You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Lớp: PEC1008 21

Câu hỏi thảo luận: Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc
điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản? Những biểu
hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản ngày nay?

Nhóm thuyết trình: Nhóm 5


Thành viên:
Nguyễn Thanh An
Nguyễn Đức Anh
Nguyễn Thu Hiền
Bùi Quang Huy
Vũ Thu Huyền
Đỗ Tùng Lâm
I. KHÁI NIỆM
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao.

I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH ĐỘC QUYỀN


Mác và Ăngghen đã dự báo: Cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất,
tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trong giai
đoạn này, dưới từ tác động của cách mạng Công nghiệp lần II (chuyển từ máy hơi nước
sang động cơ điện):
 Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản
xuất kinh doanh. Vì thế đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, qua đó
hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn và rất lớn.
 Sự hình thành những ngành sản xuất mới( như ứng dụng Công nghiệp hóa
chất vào sản xuất, ngành đường sắt, công nghiệp đóng tàu thủy, ngành luyện
kim, công nghệ thông tin,...)do sự phát triển của Khoa học kỹ thuật thúc đẩy quá
trình phân công lao động xã hội. Sự tác động đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
có quy mô lớn, đồng thời thúc đẩy tăng năng suất lao động. Vì thế nó tạo ra
nhiều thặng dư, tăng khả năng tích tụ và tập trung sản xuất. Từ đó thúc đẩy sản
xuất quy mô lớn. 
 Sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường trong điều kiện phát triển của
Khoa học kỹ thuật(như quy luật cung-cầu, quy luật giá trị thặng dư, qui luật lợi
nhuận, qui luật cạnh tranh,...) ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế
của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. 
 Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà tư bản khiến họ phải tăng cường tích lũy, tích
tụ, tập trung sản xuất và thúc đẩy sản xuất quy mô lớn.
 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 làm các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, các
doanh nghiệp lớn suy yếu. Để tiếp tục phát triển, họ buộc phải tăng cường tích
tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày
càng lớn hơn và trở thành tổ chức độc quyền. 
 Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bảy mạnh mẽ để thúc đẩy
quá trung tập trung, tích tụ sản xuất, nhất là sự hình thành của các công ty cổ
phần, tạo tiền đề cho sự ra đời các tổ chức độc quyền.
Ví dụ: Các công ty cổ phần có chế độ cổ phần tham dự: nếu ai sở hữu cổ phần
cao nhất sẽ trở thành người quản lý có quyền cao nhất. Điều đó tạo cơ hội kiểm
soát lượng tư bản lớn cho các nhà tư bản dù lượng tư bản đầu tư ban đầu ít. Như tỷ
phú Warren Buffet mua lượng cổ phần khống chế Công ty dệt Hathaway và kiểm
soát được Hathaway. Sau đó, ông lại dùng vốn của Hathaway để mua lượng cổ
phần khống chế của các công ty khác như: Công ty bảo hiểm Geico,... Sau đó, ông
tiếp tục đầu tư vào nhiều hạng mục khác dựa theo cách trên. Từ đó ông nắm trong
tay 1 lượng tư bản rất lớn của nên kinh tế và có thể tác động vào rất nhiều các lĩnh
vực sản xuất của nền kinh tế lúc bấy giờ.

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA ĐỘC QUYỀN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ
BẢN
1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
Dưới chủ nghĩa tư bản tích tụ và tập trung sản xuất cao, số lượng các xí nghiệp lại
ít và có sự cạnh tranh khốc liệt. Dẫn đến khuynh hướng các doanh nghiệp lớn thỏa
hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền.
Các hình thức độc quyền:
 Liên kết ngang ( các xí nghiệp trong cùng 1 ngành cùng sản xuất 1 loại hàng
hóa): Cartel, Syndicate, Trust.
 Liên kết dọc ( các xí nghiệp ở các ngành khác nhau sản xuất các loại hành hóa
khác nhau): Consortium, Conglomerate.

Các tổ chức độc quyền Phụ thuộc Tự chủ


Giá, sản lượng, điều Sản xuất, thương
Cartel
kiện thanh toán mại
Syndicate Lưu thông Sản xuất
Đóng góp cổ phần,
Trust Sản xuất và tiêu thụ
chia lợi nhuận
Consortium Tài chính Tính chất kỹ thuật

Ví dụ: Tổ chức độc quyền OPEC (hiệp hội các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ) kiểm
soát ¾ trữ lượng và thị trường dầu mỏ trên thế giới. Khi OPEC tăng giá dầu thô thì
giá xăng dầu của rất nhiều nước trên thế giới (có VN) tăng. OPEC thuộc dạng Cartel.
Ví dụ: Tập đoàn Điện lực của Việt Nam có bản chất kinh tế giống Syndicate. Nó
kiểm soát phần lưu thông, độc quyền thu mua đầu vào và độc quyền bán đầu ra.
Ví dụ: Công ty Trust Rockefeller gồm tập đoàn chính Rockefeller và rất nhiều công
ty con liên kết và mỗi 1 công ty sẽ đảm nhận 1 khâu trong quá trình sản xuất sản
phẩm cũng như đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.(như khai thác dầu, lọc, vận
chuyển...).
Ví dụ: Tổ chức Consortium như các doanh nghiệp Honda, Marlboro đầu tư vào
các nhà sản xuất và đội đua Honda Marlboro McLaren giải đua F1.
Quá trình độc quyền có thể diễn ra trên phạm vi từng nước và trên toàn thế giới.
2. Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sau sắc nền kinh tế
Sự hình thành tư bản ngân hàng: các ngân hàng nhỏ vì sự cạnh tranh khốc liệt và
không thể đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp lớn nên bị phá sản hoặc bị
“thôn tính” bởi các ngân hàng lớn. Từ đó hình thành các tổ chức độc quyền ngân
hàng.
So sánh vai trò cũ và mới của ngân hàng:
 Vai trò cũ: trung gian trong việc thanh toán và ứng dụng
 Vai trò mới: Thâm nhập vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để giám sát và
trực tiếp đầu tư vào công nghiệp.
Ngân hàng lớn có thể khống chế các doanh nghiệp độc quyền dựa vào việc cho vay
tiền; ngược lại các doanh nghiệp độc quyền cũng mua cổ phần các ngân hàng lớn để
chi phối ngược lại . Quá trình xâm nhập lẫn nhau giữa độc quyền công nghiệp và độc
quyền ngân hàng làm nảy sinh loại hình tư bản mới chi phối cả 2 nền độc quyền trên,
đó là tư bản tài chính.
V.I.Lenin: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hang
của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của những liên minh độc
quyền các nhà công nghiệp”
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành các nhà tài phiệt (đầu sỏ
tài chính) chi phối toàn bộ kinh tế, chính trị và xã hội.
Nhà tài phiệt và tư bản tài chính thông qua chế độ tham dự, vươn ra thống trị các
ngành khác, chi phối nền kinh tế, chi phối chính trị. Từ đó biến nhà nước thành công
cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Và thông qua các ngân hàng đa quốc gia, chúng vươn ra
thống trị thế giới.
Ví dụ: Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ông William McKinley dưới sự tác động
của 3 ông trùm tài chính quyền lực nhất nước Mỹ thời bấy giờ : Rockefeller (vua dầu
mỏ - tỷ phú của mọi tỷ phú của mọi thời đại với giá trị tài sản theo tỷ giá hiện nay
khoảng 800 tỷ $) , Andrew Carnegie (vua sắt thép) và J.P Morgan (vua nhà băng).
Ông McKinley là 1 người công khai ủng hộ độc quyền và cho rằng độc quyền sẽ giúp
nền kinh tế nước Mỹ phát triển. Và điều đó có nghĩa ông công khai chống lại đạo luật
chống độc quyền của vị tổng thống trước đó – đạo luật Sherman (1890). Ông tuyên bố
rằng điều đầu tiên làm khi thành chủ nhân Nhà Trắng là bãi bỏ đạo luật đó và tạo
điều kiện cho các tổ chức độc quyền phát triển. Sau đó ông được ủng hộ bởi 3 nhà tư
bản lớn nhất nước Mỹ bằng cách tài trợ tiền cho các cuộc bầu cử, tranh cử của ông.
Và như một lẽ đương nhiên MicKinley trở thành vị tổng thống thứ 25 của nước Mỹ.
3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
Khái niệm: Là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị
thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
Nguyên nhân: Ở các nước tư bản phát triển có 1 lượng “tư bản thừa” khó tạo lợi
nhuận trong nước. Và ở nước lạc hậu về kinh tế thiếu tư bản, cần vốn để phát triển.
Hình thức xuất khẩu tư bản:
 Đầu tư trực tiếp: xây dựng xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang
hoạt động ở trong nước, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” của
chính quốc.
 Đầu tư gián tiếp: thông qua việc cho vay để thu lợi,mua cổ phần, cổ phiếu, ...
Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Chủ thể xuất khẩu tư bản:
 Xuất khẩu tư bản tư nhân (FDI): Do tư nhân thực hiện, chu kì đầu tư ngắn, khai
thác lợi thế của nước ngoài nhằm thu lợi nhuận cao.
Ví dụ: Các tập đoàn đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, khai thác
lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu giá rẻ, tìm kiếm thị trường
tiềm năng,...nhằm thu được lợi nhuận. Như hãng giày nổi tiếng Adidas, Nike,... sẽ
xuất khẩu nguyên vật liệu sang quốc gia khác và khai thác nguồn nhân công giá rẻ
ở đây( như Trung Quốc, Ấn Độ,...). Sau đó họ lại tái xuất khẩu sang những thị
trường tiềm năng để bán. Các tập đoàn đầu tư còn khai thác những lỗ hổng về luật
pháp. Ví dụ như tập đoàn Formosa từng khai thác lỗ hổng trong việc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam. Cụ thể nhà máy Formosa Hà Tình trong quá trình chạy vận
hành thử nghiệm đã thải lượng chất độc quá mức cho phép gây ô nhiễm nghiêm
trọng, làm hải sản của 4 tỉnh miền Trung chết bất thường và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nước sinh hoạt của người dân.
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước (ODA): Do nhà nước thực hiện với mục tiêu liên
quan kinh tế, chính trị, quân sự.
Ví dụ: Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam xây đèo Hải Vân với ODA có hoàn lại
trong 25 năm. Hà Lan viện trợ cho Việt Nam với ODA không hoàn lại về vấn đề
bảo vệ môi trường (Hà Lan có thềm lục địa thấp và nếu nước biển dâng sẽ mất
phần lớn lãnh thổ. Nên Hà Lan phải viện trợ cho các nước để kiểm soát vấn đề ô
nhiễm, hiệu ứng nhà kính, băng tan và nước biển dâng).
4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Sự bành trướng của các tổ chức độc quyền luôn vấp phải sự cạnh tranh khốc kiệt
tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp để duy trì lợi ích và sự độc quyền. Từ đó hình
thành các liên minh độc quyền quốc tế, các khu vực kinh tế chung và liên minh kinh
tế chung (như EU, ASEAN, EAEU – liên minh kinh tế Á-Âu,...)
5. Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản
Trước đây: Các nước sử dụng phương pháp bạo lực để phân chia lại thế giới (thế
chiến I, II).
Hiện nay:
 Thay các chính sách thực dân bằng các “chiến lược biên giới mềm”; mở rộng
“biên giới kinh tế” để chi phối, ràng buộc các nước về mọi mặt kinh tế, chính
trị, quân sự...
 Các cuộc chiến tranh thế giới được thay bằng các cuộc chiến tranh thương mại,
sắc tộc, tôn giáo mà đằng sau là sự kích động của các nước cường quốc tư bản.
Ví dụ: Người ta tìm thấy nhiều bằng chứng chỉ rằng Mỹ bán vũ khí cho cả bên
nhà nước chống khủng bố và tổ chức khủng bố. Hoặc người ta nói chiến tranh
Trung Đông sẽ không bao giờ kết thúc nếu con người vẫn còn phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên dầu mỏ.

III. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI VỀ KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN TRONG CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1. Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các Concern(đa
ngành,phân bố ở nhiều nước) và Conglomerate(sự kết hợp của nhiều hãng không có
liên quan trực tiếp cà sản xuất hoặc dịch vụ,thu lợi nhuận từ chứng khoán) ngày càng
được tăng cường. Nhưng do tác động của các đạo luật chống độc quyền hay luật
chống hạn chế cạnh tranh đã làm xuất hiện phổ biến các hình thức tổ chức độc quyền
lớn hơn, cao hơn như: hình thức oligopoly- độc quyền của một vài công ty, hay
polypoly – độc quyền của một số khá nhiều công ty trong mỗi ngành. Sự xuất hiện các
công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và
nhỏ, có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ: Công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần một triệu
lao động, 136 chi nhánh ở hơn 100 nước thế giới.
Cách mạng khoa học và công nghệ dường như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập
nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu hướng tập trung và xu hướng phi tập
trung hóa. Ở các nước tư bản phát triển, số doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện chiếm
hơn 90% tổng số hãng có đăng ký. Những ngành mới như tin học, chất dẻo, điện tử,
các hãng nhỏ chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (ở Mỹ các hãng nhỏ chiếm 90% tổng số
hãng trong lĩnh vực này).
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ như vậy là do:
 Việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho phép tiêu
chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành
hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơ
khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở. Nhìn bề ngoài, dường như đó
là hiện tượng “phi tập trung hóa”, nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới
của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi
phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường,…
 Những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường, bao gồm:
nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với tình hình biến động
của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo
hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và những ngành sản phẩm đáp ứng
nhu cầu cá biệt. Các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trang bị kỹ thuật mà
không cần nhiều chi phí bổ sung.
Hiện nay độc quyền còn xuất hiện cả ở những nước đang phát triển và các tổ chức
độc quyền có xu hướng trở hành các công ty xuyên quốc gia và liên minh với NHà
nước.
2. Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền
Ngày nay, phạm vi liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư
bản công nghiệp được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường
tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng kiểu công – nông – thương – tín – dịch vụ
hay công nghiệp – quân sự – dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa
dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Ví dụ: Ngân hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và đảm bảo tín dụng cho nó
kinh doanh, có lợi cùng hưởng, thất bại, rủi ro cũng chia sẻ. Hoặc ngân hàng mua
sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền rồi cho doanh nghiệp thuê, và gọi là
cho thuê tài chính như máy móc, hệ thống vi tính,…
Thiết lập sự thống trị thông qua chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn
theo kiểu móc xích, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài
chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài
"chế độ tham dự", còn có những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán,
kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu
được lợi nhuận độc quyền cao. Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến
đổi, cổ phiếu có mệnh giá nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng…
kéo theo đó là “chế độ tham dự” được bổ sung thêm bằng chế độ “ủy nhiệm”.
Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế,
các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc
gia, tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc
biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hoạt động của các
tập đoàn tài chính quốc tế đã dẫn đến sự ra đời các trung tâm tài chính của thế giới
như: Nhật Bản, Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức, Hồng Kông, Singapo…
3. Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
 Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy
mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới.
Sau chiến tranh, việc xuất nhập khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển có sự
tăng trưởng rất nhanh. Nguyên nhân của quy mô xuất nhập khẩu tư bản ngày càng lớn,
một mặt là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển
của việc phân công quốc tế, việc quốc tế hóa sản xuất và việc tăng nhanh tư bản "dư
thừa" trong các nước; mặt khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến
tranh.
Kết cấu đổi mới do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nhiều
ngành sản xuất và dịch vụ mới.
Chiều hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt. Trước kia, luồng tư
bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém
phát triển (khoáng 70%). Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt sau
những năm 70 của thế kỷ XX, 3/4 tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát
triển, mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu.
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy
lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự
chuyển hướng đầu tư nói trên là do:
 Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình
chính trị thiếu ổn định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội
ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân
trí thấp và tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết để
tiểp nhận đầu tư nước ngoài.
 Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những
ngành có hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư
vào nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và sản xuất. Có một sự di chuyển vốn trong
nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc gia. Các công ty này đặt chi nhánh ở
nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục
những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như EU. NAFTA, V.V.. các
công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triển sản
xuất.
Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan... đã vượt qua cả lệnh
cấm vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn họ đầu tư thăm
dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ rệt chứng minh cho xu
hướng trên. Sở dĩ như vậy là vì tình trạng thiếu dầu khí và những kim loại quý hiếm
vẫn đang là "gót chân Asin" của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển,
trong khi đó các nước đang phát triển giàu tài nguyên lại thiếu vốn và kỹ thuật để
khai thác, và nguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối với cả hai phía.
 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia(TNCs) trong xuất khẩu tư bản này càng to
lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi chủ thể xuất khẩu tư bản thay đổi
lớn.
 Hình thức xuất khẩu tư bản đa dạng, đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu
hàng hóa. Ví dụ: đầu tư trực tiếp xuất hiwwnj những hình thức mới như: xây dựng –
kinh doanh – chuyển giao,...
 Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản được gỡ bỏ dần và nguyê
tắc cùng có lợi được đề cao.
4. Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc
quyền
Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế
hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng, bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế. Sức
mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên
càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước quốc tế.
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hoá đời sống kinh tế lại diễn ra hiện
tượng khu vực hóa, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên
hợp châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh
tế châu á – Thái Bình Dương (APEC)…Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các
Liên minh Mậu dịch tự do (FTA) hoặc các Liên minh Thuế quan (CU). FTA là khu
vực trong đó các nước thành viên cam kết xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa
của nhau. Các liên minh kinh tế khu vực hấp dẫn nhiều chính phủ vì chúng có nhiều
ưu thế hơn so với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu.
5. Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập
đoàn độc quyền
Các cường quốc tư bản thi hành các chính sách thực dân bằng các “chiến lược biên
giới mềm”; mở rộng “biên giới kinh tế” viện trợ kinh tế, chính trị, quân sự... để duy
trì sự lệ thuộc của các nước kém phát triển vào cường quốc.
Các cuộc chiến tranh thế giới được thay bằng các cuộc chiến tranh thương mại, sắc
tộc, tôn giáo mà đằng sau là sự kích động của các nước cường quốc tư bản.

IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP

Câu 1: Phương thức sản xuất TBCN có những giai đoạn nào?
A. CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền
B. CNTB hiện đại và CNTB độc quyền
C. CNTB hiện đại và CNTB tự do cạnh tranh
D. CNTB ngày nay và CNTB độc quyền

Câu 2: Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở:

A. Sản xuất nhỏ phân tán


B. Tích tụ tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn
C. Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học
D. Sự hoàn thiện QHSX – TBCN

Câu 3: Nhà kinh điển nào sau đây nghiên cứu sâu về CNTB độc quyền?

A. C.Mác
B. Ph.Ăng ghen
C. C.Mác và Ăng ghen
D. V.I.Lênin

Câu 4: Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả của sự phát triển:

A. Độc quyền ngân hàng


B. Sự phát triển của thị trường tài chính
C. Độc quyền công nghiệp
D. Quá trình xâm nhập liên kết độc quyền ngân hàng với độc quyền công
nghiệp.

Câu 5: Vai trò mới của ngân hàng trong giai đoạn CNTB độc quyền là:

A. Đầu tư tư bản
B. Khống chế hoạt động của nền kinh tế TBCN
C. Trung tâm tín dụng
D. Trung tâm thanh toán

Câu 6: Mục đích của xuất khẩu tư bản là:

A. Để giải quyết nguồn tư bản "thừa" trong nước


B. Chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản
C. Thực hiện giá trị và chiếm các nguồn lợi khác của nước nhập khẩu tư bản
D. Giúp đỡ các nước nhập khẩu tư bản phát triển.

Câu 7: Xuất khẩu tư bản tư nhân thường hướng vào ngành:

A. Vốn chu chuyển nhanh


B. Vốn chu chuyển nhanh, lợi nhuận cao
C. Lợi nhuận cao, vốn chu chuyển chậm
D. Kết cấu hạ tầng sản xuất, xã hội

Câu 8: Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế
dẫn đến:

A. Thôn tính nhau


B. Đấu tranh không khoan nhượng
C. Thoả hiệp với nhau hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế
D. Cả a, b, c

Câu 9: Vì sao trong CNTB độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?

A. Vì các tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau


B. Vì tổ chức độc quyền cạnh tranh với các công ty ngoài độc quyền
C. Vì các xí nghiệp trong nội bộ tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau
D. Vì cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế hàng hoá

Câu 10: Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây?

A. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh và thủ tiêu
cạnh tranh
B. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh nhưng không
thủ tiêu cạnh tranh.
C. Cạnh tranh sinh ra độc quyền, chúng không đối lập nhau.
D. Cả a, b, c

You might also like