You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÁO CÁO THỰC TẬP

SVTH: ĐÀO NGUYÊN KHÔI


MSSV: 20125069
Khoá: K20
Ngành: KẾ TOÁN
GVHD: ĐÀO THỊ KIM YẾN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023

i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời buổi kinh tế thị trường cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay của đất
nước ta vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo
của nhà nước, sự hòa nhập của các ngành kinh tế trong xã hội không chỉ gói gọn trong
lĩnh vực quốc gia mà còn ngày càng mở rộng với quy mô quốc tế, hòa nhập cùng nền
kinh tế thế giới. Nền sản xuất thị trường, sản xuất xã hội ngày càng hiện đại, càng phát
triển thì kế toán cũng đóng một vai trò vô cùng cốt lõi và trở thành một trợ thủ đắc lực
không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của doanh nghiệp và hơn nữa là của Nhà
nước.
Để vận hành, quản lý các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp hiệu quả nhất
thì các kế toán viên phải đưa ra các thông tin kinh tế một cách chính xác nhất với đầy đủ
trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn. Với yêu cầu này
đòi hỏi các con số kế toán các công ty ngày càng phải được minh bạch và công khai. Để
giải quyết bài toán này thì những sinh viên học kế toán cần phải được trau dồi, nghiên
cứu kiến thức về kế toán và hệ thống kế toán công ty một cách đúng đắn.
Đi cùng sự phát triển của thương mại quốc tế, việc trao đổi, mua bán và xử lý các
giao dịch, hợp đồng xuất – nhập khẩu ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh doanh và quản lý hàng hóa, luồng tiền của doanh nghiệp. Trong đó, kế toán xuất
nhập khẩu là một mắt xích không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động thương mại – logistics
quốc tế nào
Sau một thời gian dài học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nay
em đã có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế bằng việc thực tập ở Công
ty cổ phần Tập Đoàn Trân Châu – một công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm
gia vị, thảo mộc, nông sản. Đây chính là cơ hội vô cùng thuận lợi để giúp cho em có cái
nhìn từ tổng thể, bao quát đến cụ thể, chi tiết hơn về ngành. Từ đó, em tiếp nhận thêm
được nhiều kiến thức sâu sắc về kế toán mà có thể ở trường không được học đồng thời
vận dụng kiến thức từ lý thuyết, từ sách vở vào thực tiễn một cách tốt nhất. Thực tập
chính là một cơ hội rất tốt cho em có cơ hội lĩnh hội thêm về kiến thức không chỉ riêng về

ii
kế toán mà còn về hiểu biết về cách làm việc và vận hành công việc một cách có hiệu quả
trong thực tế.
Thông qua thời gian thực tập kế toán, em được quan sát và tiếp cận thực tế hoạt
động kinh doanh, công tác hạch toán kế toán. Ngoài ra cũng là cơ hội cho em va chạm
với phong cách làm việc văn phòng chuyên nghiệp. Từ đó, em có được cơ hội vận dụng
những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế,
giải quyết những bất cập của cơ sở thực tập. Được sự hướng dẫn tận tình của các giảng
viên và các anh, chị, cô, chú trong công ty, em đã hoàn thành “Báo cáo thực tập kế toán
tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Trân Châu về công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là kế
toán xuất khẩu. Với mong muốn qua báo cáo để tìm hiểu rõ hơn và hoàn thiện tốt hơn về
kiến thức tổ chức công tác kế toán trong thực tế cũng như xác định các bước cơ bản và
cần thiết trong việc kế toán xuất khẩu tại công ty. Nội dung của báo cáo ngoài phần mở
đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Tập Đoàn
Trân Châu
Chương 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tập Đoàn Trân Châu
Chương 3: Mô tả công việc của một kế toán viên tại Công ty cổ phần Tập Đoàn
Trân Châu
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè,
các anh chị khóa trên, đặc biệt em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Đào Thị Kim Yến và
Mr. Ngô Vi Dân – kế toán trưởng của công ty cổ phần Tập Đoàn Trân Châu đã hướng
dẫn giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài Báo cáo thực tập. Hoàn thành đề tài này,
cho phép em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo khoa Kinh tế và
khoa Đào tạo Chất lượng cao, những người đã giúp em có được thật nhiều kiến thức về
kinh tế, đặc biệt là về chuyên ngành kế toán.
Với điều kiện thời gian không nhiều cũng như vốn kiến thức có hạn nên bài báo
cáo của em cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Với mong muốn học hỏi, tìm hiểu
và phát triển hơn nữa trong tương lai về nghiệp vụ chuyên môn trong ngành, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo cũng như các

iii
anh, chị, cô, chú trong phòng kế toán Công ty cổ phần Tập Đoàn Trân Châu để kiến thức
của em ngày càng hoàn thiện cũng như để em có điều kiện nâng cao, bổ sung, trau dồi
thêm khả năng thực hành cũng như các kiến thức nghiệp vụ kế toán phục vụ tốt hơn công
tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 23, tháng 8, năm 2023
Sinh viên thực tập
Đào Nguyên Khôi

iv
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
*******

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: ..........................................................MSSV: ..............................


Ngành:...........................................................................................................................
Tên đơn vị thực tập (ghi rõ tên đơn vị thực tập): .........................................................
Địa chỉ thực tập: ...........................................................................................................
SĐT:..............................................Website:.................................................................
Phòng / Bộ phận thực tập: ............................................................................................
Họ tên cán bộ quản lý Phòng / Bộ phận: .....................................................................
Số điện thoại: ................................................................................................................
Họ tên cán bộ hướng dẫn trực tiếp: ..............................................................................
Số điện thoại: ................................................................................................................
Vị trí thực tập: ..............................................................................................................
Lịch thực tập:................................................................................................................

NHẬN XÉT
1. Về tình hình thực tập sinh viên:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

2. Về bài báo cáo thực tập:

v
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 20…

Trưởng Cơ quan/Đơn vị Cán bộ hướng dẫn


(Ký tên, đóng dấu, và ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

vi
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
*******

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên Sinh viên: .........................................................MSSV: ..............................
Ngành:...........................................................................................................................
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn:...................................................................................
NHẬN XÉT
1. Về thái độ sinh viên:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Về hình thức bài báo cáo thực tập
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Về nội dung báo cáo thực tập
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Điểm:……………….(Bằng chữ:............................................................................)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 20…


Giáo viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
TP Thành phố

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


KTT Kế toán trưởng
GĐ Giám đốc
CT Công ty
CNV Công nhân viên
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
KTT Kế toán trưởng
TGNH Tiền gửi ngân hàng
NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ
PS Phát sinh
TK Tài khoản
NN Nhà nước
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CPCĐ Chi phí công đoàn

viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Logo Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trân Châu...................................................


Hình 1.2. Website của Công ty Trân Châu........................................................................
Hình 1.3. Hình ảnh về hiệp hội và chứng nhận của Công ty............................................
Hình 1.4. Các sản phẩm của Công ty Trân Châu..............................................................
Hình 1.5. Các nhà máy của Công ty Trân Châu................................................................
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý............................................................................
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán..........................................................................11
Hình 1.6. Bảng cân đối kế toán theo TT200/2014............................................................15
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.................16
Hình 1.7. Phần mềm kế toán Misa....................................................................................17
Bảng 1.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Tập Đoàn Trân Châu
giai đoạn 2019-2022............................................................................................................19
Bảng 1.2. Thị trường tiêu thụ Hồ tiêu chính của công ty CP Tập Đoàn Trân Châu
giai đoạn 2019-2022............................................................................................................21

ix
MỤC LỤC

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP...............................................................


PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................................ix
MỤC LỤC.............................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
TRÂN CHÂU.....................................................................................................................
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trân Châu.................................
1.1.1. Thông tin chung về đơn vị:.................................................................................
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................
1.1.2.1. Quá trình hình thành phát triển:....................................................................
1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của đơn vị
(điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, nguồn lực,…):.....................................
1.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động.......................................................................
1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ:......................................................................................
1.1.3.2. Lĩnh vực hoạt động:..........................................................................................
1.2 Cơ cấu tổ chức của đơn vị...........................................................................................
1.2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh..............................................................................
1.2.2. Tổ chức quản lý của đơn vị.................................................................................
1.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:.........................................................................
1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:..............................................................
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán...........................................................................................11
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:..........................................................................11
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí:...............................................................11
1.3.3. Hình thức, chế độ kế toán áp dụng, hệ thống tài khoản:...............................13
1.3.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:............................................................................16
1.3.5. Phần mềm kế toán đang sử dụng (nếu có) – Chi tiết các phần hành kế toán
của phần mềm..............................................................................................................17

x
1.3.6. Các phương pháp kế toán (Phương pháp khấu hao, phương pháp tính giá
xuất kho,…)..................................................................................................................18
1.4. Kết quả kinh doanh công ty từ năm 2019-2022.................................................19
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2019-2022......................19
1.4.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP Tập Đoàn Trân Châu từ năm 2019-
2022...............................................................................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
CP TẬP ĐOÀN TRÂN CHÂU..........................................................................................23
2.1.Kế toán nhập khẩu....................................................................................................23
Công ty CP Tập Đoàn Trân Châu là một trong những công ty XNK hàng đầu
với doanh thu hàng năm đáng kể từ hoạt động NK. Kim ngạch NK của Công ty
liên tục tăng trưởng qua các năm. Công ty nhập khẩu nhiều loại hàng hóa khác
nhau, bao gồm tiêu, quế và các sản phẩm nông nghiệp khác..................................23
2.1.1.Đặc điểm..............................................................................................................23
2.1.2.Chứng từ sử dụng...............................................................................................24
2.1.3.Tài khoản sử dụng..............................................................................................25
2.1.4.Một số nghiệp vụ minh họa................................................................................25
2.1.5.Sổ sách..................................................................................................................27
2.2.Kế toán xuất khẩu.....................................................................................................27
2.2.1.Đặc điểm..............................................................................................................27
2.2.2.Chứng từ sử dụng...............................................................................................28
2.2.3.Tài khoản sử dụng..............................................................................................29
2.2.4.Một số nghiệp vụ minh họa................................................................................29
2.2.5.Sổ sách..................................................................................................................32
2.3.Kế toán chênh lệch tỉ giá hối đoái............................................................................32
2.3.1.Đặc điểm..............................................................................................................32
2.3.2.Chứng từ sử dụng...............................................................................................33
2.3.3.Tài khoản sử dụng..............................................................................................33
2.3.4.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh...................................................................33
2.3.5.Sổ sách..................................................................................................................34

xi
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT..............................................................................................34
3.1.Nhận xét:....................................................................................................................34
3.1.1.Nhận xét về công tác kế toán..............................................................................34
3.1.2.Nhận xét về công tác hạch toán kế toán............................................................35
KẾT LUẬN.........................................................................................................................36
PHỤ LỤC...........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................25

xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRÂN
CHÂU
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trân Châu
1.1.1. Thông tin chung về đơn vị:
- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRÂN CHÂU
- Tên quốc tế: PEARL GROUP CORPORATION
- Hình thức công ty: Công ty cổ phần ngoài NN
- Ngành nghề kinh doanh:
- Gia Vị - Chế Biến và Kinh Doanh
- Nông Sản Gia Vị (Gừng, Nghệ, Quế, Hồi, Sả,..)
- Nông Sản
- Hạt Tiêu - Chế Biến Và Cung Cấp
- Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Tấn Hiên
- Địa chỉ: 99P Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website công ty:http://pearl.idm.edu.vn/
- Mã số thuế: 0304255715
- SĐT: (+84) 3727 2426
- Email: info@pearlflavor.com

-
Hình 1.1. Logo Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trân Châu
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.2.1. Quá trình hình thành phát triển:
.Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trân Châu - thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được
thành lập từ năm 2006, là đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm gia
vị, thảo mộc, nông sản đến tất cả các thị trường trên thế giới như Mỹ, EU, Ấn Độ, Trung

1
Đông, …. Trong suốt hành trình của mình, chúng tôi luôn đặt mục tiêu sẽ cung cấp
những sản phẩm gia vị chất lượng theo chuẩn quốc tế, sạch, bền vững và đặc biệt là ngon
đối đến người tiêu dùng Việt Nam.
Sau hơn 15 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Trân Châu đã khẳng định vị trí của
mình với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh là hồ tiêu trắng, hồ tiêu đen, quế, nghệ,
hoa hồi, ớt và các loại rau củ quả.
Thị trường xuất khẩu của công ty Trân Châu cũng đã mở rộng tới hơn 100 quốc gia khắp
các châu lục, chinh phục hầu hết các thị trường khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Đông. .
1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của
đơn vị (điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, nguồn lực,…):
Liên tục nhiều năm, Công ty Trân Châu luôn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín
được Bộ Công thương bình chọn, với tổng sản lượng trên 30 ngàn tấn/năm.
Thị trường xuất khẩu của công ty Trân Châu cũng đã mở rộng tới hơn 100 quốc
gia khắp các châu lục, chinh phục hầu hết các thị trường khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông.
Sau hơn 15 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Trân Châu đã khẳng định vị
trí của mình với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh là hồ tiêu trắng, hồ tiêu đen, quế,
nghệ, hoa hồi, ớt và các loại rau củ quả.
Với tôn chí không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển cùng nông sản Việt, lần lượt
từ năm 2017 đến năm 2021, công ty đã từng bước mở rộng xây dựng thêm nhà xưởng
chế biến Quế, Hồi tại Hà Nội và Quảng Nam, cung cấp ra thị trường trung bình 4000
tấn/năm. Đồng thời, nhận định Quế là cây dược liệu quý hiếm, rất cần thiết trong cuộc
sống cũng như đông tây y học hiện nay. Với nhu cầu lớn của thị trường, cây Quế trong tự
nhiên đang bị khai thác cạn kiệt nên vấn đề phục hồi các khu rừng Quế rất cần thiết. Năm
2018, công ty Trân Châu đã bước đầu triển khai mô hình trồng cây quế xuất khẩu theo
tiêu chuẩn hữu cơ. Hiện nay chúng tôi đã triển khai trồng được 70 hecta quế ở 02 vùng xã
Tam Mỹ Tây huyện Núi Thành và xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và
70 hecta tỉnh Đak Nông.

2
Bên cạnh đó, theo xu thế chung của thị trường thế giới và hưởng ứng chủ trương
phát triển nông nghiệp bền vững của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, năm 2016,
Công ty Trân Châu đã xây dựng thành công vùng nguyên liệu an toàn tại huyện Đăk
Song tỉnh Đăk Nông. Đến nay, đã có được 390 hộ nông dân tham gia liên kết với 1021.77
hecta được cấp chứng nhận Rain Forest Alliance, mỗi năm công ty Trân Châu có thể
cung cấp hơn 4200 tấn hàng đạt chứng nhận ra thị trường quốc tế.
Xác định đội ngũ công nhân viên là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công
ty, Ban lãnh đạo Công ty Trân Châu luôn chú trọng tới đời sống cán bộ công nhân viên.
Từ bữa ăn hàng ngày tới hoạt động vui chơi, giải trí đều được quan tâm để mang lại tinh
thần làm việc tốt nhất. Những chế độ phúc lợi cá nhân cho công nhân viên như lễ, Tết,
bảo hiểm, du lịch cũng được đảm bảo. Nhờ vậy, Trân Châu luôn tự tin vào năng lực sản
xuất và phát triển trong tương lai, vươn tới là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản số 1 Việt
Nam.
1.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động.
1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng:
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng nông sản như: hạt tiêu, điều, gừng, nghệ,
cau ...
- Mua bán hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực thực phẩm, hàng thủ công
mỹ nghệ.
- Dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ:
- Đảm bảo tổ chức thực hiện đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm
trước khách hàng và pháp luật những sản phẩm và dịch vụ mà công ty đã
cung ứng
- Có những chiến lược và chính sách phát triển phù hợp với chức năng và
đặc điểm riêng của công ty.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và các cơ quan chức năng ban
ngành như Chi Cục Thuế, Chi Cụ Hải Quan.
- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh.

3
- Tăng cường đầu tư, tổ chức sản xuất hợp ly cũng như chủ trọng đầu tư các
thiết bị công nghệ mới tiên tiến hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường,
đồng thời giảm các chi phí sản xuất nâng cao năng suất và hạ giá thành sản
phẩm.
- Xử lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đồng thời huy động thêm vốn để mở
rộng hoạt động kinh doanh.
1.1.3.2. Lĩnh vực hoạt động:
Mã ngành Ngành
0163 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
3511 Sản xuất điện
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
4632 Bán buôn thực phẩm
4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5224 Bốc xếp hàng hóa
5225 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

4
Hình 1.2. Website của Công ty Trân Châu

Hình 1.3. Hình ảnh về hiệp hội và chứng nhận của Công ty

Hình 1.4. Các sản phẩm của Công ty Trân Châu

5
Hình 1.5. Các nhà máy của Công ty Trân Châu

6
1.2 Cơ cấu tổ chức của đơn vị
1.2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Đặc điểm:
Là một công ty đa ngành, nhưng chủ yếu công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, gia vị, thực phẩm...
Phương thức kinh doanh:
Tiếp thị trên Internet: Gửi email giới thiệu công ty của mình tới các khách hàng
hiện tại và tương lai. Gửi thư chào hàng tới các khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Truy cập vào các website như: Alibaba, Ebay, các trang web về Nông sản để tìm
kiếm khách hàng mới.
Đăng ký quảng cáo trên các trang web, gia nhập vào hiệp hội Nông sản.

7
1.2.2. Tổ chức quản lý của đơn vị.
1.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý


(Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP Tập Đoàn Trân Châu)

8
1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Tổng giám đốc: Phan Thanh Tịnh điều hành và kiểm soát mới hoạt động kinh
doanh hàng ngày và cơ cấu tổ chức của công ty Trân Châu. Ông đưa ra những định hang
và thiếu lược chung cho công ty.
Phó Tổng giám đốc: Trần Phước Hậu giám sát mọi hành động thu mua, sản xuất
và xuất khẩu của công ty nói chung và các chi nhánh nói riêng. Phó Tổng giám đốc là
người trực tiếp thay mặt giám đốc nếu như giám đốc không có mặt
Giám đốc điều hành: Nguyễn Tấn Hiền chịu trách nhiệm trợ giúp tổng giám đốc
trong việc lập chiến lược kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ tích cực hoạt động sales của công
ty.
Phòng Logistics: chuẩn bị cho việc xuất hàng hóa theo kế hoạch. Lên kế hoạch
kiểm tra, theo dõi và kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay những thông tin liên quan
đến hàng hóa. Phối hợp với các bộ phận liên quan và khách hàng để đảm bảo quá trình
giao hàng diễn ra êm đẹp.
Phòng Marketing: Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, tham mưu cho
Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng. Tổ chức triển khai
chương trình phát triển sản phẩm mới.
Phòng nhân sự: có nhiệm vụ chính là quản trị nguồn nhân lực trong công ty, lập kế
hoạch và tuyển dụng, đảo tạo và phát triển, duy trì và quản lí, cung cấp, truyền thông tin
và dịch vụ nhân sự. Hoạch định chính sách về chế độ của công ty để thu hút nhân lực.
Điều phối nhân sự tham gia tuyển dụng các vị trí còn thiếu của các phòng ban.
Phòng kế toán: ghi chép, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin cần thiết
về hoạt động tài chính, kinh tế của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu
nhất để quản lý cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp. Thu tiền bán hàng, nhập kho số nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, trả tiền mua
số nguyên vật liệu đã mua đó; ngày cuối tháng thì phải trả lương cho công nhân viên, xác
định số tiền lãi hay lỗ của tháng này. Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
Theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng qua các hệ thống ngân hàng.
Phòng kinh doanh: Lập mục tiêu kế hoạch bán hàng cho công ty. Chịu trách nhiệm
mọi hoạt động kinh doanh, sales, xuất khẩu, nhập khẩu của công ty. Đồng thời tổ chức

9
nghiên cứu tìm hiểu các thị trường mới để mở rộng thị trường. Duy trì và phát triển mối
quan hệ với khách hàng cũ. Chăm sóc khách hàng theo chính sách của công ty. Thu thập
và quản lí thông tin của khách hàng. Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng. Thực
hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, nhà cung cấp
và thuê phương tiện vận chuyển
Phòng xuất khẩu: Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như
bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán. Kết hợp
cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng Tiếp
nhận, kiểm tra, đối chiều, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực.
Phòng giao nhận: Nhập dữ liệu và khai hải quan điện tử, kết hợp với phòng xuất
khẩu để thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa, hồ sơ và chứng từ. Đăng ký kiểm dịch
thực vật. Lấy lệnh cấp rỗng từ hãng tàu và điều phối container về nhà máy đóng hàng.
Giải quyết các vấn đề phát sinh tại cảng đăng ký tờ khai, thông quan hàng hóa xuất khẩu.
Phòng thu mua: bao gồm các hoạt động thu thập, mua hàng hóa. Quá trình này bao
gồm việc chuẩn bị và xem xét nhu cầu cũng như việc tiếp nhận và thanh toán. Bộ phận
này lập kế hoạch mua, xác định các tiêu chuẩn, nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp,
phân tích giá trị, tài chính, đàm phán giá cả, mua hàng, quản lý hợp đồng cung cấp, kiểm
soát hàng tồn kho, thanh toán và các chức năng khác có liên quan, sẵn sàng cho các sự cố
thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa.
Phòng sản xuất: kết hợp chặt chẽ với phòng thu mua, kinh doanh và xuất nhập
khẩu để lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Sản xuất sản phẩm theo tiêu chỉ, yêu cầu của
khách hàng. Đảm bảo tổ chức quản lý sản xuất, giám sát chặt chẽ trong quá trình sản
xuất, đảm bảo kịp thời giao hàng đúng hẹn cho khách hàng.
+ Nhà máy ở Bình Dương sản xuất Hồ tiêu và Gia vị.
+ Nhà máy ở Đắk Nông sản xuất Hồ tiêu.
+ Nhà máy ở Bình Tân sản xuất rau củ quả.
+ Nhà máy ở Quảng Nam sản xuất quế.

10
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Kế toán trưởng

Kế toán tiền lương, Kế toán kho, TSCĐ, Kế toán Kế toán xuất


Kế toán thu chi
bảo hiểm vật tư công nợ nhập khẩu

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí:
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của CT, có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán, phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu
chính cho GĐ về tài chính và các chiến lược tài chính. KTT cũng chính là người hướng
dẫn, chỉ đạo, đào tạo, quản lý, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các KTV đã làm
sao cho hợp lý nhất. KTT quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ
của CT, đồng thời là ngưởi lập và trình bày báo cáo tài chính, cũng như cung cấp các sổ
sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng. KTT cũng đưa ra đề
xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán.
- Kế toán thu chi: là người quản lý chứng từ thu chi vào ra phát sinh để có thể
chứng minh và giải trình với cơ quan thuế về những chi phí phát sinh liên quan nếu cần.
Kế toán thu chi phải quản lý mọi khoản thu/ chi phát sinh theo quy định CT, quỹ tiền mặt
và chứng từ đính kèm. Kiểm tra nội dung, số tiền trên Phiếu Thu/Chi phải khớp với
chứng từ gốc. Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có
thẩm quyền. Theo dõi các khoản TGNH. Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính
xác. Kế toán thu chi cũng là người phải hạch toán doanh thu hàng ngày vào phần mềm kế
toán.

11
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm: thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp
các số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, năng suất lao động, tính tiền
công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các CNV trong CT theo quy định của
nhà nước và pháp luật. Lập báo cáo và phân tích tình hình sử dụng lao động. Quản lý các
tiền tạm ứng, hay giảm trừ lương cuối kì cho CNV. Ngoài ra còn tính các khoản thu nhập
chịu thế, không chịu thuế TNCN, kê khai thuế TNCN theo NQ-CP mới nhất
- Kế toán kho, TSCĐ, vật tư: là người ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu chi tiết
và đầy đủ về giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa
chữa. Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảm TSCĐ từng tháng, quý, năm.
Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước), tính khấu hao
TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán. Sắp xếp hàng hóa,
vật tư trong kho và theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập tồn kho hằng ngày và đối chiếu
với định mức tồn kho tối thiểu. Ngoài ra, kế toán kho, TSCĐ và vật tư còn ghi phiếu
nhập, xuất kho, thực hiện các thủ tục đặt hàng cho CT và lập biên bản bàn giao, thanh lý
TSCĐ của CT.
- Kế toán công nợ: là người quản lý, kiểm soát và trách nhiệm về tình hình công
nợ của CT theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của KTT hoặc GĐ. Hạch toán chi tiết
cho mỗi đối tượng phải thu, từng khoản nợ và những lần thanh toán. Thực hiện kiểm tra
và thu hồi nợ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhắc nhở thanh toán công nợ để tránh
tình trạng bị chiếm vốn hoặc nợ xấu. Kế toán công nợ theo dõi chi tiết những đối tượng
đã nhận tiền trước mà đã hoàn thành bàn giao và ghi sở sách kế toán tương ứng với mỗi
khoản cần phải trả có liên quan. Kế toán công nợ cũng là người giảm sát, theo dõi những
khỏi tạm ứng của nội bộ CT, đối chiếu với kế toán kho, TSCĐ và vật tư về tồn quỹ cuối
ngày, tồn tiền mặt.
- Kế toán xuất nhập khẩu là nghiệp vụ liên quan đến việc hạch toán các loại chứng
từ xuất nhập khẩu như chứng từ nộp thuế, vận đơn (chứng từ vận tải – logistics), chứng
từ thanh toán. Đây là công việc nhằm đảm bảo số lượng và giá trị của hàng hóa xuất nhập
khẩu được giao nhận và thực hiện đúng cam kết của hợp đồng thương mại quốc tế. Bên
cạnh đó, kế toán xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình trạng thanh toán
giữa các bên theo hợp đồng theo bộ quy tắc thương mại quốc tế một cách chính xác, đầy

12
đủ cho từng lô hàng, từng khâu vận chuyển. Qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp
thời tình hình tiêu thụ từng mặt hàng cả về số lượng, chất lượng. Thông qua kế toán xuất
nhập khẩu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý các số liệu, tài liệu về hoạt động xuất nhập
khẩu nhằm phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu tài chính cho công tác lập kế hoạch và phát
triển vốn kinh doanh trong tương lai.
1.3.3. Hình thức, chế độ kế toán áp dụng, hệ thống tài khoản:
Hình thức kế toán được áp dụng là Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và
theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ
Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh+ Nhật ký - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất
dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ
thống hoá theo nội dung kinh tế.
Công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán cho một kỳ kế toán năm.
Sổ kế toán bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái;
- Sổ kế toán chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Hàng ngày:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ,
tài khoản ghi Có để ghi vào Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ
Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu,
phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,...) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 -
3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi
Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Cuối tháng:
Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký -
Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở
phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng
cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng

13
này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu
tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý)
của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
-
Tổng tiền của cột phát sinh ở phần Nhật ký ¿ Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các TK=Tổng phát sinh Có của tất
- Tổng dư Nợ các TK =Tổng dư Có các TK
Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty bao gồm chê độ chứng từ kế toán và chế độ tài
khoản kế toán chế độ kế toán do Bộ Tài Chính quy định.
Công ty có trách nhiệm thực hiện theo đúng các nguyên tắc kế toán, thống kê được quy
định theo pháp luật hiện hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động
sản xuất kinh doanh liên quan đến vấn đề chi tiêu trong Công ty đều phải lậ chứng từ gốc
theo mẫu của Nhà nước và ghi chép đầy đủ, liên tục phản ánh chính xác, kịp thời các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chế độ chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật. Những
chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa Công ty và các pháp nhân khác phải có chữ ký
của người kiểm soát (kế toán trưởng) và người phê duyệt (Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc các cá nhân được Bổ nhiệm hay ủy quyền của Hội đồng quản trị), đóng dấu Công
ty. Đối với những chứng từ liên quan đến việc bán hàng, cung cấp dịch vụ thì ngoài
những yếu tố đã quy định phải có thêm chỉ tiêu: thuế suất và số thuế phải nộp. Những
chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế
toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán CT sử dụng là hệ thống mới nhất theo thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính.
- TK kế toán củ a CT vậ n dụ ng theo đúng chế độ kế toán do Bộ Tài
Chính ban hành.
– TK đượ c chi tiết thành TK cấ p 2 và chi tiết theo từ ng khoả n
mụ c phù hợ p vớ i các hạ ng mụ c, công trình. Việc chi tiết tài khoả n tạ o thuậ n lợ i
cho kế toán trong việc hạ ch toán và quả n lý.

14
Hình 1.6. Bảng cân đối kế toán theo TT200/2014

15
1.3.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế toán chi tiết


chứng từ kế toán
cùng loại

Bảng tổng hợp


Nhật ký - Sổ cái chi tiết

Báo cáo tài chính

Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

*Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng:
- Đối chiếu, kiểm tra:

16
1.3.5. Phần mềm kế toán đang sử dụng (nếu có) – Chi tiết các phần hành kế
toán của phần mềm.
- Phần mềm kế toán CT sử dụng là phần mềm kế toán Misa. Phần mềm kế toán
giống như “người trợ lý” giúp các kế toán viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ kế toán
thường ngày như nhập liệu, tính toán, tổng hợp, lên báo cáo, xuất dữ liệu… một cách tự
động, có hệ thống với độ chính xác cao trong thời gian ngắn dựa trên dữ liệu đầu vào do
nhân viên cung cấp.

Hình 1.7. Phần mềm kế toán Misa

17
1.3.6. Các phương pháp kế toán (Phương pháp khấu hao, phương pháp tính
giá xuất kho,…)
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng :
Mức trích khấu hao hàng năm
+ Mức trích khấu hao hàng tháng ¿
12
Nguyên giá của TSCD
+ Mức trích khấu hao hàng năm ¿
Thời gian trích khấu hao
*Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:
Mức trích khấu hao theotháng
+ Mức trích khấu hao theo tháng PS ¿ x số ngày sd
Tổng số ngày của tháng PS
Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng PS – Ngày bắt
đầu sử dụng + 1
- Phương pháp tính giá xuất kho: Vì CT có số lượng mặt hàng ít, có tính tách biệt
và nhận diện được, ngoài ra hàng hóa cũng ổn định nên phương pháp tính giá xuất kho
được sử dụng là phương pháp thực tế đích danh. Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ
nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng
xuất kho phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng
theo giá trị thực tế của nó.

18
1.4. Kết quả kinh doanh công ty từ năm 2019-2022
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2019-2022
ĐVT: triệu đồng

2020 so với 2019 2021 so với 2020 2022 so với 2021


Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022
Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch %

Doanh
1.959.268 1.512.759 2.162.372 2.051.656 -446.509 -22.79 2.051.656 42.94 -110.716 -5,12%
thu

Chi phí 1.837.501 1.430.176 2.059.720 1.956.184 -407.325 -22.17 1.956.184 44.02 -103.536 -5,03%

LNTT 121.767 82.538 102.652 95.472 -39.184 -32.18 95.472 24.30 -7.180 -6,99%

LNST 97.414 66.066 82.122 76.378 -31.347 -32.18 76.378 24.30 -5.744 -6,99%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP Tập Đoàn Trân Châu)
Bảng 1.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Tập Đoàn Trân Châu giai đoạn 2019-2022

19
Nhận xét: Nhìn chung cả ba năm doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều có sự biến
động. Năm 2020 doanh thu đạt 1,512,759 triệu đồng giảm 22.79% so với năm 2019 và
lợi nhuận sau thuế đạt 66,066 triệu đồng giảm 22,17% so với năm 2019 . Điều này là do
tác động của đại dịch covid-19 gây ra. Lúc này, tỉnh hình dịch bệnh đang diễn biến rất
phức tạp, cả thế giới phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, nhiều quốc gia lựa chọn đóng
cửa để thắt chặt tình hình dịch bệnh dẫn đến sự sụt giảm của giá Hồ tiêu xuất khẩu
(2,515.8/tấn giảm xuống 2,312.5 USD/tấn). Tuy nhiên đến năm 2021 doanh thu công ty
đạt 2.162.372 triệu đồng tăng 42.94% so với năm 2020 và lợi nhuận sau thuế là 82,122
triệu đồng tăng 24.3% so với năm 2020. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là nhờ giá
Hồ tiêu xuất khẩu năm 2021 cao hơn so với năm trước. Giả Hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh
vào khoảng nửa cuối năm 2021 (2.312.5 USD/tấn (2020) tăng lên 3,707 USD/tấn
(2021)). Ngược với kỳ vọng năm 2022 danh thu giảm xuống còn 2.389.498 triệu đồng
giảm 5,12% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 76.378 triệu đồng giảm 6,99% do bị
ảnh hưởng chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, xung đột giữa Nga - Ukraine dẫn
đến lạm phát tăng và sự mất giá của đồng nội bộ, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất
khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 giảm 12.4%(tương đương 32.269 tấn) về lượng
nhưng tăng 3.5% về giá.
Chi phí ba năm 2019, 2020, 2021 cũng có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2019, chi
phí là 1,837.501 và lần lượt là 1,430,176 vào năm 2020 và 2.059.720 vào năm 2021.
Năm 2020, cũng như thị trường ngoài nước thì thị trường trong nước cũng chịu tổn hại
không hề nhỏ từ đại dịch Covid 19, do cung vượt cầu nên giá tiêu liên tục giảm mạnh
trung bình đạt 35,000 VND/kg. Sang năm 2021, tình hình Hồ tiêu trong nước có dấu hiệu
khởi sắc hơn khi có lúc chạm ngưỡng 90,000 – 100,000 VND/kg (mức cao nhất trong 4
năm qua) và giá luôn ở mức trên 50.000 VND/kg, vì vậy dẫn đến chi phi năm 2021 tăng
cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Năm 2022, công ty giảm chi phí còn
1.956.184 triệu đồng để hạn chế thất thoát trước tình trạng nhu cầu giảm.
Doanh thu và chi phí thay đổi theo tỷ lệ thuận kéo theo lợi nhuận cũng thay đổi
cùng chiều. Lợi nhuận năm 2019, 2020, 2021, 2022 lần lượt đạt 97.414 triệu đồng:
66.066 triệu đồng, 82.122 triệu đồng, và 76.378 triệu đồng. Nhìn chung năm 2021, các

20
chỉ tiêu đều tăng cao, sang năm 2022 cũng hạn chế được thiệt hại từ các yếu tố không
mong muốn cho thấy công ty đã có chính sách phát triển một cách đúng đắn.

21
1.4.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP Tập Đoàn Trân Châu từ năm 2019-2022
ĐVT: nghìn USD
Năm
2019 2020 2021 2022 Trị giá chênh lệch

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng 2019- 2020- 2021-


Thị trường Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá
(%) (%) (%) (%) 2020 2021 2022
xuất khẩu
Mỹ 37.270 47,29 28.008 46,29 40.862 46,31 39.416 46,27 -9.262 12.854 -1.446
Trung Quốc 15.985 20,28 11.596 19,17 17.750 20,12 16.164 18,97 -4.389 6.154 -1.586
Hàn Quốc 9.431 11,97 8.824 14,58 12.783 14,49 11.641 13,66 -607 3.959 -1.142
Nhật Bản 8.790 11,15 7.508 12,41 10.332 11,71 10.618 12,46 -1.282 2.824 286
Châu Âu 7.335 9,31 4.566 7,55 6.510 7,38 7.350 8,63 -2.769 1.944 840
Tổng 78.811 100,00 60.502 88.237 88.237 100,00 85.189 100,00 -18.309 27.735 -3.048
(Nguồn: Phòng kế toán công ty CP Tập Đoàn Trân Châu)
Bảng 1.2. Thị trường tiêu thụ Hồ tiêu chính của công ty CP Tập Đoàn Trân Châu giai đoạn 2019-2022

Nhận xét: Theo bảng trên ta có thể thấy Mỹ luôn là thị trường ưu ái nhập khẩu Hồ tiêu của công ty CP Tập Đoàn Trân Châu
với trị giá năm 2019, 2020, 2021,2022 lần lượt là 37.270 nghìn USD – 28.008 nghìn USD – 40.868 nghìn USD – 39.416 nghìn và
luôn giữ mức tỷ trọng trên 40% (47.29% - 46.29% - 46.31% - 46.27%). Điều này cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ ngày càng ưa
chuộng Hồ tiêu Việt Nam hơn so với các nguồn cung khác. Thị trường chiếm tỷ trọng cao thứ 2 đó là Trung Quốc, với trị giá xuất
khẩu ba năm lần lượt 15,985 nghìn USD – 11,596 nghìn USD – 17, 750 nghìn USD – 16, 164 nghìn USD và tỷ trọng luôn mức
khoảng 20%. (20.28% - 19.17% - 20.12% - 18.97% ).

22
Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường tiếp theo nhập khẩu Hồ tiêu của công ty.
Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao như hai thị trường trên nhưng vẫn duy trì lượng hàng
tiêu thụ. Ở vị trí cuối cùng của bảng số liệu là UAE. Tỷ trọng chỉ bằng 1/10 so với tổng
sản lượng nhưng UAE cũng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho công ty nói riêng và
thị trường Hồ tiêu Việt Nam nói chung.

23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
CP TẬP ĐOÀN TRÂN CHÂU
2.1.Kế toán nhập khẩu
Công ty CP Tập Đoàn Trân Châu là một trong những công ty XNK hàng đầu với
doanh thu hàng năm đáng kể từ hoạt động NK. Kim ngạch NK của Công ty liên tục tăng
trưởng qua các năm. Công ty nhập khẩu nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm tiêu,
quế và các sản phẩm nông nghiệp khác.
2.1.1.Đặc điểm
Phương thức nhập khẩu trực tiếp là khi công ty nhập khẩu tham gia trực tiếp vào
đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài. Công ty sẽ tự tổ chức quá
trình mua hàng hóa và cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết.
 Đồng tiền thanh toán
Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, các bên cần thỏa thuận về loại tiền
sẽ dùng để thanh toán và cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó thay đổi. Đồng tiền được sử
dụng để thanh toán được gọi là đồng tiền thanh toán, thường là những ngoại tệ mạnh như
USD. Việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán sẽ được quy định cụ thể trong Hợp đồng
Bán hàng.
 Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán quốc tế là một trong những điều kiện quan trọng nhất
trong thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại thương. Công ty CP Tập Đoàn Trân
Châu sử dụng các phương thức thanh toán phù hợp với thông lệ quốc tế, tập quán
của mỗi nước và từng hợp đồng: điện chuyển tiền (T/T), nhờ thu trả tiền ngay
(D/P) và thư tín dụng (L/C), trao chứng từ trả tiền ngay (CAD), chuyển tiền bằng
điện có bồi hoàn (TTR)
 Phương pháp tính giá hàng NK
Công ty thường nhập hàng hóa NK theo điều kiện CIF, bao gồm giá mua, cước phí
vận tải nước ngoài và bảo hiểm quốc tế cho hàng hóa nhập khẩu.
 Quy trình nhập khẩu hàng hóa trực tiếp của công ty VINAFOR SAIGON
B1: Lập phương án kinh doanh
B2: Ký kết hợp đồng nhập khẩu

24
B3: Xin giấy phép nhập khẩu
B4: Mở L/C
B5: Làm thủ tục hải quan
B6: Giao nhận và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu
B7: Tiến hành vận chuyển hàng hoá
B8: Thanh toán tiền hàng
2.1.2.Chứng từ sử dụng
Trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, Công ty sử dụng hệ thống chứng từ bắt buộc
và chứng từ hướng dẫn theo quy định của quyết định số 200/2014/TT-BTC, cùng với các
chứng từ riêng của công ty liên quan đến hoạt động nhập khẩu để phù hợp với hoạt động
thực tế của công ty (một số mẫu xem ở phụ lục)
Bộ chứng từ thanh toán:
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
 Sale Contract
 Vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L).
 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy).
 Phiếu đóng gói (Parking list).
 Biên bản giám định chất lượng.
 Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Orginal).
 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.
 Tờ khai hải quan hàng NK (thông quan).
Bên cạnh đó công ty còn sử dụng các chứng từ sau.
 Phiếu nhập chi phí mua hàng.
 Bảng phân tích kinh doanh hàng NK.
 Biên lai thu thuế.
 Phiếu nhập kho (nhập mua)
 Danh sách Container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan.
 Hóa đơn GTGT
 Thông báo chứng từ nhờ thu nhập khẩu.

25
 Phương án kinh doanh.
2.1.3.Tài khoản sử dụng
Trong hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, kế toán sẽ thường sử dụng những
TK chủ yếu sau:
 TK 156: Hàng hóa
TK 1561: Giá mua hàng hóa
 TK 152: Nguyên vật liệu
TK 1521: Giá mua nguyên vật liệu
 TK 331: Phải trả nhà cung cấp hàng hóa
TK 331112: Phải trả người bán (USD)
Ngoài ra các TK sử dụng trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp còn có:
 TK 111, TK 112, TK 244: Các TK này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2
theo tiền VNĐ và các ngoại tệ.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-
BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC: Các sản phẩm thu được từ trồng trọt
(bao gồm cả những sản phẩm thu được từ rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản tự nuôi
trồng hoặc đánh bắt được chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế
làm sạch, bảo quản thông thường của tổ chức, cá nhân tự đánh bắt, sản xuất bán ra và ở
khâu nhập khẩu là những mặt hàng không chịu thuế nên việc nhập khẩu của công ty
không có định khoản các khoản thuế.
2.1.4.Một số nghiệp vụ minh họa
a. Theo hợp đồng môi giới theo số xác nhận C3907 ngày 21 tháng 6 năm 2022,
công ty nhập khẩu từ công ty TROPOC (địa chỉ Castanhat - pA, Brazil) 27 tấn
tiêu đen gốc Brazil giá 3.325 USD/tấn.
Tại thời điểm nhận hàng:
Nợ TK 1521: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Có TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá thực tế giao dịch tại ngày nhận
hàng
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng

26
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 112: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
b. Theo hợp đồng môi giới theo số xác nhận C3908 ngày 21 tháng 6 năm 2022,
công ty nhập khẩu từ công ty TROPOC (địa chỉ Castanhat - pA, Brazil) 27 tấn
tiêu đen gốc Brazil giá 3.325 USD/tấn.
Tại thời điểm nhận hàng:
Nợ TK 1521: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Có TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá thực tế giao dịch tại ngày nhận
hàng
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 112: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
c. Theo hợp đồng môi giới theo số xác nhận C3909 ngày 21 tháng 6 năm 2022,
công ty nhập khẩu từ công ty TROPOC (địa chỉ Castanhat - pA, Brazil) 27 tấn
tiêu đen gốc Brazil giá 3.325 USD/tấn.
Tại thời điểm nhận hàng:
Nợ TK 1521: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Có TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá thực tế giao dịch tại ngày nhận
hàng
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 112: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
d. Theo hợp đồng môi giới theo số xác nhận C39010 ngày 21 tháng 6 năm 2022,
công ty nhập khẩu từ công ty TROPOC (địa chỉ Castanhat - pA, Brazil) 27 tấn
tiêu đen gốc Brazil giá 3.325 USD/tấn.

27
Tại thời điểm nhận hàng:
Nợ TK 1521: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Có TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá thực tế giao dịch tại ngày nhận
hàng
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 3312: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 112: 3.325 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
e. Theo hợp đồng theo số đơn hàng JEXDSC2223C3907 ngày 24 tháng 3 năm
2023, công ty nhập khẩu từ công ty Jayanti S.A (địa chỉ Rue Fritz -
Courvoisier 40 CH 2300 LA Chaux-de-Fonds Switzerland) 27 tấn tiêu đen giá
3.065 USD/tấn.
Tại thời điểm nhận hàng:
Nợ TK 1521: 3.065 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Có TK 3312: 3.065 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá thực tế giao dịch tại ngày nhận
hàng
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 3312: 3.065 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 112: 3.065 USD/ tấn * 27 tấn * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
2.1.5.Sổ sách
Để theo dõi và phản ánh hoạt động nhập, kế toán sử dụng các loại sổ sau:
Sổ cái các TK:
Sổ cái TK 1122, 1121, 244 (chi tiết theo từng ngân hàng)
Sổ cái TK 3311, 1561, 1562
2.2.Kế toán xuất khẩu
Trong thời gian qua, đối tượng XK chủ yếu của công ty là các mặt hàng nông lâm
sản thuộc thế mạnh trong nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nước ngoài.

28
2.2.1.Đặc điểm
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức kinh doanh mà đơn vị xuất khẩu tự đàm phán, ký
kết hợp đồng và tổ chức quá trình bán hàng hóa. Đơn vị cũng tự cân đối tài chính cho
thương vụ đã ký kết.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng
doanh thu hàng năm của Công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về kho bãi, Công ty chỉ thực
hiện hợp đồng xuất khẩu trực tiếp một cách thụ động, chỉ tìm bạn hàng cung ứng khi có
đơn đặt hàng từ phía nước ngoài mà không chủ động tìm kiếm bạn hàng.
Công ty là một đơn vị lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có mối quan hệ kinh
doanh với nhiều nước trên thế giới. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng số lượng và chất
lượng hàng hóa cho bạn hàng, Công ty phải thực hiện việc thu mua và tạo nguồn hàng ở
nhiều cơ sở khác nhau. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, Công ty đã
liên kết tìm kiếm được nhiều nguồn hàng có khả năng cung cấp số lượng lớn với giá cả
hợp lý, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giảm thiểu chi phí thu mua.
Hiện nay, Công ty đã có mối quan hệ kinh doanh với hơn 20 nước trên thế giới và
luôn quan tâm hàng đầu đến việc duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống. Hàng hóa
xuất khẩu của công ty thường được tính theo giá FOB và việc thu thập thông tin về giá
xuất khẩu được tiến hành một cách cẩn thận. Việc xuất khẩu theo giá FOB mang lại lợi
ích và ít rủi ro hơn.
Phương thức thanh toán
Cũng giống như hoạt động nhập khẩu trực tiếp, phía Công ty thường thanh toán
qua phương thức thư tín dụng, điện tín dụng hoặc ủy thác ngân hàng nhờ thu,…
2.2.2.Chứng từ sử dụng
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
 Hợp đồng (Sales Contract)
 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L).
 Chứng từ bảo hiểm, có thể là đơn bảo hiểm (Insurance Policy).
 Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quanlity).
 Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quanlity/ Weight).
 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

29
 Phiếu đóng gói (Parking list).
 Tờ khai hải quan.
 Phiếu thu, phiếu chi.
 Giấy chứng nhận thực vật
 Một số chứng từ khác như: hối phiếu, biên lai thuế, phí các loại……
2.2.3.Tài khoản sử dụng
Để hạch toán ban đầu hàng hóa xuất khẩu, kế toán phải tập hợp được các chứng từ
liên quan như: phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy
báo Có, bộ chứng từ thanh toán,…
Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải sử dụng tài khoản theo
đúng qui định của Bộ Tài chính như sau:
 TK 51111: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 TK 131: Phải thu ngắn hạn của khách hàng
TK 131112: Phải thu ngắn hạn của khách hàng (USD)
 TK 641: Chi phí bán hàng. Công ty dùng để tổng hợp các khoản chi phí trong hoạt
động xuất khẩu.
 Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 632, TK
1561,..
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo
Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt
hàng xuất khẩu của công ty có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%
2.2.4.Một số nghiệp vụ minh họa
1. Theo hợp đồng mua hàng số xác nhận 18/2023/PE-CKT ngày 31 tháng 1
năm 2023, công ty xuất khẩu cho công ty COMMODITY KING TRADERS LLC
(địa chỉ M 102.ALFARDAN DEIRA AL RAS DUBAI UAE) 216 tấn tiêu đen giá
3.160 USD/tấn, trị giá 682.560 USD
Tại thời điểm bán hàng:
Nợ TK 131: 682.560 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Có TK 511: 682.560 USD * Tỷ giá thực tế giao dịch tại giao nhận hàng
Nợ TK 632: Giá vốn

30
Có TK 1521:
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 112: 682.560 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 131: 682.560 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
2. Theo hợp đồng mua hàng số xác nhận 97/2022/PE-KO ngày 27 tháng 12 năm
2022, công ty xuất khẩu cho công ty KOKAI INDO FOOD STUFF TRADING
LLC (địa chỉ JUMEIRAH LAKE TOWER (JLT) CLUSTER-C, BUILDING
NAME - PALLADIUM) 81 tấn tiêu đen giá 3.100 USD/tấn, trị giá 251.160
USD
Tại thời điểm bán hàng:
Nợ TK 131: 251.160 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Có TK 511: 251.160 USD * Tỷ giá thực tế giao dịch tại giao nhận hàng
Nợ TK 632: Giá vốn
Có TK 1521:
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 112: 251.160 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 131: 251.160 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
3. Theo hợp đồng mua hàng số xác nhận HP135/2022/PE-SG ngày 12 tháng 12
năm 2022, công ty xuất khẩu cho công ty SANAYE GHAZAEI &
BASTEBANDI ASALDOKHT SHAHD CO (địa chỉ No. 7, Building No 2,
Vahedi Dead End Alley, South Mofateh Avenue, Tehran, IRAN) 81 tấn tiêu
đen giá 2.700 USD/tấn, trị giá 218.700 USD
Tại thời điểm bán hàng:
Nợ TK 131: 218.700 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Có TK 511: 218.700 USD * Tỷ giá thực tế giao dịch tại giao nhận hàng
Nợ TK 632: Giá vốn

31
Có TK 1521:
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 112: 218.700 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 131: 218.700 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
4. Theo hợp đồng mua hàng số xác nhận 22/2023/PE-NINJA ngày 6 tháng 2 năm
2023, công ty xuất khẩu cho công ty NINJA FOODSTUFF L.L.C (địa chỉ PO
BOX: 20063-AL RAS AREA DEIRA, DUBAI, UAE) 28 tấn tiêu đen giá
3.225 USD/tấn, trị giá 90.300 USD
Tại thời điểm bán hàng:
Nợ TK 131: 90.300 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Có TK 511: 90.300 USD * Tỷ giá thực tế giao dịch tại giao nhận hàng
Nợ TK 632: Giá vốn
Có TK 1521:
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 112: 90.300 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 131: 90.300 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
5. Theo hợp đồng mua hàng số xác nhận HP61/2022/PE-SG ngày 12 tháng 12
năm 2022, công ty xuất khẩu cho công ty SANAYE GHAZAEI &
BASTEBANDI ASALDOKHT SHAHD CO (địa chỉ No. 7, Building No 2,
Vahedi Dead End Alley, South Mofateh Avenue, Tehran, IRAN) 27 tấn tiêu
đen 5mm giá 3.400 USD/tấn, 27 tấn tiêu đen 500G/L giá 2.970 USD, tổng trị
giá 171.990 USD
Tại thời điểm bán hàng:
Nợ TK 131: 171.990 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Có TK 511: 171.990 USD * Tỷ giá thực tế giao dịch tại giao nhận hàng
Nợ TK 632: Giá vốn

32
Có TK 1521:
Tại thời điểm thanh toán:
Nợ TK 112: 171.990 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao hàng
Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá (nếu lãi tỷ giá)
Có TK 131: 171.990 USD * Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày thanh toán
2.2.5.Sổ sách
Sổ cái TK 1121, TK 1122, TK 244 (kèm phụ lục số trang )
Sổ cái TK 33312 (kèm phụ lục số trang )
Sổ cái TK 511 (kèm phụ lục số trang )
2.3.Kế toán chênh lệch tỉ giá hối đoái
2.3.1.Đặc điểm
Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của
Công ty. Do chênh lệch này được tính vào doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài
chính, nó đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các tiêu chí trên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối
năm tài chính cũng khá lớn, ảnh hưởng đến tiêu chí trên Bảng cân đối kế toán.
Trong kì hoạt động, kế toán đã hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cho
các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ theo quy định tại khoản 3 điều 1 – tài khoản 413,
Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái các nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ
Khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ và thanh toán bằng ngoại tệ, khi nhận hàng hóa từ
nhà cung cấp, khi vay ngắn hạn hoặc dài hạn, nợ dài hạn hoặc nhận nợ nội bộ, khi thanh
toán nợ phải trả bằng ngoại tệ hoặc khi thu được các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ,
nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì sẽ được phản ánh vào TK 515 (5158) (Chênh lệch
lãi) hoặc vào TK 635 (6353) (Chênh lệch lỗ).
Kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính
Công ty đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính theo
tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố. Nếu có chênh lệch tỷ

33
giá hối đoái lãi hoặc lỗ, chúng sẽ được phản ánh vào bên Nợ TK 4131 (Chênh lệch tỷ giá
hối đoái lỗ) hoặc bên Có TK 4131 (Chênh lệch tỷ giá hối đoái lãi).
Kế toán xử lý chênh lệch đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính
Các khoản lãi hoặc lỗ chênh lệch do đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, và các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo
cáo tài chính không được hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu. Thay vào đó, chúng
được để số dư trên Báo cáo tài chính TK 4131 và đầu năm sau sẽ được ghi bút toán
ngược lại để xóa số dư.
Tất cả các tài khoản khi phát sinh tăng sẽ được tính theo tỷ giá thực tế tại thời
điểm phát sinh. Các TK vốn bằng tiền khi phát sinh giảm sẽ được tính theo phương pháp
bình quân gia quyền. Đối với TK phải thu và phải trả phát sinh giảm, tỷ giá lúc ghi nhận
nợ sẽ được sử dụng.
Mọi chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ sẽ được hạch toán vào TK 635
(nếu lỗ) hoặc TK 515 (nếu lãi).
2.3.2.Chứng từ sử dụng
Phiếu thu, phiếu chi, bảng kê, sổ cái, sổ nhật ký chung và các chứng từ liên quan
đến việc mua bán ngoại tệ và các khoản đầu tư có liên quan.
2.3.3.Tài khoản sử dụng
TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
TK 4131: Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ
TK 5158: Doanh thu hoạt động tài chính
TK 6353: Chi phí hoạt động tài chính
2.3.4.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a. Một trường hợp xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, khách hàng là ABASSE
DISTRIBUTIO. Vào thời điểm lập báo cáo tài chính, kế toán tiến hành đối
chiếu bên Nợ với bên Có tài khoản 131. Kế toán đối chiếu tất cả nghiệp vụ
phát sinh trong năm, sau khi bù trừ xác định số dư Nợ của khách hàng là:
18.839USD quy ra là 436.311.000VNĐ (tỷ giá gần 23.160VNĐ/USD). Kế

34
toán tiến hành đánh giá chênh lệch tỷ giá (tỷ giá liên ngân hàng ngày
30/09/2019 là 23.150VNĐ/USD, tỷ giá lúc ghi nhận Nợ là:
23.160VNĐ/USD).
Chênh lệch tỷ giá vào ngày 31/12/2019 là = (23.160-23.150) x 18.839 = 188.150
Nợ TK 413: 188.150
Có TK 131: 188.150
Nợ TK 635: 188.150
Có TK 413: 188.150
b. Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ
Có các TK 111, 112 : Tỷ giá ghi sổ kế toán
Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ các TK 111 , 112: tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)
Có TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).
c. Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu
hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
2.3.5.Sổ sách
Sổ cái 413
Sổ chi tiết 413
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT
3.1.Nhận xét:
3.1.1.Nhận xét về công tác kế toán
Công ty có một bộ máy kế toán được tổ chức tương đối gọn nhẹ, với sự phân công
rõ ràng và phối hợp nhẹ nhàng giữa các nhân viên kế toán. Việc ứng dụng phần mềm kế

35
toán giúp cập nhật số liệu và xử lý thông tin nhanh chóng, tuy nhiên vẫn còn hạn chế
trong một số biểu mẫu.
Do quy mô và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều chi
nhánh và ban điều hành nằm ở các tỉnh thành khác nhau, việc lựa chọn mô hình công tác
kế toán tập trung ở trung tâm là hợp lý. Sự hạch toán ban đầu của các kế toán chi nhánh
và ban điều hành giúp giảm bớt việc tập trung và phân bố chi phí cho từng chi nhánh,
tránh được những sai lầm và thiếu sót có thể xảy ra.
Hệ thống sổ sách chứng từ của Công ty dễ đối chiếu kiểm tra, với công tác lưu trữ
chứng từ được thực hiện một cách cẩn thận, logic và khoa học. Chứng từ được lưu trữ
theo trình tự thời gian và hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ” là hợp lý với quy mô và
hoạt động của Công ty
3.1.2.Nhận xét về công tác hạch toán kế toán
Công tác hạch toán kế toán xuất nhập khẩu là một phần quan trọng trong hoạt
động thương mại quốc tế, kế toán sẽ gặp khó khăn nhất trong việc đánh giá chênh lệch tỷ
giá và phân bổ các chi phí mua hàng lúc nhập khẩu vào các tờ khai hạch toán, các loại
chứng từ xuất nhập khẩu như chứng từ nộp thuế, vận đơn, chứng từ thanh toán. Kế toán
xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ theo dõi và giám sát tình trạng thanh toán giữa các bên
theo hợp đồng theo bộ quy tắc thương mại quốc tế một cách chính xác và đầy đủ cho
từng lô hàng và từng khâu vận chuyển. Thông qua kế toán xuất nhập khẩu, doanh nghiệp
có thể dễ dàng quản lý các số liệu và tài liệu về hoạt động xuất nhập khẩu nhằm phân tích
và kiểm tra các chỉ tiêu tài chính cho công tác lập kế hoạch và phát triển vốn kinh doanh
trong tương lai.

36
KẾT LUẬN
Với lợi thế nguồn nhân lực trẻ trung và năng động cùng với ngành nghề kinh
doanh đa dạng qua đó công ty đã không ngừng hoàn thiện và phát triển dựa trên những
nguồn lực vốn có của mình. Cho đến nay, công ty đã tạo được sự tin tưởng từ nhiều phía
khách hàng và cũng như tạo thêm những mối quan hệ thân thiết với các cơ quan Hải
Quan, các dịch vụ vận tải....
Qua một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về ngành kế toán tại Công ty cổ phần
Tập Đoàn Trân Châu, em nhận thấy CT đã đạt được những thành tích to lớn, đồng thời có
nhiều công trình chất lượng. CT đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường, nâng cao uy tín và thương hiệu cuả CT. Với những kiến thức đã được học về
chuyên ngành kế toán và thông qua quá trình thực tập, va chạm thực tiễn em đã cố gắng
tìm hiểu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức quản lý và nhiệm vụ của các bộ phận trong
CT nhằm xem xét tính khoa học, hợp lý trong tổ chức của CT và những thành tựu đạt
được của CT trong quá trình phát triển. Trong quá trình thực tập tại công ty CP TM DV
XNK Trân Châu là khoảng thời gian có ý nghĩa, việc cọ sát với thực tế giúp em có được
cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh nói chung và Nghiệp vụ kinh doanh XNK nói
riêng. Thông qua việc tiếp cận, phân tích các bước làm thủ tục Hải Quan xuất khẩu và
giao nhận hàng Nông sản xuất khẩu đã cho em thấy tầm quan trọng của quá trình nghiệp
vụ này và cùng với sự vận dụng linh hoạt của doanh nghiệp trong mỗi tỉnh huống của
công việc.

37
a
PHỤ LỤC
Một số chứng từ sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu

b
c
d
e
f
g
Nghiệp vụ minh hoạ nhập khẩu a.

h
i
Nghiệp vụ minh hoạ nhập khẩu b.

j
k
Nghiệp vụ minh hoạ nhập khẩu c.

l
m
Nghiệp vụ minh hoạ nhập khẩu d.

n
o
Nghiệp vụ minh hoạ nhập khẩu e.

p
q
r
Nghiệp vụ minh hoạ xuất khẩu a.

s
Nghiệp vụ minh hoạ xuất khẩu b.

t
Nghiệp vụ minh hoạ xuất khẩu c.

u
Nghiệp vụ minh hoạ xuất khẩu d.

v
Nghiệp vụ minh hoạ xuất khẩu e.

w
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC FILE TÀI LIỆU:
1. Nhận xét đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Licogi 12,
123docz.net
Link: https://123docz.net//document/768509-nhan-xet-danh-gia-ve-to-chuc-cong-tac-ke-
toan-tai-cong-ty-co-phan-licogi-12.htm
2. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty cổ phần cầu 12, Vũ Mai Hương, Kế
toán 47B
Link: https://123docz.net//document/672103-nhan-xet-ve-cong-tac-ke-toan-tai-cong-ty-
co-phan-cau-12.htm
3. Báo cáo thực tập kế toán tại công ty cổ phần VIET FUCO, Nguyễn Văn Hưng, Kiểm
toán 48C
Link: https://khotrithucso.com/doc/p/bao-cao-kien-tap-ke-toan-tai-cong-ty-co-phan-viet-
fuco-21694
4. Báo cáo thực tập kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Đông Hải, Lê Thị
Thanh Mỹ, Báo cáo thực tập tổng hợp
Link: https://123docz.net/document/1400811-bao-cao-kien-tap-ke-toan-tong-hop-tai-
cong-ty-tnhh-co-khi-dong-hai.htm
5. Báo cáo thực tập kế toán tại Công ty TNHH GOHATSU Việt Nam,
Link: https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/bao-cao-kien-tap-ke-toan-tai-cong-ty-tnhh-
gohatsu-viet-nam-134398.html
6. Ts. Nguyễn Thị Tuyên Ngôn (2012), Giáo trình Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu, Đại
học Duy Tân
7. ThS. Huỳnh Tịnh Cát (2015), Giáo trình Thương mại quốc tế, Đại học Duy Tân
8. PGS.TS Đoàn THị Hồng Vân (2005), Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương
CÁC WEBSITE:
1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Tập Đoàn Trân Châu - giavitranchau,
vietnampepper, pearl
Link:
https://giavitranchau.vn/gioi-thieu/
https://www.vietnampepper.vn/vn/gioi-thieu.html
http://pearl.idm.edu.vn/about/

2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung là gì? Phân tích ưu và nhược điểm –
Luật Dương Gia, 27/11/2021
Link: https://luatduonggia.vn/mo-hinh-to-chuc-bo-may-ke-toan-tap-trung-la-gi-phan-
tich-uu-va-nhuoc-diem/
3. Thị trường hồ tiêu năm 2022 - vietnambiz
Link: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ho-tieu-nam-2022-nhu-cau-giam-gia-tieu-
di-nguoc-ky-vong-202312716318356.htm
4. Cách hạch toán kế toán công ty xuất nhập khẩu - phanmemnangdong
Link: https://phanmemnangdong.com/huong-dan-hach-toan-ke-toan-cong-ty-xuat-nhap-
khau/
5. Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản – thư viện pháp luật
Link: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/iframe/177EB-hd-thue-gia-tri-gia-
tang-doi-voi-hang-nong-san.html

You might also like