You are on page 1of 4

1.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hang hóa.

Ý nghĩa của việc


nghiên cứu vấn đề này đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở nước
ta hiện nay.
-Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa.
Thứ nhất: Năng suất lao động.Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao
động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị hàng hóa giảm xuống từ đó lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm. Do
đó,
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã
hội.
Thứ hai: Cường độ lao động
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị
thời gian, nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao
động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong
một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của
lao động tăng lên.
Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất
ra tăng lên, tuy nhiên thời gian lao động xã hội cần thiết không đổi vì vậy giá trị
của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao
động không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Thứ ba: Tính chất của lao động (mức độ phức tạp của lao động)
Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa.
Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao
động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải
trải qua đào tạo cũng có thể làm được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể
làm được.
Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa và tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng
một đơn vị thời gian. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá
trị hơn lao động giản đơn. Vì vậy nó là cơ sở lý luận để chủ quản lý và người lao
động đưa ra mức thù lao
phù hợp trong thời gian tham gia các hoạt động kinh tế.
-Ý nghĩa của lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa đến vấn đề nghiên cứu đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường thế giới
Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị
hàng hoá, từ đó có những biện pháp làm thay đổi các nhân tố để đạt hiệu quả sản
xuất cao, đem lại lượng giá trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
Năng suất lao động:
Thứ nhất là trình độ. Trình độ, mức độ khéo léo của lao động không chỉ ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc của riêng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Việc nâng cao trình độ, mức độ khéo léo
của người lao động sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động xã hội
cần thiết, từ đó giảm lượng giá trị của sản phâm, giảm giá thành, tăng sức cạnh
tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thực tế ở Việt Nam, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê năm 2020, nghề là
4,71%, trung cấp chuyên nghiệp 4,7%, cao đẳng 3,82%, đại học trở lên 11,12%. Ta
có thể thấy tỉ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ cao vẫn còn khá thấp,
năng suật lao động chưa cao. Từ đó cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học kỹ
ải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học kỹ
Cải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học kỹ
-Cải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học kỹ
thuật, công nghệ cao, đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công
nghiệp 4.0
-Cơ sở đào tạo cần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho công
Cơ sở đào tạo cần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho công
-Cơ sở đào tạo cần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho công
nhân lao động, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, chú trọng đào tạo
kiến thức kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin học, kĩ năng giao tiếp, ý thức, thái độ đối
với công việc…)
Chính phủ có những chính sách, quy định để hỗ trợ người lao động nâng cao trình
-Chính phủ có những chính sách, quy định để hỗ trợ người lao động nâng cao trình
độ
Thứ hai, mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ và việc áp dụng các
thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất: giúp tăng đáng kể năng
suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh.
Thứ ba là trình độ quản lí: Nâng cao trình độ quản lí cũng là một trong những biện
pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Hiệu quả trong quản lí
người lao động, trong việc tổ chức sản xuất, quản lí doanh nghiệp cùng với việc
quảng bá sản phẩm, marketing sẽ đem lại hiệu quả lớn trong việc cạnh tranh sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc
chuyển đổi số doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết để các doanh nghiệp
khong bị tụt lại phía sau.
Thứ tư là quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất: Việc nâng cao quy mô và hiệu
suất của tư liệu sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động.
Câu 2: Trình bày nội dung phương pháp sản xuất giá trị thạng dư tương đối. Sản
xuất giá trị thạng dư trong điều kiện hiện nay có đặc điểm gì mới so với thời kỳ
của Mác?
-Nội dung phương pháp sản xuất giá trị thạng dư tương đối: Là phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị
sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao
động, cường độ lao động không đổi.Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư
thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất
lao động.
Tăng năng suất lao động xã hội mà đầu tiên là ở ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng
làm cho giá trị sức lao động giảm xuống. Từ đó thời gian lao động cần thiết cũng
giảm. Khi độ dài ngày lao động không đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ
tăng thời gian lao động thặng dư (thời gian sản xuất giá trị thặng dư tương đối cho
nhà tư bản).
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là rút ngắn thời gian lao động tất
yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động. Từ đó tăng thời gian lao động thặng dư
lên trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động không đổi.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu,
quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự
thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường
can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống
trị của giai cấp tư sản.

Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản
phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức
lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Tuy nhiên, do trình độ đã đạt
được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mà một
bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối
sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc
lột giá trị thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có
những đặc điểm mới sau đây:

Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng
giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng
suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao
động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế
được nhiều lao động sống hơn.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi
lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao
động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, lao
động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng; có vai trò quyết định
trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày
nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng
được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không
ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các nước
kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt
giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu
thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản phát triển đã bòn rút chất
xám, hủy hoại môi sinh cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu,
chậm phát triển.

You might also like