You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam

Anh (chị) hãy phân tích các giải pháp phát triển giáo dục đại học Việt Nam. Từ đó,
liên hệ việc thực hiện các giải pháp này tại cơ sở giáo dục mà anh (chị) đang công tác.
Để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam, cần tập trung thực hiện
một số giải pháp sau đây:

Một là, phải thay đổi triết lý giáo dục đại học. Thực tiễn cho thấy, muốn “con tàu” giáo
dục tiến lên thì trước hết cần phải có một triết lý giáo dục phù hợp. Đó là những nguyên
lý nền tảng chỉ đạo toàn bộ việc xác lập mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện hoạt
động giáo dục được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Cần chuyển nền giáo dục lấy
trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang một nền giáo dục dạy kỹ năng, dạy cách tự
học, cách tư duy làm chủ yếu. Trong quy trình dạy học đó, sinh viên đóng vai trò chủ
động; giảng viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên cách thu nhận kiến
thức và hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc khi cần thiết. Đi theo sự đổi mới này là hàng loạt
các thay đổi căn bản, từ chương trình khung đến giáo trình và phương pháp giảng dạy...
Nền giáo dục ngày nay là nền giáo dục khai phóng nên giảng viên phải chuyển từ dạy tri
thức sang dạy cách học, dạy cách tư duy. Do đó, người thầy không nên “nhồi nhét” kiến
thức, mà phải trang bị cho người học thói quen “hoài nghi khoa học”, năng lực phản biện
các tri thức có sẵn và sáng tạo ra những tri thức mới. Cũng phải thay đổi một cách căn
bản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực. Các trường đại học
phải cam kết “chuẩn đầu ra” phù hợp với yêu cầu, nhu cầu của xã hội, chứ không phải
“chuẩn đầu ra” do trường, cụ thể hơn nữa là do giáo viên tự xác định. Để giáo dục đại học
Việt Nam gắn kết với nhu cầu xã hội thì giáo dục đại học phải gắn kết chặt chẽ hơn với
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825408/doi-moi-
giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap.aspx
Sinh viên nghiên cứu và thực nghiệm khoa học_Nguồn: thanhnien.vn
Hai là, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học,
bắt đầu từ những trường lớn, trọng điểm. Mặc dù Luật Giáo dục Việt Nam đã quy định
trường đại học có quyền tự chủ trong 5 lĩnh vực: (1) Xây dựng chương trình, giáo trình,
kế hoạch giảng dạy; (2) Tổ chức tuyển sinh đào tạo, công nhận tốt nghiệp; (3) Tổ chức bộ
máy phục vụ cho quá trình giảng dạy; (4) Hoạt động, quản lý, sử dụng mọi nguồn lực; (5)
Hợp tác trong và ngoài nước..., nhưng mức độ tự chủ thì chưa được quy định cụ thể. Để
tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, các cơ
quan nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần đổi mới phương thức quản lý
theo hướng chỉ đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng hoạt động của các trường
theo đúng luật, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học hoạt động độc lập, tự chủ.
Tăng cường quyền tự chủ, đồng thời, đề cao tính tự chịu trách nhiệm để giảm nguy cơ tùy
tiện, giảm sút chất lượng, chạy theo lợi ích trước mắt.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục đại
học. Chất lượng của hệ thống giáo dục đại học luôn gắn chặt với chất lượng của đội ngũ
giảng viên. Để xây dựng, phát triển đội ngũ này, cần có quy hoạch và kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng phù hợp, có chính sách thu hút các sinh viên giỏi ở lại trường làm công tác
giảng dạy. Tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia
quốc tế tham gia vào việc giảng dạy, nghiên cứu của các trường đại học trong nước. Bên
cạnh đó, cần có những người làm công tác quản lý giáo dục đủ tâm, đủ tầm, đủ tài để sử
dụng đúng người, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong giáo dục đại học theo tinh thần
dân chủ. Cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, vì đến
nay, nghề giáo vẫn là nghề có thu nhập thấp trong xã hội. Tăng cường hơn nữa công
tác thông tin, truyền thông để xã hội thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của
đội ngũ nhà giáo và giữ gìn truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của văn hóa Việt Nam.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học và tăng cường hợp tác, hội nhập
quốc tế về đào tạo đại học. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật, các quy định khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tích
cực đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam; khuyến khích và tạo điều kiện để các trường
đại học quốc tế hàng đầu mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận. Hiện nay, một số trường đại học nước ngoài đã mở chi
nhánh hoặc liên kết với Việt Nam, như Đại học RMIT (Úc), Đại học Việt - Nhật, Đại học
Công nghệ Swinburne (Úc) liên kết với tập đoàn FPT Việt Nam, Đại học Staffordshire
(Anh) liên kết với British University Việt Nam (BUV)... Bên cạnh đó, tạo cơ hội để sinh
viên tham gia các chương trình trao đổi hoặc du học tại chỗ, mở các cuộc hội thảo, tọa
đàm quốc tế về chuyên môn và phương pháp giảng dạy đại học để nâng cao tính học
thuật, kỹ năng dạy học tiên tiến cho đội ngũ giảng viên. Có cơ chế, chính sách động viên,
khuyến khích các nhà khoa học tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm
khoa học quốc tế có uy tín, coi đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công tác nghiên
cứu khoa học của các trường đại học và các giảng viên.

Năm là, tiếp tục đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi số” trong giáo dục đại học. Triển khai
xây dựng có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành, đẩy mạnh kỹ năng và nâng cao chất lượng dạy
học trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả hệ thống trao đổi
văn bản điện tử, chữ ký số liên thông giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với cơ sở giáo dục, cá
nhân có liên quan... để giảm bớt các thủ tục phiền hà cho các đối tượng tham gia vào hoạt
động giáo dục đại học./.

--------------------

(1) Thùy Linh: “6 thành tựu ngành giáo dục trong năm học 2019 - 2020”, Báo Giáo dục
Việt Nam điện tử, https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/6-thanh-tuu-nganh-giao-duc-
trong-nam-hoc-2019-2020-post213361.gd, ngày 31-10-2020
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà
Nội, 2021, t. I, tr. 82 - 83
(3) Hà Bình: “Doanh nghiệp chấm điểm sinh viên: Lý thuyết, thực hành đều yếu”, Báo
Tuổi trẻ điện tử, https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-cham-diem-sinh-vien-ly-thuyet-thuc-
hanh-deu-yeu-608573.htm, ngày 22-5-2014

You might also like