sơ và số liệu kế toán.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên nhằm
không ngừng hoàn thiện chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG KẾ TOÁN


HỢP THUẾ

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ KẾ


TIỀN GỬI/ CÔNG NỢ TOÁN KẾ TOÁN TOÁN
NHÀ MÁY CÔNG NỢ
TM PHẢI TRẢ CCDC XNK GIÁ
PHẢI THU
TSCĐ THÀNH

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN


SẢN XUẤT THANH TOÁN BÁN HÀNG
TM/ TẠM ỨNG

Sơ đồ bộ máy kế toán

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 11


Báo cáo tốt nghiệp

KT Trưởng:
- Là người giúp Ban Tổng giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác tổ
chức kế toán thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo chế độ quy định hiện hành của
Nhà Nước.
- Tổ chức chỉ đạo các nhân viên kế toán và theo dõi toàn bộ tình hình tài chính của
công ty, xác nhận và phản ảnh kịp thời các thông tin kinh tế theo chế độ quy định.
- Trực tiếp phân công, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán về luân chuyển
chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
- Đối với các đơn vị trực thuộc: Kế toán trưởng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn
thi hành các quy định, thể lệ tài chính công ty.
Kế toán tổng hợp:
- Phối hợp với kế toán trưởng điều hành công việc tại phòng Tài chính – Kế toán, có
quyền thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác kế toán khi kế toán trưởng đi vắng.
- Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, kiểm tra các chứng từ, ghi sổ
kế toán, lập bảng tổng kết toàn bộ tài sản theo tháng, quý, năm.
- Lập báo cáo tài chính, theo dõi việc hình thành, phân phối các quỹ, theo dõi tình hình
biến động tài chính của công ty.
Kế toán thuế:
- Lập tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
- Mỗi ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
- Mỗi cuối tháng sẽ lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan
thuế (nếu có).
- Mỗi quý sẽ làm báo cáo thuế của quý đó. Báo cáo quý các thuế GTGT, thuế TNCN,
thuế TNDN. Báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm. Báo cáo thuế
TNDN quý 4 và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
Kế toán sản xuất:
- Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời NVL, CCDC, VTHH,
thành phẩm tại Nhà máy (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ).
- Kiểm soát công tác nhập - xuất NVL, CCDC, VTHH, thành phẩm.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 12


Báo cáo tốt nghiệp

Kế toán thanh toán TM/ tạm ứng: theo dõi các khoản thanh toán thu, chi bằng tiền
mặt, thanh toán tạm ứng, công tác phí cho nhân viên đi công tác.
Kế toán bán hàng: nhận điều chuyển từ nhân viên bán hàng, in phiếu giao hàng, theo
dõi các hóa đơn, chứng từ bán hàng.

Kế toán tiền gửi/ TM:


- Theo dõi tình hình thu TM, chi TM, theo dõi TGNH.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, có nhiệm vụ theo dõi tất cả khoản thu
chi của công ty hàng ngày. Cuối mỗi ngày tổng kết và báo cáo về tình hình tiền mặt tại
quỹ cho kế toán trưởng.
Kế toán công nợ phải thu/ phải trả: theo dõi các khoản thanh toán công nợ thành
phẩm, vật tư.
Kế toán TSCĐ – CCDC:
- Theo dõi tình hình tăng giảm, hiện có của TSCĐ - CCDC trong công ty.
- Tính và trích khấu hao hàng tháng theo đúng quy định, phân bổ chi phí khấu hao vào
các đối tượng chịu chi phí.
- Thực hiện đúng các quy định của chứng từ, thủ tục hạch toán tài sản cố định, công cụ
dụng cụ.
Kế toán giá thành: xác định đầy đủ – chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của
sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Kế toán XNK: Theo dõi những chi phí liên quan đến việc xuất khẩu hàng
hóa của công ty ra nước ngoài và những chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng
hóa, vật tư, bao bì , máy móc thiết bị từ nước ngoài về công ty.

2. Chế độ, chính sách và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị
2.1 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, được ban hành
theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 13


Báo cáo tốt nghiệp

Công ty Liên Á sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, cụ thể là phần mềm
kế toán Microsoft Dynamics AX, đảm bảo được mục tiêu hoạt động hiệu quả, nâng
cao năng suất lao động vừa đảm bảo được yếu tố kiểm soát nội bộ cao và đáng tin cậy,
hoạt động ổn định, hiệu quả. Hình thức kế toán này phù hợp với quy mô và tình hình
hoạt động của công ty, hàng ngày kế toán cập nhật số liệu phát sinh vào máy tính, cuối
tháng in ra sổ theo mẫu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính

Trình tự ghi chép như sau :


- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ
ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào
thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo
cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 14


Báo cáo tốt nghiệp

tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài
chính sau khi đã in ra giấy.
- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán.

Các loại sổ sử dụng theo HTKT trên máy vi tính:


Bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ nhật ký chung và sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

3. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác
Với Giám đốc: Thông qua việc tính toán chi phí để tính được giá thành sản phẩm, từ
đó báo cáo với Ban Giám đốc về tình hình lãi lỗ để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch
sản xuất kinh doanh.
Với Giám đốc phụ trách kinh doanh thì phòng kế toán làm báo cáo để báo cáo tình
hình chi phí sử dụng vật tư, trang thiết bị, chi phí bỏ ra để sử dụng máy thi công. Báo
cáo tình hình thực hiện kế hoạch các khoản chi phí sản xuất kinh doanh tình hình về
mức bán dư thành phẩm trong sản xuất.
Với phòng kế hoạch:
- Phòng kế hoạch có nhiệm vụ cung cấp kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm của
từng mặt hàng cùng với vật liệu xây dựng dự toán cho chi phí sản xuất kế hoạch giá
thành.
- Cung cấp cơ sở dự toán cho từng khoản mục chi phí để kế toán giá thành có cơ sở so
sánh, phân tích số liệu thực tế và có kế hoạch mua sắm dự trữ vật tư.
- Đối chiếu, kết hợp với phòng kế hoạch để đánh giá kết quả hoàn thành các chỉ tiêu kế
hoạch như chỉ tiêu về NVL thực tế sử dụng so với định mức kế hoạch. Đồng thời cùng
với phòng kế hoạch nghiên cứu tổ chức những phương pháp tiên tiến về kế hoạch hóa
hạch toán xác định giá thành sản phẩm.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 15


Báo cáo tốt nghiệp

Với phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính cung cấp cho kế toán
những tài liệu cần thiết để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

IV. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển của công ty
1. Thuận lợi
Xuất phát từ đặc thù riêng của mình và những chính sách của nhà nước cũng
như những cơ hội của nền kinh tế nước nhà đem lại, Liên Á có nhiều thuận lợi để phát
triển sản xuất bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị trong nước ổn định, chính sách đầu tư
cho giáo dục, đào tạo nghề của nhà nước rất tốt, chính sách xây dựng nền kinh tế thị
trường theo hướng mở định hướng XHCN cũng là một thuận lợi không nhỏ cho các
doanh nghiệp ở Việt Nam trong đó có Liên Á, các yếu tố này giúp doanh nghiệp yên
tâm đầu tư lâu dài, mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nguồn lực có nhiều kinh nghiệm trong công ty sản xuất kinh doanh, đa số cán
bộ công nhân viên đều là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo
qua trường lớp chuyên nghiệp, đây là vốn quý của công ty nếu biết khai thác đúng
mức và đúng khả năng của từng người và công ty có Ban lãnh đạo năng động sáng tạo,
nhiệt tình trong công việc.
Có cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đầy đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh
liên tục. Sản phẩm công ty rất đa dạng đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và ngày
càng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Liên Á có lượng khách hàng tiềm năng lớn, lượng khách hàng cũ ổn định và
luôn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, điều này đã được chứng minh bằng các đơn
hàng lớn trong nhiều năm qua, lượng hàng xuất khẩu đến các thị trường “khó tính”
như: Mỹ - chiếm 98% nệm cao su xuất khẩu của Việt Nam.

2. Khó khăn
Trong năm 2020 kéo dài đến đầu năm 2021, dịch Covid-19 xuất hiện và diễn
biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 16


Báo cáo tốt nghiệp

tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác
động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các hoạt động sản
xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm
bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh nghiệp là đối tượng chịu
ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải
thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Liên Á cũng là một trong những doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những chính sách cụ thể nhằm đảm bảo năng
suất và chất lượng hoạt động, công ty đã vượt qua khó khăn và phát triển trong thời
dịch Covid.
Nền kinh tế mở đã tạo ra không ít các đối thủ cạnh tranh gay gắt không chỉ
trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài, công ty luôn phải đối mặt với
nhiều thách thức như làm thế nào nâng cao chất lượng sản phẩm,…
Trình độ khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng
lên, muốn theo kịp xu thế của thời đại đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến không ngừng,
vừa đào tạo nhân viên, vừa phải nhập khẩu máy móc thiết bị mới liên tục để phục vụ
kịp thời cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường làm cho chi phí tăng cao, ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm và giảm lợi thế cạnh tranh.

3. Hướng phát triển của công ty


Ưu tiên cho mảng xuất khẩu, bởi thị trường trong nước tuy được đánh giá có
sức tiêu thụ khá lớn với hơn 90 triệu dân, nhưng sản phẩm của Liên Á chỉ tập trung ở
một phân khúc. Đặc biệt thời gian sử dụng sản phẩm nệm kéo dài trong nhiều năm,
nên sức mua trong nước không quá lớn.
Đầu tư phát triển mạng lưới phân phối để sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng dễ
hơn. Ngoài sản phẩm chất lượng và có những đặc tính vượt trội, Liên Á còn chú trọng
định vị giá trị của mình ở phong cách mới mẻ, hiện đại. Công ty đã mời những nhà
thiết kế nước ngoài về cùng làm việc để người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm những
thiết kế mới của thế giới.
Ngoài ra với thị trường nội địa, trong tương lai Liên Á hướng đến việc sản xuất
ra những sản phẩm có giá thành phù hợp hơn với phần đông người tiêu dùng.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 17


Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Kế toán nguyên vật liệu
1. Những vấn đề chung
1.1 Khái niệm
Nguyên liệu, vật liệu (vật liệu) là những đối tượng lao động do doanh nghiệp mua
ngoài hoặc tự chế để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2 Đặc điểm


Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó,
vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành
thực thể của sản phẩm về mặt giá trị. Do chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất nhất định
nên khi tham gia vào sản xuất, giá trị của vật liệu sẽ được chuyển hết vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.

2. Phân loại và đánh giá vật liệu


2.1 Phân loại
Thông thường, vật liệu trong doanh nghiệp được chia làm các loại sau:
- Vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài dùng để tiếp tục quá trình sản xuất,
chế tạo sản phẩm): Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì
cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất hoặc không
cấu thành vật liệu cần thiết cho sản xuất sản phẩm mà có thể làm thay đổi màu sắc,
mùi vị, tăng thêm chất lượng của sản phẩm.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình SXKD
(xăng, dầu, than, củi, hơi đốt...)

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 18


Báo cáo tốt nghiệp

- Vật liệu thay thế: Là những vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: để dùng vào việc xây dựng cơ bản của doanh
nghiệp.
- Vật liệu khác: phần còn thừa như rìa, vụn của vật liệu…
Việc phân loại như trên chỉ mới đáp ứng nhu cầu của từng loại vật liệu, cho biết được
tỷ trọng cảu từng loại vật liệu trong toàn bộ vật liệu được sử dụng tại doanh nghiệp, vì
vậy để quản lý được chi tiết vật liệu có thể dựa vào tính năng lý hóa, quy cách của vật
liệu để chia vật liệu ra thành từng nhóm, từng thứ vật liệu.

2.2 Đánh giá


2.2.1 Nguyên tắc kế toán:
Nguyên tắc giá gốc: Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá gốc -
là loại giá được tính theo giá cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí
hợp pháp, phát sinh trong quá trình mua sắm hay chế tạo hàng tồn kho. Chuẩn mực kế
toán 02 “Hàng tồn kho” xác định: “Hàng tồn kho tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
được”.
Nguyên tắc thận trọng: Cuối năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nguyên tắc nhất quán: việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo 1 trong các
phương pháp: Nhập trước xuất trước, Bình quân gia quyền hoặc Thực tế đích danh.
Khi đã lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải sử dụng nhất quán ít nhất trong 1
kỳ kế toán năm.

2.2.2 Phương pháp Kế toán tổng hợp NVL:


Có thể vận dụng 1 trong 2 phương pháp:
Kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi, phản ảnh thường xuyên liên tục, có
hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn của hàng hóa, vật tư trên sổ kế toán tổng hợp. Cuối
kỳ, căn cứ số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho so sánh đối chiếu với số
liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán, về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải phù

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 19


Báo cáo tốt nghiệp

hợp với số tồn kho trên sổ kế toán nếu có chêch lệch phải truy tìm nguyên nhân và có
biện pháp xử lý kịp thời.
Kiểm kê định kỳ: Kế toán lập chứng từ, ghi chép vào sổ kế toán tổng hợp liên tục và
kịp thời số lượng, giá trị từng lần nhập nhưng giá trị vật tư, hàng hóa xuất bán trong kỳ
hay đưa vào sản xuất trong kỳ không được ghi nhận. Cuối kỳ: kiểm kê thực tế số
lượng vật tư, hàng hóa còn tồn kho cuối kỳ, xác định giá trị hàng hóa của vật tư hàng
hóa tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp BQGQ, FIFO...

Giá trị vật tư, Giá trị vật tư, Giá trị vật tư, Giá trị vật tư,
hàng hóa xuất = hàng hóa tồn + hàng hóa nhập - hàng hóa tồn
kho trong kỳ kho đầu kỳ kho trong kỳ kho cuối kỳ

2.2.3 Phương pháp tính giá vật liệu

Vật liệu mua ngoài:


Giá gốc của Giá mua ghi Chi phí thu Khoản giảm giá,
vật liệu = trên hóa đơn + mua thực tế - chiết khấu
thương mại

- Các khoản thuế không hoàn lại như: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi
trường, được tính vào giá gốc.
- Chi phí thu mua thực tế bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc dở, phân loại, bảo
quản, bảo hiểm vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của bộ
phận thu mua,... các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua vật liệu và số
hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
- Đối với vật liệu dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
theo phương pháp Khấu trừ thì giá trị của vật liệu mua vào được phản ánh theo giá
mua chưa có thuế GTGT.
- Đối với vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp Trực tiếp hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 20


Báo cáo tốt nghiệp

nhưng không đủ điều kiện để được khấu trừ thì giá trị của vật liệu mua vào được phản
ánh theo giá thanh toán bao gồm thuế GTGT.
- Giảm giá là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua phát sinh sau khi nhận
hàng và xuất phát từ việc giao hàng không đúng phẩm chất, quy cách, thời hạn,... đã
ký kết.
- Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua phát sinh
sau khi nhận hàng và xuất phát từ việc người mua mua hàng với số lượng lớn.

Vật liệu tự chế biến:


Giá gốc của Giá gốc của vật liệu Chi phí
vật liệu = xuất chế biến + chế biến

Vật liệu thuê ngoài gia công:


Giá gốc của Tiền công Chi phí vận
Giá gốc = vật liệu xuất + gia công + chuyển...
gia công (nếu có)

Vật liệu nhận góp vốn liên doanh:


Giá thống nhất của Chi phí vận
Giá gốc = Hội đồng các bên + chuyển...
tham gia liên doanh (nếu có)

Vật liệu được cấp:


Giá do Chi phí vận
Giá gốc = đơn vị + chuyển, bốc dỡ
cấp thông báo ...

Vật liệu được biếu tặng:


Giá trị Chi phí vận
Giá gốc = hợp lý + chuyển, bốc dỡ
ban đầu ...

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 21


Báo cáo tốt nghiệp

2.2.4 Tính giá khi xuất vật liệu


Phương pháp Nhập trước, xuất trước (FIFO): Giá trị VL xuất kho được tính theo
đơn giá của lần nhập vào trước hết - xuất hết lượng đó mới xuất đến lượng nhập kế
tiếp theo sau đó với đơn giá nhập cùng kỳ. Giá trị VL tồn kho cuối kỳ sẽ được tính
theo giá của những lần nhập vào gần nhất (cuối cùng).

Phương pháp BQGQ (di động hay cố định):


Giá trị vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân

Giá trị VL tồn kho + Giá trị VL nhập kho trong kỳ


Đơn giá bình quân =
Số lượng VL tồn kho trong kỳ + Số lượng VL nhập kho trong kỳ

Phương pháp thực tế đích danh: Nhập giá nào xuất giá đó (theo từng lô hàng). Áp
dụng đối với những mặt hàng có giá trị cao, tách biệt từng mặt hàng.

3. Kế toán nguyên vật liệu


3.1 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
- Bảng kê mua hàng

3.2 Tài khoản sử dụng

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 22


Báo cáo tốt nghiệp

- TK 151 "Hàng mua đang đi trên đường": phản ánh trị giá của các loại hàng hóa,
vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vân
chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng còn chờ kiểm nhận
nhập kho.

TK 151
Trị giá vật tư, hàng hóa đã mua đang đi Trị giá hàng hóa mua đang đi đường đã
đường. về nhập kho hay đã chuyển giao thẳng cho
khách hàng
Số dư: Trị giá hàng mua đang đi đường
hiện có vào cuối kỳ.

- TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: phản ánh trị giá NVL nhập, xuất và tồn kho.
TK 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp. TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” không có TK cấp 2.

Kết cấu TK 152:


TK 152
- Trị giá thực tế vật liệu nhập kho. - Trị giá thực tế vật liệu xuất kho.
- Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm
kê. giá hàng mua
- Trị giá vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm

Số dư: Trị giá thực tế vật liệu tồn kho cuối
kỳ.

3.3 Kế toán chi tiết


3.3.1 Sổ sách sử dụng
- Phương pháp Thẻ song song: Thẻ kho, Sổ chi tiết vật liệu, Bảng tổng hợp chi tiết vật
liệu.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 23


Báo cáo tốt nghiệp

- Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển: Thẻ kho, Bảng kê nhập xuất vật liệu, Sổ đối
chiếu luân chuyển.
- Phương pháp Sổ số dư: Thẻ kho, Phiếu giao nhận chứng từ, Sổ số dư, Bảng lũy kế
nhập – xuất – tồn kho.

3.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết

Phương pháp Thẻ song song:

Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp Thẻ song song

- Công việc của thủ kho: Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất, thủ kho ghi số lượng
thực nhập, thực xuất trên từng Thẻ kho. Tính ra số tồn kho cuối ngày trên từng Thẻ
kho. Định kỳ hoặc cuối tháng tùy theo số lượng vật liệu nhiều hay ít, thủ kho tiến hành
phân loại chứng từ , lập Phiếu giao nhận chứng từ và chuyển các chứng từ nhập xuất
cho kế toán vật liệu.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 24


Báo cáo tốt nghiệp

Mẫu biểu Thẻ kho

- Công việc của kế toán: Thường xuyên xuống kho để kiểm tra tình hình ghi chép của
thủ kho. Định kỳ nhận được chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển đến, kế toán tiến
hành kiểm tra chứng từ, ký vào Phiếu giao nhận chứng từ của thủ kho. Sau đó, căn cứ
trên từng chứng từ nhập xuất kế toán tiến hành ghi giá và tính thành tiền làm căn cứ
ghi Sổ chi tiết vật liệu. Cuối tháng đối chiếu số lượng ghi trên Thẻ kho của thủ kho với
số lượng trên Sổ chi tiết vật liệu của kế toán, căn cứ số liệu trên các Sổ chi tiết vật liệu
để lập Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 25


Báo cáo tốt nghiệp

Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 26


Báo cáo tốt nghiệp

Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 27


Báo cáo tốt nghiệp

Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển:

Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển

- Công việc của thủ kho: Căn cứ vào chứng từ nhập xuất, thủ kho ghi số lượng thực
nhập, thực xuất vào Thẻ kho. Thủ kho sau khi ghi chép vào chứng từ nhập xuất,
chuyển các chứng từ nhập xuất cho kế toán vật liệu.

- Công việc của kế toán: Chỉ ghi chép 1 lần vào cuối tháng trên cơ sở các chứng từ
nhập xuất trong tháng, mỗi loại vật liệu được ghi 1 dòng trên sổ. Hàng ngày hoặc định
kỳ nhận được chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển đến để kiểm tra chứng từ và sắp
xếp phân loại chứng từ thành từng loại, từng nhóm vào bảng kê nhập - xuất. Cuối
tháng, tổng hợp số liệu đã ghi trên chứng từ về số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu
đã nhập xuất trong tháng trên Bảng kê nhập xuất để ghi vào Sổ đối chiếu luân chuyển.
Sau đó, tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu và đối chiếu với số lượng trên Thẻ
kho.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 28


Báo cáo tốt nghiệp

Bảng kê nhập (xuất) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu Sổ đối chiếu luân chuyển

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 29


Báo cáo tốt nghiệp

Phương pháp Sổ số dư:

Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp Sổ số dư

- Công việc của thủ kho: Căn cứ vào chứng từ nhập xuất, thủ kho ghi số lượng thực
nhập, thực xuất vào Thẻ kho. Định kỳ, thủ kho phân loại chứng từ nhập xuất để lập
Phiếu giao nhận chứng từ và chuyển chứng từ nhập xuất cho kế toán vật liệu. Cuối
tháng, căn cứ vào số lượng tồn kho vật liệu trên Thẻ kho để ghi vào cột số lượng trển
Sổ số dư do kế toán chuyển đến.

- Công việc của kế toán: Định kỳ, kế toán vật liệu phải xuống kho để kiểm tra hướng
dẫn việc ghi chép của thủ kho, nhận các chứng từ nhập xuất do thủ kho bàn giao sau
đó ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất được
của thủ kho kế toán phải đối chiếu với các chứng từ khác có liên quan. Sau đó, căn cứ
vào giá hạch toán để ghi giá vào các chứng từ và vào cột số tiền của phiếu giao nhận
chứng từ. Căn cứ số liệu trên phiếu giao nhận chứng từ kế toán ghi vào Bảng lũy kế

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 30


Báo cáo tốt nghiệp

nhập xuất tồn. Số dư trên Bảng lũy kế nhập xuất tồn phải khớp đúng với số tiền trên
Sổ số dư.

Mẫu biểu Phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất)

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 31


Báo cáo tốt nghiệp

Mẫu Sổ số dư

Bảng lũy kế nhập – xuất – tồn kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 32


Báo cáo tốt nghiệp

3.4 Kế toán tổng hợp


Sổ sách sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Thẻ kho (Sổ kho)
- Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
- ...

3.4.1 Phương pháp Kê khai thường xuyên


3.4.1.1 Kế toán nhập vật liệu
Trường hợp nhập kho vật liệu do mua ngoài (đủ số lượng so với hóa đơn):
Căn cứ vào hóa đơn, Phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan:
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ:
Nợ TK 152: Giá gốc NVL (giá mua chưa thuế + chi phí thu mua chưa thuế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp Trực tiếp hoặc không đủ
điều kiện để được khấu trừ:
Nợ TK 152: Giá gốc NVL (giá mua chưa thuế + chi phí thu mua có thuế)
Có TK 111, 112, 331: Giá gốc NVL

Trường hợp nhập kho vật liệu có phát sinh thừa, thiếu so với hóa đơn:
a. Trường hợp thiếu NVL:
Căn cứ vào hóa đơn chứng từ có liên quan:
Nợ TK 152: Giá gốc NVL thực nhập
Nợ TK 138 (1): Giá trị NVL thiếu chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 133 (1): Thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Xử lý NVL thiếu:
- Nếu mua NVL theo phương thức nhận hàng, căn cứ biên bản xử lý hàng thiếu:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 33


Báo cáo tốt nghiệp

Nợ TK 152: Phần hao hụt trong định mức


Nợ TK 138 (8), 111, 334: Phần bắt bồi thường (thu tiền, trừ lương...)
Nợ TK 632: Phần được tính vào giá vốn hàng bán
Có TK 138 (1): Trị giá NVL thiếu đã xử lý
Có TK 133 (1): Giảm thuế GTGT được khấu trừ
- Nếu mua NVL theo phương thức chuyển hàng, căn cứ biên bản xử lý hàng thiếu:
+ Nhận thêm vật liệu thiếu của đơn vị bán:
Nợ TK 152: Trị giá NVL thiếu đã nhận thêm
Có TK 138 (1): Trị giá NVL thiếu xử lý
+ Nhận thêm tiền hoặc trừ vào nợ của đơn vị bán:
Nợ TK 111, 112, 331: Nhận lại tiền hoặc trừ vào nợ người bán
Có TK 138 (1): Trị giá NVL thiếu đã xử lý
Có TK 133 (1): Giảm thuế GTGT được khấu trừ

b. Trường hợp thừa NVL so với hóa đơn:


- Nếu NVL thừa chưa rõ nguyên nhân, doanh nghiệp cho nhập kho toàn bộ:
Nợ TK 152: Giá trị NVL thực nhập
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán trên hóa đơn
Có TK 338 (3381): Giá trị NVL thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
- Sau đó, tùy nguyên nhân xử lý hàng thừa:
Nợ TK 338 (1): Trị giá NVL thừa đã xử lý
Có TK 152: Nếu bên bán xuất nhầm , doanh nghiệp xuất kho trả lại
Có TK 711: Nếu không tìm ra nguyên nhân, xử lý ghi vào thu nhập khác

Trường hợp mua NVL được hưởng chiết khấu thanh toán:
- Mua NVL chưa thanh toán: căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên
quan:
Nợ TK 152: Giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133 (1): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 34


Báo cáo tốt nghiệp

- Thanh toán cho người bán trước thời hạn quy định trong hợp đồng, được hưởng chiết
khấu thanh toán:
+ Chuyển TGNH thanh toán: căn cứ giấy báo nợ ngân hàng
Nợ TK 331: Giá thanh toán
Có TK 112: Số tiền thanh toán
+ Nhận chiết khấu thanh toán: căn cứ phiếu thu, giấy báo có ngân hàng:
Nợ TK 111, 112: Chiết khấu thanh toán
Có TK 515: Ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính

Trường hợp mua NVL được hưởng chiết khấu thương mại:
Căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan:
Nợ TK 152: Giá mua đã trừ chiết khấu thương mại
Nợ TK 133 (1): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán theo hóa đơn

Trường hợp nhập khẩu NVL:


- Ghi giá NVL nhập khẩu: căn cứ hóa đơn thương mại
Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập khẩu
Có TK 331: Tỉ giá bán của ngân hàng
- Thuế nhập khẩu phải nộp: căn cứ tờ khai hải quan:
Nợ TK 152: Thuế nhập khẩu ghi trên tờ khai hải quan
Có TK 333 (3): Thuế nhập khẩu phải nộp
- Thuế TTĐB phải nộp: căn cứ Tờ khai hải quan:
Nợ TK 152: Thuế TTĐB ghi trên tờ khai hải quan
Có TK 333 (2): Thuế TTĐB phải nộp.
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp: căn cứ Tờ khai hải quan:
Nợ TK 133 (1): Thuế GTGT ghi trên Tờ khai hải quan
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
- Ghi chi phí vận chuyển, bốc dở, lệ phí hải quan:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 35


Báo cáo tốt nghiệp

Nợ TK 152: Chi phí chưa thuế GTGT


Nợ TK 133 (1): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng thanh toán.

3.4.1.2 Kế toán xuất vật liệu


Trường hợp xuất kho NVL để phục vụ hoạt động SXKD:
Nơ TK 621: Trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627: Quản lý phân xưởng sản xuất
Nợ TK 641: Bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Bộ phận QLDN
Có TK 152: Giá xuất kho

Trường hợp xuất NVL để đầu tư vào đơn vị khác:


a. Nếu giá trị vốn góp < giá thực tế xuất kho (giá gốc):
Nợ TK 221, 222, 228: Giá trị vốn góp được đánh giá
Nợ TK 811: Phần chêch lệch giảm
Có TK 152: Giá gốc xuất kho

b. Nếu giá trị vốn góp > giá thực tế xuất kho
Nợ TK 221, 222, 228: Giá trị vốn góp được đánh giá
Có TK 152: Giá gốc xuất kho
Có TK 711: Phần chêch lệch tăng

Trường hợp nhượng bán NVL, phế liệu ứ đọng không cần dùng:
- Ghi giá bán: Căn cứ hóa đơn và chứng từ liên quan:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511(8): Giá bán chưa thuế GTGT
Có TK 333(1): Thuế GTGT đầu ra
- Ghi giá vốn: Căn cứ phiếu xuất kho:
Nợ TK 632: Giá vốn của NVL
Có TK 152: Giá xuất kho (FIFO, đích danh, BQ...)

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 36


Báo cáo tốt nghiệp

3.4.1.3 Kế toán kiểm kê vật liệu


Kiểm kê là 1 phương pháp kế toán để nhằm chính xác số lượng, chất lượng và giá trị
của từng thứ VL, CCDC, phụ tùng thay thế... kiểm tra tình hình bảo quản dự trữ, tình
hình nhập xuất và sử dụng vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp hao
hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất qua đó đề cao trách nhiệm của những người bảo
quản và sử dụng vật liệu nâng cao hiệu quả công tác hạch toán quản lý doanh nghiệp.

Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu:


- Trường hợp thiếu trong định mức cho phép:
Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán
Có TK 152: Ghi giảm giá trị NVL
- Trường hợp thiếu trên định mức cho phép:
Nợ TK 138 (1): Giá trị NVL thiếu chờ xử lý
Có TK 152: Ghi giảm giá trị NVL
Khi có kết quả xử lý NVL thiếu:
Nợ TK 111, 138 (8), 334...: Nếu bắt bồi thường
Nợ TK 632: Nếu được tính vào giá vốn hàng bán
Có TK 138 (1): Giá trị NVL thiếu đã xử lý

Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa:


- Trường hợp thừa trong định mức cho phép:
Nợ TK 152: Ghi tăng giá trị NVL
Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán
- Thừa trên định mức:
Nợ TK 152: Ghi tăng giá trị NVL
Có TK 388 (1): Giá trị NVL thừa chờ xử lý
Khi có kết quả xử lý NVL thừa, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 338 (1): Giá trị NVL thừa đã xử lý
Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác
Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 37


Báo cáo tốt nghiệp

Sơ đồ hạch toán TK 152:

111, 112, 141 621, 627, 623


331, 151 152 641, 642, 241
Nhập kho NVL mua về Xuất NVL dùng cho SXKD, XDCB

133
Thuế GTGT
(nếu được khấu trừ) 111, 112, 331

3333 Chiết khấu thương mại giảm giá,


Thuế NK phải nộp khi trả lại hàng mua
nhập khẩu 133
Thuế GTGT
3332 tương ứng
Thuế TTĐB của NVL nhập
khẩu (nếu có) 138 (1)

33312 NVL thiếu phát hiện khi


Thuế GTGT phải nộp khi kiểm kê chờ xử lý
nhập khẩu

338 (8)
NVL thừa phát hiện khi
kiểm kê chờ xử lý

3.4.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 38


Báo cáo tốt nghiệp

(4) Cuối kỳ, kết chuyển trị giá NVL tồn kho và
hàng mua đang đi đường cuối kỳ
151, 152 611(1)
(1) Đầu kỳ, kết chuyển
trị giá VL tồn kho và VL
tồn kho và VL mua đang
đi đường đầu kỳ
621, 627, 641, 642
111, 112, 141, 331,...
(5) Giá trị vật liệu xuất dùng
(2) Giá thực tế vật liệu cho SXKD
tăng trong kỳ do các nguyên
nhân

(3) CKTM, giảm giá hoặc trả lại hàng mua

II. Kế toán công cụ, dụng cụ


1. Những vấn đề chung
Khái niệm: CCDC là những tư liệu lao động dùng trong quản lý và sản xuất của
doanh nghiệp, không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Những tư liệu lao động sau đây
không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được coi là CCDC:
- Các loại giàn giáo ván khuôn chuyên dùng cho hoạt động xây lắp
- Các dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh sành sứ
- Quần áo, dày giép chuyên dùng để làm việc
- Các loại bao bì

Đặc điểm của CCDC:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 39


Báo cáo tốt nghiệp

- Có giá trị dưới 30.000.000 đồng.


- Mang đầy đủ đặc điểm của tài sản cố định hữu hình. Như:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng.
+ Giữ được nguyên hình thái vật chất cho đến khi công cụ dụng cụ đó hỏng.
- Tùy vào tính chất và giá trị của công cụ dụng cụ mà khi đưa vào sử dụng cho sản
xuất kinh doanh kế toán cần tiến hành phân bổ.

2. Phân loại và đánh giá CCDC


2.1 Phân loại CCDC
2.1.1 Theo đặc điểm
- CCDC chuyên dùng: dụng cụ đồ nghề, khuôn mẫu đúc, bàn, tủ...
- Bao bì luân chuyển: các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kỳ sản xuất,
kinh doanh.
- Đồ dùng cho thuê: các loại CCDC doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê.
- Thiết bị, phụ tùng thay thế: các loại thiết bị, phụ tùng thay thế không đủ tiêu chuẩn
của TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2 Theo tình hình sử dụng


- CCDC trong kho.
- CCDC đang sử dụng.

2.1.3 Theo tính chất phân bổ giá trị CCDC


- Loại phân bổ 1 lần (tính hết toàn bộ giá trị vật liệu xuất kho vào chi phí SXKD trong
kỳ): CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn (thường 1 kỳ hạch toán).
- Loại phân bổ nhiều lần: CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hoặc trường hợp
xuất hàng loạt.

2.2 Đánh giá CCDC

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 40


Báo cáo tốt nghiệp

- Do yêu cầu dữ trữ CCDC để phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất, kế toán thường
xuyên phản ảnh tình hình nhập xuất kho CCDC, vì vậy trong trường hợp này CCDC
được đánh giá như vật liệu.
- Do yêu cầu quản lý về mặt hiện vật và giá trị hiện còn của CCDC giống như yêu cầu
quản lý TSCĐ mà CCDC còn phải được phản ánh theo nguyên giá (giá thực tế xuất
dùng ban đầu) và giá trị còn lại.

3. Kế toán CCDC
3.1 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu báo hỏng dụng cụ
- ...

3.2 Tài khoản sử dụng: TK 153 “Công cụ, dụng cụ”: phản ánh trị giá hiện có và
tình hình biến động tăng, giảm các loại CCDC của doanh nghiệp.
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ, có 4 tài khoản cấp 2:
- TK 1531 - Công cụ, dụng cụ
- TK 1532 - Bao bì luân chuyển
- TK 1533 - Đồ dùng cho thuê
- TK 1534 - Thiết bị, phụ tùng thay thế

TK 153
- Trị giá thực tế của CCDC nhập kho. - Trị giá thực tế CCDC xuất kho.
- Trị giá thực tế CCDC thừa phát hiện khi - Trị giá thực tế CCDC thiếu phát hiện
kiểm kê. khi kiểm kê.
- Các khoản được giảm giá, chiết khấu
thương mại.

Số dư: Giá trị CCDC tồn kho vào cuối kỳ.


3.3 Kế toán chi tiết

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 41


Báo cáo tốt nghiệp

- Kế toán chi tiết CCDC cũng sử dụng 1 trong 3 phương pháp: Thẻ song song, Sổ đối
chiếu luân chuyển hoặc phương pháp Sổ số dư tương tự như kế toán chi tiết VL.
- Sổ sách sử dụng:
+ Phương pháp Thẻ song song: Thẻ kho, Sổ chi tiết vật liệu, Bảng tổng hợp chi tiết
vật liệu.
+ Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển: Thẻ kho, Bảng kê nhập xuất vật liệu, Sổ
đối chiếu luân chuyển.
+ Phương pháp Sổ số dư: Thẻ kho, Phiếu giao nhận chứng từ, Sổ số dư, Bảng lũy
kế nhập – xuất – tồn kho.

3.4 Kế toán tổng hợp


Sổ sách sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Thẻ kho (Sổ kho)
- Sổ theo dõi CCDC tại nơi sử dụng
- ...

3.4.1 Phương pháp kê khai thường xuyên


3.4.1.1 Kế toán nhập kho
Tương tự như nhập kho NVL chỉ khác ở TK 152 thay bằng TK 153.

3.4.1.2 Kế toán xuất kho


a. Đối với CCDC, phụ tùng thay thế
Xuất kho CCDC loại phân bổ 1 lần:
Nợ TK 627, 641, 642: Tính thẳng vào chi phí SXKD
Có TK 153: Giá xuất kho (FIFO, BQ...)

Xuất kho CCDC loại phân bổ nhiều lần:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 42


Báo cáo tốt nghiệp

- Phản ảnh giá thực tế xuất kho CCDC loại phân bổ nhiều lần:
Nợ TK 242
Có TK 153
- Định kỳ, căn cứ kế hoạch để phân bổ chi phí CCDC cho từng đối tượng sử dụng:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
- Khi nhận phiếu báo hỏng, kế toán phân bổ chi phí lần cuối cùng:
Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 138 (8): Phải thu bồi thường
Nợ TK 627, 641, 642: Mức phân bổ lần cuối
Có TK 242: Giá trị còn lại của công cụ

b. Đối với bao bì luân chuyển và đồ dùng cho thuê


- Khi xuất bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153
- Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán:
Nợ TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242
- Ghi nhận doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ:
Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 511 (3)
Có TK 333 (11)
- Nhận lại công cụ, dụng cụ cho thuê:
Nợ TK 153 (3)
Có TK 242: Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí.

Sơ đồ hạch toán TK 153:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 43


Báo cáo tốt nghiệp

111, 112, 141 623, 627,


331, 151 153 641, 642, 241
Nhập kho CCDC mua về Xuất CCDC để dùng tính 1 lần
vào chi phí
133
Thuế GTGT
(nếu được khấu trừ) 111, 112, 331

3333 Chiết khấu thương mại giảm giá,


Thuế NK phải nộp khi trả lại hàng mua
nhập khẩu 133
Thuế GTGT
3332 tương ứng
Thuế TTĐB của NVL nhập
khẩu (nếu có) 138 (1)

33312 NVL thiếu phát hiện khi


Thuế GTGT phải nộp khi kiểm kê chờ xử lý
nhập khẩu
142, 242
338 (8)
NVL thừa phát hiện khi Xuất kho CCDC để dùng, cho
kiểm kê chờ xử lý thuê phân bổ dần khi CCDC có
thời gian sử dụng nhiều kỳ và có
giá trị lớn

3.4.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 44


Báo cáo tốt nghiệp

(3) Cuối kỳ, kết chuyển trị giá CCDC tồn kho và
hàng mua đang đi đường cuối kỳ
151, 153 611(1)
(1) Đầu kỳ, kết chuyển
giá gốc CCDC tồn kho
và hàng mua đang đi
đường đầu kỳ
621, 627, 641, 642
111, 112, 141, 331,...
(4a) Giá gốc CCDC xuất dùng
(2) Giá gốc CCDC tăng cho SXKD (loại phân bổ 1 lần)
trong kỳ do các nguyên nhân
242
(4b) CCDC xuất Định kỳ, phân
dùng (loại phân bổ CCDC
bổ nhiều lần)

CHƯƠNG III

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 45


Báo cáo tốt nghiệp

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY


TNHH THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT NỆM MOUSSE LIÊN Á
(THÁNG 03 NĂM 2021)
I. Kế toán nguyên vật liệu
1. Những vấn đề chung
Công ty Liên Á là doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa chủ yếu là các sản phẩm
nệm, gối, sofa nội thất... Với đặc điểm riêng của sản phẩm mà trong quá trình sản xuất
công ty sử dụng các loại NVL như: Cao su, hóa chất, vải, các loại bao bì...

Nguyên vật liệu được sử dụng ở công ty bao gồm:


- Nguyên liệu - Chính: Cao su thiên nhiên, Gòn ép, Gòn bi, Ván ép 3 ly, Ván ép 10
ly...
- Nguyên liệu - Hóa Chất: Dung dịch Methanol, Dung môi MC, Dung môi S97, các
loại màu...
- Nguyên liệu - Vải: Vải Cotton 30180 K160, Vải P-Cotton solid dyed,
Vải 100% Tencel Sateen Reactive Print, Vải Lưới Polyeste khổ 200m, Vải Simili
Kinasan, Vải PP không dệt Xanh...
- Vật liệu phụ: Chỉ may 50/3, Dây kéo số 3, Dây quai xách tròn, Dây thun 3cm...
- Nhiên liệu: Xăng, dầu...
- Bao bì: Bao PE, Bao PVC, Bao PP dệt Xanh...
- Nguyên liệu, vật tư khác: Băng keo trong T45, Phiếu Bảo Hành 12x24(cm), Nhãn áo
nệm, Poster drap...

Quản lý NVL tại công ty:


- Nhận thấy tầm quan trọng của NVL trong quá trình sản xuất và kinh doanh nên công
ty rất chú trọng đến công tác bảo quản và cất trữ. Các loại NVL ở kho đều được dán
nhãn tên và đặt theo đúng khu vực. Các thủ tục nhập - xuất cũng được quản lý chặt chẽ
và kĩ lưỡng. Cách bảo quản và cất trữ này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm
kho, kiểm kê định kỳ của công ty, tránh sai sót và nhầm lẫn trong quá trình kiểm tra.
- Công ty quy định mỗi loại NVL là một mã riêng và tổ chức quản lý tại kho vật tư.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 46


Báo cáo tốt nghiệp

VD: GONCKH01: Gòn ép, VANSLY03: Ván ép 3 ly, DRPCTT01: Vải Cotton 30180
K160, DKEATL01: Dây kéo số 3, PPOPAK01: Bao PP dệt, BBNTEM01: Nhãn áo
nệm, CSUMTN36: Dung dịch Methanol...

2. Tính giá NVL


Đối với NVL nhập kho:
Để đánh giá nguyên vật liệu được chính xác và thống nhất, hàng ngày kế toán sử
dụng giá thực tế ghi trên Hóa đơn của NVL nhập kho để nhập vào phần mềm kế toán.

Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên Hóa đơn (chưa có thuế GTGT)
+ Chi phí vận chuyển (nếu có)

Đối với NVL xuất kho: Ở công ty, trị giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp
Bình quân gia quyền.

3. Chứng từ, tài khoản sử dụng


3.1 Chứng từ sử dụng
3.1.1 Hóa đơn mua NVL: Hóa đơn gốc (phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT,
hóa đơn bán lẻ,...) của NCC giao kèm với NVL, hàng hóa.

3.1.2 Phiếu nhập kho


Mua NVL nhập kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, Phòng thu mua đặt mua NVL. Khi
NVL về đến kho, thủ kho Vật tư kiểm tra hàng hóa (nguyên tem, nguyên đai nguyên
kiện, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, số lượng), tiến hành nhập kho và ký vào chứng
từ gốc nhận hàng. Sau đó, chuyển lên cho Phòng kế toán để nhập kho trên phần mềm
kế toán, in Phiếu nhập kho kèm chứng từ gốc nhận hàng, kế toán và thủ kho ký tên rồi
trình cho thủ trưởng đơn vị ký. Tiếp đó phòng thu mua kiểm tra, lập thủ tục duyệt
thanh toán, kế toán thanh toán lập Phiếu chi TM hoặc chuyển khoản.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 47


Báo cáo tốt nghiệp

Trình tự luân chuyển chứng từ:

P. THU MUA THỦ KHO VẬT TƯ P. KẾ TOÁN

Kế hoạch sản Kiểm tra hàng hóa, Nhập kho NVL


xuất ký tên vào Chứng trên phần mềm kế
từ gốc nhận hàng toán

Đơn đặt mua


NVL

NCC giao hàng


kèm Hóa đơn/
PXK/ PGH... In Phiếu nhập kho
(kèm Chứng từ
gốc), ký tên.
Kiểm tra, lập Chuyển cho thủ
thủ tục duyệt trưởng đơn vị ký
thanh toán

Lập Phiếu chi


thanh toán TM/
chuyển khoản

Sơ đồ luân chuyển chứng từ

3.1.3 Phiếu xuất kho


Căn cứ vào nhu cầu sản xuất (kế hoạch sản xuất), Xưởng sản xuất sẽ lập phiếu
đề nghị cấp NVL. Kho vật tư tiến hành cấp theo số lượng thực cấp lớn hơn hoặc bằng
số lượng đề nghị, sau đó in phiếu cấp ký tên đầy đủ giữa thủ kho xuất và xưởng sản
xuất nhận, chuyển lên cho kế toán thực hiện xuất kho trên phần mềm, in Phiếu xuất
kho, chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký tên. Sau khi ký thủ trưởng đơn vị giao lại cho kế
toán lưu trữ chứng từ.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 48


Báo cáo tốt nghiệp

Trình tự luân chuyển chứng từ:

X. SẢN XUẤT THỦ KHO VẬT TƯ P. KẾ TOÁN

Kế hoạch sản Ký tên vào Phiếu Xuất kho NVL


xuất đề nghị, tiến hành trên phần mềm kế
cấp NVL toán
(có X. Sản xuất ký
xác nhận)
Lập Phiếu đề
nghị cấp NVL,
ký tên In Phiếu xuất kho
(kèm Chứng từ
gốc), ký tên.
Chuyển cho thủ
trưởng đơn vị ký

Lưu trữ Phiếu


xuất kho và chứng
từ gốc

Sơ đồ luân chuyển chứng từ

3.2 Tài khoản sử dụng


- Để phản ánh NVL, kế toán sử dụng TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 152 được
mở chi tiết ở Công ty như sau:
152101 Nguyên liệu - Chính
152102 Nguyên liệu - Hóa Chất
152103 Nguyên liệu - Vải
152200 Vật liệu phụ
152300 Nhiên liệu
152400 Bao bì
152800 Nguyên liệu, vật tư khác

4. Kế toán chi tiết

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 49


Báo cáo tốt nghiệp

4.1 Sổ sách sử dụng


Công ty sử dụng mẫu Sổ chi tiết và Thẻ kho được thiết kế sẵn trên phần mềm
kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

4.2 Trình tự ghi chép


Căn cứ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kế toán đã lập, phần mềm kế toán tự
động kết xuất số liệu trên phiếu sang các cột tương ứng như cột ngày chứng từ, số hiệu
chứng từ, diễn giải, vị trí.

5. Kế toán tổng hợp


5.1 Sổ sách sử dụng
Các NVL được theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp nhập xuất tồn thiết kế sẵn
trên phần mềm kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ
Tài chính.

5.2 Trình tự ghi chép


Căn cứ các chứng từ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho và các nghiệp vụ thực tế
phát sinh, phần mềm kế toán tự động tập hợp số liệu và kết xuất lên Thẻ kho và bảng
Tổng hợp nhập xuất tồn.

6. Minh họa một số nghiệp vụ phát sinh ở công ty


Tất cả các NVL mua về công ty đều trải qua thủ tục kiểm tra chất lượng nghiêm
ngặt thì mới được nhập kho để xuất dùng cho sản xuất. Do đó Công ty không có phát
sinh trường hợp mua về xuất thẳng vào xưởng sản xuất không qua kho.
Căn cứ vào các Hóa đơn và Chứng từ gốc, Kế toán tiến hành lập Phiếu nhập
kho, phần mềm Kế toán trên máy vi tính sẽ tự tập hợp và ghi vào Thẻ kho để theo dõi
NVL tương ứng.

Một số nghiệp vụ phát sinh ở Công ty Liên Á tháng 3/2021

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 50


Báo cáo tốt nghiệp

6.1 Nhập kho NVL


NV1: Vào ngày 05/03/2021 nhận 1100 Dây kéo auto-lock số 3 màu Kem 720cm do
Công ty TNHH Dây Khóa Kéo Tiên Phong với trị giá mua chưa thuế VAT 10% là
24.750.000đ. Công ty đã nhận hoá đơn, tiền chưa thanh toán cho NCC.
Căn cứ hóa đơn GTGT số 0007272, kế toán vào phân hệ Arrival overview trên
phần mềm kế toán để nhập liệu, số dây kéo trên được nhập kho theo Phiếu nhập kho
NVL, hàng hóa (Phụ lục 1) số PO21-00385, phần mềm tự động kết xuất sang Sổ chi tiết
TK 152200-DKEATL01 (trích Phụ lục 2: Sổ chi tiết TK 152200-DKEATL01) và Thẻ
kho để theo dõi chi tiết như sau:

Kế toán NVL chỉ theo dõi sổ chi tiết liên quan đến NVL, các khoản thuế và công nợ
NCC thuộc phần hành theo dõi riêng của kế toán thuế và kế toán công nợ phải trả.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 51


Báo cáo tốt nghiệp

Phần mềm kế toán cũng tự động kết xuất theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất
nhập tồn như sau:

Thẻ kho và bảng Tổng hợp xuất nhập tồn của kế toán NVL chỉ theo dõi về số lượng,
nên phần giá trị NVL sẽ không hiển thị trên bài báo cáo này.

NV2: Ngày 16/03/2021 mua Phiếu Bảo Hành MODA 12x34 (cm) của Công ty TNHH
Thiết Kế - In Bao Bì - Quảng Cáo Thịnh Chinh, đơn giá 2000đ/tờ (chưa thuế VAT
10%), nhập kho theo PO21-00513. Số lượng ghi trên Hóa đơn là 5000 tờ, số lượng vật
liệu thực nhập là 4000 tờ, phần thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý. Công ty đã nhận
Hóa đơn, chưa thanh toán cho NCC.
Căn cứ hóa đơn PGH21-1603, kế toán NVL vào phân hệ Arrival overview trên
phần mềm kế toán nhập kho đúng số lượng thực tế là 4000 cái theo Phiếu nhập kho
PO21-00513.
Đến ngày 17/03/2021 xác định số vật liệu do NCC giao thiếu, đã giao bổ sung
theo hóa đơn BS21-1703 và công ty cho nhập kho. Kế toán chọn phân hệ Arrival
overview trên phần mềm kế toán để nhập kho theo Phiếu nhập kho PO21-00526, phần
mềm tự động kết xuất sang Sổ chi tiết TK 152400-PBHMOD01 (trích Sổ chi tiết TK
152400-PBHMOD01) và Thẻ kho như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 52


Báo cáo tốt nghiệp

Đồng thời kết xuất số liệu theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 53


Báo cáo tốt nghiệp

NV3: Ngày 22/03/2021 nhận 500kg Bao PE 120x130 Xám nhập kho có giá mua chưa
thuế: 500kg x 130.000đ = 65.000.000đ, thuế VAT 10%, chưa thanh toán cho Công ty
TNHH Sản Xuất In Bao Bì Yên Phú. Sau khi nhập kho, Công ty phát hiện Bao PE có
24kg không đúng kích thước theo Hợp đồng được Công ty Yên Phú giảm giá
3.120.000đ, thuế VAT là 312.000đ và cho trừ vào công nợ.
Căn cứ hóa đơn GTGT số 0018649, kế toán vào phân hệ Arrival overview trên
phần mềm kế toán để nhập liệu, số bao PE trên được nhập kho theo Phiếu nhập kho
PO21-00574, phần mềm tự động kết xuất sang Sổ chi tiết TK 152400-BPEPAK01
(trích Sổ chi tiết TK 152400-BPEPAK01) và Thẻ kho như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 54


Báo cáo tốt nghiệp

Phần mềm kế toán cũng tự động kết xuất theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất
nhập tồn:

Số NVL không đúng kích thước được Công ty Yên Phú cho giảm trừ công nợ, kế toán
NVL báo lại với kế toán công nợ. Kế toán công nợ phải trả vào phân hệ Arrival
overview để thực hiện việc giảm công nợ trên phần mềm.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 55


Báo cáo tốt nghiệp

6.2 Xuất kho NVL


NV1: Ngày 09/03/2021: Căn cứ theo phiếu đề nghị cấp NVL, kế toán NVL vào phân
hệ Transfer trên phần mềm kế toán lập Phiếu điều chuyển NVL, hàng hóa (Phiếu xuất
kho - Phụ lục 3) số IJ21-03489 thực hiện chuyển từ Kho NVL sang kho sản xuất
(X.MAY) 60 cuộn Chỉ Tơ trắng (Vắt sổ) 150. Giá xuất kho 60 x 8.750đ/cuộn =
525.00đ. Vì NVL được chuyển kho sử dụng nên việc theo dõi trên sổ chi tiết của TK
không thay đổi.
Số liệu kết xuất lên Thẻ kho NVL tại kho vật tư và kho sản xuất như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 56


Báo cáo tốt nghiệp

Phần mềm cũng kết xuất số liệu theo dõi trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

Sau khi sản xuất xong TP, kho sản xuất lập Bảng kê TP chuyển lên kho TP ký nhận,
sau đó giao cho Kế toán TP nhập kho.

NV2: Ngày 20/03/2021: Trong quá trình sử dụng, kho PU sản xuất Nệm yên xe phát
hiện 100 Nhãn Decal PU yên xe in lỗi, Thủ kho kiểm tra báo Phòng thu mua liên hệ
NCC là Công ty TNHH SX In Ấn Bao Bì Hoàng Hà và lập phiếu trả hàng. Số hàng
trên có tổng trị giá chưa thuế 3.000.000đ, thuế GTGT 300.000đ, Công ty Hoàng Hà
cho giảm trừ công nợ và thu hồi hàng lỗi.
Kế toán NVL vào phân hệ Transfer trên phần mềm kế toán để lập Phiếu điều
chuyển NVL, hàng hóa (Phụ lục 4) số IJ21-03504 thực hiện chuyển số NVL lỗi vào
khu vực chờ xử lý của kho vật tư.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 57


Báo cáo tốt nghiệp

Phần mềm kết xuất số liệu sang Thẻ kho NVL tại kho sản xuất PU như sau:

Đồng thời kết xuất lên Thẻ kho NVL tại kho vật tư - vị trí CXL (chờ xử lý) như sau:

Số liệu cũng được phần mềm kết xuất lên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn trong kỳ:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 58


Báo cáo tốt nghiệp

Sau đó, kế toán NVL vào phân hệ Arrival overview trên phần mềm để lập phiếu trả
hàng. Căn cứ Phiếu trả hàng nhà cung cấp (Phụ lục 5) số PO21-00618, kế toán tiếp tục
chọn phân hệ Transfer để xác nhận đã xử lý số vật liệu lỗi. Phần mềm tự động kết
xuất số liệu sang Sổ chi tiết TK 152200-NDECAL01 (trích Sổ chi tiết TK 152200-
NDECAL01) như sau:

6.3 Trường hợp kiểm kê NVL

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 59


Báo cáo tốt nghiệp

Trước khi kiểm kê, căn cứ bảng Tổng hợp xuất nhập tồn và định kỳ một tháng một lần,
Kế toán tiến hành kiểm kê kho để kiểm tra tình hình tồn kho NVL.
Tại kho NVL:
Ngày 28/03/2021 Kế toán phối hợp với Thủ kho tiến hành kiểm kê kho NVL. Trong
quá trình kiểm, phát hiện thiếu 22kg (1 cuộn) Vải thun Kem 220cm trị giá 3.640.000đ
thất thoát không tìm ra nguyên nhân. Thủ kho lập Biên bản giải trình trình cho Giám
đốc nhà máy duyệt, Giám đốc quyết định phần NVL thiếu bắt bồi thường trừ vào
lương.
Kế toán NVL vào phân hệ Movement trên phần mềm đưa số NVL thiếu tính
vào chi phí lương công nhân. Căn cứ Biên bản giải trình BBGT21-2803, phần mềm tự
động kết xuất số liệu sang Sổ chi tiết TK 152103-VAITHK01 (trích Sổ chi tiết TK
152103-VAITHK01) như sau:

Quyết định NVL thiếu tính vào lương công nhân, phần mềm kết xuất số liệu sang Sổ
chi tiết TK 138100:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 60


Báo cáo tốt nghiệp

Số liệu kết xuất sang Thẻ kho để theo dõi chi tiết:

Đồng thời theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn như sau:

Tại kho sản xuất:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 61


Báo cáo tốt nghiệp

NV1: Ngày 29/03/2021 khi kiểm kê tại kho sản xuất MAY phát hiện thiếu 5kg Gòn bi
54mm Trắng trong định mức cho phép, tổng giá trị 210.000đ. Kế toán vào phân hệ
Movement tiến hành ghi giảm giá trị NVL và tăng giá vốn hàng bán, phần mềm kết
xuất sang Sổ chi tiết TK 152101-GONBIT01 (trích Sổ chi tiết TK 152101-
GONBIT01) và Thẻ kho như sau:

Đồng thời kết xuất số liệu theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 62


Báo cáo tốt nghiệp

NV2: Ngày 30/03/2021 tại kho sản xuất Salon Nội thất, Kế toán kiểm kê phát hiện
thừa 10m Vải Floral BG 2020 ngoài định mức với tổng giá trị là 1.130.000đ. Thủ kho
tiến hành giải trình cho Giám đốc nhà máy, Giám đốc quyết định số vải thừa ghi nhận
vào thu nhập khác.
Căn cứ Biên bản giải trình BBGT21-3003 kế toán NVL vào phân hệ Movement
trên phần mềm, đưa số vải thừa vào khoản tăng thu nhập khác. Phần mềm tự động kết
xuất số liệu sang Sổ chi tiết TK 152103-VAIFRL01 (trích Sổ chi tiết TK 152103-
VAIFRL01) như sau:

Quyết định NVL thừa ghi nhận vào thu nhập khác, phần mềm kết xuất số liệu sang Sổ
chi tiết TK 338100:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 63


Báo cáo tốt nghiệp

Số liệu kết xuất sang Thẻ kho để theo dõi chi tiết:

Đồng thời theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn như sau:

II. Kế toán CCDC


1. Những vấn đề chung

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 64


Báo cáo tốt nghiệp

Một số loại CCDC được sử dụng tại công ty: Máy ép nhiệt, máy cắt vải, máy may,
máy vắt sổ, máy khoan, máy vi tính, máy in, máy lạnh, bàn, ghế, găng tay bảo hộ ...

Quản lý CCDC
CCDC được quản lý riêng theo từng Tổ sản xuất, từng phòng ban trong công ty.
Tương tự NVL, các thủ tục nhập - xuất CCDC để sử dụng và sản xuất đều được theo
dõi, quản lý chặt chẽ.

2. Phân bổ giá trị CCDC xuất dùng


Tại Công ty, CCDC được phân bổ tùy theo giá trị của chúng.

3. Chứng từ, tài khoản sử dụng


3.1 Chứng từ sử dụng
3.1.1 Hóa đơn mua CCDC: Hóa đơn gốc (phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT, hóa đơn bán lẻ,...) của NCC giao kèm với CCDC.

3.1.2 Phiếu nhập kho


Mua CCDC nhập kho: Tương tự như NVL, phòng Thu mua đặt mua CCDC dựa vào
kế hoạch sản xuất hoặc đề nghị cấp CCDC của các phòng ban.

Trình tự luân chuyển chứng từ:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 65


Báo cáo tốt nghiệp

P. THU MUA THỦ KHO CCDC P. KẾ TOÁN

Phiếu đề nghị Kiểm tra hàng hóa, Nhập kho trên


mua sắm CCDC ký tên vào Chứng phần mềm kế toán
từ gốc nhận hàng

Đơn đặt mua


CCDC

NCC giao hàng


kèm Hóa đơn/
PXK/ PGH... In Phiếu nhập kho
(kèm Chứng từ
gốc), ký tên.
Kiểm tra, lập Chuyển cho thủ
thủ tục duyệt trưởng đơn vị ký
thanh toán

Lập Phiếu chi


thanh toán TM/
chuyển khoản

Sơ đồ luân chuyển chứng từ

3.1.3 Phiếu xuất kho


Khi có nhu cầu sử dụng CCDC, bộ phận sử dụng lập phiếu đề nghị cấp CCDC.
Kho CCDC cấp đúng số lượng đề nghị, in phiếu cấp có chữ ký đầy đủ giữa trưởng bộ
phận và thủ kho CCDC. Thủ kho giao cho kế toán thực hiện xuất kho trên phần mềm,
in Phiếu xuất kho và chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký tên. Sau khi ký thủ trưởng đơn
vị giao lại cho kế toán lưu trữ chứng từ.

Trình tự luân chuyển chứng từ:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 66


Báo cáo tốt nghiệp

BỘ PHẬN SỬ DỤNG THỦ KHO CCDC P. KẾ TOÁN

Ký tên vào Phiếu Xuất kho CCDC


Nhu cầu sử dụng trên phần mềm kế
đề nghị, tiến hành
cấp CCDC toán
(có Bộ phận sử
dụng ký xác nhận)
Lập Phiếu đề
nghị cấp CCDC, In Phiếu xuất kho
ký tên (kèm Chứng từ
gốc), ký tên.
Chuyển cho thủ
trưởng đơn vị ký

Lưu trữ Phiếu


xuất kho và chứng
từ gốc

Sơ đồ luân chuyển chứng từ

3.2 Tài khoản sử dụng:


Để phản ánh NVL, kế toán sử dụng TK 153 “Công cụ, dụng cụ”. Công ty chỉ mở và
theo dõi một TK chi tiết của TK 153:
153100 - Công cụ, dụng cụ

4. Kế toán chi tiết


4.1 Sổ sách sử dụng
Công ty sử dụng mẫu Sổ chi tiết được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán theo
thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

4.2 Trình tự ghi chép

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 67


Báo cáo tốt nghiệp

Căn cứ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kế toán đã lập, phần mềm kế toán tự
động kết xuất số liệu trên phiếu sang các cột tương ứng như cột ngày chứng từ, số hiệu
chứng từ, diễn giải, vị trí.

5. Kế toán tổng hợp


5.1 Sổ sách sử dụng
Các NVL được theo dõi tổng hợp trên Thẻ kho và bảng Tổng hợp xuất nhập tồn
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày
22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng thêm Bảng danh sách CCDC để theo dõi các
CCDC đang được sử dụng tại các phòng ban, xưởng sản xuất.

5.2 Trình tự ghi chép


Căn cứ các chứng từ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho và các nghiệp vụ thực tế
phát sinh, phần mềm kế toán tự động tập hợp số liệu và kết xuất lên Thẻ kho và bảng
Danh sách CCDC

6. Minh họa một số nghiệp vụ phát sinh ở công ty


Một số nghiệp vụ phát sinh ở Công ty Liên Á tháng 3/2021
6.1 Nhập kho CCDC
NV1: Quản lý Kho sản xuất MAY gửi đề nghị lên Phòng thu mua đặt mua thêm đầu
máy may vì nhân công ở Tổ May tăng thêm 3 người. Ngày 18/03/2021 nhận 3 Đầu
máy may 1 kim JUKI-8700N của Công ty TNHH TM-DV Máy May Hoàng Long. Giá
mua chưa thuế VAT 10% 3.500.000đ/ đầu máy, đã nhận hóa đơn và chưa thanh toán
cho NCC.
Căn cứ hóa đơn BH-0749, kế toán vào phân hệ Arrival overview trên phần mềm
kế toán để nhập liệu, nhập kho theo Phiếu nhập kho PO21-00347, phần mềm tự động
kết xuất sang Sổ chi tiết TK 153100-MMJUKI01 và Thẻ kho để theo dõi chi tiết như
sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 68


Báo cáo tốt nghiệp

Phần mềm cũng tự động kết xuất số liệu để theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất
nhập tồn:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 69


Báo cáo tốt nghiệp

NV2: Ngày 19/03/2021 nhận 100 đôi găng tay bảo hộ lao động của Công ty TNHH
DV SX TM Bảo Hộ Lao Động Tín Phát với đơn giá 150.000đ/ đôi, thuế VAT 10%.
Công ty đã nhận hóa đơn và chưa thanh toán cho NCC.
Căn cứ hóa đơn GTGT số 0003947, kế toán vào phân hệ Arrival overview trên
phần mềm kế toán để nhập liệu, nhập kho theo Phiếu nhập kho PO21-00361, phần
mềm tự động kết xuất sang Sổ chi tiết TK 153100-GTAYBH01 và Thẻ kho như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 70


Báo cáo tốt nghiệp

Đồng thời số liệu kết xuất lên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn để theo dõi tổng hợp:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 71


Báo cáo tốt nghiệp

6.2 Xuất kho CCDC


Nghiệp vụ xuất kho CCDC:
NV1: Ngày 16/03/2021, xuất CCDC 1 Máy in HP LaserJet 107w (4ZB78A) mua ngày
14/03/2021 trị giá 2.695.000đ (bao gồm Thuế VAT 10%) cho Phòng Kế toán theo đề
nghị cấp trước đó. Kế toán vào phân hệ Transfer trên phần mềm để lập Phiếu xuất kho
CCDC (Phụ lục 6) số 7-CCDC. Vì giá trị CCDC dưới 3 triệu đồng nên đưa thẳng vào
chi phí và không tiến hành phân bổ.

Phần mềm kết xuất số liệu lên Sổ chi tiết TK 153100-MAYINH01 và Thẻ kho như
sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 72


Báo cáo tốt nghiệp

Đồng thời số liệu kết xuất lên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

Phần mềm tự động cập nhật lên Bảng danh sách CCDC (Trích Bảng danh sách CCDC
tháng 03/2021 tại Công ty Liên Á) như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 73


Báo cáo tốt nghiệp

NV2: Ngày 20/03/2021, Kế toán lập Phiếu xuất 1 Máy cắt vải đứng EASTMAN 627X
USA trị giá 18.590.000đ (bao gồm thuế VAT 10%) xuất cho kho sản xuất MAY theo
Phiếu đề nghị. Kế toán vào phân hệ Transfer trên phần mềm để lập Phiếu xuất kho
CCDC số 12-CCDC, máy cắt vải này được phân bổ trong 9 tháng
Phần mềm kết xuất số liệu lên Sổ chi tiết TK 153100-CATVAI01 và Thẻ kho
như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 74


Báo cáo tốt nghiệp

Phần mềm kết xuất số liệu phản ánh mức phân bổ 1 tháng của CCDC:

Phần mềm cũng tự động kết xuất số liệu sang bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

Đồng thời, phần mềm cập nhật lên Bảng danh sách CCDC (Trích Bảng danh sách
CCDC tháng 03/2021 tại Công ty Liên Á) như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 75


Báo cáo tốt nghiệp

NV3: Ngày 26/03/2021 thực hiện chuyển kho sử dụng 1 Bàn làm việc B0256 đã phân
bổ hết chi phí từ kho sản xuất MAY sang kho PU, kế toán chọn phân hệ VN product
movement để mở Bảng danh sách CCDC và chỉnh sửa vị trí kho sử dụng từ MAY
sang PUE trên phần mềm kế toán như sau:

6.3 Trường hợp kiểm kê CCDC


NV1: Ngày 29/3/2021, khi kiểm kê Thủ kho phát hiện 10 Bộ đồng phục công nhân
đơn giá 220.000đ/ bộ bảo quản tại kho CCDC của nhà máy Liên Á thất thoát không
tìm được nguyên nhân. Thủ kho lập Biên bản giải trình trình cho Giám đốc nhà máy
duyệt, Giám đốc quyết định phần CCDC thiếu bắt bồi thường trừ vào lương.
Kế toán CCDC vào phân hệ Movement trên phần mềm đưa số CCDC thiếu tính
vào chi phí lương công nhân. Căn cứ Biên bản giải trình BBGT21-2903, phần mềm tự
động kết xuất số liệu sang Sổ chi tiết TK 153100-DGPHUC03 như sau:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 76


Báo cáo tốt nghiệp

Quyết định 10 bộ đồng phục thiếu tính vào lương công nhân, phần mềm kết xuất số
liệu sang Sổ chi tiết TK 138100:

Số liệu kết xuất sang Thẻ kho để theo dõi chi tiết:

Đồng thời theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 77


Báo cáo tốt nghiệp

NV2: Ngày 31/3/2021, Kế toán và Thủ kho phối hợp kiểm kê tại Kho PU sản xuất yên
xe. Sau khi kiểm kê, phát hiện dư 1 Máy khoan cầm tay Kachi MK-212 trị giá
650.000đ không rõ nguyên nhân. Thủ kho lập Biên bản giải trình trình cho Giám đốc
nhà máy duyệt, Giám đốc quyết định ghi nhận vào thu nhập khác.
Căn cứ Biên bản giải trình BBGT21-3103 kế toán NVL vào phân hệ Movement
trên phần mềm, đưa máy khoan thừa vào khoản tăng thu nhập khác. Phần mềm tự
động kết xuất số liệu sang Sổ chi tiết TK 153100-MKKCHI01 như sau:

Quyết định CCDC thừa ghi nhận vào thu nhập khác, phần mềm kết xuất số liệu sang
Sổ chi tiết TK 338100:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 78


Báo cáo tốt nghiệp

Số liệu kết xuất sang Thẻ kho để theo dõi chi tiết:

Đồng thời theo dõi tổng hợp trên bảng Tổng hợp xuất nhập tồn:

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 79


Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG IV
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
I. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán ở công ty
Qua thời gian thực tập ở Công ty Liên Á, dưới sự hướng dẫn tận tình của các
anh chị phòng kế toán, bản thân tôi đã được tiếp xúc với một môi trường làm việc
năng động và chuyên nghiệp, hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của một kế toán viên.
Cũng thông qua quá trình thực tập, tôi đã được tiếp cận, tìm tòi và học hỏi thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá nhằm bổ trợ hữu ích cho việc hiểu sâu
và rộng hơn những kiến thức đã được học tại nhà trường, đồng thời có tác dụng không
nhỏ đối với quá trình làm việc và học tập sau này.
Nhờ quá trình thực tập tại đây, cùng với những kiến thức đã được học và sự
giúp đỡ của mọi người, tôi đã hoàn thành báo cáo của mình, đồng thời rút ra một vài
nhận xét về công tác tổ chức kế toán ở công ty như sau:

Về bộ máy kế toán:
Như đã giới thiệu ở trên, Liên Á là một công ty quy mô, hiện đại và năng động.
Với đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tinh thần chấp hành
kỷ luật cao. Bộ máy quản lý của Công ty, đặc biệt là bộ phận kế toán hoạt động hiệu
quả, có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, công tác bất kiêm nhiệm cùng kiểm soát nội
bộ tốt giúp cho việc xử lý số liệu, quản lý thông tin và tham mưu cho lãnh đạo đưa ra
quyết định điều hành một cách nhanh chóng và hữu hiệu, đồng thời tránh được những
rủi ro, tiêu cực làm thất thoát tài sản Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp,
01 kế toán thuế, 01 kế toán tiền gửi/TM, 02 kế toán công nợ, 01 kế toán CCDC -
TSCĐ, 01 kế toán XNK, 01 kế toán giá thành; kế toán tại nhà máy sản xuất gồm: 02
kế toán sản xuất, 01 kế toán thanh toán TM/tạm ứng, 01 kế toán bán hàng. Tất cả đều
có sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ đảm bảo công tác kế toán hoạt động hiệu
quả và hỗ trợ đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 80


Báo cáo tốt nghiệp

Hệ thống kế toán:
Hệ thống kế toán của Liên Á được xây dựng và hoạt động dựa trên chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý kinh tế và thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Microsoft Dynamics AX, với nhiều tính
năng hỗ trợ tối ưu công việc kế toán được nhanh chóng, chính xác, luôn cập nhật tức
thì theo chính sách mới về Thuế và tài chính của các cơ quan Nhà nước
Môi trường làm việc ở Liên Á là một môi trường lý tưởng, văn phòng rộng rãi
thoáng mát, tiện nghi đầy đủ, các hệ thống phúc lợi giúp cho CBCNV luôn vui vẻ, an
tâm và cố gắng làm việc.
Hệ thống tài khoản kế toán ở Công ty được sử dụng đúng theo quy định của Bộ
tài chính, Công ty tự xây dựng cho mình thêm các tài khoản chi tiết để phục vụ nhu
cầu quản lý tuy nhiên vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu và nguyên tắc kế toán.

II. Nhận xét về công tác kế toán NVL và CCDC ở công ty


1. Ưu điểm
- Công tác mã hóa NVL-CCDC được thực hiện đầy đủ và chi tiết, điều này không
những giúp Công ty quản lý NVL-CCDC một cách khoa học , hợp lý mà công tác tập
hợp chi phí, kiểm kê, kiểm tra đối chiếu, theo dõi nhập xuất cũng dễ dàng và nhanh
chóng hơn.
- Công tác tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện theo đúng chế độ kế toán,
kết cấu rõ ràng, hệ thống luân chuyển chứng từ chặt chẽ có sự tách biệt giữa các khâu
thực hiện và ký duyệt nơi chứng từ đi qua, điều này vừa đảm bảo nguyên tắc bất kiêm
nhiệm trong kế toán, vừa đảm bảo tính kiểm soát nội bộ cao tránh được rủi ro cũng
như thất thoát tài sản trong việc quản lý NVL-CCDC.
- Công tác tính giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân thích hợp với đặc thù
Công ty có số lần nhập - xuất tương đối nhiều. Giúp giảm nhẹ được công việc trong
quá trình hạch toán.
- Công ty có hệ thống kho bảo quản tương đối rộng rãi, NVL được sắp xếp gọn gàng
phù hợp với đặc tính lý hóa của từng loại, thuận tiện cho việc quản lý, đáp ứng nhu cầu
NVL cho sản xuất.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 81


Báo cáo tốt nghiệp

- Các phòng ban, kho sản xuất có trách nhiệm tự bảo quản CCDC của mình. Kế toán
ghi nhận, theo dõi vị trí trên Bảng danh sách CCDC giúp dễ dàng quản lý .

2. Hạn chế
Như đã trình bày ở trên, mặc dù công tác tổ chức kế toán ở Công ty nhìn chung rất tốt,
có nhiều ưu điểm nổi bật xong qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, hệ thống tổ chức kế
toán ở công ty cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định.

- Vì số lượng NVL-CCDC rất nhiều và đa dạng mẫu mã nên dễ gây nhầm lẫn, khó
nhớ. - Còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý NVL-CCDC do diện tích kho rộng
lớn, các NVL-CCDC khi nhập hàng xong còn đặt ở vị trí chờ nhập kho, chưa đặt vào
khu vực đã phân loại.
- Các NVL-CCDC tuy không sử dụng nữa nhưng đã phát sinh nghiệp vụ nên không
thể xóa khỏi hệ thống dữ liệu trên phần mềm.

III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL và CCDC ở công ty
Trên cơ sở những phần đã trình bày ở trên, thì bộ máy kế toán nói chung, kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là hợp lý với tình hình thực
tế ở công ty, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên căn cứ trên những quy
định về kế toán, em xin đưa ra một số kiến nghị:
- Cần phải kiểm tra kĩ chứng từ gốc trong quá trình nhập - xuất NVL-CCDC để tránh
nhầm lẫn và sai sót.
- Kiểm tra, sắp xếp NVL gọn gàng vào đúng các vị trí đã phân loại tại kho sau khi
nhập hàng. Các phòng ban, kho sản xuất sau khi sử dụng CCDC phải đặt lại đúng vị
trí, có trách nhiệm tự bảo quản các CCDC đặt ở vị trí cố định.
- Hạn chế thay đổi NVL-CCDC cũng như mã của chúng nhằm tránh ảnh hưởng đến
những NVL-CCDC không sử dụng nữa nhưng đã phát sinh nghiệp vụ.

SVTH: Trương Ngọc Thanh Thư Trang: 82

You might also like