You are on page 1of 49

MỤC LỤC

Mục lục...................................................................................................................1
Lời mở đầu................................................................................................................. 2
Phần I: Giới Thiệu Khái Quát Chung Về Doanh Nghiệp...........................................3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp........................................3
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp...........................................................4
1.3 Công nghệ sản xuất nước quả ép....................................................................5
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp................6
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.......................................................7
1.6 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..............10
Phần II: Phân Tích Quá Trình Quản Lý Công Nghiệp................................................19
2.1 Phân tích các hoạt động quản lý sản xuất........................................................19
2.1.1 Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp......................................19
2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất...............................24
2.1.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư.........................................................26
2.2 Phân tích quản lý lao động và tiền lương.........................................................27
2.3 Phân tích việc sử dụng và bảo trì máy móc thiết bị trong doanh nghiệp..........36
2.3.1 Số lượng máy móc thiết bị từng loại và tính năng tác dụng của chúng....36
2.3.2 Chất lượng máy móc thiết bị và các trang bị công nghệ, tình hình khấu hao
các máy móc thiết bị............................................................................................37
2.3.3 Tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị trong nhà máy................38
2.3.4 Dự trữ vật tư phụ tùng thay thế cho hoạt động bảo trì các hệ thống
công nghiệp 39
2.4 Phân tích tình hình quản lý chất lượng trong doanh nghiệp..............................39
2.4.1 Các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng trong doanh nghiệp 39
2.4.2 Phương pháp quản lý chất lượng tại các xưởng sản xuất.......................41
2.4.3 Tình hình chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.........................................................................................................42
2.4.4 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm.......44
Phần III: Đánh Giá Chung Và Lựa Chọn Hướng Đề Tài Tốt Nghiệp.......................46
3.1 Đánh giá chung..................................................................................................46
3.2 Hướng đề tài tốt nghiệp...................................................................................47

1
Lời Mở

Với mục đích tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở doanh nghiệp, vận dụng
kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý công nghiệp
của doanh nghiệp.
Lĩnh vực sản xuất nước quả ép không ga thuộc về lĩnh vực thực phẩm, đây là
lĩnh vực được mọi người tiêu dùng và toàn xã hội quan tâm vì nó liên quan đến vấn
đề sức khỏe con người. Công ty TNHH thực phẩm YNGSHIN là công ty có 100%
vốn của nước ngoài, mọi vấn đề trong kinh doanh, trong quản lý sản xuất đều liên
quan đến chất lượng sản phẩm. chính vì thế trong quá trình sản xuất công ty đã thực
hiện tốt việc quản lý sản xuất, thực hiện tốt các yêu cầu trong quá trình sản xuất
như: bảo vệ tài nguyên, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống ô nhiễm
và các tác động có hại, xử lý nước, phục hồi môi trường, phòng chống cháy nổ.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH YNGSHIN, em nhận thấy để làm tốt
các yêu cầu trên thì công tác quản lý sản xuất phải được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh, chặt chẽ. Việc quản lý phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới với
các phương án thực thi hiệu quả nhất.
Hiểu rõ được vai trò của công tác quản lý trong các doanh nghiệp, chúng em đã
được thực tập tại công ty để tìm hiểu công tác quản lý công nhiệp tại công ty. Cùng
với sự hướng dẫn của thầy VŨ ĐINH NGHIÊM HÙNG đã giúp chúng em hoàn
thành đợt thực tập này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh (chị) trong Công ty đã hướng dẫn và
giúp đỡ trong thời gian thực tập!
Báo cáo thực tập được chia làm 2 phần chính như sau:
 Phần I: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
 Phần II: Phân tích quá trình quản lý công nghiệp
 Phần III: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp

2
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp:
Công Ty TNHH Thực Phẩm YNGSHIN
Tên giao dịch bằng tiếng anh:
YNGSHIN Foot Produces Co,.LTD
Tên viết tắt:
YNGSHIN Co,.LTD
Địa chỉ doanh nghiệp.
Cụm công nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội
- Thời điểm thành lập và quá trình phát triển.
Công ty TNHH YNGSHIN được thành lập căn cứ vào giấy chứng nhận số
031043000056 do UBND Tỉnh Hà Tây (cũ) cấp ngày 03/4/2007.
Đại diện bởi: LAY SHYH-MEI (Lại Thế Mỹ).
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.
Quốc tịch: Đài Loan – Trung Quốc.
Người đại diện theo pháp luật: HSU YUNG-SHAN (Hứa Vĩnh San).
Chức vụ: Tổng giám đốc.
Quốc tịch: Đài Loan – Trung Quốc.
Công ty TNHH YNGSHIN trước đây có tên là công ty TNHH Doanh Hâm (dịch
từ tiếng Đài Loan), Trụ sở chính: Lầu 2, số 31, Phố Đại Đôn Lục, Phường Đại
Đồng, Khu Nam Đồn, TP Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc).
Ngày 9/5/2002, công ty TNHH Doanh Hâm được UBND TP Hà Nội cấp giấy
phép số 133/GP thành lập công ty TNHH YNGSHIN, có trụ sở tại khu công nghiệp
Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
Ngày 3/4/2007 công ty được cấp giấy chứng nhận chuyển địa điểm kinh doanh
xuống khu công nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.
- Quy mô hiện tại của doanh nghiệp.
Công ty TNHH YNGSHIN là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có
vốn điều lệ: 4.800.000.000 VNĐ (bốn tỷ tám trăm triệu đồng), tương đương 300.000
USD (ba trăm nghìn đô la Mỹ).
Với số vốn điều lệ trên công ty TNHH YNGSHIN thuộc loại doanh nghiệp vừa.

3
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Các lĩnh vực kinh doanh.
Bao gồm các ngành nghề sau:
Số Mã ngành
Tên ngành nghề
TT nghề
1 10500 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

2 10620 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

3 10710 Sản xuất bánh và mứt kẹo

4 10740 Sản xuất mì ống, mì sợi và các sản phẩm tương tự

5 11010 Sản xuất và pha chế các loại rượu mạnh

6 11020 Sản xuất rượu vang

7 11030 Sản xuất bia

8 11040 Sản xuất đồ uống không cồn, nước uống


Bảng 1.1: Các loại ngành nghề kinh doanh.
- Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh.
Hiện tại công ty đang sản xuất các loại đồ uống không cồn và nước khoáng
mang nhãn hiệu Mr.Drink như:

STT Tên sản phẩm

1 Nước cam ép loại: 1000ml, 600ml, 350ml

2 Nước chanh ép loại: 1000ml, 600ml, 350ml

3 Nước táo ép loại: 1000ml, 600ml, 350ml,

4 Nước ổi ép loại: 1000ml, 600ml

5 Nước khoáng tinh khiết


Bảng 1.2: Các loại sản phẩm hiện đang sản xuất
Công ty TNHH YNGSHIN có nhiệm vụ:
 Phải tuân thủ các quy định hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều
kiện vệ sinh cơ sở vật chất, vệ sinh thiết bị và dụng cụ chế biến, tiêu chuẩn sức
khỏe và vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy
đinh hiện hành.

4
 Định kỳ 3 tháng phải báo cáo chi tiết tình hình hoạt động của công ty và báo
cáo tài chính hàng năm được kiểm toán. Báo cáo được gửi tới sở kế hoạch và đầu tư
Hà Nội chậm nhất vào ngày 10 của tháng kế tiếp.
 Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của luật bảo vệ môi trường, môi sinh,
áp dụng các phương pháp đề phòng cháy nổ và an toàn lao động tại địa điểm sản
xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1.3 Công nghệ sản xuất nước quả ép.


- Quy trình công nghệ:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các loại nước quả ép:

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty


- Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ.
 Nguyên liệu: kiểm tra và chuẩn bị nguyên liệu cho mỗi loại nước quả ép.
 Đun và trộn: nguyên liệu sau khi chuẩn bị và được kiểm tra xong sẽ đưa vào
nồi đun đến nhiệt độ hợp lý. Đây cũng là quá trình hòa trộn nguyên liệu chính (nước
quả ép) với các chất phụ gia cần thiết khác nhau.
 Bể chứa tạm thời: sau khi đun và trộn xong, hỗn hợp nước quả ép sẽ được
chuyển sang một bể chứa tạm thời nhằm làm giảm nhiệt độ và chuẩn bị đun trộn
mẻ tiếp theo.

5
 Đong nước: hỗn hợp nước quả ép từ bể chứa tạm thời được dẫn đến máy
đong nước tự động và rót vào chai. Máy đong nước tự động được cài đặt sẵn tùy
theo thể tích loại chai đóng.
 Đóng nắp: sau khi đong nước xong, chai nước sẽ được chuyển đến máy
đóng nắp tự động qua một băng tải.
 Xử lý nước nóng: chai sau khi được đóng nắp sẽ chuyển đến khu vực xử lý
nước nóng bằng băng tải, nhằm thanh trùng bên ngoài.
 Làm mát: chai sau khi được thanh trùng bằng nước nóng sẽ được chuyển
đến khu vực làm mát nhằm giảm nhiệt độ và làm khô bên ngoài vỏ chai.
 Dán nhãn: từ khu làm mát chai sẽ được chuyển đến khu vực dán nhãn bằng
băng tải. Ở đây có các công nhân chuyên dán nhãn đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra
sản phẩm.
 Đóng hộp: sau khi dãn nhãn tự động xong, chai sẽ được chuyển đến khu vực
đóng hộp. Quá trình đóng hộp sẽ được làm thủ công và do bộ phận đóng hộp đảm
nhiệm. Sản phẩm sau khi được đóng hộp sẽ được chuyển vào kho.

1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
- hình thức tổ chức sản xuất:
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là chuyên môn hóa các bộ phận, trong
đó bộ phận công nhân kỹ thuật tay nghề cao chuyên đảm nhiệm các công đoạn kỹ
thuật tự động hóa, các bộ phận còn lại ngoài chuyên môn của mình còn có trách
nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình của mỗi công đoạn sản xuất.
- kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
Kết cấu sản xuất của công ty được chia làm hai phần: phần sản xuất chính bao
gồm các công đoạn như đã trình bày trên sơ đồ công nghệ. Phần phụ trợ bao gồm
các công đoạn sau:
 Phòng rửa chai: đảm bảo chai nhựa trước khi đưa vào chiết rót nước hoa
quả ép phải được rửa sạch sẽ.
 Phòng pha chế: đảm nhiệm nhiệm vụ pha chế ra các loại nước hoa quả ép
khác nhau, giúp cho phòng kế hoạch sản xuất tính toán khối lượng và tỷ lệ các loại
nguyên liệu trước khi cho nguyên liệu vào đun và trộn

6
 Phòng xử lý nước: có nhiệm vụ xử lý nước thành nước sạch tinh khiết
phục vụ sản xuất.
 Nhân viên điều khiển xe nâng điện: chuyên điều khiển xe nâng vận chuyển
sản phẩm vào kho và nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Nhận xét:
Hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa các bộ phận đáp ứng
việc sử dụng tốt năng lực cũng như trình độ của công nhân, đảm bảo tính hợp lý so
với quy trình công nghệ.
Các bộ phận sản xuất phụ trợ có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận sản xuất
chính, việc ngừng sản xuất hoặc sản xuất chậm ở mỗi bộ phận này sẽ làm ngừng
hoặc làm chậm tiến độ ở bộ phận sản xuất chính. Do đó các bộ phận phụ trợ này là
rất quan trọng trong quá trình sản xuất.

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.


- Số cấp quản lý của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được chia làm hai cấp quản lý như sau:
 Cấp 1: đứng đầu là chủ tịch hội đồng thành viên, tiếp sau là tổng giám đốc
điều hành mọi mối quan hệ và quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
 Cấp 2: bao gồm các phòng ban mà đứng đầu là các trưởng phòng có nhiệm
vụ quản lý các nhân viên dưới quyền và phổ biến, triển khai mọi kế hoạch từ cấp 1.
- Mô hình tổ chức cơ cấu tổ chức bộ máy:
Để thuận tiện cho việc điều hành và quản lý sản xuất, công ty đã tổ chức cơ
cấu bộ máy theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo mô hình này mỗi bộ phận,
mỗi phòng ban trong cơ cấu đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.

7
Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến


Quan hệ trức năng
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
 Chủ tịch hội đồng thành viên: là cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty,
chịu trách nhiệm chuẩn bị hoặc tổ chức việc chương trình, nội dung, tài liệu họp hội
đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên. Triệu tập và chủ trì cuộc họp hội
đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên. Giám sát hoặc tổ chức
giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên.
 Tổng giám đốc: là người điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các nhiệm vụ
của mình. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: tổ chức thực hiện các
quyết định của hội đồng thành viên, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và
phương án đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thành viên, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường
hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên, kiến nghị phương án

8

9
cấu tổ chức công ty, trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên hội đồng thành
viên, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh, tuyển
dụng lao động.
Các phòng ban là cá bộ phận có chức năng, nhiệm vụ nhất đinh, có mối quan hệ
với nhau. Mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng, các trưởng phòng trực tiếp điều
hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động của mình đồng thời
phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và chỉ đạo kinh doanh của lãnh đạo cao nhất.
 Phòng kinh doanh: đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, tham mưu cho
Tổng giám đốc về việc tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch, chiến lược bán hàng đối
với
từng nhóm khách hàng, đối với từng thị trường mục tiêu. Phòng kinh doanh đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm qua việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, phân phối
sản phẩm.
 Phòng kế hoạch sản xuất: đứng đầu là trưởng phòng sản xuất, tham mưu
cho Tổng giám đốc phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất.
Sản phẩm của công ty phụ thuộc vào mùa vụ cho nên phòng kế hoạch sản xuất phải
có kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
 Phòng kế toán: là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện toàn bộ
công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong công ty theo
đúng quy định của pháp luật. Quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn, tham mưu cho Tổng
giám đốc về việc huy động và vay vốn nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp bảo quản vốn và đánh giá hiệu quả
của việc sử dụng vốn. Giúp Tổng giám đốc soạn thảo và quản lý trực tiếp các hợp
đồng kinh tế, quản lý chặt chẽ các loại tài sản của công ty, xác định rõ ràng từng loại
nguồn vốn đồng thời đăng ký đầy đủ vào sổ sách kế toán và tính đầy đủ khấu hao
theo chế độ quy định.
 Phòng kiểm hóa: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong mỗi
công đoạn sản xuất, đảm bảo chất lượng về mặt hóa học, kiểm tra nồng độ các
thành phần trong sản phẩm.
Nhận xét:
Giữa các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng tham mưu cho
Tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất, chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
1
1.6 Phân tích khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2009 và
2008.

Đơn vị: VNĐ


ST Mã Thuyế
CHỈ TIÊU 2009 2008
T số t minh
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Doanh thu bán hàng và cung cấp
1 01 VI.25 8,023,099,044 7,203,612,885
dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 7,552,635 8,564,925
Doanh thu thuần về bán hàng và
3 10 8,015,546,409 7,195,047,960
cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 4,900,603,410 4,416,723,660
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
5 20 3,114,942,999 2,778,324,300
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 1,861,426 1,523,672
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 77,741,430 67,270,458
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 77,741,430 67,270,458
8 Chi phí bán hàng 24 1,239,297,446 1,078,426,823
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 641,053,191 597,555,977
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
10 doanh { 30 = 20 + (21 - 22) - (24 30 1,158,712,358 1,036,594,714
+ 25) }
11 Thu nhập khác 31
12 Chi phí khác 32
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14 50 1,158,712,358 1,036,594,714
(50 = 30 + 40)
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 324,439,460 290,246,520
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30
Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50
17 60 834,272,898 746,348,194
- 51 - 52)
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh
(Nguồn: phòng kế toán)
- Bảng cân đối kế toán.
Đơn vị: VNĐ
Thuyết
Stt Chỉ tiêu Mã 2009 2008
minh

1
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TÀI SẢN
5,735,936,40
A Tài sản ngắn hạn 100 1 4,685,031,927
761,898,47
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 0 393,048,487
761,898,47
1 Tiền 111 V.I 0 393,048,487
2 Các khoản tương đương tiền 112 V.I
II Đầu tư ngắn hạn 120
1 Đầu tư ngắn hạn 121 V.XI
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129
2,526,529,18
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 9 1,922,727,989
1,146,095,44
1 Phải thu khách hàng 131 V.II 9 1,594,053,249
2 Trả trước cho người bán 132
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 V.II
Phải thu theo kế hoạch hợp đồng xây
4 dựng 134
1,380,433,74
5 Các khoản phải thu khác 135 V.II 0 328,674,740
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 V.II
442,920,04
IV Hàng tồn kho 140 2 364,666,751
442,920,04
1 Hàng tồn kho 141 V.III 2 364,666,751
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
2,004,588,70
V Tài sản ngắn hạn khác 150 0 2,004,588,700
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.IV
4,588,70
3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 0 4,588,700
2,000,000,00
4 Tài sản ngắn hạn khác 158 0 2,000,000,000
252,449,34
B Tài sản dài hạn 200 7 267,989,871
I Các khoản phải thu dài hạn 210
1 phải thu dài hạn của khách hàng 211 V.V
2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212
3 Phải thu dài hạn nội bộ 213
4 Phải thu dài hạn khác 218

1
5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219
240,888,43
II Tài sản cố định 220 6 259,066,248
147,844,65
1 Tài sản cố định hữu hình 221 V.VI 6 258,815,110
997,473,99
- Nguyên giá 222 2 997,473,992
(849,629,33
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 6) (738,658,882)
2 Tài sản cố định vô hình 227 V.VII - 251,138
18,082,00
- Nguyên giá 228 0 18,082,000
(18,082,00
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 0) (17,830,862)
93,043,78
3 Chi phí xây dựng dở dang 230 V.IX 0
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
1 Đầu tư vào công ty con 251
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3 Đầu tư dài hạn khác 258
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
4 hạn 259
11,560,91
IV Tài sản dài hạn khác 260 1 8,923,623
11,560,91
1 Chi phí trả trước dài hạn 261 V.XII 1 8,923,623
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.XIII
3 Tài sản dài hạn khác 268
5,988,385,74
Tổng cộng tài sản 270 8 4,953,021,798

NGUỒN VỐN
2,967,659,80 3,167,095,18
A Nợ phải trả 300 0 4
2,967,659,80 3,167,095,18
I Nợ ngắn hạn 310 0 4
1,987,939,24
1 Vay và nợ ngắn hạn 311 7 2,241,596,049
188,138,47
2 Phải trả người bán 312 9 697,199,522
3 Người mua trả tiền trước 313
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.XVI 635,182,35 121,349,891

1
2
5 Phải trả người lao động 315
6 Chi phí phải trả 316 V.XVII
7 Phải trả nội bộ 317
Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng
8 XD 318
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn V.XVII 156,399,72
9 hạn khác 319 I 2 106,949,722
10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
II Nợ dài hạn 330 V.XXI
1 Phải trả dài hạn người bán 331
2 Phải trả dài hạn nội bộ 332
3 Phải trả dài hạn khác 333
4 Vay và nợ dài hạn 334
5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335
6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
7 Dự phòng phải trả dài hạn 337
3,020,725,94 1,785,926,61
B Vốn chủ sở hữu 400 8 4
3,020,725,94 1,785,926,61
Vốn chủ sở hữu 410
I 8 4
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 V.XXI 2186453050 1,864,928,186
2 Thặng dư vốn cổ phần 412
3 Vốn khác của chủ sở hữu 413
4 Cổ phiếu quỹ 414
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415
6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
7 Quỹ đầu tư phát triển 417
8 Quỹ dự phòng tài chính 418
9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 834272898 (79,001,572)
11 Nguồn vốn đầu tư XDCB 421
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431
2 Nguồn kinh phí 432
3 Nguồn kinh phí do hình thành TSCĐ 433
5,988,385,74 4,953,021,79
Tổng cộng nguồn vốn 440 8 8

Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán


(Nguồn: phòng kế toán)
- Phân tích kết quả kinh doanh.
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy hầu hết các khoản mục năm
2009 đều tăng so với năm 2008, riêng các khoản giảm trừ doanh thu lại có xu hướng
1
giảm. Có được điều này là do năm 2009 công ty đã phát động phong trào tiết kiệm
trong sản xuất do đó tiết kiệm đáng kể các chi phí liên quan như; tiền điện, tiền
nước.
Năm 2009 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng so với năm 2008 là 111,8% do
đó mà khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước cũng tăng 111,8%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 có tăng so với năm
2008 nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng sản lượng sản xuất của doanh nghiệp, cho
nên năm 2009 doanh thu tăng 111,4% so với năm 2008.
Về cơ bản, năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có lãi hơn so
với năm 2008. Điều này góp phần làm tăng thu nhập của toàn bộ lao động trong công
ty, cũng như làm tăng uy tín và thương hiệu của công ty với người tiêu dùng.
- phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

Hình 1.2: Đồ thị cơ cấu nguồn vốn năm 2008 và 2009.


Nguồn vốn năm 2008 và 2009 có sự thay đổi rõ rệt, tổng nguồn vốn tăng 121%,
trong đó vốn chủ sở hữu tăng 169%, tổng nợ (nợ ngắn hạn) giảm 6,3%. Chính nhờ
sự thay đổi này mà làm cho cơ cấu nguồn vốn thay đổi mạnh năm 2008 so với 2009.

1
Cụ thể: tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 36,06% lên 50,44% cho thấy lãnh đạo
công ty đã tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất
tăng sản lượng hàng hóa.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm từ 63,94% xuống 49,56% cho thấy việc quản lý và
sử dụng tốt tài chính của công ty. Các khoản nợ của công ty bao gồm; vay và nợ
ngắn hạn, phải trả người bán và thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Các khoản
nợ này đều là nợ ngắn hạn cho nên công ty cần phải có chính sách quản lý nợ hợp
lý, đảm bảo không làm mất uy tín của công ty cũng như không ảnh hưởng đến quá
trình tài chính (cần cung cấp đủ tài chính cho toàn bộ quá trình sản xuất).

Hình 1.3: Đồ thị cơ cấu tài sản năm 2008 và 2009.


Tài sản của công ty qua hai năm có sự thay đổi rõ rệt, năm 2009 tăng 121% so
với năm 2008, chủ yếu là do tăng khoản tài sản ngắn hạn (tăng 122.4%). Tài sản dài
hạn mà chủ yếu là tài sản cố định giảm 5,8% cho thấy công ty vẫn đang trong quá
trình khấu hao tài sản cố định của mình.
Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty,
trong đó ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 44% (năm 2009) và 41% (năm
2008) điều này khiến công ty cần phải có chính sách quản lý nợ của khách hàng thật

1
tốt, tránh thất thoát cũng như khó đòi làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công
ty.
- tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Loại Năm Chênh


Tên chỉ số Công thức tính
chỉ số 2009 2008 lệch
TSLĐ/Tổng nợ ngắn
Khả Chỉ số hiện hành 1.93 1.48 0.45
hạn
năng TSLĐ - HTK/Tổng nợ
Chỉ số nhanh 1.78 1.36 0.42
thanh ngắn hạn
Vốn bằng tiền/Tổng nợ
khoản Chỉ số tức thời 0.26 0.12 0.13
ngắn hạn
Vòng quay HTK Doanh thu/hàng tồn kho 18.11 19.75 -1.64
Khả Khoản phải thu x
Kỳ thu nợ (ngày) 113.37 96.09 17.28
năng 306/Doanh thu
quản lý Vòng quay TSCĐ DT/TSCĐ 33.31 27.81 5.50
tài sản Vòng quay TSLĐ DT/TSLĐ 10.53 18.33 -7.80
Vòng quay TTS DT/TTS 1.34 1.45 -0.11
Khả
Chỉ số nợ Tổng nợ/TTS 49.56% 63.94% -14.39%
năng
quản lý
Khả năng thanh toán
vốn EBIT/Lãi vay 40.07 41.30 -1.23
lãi vay
vay
Lợi nhuận biên
Lãi ròng/Doanh thu 10.40% 10.36% 0.04%
(ROS)
Khả Sức sinh lợi cơ sở EBIT/TTS 52.02% 56.09% -4.07%
năng Tỷ suất thu hồi TS
Lãi ròng/TTS 13.93% 15.07% -2.14%
sinh (ROA)
lợi Tỷ suất thu hồi vốn Lãi ròng/Vốn chủ sở
27.62% 41.79% -14.17%
CSH (ROE) hữu
Bảng 1.3: Các chỉ số tài chính
Nhận xét:

1
Các chỉ số về khả năng thanh khoản của công ty năm 2009 lớn hơn năm 2008 và
các chỉ số hiện hành và chỉ số nhanh đều lớn hơn 1, Từ đó có thể thấy khả năng
thanh toán của công ty là tương đối tốt và có xu hướng ngày càng cải thiện. Tuy
nhiên, ta cần phải quan tâm thêm đến chỉ số tức thời của công ty, ta thấy chỉ số này
qua hai năm đều nhỏ chứng tỏ vấn đề lưu trữ tiền mặt của công ty là rất ít.
Các chỉ số về khả năng quản lý tài sản: tuy rằng vòng quay tổng tài sản của
công ty là nhỏ chứng tỏ rằng việc sử dụng các loại tài sản của công ty là chưa tốt,
nhưng vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản lưu động và vòng quay tài sản cố
định vẫn còn lớn, do đó công ty cần phải tiếp tục tiến hành các biện pháp hợp lý
nâng cao khả năng quản lý tài sản của mình. Chỉ số kỳ thu nợ của công ty qua hai
năm vẫn còn cao do đó công ty cần phải có biện pháp quản lý hợp lý các nguồn nợ
của công ty.
Khả năng quản lý vốn vay: chỉ số nợ của công ty ở mức cao chứng tỏ công ty
đã sử dụng một nguồn lớn tài chính bên ngoài. Tuy nhiên khả năng thanh toán lãi vay
lại rất lớn cho ta thấy việc sử dụng nguồn tài chính bên ngoài của công ty đã mang
lại hiệu quả tốt.
Khả năng sinh lợi: các chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi của công ty năm 2009
tuy có thấp hơn năm 2008 nhưng các chỉ số này vẫn luôn ở mức cao, điều này cho
thấy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn đạt được lợi nhuận cao.

1
PHẦN II: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
2.1 Phân tích các hoạt động quản lý sản xuất
2.1.1 Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp.
- kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Sản phẩm nước hoa quả ép chủ yếu được đóng trong chai nhựa với các loại
dung tích như sau: 1000ml, 600ml và 350ml.
Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm; phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu sau.
 Chai nhựa trước khi đưa vào chiết rót phải được rửa kỹ
 Màng siu và nắp chai phải được sục ozon trước khi đưa vào sản xuất.
 Sản phẩm cuối cùng phải đạt yêu các yêu cầu: nắp chai phải chặt (không rò rỉ
nước), chai phải được dán đầy đủ nhãn ở cả hai mặt, nhãn phải có đầy đủ thông tin
rõ ràng không bị mờ, chai phải được in đầy đủ ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng
rõ ràng không bị mờ.
- Quy trình công nghệ ở từng bộ phận sản xuất
 Bộ phận phối liệu.
Đồng phục làm việc bao gồm: ủng, khẩu trang, găng tay, mũ.
Đầu mỗi giờ làm việc phải đi lĩnh đơn sản xuất.
Chuẩn bị nguyên liệu cho bộ phận nấu.
Sục ozon đối vơi nắp chai, màng siu.
Lĩnh nguyên liệu phải đăng ký với thủ kho.
Báo cáo cho cấp chủ quản khi nguyên liệu sắp hết hoặc nguyên liệu có vấn đề
bất thường.
Nếu cân nhầm hoặc cân sai phải báo ngay cho cấp chủ quản, nghiêm cấm tự
xử lý.
Cân sút (NaOH) + Citric (728) để rửa máy.
 Bộ phân nấu trộn.

1
Đồng phục làm việc bao gồm: ủng, khẩu trang, găng tay, mũ.
Đầu mỗi giờ làm việc phải xem lịch làm việc và lĩnh nguyên liệu ở phòng phối
liệu.
Đầu mỗi buổi sáng phải đun 150 lít nước nóng để rửa máy, gọi điện lên phòng
kiểm hóa xuống lấy nước nóng để đo độ pH.
Lấy nước tinh khiết, cân đường , cân cốt theo đơn lĩnh nguyên liệu.
Quy trình nấu như sau:
 Đối với sản phẩm không đánh tan.
Lấy nước tinh khiết cho vào nồi nấu sau đó gia nhiệt đến 700 cho đường,
nguyên liệu, cốt.
Khi sản phẩm đạt 800 cho phần đường còn lại trộn với Xathangum + CMC.
Khi sản phẩm đạt 850 gọi điện lên phòng kiểm hóa xuống lấy sản phẩm để đo
độ đường.
Khi sản phẩm đạt 900 cho mầu.
Khi sản phẩm đạt 950 cho chất bảo quản.
Khi sản phẩm đạt 1000 sản phẩm bắt đầu sôi và thời gian sôi của sản phẩm từ
3 – 5 phút. Sau đó cho hương liệu và bơm sang bồn chứa.
 Đối với sản phẩm đánh tan.
Lấy ½ lượng nước tinh khiết (tùy theo dung tích của từng sản phẩm) cho vào
nồi đánh tan, cho cốt vào nguấy đều cho đến khi tan hết cốt sau đó đánh tan sang nồi
nấu.
Lấy ½ lượng nước tinh khiết còn lại cho vào nồi nấu sau đó gia nhiệt đến 700
cho đường, nguyên liệu.
Khi sản phẩm đạt 800 cho phần đường còn lại trộn với Xathangum + CMC.
Khi sản phẩm đạt 900 cho mầu.
Khi sản phẩm đạt 950 cho chất bảo quản.
Khi sản phẩm đạt 1000 sản phẩm bắt đầu sôi và thời gian sôi của sản phẩm từ
3 – 5 phút. Sau đó cho hương liệu và bơm sang bồn chứa.
 Đối với ổi đào.
Lấy ½ lượng nước tinh khiết (tùy theo dung tích của từng sản phẩm) cho vào
nồi đánh tan, cho cốt + LT vào nguấy đều cho đến khi tan hết cốt sau đó đánh tan
sang nồi nấu.

1
Lấy ½ lượng nước tinh khiết còn lại cho vào nồi nấu sau đó gia nhiệt đến 700
cho đường, nguyên liệu.
Khi sản phẩm đạt 800 cho phần đường còn lại trộn với Xathangum + CMC.
Khi sản phẩm đạt 900 cho mầu.
Khi sản phẩm đạt 950 cho chất bảo quản.
Khi sản phẩm đạt 1000 sản phẩm bắt đầu sôi và thời gian sôi của sản phẩm từ
3 – 5 phút. Sau đó cho hương liệu và bơm sang bồn chứa.
 Đối với start đào.
Lấy nước tinh khiết cho vào nồi nấu sau đó gia nhiệt đến 700 cho đường,
nguyên liệu, cốt.
Khi sản phẩm đạt 800 cho mầu.
Khi sản phẩm đạt 850 cho phần đường còn lại trộn với Xathangum + CMC.
Khi sản phẩm đạt 900 gọi điện lên phòng kiểm hóa xuống lấy sản phẩm để đo
độ đường.
Khi sản phẩm đạt 950 cho chất bảo quản.
Khi sản phẩm đạt 1000 sản phẩm bắt đầu sôi và thời gian sôi của sản phẩm từ
3 – 5 phút. Sau đó cho hương liệu và bơm sang bồn chứa.
Yêu cầu chung:
 Điền đầy
thông tin về tên sản phẩm, thời gian nấu, nhiệt độ của sản
đủ
phẩm,… vào quyển “theo dõi sản xuất”.
 Cuối giờ làm việc phải vệ sinh phòng nấu, rửa sút (NaOH).
Lấy nước tinh khiết cho vào nồi nấu sau đó gia nhiệt đến 700 cho sút (NaOH)
tiếp tục gia nhiệt đến khi sôi rồi bơm sang bồn chứa.
Bơm sút để rửa máy đóng chai ngâm 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước tinh
khiết khoảng 100 lít.
Lấy nước tinh khiết cho vào nồi nấu sau đó gia nhiệt đến 700 cho Citric, tiếp
tục gia nhiệt đến khi sôi rồi bơm sang bồn chứa.
Bơm Citric để rửa máy đóng chai ngâm 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước tinh
khiết khoảng 500 lít.
 Bộ phận rửa chai và chiết rót.
Đồng phục làm việc bao gồm: ủng, khẩu trang, găng tay, mũ.

2
Đầu mỗi giờ làm việc phải xem lịch làm việc và đi kéo chai vào rửa (tùy theo
từng dung tích).
Sau khi chai được rửa xong phải buộc các đầu túi lại tránh ruồi, muỗi, nhện,…
Bắt đầu đóng sản phẩm phải xịt cồn găng tay, máy đóng chai.
Điền đầy đủ thông tin về tên sản phẩm, thời gian đóng sản phẩm, nhiệt độ của
sản phẩm vào quyển “theo dõi sản xuất”.
Thường xuyên vệ sinh phòng, lau chùi máy đóng chai và máy rửa chai tránh tình
trạng nấm mốc.
 Bộ phận băng tải.
 Vặn nắp.
Vặn nắp phải chặt.
Để ngay ngắn vào thành băng tải.
Sau 5 phút lau băng tải 1 lần để chai không bị xoay ngang xoay dọc.
 Lật chai.
Sau khi sản phẩm ra khỏi máy dán màng siu lật ngược chai xuống băng tải.
Cuối mỗi nồi phải có trách nhiệm gọi bộ phận máy đến chuyển nồi, lấy 1 chai
ra để làm vi sinh.
 Cuối băng tải.
Xếp ngay ngắn sản phẩm vào sọt đựng.
Ghiêm cấm để cổ chai trúc lên.
 Xếp chai vào bồn nước.
Sau khi đã được 2 sọt bắt đầu xếp sản phẩm vào bồn nước, xếp lần lượt theo
chu trình sản phẩm nào ra trước thì xếp trước.
 Bốc bồn.
Sản phẩm đã được xếp đầy bồn lúc đó bắt đầu bốc sản phẩm xuống ballet.
Bốc từ từ cho sản phẩm nguội.
Đối với sản phẩm Ổi trắng, Ổi đào, Mẵng cầu chỉ được xếp 2 tâng/1ballet, các
sản phẩm còn lại xếp 3 tâng/1ballet.
 Bộ phận dán nhãn và đóng thùng.
 Dãn nhãn.
Kéo sản phẩm sang vị trí quy định.
Mang bàn ra để dán.

2
Lĩnh mác ở kho.
Kiểm tra trước khi dán nhãn (chảy, vẩy,…)
Những chai bị chảy phải vặn nắp và để riêng. Sau đó đưa vào tủ mát trong
phòng nấu để bảo quản.
Sản phẩm dán xong phải để ngay ngắn tránh để ngổn ngang ra nền nhà.
Tự căn chỉnh thời gian đi đóng thùng.
 Đóng thùng.
Kiểm tra sản phẩm phải đủ 2 mặt mác.
Hạn sử dụng và ngày sản xuất phải rõ nét.
Sản phẩm được đóng vào thùng phải dập QC và dập ngày sản xuất.
Xếp ngay ngắn hàng lên ballet sau đó đưa hàng vào kho.
Những chai mờ date cho vào thùng và để riêng trên 1 ballet khác.
- Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp.

2
Hình 2.1 : Sơ đồ mặt bằng sản xuất của công ty
2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất.
- Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là chức năng quan trọng đầu tiên trong bốn chức năng của quản
lý: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch có vai trò quan trọng
đối với nhà quản lý, nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành

2
động trong tương lai, giúp nhà quản lý sắp xếp thời gian làm việc của công nhân,
hoạch định hàng tồn kho, tạo ra những công cụ quản lý mới. Vì các tài liệu cơ sở cho
việc lập kế hoạch bao gồm:
Dựa vào đơn đặt hàng của tổng Công ty Kim Tín theo hàng tháng. Trong đơn
đặt hàng này đã có số lượng yêu cầu từng loại sản phẩm và mức độ ưu tiên từng
loại.
Dựa vào lượng tồn kho sản phẩm, các nguyên vật liệu.
Dựa vào định mức tiêu hao vật tư, ngày công lao động và số công nhân.
Dựa vào thứ tự các nguyên công

Bảng 2.1: Thứ tự các nguyên công


- Phương pháp lập kế hoạch sản xuất.
Vì công ty chỉ có một phân xưởng sản xuất chính, cho nên việc lập kế hoạch
sản xuất cho phân xưởng này cũng là việc lập kế hoạch sản xuất cho toàn bộ công
ty.
Phương pháp như sau:
Khi phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng từ các nhà phân phối, phòng sẽ
lên kế hoạch mua nguyên vật liệu dựa trên sản lượng tồn kho cũng như số lượng
nguyên vật liệu. Sau đó phòng này sẽ lên kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận. Theo
nguyên tắc là dựa trên định mức sản lượng dây chuyền và số lượng đơn hàng sẽ
chia đều ra các ngày làm việc. Vào đầu mỗi ngày làm việc tổ trưởng mỗi bộ phận
đều
phải xem lịch và đi lĩnh đơn sản xuất để phổ biến cho toàn bộ phận.

2
Công ty căn cứ vào năng lực sản xuất để lên kế hoạch, cụ thể: sản xuất từ thứ
2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần, mỗi ca sản xuất 8 giờ.
Kế hoạch sản xuất được lên cho từng ngày để đảm bảo điều chỉnh kịp thời khi
xảy ra sự cố.
Dựa vào thứ tự các nguyên công sản xuất ta thấy: nguyên công phối liệu và rửa
chai là được bắt đầu trước các nguyên công khác, do đó chỉ cần lên kế hoạch cho hai
nguyên công này là chính, còn các nguyên công tiếp theo thì có thể căn cứ vào kế
hoạch của hai nguyên công trước mà tự lên kế hoạch.
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch sản xuất tuần 1 tháng 11 năm 2010 như sau:

Bảng 2.2: Kế hoạch sản xuất từ ngày 1 – 8/11/2010


Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tuần đầu tháng 11 năm 2010 như sau:

2
Bảng 2.3: Lượng sản phẩm hoàn thành từ ngày 1 – 8/11/2010
Nhận xét:
Nhìn chung tất cả các loại sản phẩm trong các ngày từ ngày 1 – 8/11/2010 đều
sản xuất vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên khối lượng sản xuất vượt không nhiều là
do có sự tính toán kỹ lưỡng năng lực sản xuất của các bộ phận và máy móc thiết bị.
Chỉ có một số loại hàng là chưa đạt được đúng kế hoạch sản xuất, nhưng cũng
với số lượng nhỏ cho nên không ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra trong tháng. Vì bộ
phận kế hoạch có thể nhanh chóng điều chỉnh trong những ngày sản xuất tiếp theo.

2.1.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư.


- Các loại vật tư được sử dụng trong doanh nghiệp
Vỏ chai nhựa các loại thể tích 1000ml, 600ml và 350ml
Nắp chai
Nhãn mác
Các loại chất bảo quản, chất chống oxy hóa, hương liệu tổng hợp, mầu tổng
hợp, đường.
Dầu mỡ bôi trơn cho máy móc thiết bị.
- Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch cấp phát vật tư.
Lấy chai có thể tích 1000ml làm chuẩn, định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm
như sau:

2
Khối
Đơn vị
lượng
Nước tinh khiết 1000 ml
Cốt quả ép 14 g
Hương liệu tổng hợp 2 g
Đường 25 g
Chất chống oxy hóa 2 g
Mầu tổng hợp 3 g
Xathangum + CMC 5 g
Bảng 2.4: Định mức tiêu hao nguyên liệu
Công tác lập kế hoạch cấp phát vật tư: căn cứ vào kế hoạch sản xuất của mỗi
loại sản phẩm trong mỗi ngày từ đó tính toán tổng khối lượng vật tư cần thiết cho
sản xuất. Khi tổ trưởng của mỗi sản xuất đến lĩnh vật tư phải có đơn lĩnh hàng có
ghi chi tiết về kế hoạch sản xuất, khối lượng các loại vật tư.
- Tìm hiểu nguồn cung cấp nguyên liệu.
Nguyên liệu nước cốt hoa quả được nhập khẩu từ Trung Quốc. Do hiện tại
trong nước chưa có nguồn cung cấp nước cốt các loại quả ép đảm bảo về số lượng
và chất lượng, cùng với đó giá nguyên liệu trong nước thường cao hơn so với nhập
khẩu cho nên công ty đã lựa chọn nhà cung cấp từ nước ngoài nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm và đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Chai nhựa và màng siu được mua từ Công ty Cổ Phần Nhựa Ngọc Nghĩa.
- Tổ chức công tác dự trữ vật tư.
Từ kế hoạch sản xuất mỗi loại sản phẩm hàng ngày, phòng kế hoạch sản xuất
sẽ tính toán kế hoạch cho từng tháng, từng quý từ đó có kế hoạch đặt hàng từ nhà
cung cấp thu mua các loại vật tư cho hợp lý.
Bố trí sắp xếp các loại vật tư trong kho tại các vị trí quy định, hàng tháng thủ
kho phải tiến hành kiểm kê lại khối lượng của từng loại vật tư, số liệu sẽ được đưa
lên phòng kế hoạch sản xuất để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với kế
hoạch sản xuất.

2.2 Phân tích quản lý lao động và tiền lương


- cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
Số lượng hiện tại của doanh nghiệp là 61 người, cụ thể cho từng bộ phận như
sau:

2
Số lượng
Stt Bộ phận
(người)
1 Phòng kiểm hóa 2
2 Phòng kế hoạch sản xuất 3
3 Phòng kinh doanh 3
4 Phòng kế toán 3
5 Phòng đóng chai 7
6 Phòng rửa chai 5
7 Phòng pha chế 4
8 Phòng nồi hơi 5
9 Phòng xử lý nước 3
10 Kho 2
11 Bộ phận băng tải 7
Bộ phận dán nhãn và đóng
12 15
thùng
13 Nhân viên lái xe nâng 2

Bảng 2.5: Số lượng lao động ở các bộ phận.


Phân loại theo các chỉ tiêu:
Số lượng Tỷ lệ
STT Chỉ tiêu
( người ) (%)
1 Theo giới tính
Nam 34 55.74
Nữ 27 44.26
2 Theo độ tuổi
> 50 3 4,92
40 – 49 15 24,59
30 – 39 18 29,51
< 30 25 40,98
3 Theo bậc thợ
Bậc 1 – 2 22 36,07
Bậc 3 – 4 36 59,02
Bậc > 5 3 4,92
4 Theo trình độ
Đại học 3 4,92
Cao đẳng, trung cấp 30 49,18
Lao động phổ thông 28 45,9

Bảng 2.6: Phân loại lao động theo các chỉ tiêu.

2
(nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)
Nhận xét:
Vì công ty thuộc vào loại công ty vừa cho nên số lượng lao động không nhiều,
tuy nhiên đánh giá theo các chỉ tiêu ta thấy: số lượng lao động nam và nữ là khá đồng
đều, theo độ tuổi thì phần lớn là lao động trẻ có sức lao động mạnh mẽ cho nên có
khả năng hoàn thành tốt công việc. Theo bậc thợ thì đa số có bậc trung bình, vì đây
phần lớn công việc yêu cầu tay nghề và kỹ thuật không cao, một số vị trí như bộ
băng tải cần có công nhân kỹ thuật tay nghề cao.
- Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động.
Mức lao động : là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế
tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ
chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.
Định mức lao động : là một quá trình đi xác mức lao động, là sự qui định các
mức hao phí cần thiết cho việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định. Bao gồm:
việc nghiên cứu quá trình sản xuất, việc nghiên cứu của kết cấu tiêu hao thời gian
làm việc, việc soạn thảo các tài liệu tiêu chuẩn dùng để định mức lao động…
Việc xác định mức lao động gồm các bước sau:
+ Sản xuất thử sản phẩm đó.
+ Nghiên cứu việc sử dụng thời gian của nguời lao động khi làm ra sản phẩm
đó bằng phương pháp chụp ảnh.
+ Dùng phương pháp phân tích thích hợp để xác định mức lao động cho sản
phẩm.
Cụ thể: xác định định mức lao động cho một sản phẩm nước Ổi ép như sau:
Thời gian thực
Stt Các bước
hiện (giây)
1 Chuẩn bị nguyên vật liệu 9
2 Phối liệu 13
3 Sục ozon nắp chai, màng siu 5
4 Nấu trộn nguyên liệu 65
5 Bể chứa tạm thời 10
6 Rửa chai 3
7 Chiết rót sản phẩm 2
8 Đóng nắp 2

2
9 Lật chai 2
10 Bốc bồn 5
11 Xử lý nước nóng 5
12 Làm mát 5
13 Dán nhãn 7
14 Đóng thùng 9
Tổng 142

Bảng 2.7: Mức thời gian các bước hoàn thành sản phẩm nước Ổi ép.
(nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)
Nhận xét:
Tổng thời gian hoàn thành một sản phẩm là 142 giây, tương đương 2,37 phút.
Thời gian nấu trộn sản phẩm phải tuân theo một quy trình nấu rất khắt khe, cho nên
phần lớn thời gian hoàn thành sản phẩm phụ thuộc vào công đoạn này và không thể
rút ngắn đi được. Các công đoạn như: rửa chai, chiết rót sản phẩm, đóng nắp,… có
sử dụng các máy móc tự động hóa cho nên thời gian hoàn thành là nhanh. Bộ phận
dán nhãn và đóng thùng được làm thủ công cho nên đối với những công nhân có sức
khỏe tốt hoặc làm việc lâu năm có tay nghề cao thì có thể hoàn thành nhanh hơn.
- Tình hình sử dụng thời gian lao động.
Lao động gián tiếp làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, làm từ 8h đến 12h,
nghỉ 1h giữa ca sau đó làm từ 1h đến 17h. Thứ 7 làm việc buổi sáng.
Thời giờ được tính vào giờ làm việc:
 Công nhân làm việc giờ liên tục 10h thì được nghỉ giữa ca 2 giờ.
 Thời giờ nghỉ giải lao: Theo tính chất công việc
 Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động được tính trong định mức lao
động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
Thời giờ làm thêm: không quá 4 giờ trong 1 ngày, 200 giờ trong 1 năm, trường
hợp đặc biệt không quá 300 giờ một năm.
Nghỉ hàng năm: 12 ngày phép/năm.
Nghỉ ngoài chế độ không quá 3 ngày/tháng.
Nghỉ lễ, Tết: được nghỉ 8 ngày theo qui định của Bộ luật lao động (Tết dương
lịch: 01 ngày, Tết nguyên đán: 04 ngày, Ngày chiến thắng 30/4: 1 ngày, ngày Quốc tế
lao động: 01 ngày, ngày giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày và ngày Quốc khánh: 01 ngày).

3
Cụ thể: tình hình sử dụng thời gian lao động trong tháng 11 năm 2010 của bộ phận
dán nhãn và đóng thùng như sau:
Số Đơn
Stt Các thông số
lượng vị
Ngườ
1 Số lượng lao động 15
i
2 Thời gian làm việc/ngày 8 Giờ
3 Thời gian làm thêm 0 Giờ
4 Tổng số ngày làm việc 24 Ngày
Tổng số ngày công nhân xin
5 5 Ngày
nghỉ
Tổng thời gian làm việc/tháng 2840 Giờ

Bảng 2.8: Các thông số về thời gian lao động của bộ phận dán nhãn và đóng thùng.
(nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)
Nhận xét:
Việc sử dụng thời gian lao động của công ty tuân thủ theo đúng pháp luật và
quy định của nhà nước. Bên cạnh đó công ty cũng xây dựng chế độ làm việc, nghỉ
ngơi một cách hợp lý tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên. Do đó thời gian sử dụng lao
động của công ty luôn ở mức cao, góp phần làm tăng năng suất lao động.
- Năng suất lao động.
Năng suất lao động được thể hiện qua năng suất lao động bình quân:
Công thức tính như sau:

Ta có bảng năng suất lao động bình quân của toàn công ty trong năm 2008 và
2009 như sau:
Đơn vị: VNĐ
Số lao
Năng suất lao
Doanh thu động
động
(người)
Năm 2008 7,203,612,885 58 124,200,222.2
Năm 2009 8,023,099,044 61 131,526,213.8
Chênh lệch tuyệt đối 819,486,159 3 7325991.681

3
Chênh lệch tương đối
111.38 105.17 105.90
%

Bảng 2.9: Năng suất lao động bình quân năm 2008 và 2009
(nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét:
Trong hai năm 2008 và 2009, tổng số lao động tăng lên 3 người (tăng 105,17%).
Tuy nhiên do công ty có chính sách bán hàng tốt và sản phẩm của công ty ngày càng
có uy tín trên thị trường do đó doanh thu của công ty đã tăng lên 111,38%. Nhờ có sự
tăng mạnh của doanh thu mà năng suất lao động tăng gần với mức tăng của số lao
động. Điều này cho thấy không phải hoàn toàn do tăng số lượng lao động mà làm
tăng năng suất lao động của công ty.
- Cách xây dựng đơn giá tiền lương.
Cách tính lương:

 Tổng thu nhập tháng = Các khoản được hưởng – Các khoản khấu trừ.

Các khoản được hưởng bao gồm: lương cơ bản, trợ cấp chức vụ, trợ cấp
xăng xe, tiền trách nhiệm, tiền ăn, tiền chuyên cần, tiền tăng ca, tiền thực hiện công
tác và tiền thưởng.

Các khoản khấu trừ bao gồm: phí bảo hiểm, tiền nghỉ làm, tiền do đi làm
muôn, các khoản tiền bị phạt trong quá trình sản xuất.

Lương cơ bản: Được tính theo ngạch/ bậc lương cơ bản của từng chức danh,
từng vị trí. Lương cơ bản được tính dựa trên cơ sở số ngày làm việc chuẩn qui định
cho từng vị trí cụ thể theo đinh biên lao động, trường hợp số ngày công thực tế nhỏ
hơn số ngày làm việc chuẩn, trường hợp tự điều động đi làm để hoàn thành kế
hoạch được giao thì không tính ngày công làm việc vượt ngày công chuẩn.
Mức lương cơ bản chi tiết cho từng ngạch, bậc thợ được quy điịnh theo bảng
lương và được xem xét điều chỉnh theo tình hình chung. Lương cơ bản của từng cá
nhân sẽ được xem xét tăng theo qui định của quy chế lương.
Ngạch bậc lương cơ bản và mức lương cơ bản sẽ được công bố cho từng cá
nhân định kỳ hàng năm theo qui chế của Công ty.

3
 Lương học việc bằng 70%, lương thử việc bằng 80% mức lương của vị trí
đó. Trường hợp người lao động do thuyên chuyển, bổ nhiệm, kết thúc thử việc chưa
đủ tiêu chuẩn bậc thợ thì được áp dụng giảm một bậc lương, hệ số của vị trí đó,
thời gian tối đa 2 tháng.
 Trường hợp cùng một vị trí bậc thợ như nhau nhưng kết quả làm việc khác
nhau thì giao và đánh giá công việc cụ thể cho từng người

Cụ thể: sau đây em xin giới thiệu một bảng lương cụ thể của một nhân viên trong
công ty.
Bộ phận: Sản xuất
Chức vụ: Thủ kho
NGUYỄN THỊ YẾN Tháng 10 Tháng 11
Lương cơ bản 1,380,000 1,380,000
Trợ cấp xăng xe 170,000 170,000
Tiền trách nhiệm
Các
Tiền ăn 260,000 260,000
khoản
Chuyên cần
được Tiền tăng ca
hưởng Thực hiện công tác
Các khoản khác 260,000 260,000
Tổng cộng 2,070,000 2,070,000
Phí bảo hiểm 60,000 60,000
Các Nghỉ làm 90,500 0
khoản Đi làm muộn
khấu Các khoản khác 10,000 10,000
Tổng cộng 160,500 70,000
trừ
Số tiền phải trả 1,909,500 2,000,000
Người lĩnh ký tên

Trưởng
Giám đốc Kế toán Thủ quỹ
phòng

Bảng 2.10: Bảng lưởng cụ thể của một nhân viên.


(nguồn: phòng kế toán)
- Phương pháp phân phối tiền lương từ tổng quỹ lương cho các bộ phận.

3
Công ty có hai bộ phận chính là: bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm các công
nhân, tổ trưởng các bộ phận sản xuất và thủ kho. Bộ phận gián tiếp sản xuất gồm
các nhân viên ở các phòng ban.
Phân phối lương cho các bộ phận trên chủ yếu là căn cứ vào tổng số lượng
công nhân viên, từ đó xác định được tổng số lương phải trả cho từng bộ phận. Tiền
lương được lấy trực tiếp từ quỹ tiền mặt của công ty.
- Các hình thức trả lương.
Có hai hình thức trả lương được công ty áp dụng:
 Trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Nhân viên sẽ lĩnh lương vào ngày 5 hàng tháng, thủ quỹ sẽ phát lương tại
phòng kế toán.
 Trả qua thẻ ATM.
Nhân viên có thẻ ATM sẽ đăng ký số tài khoản cho công ty, vào ngày 5 hàng
tháng công ty sẽ trả lương qua số tài khoản đó.
Nhận xét:
Hình thức trả lương qua thẻ ATM có rất nhiều ưu điểm như: nhanh gọn, tránh
được tình trạng tập trung đông người chờ phát lương, rút ngắn được thời gian phát
lương. Chính những ưu điểm trên cho nên hiện nay công ty trả lương cho hầu hết
nhân viên đều qua thẻ ATM.
- Các hình thức thưởng, nguồn tiền thưởng, tiêu chí xét
thưởng. Xét quy định tiền thưởng đối với bộ phận sản xuất
như sau:
 Đối tượng phát tiền thưởng: Bộ phận sản xuất, Bộ phận kinh doanh, Bộ
phận tài vụ (riêng tiền thưởng của cấp chủ quản được tính riêng)
 Thưởng theo doanh số: số lượng hàng sản xuất sẽ lấy loại 1 lít làm chuẩn và
được tính là 1, loại 0,6 lít và 0,35 lít sẽ tính thành 2, nước tinh khiết 0,5 lít tính là 1,2
và loại 1,5 lít tính là 0,7.
 Cách tính thưởng chi tiết: mức khoán đối với mỗi nhân viên sản xuất.
Số lượng của nhân viên = số lượng sản xuất cả tháng/số công đi làm trong
tháng.
Số công = 8 giờ làm việc của một người.
Số công đi làm trong tháng = số công đi làm trong tháng của toàn bộ nhân viên

3
trong xưởng sản xuất.

3
 Cách tính tiền thưởng của cá nhân.
Số lượng của một nhân viên trong ngày đạt 20 thùng hàng (500 thùng/tháng) sẽ
được thưởng 50.000 vnđ/tháng. Đạt được 22 thùng hàng/ngày (550 thùng/tháng) sẽ
được thưởng 60.000 vnđ/tháng. Đạt được 25 thùng hàng/ngày (625 thùng/tháng) sẽ
được thưởng 75.000 vnđ/tháng. Đạt được trên 30 thùng hàng/ngày (750 thùng/tháng
trở lên) sẽ được thưởng 100.000 vnđ/tháng.
 Tiền thưởng sản xuất = số tiền thưởng cá nhân * tổng số người (trừ chủ
quản).
 Tiền thưởng đối với từng cá nhân trong bộ phận sản xuất sẽ do tổ trưởng
sản xuất tính đưa lên duyệt (nhưng tổng số tiền thưởng của bộ phận sản xuất không
được vượt quá số tiền thưởng sản xuất).
 Vì số lượng sản xuất có liên quan đến máy móc thiết bị. Khi máy móc thiết bị
được nâng cấp thì tùy theo tình hình thực tế, số lượng cho mỗi nhân viên sẽ được
điều chỉnh lại.
Phương thức tính phạt:
 Mỗi nhân viên sẽ bị trừ vào tiền thưởng 20% nếu tỷ lệ hỏng vượt quá 0,3%
lượng hàng sản xuất trong tháng.
 Trong phòng pha chế và phòng đóng chai mỗi ngày làm việc phải lau khô nền
nhà, lau dây chuyền và máy móc sạch sẽ, không được để ruồi muỗi có trong phòng.
Nếu bị phát hiện mỗi lần sẽ bị trừ vào tiền thưởng 5%.
 Sau mỗi ngày làm việc, nhân viên phải dọn sạch sẽ nhà xưởng, lau nền nhà
khô ráo, sắp xếp gọn gàng hàng hóa. Nếu mỗi lần vi phạm sẽ bị
phạt 5% tiền
thưởng.
Nhận xét:
Việc quy đổi các loại thể tích của công ty nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho
việc tính toán số lượng sản xuất của mỗi loại sản phẩm. Cách tính tiền thưởng của
cá nhân được dựa theo năng suất lao động bình quân của một nhân viên trung bình, do
đó phát huy được yếu tố khuyến khích tăng năng suất lao động của các cá nhân. Việc
xác định các mức tiền thưởng rõ ràng sẽ tạo cơ sở cho nhân viên cố gắng phấn đấu.
Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng các phương thức tính phạt nhằm nâng cao ý
thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của sản
phẩm và uy tín của công ty đối với người tiêu dùng.

3
2.3 Phân tích việc sử dụng và bảo trì máy móc thiết bị trong doanh nghiệp
2.3.1 Số lượng máy móc thiết bị từng loại và tính năng tác dụng của chúng.
 Hệ thống lọc nước tinh khiêt.
Số lượng: 1
Tác dụng: xử lý nước thành tinh khiết dùng cho phục vụ sản xuất.
 Máy bơm:
Số lượng: có 5 máy bơm
Tác dụng: dùng bơm nước cho hệ thống lọc nước
 Hệ thống nồi Inox to.
Số lượng: 3
Tác dụng: dùng để nấu và pha chế nước ngọt.
 Phòng nồi hơi.
Số lượng: 1
Tác dụng: tạo ra hơi nước dùng cho công đoạn đun trộn nguyên liệu.
 Máy rửa chai:
Số lượng: 1
Tác dụng: rửa các loại chai nhựa trước khi đưa vào sản xuất.
 Máy chiết rót tự động:
Số lượng: 1
Tác dụng: dùng để chiết rót nước ngọt vào chai, tùy theo thể tích của từng loại
chai mà cài đặt sẵn cho máy.
 Máy in phun ngày tháng.
Số lượng: 1
Tác dụng: dùng để in phun ngày sản xuất – hạn sử dụng lên sản phẩm.
 Máy chít màng siu.
Số lượng: 1
Tác dụng: dùng để chít siu cho các chai nhựa.
 Xe nâng điện.
Số lượng: 2
Tác dụng: dùng để vận chuyển hàng hóa.
 Máy làm vi sinh:
3
Số lượng: 1
Tác dụng: dùng để kiểm tra vi khuẩn của sản phẩm sau khi sản xuất.
2.3.2 Chất lượng máy móc thiết bị và các trang bị công nghệ, tình hình khấu hao các
máy móc thiết bị.
 Các máy móc thiết bị của công ty được nhập từ Đài Loan cho nên có chất
lượng tốt, đảm bảo an toàn trong nghành thực phẩm.
 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị:
Kế Thực
Chỉ tiêu Đơn vị
hoạch tế
Tổng sản lượng do máy móc thiết bị hoàn
1 Thùng 800,000 863,000
thành
2 Tổng thời gian máy hoạt động cho sản xuất Giờ 4,000 4,200
3 Tổng số máy bình quân tham gia sản xuất Chiếc 10 12
4 Thời gian làm việc trung bình/1 máy Giờ 400 350
Thùng/Gi
5 Năng suất bình quân cho 1 giờ sản xuất 200 205.48

Bảng 2.11: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị trong công ty năm 2010
Nhận xét:
Thực tế việc sử dụng máy móc thiết bị đều lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Để
phát huy hết khả năng sử dụng máy móc thiết bị được đưa vào sản xuất công ty phải
khai thác tốt cả ba mặt: số lượng, thời gian và năng suất. Nếu công ty không khai
thác triệt để một mặt nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của máy
móc thiết bị.
 Tình hình khấu hao các máy móc thiết bị:
Máy móc được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng hay khấu hao đều
trong các năm. Ta có bảng khấu hao máy móc thiết bị như sau
Đơn vị: 1000đ
Số
năm Số tiền
Thời gian Nguyên Giá trị Hao mòn
Stt Tên máy khấ khấu
nhập giá còn lại lũy kế
u hao
hao
1 Máy rửa chai 25/7/2007 7,879 5 3,152 1,576 4,727
2 Máy chiết rót tự 25/7/2007 12,000 5 4,800 2,400 7,200

3
động
Máy in phun ngày
3 25/7/2007 29,800 6 14,900 4,967 14,900
tháng
4 Máy chít màng siu 25/7/2007 3,500 5 1,400 700 2,100
5 Máy làm vi sinh 25/7/2007 12,650 7 7,229 1,807 5,421
6 Hệ thống bơm 20/5/2007 135,000 7 77,143 19,286 57,857
7 Hệ thống nồi hơi 15/6/2007 167,800 8 104,875 20,975 62,925
8 Xe nâng điện 3/8/2007 13,600 5 5,440 2,720 8,160
9 Hệ thống lọc nước 12/5/2007 245,000 7 140,000 35,000 105,000

Bảng 2.12: Tình hình khấu hao máy móc thiết bị


(nguồn: phòng kế toán)
2.3.3 Tổ chức công tác sửa chữa máy móc trong nhà máy.
Hàng tuần vào chiều thứ 7 có các cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra máy và tiến hành
bảo dưỡng máy móc, nếu trong quá trình bảo dưỡng phát hiện ra các sai sót hỏng hóc
thì sẽ tiến hành cho sửa chữa ngay để kịp phục vụ sản xuất.
Định kỳ 3 ngày sản xuất tiến hành kiểm tra độ rơ của máy, đồng thời tra dầu
mỡ bôi trơn.
Đối với những hỏng hóc nhỏ, công ty có thể cử trực tiếp cán bộ kỹ thuật
xuống sửa chữa, với những hỏng hóc lớn mà điều kiện của công ty không thể sửa
chữa được thì sẽ thuê các chuyên gia kỹ thuật bên ngoài.
2.3.4 Dự trữ vật tư phụ tùng thay thế cho hoạt động bảo trì các thống công
hệ
nghiệp.
Tùy vào mức độ làm việc, độ hỏng hóc và tầm quan trọng của các thiết bị máy
móc, công ty sẽ có kế hoạch dự trữ các thiết bị thay thế cho các thiết bị máy móc.
Tổ công tác kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa vào cuối mỗi buổi làm việc đều
phải ghi chép lại các thông số kỹ thuật của máy, số lượng máy móc bị hỏng từ đó
xác định số lượng vật tư thiết bị cần thiết để sửa chữa và thay thế. Dựa vào tình
trạng làm việc của các máy móc mà công ty có thể đưa ra chính sách dự trữ vật tư
thiết bị.
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên tắc hoạt động của máy móc cũng là cơ sở để
nhận định và tìm ra các khâu các chi tiết dễ bị hỏng trong quá trình sản xuất, qua đó
có chính sách dự trữ phù hợp.

3
2.4 Phân tích tình hình quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
2.4.1 Các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng trong doanh nghiệp.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là nước hoa quả ép không ga, được sản xuất
trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đài Loan đảm bảo chỉ tiêu về an toàn thực
phẩm. bên cạnh đó sản phẩm của công ty đã được kiểm tra và đăng ký chất lượng
VSATTP tại sở Y Tế TP Hà Nội.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất công ty đã áp dụng
nhiều hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý chất lượng sản
phẩm được thực hiện bởi nhân viên phòng kiểm hóa. Các phương pháp quản lý chất
lượng được áp dụng trong công ty bao gồm: kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm soát
chất lượng sản phẩm trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra sản
phẩm hoàn thành.Cụ thể như sau:
 Đối với nguyên liệu đầu vào:
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng và nhãn mác ghi trên sản phẩm, tiến hành kiểm
tra mẫu vi sinh đối với mỗi đơn hàng, mỗi loại hàng nhập về. Thông tin về nguyên
liệu được ghi chép cẩn thận vào phiếu nghiệm thu sau đó mới tiến hành nhận hàng
vào kho. Dưới đây là một bản mẫu phiếu nghiệm thu hàng nhập của công ty.

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM YNGSHIN


PHIẾU NGHIỆM THU HÀNG NHẬP
Số
Nhà
Đơn Lượng Lượng Hàng hiệu
Stt Tên hàng hóa cung
vị đặt nhận hỏng đơn
cấp
đặt
hàng

4
Ghi chú: Phiếu này gồm 4 liên: Liên 1: Tài vụ, Liên 2: Quản lý sx, Liên 3: Kiểm
hóa, Liên 4: Thủ kho

Chủ quản Quản lý SX Kiểm hóa Thủ kho

 Đối với quá trình sản xuất: giao trách nhiệm tự kiểm tra trong quá trình sản
xuất đến từng nhân viên, xác định tỷ lệ hàng hỏng không được vượt quá 0,3% sản
lượng sản xuất trong tháng. Trong các trường hợp gặp sự cố có liên quan đến yếu tố
kỹ thuật mà làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thì công nhân không
được tự ý xử lý, mà phải báo ngay lên phòng Kiểm hóa hoặc các bộ phân chuyên
trách để có biện pháp xử lý kịp thời.
 Đối với sản phẩm đã hoàn thành: tiến hành lấy mẫu thử để kiểm tra chất
lượng, thanh tra chất lượng sản phẩm định kỳ hàng tháng, quý, năm. Công ty tiến
hành khảo nghiệm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với các mẫu thử nghiệm. Việc
thử nghiệm được tiến hành bởi nhân viên phòng kiểm hóa, các thông số được ghi
chép tập hợp để có thể nhận định về xu hướng chất lượng sản phẩm. Khi xác định
xu hướng đi xuống hoặc có những sai sót lớn thì yêu cầu dừng kiểm tra khảo sát lại
chất lượng.
 Hoạt động xử lý sản phẩm không phù hợp.
Sản phẩm không phù hợp là sản phẩm không đúng với quy định, không đúng
với quy cách, chất lượng và độ an toàn thực phẩm. Tất cả các sản phẩm không phù
hợp như vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm cuối cùng không yêu cầu đều phải được
xử lý kịp thời theo đúng hướng dẫn , quy định của công ty.
Các biện pháp xử lý sản phẩm không phù hợp:
 Loại bỏ khi không sử dụng được
 Tái chế: trưởng phòng kế hoạch đề ra biện pháp sửa chữa, sau khi đã
sửa chữa phải được nhân viên phòng kiểm hóa kiểm tra lại và ghi vào biên bản kiểm
tra.
 Chấp nhận khi sai sót không ảnh hưởng tới yêu cầu kỹ thuật và chất
lượng sản phẩm.
2.4.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng tại các phân xưởng.

4
Trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, công nhân trực tiếp sản xuất có
nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công nhân phải tuân thủ và báo cáo kịp
thời cho cán bộ xuống kiểm tra kỹ thuật đối với những công đoạn cần kiểm tra mang
tính kỹ thuật.
Khi phát hiện sản phẩm không phù hợp ở nơi sản xuất thì tổ trưởng báo cáo
với cán bộ giám sát sản xuất để ghi phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp, nếu số
lượng sản phẩm bị lỗi vượt quá tiêu chuẩn cho phép của hướng dẫn kiểm tra thì có
thể tạm dừng sản xuất để tìm nguyên nhân và khắc phục lỗi.
Mọi thông tin về sản phẩm trong quá trình sản xuất phải đều được ghi chép lại
đầy đủ để thuận tiện cho việc kiểm soát. Dưới đây là 2 mẫu ghi chép báo cáo dùng
cho bộ phận sản xuất:
BÁO CÁO SẢN XUẤT HÀNG NGÀY
Ngày….tháng…..năm Số lượng nhân viên……
Tên sản Quy Số Lượng Tỷ lệ Số lượng Nguyên nhân
phẩm cách CNSX hàng SX SX hỏng hỏng

Người lập biểu:

BÁO CÁO DÁN NHÃN – ĐÓNG GÓI HÀNG NGÀY


Ngày….tháng…..năm…..
Số
Tên sản Quy Số Lượng hàng đóng Tỷ lệ Nguyên
lượng
phẩm cách CNSX gói/thùng hỏng nhân hỏng
hỏng

4
Người lập biểu:

2.4.3 Tình hình chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.
Hiện tại chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đạt được các chỉ tiêu về
chất lượng sản phẩm và VSATTP. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín
trên thị trường và đối với người tiêu dùng.
Để đạt được những thành tựu trên công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn
được cán bộ công nhân viên của công ty quan tâm chú ý. Công tác xác định các nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được thực hiện trong quá trình sản
xuất qua các năm, sau đây là một số nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm như:
 Máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị phần thuộc về dạng máy tự động hóa dùng trong ngành thực
phẩm, cho nên nếu không thường xuyên kiểm tra lau chùi, bảo dưỡng thì rất có thể
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: ví dụ như: bị côn trùng lạ chui vào nếu
không phát hiện sớm thì trong quá trình sản xuất sẽ chui vào trong chai của sản phẩm
hoàn thành.
 Nguyên liệu đầu vào:
Nguyên liệu cho sản xuất chính là các loại nước cốt hoa quả ép, do đó khi
nguyên liệu được nhập về phải được bảo quản trong phòng lạnh theo đúng tiêu
chuẩn về yêu cầu, không được để cho nguyên liệu hư hỏng trước khi đưa vào sản
xuất. Trước khi đưa vào sản xuất phải kiểm tra kỹ lưỡng nguyên liệu, nếu đạt yêu
cầu mới được đưa vào sản xuất.
 Vật liệu dùng cho sản xuất:
Vật liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là các loại chai nhựa, chai nhựa trước khi
đưa vào chiết rót sản phẩm đều được qua công đoạn rửa chai. Đây là công đoạn có
sử dụng máy rửa tự động cho nên cần phải giám sát chặt chẽ chất lượng trong quá
trình rửa. Chai sau khi đã được rửa cần phải cho vào túi nilong và buộc chặt đầu để

4
tránh côn trùng, bụi bặm bay vào. Thường xuyên vệ sinh phòng, lau chùi máy đóng
chai và máy rửa chai tránh tình trạng nấm mốc.
 Quy trình sản xuất:
Quy trình sản xuất từ công đoạn nấu trộn cho đến công đoạn đóng nắp phải
được thực hiện một cách liên tục và khép kín. Nếu có xảy ra gián đoạn thì phải có
biện pháp giám sát chặt chẽ tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
 Nguồn nhân lực:
Trình độ, tay nghề và ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên trong
toàn bộ công ty đều có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do đó hàng năm
công ty đã có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ và sự hiểu biết về tính
cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng
đã đề ra các mức khen thưởng, xử phạt cụ thể nhằm tạo cơ sở cho nhân viên phấn
đấu mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty.
 Yếu tố về môi trường, thị trường và hiệu lực cơ chế quản lý.
Ngày nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong thị trường
nước hoa quả ép thì nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất
lượng sản phẩm, nó tạo động lực và định hướng cho việc hoàn thiện chất lượng
sản phẩm của mỗi công ty. Nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn đòi hỏi phải thường
xuyên thay đổi về số lượng, chủng loại, độ an toàn, tính thẩm mỹ,…. Vì vậy phải
thận trọng trong công tác nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nhằm đưa ra những
thay đổi kịp thời về sản phẩm của công ty bắt kịp với nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm của công ty phải luôn tuân thủ theo quy định về chất
lượng của pháp luật. Nhà nước cần xây dựng quy định về chất lượng sản phẩm một
cách hợp lý đối với năng lực sản xuất trong nước, cần có những chính sách hỗ trợ
nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm như: khí hậu, mùa, mưa bão,… do vậy công ty cần chú ý bảo quản và phòng
chống các nhân tố có thể gây tác động đến chất lượng sản phẩm của công ty.
2.4.4 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
 Đầu tư đổi mới công nghệ có trọng điểm, thay thế dần các thiết bị máy móc
đã xuống cấp không đảm bảo chất lượng.

4
Do nguồn tài chính có hạn cho nên công ty chưa thể cùng một lúc thay thế hết
các máy móc thiết bị cũ, cho nên công ty cần phải xác định rõ những thiết bị nào
không thể sử dụng thì mới thay thế, thay thế từng phần có trọng điểm và tiến tới
đồng bộ hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất. Để thực hiện việc này trước hết ban lãnh
đạo công ty phải chỉ đạo cho cán bộ cấp dưới nghiên cứu và thực hiện tốt các vấn
đề sau:
 Nghiên cứu kỹ thuật:
Quy trình vận hành sản xuất.
Công suất máy móc thiết bị
Vòng đời công nghệ
 Nghiên cứu thị trường.
Giá cả, kiểu dáng, chỉ tiêu chất lượng
Phụ tùng thay thế thiết bị khi cần có sẵn hay không
Bí quyết công nghệ và trang thiết bị phù hợp.
 Nghiên cứu hiệu quả kinh tế.
Tính toán tất cả các chi phí và lợi ích mang lại để so sánh về hiệu quả kinh
tế của việc đầu tư thay thế.
Cùng với đầu tư thay thế thiết bị công ty phải tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa
theo định kỳ, đầu tư
thỏa đáng cho việc mua sắm thiết bị phụ tùng thay thế dự
phòng.
 Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho người lao động và thu hút cán
bộ khoa học kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao.
Việc đào tạo đội ngũ lao động là công việc cần phải được tiến hành một cách
liên tục, giúp người lao động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự
giác và có sự am hiểu lớn về công việc của họ. Có biện pháp tập huấn và bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý.
 Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng.
Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng và thành tích trong công tác
khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng của sản phẩm, làm cho sản phẩm của
công ty ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên so
với yêu cầu ngày càng cao của thị trường thì công ty cần phải nghiên cứu và tiến tới
áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã được công nhận (như ISO 9001-2000), nhằm

4
cải thiện hình ảnh của công ty và các mối quan hệ giữa công ty với các nguồn cung
ứng nguyên vật liệu và các nhà phân phối trên thị trường.
Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách chất lượng của công ty thì ban lãnh đạo
cần phải tập trung nhân lực nghiên cứu kỹ và toàn diện đối với chất lượng của sản
phẩm của mình, đánh giá được chỗ mạnh yếu so với đối thủ và nắm bắt rõ hơn nhu
cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần phải hoàn thiện chính sách chất lượng cho
mọi người, mọi đơn vị sản xuất, xác định mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng bộ
phận sản xuất phù hợp với chính sách chất lượng của công ty.
 Sắp xếp, tổ chức lao động đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ của toàn bộ công nhân viên
trong các bộ phận sản xuất, nhằm tạo cơ sở cho việc phân công công việc và sử
dụng lao động một cách phù hợp hơn.
Khảo sát và tìm hiểu nhu cầu về lao động trong các bộ phận, phòng ban hiện
tại cũng như trong tương lai nhằm có kế hoạch bố trí lao động và tuyển dụng một
cách có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
 Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
Công ty cần phải tìm hiểu rõ các nhà cung cấp, kiểm tra tốt chất lượng nguyên
vật liệu đầu vào và cần phải tìm hiểu hệ thống chất lượng mà nhà cung cấp đang áp
dụng có đạt tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của công ty hay không. Đánh giá và
giám sát các tài liệu liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, qua đó tiến tới lựa chọn
nhà cung cấp tin cậy.
Đầu tư thiết bị bảo quản nguyên vật liệu trong thời gian chờ đưa vào sản xuất
một cách tốt hơn.
Đơn Số
Stt Tên vật tư vị lượng
1 Dầu mỡ bôi trơn Lít 67
2 Con lăn Chiếc 34
3 Băng tải Chiếc 5
4 Dây điện m 300
5 Nồi Inox to Chiếc 1
6 Ốc vít các loại Chiếc 167
7 Màng lọc nước Chiếc 6
Bảng 2.13: Tình hình dự trữ một số vật tư cần thiết

4
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT
NGHIỆP
3.1 Đánh giá chung
 Về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Trong thời gian qua do làm tốt công tác quản lý chất lượng cho nên uy tín về
sản phẩm của công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường. Do công ty luôn có
những chính sách khuyến khích nâng cao năng suất nên sản lượng sản xuất của công
ty luôn luôn vượt kế hoạch được giao. Cùng với đó là việc thực hiện công tác tuyên
truyền thi đua tiết kiệm trong sản xuất đã mang lại hiệu quả. Cho nên trong thời gian
qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những thành tưu to lớn,
lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập của công nhân viên cũng do đó
mà tăng lên. Công ty có điều kiện thực hiện các khoản trợ cấp tốt hơn, cùng với đó
là công tác bảo vệ môi trường được chú trọng hơn.
 Về hoạt động quản lý sản xuất:
Do công ty sở hữu một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, có ý
thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần cao trong quá trình làm việc. Cùng với
đó là những chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn của công
ty. Cho nên đội ngũ cán bộ quản lý của công ty đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình,
luôn luôn hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Việc hoàn thiện các định mức kỹ
thuật và làm tốt các công tác về dự báo, lập kế hoạch, quản lý tốt các nhà cung cấp,
các nhà phân phối mà thời gian qua hoạt động sản xuất của công ty luôn diễn ra liên
tục, không bị gián đoạn gây lãng phí về thời gian sản xuất.
 Về tình hình quản lý chất lượng.
Lãnh đạo công ty luôn ý thức được rằng: muốn có và duy trì chỗ đứng trên thị
trường thì cần phải không ngừng nghiên cứu áp dụng và hoàn thiện các tiêu chuẩn
về chất lượng. Tuyên truyền và phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên ý thức hơn
trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cũng luôn củng cố
mối quan hệ với các nhà cung cấp để đảm bảo có được những nguyên liệu có chất
lượng cao nhất. Tuy nhiên vẫn còn có những nguyên nhân khách quan làm hỏng hoặc
làm giảm chất lượng sản phẩm mà công ty không thể tránh khỏi, gây lãng phí trong
sản xuất. Trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nhằm tìm ra các
biện pháp khắc phục tốt hơn.

4
3.2 Hướng đề tài tốt nghiệp.
Sản phẩm nước quả ép không ga là sản phẩm có giá trị về dinh dưỡng, phù
hợp với thị hiếu của người Việt Nam. Do đó sản phẩm của công ty được tiêu thụ
hoàn toàn ở trong nước. Mối quan hệ giữa công ty với các nhà phân phối là rất lớn,
trong đó cũng có rất nhiều nhà phân phối chủ động tạo mối quan hệ với công ty.
Chính vì lẽ đó mà việc quản lý các nhà phân phối là không hề đơn giản. Đặc biệt là
các vấn đề liên quan đến chi phí vận tải, lượng hàng đặt. Hiện nay mạng lưới nhà
phân phối của công ty đã rộng khắp trên địa bàn các tỉnh miền bắc, và do công ty áp
dụng chính sách giao hàng tận nơi. Cho nên lựa chọn đề tài tốt nghiệp sắp tới em
hướng đến đề tài “lập mô hình và giải mô hình bài toán vận tải của công ty” dựa vào
các thông số do công ty cung cấp. Việc hoàn thiện và thực hiện thành công đề tài này
sẽ góp phần tiết kiệm chi phí trong vấn đề vận tải của công ty.
Em mong thày VŨ ĐINH NGHIÊM HÙNG nhận xét và hướng dẫn em hoàn
thành tốt đề tài này.
(hiện tại các số liệu liên quan đến đề tài em chưa xin được)

You might also like