You are on page 1of 8

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Lớp học: PEC1008 21


Giảng Viên: Quang Hoàn

Vũ Thu Huyền
MSSV: 21020441
Page |1

Phần I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C D A D C A B C C B

Phần II: TỰ LUẬN


Lượng giá trị hàng hoá là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hoá. Liên hệ thực tiễn.

 Lượng giá trị hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hóa là một thuộc tính của hàng hóa, đó chính là lao động
hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hóa.
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mac-
Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động.
Trên thị trường, cùng một loại hàng hóa sẽ có rất nhiều giá trị do thời gian
lao động của mỗi người là khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau, do kỹ thuật
khác nhau (Ví dụ: 1 mét vuông vải thì mỗi người sẽ làm trong những thời gian lao
động khác nhau). Do vậy lượng giá trị hàng hóa sẽ được đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.
 Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị
của hàng hóa ấy. Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ không phải là giá trị cá biệt
của hàng hóa.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra
một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với
một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và
một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Ví dụ: Các công ty may hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra 1 cái áo là 4h.

Vũ Thu Huyền | 21020441


Page |2

Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao
động cá biệt của người nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa trên thị trường.
Ví dụ: Nếu xét hàng triệu người (số lượng lớn) cùng sản xuất 1 loại hàng
hóa  khó có thể thính trung bình
Người Hao phí lao động/ 1 sản phẩm Số luợng sản phẩm trên thị trường (%)
A 4 giờ 5
B 5 giờ 50
C 8 giờ 15
D 10 giờ 20
 Lượng giá trị của hàng hóa là 5 giờ
Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định. Khi thời
gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa
cũng sẽ thay đổi.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều
ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa. Có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hóa: năng suất lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của
lao động.
 Năng suất lao động:
 Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. [1]
Có hai loại năng suất lao động:
 Năng suất lao động cá biệt: là năng suất của từng người, từng cá nhân sản
xuất.
 Năng suất lao động xã hội: là mức năng suất trung bình của xã hội.
 Chỉ năng suất lao động xã hội mới ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giá trị của
hàng hóa còn năng suất lao động cá biệt không ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa do khi trao đổi tên thị trường ta dựa vào giá trị xã hội của hàng hóa
chứ không dựa vào giá trị cá biệt.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, trong một thời gian lao động,
nếu tăng năng suất lao động  khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên  thời

Vũ Thu Huyền | 21020441


Page |3

gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Vậy nên
năng suất lao động tăng thì lượng giá trị của hàng hóa sẽ giảm và ngược lại.
 Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị của hàng hóa.
Nếu năng suất lao động thấp thì thời gian lao động kết tinh trong sản phẩm
sẽ rất cao  dẫn đến giá trị của hàng hóa cao  mang ra thị trường trao đổi sẽ
không cạnh tranh được  năng lực cạnh tranh thấp  ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Liên hệ: Năng suất lao động tại Việt Nam thấp nên lượng giá trị hàng hóa sẽ
cao dẫn đến năng lực cạnh tranh hàng hóa kém.
Xét về giá trị tuyệt đối, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, NSLĐ theo sức
mua tương đương (tính theo PPP 2011) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64%
mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan;
45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào. NSLĐ của Việt
Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần).
[2]
 Năng suất lao động của Việt Nam hiện đang rất thấp so với các nước trong khu
vực.
Năng suất lao động thấp dẫn đến lượng giá trị hàng hóa cao nên ngay tại thị
trường trong nước, hàng hóa Việt Nam đã khó có thể cạnh tranh với hàng hóa quốc
tế điển hình là Trung Quốc.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 109,9 tỷ USD, tăng
30,5% so với năm 2020. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 33,1%
trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. [3]
 Năng lực cạnh tranh hàng hóa kém làm cho các doanh nghiệp phá sản 
người lao động Việt Nam không tìm được việc làm trong nước buộc phải ra
nước ngoài đề xuất khẩu lao động dẫn đến tình trạng xuất khẩu lao động chui
 Ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:
 Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân
 Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất
 Trình độ tổ chức quản lý
 Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

Vũ Thu Huyền | 21020441


Page |4

 Các điều kiên tự nhiên


Liên hệ:
Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của nước ta thấp do:
 Quy mô kinh tế của nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp.
Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP hiện nay của Việt Nam chỉ bằng
GDP của Ấn Độ năm 1973, cửa Trung Quốc năm 1978, cảa Malaysia năm
2010, của Thái Lan năm 2001... [4]
 Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, dịch chuyển chậm theo hướng công nghiệp –
dịch vụ.
 Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam hiện đạt
khoảng 23% năm 2019 so với 53% của Indonesia, 51% của Philippines…
[2]
 Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý kinh doanh chưa được đầu tư
mạnh và chưa đáp ứng được nhu cầu để phát triển.
Giải pháp tăng năng suất lao động Việt Nam:
 Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với thị trường và biến đỏi khí hậu Việt
Nam.
 Tăng cường xã hội hóa cho hoạt động đầu tư vào khoa học cong nghệ, tăng
cường hiệu quả hoạt động các chợ công nghệ, chuyển giao công nghệ.
 Giảm số lao động giản đơn, tăng số lao động phức tạp có trình độ bằng cách
đổi mới phương thức đào tạo, kết hợp lý thuyết đi với thực hành, giảng dạy
theo hướng hiện đại.
 Cường độ lao động:
Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một
đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của
lao động. [1]
Cường độ lao động tăng lên  lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị thời
gian tăng lên hay mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động
cũng tăng lên  số lượng hàng hóa sản xuất ra cũng tăng lên tương ứng. Nhưng
lượng giá trị của 1 sản phẩm không thay đổi. Vì vậy giá trị của một đơn vị hàng
hóa vẫn không đổi.

Vũ Thu Huyền | 21020441


Page |5

Ví dụ: Một đơn vị sản xuất, một công nhân làm được 10 sản phấm trong 5h.
Khi tăng cường độ lao động lên 2 lần thì thời gian lao động cũng tăng lên 2 lần
(10h), sản phẩm cũng tăng lên 2 lần (20 sản phẩm) do đó lượng giá tị của hàng
hóa vẫn không đổi.
 Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên
hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
 Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động:

Tăng cường độ lao động Tăng năng suất lao động


 Đều thuộc sức sản xuất của lao động.
Giống nhau  Đều làm cho lượng hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất ra
trong 1 đơn vị thời gian tăng lên.
Không ảnh hưởng đến lượng giá Làm cho lượng giá trị của
trị của hàng hóa hàng hóa giảm xuống
Phụ thuộc vào yếu tố máy
Khác nhau Phụ thuộc vào thể chất, tinh thần
móc, kỹ thuật nên năng suất
của người lao động nên có giới
lao động có thể tăng lên không
hạn nhất định
ngừng

 Mức độ phức tạp của lao động:


Mức độ phức tạp của lao động cũng có ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa một cách nhất định. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động
thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
 Lao động giản đơn: bất kỳ người bình thường nào cũng có thể tiến hành
được, không cần trải qua đào tạo. Ví dụ: công việc rửa bát, lao công, tạp vụ, phát
tờ rơi, …
 Lao động phức tạp là lao động đời hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới
có thể thực hiện được. Ví dụ: bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, kế toán, …
Ví dụ: Lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, còn lao động của
kỹ sư là lao động phức tạp do đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, cần có
thời gian huấn luyện.
 Do đó, trong cùng 1 thời gian, lao động phức tạp (kỹ sư) sẽ tạo ra nhiều giá trị
hơn so với lao động giản đơn (người rửa bát).

Vũ Thu Huyền | 21020441


Page |6

 Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận với lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa là tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất
trong cùng 1 đơn vị thời gian.
C.Mác từng viết: "Lao động phức tạp... chỉ là lao động giản đơn được nâng
lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên...”.
 Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp.
Để thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị
trao đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
 Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết, giản đơn trung bình.

Vũ Thu Huyền | 21020441


Page |7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hảo, P. T. N. V. Kháng, P. T. N. Đ. Tốn và P. L. Danh, Giáo trình


Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] T. Vy, “Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam - Quân đội nhân
dân,” 8 2 2021. [Trực tuyến]. Available:
https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-1-thuc-trang-nang-suat-lao-
dong-tai-viet-nam-650759.
[3] B. c. thương, "BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2021," NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG, 2021.
[4] VTV.VN, "Dân Trí," 06 08 2019. [Online]. Available:
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/tai-sao-nang-suat-lao-dong-cua-
viet-nam-con-thap-20190806081612300.htm.
[5] V. T. Anh and T. Đ. H. Phạm Quang Phân, Kinh tế Chính trị Mác-
Lênin, HCM: Nhà xuất bản tổng hợp, 2007.

MỤC LỤC
Phần I: TRẮC NGHIỆM.................................................................................1
Phần II: TỰ LUẬN.........................................................................................1
1. Lượng giá trị hàng hóa là gì?...............................................................1
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.............................2
a. Năng suất lao động:..........................................................................2
 Năng suất lao động.........................................................................2
 Cường độ lao động:........................................................................4
 Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động:.....................5
b. Mức độ phức tạp của lao động:........................................................5
 Lao động giản đơn..........................................................................5
 Lao động phức tạp..........................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................7

Vũ Thu Huyền | 21020441

You might also like