You are on page 1of 23

CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC HỒ CHÍ MINH

CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO SÁNG TẠO


CHO MIRINDA CỦA SUNTORY PEPSICO

GVHD: Th.S Lê Trương Thảo Nguyên

Nhóm SVTH: Nhóm 2 - Lớp PB16102

1. Phan Ngọc Hân MSSV: PS13186


2. Đặng Thùy Bảo Hân MSSV: PS14573
3. Nguyễn Hồ Việt Dương MSSV: PS12666
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Giảng viên 1:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Giảng viên 2:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

1.1 Tóm tắt ngắn gọn về công ty Suntory Pepsico Việt Nam

1.1.1 Giới thiệu chung:

 Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam


 Trụ sở : Tầng 5, Khách sạn Shenraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hình 0.1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


- 24/12/1991: Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa
SP.Co và Marcondray – Singapore với tỉ lệ vốn góp 50% - 50%
- 1992: Xây dựng và khánh thành nhà máy Hóc Môn
- 2003: Công ty được đổi tên thành Công ty Nước giải khát Quốc tế Pepsico Việt Nam
- 2004: Thông qua việc mua bán, sáp nhập nhà máy Điện Bàn, công ty mở rộng sản
xuất và kinh doanh tại Quảng Nam
- 2005: Chính thức trở thành một trong những công ty về nước giải khát lớn nhất Việt
Nam
- 2006: Công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm
- 2007: Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành
- 2010: Đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Pepsico Việt Nam thông qua việc
Pepsico tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD
- 2012: Trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel tại Đồng
Nai vào tháng 3
- 4/2013: Liên minh nước giải khát chiến lược Suntory Pepsico Việt Nam đã được
thành lập giữa Suntory Holdings Limited và Pepsico
1.1.3 Các sản phẩm của Suntory Pepsico
Sản xuất và cung cấp các sản phẩm, thực phẩm
- Các sản phẩm cà phê : Cà phê chắt lọc các thành phần từ hạt cà phê 100% nguyên
chất

Hình 0.2
- Các sản phẩm nước tăng lực : Thành phần gồm có taurine, inositol, vitamin B kết
hợp cùng nhân sâm

Hình 0.3

- Nước có ga : Hương vị tự nhiên cùng bọt ga thanh mát

Hình 0.4
- Nước tinh khiết : Nước uống tinh khiết được xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược và
Ozon, thanh trùng bằng tia cực tím

Hình 0.5

- Sản phẩm trà: Nghiên cứu phát triển những giống trà tốt nhất theo tiêu chuẩn Quốc
tế toàn cầu, từ trồng hái đến sản xuất, nhằm chắt lọc những tinh túy của trà

Hình 0.6
- Sản phẩm nước trái cây : Nguồn nguyên liệu tự nhiên được lựa chọn cẩn thận kết
hợp công nghệ sản xuất hiện đại

Hình 0.7

1.2 Mô hình bộ phận quảng cáo của công ty Suntory Pepsico


Board of manager

Operatio Procure Supply Human Corporate


sales ns ment finance marketing
chain resources affairs

Mô tả nhiệm vụ từng phòng ban

 Sales

Traditional Trade : Triển khai thực hiện các mục tiêu Kinh doanh nhằm đem lại doanh thu
và thúc đẩy lợi nhuận Kênh bán hàng Truyền thống (bao gồm: Chợ, Cửa hàng tạp hóa,
Internet…) thông qua mạng lưới phân phối trên toàn quốc.

Modern Trade : Triển khai thực hiện các mục tiêu Kinh doanh nhằm đem lại doanh thu và
thúc đẩy lợi nhuận Kênh bán hàng hiện đại (bao gồm: Siêu thị, Đại siêu thị, Cửa hàng tiện
lợi...).

On-premise : Triển khai thực hiện các mục tiêu Kinh doanh nhằm đem lại doanh thu và thúc
đẩy lợi nhuận Kênh Tiêu thụ tại chỗ (Nhà hàng, Khách sạn, Khu vui chơi giải trí, Dịch vụ
vận chuyển/ hàng không, Dịch vụ suất ăn công nghiệp…)

Category Development & Operations : Dựa trên insight người mua hàng, khách hàng, kênh
bán hàng và ngành hàng để phát triển và thực thi các chiến lược, nhằm tối ưu hóa khả năng
nhận diện thương hiệu, trưng bày và sự phát triển của ngành hàng. Đảm bảo các hoạt động
thương mại được thực thi đúng và tuân thủ trên thị trường.

Go To Market : Phát triển mạng lưới phân phối (mô hình phân phối, số lượng nhà phân
phối,…) & hệ thống bán hàng để đảm bảo dịch vụ khách hàng cao nhất & hiệu quả về mặt
chi phí.

Sales Operations: Xây dựng và quản lý Hoạt động vận hành bán hàng, bao gồm: Dự báo nhu
cầu, Dịch vụ khách hàng (Quản lý đặt hàng & COS); báo cáo, thiết lập mục tiêu & theo dõi
hiệu suất bán hàng, phân tích & tư vấn giá
 Operations

Maintenance/Engineering: Đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động ổn định bằng cách bảo trì,
sửa chữa, chẩn đoán và cải tiến để đạt hiệu suất cao nhất.

Production: Đảm bảo đạt được các mục tiêu sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an
toàn thực phẩm của Suntory PepsiCo

QC/QA : Đảm bảo mọi sản phẩm của công ty đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và
đảm bảo an toàn thực phẩm để bán thông qua việc kiểm tra tất cả các yếu tố trong suốt quá
trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng.

EHS: Đảm bảo Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) tại nhà máy tuân thủ các yêu cầu
pháp lý và tiêu chuẩn của công ty xây dựng môi trường làm việc không có tai nạn lao động.

Productivity And Capability : Dẫn dắt năng suất và năng lực của nhà máy thông qua việc hỗ
trợ các hoạt động thực hiện, ổn định và duy trì công cụ thực hành tốt nhất tại nhà máy, hoạt
động sản xuất toàn diện, chất lượng, hiệu quả cao, tối ưu hóa chi phí, thực hiện duy trì (cả an
toàn và môi trường).

 Procurement

Procurement – Sourcing : Phát triển nguồn cung hàng hóa và dịch vụ với danh sách nhà
cung cấp với năng lực tốt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất và
kinh doanh của công ty với hiệu quả tối ưu về chi phí & đúng quy trình kiểm soát nội bộ.

Procurement – Operations: Đảm bảo việc thực thi các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ kịp
thời, đúng số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất và kinh doanh của
công ty & đúng quy trình kiểm soát nội bộ.

 Supply chian

Demand Planning: Dự báo và xây dựng kế hoạch về nhu cầu của sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu thị trường, chiến lược bán hàng và chuẩn bị năng lực sản xuất.

Supply Planning: Xây dựng kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm bao gồm cả
xác định nguồn lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, chiến lược bán hàng.
Logistics Operations (Plant): Quản lí hoạt động hậu cần tại kho ở các nhà máy nhằm đảm
bảo cung cấp kịp thời & chính xác các loại nguyên vật liệu, bao bì cho sản xuất và xuất
thành phẩm ra thị trường.

Logistics: Phát triển năng lực và thực thi kế hoạch hậu cần (kho & vận tải), tập trung đáp
ứng nhu cầu khách hàng nội bộ & khách hàng bên ngoàiPhát triển mô hình hậu cần tối ưu về
chi phí & nguồn lực.

 Humam resources

HR Business Partner : Đối tác với các bộ phận để đảm bảo các thực hành của Nhân sự, bao
gồm các quy định của công ty được thực hiện đúng ở các cấp chức năng và cung cấp chuyên
môn kỹ thuật, tư vấn, đưa ra giải pháp & can thiệp cho doanh nghiệp.

Talent Acquisition: Cung cấp chuyên môn và phụ trách tuyển dụng toàn quốc để trang bị kịp
thời các nguồn lực với nhân tài phù hợp và hỗ trợ tang trưởng kinh doanh.

Talent Development: Cung cấp chuyên môn và đảm bảo chất lượng của chương trình đào
tạo, quy trình đánh giá thành tích, văn hóa và định vị thương hiệu nhà tuyển dụng của công
ty.

Total Rewards: Cung cấp chuyên môn về sự phát triển của việc ghi nhận, khen thưởng và
cung cấp các dịch vụ chia sẻ, quản trị nhân sự cho công ty.

General Administration: Chịu trách nhiệm quản lý hành chính bao gồm quản lý chi phí,
phúc lợi nhân viên, dịch vụ cho các chuyên gia người nước ngoài, dịch vụ thuê ngoài, và các
hoạt động hành chính thường nhật tại các văn phòng và nhà máy.

 Corporate affairs

Corporate Social Responsibility: Phụ trách về kế hoạch chương trình trách nhiệm cộng đồng
(CSR) thống nhất với giá trị văn hóa công ty, nhằm xây dựng hình ảnh công ty được yêu
thích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp bền vững.
Communication : Phụ trách về kế hoạch truyền thông, quản lý truyền thông và khủng hoảng
về truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh công ty được yêu thích, hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp bền vững.

Government Relation & PR Relations: Xây dựng, bảo vệ hình ảnh công ty Suntory PepsiCo
và nâng cao giá trị thương hiệu công ty đối với chính quyền và công chúng

 Finance

Planning: Đóng vai trò đối tác Tài chính và cung cấp hỗ trợ trong các quyết định kinh doanh
cũng như phân tích tài chính hoạt động kinh doanh.

Control: Đảm bảo hoàn thành chính xác các hoạt động kế toán tài chính và tuân thủ đúng
trong tất cả các quy trình, hoạt động giữa các bộ phận khác nhau.

Legal: Đi đầu trong chương trình về Pháp lý để trực tiếp thực thi & quản lý các quy trình
đăng ký pháp lý suôn sẻ.

IT: Hoàn toàn chịu trách nhiệm và giám sát tất cả các vấn đề liên quan đến Công nghệ thông
tin trong việc hợp tác với tất cả các bộ phận khác trong công ty.

 Marketing

Brand Marketing : Lập chiến lược, lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch Marketing để
xây dựng các thương hiệu, trên cơ sở đó hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

Consumer Insight : Nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng, phát hiện ra những
nhu cầu tiềm ẩn, những xu hướng mới và theo dõi những chỉ số kinh doanh.

Media : Lập chiến lược kênh truyền thông cho toàn bộ các nhãn hàng, tối ưu hóa ngân sách
truyền thông.

 Hợp tác thuê ngoài với agency


 Hợp tác với Redder advertising tạo video youtube vui nhộn thu hút lượng người
xem đông đã quảng bá thương hiệu rất tốt khi mới bắt đầu.
 Hợp tác với Trúc Nhân cho các video quảng cáo Mirinda trong các dịp tết làm cho
thương hiệu được biết đến nhiều hơn.
Hình 0.8
 Đặt biệt nhất là hợp tác với Faptv để cho ra bộ phim dài tập “em của anh đừng của
ai” đã làm mưa làm gió trên thị trường phim youtube VN lúc đó. Nó mang tên tuổi
của Mirinda vào tâm trí người tiêu dùng trẻ khi thể loại bộ phim là tình cảm học
đường. đây là dấu ấn tốt nhất đối với Mirinda thời điểm đó.

Hình 0.9

 Bây giờ thì Mirinda vẫn tiếp tục hợp tác với Trấn Thành đơn giản hơn là Trấn
Thành Town là công ty quảng cáo của Trấn Thành để đưa sản phẩm của mình vào các
video của anh. Họ đã nhận thấy được sức ảnh hưởng của Trấn Thành rất lớn nên đã
chọn Trấn Thành là người hợp tác đầu tiên kể từ khi ra mắt thương hiệu.

Hình 1.0
CHƯƠNG 2: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ CHIẾN
LƯỢC MARKETING HỖN HỢP

2.1. Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu.

Phân khúc thị trường.


 Theo nguyên tắc địa lí:
- Pepsico Việt Nam đã cố gắng phân phối với mạng lưới dày đặc từ thành thị tới nông
thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Bắc vào Nam. Tuy vậy, Pepsico chủ yếu chú
trọng những nơi tập trung đông dân cư, các thành phố lớn: TP HCM, Bình Dương,
Quảng Nam, Cần Thơ. Vì thế, sản phẩm của Pepsico xuất hiện khắp mọi nơi, từ các
quán ăn, quán giải khát quy mô lớn lẫn nhỏ, từ đường phố đến hẻm nhỏ…Theo kế
hoạch, vốn đầu tư 250 triệu USD sẽ được Pepsico tập trung cho cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam nhằm gia tăng năng lực sản xuất, gia tăng trang thiết bị tại điểm bán, củng cố sức
mạnh cho các thương hiệu và mở rộng danh mục sản phẩm của Tập đoàn. Tuy nhiên,
Pepsico – Mirinda quan tâm đến phân khúc miền Nam nhiều hơn bởi các lí do như:
+ Người miền Nam ưa ngọt hơn người miền Bắc (thủ cạnh tranh Coca Cola có vẻ
thắng thế hơn ở phân khúc miền Bắc)
+ Bao bì của Pepsico – Mirinda có sắc lạnh, màu xanh phù hợp với người miền Nam,
trong khi Coca Cola với vỏ bao đỏ mang cảm giác ấm áp chiếm nhiều cảm tình của
người vùng lạnh hơn
 Theo nguyên tắc tâm lí:
- Sản phẩm Mirinda chọn cho mình phân khúc trung lưu với lối sống yêu đời, năng
động
 Theo nguyên tắc hành vi:
- Mua Pepsico – Mirinda cho việc giải khát hằng ngày, ngoài ra còn mua cho dịp tiệc
tùng, sinh nhật, lễ Tết…
- Cường độ tiêu dùng: Thường xuyên
- Mức độ trung thành: Cao
 Theo nguyên tắc nhân khẩu học:
Hiện nay, 57% dân số Việt Nam có tuổi đời dưới 26, điều đó đủ để chúng tỏ giới trẻ là
phân khúc thị trường vô cùng tiềm năng của các doanh nghiệp. Pepsico nắm bắt phân khúc
này để tung ra Pepsico – Mirinda và đã vô cùng thành công khi được giới trẻ đón nhận.
Thị trường mục tiêu:
 Chính sách tiếp thị của Pepsico những năm 1950 là nhằm vào giới trẻ và được giới trẻ
gọi là “Thế hệ Pepsi”. Công ty hy sinh tất cả mọi loại thị trường trừ thị trường cho giới
trẻ và khẩu hiệu khi đó là “Hãy hòa đồng – uống Pepsi”. Đó là chiến dịch đầu tiên của
Pepsi tập trung vào phân khúc giới trẻ, điều này đã làm cho Pepsi nổi tiếng những thập
kỉ tiếp theo.
 Pepsico đã hết sức cố gắng trẻ hơn, hấp dẫn hơn và thích hợp hơn với người tiêu dùng
so với các đối thủ cạnh tranh và chiến lược không đổi này đã giúp cho sản phẩm
Mirinda phát triển và giữ được hình ảnh nhận diện cơ bản quan trọng. Cho đến tận hôm
nay, sản phẩm Mirinda của Pepsico Việt Nam vẫn giữ vững cho mình thị trường mục
tiêu nhắm vào nhóm khách hàng trẻ trung năng động dù kinh doanh ở bất kì khu vực
nào.
2.1.1 Khách hàng mục tiêu

 Nhóm khách hàng mà Pepsico muốn hướng tới là:


- Giới tính : Nam và Nữ
- Độ tuổi: từ 15 đến dưới 35 tuổi
- Nghề nghiệp: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và các nghề tự do khác.
 Từ việc phân tích nhân khẩu học thì khách hàng mục tiêu của Pepsico muốn hướng tới
với sản phẩm Mirinda là nhóm khách hàng trong lứa tuổi năng động từ 15 đến dưới 35
tuổi, có thu nhập từ 3 triệu đến dưới 25 triệu.

2.2 Phân tích chiến lược Marketing

2.2.1. Chiến lược về sản phẩm:

Mirinda Xá xị và Mirinda Cam


 Hiện tại Pepsico Việt Nam đã tung ra thị trường với ba loại sản phẩm Mirinda:
Xá xị, cam và Sorbet Vị kem dâu. Trong đó Mirinda cam và xá xị được đưa vào thị
trường từ năm 2003, đến năm 2006 thì Minrinda Sorbet Vị kem dâu đã xuất hiện làm
đa dạng thêm dòng sản phẩm này. Mirinda xá xị mới với mùi hương xá xị thơm nồng
đặc trưng nhưng theo phong cách hiện đại và trẻ trung mang lại một cảm giác thật
hứng khởi và sảng khoái. Bên cạnh đó sản phẩm nước Minrinda cam cũng mang lại
một sảng phẩm cực khoái cho các Teen. Đây cũng là hai loại sản phẩm mới với công
ty nhưng không phải là sản phẩm mới đối với thị trường. Khi bước chân vào những
sản phẩm này thì Pepsico Việt Nam đã không còn người tiêu dùng nhắc đến với chỉ
hai sản phẩm quen thuộc là Pepsi và 7Up.
 Sản phẩm nước giải khát mới này đã trở thành một lựa chọn cho nhu cầu được “làm
mới”, được tự khẳng định mình của giới trẻ. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài
nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ năng
động của Pepsico Việt Nam.
 Đối với dòng sản phẩm này Minrinda còn áp dụng chiến lược bao bì sản phẩm
khá mạnh. Mirinda hiện nay có mặt trên thị trường với 3 loại bao bì nhưng với 4
kích cỡ: lon 330mL, chai thuỷ tinh 207 ML hoặc 300ML, và chai nhựa 1.5L còn gọi là
chai pet. Dòng sản phẩm này cũng được các chuyên gia của Pepsico nghiên cứu về
nhu cầu của người tiêu dùng khá kỹ lưỡng. Và cuối cùng, bên cạnh dạng chai thủy
tinh truyền thống Pepsico đã tạo ra dạng lon sang trọng lại rất phù hợp cho các buổi dã
ngoại hoặc dùng trên tàu xe. Bên cạnh đó loại chai pet thì rất phù hợp cho các buổi
họp hội và sum họp gia đình bạn bè, các bữa tiệc ấm cũng thân mật.
Mirinda Sorbet Vị kem dâu
 Với hai sản phẩm thuộc cùng một nhóm này, Pepsico đã có được rất nhiều khách
hàng cho mình. Thế nhưng để có thể mớ rộng thị trường và hiến dâng cho người
tiêu dùng những sản phẩm mới lạ, năm 2006 Pepsico đã tung ra thị trường sản
phẩm Mirinda Sorbet Vị kem dâu dành riêng cho đối tượng khách hàng trẻ.
 Đây là sản phẩm nước giải khát có hương vị độc đáo, pha trộn giữa kem tươi mát
lạnh và nước dâu thanh ngọt. Hương vị kết hợp độc đáo của vị kem tươi và nước
dâu tươi của Mirinda Vị Kem Dâu bắt nguồn từ trào lưu pha trộn kem tươi và nước
trái cây đang lan rộng trong giới trẻ hiện nay. Bao bì được thiết kế dạng chai nhựa
500ml dáng eo thanh toát rất phù hợp với phong cách giới trẻ.
 Đây là sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam nên được sự đón nhận rất nồng
nhiệt của người tiêu dùng đặc biệt là đối với các bạn trẻ cũng chính là khách hàng
mục tiêu mà sản phẩm này nhắm đến.
 Sản phẩm là hương vị hoàn toàn mới lạ nhưng vẫn được Pepsico dùng chung một
nhãn hiệu Mirinda. Vì thế nó có vai trò lấp đầy dòng sản phẩm Mirinda năng động
dành cho giới trẻ. Về khía cạnh nhãn hiệu thì Pepsico đang sử dụng chiến lược mở
rộng theo đường thẳng nhãn hiệu Mirinda này.
 Với chiến lược lấp đầy (bổ sung) cho dòng sản phẩm và mở rộng nhãn hiệu này cho
ta thấy Pepsico đang cố gắng để lấp đầy khoảng trống trên thị trườngnước giải khát
và giảm thiểu sức mạnh của đối thủ cạnh tranh.

2.2.2. Chiến lược về giá:

- Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh ( FMCG) giá là một yếu tố cực kì quan trong
trong chiến lược marketing của công ty.
- Khách hàng rất nhạy cảm với giá cả trong ngành hàng này. Giá là yếu tố quyết định
đế quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá có
thể làm cho khách hàng chuyển sang các sản phẩm của công ty đối thủ.
- Mirinda thực hiện chiến lược giá cạnh tranh khi giá sản phẩm mirinda dạng lon có
giá ngang với các sản phẩm cùng loại của hai ông lớn trong ngành nước ngọt đó là
Pepsi và CocaCola. Tự hỏi tại sao mà mirinda lại dám cạnh tranh trực tiếp về giá
với hai ông lớn này được, câu trả lời ở chỗ họ đã kết hợp hoàn hảo về định vị sản
phẩm và xây dựng thương hiệu trong long người tiêu dùng.
Hình 1.1 Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4

 Ta có thể tính ra giá trung bình của một sản phẩm:


- Mirinda dạng lon có giá là: 8.666đ/lon.
- CocaCola: 9.541đ/lon.
- Pepsi: 8.611đ/lon.
 Với chiến lược định giá theo đối thủ cạnh tranh như này đã làm cho Mirinda phát triển và
thành công trong chiến lược marketing của họ.

2.2.3. Chiến lược về phân phối:

- Vì mirinda là sản phẩm tiêu dùng nhanh nên cần một mạng lưới phân phối rộng lớn
phủ khắp cả nước.
- Họ đã sử dụng kênh phân phối hỗn hợp để thực hiên chiến lược phân phối này.
Trong đó có kênh hiện địa và kênh truyền thống.
- Với kênh hiện đại( MT) họ phân phối sản phẩm đến các siêu thị, các cửa hàng tiện
lợi, keyaccount,…
- Với kênh truyền thống ( GT): tiệm tạp hóa, sạp chở thì họ thông qua các kênh trung
gian như đại lý bán buôn, bán lẻ để tiếp cận với những khách hàng này.
- Công ty luôn cố gắng tăng chất lượng phân phối ở kênh truyền thống vì đây là kênh
chủ lực của công ty. Hầu hết mọi người mua sản phẩm ở những nơi thuận tiện.
- Họ khuyến mãi cho người mua, tăng chiết khấu cho các đại lý bán buôn. Cử nhân
viên xuống tận nơi các đại lý trung gian lớn và nhỏ để cung cấp sản phẩm và theo
dõi quá trình lưu chuyển sản phẩm.
- Công ty thường xuyên thiết kế, quản lý các kênh phân phối tùy thuộc vào vòng đời
sản phẩm cũng như khu vực địa lý.
- Xây dựng hệ thống băng rôn, bảng hiệu, trình bày sản phẩm đẹp mắt, nổi bật tại các
đại lý bán lẻ và các tiệm táp hóa để thu thú người tiêu dùng.

2.2.4. Chiến lược truyền thông:

- Việc bỏ ra một khoảng chi phí cho quảng cáo là một vấn đề rất quan trọng cần được
tính toán kỹ lưỡng. Đầu tư vào quảng bá thương hiệu, sản phẩm đồng nghĩa với
việc gặp rất nhiều khó khăn.
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Trong chiến lược này công ty đã
quảng cáo ở rất nhiều kênh khách nhau. Họ thuê ngoài các công ty quảng cáo để
cùng họ thực hiện. Ví dụ điểm hình nhất chính là Redder advertising và Faptv để
tạo ra những MV ca nhạc giới thiệu sản phẩm cho ngày lễ tết, giới thiệu sản phẩm
mới. Họ kết hợp với những ca sĩ cũng như là Trấn Thành đây là những con người
có lượng người theo dõi hùng hậu trên các trang mạng xã hội và danh tiếng của họ.
- Một ví dụ là Mirinda đã thực hiện chiến lược digital vào tháng 12 năm 2015 cùng
với Dentsu Redder.
- Đó là Chiến dịch Digital "Bí mật bật mí dzậy mới dzui" 
- Đầu tiên, Mirinda Sarsi ra mắt một viral clip có các booth thương hiệu được đặt
trong trường học, nhằm thực hiện một thử nghiệm xã hội nhằm khuyến khích các
thanh thiếu niên thổ lộ sở thích bí mật mà họ che giấu với bạn bè. Những sở thích
này sau đó được phác thảo thành các bản vẽ thật cool, được trưng bày nặc danh và
được giới teen bình chọn cho sở thích bí mật mà chúng thích nhất.
- Tất cả những sử thích đó được tiếp nhận một cách rất thích thú và vui vẻ, kết quả là
“Hành động như một siêu anh hùng” – một sở thích “kỳ lạ” nhưng được bình chọn
nhiều nhất đã trở nên rất cool trong mắt các bạn teen, cả tác giả lẫn bạn bè chúng
đều vui vẻ.
- Viral clip được lan truyền bằng Youtube, Masthead, Trueview, Zalo banner và các
influencer trên Facebook, nhanh chóng đạt được 2.5 triệu lượt xem, 126.000 lượt
chia sẻ bởi các bạn teen, hơn nửa triệu lượt tương tác trên Facebook.
- Kết quả đạt được là: Chiến dịch đã đạt được thành công lớn trong việc gắn kết với
người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu và tăng hiệu quả kinh doanh.
- Viral clip đạt 2.500.000 lượt xem (35% đến từ nguồn earned media) với hơn nửa
triệu lượng tương tác trên Facebook, bao gồm 126.000 lượt share (theo Unruly).
- Hơn 276.000 bạn tuổi teen chia sẻ sở thích bí mật của chúng trên Zing microsite
của chiến dịch; 76.000 trong số đó đến từ Zalo – đây là số lượt tham gia cao nhất
của một chiến dịch digital đa nền tảng từ trước đến nay, gấp 11 lần tỷ lệ trung bình
của thị trường (11% và 1%).
- Quan trọng nhất, doanh số bán hàng của Sarsi tăng 22.4% so với năm trước trong
suốt chiến dịch; thị phần tăng 0.4% trong ngành CSD vào tháng 12 năm 2015. Theo
khảo sát sức khoẻ thương hiệu, thuộc tính thương hiệu “vui vẻ” tăng 3 điểm vào
tháng 12 năm 2015, trong khi đó, thuộc tính  “yêu thương hiệu” tăng 1 điểm cùng
thời gian. Tất các các KPI đều vượt chỉ tiêu từ 200% – 400%.( nguồn Redder
Advertising).

You might also like