You are on page 1of 157

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
SUMMER WIND

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hoài


Mã số sinh viên: 1923403010026
Lớp: D19KT03
Ngành: Kế Toán
GVHD: ThS. Huỳnh Thị Xuân Thùy

Bình Dương, tháng 03 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
SUMMER WIND

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hoài


Mã số sinh viên: 1923403010026
Lớp: D19KT03
Ngành: Kế Toán
GVHD: ThS. Huỳnh Thị Xuân Thùy

Bình Dương, tháng 03 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bài báo cáo tốt nghiệp “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại
Công ty TNHH Summer Wind” là bài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của
giảng viên hướng dẫn Huỳnh Thị Xuân Thùy và không sao chép các đề tài nghiên
cứu tương tự. Đề tài là sự nổ lực nghiên cứu trong quá trình thực tập doanh nghiệp,
các chứng từ, số liệu, nội dung được lấy từ phòng Kế toán và tham khảo một số tài
liệu của của Công ty TNHH Summer Wind.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tác giả xin chịu toàn bộ trách nhiệm.
Bình Dương, ngày 28 tháng 03 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hoài


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu
Một, cán bộ giảng viên khoa Kinh tế đã đưa học phần “Báo cáo tốt nghiệp” vào môi
trường giảng dạy. Giảng viên đã tận tụy, nhiệt tình trau dồi kiến thức bổ ích trong bộ
môn và những kỹ năng cơ bản ngoài thực triễn để áp dụng và phục vụ cuộc sống. Đặc
biệt, tác giả xin cảm ơn đến giảng viên Huỳnh Thị Xuân Thùy – người trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu cho bản thân trong suốt
thời gian hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, phòng Kế toán, đặc
biệt là chị Lê Vũ Anh Diễm – Kế toán trưởng Công ty TNHH Summer Wind đã
không tiếc thời gian để tạo cơ hội, tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm
thực tế để tác giả có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và bài báo cáo thực tập lần này.
Tuy nhiên, giới hạn về thời gian thực tập tại doanh nghiệp nên trong quá trình
tìm hiểu và thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do trình độ hiểu
biết của bản thân còn hạn hẹp, kiến thức trau dồi chưa được nhiều nên bài báo cáo tổ
nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự thông cảm và đóng
góp ý kiến của Quý thầy cô và Quý công ty để hoàn thành, rút kinh nghiệm cho bài
các công trình nghiên cứu lần sau. Một lần nữa, tác giả xin thành tâm tri ân và kính
chúc các thầy cô, các anh chị trong công ty có thật nhiều sức khỏe và thành công
trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày 28 tháng 03 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hoài


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................VII
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ..................................................2
4.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
4.2. Nguồn dữ liệu .............................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SUMMER WIND ...............5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Summer Wind .......5
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Summer Wind ...............................5
1.1.1.1. Quyết định thành lập ...............................................................................5
1.1.1.2. Hình thức sở hữu vốn ..............................................................................6
1.1.1.3. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh............................................................6
1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh ....................................................7
1.1.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Summer Wind ...............7
1.1.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Summer Wind .........8
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Summer Wind .........9
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................9
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .............................................10
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Summer Wind .......12

i
1.3.1. Cơ cấu nhân sự .........................................................................................12
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán .................................................................13
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành .............................................13
1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH
Summer Wind..........................................................................................................15
1.4.1. Chế độ kế toán ..........................................................................................15
1.4.2. Chính sách kế toán ...................................................................................15
1.4.2.1. Nguyên tắc kế toán ................................................................................15
1.4.2.2. Đơn vị tiền tệ ......................................................................................... 15
1.4.2.3. Kỳ kế toán .............................................................................................16
1.4.2.4. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng ................................ 16
1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng .......................................................................17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH
SUMMER WIND ....................................................................................................18
2.1. Nội dung .........................................................................................................18
2.2. Nguyên tắc kế toán ........................................................................................18
2.3. Tài khoản sử dụng.........................................................................................20
2.3.1. Giới thiệu tài khoản ..................................................................................20
2.3.1.1. Tài khoản cấp 1.....................................................................................20
2.3.1.2. Tài khoản cấp 2 .....................................................................................20
2.3.1.3. Các tài khoản có liên quan ...................................................................21
2.3.2. Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế .............................21
2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán ............................................................................22
2.4.1. Chứng từ kế toán ......................................................................................22
2.4.1.1. Ủy nhiệm chi (UNC) .............................................................................22
2.4.1.2. Giấy báo Có (GBC) ..............................................................................23
2.4.1.3. Giấy báo Nợ (GBN) ..............................................................................23
2.4.1.4. Sao kê ngân hàng ..................................................................................24
2.4.2. Sổ sách kế toán .........................................................................................24
2.4.2.1. Nhật ký chung (S03a-DN) .....................................................................25

ii
2.4.2.2. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng (S08-DN) ..............................................25
2.4.2.3. Sổ Cái (S03b-DN) .................................................................................26
2.4.2.4. Trình tự hạch toán tiền gửi ngân hàng .................................................26
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Summer Wind .......27
2.5.1. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh .....................................................................27
2.5.2. Minh họa sổ sách kế toán .........................................................................49
2.5.2.1. Nhật ký chung .......................................................................................50
2.5.2.2. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng ............................................................... 52
2.5.2.3. Sổ Cái ....................................................................................................55
2.5.3. Trình bày tài khoản Tiền gửi ngân hàng trên Báo cáo tài chính ..............56
2.5.3.1. Thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) .......56
2.5.3.2. Thông tin trình bày trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)....58
2.6. Phân tích Báo cáo tài chính ..........................................................................60
2.6.1. Bảng Cân đối kế toán ...............................................................................60
2.6.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang ...............60
2.6.1.2. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc ...................71
2.6.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................76
2.6.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang ....76
2.6.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc.........81
2.7. Phân tích tỷ số tài chính..................................................................................85
2.7.1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc).................................................................85
2.7.2. Tỷ số thanh toán nhanh (Rq).......................................................................86
2.7.3. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền...............................................................88
2.7.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)...........................................................89
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ.....................................................................................91
3.1. Nhận xét .........................................................................................................91
3.1.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...........................................................91
3.1.2. Về tổ chức bộ phận kế toán ......................................................................91
3.1.3. Về hình thức, hệ thống chứng từ, sổ sách ................................................92
3.1.4. Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng ...................................................95

iii
3.1.5. Về tình hình tài chính ...............................................................................97
3.1.5.1. Bảng Cân đối kế toán............................................................................97
3.1.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................98
3.1.5.3. Tỷ số tài chính........................................................................................99
3.2. Kiến nghị ........................................................................................................99
3.2.1. Về bộ máy quản lý ...................................................................................99
3.2.2. Về bộ phận kế toán .................................................................................100
3.2.3. Về hình thức, hệ thống chứng từ và sổ sách ..........................................100
3.2.4. Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng .................................................103
3.2.5. Về tình hình tài chính .............................................................................104
3.2.5.1. Bảng Cân đối kế toán..........................................................................104
3.2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ..............................................105
3.2.5.3. Tỷ số tài chính......................................................................................105
KẾT LUẬN ............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ


1 AB Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình
2 BTC Bộ Tài chính
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
3 BIDV
Việt Nam
4 ĐGSC Đã ghi sổ cái
5 CT Chứng từ
6 GXN Giấy xác nhận
7 GBN Giấy báo nợ
8 GBC Giấy báo có
9 GVHB Giá vốn hàng bán
10 HD GTGT Hoá đơn Giá trị gia tăng
11 NĐ Nghị định
12 NTGS Ngày tháng ghi sổ
13 NT Ngày tháng
14 PT Phiếu thu
15 QH Quốc hội
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
18 TK Tài khoản
19 TKĐƯ Tài khoản đối ứng
20 TFB Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon
21 UNC Uỷ nhiệm chi
22 SH Số hiệu
23 VND Việt Nam Đồng
24 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Summer Wind……………..7
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân sự bộ phận kế toán………………………………………….12
Bảng 2.1. Trích mẫu sổ Nhật ký chung tháng 12/2022...............................................50
Bảng 2.2. Trích mẫu sổ Chi tiết tiền gửi ngân hàng AB tháng 12/2022……………52
Bảng 2.3. Trích mẫu sổ Chi tiết tiền gửi ngân hàng TFB tháng 12/2022…………....54
Bảng 2.4. Trích mẫu sổ Cái tiền gửi ngân hàng tháng 12/2022...................................55
Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang
quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022.....................................................................................61
Bảng 2.6. Bảng phân chi tiết khoản mục tiền và các khoản đương đương tiền quý 2 –
quý 3 năm 2022..........................................................................................................63
Bảng 2.7. Bảng phân chi tiết khoản mục tiền và các khoản đương đương tiền quý 3 –
quý 4 năm 2022..........................................................................................................68
Bảng 2.8. Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc
quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022.....................................................................................72
Bảng 2.9. Bảng phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo chiều ngang
quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022.....................................................................................77
Bảng 2.10. Bảng phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo chiều dọc
quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022.....................................................................................82
Bảng 2.11. Đánh giá tỷ số thanh toán hiện hành.........................................................85
Bảng 2.12. Đánh giá tỷ số thanh toán nhanh..............................................................87
Bảng 2.13. Đánh giá tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền...............................................88
Bảng 2.14. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)..................................90

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Logo Công ty TNHH Summer Wind……………………………...……….6
Hình 1.2. Quy trình sản xuất quạt điện của Công ty TNHH Summer Wind………...8
Hình 1.3. Quạt điện của Công ty TNHH Summer Wind……………………………..9
Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Summer Wind………10
Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự kế toán……………….………………….13
Hình 1.6. Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Summer Wind……………...13
Hình 1.7. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung………………17
Hình 2.1. Giấy báo Nợ số TFB070500.......................................................................28
Hình 2.2. Giấy báo Có...............................................................................................29
Hình 2.3. Hóa đơn Giá trị gia tăng số 0000609...........................................................30
Hình 2.4. Ủy nhiệm chi..............................................................................................31
Hình 2.5. Giấy báo Nợ số FX22347072843343.........................................................31
Hình 2.6. Giấy báo Nợ số FX2235260214.................................................................32
Hình 2.7. Phiếu thu số PT-0081.................................................................................33
Hình 2.8. Hoá đơn GTGT số 0000090.......................................................................34
Hình 2.9. Ủy nhiệm chi..............................................................................................35
Hình 2.10. Giấy báo Nợ kiêm Hóa đơn thu phí số FX22359712701909....................36
Hình 2.11. Giấy báo Có.............................................................................................37
Hình 2.12. Hóa đơn GTGT tiền điện số 0210398.......................................................38
Hình 2.13. Ủy nhiệm chi............................................................................................39
Hình 2.14. Giấy báo Nợ số FX2236188107...............................................................39
Hình 2.15. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 1/9……………...……..41
Hình 2.16. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 2/9…………….………42
Hình 2.17. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 3/9……….……………43
Hình 2.18. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 4/9…………….………44
Hình 2.19. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 5/9.................................45
Hình 2.20. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 6/9……….……………46
Hình 2.21. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 7/9……….……………47
Hình 2.22. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 8/9.................................48
Hình 2.23. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 9/9……….……………49

vii
Hình 2.24. Trích lục số liệu Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022.............................57
Hình 2.25. Trích lục số liệu Cân đối kế toán quý 4 năm 2022....................................58
Hình 2.26. Trích lục số liệu Lưu chuyển tiền tệ quý 4 năm 2022...............................59
Hình 2.27. Trích lục bảng Cân đối số phát sinh quý 3 năm 2022................................63
Hình 2.28. Trích lục bảng Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022................................68
Hình 2.29. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022...................73
Hình 2.30. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022............73
Hình 3.1. Mẫu sổ Nhật ký chung Thông tư 200/2014/TT-BTC................................101
Hình 3.2. Mô phỏng Phiếu thu số PT-0081..............................................................102
Hình 3.3. Mẫu sổ tổng hợp tiền gửi ngân hàng.........................................................104

viii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo cáo tốt nghiệp là cơ hội, môi trường thuận lợi để tác giả có thể tổng hợp lại
những kiến thức chuyên môn được học và thực tập thực tế để phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Trong xu hướng hội nhập nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh
gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động vươn lên tìm chỗ đứng trên thị
trường. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm một hướng đi phù hợp cho mình, đồng
thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tạo ra doanh thu có lợi nhuận. Từ lợi nhuận
doanh nghiệp mới có thể đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh. Một trong những chỉ
tiêu đánh giá là thông qua sự luân chuyển vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển nên tiền mặt không thể đáp ứng được
nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng không
nhỏ trong cơ cấu vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Sự ra đời của các ứng dụng Smart
Banking đã giúp cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và an toàn. Do đó, việc thu
và chi tiền gửi ngân hàng có thể xem là một trong những hoạt động diễn ra một cách
thường xuyên và phổ biến trong mọi doanh nghiệp. Vì thế, tổ chức hạch toán tiền gửi
hàng để đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu
vốn bằng tiền, nguồn thu, chi trong quá trình kinh doanh là rất quan trọng để các nhà
quản lý có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết, đưa ra những quyết định đúng
đắn nhất để đầu tư, chi tiêu trong tương lai. Thông qua các chứng từ, sổ sách về tình
hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Summer Wind với 06 năm phát triển trong lĩnh vực sản xuất đồ
điện dân dụng. Để tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đất nước như hiện
nay, Summer Wind cần phải quản lý chặt chẽ và nâng cao hình thức thanh toán để
thuận tiện hơn về mọi mặt khi đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh.
Được tiếp nhận thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế và nhận thức được tầm quan
trọng kế toán tiền gửi ngân hàng đối với Công ty TNHH Summer Wind, tác giả đã
mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Summer Wind” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.

1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Summer Wind.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về Công ty TNHH Summer Wind liên quan đến
các thông tin như lịch sử hình thành và quá trình phát triển; cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán; chế độ, chính sách và hình thức kế toán áp
dụng tại công ty;
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty
TNHH Summer Wind;
Thứ ba, phân tích tình hình tài chính và các chỉ số tài chính liên quan của Công
ty TNHH Summer Wind.
Thứ tư, đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công
ty TNHH Summer Wind.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH
Summer Wind.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Summer Wind.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu chứng từ, sổ sách kế toán của tháng 12 năm 2022 và số liệu trên Báo
cáo tài chính của quý 2, quý 3 và quý 4 năm 2022.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 19/12/2022 đến ngày 28/03/2023.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập, để hoàn thành tốt công việc được phân công và hoàn
thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp, tác giả đã tìm hiểu các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp quan sát và phỏng vấn: Quan sát trực tiếp tình hình diễn
ra hằng ngày tại công ty và phỏng vấn trực tiếp bộ phận quản lý, bộ phận kế toán để

2
biết chính xác cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kế toán, trình tự hạch toán, luân
chuyển chứng từ tiền gửi ngân hàng của công ty TNHH Summer Wind.
Thứ hai, phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập những tài liệu liên
quan đến quá trình phát triển của công ty, thu thập chứng từ, sổ sách kế toán liên quan
đến tài khoản tiền gửi ngân hàng, báo cáo tài chính quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
cùng với các thông tin cần thiết từ bộ phận kế toán để phân tích thực trạng công tác
kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Summer Wind.
Thứ ba, phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ những chứng từ và số liệu đã
thu thập, tiến hành ghi sổ kế toán, trình bày trên báo cáo tài chính và phân tích, so
sánh sự tăng giảm của các số liệu từ Báo cáo tài chính quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022.
Từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị cho công ty TNHH Summer Wind.
Cuối cùng, phương pháp so sánh: So sánh giữa Luật Kế toán số 88/2015/QH13
[15], Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp [2], các
trang web liên quan đến kế toán để đối chiếu với những quy định, hướng dẫn của
công ty nhằm đưa ra những nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tại đơn vị, giúp công ty TNHH Summer Wind khắc phục và phát triển tốt hơn về mọi
mặt trong tương lai.
4.2. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ nguồn thông tin của công ty TNHH
Summer Wind, cụ thể:
- Tài liệu tổng hợp: Báo cáo tài chính quý 2, quý 3 và quý 4 năm 2022 do công
ty TNHH Summer Wind cung cấp.
- Tài liệu tổ chức: Hồ sơ năng lực pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, giấy phép kinh doanh, quy định nội bộ lưu trữ tại công ty.
- Tài liệu lưu: Sổ nhật ký chung tháng 12/2021, sổ Cái (VND) tài khoản 112, sổ
chi tiết tài khoản 1121AB (VND), sổ chi tiết tài khoản 1121TFB (VND) được
lưu tại phòng kế toán.
- Tài liệu giao dịch: Chứng từ kế toán như Sao kê ngân hàng, Uỷ nhiệm chi, Giấy
báo Có, Giấy báo Nợ, Phiếu thu,…là bản giấy được lưu trữ tại phòng kế toán.
- Ngoài ra còn tham khảo thêm một số tài liệu qua internet, sách tại thư viện.

3
5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Kết quả đề tài nghiên cứu làm rõ lý luận về tài khoản tiền gửi
ngân hàng và có thể trở thành tài liệu tham khảo, bước đệm cho những nghiên cứu
tiếp theo về công tác phân tích Báo cáo tài chính trong cùng không gian nghiên cứu này.
Ý nghĩa thực triễn: Qua nghiên cứu này, thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng
tại công ty được phản ảnh chân thực và đầy đủ. Giúp cho Công ty TNHH Summer
Wind có cái nhìn tổng quát hơn về công ty, nhận diện những ưu điểm cần phát huy
và khắc phục những hạn chế còn thiếu sót về cơ cấu tổ chức quản lý, cơ cấu tổ chức
bộ phận kế toán và công tác kế toán tiền gửi ngân hàng. Từ đó có những phương
hướng phát triển và biện pháp cải thiện phù hợp để đưa công ty ngày càng phát triển.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục
hình, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính bài nghiên cứu gồm
có 03 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Summer Wind
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Summer Wind
Chương 3: Nhận xét – Kiến nghị

4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SUMMER WIND
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Summer Wind
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Summer Wind
1.1.1.1. Quyết định thành lập
Công ty TNHH Summer Wind được thành lập và chính thức hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần
đầu vào ngày 27 tháng 09 năm 2016 và đăng ký thay đổi lần thứ 9, ngày 19 tháng 9
năm 2022 [5] do ông Yao, Chao – Chin đại diện. Là công ty Đài Loan có trụ sở tại
Bình Dương. Tiền thân một đơn vị thi công và hoàn thiện các hạng mục công trình
điện dân dụng và công nghiệp từ năm 2001.
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, có 100% vốn đầu
tư nước ngoài. Là một doanh nghiệp thuộc sự quản lý của tỉnh Bình Dương, có tư
cách pháp nhân, hạch toán kế toán độc lập, con dấu và tài khoản riêng, tự chịu trách
nhiệm trước Pháp luật. Phương châm hoạt động của công ty là “Luôn đặt lợi ích của
khách hàng song song với lợi ích của mình, thành công của khác hàng chính là thành
công của công ty” [5]. Chi tiết về công ty như sau:
- Tên đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (tác giả gọi tắt là TNHH) Summer
Wind
- Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, Khu công nghiệp Quốc tế Protrade, Xã An Tây,
Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Người đại diện theo pháp luật: Wang, Chin - Wen
- Giám đốc: Yao, Chao – Chin
- Điện thoại: 886-937227062
- Email: philyao@sigma999.com.tw
- Mã số thuế: 3702501323

5
Hình 1.1. Logo Công ty TNHH Summer Wind
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022)
1.1.1.2. Hình thức sở hữu vốn
Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lần đầu ngày 27/09/2016
và đăng ký bổ sung lần thứ 9, ngày 16/09/2022: Tổng vốn điều lệ là 771.132.392.194
đồng tương đương 33.535.262,34 USD. [5]
1.1.1.3. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Summer Wind đã trải qua sáu năm
(2016 – 2022) kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ điện dân dụng và là đơn vị sản
xuất, truyền tải và phân phối đồ điện dân dụng. Với bước đầu, công ty chỉ tập trung
vào những hợp đồng sản xuất và kinh doanh nhỏ, cho đến nay đã mở rộng quy mô, thị
trường với các thiết bị máy móc hiện đại được các đối tác trên thị trường đánh giá cao
và tiến hành nhận và đầu tư vào các dự án lớn. Theo thống kê Giấy chứng nhận đầu tư,
ngày 19/08/2016, công ty đăng ký điều chỉnh sản xuất, gia công sản phẩm đèn chiếu
sang các loại 200.000 bộ/năm, quạt các loại 1.500.000 bộ/năm, mô tơ 100.000 bộ/năm,
điều khiển từ xa cho các thiết bị điện tử các loại 500.000 bộ/năm. Đăng ký bổ sung
ngày 19/08/2022, lắp ráp bóng đèn di-ot phát sang (LED) 5.000.000 bộ/năm. [5]
Công ty có đội ngũ đông đảo các nhân viên được biên chế chính thức, làm việc
thường xuyên tại văn phòng công ty và nhà máy sản xuất. Tất cả các lực lượng cán bộ,
nhân viên đều có trình độ, kinh nghiệm cao và có đạo đức nghề nghiệp tốt. Với năng
lực máy móc, thiết bị bậc cao, công ty đã sản xuất rất nhiều sản phẩm điện hiện đại
cung cấp trong và ngoài nước. Và đặc biệt, công ty đã đầu tư rất nhiều dự án lớn trong

6
nước. Summer Wind luôn luôn cải tiến và phát triển để nâng cao thương hiệu của
mình. Cụ thể ngành nghề kinh doanh được thể hiện qua bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Summer Wind
STT Tên ngành Mã ngành
Sản xuất thiết bị truyền thông
1 2630
Chi tiết: Sản xuất điều khiển từ xa cho thiết bị điện tử các loại
Sản xuất mô tư, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và
2 điều khiển điện 2710
Chi tiết: Sản xuất mô tơ
Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng
3 2740
Chi tiết: Sản xuất đèn chiếu sáng các loại
Sản xuất đồ điện dân dụng 2750
4
Chi tiết: Sản xuất quạt các loại (chính)
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022)
1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Summer Wind
Với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và dây chuyền sản xuất hiện đại,
Công ty TNHH Summer Wind đã sản xuất rất nhiều loại thiết bị điện dân dụng và
phân phối chúng đi mọi nơi. Đặc biệt, Summer Wind chú trọng đến việc sản xuất quạt
điện mini, quạt điện lớn…sử dụng trong đời sống hàng ngày và phục vụ cho các
trường học, doanh nghiệp…trong nước và toàn thế giới. Ngoài ra công ty còn sản
xuất thiết bị truyền thông (sản xuất điều khiển từ xa cho thiết bị điện tử các loại), sản
xuất mô tư, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện và sản xuất
thiết bị điện chiếu sáng.
Thị trường đầu vào của Summer Wind là tiềm năng khi mà nguồn nguyên vật
liệu và công cụ dụng cụ phục vụ trong sản xuất quạt điện rất phong phú và đa dạng.
Các loại nguồn đầu vào đều rất đa dạng ở trong và ngoài nước, giá cả phù hợp với
từng mức chất lượng, có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp.
Thị trường đầu ra là các loại thiết bị điện dân dụng (quạt, bóng đèn…). Ngày
nay, điện dân dụng là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, tập thể. Bất cứ

7
mọi hoạt động sinh hoạt đều cần đến điện dân dụng, nên đây là thị trường đầu ra rất
quan trọng và luôn luôn phát triển trong tương lai.
1.1.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Summer Wind
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu lưu trữ nội bộ, không có sẵn những dữ liệu mô tả
đặc điểm cũng như sơ đồ về quy trình kinh doanh của Summer Wind, tác giả đã thực
hiện quan sát tại không gian của Summer Wind để thu thập dữ liệu sơ cấp về quy
trình sản xuất sản phẩm, được mô tả cụ thể qua hình 1.2 dưới đây:

Khảo sát đo đạc


(1) (2) Lắp đặt các bộ
Xây dựng bản vẽ
phận bên trong

(3)
Chính sách bảo Lắp đặt các bộ
Thử chạy
hành (5) (4) phận bên ngoài

Hình 1.2. Quy trình sản xuất quạt điện của Công ty TNHH Summer Wind
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2022)
Sau khi khảo sát về nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất, Công ty TNHH
Summer Wind sẽ lần lượt thực hiện các giai đoạn khảo sát đo đạc, xây dựng bản vẽ,
lắp đặt các bộ phận trong ngoài, chạy thử và bảo hành sản phẩm. Quy trình sản xuất
được tiến hành lần lượt theo năm bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, công ty sẽ thu thập thông tin về dự án, khảo sát đo đạc gồm
thông tin về thời gian thi công, loại công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản phẩm và hình
dáng phù hợp với nhu cầu thị trường. Các chi tiết của quạt điện khá phức tạp, kích
thước nhỏ và yêu cầu độ chính xác cao. Sau khi khảo sát đo đạc, dựa vào nhu cầu của
khách hàng, bộ phận thiết kế sẽ xây dựng bản vẽ sơ bộ gồm hình dáng, kích thước
chiều cao, chiều rộng…Trong giai đoạn này, có thể yêu cầu chỉnh sửa, hoặc bố trí lại
để có được phương án tối ưu. Tất cả bản vẽ sơ bộ nếu được giám đốc thông qua, bộ
phận thiết kế của công ty dựa vào đó triển khai bản vẽ chi tiết như màu sắc, vị trí bộ
phận, kiểu dáng cánh quạt, các chi tiết về dòng điện…
Bước 2: Sau đó triển khai sản xuất, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành lắp các chi
tiết, bộ phận bên trong gồm trục, vít, bánh, răng trụ, hệ thống điện…

8
Bước 3: Sau khi đã lắp đặt các bộ phận bên trong, tiến hành lắp đặt các bộ phận
bên ngoài gồm cánh quạt, vỏ quạt…theo bản vẽ chi tiết.
Bước 4: Khi sản phẩm đã lắp đặt hoàn thành, toàn bộ sản phẩm được tiến hành
giai đoạn chạy thử để xem nguyên lý hoạt động đã đúng chưa, các bộ phận và dòng
điện đã hợp lý chưa.
Bước 5: Khi các sản phẩm chạy thử thành công, tiến hành xuất hàng hoá và xây
dựng các chính sách bảo hành sản phẩm đối với khách hàng.
Quạt điện với thiết kế nhỏ gọn, sang trọng, có thể hoạt động liên tục trong nhiều
giờ liền, khi hết pin có thể sạc lại dễ dàng thông qua cổng USB của máy tính. Sản
phẩm được thiết kế với ba mức độ 1, 2, 3 linh hoạt sử dụng, công suất quạt lớn (2W),
pin 6000 Mah, thời gian sử dụng 2 đến 6 giờ. Đặc biệt quạt có nhiều màu, thuận tiện
mang đi du lịch, đi làm, đi học, di chuyển mọi nơi. Tất cả sản phẩm đều có dịch vụ
bảo hành hợp lý. Sản phẩm quạt điện Summer Wind thể hiện qua hình 1.3 dưới đây:

Hình 1.3. Quạt điện của Công ty TNHH Summer Wind


Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022)
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Summer Wind
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức mô hình quản trị của Công ty TNHH Summer Wind được tổ
chức theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty thể hiện qua hình 1.4 như sau:

9
Giám đốc

Phòng
Kế Phòng
hoạch Phòng Phòng Kỹ Kho
Phòng Hành
Kinh Thiết kế thuật Kế toán chính
doanh nhân sự

Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Summer Wind
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022)
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty TNHH Summer Wind có cơ cấu quản lý gồm Ban Giám đốc và sáu
phòng hành chính, chức năng của các phòng ban trong công ty như sau:
❖ Giám đốc
Là người đứng đầu, đại diện pháp nhân của Summer Wind trong tất cả mọi giao
dịch. Trực tiếp quản lý, điều hành và quyết định mọi hoạt động kinh doanh của
công ty, ban hành những quy chế quản lý nội bộ. Chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành. Quản
lý dự án, quản lý kinh tế, quản lý kế hoạch kinh doanh và đấu thầu cho công ty.
❖ Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Khảo sát thị trường khách hàng, lập danh sách khách hàng mục tiêu, lập các hợp
đồng dịch vụ bảo vệ với khách hàng, tư vấn, trả lời thắc mắc từ phía khách hàng
và đầu tư dịch vụ chăm sóc khách hàng để duy trì và phát triển hợp đồng dự án
đã ký. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Hoàn thành các báo cáo nội
bộ quy định công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu, chỉ đạo của ban điều hành.
❖ Phòng Thiết kế
Lên ý tưởng, đưa ra các ý tưởng thiết kế sản phẩm phù hợp theo khảo sát. Khi
bản thảo được duyệt, họ sẽ tiến hành thiết kế hoàn thiện bản vẽ sản phẩm.
❖ Phòng Kỹ thuật
Quản lý, giám sát kỹ thuật các phân xưởng cấp dưới, các máy móc, sản phẩm,
các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng để bảo đảm
10
an toàn. Quản lý việc sửa chữa, bảo trì các máy móc, thiết bị của công ty. Kiểm
tra chất lượng các sản phẩm để kịp thời xử lý các sự cố đột xuất về lỗi sản phẩm.
❖ Kho
Nơi cất giữ, bảo quản hàng hóa, thiết bị, nguyên liệu mua vào của Summer Wind
để tránh những trường hợp hàng hóa thất lạc, hư hỏng. Và là nơi để kiểm soát
và quản lý số lượng hàng hóa giúp giảm sai sót trong quá trình xuất nhập hàng.
❖ Phòng Kế toán
Theo dõi, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, đầy đủ, chính xác để
lập Báo cáo tài chính. Ghi chép, tính toán tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, nguồn vốn để cố vấn cho Giám đốc về vấn đề liên quan. Phụ trách tài chính
công ty gồm nguồn thu, chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Phân tích nghiệp
vụ hoạt động kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng chế độ Kế toán và Luật doanh
nghiệp. Kiểm soát tài sản, chi trả lương cho công nhân viên toàn bộ công ty.
❖ Phòng Hành chính – Nhân sự
Thực hiện tuyển dụng người lao động theo nhu cầu nhân sự của công ty. Quản
lý hồ sơ lý lịch của toàn bộ nhân viên công ty. Thực hiện công tác điều động,
đào tạo, phát triển ngành nghề nhân sự. Lưu trữ và quản lý hồ sơ pháp lý. Chuẩn
bị những công tác hậu cần tại công ty như: lễ tân, tiếp khách, văn phòng phẩm,
đồng phục… Đảm bảo công tác an ninh, đảm bảo an toàn lao động khi làm việc.
❖ Mối quan hệ giữa các phòng ban
Các phòng ban chuyên môn của Công ty TNHH Summer Wind thực hiện công
tác phối hợp để tham mưu cho Giám đốc trong việc đề ra các phương án, kiến
nghị để thực hiện các kế hoạch cung cấp dịch vụ hằng năm. Phòng Kế hoạch
Kinh doanh, Thiết kế, Kỹ thuật, Kho, Kế toán, Hành chính – Nhân sự đều chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Phòng Kế toán phối hợp với phòng Kế hoạch
Kinh doanh định hướng giá trị thị trường nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả. Cuối tháng, quý, năm cùng với các phòng ban kiểm kê
tài sản, vật tư, thành phẩm tồn kho. Ngoài ra, phòng Kế toán còn phối hợp với
phòng Hành chính nhân sự để tính toán tổng lương và theo dõi tiền lương của
nhân viên, giúp cho lãnh đạo Summer Wind điều hành tốt hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.

11
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Summer Wind
1.3.1. Cơ cấu nhân sự
Bộ máy kế toán là bộ phận không thể thiếu trong công tác xây dựng hệ thống
Kế toán, mỗi công ty đều có cơ cấu tổ chức riêng. Công ty TNHH Summer Wind có
cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng kế toán thực hiện và
chịu trách nhiệm tất cả các công việc liên quan như phân loại chứng từ, kiểm tra
chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo
cáo, thông tin kinh tế, tất cả chứng từ, ghi sổ đều tập trung tại phòng kế toán. Các bộ
phận trực thuộc chỉ tổ chức ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết
phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và đơn vị. Hình thức
kế toán tập trung có ưu điểm là bảo đảm sự tập trung, thống nhất, chặt chẽ và dễ dàng
trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp đơn vị kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời.
Bộ phận kế toán của công ty gồm sáu người và được nêu trong bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân sự bộ phận kế toán
Giới Trình độ
STT Họ và tên Tuổi Chức vụ
tính chuyên môn
1 Vũ Thị Anh Diễm Nữ 45 Đại học Kế toán trưởng
Kế toán công nợ kiêm kế
2 Nguyễn Huy Hoàng Nam 38 Đại học
toán thuế
Kế toán lương và trích
3 Nguyễn Thị Trà Mi Nữ 38 Đại học theo lương kiêm kế toán
thanh toán
Kế toán chi phí và giá
4 Văn Thành Long Nam 32 Cao đẳng
thành
5 Lê Thị Oanh Nữ 40 Đại học Thủ kho
6 Bùi Đức Huy Nam 34 Cao đẳng Thủ quỹ
Nguồn: Tác giả phỏng vấn và tổng hợp (2022)
Từ dữ liệu thu thập được về cơ cấu nhân sự bộ phận kế toán thì tỷ lệ nữ bằng tỷ
lệ nam, cụ thể chiếm 50%, tỷ lệ nam chiếm 50% (tương đương với 3 nữ và 3 nam).
Độ tuổi từ 30 đến 50, trong đó, từ 30 đến 40 tuổi chiếm 83,33% (tương ứng 5 người),
từ 40 đến 50 tuổi chiếm 16,67% (tương ứng 1 người). Trình độ chuyên môn đại học
chiếm 66,67% (tương ứng 4 người) và còn lại là trình độ cao đẳng chiếm 33,33%
(tương ứng 2 người). Tỷ lệ cụ thể được tác giải trình bày chi tiết qua hình 1.5 dưới đây:

12
Giới tính Độ tuổi Trình độ

17%
33%
50% 50%
67%
83%

Nam Nữ 30 - 40 tuổi 40 - 50 tuổi Đại học Cao đẳng

Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự kế toán


Nguồn: Tác giả tổng hợp (2022)
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ phận kế toán
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu nội bộ về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, bộ phận
kế toán Công ty TNHH Summer Wind được mô tả thông qua hình 1.6 sau đây:

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế
toán Kế
Kế Kế lương toán
Kế Thủ
toán toán
toán
và các Thủ chi phí
công thanh khoản kho và tính quỹ
thuế
nợ toán trích giá
theo thành
lương

Hình 1.6. Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Summer Wind
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2022)
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành
Bộ máy kế toán của Summer Wind bao gồm sáu nhân viên và được tổ chức theo
từng phần hành kế toán với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

13
❖ Kế toán trưởng (Trưởng phòng Kế toán)
Là người đứng đầu bộ phận Kế toán, có trách nhiệm quản lý, điều hành và kiểm
soát những hoạt động liên quan đến tài chính. Luôn giám sát việc quyết toán các
khoản thu chi, tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền của công ty vào cuối mỗi năm
tài chính. Chấp hành và ban hành những chỉ thị của Ban Giám đốc đưa ra.
❖ Kế toán tổng hợp (Phó phòng Kế toán)
Là người hướng dẫn kế toán viên xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kế toán. Quản
lý và phân tích chi phí, doanh thu của công ty. Nhận chỉ thị từ Kế toán trưởng
và thống kê số liệu cần thiết để báo cáo cho Kế toán trưởng và Ban Giám đốc.
Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sổ sách và các báo cáo quan trọng của công ty.
❖ Kế toán công nợ
Hạch toán, theo dõi và ghi nhận các công nợ phải thu, phải trả khách hàng. Kiểm
tra, lập những chứng từ thu chi. Đề xuất phương án cho cấp trên nếu doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc giải quyết các khoản công nợ. Quản lý và lưu
trữ chứng từ.
❖ Kế toán thanh toán
Hạch toán chính xác và đầy đủ vào sổ sách các nghiệp vụ quỹ tiền mặt, tiền gửi
để làm các báo cáo. Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ
quỹ. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ chứng từ: Giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn,
tiền lương, góp vốn, vay... Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có… của các ngân hàng.
❖ Kế toán thuế
Là bộ phận không thể thiếu trong công ty, thực hiện kiểm tra Hóa đơn đầu vào,
đầu ra. Kê khai thuế, quyết toán thuế hàng tháng, hàng qúy, hàng năm về các
loại thuế như Thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập
cá nhân,…
❖ Kế toán lương và các khoản trích theo lương
Ghi chép và tổng hợp bảng chấm công nhân viên trong Công ty TNHH Summer
Wind, tính số lượng phải trả và tính, trích nộp thuế theo quy định Pháp luật. Lập
báo cáo về lao động, tiền lương và các loại bảo hiểm thuộc phạm vi của Kế toán.

14
❖ Thủ kho
Là người trông giữ kho, đảm nhiệm quản lý và bảo quản hàng hóa mua vào, bán ra
của công ty. Quan sát, kiểm tra, phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa. Kiểm tra và
theo dõi thường xuyên hao mòn các tài sản cố định, tình hình sử dụng tài sản.
❖ Kế toán chi phí và tính giá thành
Tổng hợp tất cả chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Phân tích,
tính toán các chi phí phát sinh và điều chỉnh giá thành hợp lý để đưa ra giá thành
phù hợp với chất lượng nguyên vật liệu phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.
❖ Thủ quỹ
Bảo quản tiền, thực hiện thu tiền, chi tiền mặt và kiểm đếm tiền một cách chính
xác. Thực hiện nghiêm chỉnh về định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.
1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH
Summer Wind
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn với Kế toán trưởng tại Công ty TNHH Summer
Wind thì chế độ, chính sách và hình thức kế toán được áp dụng tại công ty như sau:
1.4.1. Chế độ kế toán
Công ty TNHH Summer Wind áp dụng các quy định về sổ kế toán, các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật kế toán số 88/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày
20/11/2015 [15] và chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014 TT-BTC ban hành
ngày 22/12/2014 do Bộ tài chính ban hành. [2]
Báo cáo tài chính được lập và trình bày một các trung thực và hợp lý về tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
1.4.2. Chính sách kế toán
1.4.2.1. Nguyên tắc kế toán
Doanh nghiệp sử dụng các nguyên tắc kế toán cơ bản theo quy định kế toán như:
Cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán, hoạt động liên tục, thận trọng, giá gốc, trọng
yếu và phù hợp để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính.
1.4.2.2. Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép trong công tác kế toán và lập Báo cáo
tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế VND).

15
1.4.2.3. Kỳ kế toán
Niên độ kế toán được tiến hành theo quý gồm bốn tháng. Quý một bắt đầu từ
ngày 01/01 đến ngày 31/03; Quý hai bắt đầu từ ngày 01/04 đến ngày 30/06; Quý ba
bắt đầu từ ngày 01/07 đến ngày 30/09; Quý bốn bắt đầu từ ngày 01/10 đến ngày 31/12.
1.4.2.4. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng
• Hệ thống tài khoản được sử dụng: Công ty căn cứ hệ thống tài khoản kế toán
theo Thông tư 200/2014 TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ tài chính
ban hành để vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp với
đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của ngành và đơn vị.
• Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty sử dụng chứng từ kế toán theo mẫu quy
định của Thông tư 200/2014 TT-BTC ngày ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ
tài chính ban hành.
• Phương pháp kế toán:
+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Nhập trước xuất trước (FIFO)
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng trong suốt
thời hữu dụng dự tính của tài sản, quản lý, sử dụng, trích khấu hao theo Thông tư
45/2013/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành. [1]
+ Xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ: Bình quân gia quyền cuối kỳ.
• Ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương
tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản đầu
tư ngắn hạn, có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền và ít
rủi ro liên quan đến biến động giá trị. [2]
• Ghi nhận nợ phải thu: Theo giá trị ghi sổ trừ đi các khoản dự phòng phải thu
khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập cho các khoản nợ phải thu
đã quá hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên, hoặc các khoản phải thu mà người nợ
khó có khả năng thanh toándo bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự.
• Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát
sinh, được xác đinh theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không
phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. [2]

16
• Ghi nhận chi phí: Những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời
điểm phát sinh hoặc khi có khả năng chắc chắn phát sinh trong tương lai, không
phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền. [2]
1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng
Công ty TNHH Summer Wind đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, đây
là hình thức phổ biến tại nhiều doanh nghiệp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh theo trình tự thời gian. Qua quá trình tìm hiểu sổ sách và phỏng vấn Kế
toán trưởng. Trình tự ghi sổ đựợc thể hiện cụ thể ở hình 1.7 như sau:
Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Hình 1.7. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Nguồn: Tác giả trình bày theo hướng dẫn của Kế toán trưởng (2022)
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào những chứng từ kế toán thực tế đã được kiểm
tra, làm căn cứ để ghi sổ. Đầu tiên, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đuợc ghi vào sổ,
thẻ kế toán chi tiết và sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Sau đó, từ dữ liệu sổ
Nhật ký chung, tiến hành ghi sổ Cái theo tài khoản, nghiệp vụ phù hợp.
Định kỳ, cuối Quý kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập Báo cáo tài
chính. Cộng số liệu trên sổ Cái, đối chiếu với sổ, thẻ kế toán chi tiết để tiến hành lập
bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi khớp số liệu, căn cứ dữ liệu đã ghi sổ trước đó kế
toán tiến hành lập Báo cáo tài chính theo quy định Thông tư 200/2014 của Bộ Tài chính.

17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY
TNHH SUMMER WIND
2.1. Nội dung
Công ty TNHH Summer Wind sử dụng tiền gửi ngân hàng với hai đơn vị tiền
tệ là Việt Nam đồng và ngoại tệ (USD). Tiền gửi ngân hàng giúp giảm bớt những rủi
ro, gian lận và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp. Tài khoản tiền
gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Summer Wind phản ánh số dư hiện có và tình hình
biến động tăng và giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Tiền gửi ngân
hàng được công ty sử dụng để thanh toán hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ
nhỏ đến lớn, thu tiền khách hàng, ứng trước, chi nộp lệ phí môn bài, phí hải quan và
chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty TNHH Summer Wind đang thực hiện giao dịch tại ba ngân
hàng: Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) -
chi nhánh Bình Dương, Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon (TFB) – chi nhánh
Bình Dương, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (AB) – chi nhánh Bình Dương.
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán thường xuyên kiểm tra,
đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên
sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng.
Kế toán sẽ thông báo với ngân hàng và các bên liên quan như chăm sóc khách hàng,
nhà cung cấp sẽ cùng nhau đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2.2. Nguyên tắc kế toán
Công ty TNHH Summer Wind áp dụng thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ
Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh
nghiệp để hạch toán tài khoản Tiền gửi ngân hàng. Theo chương II, điều 13, khoản 1
quy định nguyên tắc kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng như sau:
“- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch
toán trên tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các Giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản
sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, séc
chuyển khoản, séc bảo chi,…).

18
- Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán
của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì
doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý
kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ
theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch
(nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn
hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
(3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp
tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để
tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân
hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra
Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút quỹ
tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam
theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112.
+ Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền.
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần
hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
- Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật,
doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc: Tỷ giá
giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là
tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản
ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài
khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không
có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng
nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.” [2]

19
2.3. Tài khoản sử dụng
Công ty TNHH Summer Wind sử dụng tài khoản theo hệ thống tài khoản quy
định trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 do
Bộ Tài chính ban hành [2]. Sự biến động của tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tại công
ty được hạch toán trên chứng từ sổ sách kế toán gồm tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2.
2.3.1. Giới thiệu tài khoản
2.3.1.1. Tài khoản cấp 1
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ Tài
chính ban hành, khi công ty TNHH Summer Wind ghi nhận, hạch toán sự tăng, giảm
tiền gửi ngân hàng thì công ty sử dụng tài khoản 112: “Tiền gửi ngân hàng”
2.3.1.2. Tài khoản cấp 2
Do đơn vị tiền tệ của công ty sử dụng là Đồng Việt Nam và Đồng Ngoại tệ, nên
theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ Tài
chính ban hành, công ty sử dụng tài khoản chi tiết cấp 2 là tài khoản 1121: “Tiền gửi
ngân hàng Việt Nam” và tài khoản 1122: “Tiền gửi ngân hàng Ngoại tệ”. Phản
ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam và
Đồng Ngoại tệ, chi tiết tài khoản cấp 2 thể hiện như sau:
- Tài khoản 1121TFB: Tiền gửi Việt Nam đồng ngân hàng Thương mại Taipei
Fubon (TFB) – chi nhánh Bình Dương. Số tài khoản: 960880008688.
- Tài khản 1121BIDV: Tiền gửi Việt Nam đồng ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Bình Dương. Số tài khoản:
65010001947737.
- Tài khoản 1121AB: Tiền gửi Việt Nam đồng ngân hàng Thương mại cổ phần
An Bình (AB) – chi nhánh Bình Dương. Số tài khoản: 067100244500.
- Tài khoản 1122TFB: Tiền gửi USD ngân hàng Thương mại Taipei Fubon (TFB)
– chi nhánh Bình Dương. Số tài khoản: 960880008680.
- Tài khoản 1122BIDV: Tiền gửi USD ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Bình Dương. Số tài khoản:
65010370036715.
- Tài khoản 1122AB: Tiền gửi USD ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình
(AB) – chi nhánh Bình Dương. Số tài khoản: 067100244569.

20
2.3.1.3. Các tài khoản có liên quan
Tài khoản 111: “Tiền mặt”
Tài khoản 131: “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản 331: “Phải trả người bán”
Tài khoản 341: “Vay và nợ thuê tài chính”
Tài khoản 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”
Tài khoản 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
2.3.2. Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế
Tài khoản 1121: “Tiền gửi ngân hàng Việt Nam đồng”
Tài khoản 1122: “Tiền gửi ngân hàng Ngoại tệ (USD)”
Số dư đầu kỳ bên Nợ: Thể hiện số tiền Việt nam đồng và Ngoại tệ (USD) đang
gửi tại ngân hàng vào ngày đầu kỳ kế toán.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng tiền gửi ngân hàng trong kỳ tại Công ty
TNHH Summer Wind, bao gồm:
- Các khoản tiền mặt Việt nam đồng gửi vào ngân hàng.
- Nhận nợ vay ngắn hạn.
- Thu tiền bán hàng, khách hàng trả nợ hoặc ứng trước.
- Thu tiền vay ngân hàng.
- Thu tiền lãi ngân hàng.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ giảm tiền gửi ngân hàng trong kỳ tại Công ty
TNHH Summer Wind, bao gồm:
- Các khoản tiền Việt Nam đồng rút ra từ tài khoản ngân hàng.
- Phí chuyển tiền ngân hàng.
- Rút tiền tiền gửi ngân hàng Việt Nam đồng nhập quỹ tiền mặt.
- Thanh toán tiền mua hàng, vận chuyển hàng hóa, các khoản phải trả cho nhà
cung cấp và ứng trước tiền cho người bán.
- Chi tiền trả lương nhân viên và các khoản trích theo lương.
- Chi nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí hải quan, phí bảo vệ.
Số dư cuối kỳ bên Nợ: Thể hiện số tiền Việt Nam đồng và Ngoại tệ (USD) còn
gửi tại ngân hàng vào ngày cuối kỳ kế toán.

21
2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán
2.4.1. Chứng từ kế toán
Tại công ty TNHH Summer Wind, mọi nghiệp vụ tăng, giảm tiền gửi ngân hàng
đều phải có đủ các chứng từ làm cơ sở pháp lý cho việc ghi chép kế toán. Chứng từ
mà công ty sử dụng để ghi nhận tài khoản tiền gửi ngân hàng là các chứng từ ngân
hàng nơi mà công ty đăng ký số tài khoản và giao dịch.
2.4.1.1. Ủy nhiệm chi (UNC)
a) Mục đích
Đối với UNC, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các công ty và các
bên có liên quan, UNC dùng để thanh toán chuyển khoản về các khoản trả tiền hàng,
dịch vụ cho nhà cung cấp trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng.
b) Cách lập
Ủy nhiệm chi do công ty TNHH Summer Wind lập. Căn cứ Khoản 1 Điều
8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN, mẫu chứng từ ủy nhiệm chi bao gồm đầy đủ các yếu
tố chính sau:
- Chữ lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi), số chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi;
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
- Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
- Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
- Nội dung thanh toán;
- Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;
- Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán;
- Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ
điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký
những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị
(nếu có). [12]
UNC được kế toán lập thành 2 liên, liên lưu lại của công ty làm cơ sở ghi sổ,
một liên được gửi đến ngân hàng nơi công ty mở tài khoản tại ngân hàng.

22
2.4.1.2. Giấy báo Có (GBC)
a) Mục đích
Đối với Giấy báo Có, khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho công ty qua tài
khoản ngân hàng, hoặc do công ty nộp tiền vào tài khoản… thì ngân hàng sẽ thông
báo số tiền mà công ty nhận được tại tài khoản ngân hàng và ghi tăng số tiền trong
tài khoản của công ty.
b) Cách lập
Chứng từ Giấy báo Có do ngân hàng lập. Căn cứ Điều 5 của Quyết định số
1789/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành chứng từ kế toán ngân hàng thì Giấy báo Có
phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
- Thông tin công ty/tài khoản người thụ hưởng;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng
số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền phải ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người liên quan đến
chứng từ kế toán. [11]
2.4.1.3. Giấy báo Nợ (GBN)
a) Mục đích
Đối với Giấy báo Nợ, khi công ty thanh toán tiền hàng cho đơn vị khác qua tài
khoản ngân hàng hoặc do công ty rút tiền từ tài khoản… thì ngân hàng sẽ thông báo
số tiền mà công ty bị trừ đi tại tài khoản ngân hàng và ghi giảm số tiền trong tài khoản
của công ty.
b) Cách lập
Chứng từ Giấy báo Nợ do ngân hàng lập. Căn cứ Điều 5 của Quyết định số
1789/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành chứng từ kế toán ngân hàng thì Giấy báo Nợ
phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
- Thông tin công ty/tài khoản người thụ hưởng;

23
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng
số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền phải ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người liên quan đến
chứng từ kế toán. [11]
2.4.1.4. Sao kê ngân hàng
a) Mục đích
Sao kê ngân hàng là bản sao ghi chép chi tiết những giao dịch đã phát sinh của
tài khoản ngân hàng trong một tháng. Các giao dịch phát sinh bao gồm: Các khoản
chi tiêu, thanh toán dịch vụ, nộp tiền... Cuối mỗi tháng kế toán đến ngân hàng lấy
Bảng sao kê ngân hàng. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng, kế toán phải kiểm
tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế
toán của công ty với số liệu trên các chứng từ gốc của ngân hàng thì công ty phải
thông báo ngay cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lí kịp thời.
b) Cách lập
Bảng sao kê ngân hàng do ngân hàng lập. Căn cứ Điều 5 của Quyết định số
1789/2005/QĐ-NHNN bảng sao kê ngân hàng phải thể hiện đầy đủ những nội dung
sau:
- Tên và địa chỉ ngân hàng;
- Ngày, tháng, năm và giờ giao dịch;
- Số tiền tăng, giảm vào tài khoản và loại tiền;
- Số hiệu chứng từ;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người liên quan đến
chứng từ kế toán. [11]
2.4.2. Sổ sách kế toán
Công ty TNHH Summer Wind sử dụng sổ sách kế toán theo mẫu quy định của
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ Tài chính
ban hành cùng với Bảng sao kê ngân hàng để đối chiếu và lưu giữ các nghiệp vụ liên
quan đến tiền gửi ngân hàng phát sinh trong kỳ.

24
2.4.2.1. Nhật ký chung (S03a-DN)
Công ty căn cứ vào những chứng từ thực tế phát sinh trong kỳ để làm căn cứ
ghi sổ Nhật ký chung. Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng
12 năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành quy định sổ Nhật ký chung như sau:
“Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ
đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh
tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh
nghiệp. Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.” [2]
2.4.2.2. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng (S08-DN)
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng được ghi dựa vào sổ Nhật ký chung đã mở trước
đó, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tài khoản
112 cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Cung cấp các thông tin phục
vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản
ánh trên sổ Nhật ký chung và Sổ Cái. Công ty sử dụng sổ Chi tiết tiền gửi ngân hàng
theo mẫu S08-DN của Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm những nội dung sau:
- Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước.
- Góc trên bên trái ghi đầy đủ tên và địa chỉ đơn vvị.
- Góc trên bên phải ghi tên mẫu sổ, ban hành theo Thông tư 200/2014...
- Ở giữa ghi tên sổ (Sổ chi tiết Tiền gửi ngân hàng), tháng năm tài chính, tên tài
khoản và số hiệu ngân hàng mở sổ.
- Cột A: Ngày tháng ghi sổ.
- Cột B: Số hiệu của chứng từ làm căn cứ ghi sổ.
- Cột C: Ngày tháng ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung, diễn giải của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi Số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản 112X liên quan đến các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

25
- Cột 1,2: Ghi số tiền gửi vào (ghi Nợ) hoặc rút ra (ghi Có ) khỏi khoản tiền gửi.
- Cột 3: Ghi số tiền còn lại sau mỗi lần gủi vào hoặc rút ra.
- Cuối kỳ: Cộng số tiền đã gửi vào (bên Nợ) hoặc rút ra (bên Có) trên cơ sở đó
tính số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ chi tiết
tiền gửi ngân hàng được đối chiếu với số dư tại ngân hàng nơi mở tài khoản.
- Ghi đầy đủ ngày tháng năm xuất sổ và ký tên đầy đủ nhũng bộ phận liên quan.
2.4.2.3. Sổ Cái (S03b-DN)
Sổ Cái được mở cho từng tài khoản riêng biệt, công ty TNHH Summer Wind
dựa vào sổ Nhật ký chung và sổ Chi tiết đã ghi trước đó để làm căn cứ ghi sổ Cái.
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ
Tài chính ban hành quy định sổ Nhật ký chung như sau:
“Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng
kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế
độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh
tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có
của tài khoản.” [2]
2.4.2.4. Trình tự hạch toán tiền gửi ngân hàng
Khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng thì kế toán căn cứ
hóa đơn bán hàng, mua hàng, hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để lập “Ủy nhiệm chi”
và gửi đến ngân hàng. Ngân hàng nhận được “Ủy nhiệm chi” sẽ tiến hành thanh toán
đồng thời gửi “Giấy báo Nợ”. Đối với trường hợp làm tăng tiền gửi ngân hàng của
công ty sẽ nhận được “Giấy báo Có” của ngân hàng. Sau đó, kế toán căn cứ vào các
chứng từ ngân hàng như: Giấy nộp tiền, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có. Kế toán ghi Sổ
Nhật ký chung, sổ Cái. Từ Nhật ký chung ghi vào sổ Cái tài khoản 112. Cuối kỳ, kế
toán tổng hợp số liệu để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.

26
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Summer Wind
2.5.1. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
• Nghiệp vụ 1: Chuyển tiền VNĐ nội bộ
Ngày 05/12/2022, Công ty TNHH Summer Wind chuyển tiền VND nội bộ từ
tài khoản ngân hàng Thương mại Taipei Fubon (TFB) – chi nhánh Bình Dương sang
tài khoản ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (AB) – chi nhánh Bình Dương, số
tiền 450.000.000 đồng và phí chuyển tiền là 148.500 đồng. Kế toán nhận được “Giấy
báo Nợ” số TFB070500 (Xem hình 2.1) của ngân hàng Thương mại Taipei Fubon và
“Giấy báo Có” (Xem hình 2.2) của ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Từ
“Giấy báo Có”, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (Xem bảng 2.1) và sổ Chi tiết tiền
gửi ngân hàng (Xem bảng 2.3). Từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái (Xem
bảng 2.2). Cuối kỳ, kế toán căn cứ sổ Cái tài khoản 112 để lập Báo cáo tài chính.

27
Hình 2.1. Giấy báo Nợ số TFB070500
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

28
Hình 2.2. Giấy báo Có
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)
• Nghiệp vụ 2: Thanh toán tiền mua Thùng carton MT-512A
Ngày 13/12/2022, Công ty TNHH Summer Wind chi tiền thanh toán tiền mua
Thùng carton MT-512A (505x360x170) ngày 31/03/2022 cho Công ty TNHH Kim
Xương với số tiền chưa thuế 12.464.500 đồng, thuế GTGT 10% bằng chuyển khoản
qua ngân hàng TMCP An Bình.
Khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng thì kế toán căn cứ vào chứng
từ gốc “Hóa đơn GTGT số 0000609” (Xem hình 2.3) ngày 31/03/2022 của Công ty
TNHH Kim Xương để lập “Ủy nhiệm chi” (Xem hình 2.4) gửi đến ngân hàng TMCP
An Bình. Kế toán gửi “Ủy nhiệm chi” cho ngân hàng để làm thủ tục chi tiền gửi. Khi
ngân hàng nhận được “Ủy nhiệm chi”, tiến hành gửi “Giấy báo Nợ” (Xem hình
2.5). Căn cứ vào các chứng từ: Hóa đơn GTGT , Ủy nhiệm chi, kế toán kiểm tra đối
chiếu với Giấy báo Nợ ngân hàng để đảm bảo tính chính xác, hợp lý của số liệu. Sau
đó lấy căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung (Xem bảng 2.1) và sổ Chi tiết tiền gửi

29
ngân hàng xem (Xem bảng 2.3). Từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái (Xem
bảng 2.3). Cuối kỳ, kế toán căn cứ sổ Cái tài khoản 112 để lập Báo cáo tài chính.

Hình 2.3. Hóa đơn Giá trị gia tăng số 0000609


Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

30
Hình 2.4. Ủy nhiệm chi
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

Hình 2.5. Giấy báo Nợ số FX22347072843343


Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

31
• Nghiệp vụ 3: Rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt
Ngày 18/12/2022, Công ty TNHH Summer Wind rút tiền gửi ngân hàng về nhập
quỹ tiền mặt với số tiền là 530.000.000 đồng.
Công ty lập “Phiếu chi Sec” cho đại diện công ty (ông Văn Thành Long) đến
ngân hàng TMCP An Bình rút tiền gửi ngân hàng sau khi làm thủ tục rút tiền. Do
chứng từ “Phiếu chi Sec” bị thất lạc nên tác công ty không cung cấp cho tác giả.
Ngân hàng TMCP An Bình nhận được “Phiếu chi Sec”, tiến hành gửi “Giấy báo
Nợ” (Xem hình 2.6) cho công ty.

Hình 2.6. Giấy báo Nợ số FX2235260214


Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)
Kế căn cứ “Phiếu chi Sec” bằng tiền mặt để lập “Phiếu thu số PT-0081” (Xem
hình 2.7). Sau đó lấy căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung (Xem bảng 2.1) và sổ Chi
tiết tiền gửi ngân hàng xem ( Xem bảng 2.3). Từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào
sổ Cái (Xem bảng 2.3). Cuối kỳ, kế toán căn cứ sổ Cái tài khoản 112 để lập Báo cáo
tài chính.

32
Hình 2.7. Phiếu thu số PT-0081
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)
• Nghiệp vụ 4: Thanh toán tiền mua gỗ sồi xẻ sấy 50MM ABC
Ngày 25/12/2022, Công ty TNHH Summer Wind thanh toán tiền mua 2,313 m3
gỗ sồi xẻ sấy 50MM ABC cho công ty TNHH Lami Timber trị giá 42.850.465 đồng.
Căn cứ vào chứng từ gốc “Hóa đơn GTGT” số 0000090 ngày 28/11/2022
của Công ty TNHH Lami Timber (Xem hình 2.8), kế toán tiến hành lập phiếu “Ủy
nhiệm chi” (Xem hình 2.9) gửi tới ngân hàng TMCP An Bình.

33
Hình 2.8. Hoá đơn GTGT số 0000090
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

34
Hình 2.9. Ủy nhiệm chi
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)
Sau khi ngân hàng nhận được phiếu “Ủy nhiệm chi”, tiến hành thanh toán cho
công ty TNHH Lami Timber và đồng thời gửi “Giấy báo Nợ kiêm Hóa đơn thu
phí” số FX22359712701909 (Xem hình 2.10) cho Công ty TNHH Summer Wind.

35
Hình 2.10. Giấy báo Nợ kiêm Hóa đơn thu phí số FX22359712701909
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)
Căn cứ vào các chứng từ: Hóa đơn GTGT, Ủy nhiệm chi, kế toán kiểm tra đối
chiếu với “Giấy báo Nợ” ngân hàng để đảm bảo tính chính xác, hợp lý của số liệu.
Sau đó lấy căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung (Xem bảng 2.1) và sổ Chi tiết tiền gửi
ngân hàng xem (Xem bảng 2.3). Từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái (Xem
bảng 2.3). Cuối kỳ, kế toán căn cứ sổ Cái tài khoản 112 để lập Báo cáo tài chính.
• Nghiệp vụ 5: Thu lãi tiền gửi ngân hàng
Ngày 25/12/2022, Công ty nhận được “Giấy báo Có” của ngân hàng Thương
mại cổ phần An Bình về lãi tiền gửi tháng 12/2022. Kế toán căn cứ vào chứng từ
“Giấy báo Có” để ghi sổ Nhật ký chung (Xem bảng 2.1) và sổ Chi tiết tiền gửi ngân
hàng xem (Xem bảng 2.3). Từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái (Xem bảng
2.3). Cuối kỳ, kế toán căn cứ sổ Cái tài khoản 112 để lập Báo cáo tài chính.

36
Hình 2.11. Giấy báo Có
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)
• Nghiệp vụ 6: Thanh toán tiền điện kỳ 2 tháng 12 năm 2022
Ngày 27/12/2022, công ty thanh toán tiền điện kỳ 2 tháng 12/2022 cho Công ty
Điện lực Bình Dương số tiền 63.341.586 đồng bằng chuyển khoản qua ngân hàng
TMCP An Bình.
Khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, kế toán căn cứ vào chứng
từ gốc “Hóa đơn GTGT tiền điện” số 0210398 (Xem hình 2.12) của công ty Điện
lực Bình Dương lập “Ủy nhiệm chi” (Xem hình 2.13) gửi đến ngân hàng TMCP An
Bình. Ngân hàng nhận được “Ủy nhiệm chi”, tiến hành thanh toán cho công ty Điện
lực Bình Dương và đồng thời gửi “Giấy báo Nợ” (Xem hình 2.14). Kế toán công ty
Căn cứ vào các chứng từ: Hóa đơn GTGT tiền điện, Ủy nhiệm chi để kiểm tra, đối
chiếu với Giấy báo Nợ ngân hàng để đảm bảo tính chính xác, hợp lý của số liệu. Sau
đó lấy căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung (Xem bảng 2.1) và sổ Chi tiết tiền gửi
ngân hàng xem (Xem bảng 2.3). Từ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái (Xem
bảng 2.3). Cuối kỳ, kế toán căn cứ sổ Cái tài khoản 112 để lập Báo cáo tài chính.

37
Hình 2.12. Hóa đơn GTGT tiền điện số 0210398
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

38
Hình 2.13. Ủy nhiệm chi
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

Hình 2.14. Giấy báo Nợ số FX2236188107


Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2022)

39
Do Công ty TNHH không cung cấp cho tác giả sao kê ngân hàng Thương mại
Taipei Fubon nên tác giả không có căn cứ để trình bày. Sao kê ngân hàng Thương
mại cổ phần An Bình (AB) tháng 12 năm 2022 gồm có 09 trang, với số dư đầu kỳ là
590.291 đồng và số dư hiện hành (số dư cuối kỳ) là 1.467.538 đồng - khớp với số dư
cuối kỳ trên sổ Chi tiết tiền gửi ngân hàng An Bình (Xem bảng 2.2 và Phụ lục 3).
Toàn bộ sao kê ngân hàng được thể hiện qua hình 2.15, 2.16, 2.17, 2.18, 2.19, 2.20,
2.21, 2.22, 2.23 dưới đây:

40
Hình 2.15. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 1/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

41
Hình 2.16. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 2/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

42
Hình 2.17. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 3/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

43
Hình 2.18. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 4/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

44
Hình 2.19. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 5/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

45
Hình 2.20. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 6/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

46
Hình 2.21. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 7/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

47
Hình 2.22. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 8/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

48
Hình 2.23. Sao kê ngân hàng An Bình tháng 12/2022 trang 9/9
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)
2.5.2. Minh họa sổ sách kế toán
Sau khi đã thu thập đầy đủ các chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh ở mục 2.5.1, kế toán làm căn cứ để ghi sổ Nhật ký chung, sổ Cái và sổ Chi tiết
Tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng, kế toán xin bảng Sao kê ngân hàng từ ngân hàng để
tiến hành đối chiếu số liệu và làm căn cứ khi được kiểm tra thuế, kiểm toán,...Trích
mẫu sổ Nhật ký chung tháng 12/2022 (Xem bảng 2.1), trích mẫu sổ Chi tiết tiền gửi
ngân hàng AB tháng 12/2022 (Xem bảng 2.2), trích mẫu sổ Chi tiết tiền gửi ngân
hàng AB tháng 12/2022 (Xem bảng 2.2), trích mẫu sổ Cái tài khoản 112 tháng
12/2022 (Xem bảng 2.4) được thể hiện theo trình tự dưới đây:

49
2.5.2.1. Nhật ký chung
Bảng 2.1. Trích mẫu sổ Nhật ký chung tháng 12/2022
Đơn vị: Công ty TNHH Summer Wind Mẫu số S03a-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Cát, Tỉnh Bình Dương
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng
NT Chứng từ ĐG TK đối Số phát sinh
Diễn giải
GS SH NT SC ứng Nợ Có
A B C D E H 1 2
... ... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... … … …
5/12/ 5/12/ Chuyển tiền nội bộ từ TK
TFB070500 ✓
2022 2022 NH TFB sang NH AB
Tiền gửi Việt Nam AB-
✓ 1121AB 450,000,000
0671002445001-VND
Chi phí dịch vụ mua ngoài ✓ 6427 148,500
Tiền gửi Việt Nam Fubon- 1121TF
✓ 450,148,500
960880008688-VND B
... ... ... ... … … …
... ... ... ... … … …
CK TT tiền mua Thùng
13/12/ 13/12/
GBN-0025 carton MT-512A HĐ ✓
2022 2022
0000609 N13/03/2022
Phải trả cho người bán ✓ 331KX 13,710,950

Chi phí dịch vụ mua ngoài ✓ 6427 11,000


Tiền gửi Việt Nam An 13,721,950
✓ 1121AB
Bình-0671002445001
... ... ... ... ... … … …
18/12/ 18/12/ Thu rút sec NH AB về
GBN-0040 ✓
2022 2022 nhập quỹ
Tiền mặt Việt Nam ✓ 1111 530,000,000
Tiền gửi Việt Nam An
✓ 1121AB 530,000,000
Bình-0671002445001
... ... ... ... ... … … …
... ... ... ... ... … … …
... ... ... ... ... … … …

50
NT Chứng từ ĐG TK đối
Diễn giải Số phát sinh
GS SC ứng
SH NT Nợ Có
A B C D E H 1 2
... ... ... ... ... … … …
25/12/ 25/12/
GBN-0057 CK TT tiền mua gỗ sồi ✓
2022 2022
Phải trả cho người bán ✓ 331LM 42,850,465
Chi phí dịch vụ mua ngoài ✓ 6427 23,568
Tiền gửi Việt Nam An
✓ 1121AB 42,874,033
Bình-0671002445001
... ... ... ... ... … … …
25/12/ 25/12/ Thu lãi TGNH AB tháng
GBC-0021 ✓
2022 2022 12/2022
Tiền gửi Việt Nam An
✓ 1121AB 69,298
Bình-0671002445001
Thu nhập về hoạt động góp
✓ 5151 69,298
vốn liên doanh
... ... ... ... ... … … …
CK TT tiền điện sản xuất
27/12/ 27/12/
GBN-0065 từ ngày 12/12/22 đến ✓
2022 2022
25/12/22
Phải trả cho người bán ✓ 331ĐL 63,341,586
Tiền gửi Việt Nam An
✓ 1121AB 63,341,586
Bình-0671002445001
... ... ... ... … … …
... ... ... ... … … …
Cộng số phát sinh 40,363,744,891 40,363,744,891
Ngày mở sổ: 01/12/2022
Ngày 31 tháng 12 năm 2022

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc


Lê Vũ Anh Diễm Yao, Chao – Chin
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

51
2.5.2.2. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
Bảng 2.2. Trích mẫu sổ Chi tiết tiền gửi ngân hàng AB tháng 12/2022
Đơn vị: Công ty TNHH Summer Wind Mẫu số S08-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Cát, Tỉnh Bình Dương
SỔ CHI TIẾT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Tháng 12/2022
Tài khoản ngân hàng An Bình
Số hiệu tài khoản: 1121AB
Tên tài khoản: Tiền gửi VND An Bình (chi nhánh Bình Dương)
Đơn vị tính: Đồng

Chứng từ Số tiền
NT TKĐƯ
Diễn giải
GS SH NT Thu Chi Tồn
A B C D E 1 2 3
Số dư đầu kỳ 590,291
… ... ... ... ... ... ... ...
TFB Chuyển tiền nội bộ từ
5/12/ 5/12/
07050 TK NH TFB sang NH 1121TFB 450,000,000 652,588,447
2022 2022
0 AB
… ... ... ... ... ... ... ...
CK TT tiền mua
13/12/ GBN- 13/12/ Thùng carton MT- 13,710,950 596,791,940
331KX
2022 0025 2022 512A HĐ 0000609
N13/03/2022
CK TT tiền mua
13/12/ GBN- 13/12/ Thùng carton MT- 596,780,940
6427 11,000
2022 0025 2022 512A HĐ 0000609
N13/03/2022
… ... ... ... ... ... ... ...
… ... ... ... ... ... ... ...
18/12/ GBN- 18/12/ Thu rút sec NH AB về
1111 530,000,000 247,758,414
2022 0040 2022 nhập quỹ
… ... ... ... ... ... ... ...
25/12/ GBN- 25/12/
CK TT tiền mua gỗ sồi 331KX 42,850,465 468,346,725
2022 0058 2022
25/12/ GBN- 25/12/ 23,568
CK TT tiền mua gỗ sồi 6427 468,323,157
2022 0058 2022
… ... ... ... ... ... ... ...
… ... ... ... ... ... ... ...

52
NT
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền
GS
SH NT Thu Chi Tồn
A B C D E 1 2 3
25/12/ GBC- 25/12/ Thu lãi TGNH AB
5151 69,298 811,362,190
2022 0021 2022 tháng 12/2022
… ... ... ... ... ... ... ...
CK TT tiền điện sản
27/12/ GBN- 27/12/
xuất từ ngày 12/12/22 331ĐL 63,341,586 101,544,538
2022 0065 2022
đến 25/12/22
… ... ... ... ... ... ... ...

Cộng phát sinh trong kỳ 5,175,863,298 5,174,986,051


Số dư cuối kỳ 1,146,538
Ngày mở sổ: 01/12/2022
Ngày 31 tháng 12 năm 2022
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Lê Vũ Anh Diễm Yao, Chao – Chin
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

53
Bảng 2.3. Trích mẫu sổ Chi tiết tiền gửi ngân hàng TFB tháng 12/2022
Đơn vị: Công ty TNHH Summer Wind Mẫu số S08-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Cát, Tỉnh Bình Dương
SỔ CHI TIẾT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Tháng 12/2022
Tài khoản ngân hàng Taipei Fubon
Số hiệu tài khoản: 1121TFB
Tên tài khoản: Tiền gửi VND Taipei Fubon (chi nhánh Bình Dương)
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ Số tiền
NTGS Diễn giải TKĐƯ
SH NT Thu Chi Tồn
A B C D E 1 2 3
Số dư đầu kỳ 2,230,438,803
Chuyển tiền nội bộ
TFB07
5/12/2022 5/12/2022 từ TK NH TFB 1121AB 450,000,000 ...
0500
sang NH AB
Chuyển tiền nội bộ
TFB07
5/12/2022 5/12/2022 từ TK NH TFB 6427 148,500 ...
0500
sang NH AB
… ... ... ... ... ... ... ...
Cộng phát sinh
1,208,331,400 3,432,118,557
trong kỳ
Số dư cuối kỳ 6,651,646
Ngày mở sổ: 01/12/2022
Ngày 31 tháng 12 năm 2022
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Lê Vũ Anh Diễm Yao, Chao – Chin
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)

54
2.5.2.3. Sổ Cái
Bảng 2.4. Trích mẫu sổ Cái tiền gửi ngân hàng tháng 12/2022
Đơn vị: Công ty TNHH Summer Wind Mẫu số S03b-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Cát, Tỉnh Bình Dương
SỔ CÁI
Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng
Số hiệu: 112
Tháng 12/2022
Đơn vị tính: Đồng
NT Chứng từ TK đối Số tiền
Diễn giải
GS SH NT ứng Nợ Có
A B C D H 1 2
Số dư đầu kỳ 713,372,431
… ... ... ... ... ... ...
5/12/ TFB 5/12/ Chuyển tiền nội bộ từ TK NH
1121TFB 450,000,000
2022 070500 2022 TFB sang NH AB
… ... ... ... ... ... ...
5/12/ TFB 5/12/ Chuyển tiền nội bộ từ TK NH
1121AB 450,000,000
2022 070500 2022 TFB sang NH AB
5/12/ TFB 5/12/ Chuyển tiền nội bộ từ TK NH
6427 148,500
2022 070500 2022 TFB sang NH AB
… ... ... ... ... ... ...
CK TT tiền mua Thùng
13/12 GBN- 13/12 13,710,950
carton MT-512A HĐ 331KX
/2022 0025 /2022
0000609 N13/03/2022
GBN- CK TT tiền mua Thùng
13/12 13/12
carton MT-512A HĐ 6427 11,000
/2022 0025 /2022
0000609 N13/03/2022
… ... ... ... ... ... ...
18/12 GBN- 18/12 Thu rút sec NH AB về nhập
1111 530,000,000
/2022 0040 /2022 quỹ
… ... ... ... ... ... ...
25/12 GBN- 25/12
CK TT tiền mua gỗ sồi 331KX 42,850,465
/2022 0058 /2022
25/12 GBN- 25/12 23,568
CK TT tiền mua gỗ sồi 6427
/2022 0058 /2022
… ... ... ... ... ... ...
25/12 GBC- 25/12 Thu lãi TGNH AB tháng
5151 69,298
/2022 0021 /2022 12/2022
55
Chứng từ
NT TK đối Số tiền
Diễn giải
GS ứng
SH NT Nợ Có
A B C D H 1 2
… ... ... ... ... ... ...
27/12 GBN- 27/12 CK TT tiền điện sản xuất từ
331ĐL 63,341,586
/2022 0065 /2022 ngày 12/12/22 đến 25/12/22
… ... ... ... ... ... ...
Cộng phát sinh trong kỳ 17,209,423,538 14,032,898,608
Số dư cuối kỳ 3,889,897,361
Ngày mở sổ: 01/12/2022
Ngày 31 tháng 12 năm 2022
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Lê Vũ Anh Diễm Yao, Chao – Chin
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)
2.5.3. Trình bày tài khoản Tiền gửi ngân hàng trên Báo cáo tài chính
Công ty TNHH Summer Wind có niên độ kế toán theo quý. Định kỳ, cuối quý,
kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung và sổ Cái để lập Bảng cân đối số
phát sinh quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục 5) - là bảng bao gồm tất cả các tài khoản sử
dụng trong hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp. Bảng được lập nhằm mục đích
kiểm tra tính cân đối tổng số dư nợ và dư có cuối kỳ của các tài khoản, đối chiếu số
dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ. Sau khi đã kiểm tra, dối chiếu khớp số liệu được ghi
trên sổ Cái, kế toán tiến hành lập Báo cáo tài chính, tài khoản Tiền gửi ngân hàng
được trình bày trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh
Báo cáo tài chính.
2.5.3.1. Thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
Để lập chỉ tiêu Tiền gửi ngân hàng trên bảng Cân đối kế toán, kế toán căn cứ
vào sổ Cái tài khoản 112 để lập bảng Cân đối số phát sinh (Xem phụ lục 5). Từ bảng
Cân đối số phát sinh, kế toán làm căn cứ lập bảng Cân đối kế toán quý 4 năm 2022
(Xem phụ lục 10). Tài khoản 112 được thể hiện trên Trích lục số liệu Cân đối số phát
sinh quý 4 năm 2022 qua hình 2.24 dưới đây:

56
Đơn vị: CÔNG TY TNHH SUMMER WIND Mẫu số S06-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH


Từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/12/2022

Tài khoản Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ

Số hiệu Tên Nợ Có Nợ Có Nợ Có
111 Tiền mặt 46,251,282 20,211,882,368 19,848,337,979 409,795,671
1111 Tiền mặt Việt Nam 46,251,282 20,211,882,368 19,848,337,979 409,795,671
112 Tiền gửi ngân hàng 137,989,844 187,874,530,597 184,122,623,080 3,889,897,361
1121 Tiền Việt Nam 9,865,353 102,830,264,975 102,826,979,180 13,151,148
1121AB Tiền gửi Việt Nam AB-067100244500-VND 573,953 68,465,849,084 68,464,955,499 1,467,538
1121BIDV Tiền gửi Việt Nam BIDV-65010001947737-VND 2,644,289 34,364,411,356 34,362,005,681 5,049,964
1121TFB Tiền gửi Việt Nam TFB-960880008688-VND 6,647,111 4,535 6,651,646
1122 Tiền ngoại tệ 128,124,491 85,044,265,622 81,295,643,900 3,876,746,213
1122BIDV Tiền gửi ngoại tệ USD-BIDV- 65010370036715-USD 18,965,185 24,112,857,877 23,001,621,021 1,130,202,041
1122AB Tiền gửi ngoại tệ USD-AB-067100244569-USD 0 0 0 0
1122TFB Tiền gửi ngoại tệ USD-TFB-960880008680-USD 106,891,331 60,931,407,745 58,294,022,879 2,744,276,197
128 Đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn 0 2,804,659,000 2,804,659,000 0
Hình 2.24. Trích lục số liệu Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022
Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Summer Wind (2023)
Trên bảng Cân đối số phát sinh, tài khoản Tiền gửi ngân hàng (112) có số dư
đầu kỳ là 137.989.844 đồng, số dư cuối kỳ là 3.889.897.361 đồng - khớp với số dư
cuối kỳ của sổ Cái tài khoản 112 tháng 12 năm 2022 (Xem phụ lục 2). Trong đó, tiền
gửi ngân hàng Việt Nam đồng (1121) có số dư đầu kỳ là 9.865.353 đồng, số phát sinh
Nợ là 102.830.264.975 đồng, số phát sinh Có là 102.826.979.180 đồng và số dư cuối
kỳ là 13.151.148 đồng.
Trên bảng Cân đối kế toán quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục 10), tài khoản Tiền
gửi ngân hàng nằm trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số
110) được trình bày trên phần Tài sản, thuộc phần Tài sản ngắn hạn. Mã số 110 là
chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh toàn bộ tổng số tiền hiện có của công ty tại thời điểm
lập báo cáo, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn) và các
khoản tương đương tiền. Trong đó, chỉ tiêu Tiền (mã số 111) - số liệu để ghi vào chỉ
tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của tài khoản 111 “Tiền mặt” và tài khoản 112 “Tiền
gửi ngân hàng” trên bảng Cân đối số phát sinh. Tiền gửi ngân hàng được tác giả
trích lục số trên bảng Cân đối kế toán thể hiện ở hình 2.25 dưới đây:

57
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (QUÝ)


(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Tại ngày 31/12/2022

[01] Tên người nộp thuế: Công ty TNHH Summer Wind


[02] Mã số thuế: 3702501323
[03] Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN Quốc tế Protrade, Xã
An Tây [04] Quận/Huyện: [05] Tỉnh/Thành phố:
[06] Điện thoại: 886-937227062 Thị xã Bến Cát Tỉnh Bình Dương
[07 Fax: [08] E-mail:
philyao@sigma999.com.tw
BCTC đã được kiểm toán: []
Ý kiến kiểm toán:
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Số dư
Thuyết minh
Nội dung Mã số Cuối kỳ Đầu kỳ
1 2 3 4 5
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 19.317.243.204 16.086.826.166
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4.299.693.032 184.241.126
1. Tiền 111 4.299.693.032 184.241.126
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
Hình 2.25. Trích lục số liệu Cân đối kế toán quý 4 năm 2022
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022), Báo cáo tài chính quý 4 năm 2022
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương
tiền” (Mã số 110) có số đầu kỳ là 184.241.126 đồng và số cuối kỳ là 4.299.693.032
đồng. Trong đó, chỉ tiêu “Tiền” (Mã số 111) có số dư cuối kỳ là 4.299.693.032 –
khớp với tổng số dư cuối kỳ của tài khoản tiền mặt (111) và tài khoản tiền gửi ngân
hàng (112) trên bảng bảng cân đối số phát sinh (Xem hình 2.24).
2.5.3.2. Thông tin trình bày trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
Ngoài trình bày bảng Cân đối kế toán, tình hình tài khoản Tiền gửi ngân hàng
của Công ty TNHH Summer Wind còn được trình bày trên báo cáo Lưu chuyển tiền
tệ Quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục 12) và Thuyết minh báo cáo tài chính (do công ty
không cung cấp Thuyết minh báo cáo tài chính nên tác giả không có cơ sở trình bày).
Trích lục Lưu chuyển tiền tệ quý 4 năm 2022 được thể hiện qua hình 2.26 dưới đây:

58
PHỤ LỤC
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

[01] Kỳ tính thuế: Quý 4 năm 2022

[02] Tên người nộp thuế : Công ty TNHH Summer Wind


[03] Mã số thuế: 3702501323
Chỉ tiêu Phát sinh
Thuyế t minh
Nội dung Mã số Kỳ này Kỳ trước
1 2 3 4 5
I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 48.233.675.542 50.957.858.461
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 (27.035.174.758) (32.815.655.410)
3. Tiền chi trả cho người lao động 3 (7.256.352.272) (8.108.009.720)
4. Tiền lãi vay đã trả 4 (948.613.991) (1.278.518.303)
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 5 (37.870.289) (21.188.652)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 2.580.215.084 3.944.031.400
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 (2.555.833.770) (2.419.095.075)
Lưu chuyể n tiề n thuần từ hoạt động kinh doanh 20 12.980.045.546 10.259.422.700
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (9.419.623.000) (9.158.658.030)
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 2.665.000.000 3.138.300.000
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0 0
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 0
5. Tiền chi vốn góp vào đơn vị khác 25 0 0
6. Tiền thu hồi từ đầu tư vốn góp vào đơn vị khác 26 0 0
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 16.130.154 317.141.558
Lưu chuyể n tiề n thuần từ hoạt động đầu tư 30 (6.738.492.846) (5.703.216.472)
III. Lưu chuyể n tiền tệ từ hoạt động tài chính
1. Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0 0
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN
đã phát hành 32 0 0
3. Tiền thu từ đi vay 33 34.339.083.836 33.471.546.411
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (36.465.184.630) (38.746.242.712)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0
Lưu chuyể n tiề n thuần từ hoạt động tài chính 40 (2.162.100.794) (5.274.696.303)
Lưu chuyể n tiề n thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 4.115.451.906 (718.490.073)
Tiề n và tương đương tiề n đầu kỳ 60 184.241.126 902.731.199
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 0
Tiề n và tương đương tiề n cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 4.299.693.032 184.241.126

Hình 2.26. Trích lục số liệu Lưu chuyển tiền tệ quý 4 năm 2022
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022), Báo cáo tài chính quý 4 năm 2022
Qua số liệu ở hình 2.26, tác giả thấy số dư đầu kỳ quý này của chỉ tiêu “Tiền
và tương đương tiền đầu kỳ” (Mã số 60) là 184.241.126 đồng - khớp với số dư đầu
kỳ của tài khoản 111,112 trên bảng Cân đối kế toán Quý 4 năm 2022 (Xem hình 2.25
và phụ lục 10). Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền cuối kỳ” (Mã số 70) kỳ này là
4.299.693.032 đồng, tác giả thấy khớp với số số dư cuối kỳ của tài khoản 111,112
trên bảng Cân đối kế toán quý 4 năm 2022 (Xem hình 2.25 và phụ lục 10). Như vậy,
việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2022 được Công ty TNHH Summer Wind
lập chính xác và mô tả phù hợp trên Báo cáo tài chính quý 4 năm 2022.
59
2.6. Phân tích Báo cáo tài chính
2.6.1. Bảng Cân đối kế toán
Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển của
Công ty TNHH Summer Wind, chúng ta không chỉ nhìn qua những con số thể hiện
trên Báo cáo tài chính mà cần phải phân tích và so sánh những con số này qua các kỳ
kế toán. Cụ thể trong bài báo cáo tốt nghiệp này, tác giả sử dụng số liệu của ba quý
trong năm 2022, đó là quý 2, quý 3 và quý 4. Để xác định được điểm mạnh và điểm
yếu của một doanh nghiệp, cần tập trung vào kết quả của quá trình phân tích. Hiện
nay, phương pháp phân tích Báo cáo tài chính phổ biến là phân tích theo chiều ngang
và phân tích theo chiều dọc. Tác giả sử dụng hai phương pháp này để phân tích bảng
Cân đối kế toán quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục 6, 8,10) và Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục 7,9,11) của
Công ty TNHH Summer Wind.
2.6.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang
Dựa vào bảng Cân đối kế toán quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục 6,
8,10), biến động về tài sản và nguồn vốn quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 theo chiều
ngang được tác giả trình bày qua bảng 2.5 dưới đây:

60
Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022

Đơn vị tính: Đồng

Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Quý 3 và Quý 2 Chênh lệch Quý 4 và Quý 3
Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.321.278.067 16.086.826.166 19.317.243.204 765.548.099 5,00 3.230.417.038 20,08
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 902.731.199 184.241.126 4.299.693.032 (718.490.073) (79,59) 4.115.451.906 2.233,73
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.712.687.730 14.923.831.199 8.463.059.222 3.211.143.469 27,42 (6.460.771.977) (43,29)
3. Hàng tồn kho 236.123.219 188.854.477 5.256.738.741 (47.268.742) (20,02) 5.067.884.264 2.683,49
4. Tài sản ngắn hạn khác 2.469.735.919 789.899.364 1.297.752.209 (1.679.836.555) (68,02) 507.852.845 64,29
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 85.655.285.092 82.300.463.793 82.339.784.460 (3.354.821.299) (3,92) 39.320.667 0,05
1. Các khoản phải thu dài hạn 15.330.996.245 10.560.923.374 13.313.126.442 (4.770.072.871) (31,11) 2.752.203.068 26,06
2. Tài sản cố định 12.085.478.624 15.993.409.716 20.282.872.031 3.907.931.092 32,34 4.289.462.315 26,82
3. Bất động sản đầu tư 57.578.806.970 55.749.130.703 48.729.930.703 (1.829.676.267) (3,18) (7.019.200.000) (12,59)
4. Tài sản dài hạn khác 660.003.253 - 13.855.284,0 (660.003.253) (100,00) 13.855.284 100,00
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100.976.563.159 98.387.289.959 101.657.027.664 (2.589.273.200) (2,56) 3.269.737.705 3,32
C. NỢ PHẢI TRẢ 59.140.469.480 34.424.879.165 37.676.746.089 (24.715.590.315) (41,79) 3.251.866.924 9,45
1. Nợ ngắn hạn 24.447.820.763 34.233.879.165 37.574.546.089 9.786.058.402 40,03 3.340.666.924 9,76
2. Nợ dài hạn 34.692.648.717 191.000.000 102.200.000 (34.501.648.717) (99,45) (88.800.000) (46,49)
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 41.836.093.679 63.962.410.794 63.980.281.575 22.126.317.115 52,89 17.870.781 0,03
1. Vốn góp của chủ sở hữu 42.000.000.000 42.000.000.000 42.000.000.000 - - - -
2. Vốn khác của chủ sở hữu - 22.000.000.000 22.000.000.000 22.000.000.000 100,00 - -
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (163.906.321) (37.589.206) (19.718.425) 126.317.115 (77,07) 17.870.781 (47,54)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.976.563.159 98.387.289.959 101.657.027.664 (2.589.273.200) (2,56) 3.269.737.705 3,32
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)

61
Trong bảng phân tích, cột tỷ lệ (%) chênh lệch quý 3 - quý 2 và cột tỷ lệ (%) chênh
lệch quý 4 - quý 3 được tác giả tính theo công thức sau:
á ị ệ ệ ý à ý
Tỷ lệ (%) chênh lệch quý 3 - quý 2 = × 100
á ị ý
á ị ệ ệ ý à ý
Tỷ lệ (%) chênh lệch quý 4 - quý 3 = × 100
á ị ý

Từ bảng phân tích 2.5 trên, biến động tài sản và nguồn vốn thể hiện qua hai giai đoạn :
a) Giai đoạn quý 2 – quý 3
❖ Tài sản
Căn cứ vào bảng phân tích, tác giả nhận thấy tổng tài sản công ty đang quản lý
và sử dụng quý 2 là 100.976.563.159 đồng, quý 3 là 98.387.289.959 đồng. Như vậy
tổng tài sản quý 3 so với quý 2 giảm 2.589.273.200 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 2,56%,
nguyên nhân giảm chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng nhẹ và tài sản dài hạn giảm. Để
nắm rõ hơn về tình hình biến động tài sản, tác giả đi sâu vào phân tích từng khoản mục:
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn quý 3 so với quý 2 tăng, cụ thể quý 3 là 16.086.826.166 đồng,
quý 2 là 15.321.278.067 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 tăng 765.548.099 đồng
với tỷ lệ tăng nhẹ 5%. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn
tăng mạnh, các khoản mục còn lại giảm nhẹ.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Quý 2 có giá trị là 11.712.687.730, quý 3 có giá
trị là 14.923.831.199 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 tăng mạnh 3.211.143.469
đồng chiếm tỷ lệ tăng 27,42%. Cho thấy công ty bán được nhiều hàng hóa sản phẩm,
và đang có sức tăng trưởng tốt về doanh thu và có thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên,
việc giao dịch mua bán của công ty còn nhiều công nợ phải thu, việc bán hàng thu
tiền ngay của công ty chưa phát huy tối đa, công ty cần có biện pháp tăng cường công
tác thu hồi nợ khi đến hạn và quá hạn.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Do các khoản phải thu ngắn hạn tăng dẫn
đến khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền quý 3 so với quý 2 bị giảm. Cụ
thể, quý 2 có giá trị là 902.731.199 đồng, quý 3 có giá trị là 184.241.126 đồng. Như
vậy, quý 3 so với quý 2 giảm 718.490.073 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 79,59%. Nguyên
nhân giảm là do phần thu hồi công nợ ngắn hạn của công ty tăng mạnh, công ty bán
hàng hoá như chưa thu hồi được tiền. Việc này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền luân

62
chuyển tại công ty. Nếu công ty liên tiếp giảm khoản mục này thì sẽ không đủ tiền để
thanh toán khoản cần chi, đầu tư khi cần. Dựa vào trích lục bảng Cân đối số phát sinh
quý 3 năm 2022 (Xem hình 2.27), tác giả trích số liệu của khoản mục tiền mặt và tiền
gửi ngân hàng để đi sâu phân tích khoản mục này. Bảng phân tích chi tiết khoản mục
tiền và các khoản đương đương tiền quý 2 – quý 3 được thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây:
Đơn vị: CÔNG TY TNHH SUMMER WIND Mẫu số S06-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
Từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/09/2022

Tài khoản Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ


Số hiệu Tên Nợ Có Nợ Có Nợ Có
111 Tiền mặt 837,882,091 31,459,929,505 31,943,746,114 46,251,282
1111 Tiền mặt Việt Nam 837,882,091 31,459,929,505 31,943,746,114 46,251,282
112 Tiền gửi ngân hàng 64,849,108 147,247,118,087 147,173,977,351 137,989,844
1121 Tiền Việt Nam 10,843,314 69,660,580,380 69,661,558,341 9,865,353
1121AB Tiền gửi Việt Nam AB-067100244500-VND 650,202 31,647,187,988 31,647,264,237 573,953
1121BIDV Tiền gửi Việt Nam BIDV-65010001947737-VND 3,550,529 38,013,387,864 34,362,005,681 2,644,289
1121TFB Tiền gửi Việt Nam TFB-960880008688-VND 6,642,583 4,518 0 6,647,111
1122 Tiền ngoại tệ 54,005,794 77,586,537,707 77,512,419,010 128,124,491
1122BIDV Tiền gửi ngoại tệ USD-BIDV- 65010370036715-USD 21,320,523 24,068,316,326 24,070,671,664 18,965,185
1122AB Tiền gửi ngoại tệ USD-AB-067100244569-USD 0 0 0 0
1122TFB Tiền gửi ngoại tệ USD-TFB-960880008680-USD 30,417,297 53,518,221,381 53,441,747,347 106,891,331
Hình 2.27. Trích lục bảng Cân đối số phát sinh quý 3 năm 2022
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022), Báo cáo tài chính quý 3 năm 2022
Bảng 2.6. Bảng phân chi tiết khoản mục tiền và các khoản đương đương tiền
quý 2 – quý 3 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng

Quý 2 Quý 3 Chênh lệch Quý 3 và Quý 2


Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
Tiền và các khoản tương đương tiền 902.731.199 100 184.241.126 100 (718.490.073) (79,59) -
1. Tiền mặt 837.882.091 92,82 46.251.282 25,10 (791.630.809) (94,48) (67,72)
2. Tiền gửi ngân hàng 64.849.108 7,18 137.989.844 74,90 73.140.736 112,79 67,72
Ngân hàng TFB (VND) - 960880008688 6.642.583 6.647.111 4.528
Ngân hàng AB (VND) - 067100144500 650.202 573.953 (76.249)
Ngân hàng BIDV (VND) - 65010001947737 3.550.529 2.644.289 (906.240)
Ngân hàng TFB (USD) 21.320.523 106.891.331 85.570.808
Ngân hàng AB (USD)
Ngân hàng BIDV (USD) 30.417.297 18.965.185 (11.452.112)
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)
Từ bảng phân tích 2.6 cho thấy, ở quý 2 giá trị tiền mặt là 837.882.091 đồng,
quý 3 giá trị tiền mặt là 46.251.282 đồng. Như vậy, quý 3 so với quý 2 giảm tương
đối mạnh 791.630.809 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 94,48%. Tỷ trọng tiền mặt ở quý

63
2 chiếm 92,82% trên tổng tiền và các khoản tương đương tiền, quý 3 chiếm 25,10%
trên tổng tiền và các khoản tương đương tiền. Tỷ trọng tiền mặt quý 3 so với quý 2
giảm 67,71%. Có thể thấy chỉ tiêu tiền mặt từ quý 2 đến quý 3 giảm cả về giá trị và
tỷ trọng. Ngược lại, chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng ở quý 2 có giá trị là 64.849.108 đồng,
quý 3 là 137.989.844 đồng. Như vậy, quý 3 so với quý 2 tăng 73.140.736 đồng tương
ứng tỷ lệ tăng 112,79%. Tỷ trọng tiền gửi ở quý 2 chiếm 7,18% trên tổng tiền và các
khoản tương đương tiền, quý 3 chiếm 74,90% trên tổng tiền và các khoản tương
đương tiền. Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng quý 3 so với qúy 2 tăng 67,71%. Có thể thấy
chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng quý 3 so với quý 2 tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Nguyên
nhân do ở quý 3, công ty TNHH Summer Wind bắt đầu chuyển dần qua thanh toán
qua ngân hàng, không còn nhiều giao dịch bằng tiền mặt như trước kia nữa. Công ty
nhận ra những lợi ích của việc thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, nó giúp công việc
quản lý tiền ra và vào của công ty được dễ dàng hơn, an toàn và nhanh chóng hơn
trong giao dịch. Tiền sẽ được ngân hàng quản lý chặt chẽ và được bảo mật số dư. Sử
dụng tài khoản thanh toán hạn chế mất mát so với tiền giấy thông thường.
Bên cạnh đó, nhìn vào bảng phân tích 2.6 tác giả thấy công ty TNHH Summer
Wind giao dịch ở ba ngân ngân hàng và đặc biệt giao dịch nhiều ở ngân hàng Thương
mại Taipei Fubon (TFB) và ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam cả về tài khoản VND và tài khoản ngoại tệ. Cụ thể, tiền gửi ngân hàng Thương
mại Taipei Fubon (TFB) quý 2 có giá trị 6.642.583 đồng, quý 3 có giá trị 6.647.111
đồng. Tiền gửi ngân hàng An Bình (AB) quý 2 có giá trị 650.202 đồng, quý 3 có giá
trị 573.953 đồng. Tiền gửi ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) quý 2 có giá trị là 3.350.529 đồng, quý 3 có giá trị là 2.644.289 đồng.
Tài khoản ngân hàng bằng ngoại tệ của ngân hàng TFB và BIDV cũng chiếm giá trị
lớn. Có thể thấy công ty đã có kế hoạch duy trì số dư tài khoản giữa hai ngân hàng
TFB và BIDV ở một số dư nhất định. Ngân hàng TFB là một ngân hàng lớn ở Đài
Loan và BIDV cũng là một ngân hàng lớn ở Việt Nam. BIDV là ngân hàng nhà nước
và có lịch sử lâu đời, nó là ngân hàng nằm trong nhóm Big4 ngân hàng lớn ở Việt
Nam. BIDV là một trong những nơi mà nhiều người lựa chọn để giao dịch nhất, được
giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do tạp chí
Banking & Finance trao tặng. Bên cạnh nhiều giải thưởng danh giá khác trong năm

64
2022 như Ngân hàng cung cấp dịch vụ phái sinh tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng phục
vụ khách hàng FDI tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng dành cho Khách hàng doanh nghiệp
tốt nhất Đông Nam Á, Ngân hàng SME tốt nhất Đông Nam Á, Ngân hàng cung cấp
sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng tốt nhất Việt Nam, BIDV iBank - Ứng dụng ngân
hàng sáng tạo nhất của năm và Ngân hàng lưu ký – giám sát tốt nhất Việt Nam...[16].
Có thể thấy, đây là lựa chọn tốt cho công ty TNHH Summer Wind trong giao dịch
nội tệ và ngoại tệ.
Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho quý 2 là 236.123.219 đồng, quý 3 là
188.854.477 đồng. Như vậy, hàng tồn kho quý 3 so với quý 2 giảm 47.268.741 đồng
tương ứng tỷ lệ giảm 20,02%. Hàng tồn kho giảm tương đối nhẹ, cho thấy quy mô
sản xuất và xuất khẩu hàng hoá vẫn tương đối tốt. Công ty có một lượng hàng tồn
kho đảm bảo cho quá trình xuất khẩu hàng hoá không bị gián đoạn.
Tài sản ngắn hạn khác: Giá trị tài sản ngắn hạn khác quý 2 là 2.469.735.919
đồng, quý 3 là 789.899.364 đồng. Như vậy, tài sản ngắn hạn khác quý 3 sao với quý
2 giảm 1.679.836.555 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 68.02%.
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn quý 3 so với quý 2 giảm. Cụ thể tài sản dài hạn quý 3 là
82.300.463.793 đồng, tài sản dài hạn quý 2 là 85.655.285.092 đồng. Như vậy quý 3
so với quý 2 giảm 3.354.821.299 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 3,92%. Nguyên nhân
giảm chủ yếu do các khoản phải thu dài hạn và tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh,
trong khi tài sản cố định và bất động sản đầu tư tăng nhưng tăng ít hơn so với mức
giảm của hai khoản mục trên.
Các khoản phải thu dài hạn: Quý 2 có giá trị là 15.330.996.245 đồng, quý 3 có
giá trị là 10.560.923.374 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 giảm mạnh 4.773.072.871
đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 31,11%. Nguyên nhân giảm do công ty thu hồi được các
khoản thu dài hạn của khách hàng và giảm đầu tư bất động sản.
Tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định quý 2 là 12.330.996.245 đồng, quý 3 là
15.990.409.716 đồng. Như vậy, tài sản cố định quý 3 so với quý 2 tăng 3.904.931.092
đồng tương ứng tỷ lệ tăng 32,31%. Tài sản cố định tăng cho thấy công ty đầu tư thêm
máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, quản lý công việc giúp cho
công ty tăng cao sản lượng và quản lý tốt hơn.

65
❖ Nguồn vốn
Căn cứ vào bảng phân tích, tác giả nhận thấy tổng nguồn vốn công ty quý 2 là
100.976.563.159 đồng, quý 3 là 983.387.289.959 đồng. Như vậy tổng nguồn vốn quý
3 so với quý 2 giảm 2.589.273.200 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 2,56%, nguyên nhân
giảm chủ yếu do nợ phải trả giảm mạnh và vốn chủ sở hữu tăng nhưng không bù đắp
mức giảm của nợ phải trả. Để nắm rõ hơn về tình hình biến động nguồn vốn, tác giả
đi sâu vào phân tích từng khoản mục:
Nợ phải trả
Nợ phải trả quý 3 so với quý 2 giảm, cụ thể quý 3 là 34.424.879.165 đồng, quý
2 là 59.140.469.480 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 giảm 24.715.590.315 đồng, tương
ứng tỷ lệ giảm là 41,79%. Nguyên nhân giảm chủ yếu khoản mục nợ dài hạn giảm mạnh.
Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn quý 2 có giá trị là 24.447.820.763 đồng, quý 3 có
giá trị là 34.233.879.165 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 tăng 9.786.058.402 đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng 40,03%. Điều này cho thấy các khoản vay ngắn hạn còn tăng,
công ty cần theo dõi để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng đúng hạn, tránh
những trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn.
Nợ dài hạn: Nợ dài hạn quý 2 có giá trị là 34.692.648.717 đồng, quý 3 có giá
trị là 191.000.000 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 giảm mạnh 34.501.648.717
đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 99,45%. Lý do giảm mạnh là do công ty đã thanh toán
các khoản vay dài hạn. Có thể thấy, nợ ngắn hạn tăng trong khi nợ dài hạn ít đi cho
thấy công ty đang cần những nguồn vốn ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh, phục vụ
nhu cầu sản xuất ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu quý 3 so với quý 2 tăng, cụ thể quý 3 là 63.962.41.794 đồng,
quý 2 là 41.836.093.679 đồng. Như vậy quý 3 so với quý 2 tăng 22.126.317.115 đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng là 52,89%. Nguyên nhân tăng do quý 3 công ty được góp vốn thêm
22.000.000.000 đồng, điều này cho thấy công ty đang chuyển dần kênh huy động vốn, huy
động từ nguồn vốn bên ngoài thay thế cho nguồn vốn vay từ ngân hàng. Như vậy công ty
sẽ giảm được chi phí lãi vay và giảm áp lực thanh toán khi các khoản vay đến hạn. Ở thời
điểm kết thúc quý 2, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là (163.906.321) đồng, có nghĩa
tình hình kinh doanh của công ty đang thua lỗ tương đối cao. Tuy nhiên đến cuối quý 3,

66
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là (37.589.206) đồng, công ty vẫn lỗ nhưng khoản lỗ
đã dần được kiểm soát và có xu hướng có lợi nhuận trong các kỳ kế toán tiếp theo.
b) Giai đoạn quý 3 – quý 4
❖ Tài sản
Căn cứ vào bảng phân tích 2.5, tác giả nhận thấy tổng tài sản công ty đang quản
lý và sử dụng quý 3 là 98.387.289.959 đồng, quý 4 là 101.657.027.664 đồng. Như
vậy tổng tài sản quý 4 so với quý tăng 3.269.737.705 đồng tương ứng tỷ lệ tăng
3,32%. Nguyên nhân tăng do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Để nắm
rõ hơn về tình hình biến động tài sản, tác giả đi sâu vào phân tích từng khoản mục:
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn quý 4 so với quý 3 tăng, cụ thể quý 4 là 19.317.243.204 đồng,
quý 3 là 16.086.826.166 đồng. Như vậy quý 4 so với quý 3 tăng 2.230.417.038 đồng
tương ứng tỷ lệ tăng là 20,08%. Nguyên nhân tăng chủ yếu do tiền và các khoản
tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn tăng và các khoản phải thu ngắn
hạn giảm không đáng kể.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Quý 3 có giá trị là 14.923.831.199 đồng, quý 4
có giá trị là 8.463.059.222 đồng. Như vậy quý 4 so với quý 3 giảm 6.460.771.977
đồng tương ứng tỷ lệ giảm 43,29%. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh cho
thấy công ty đang trong tình trạng thu hồi nợ tốt.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Do các khoản phải thu ngắn hạn giảm dẫn
đến khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền quý 4 so với quý 3 tăng. Cụ thể,
quý 3 có giá trị là 184.241.126 đồng, quý 4 có giá trị là 4.299.693.032 đồng. Như
vậy, quý 4 so với quý 3 tăng 4.115.451.906 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2.233,73%. Có
thể thấy tiền và các khoản tương đương tiền tăng tương đối mạnh. Nguyên nhân tăng
là do quý 4, khách hàng thanh toán tiền hàng và công ty bán bất động sản đầu tư kinh
doanh nên khoản mục này tăng lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó, cuối năm 2022
công ty mở rộng quy mô kinh doanh và dự trữ một lượng nguyên liệu để sản xuất khá
lớn nên không ty sử dụng tiền để chi trả khá nhiều. Như vậy, tiền tăng mạnh để đáp
ứng nhu cầu thanh toán kịp thời cho khách hàng. Dựa vào trích lục bảng Cân đối số
phát sinh quý 4 năm 2022 (Xem hình 2.28), tác giả trích số liệu của khoản mục tiền
mặt và tiền gửi ngân hàng để đi sâu phân tích khoản mục này. Bảng phân tích chi tiết

67
khoản mục tiền và các khoản đương đương tiền quý 3 – quý 4 được thể hiện qua bảng
2.7 dưới đây:
Đơn vị: CÔNG TY TNHH SUMMER WIND Mẫu số S06-DN
Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH


Từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/12/2022

Tài khoản Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ

Số hiệu Tên Nợ Có Nợ Có Nợ Có
111 Tiền mặt 46,251,282 20,211,882,368 19,848,337,979 409,795,671
1111 Tiền mặt Việt Nam 46,251,282 20,211,882,368 19,848,337,979 409,795,671
112 Tiền gửi ngân hàng 137,989,844 187,874,530,597 184,122,623,080 3,889,897,361
1121 Tiền Việt Nam 9,865,353 102,830,264,975 102,826,979,180 13,151,148
1121AB Tiền gửi Việt Nam AB-067100244500-VND 573,953 68,465,849,084 68,464,955,499 1,467,538
1121BIDV Tiền gửi Việt Nam BIDV-65010001947737-VND 2,644,289 34,364,411,356 34,362,005,681 5,049,964
1121TFB Tiền gửi Việt Nam TFB-960880008688-VND 6,647,111 4,535 6,651,646
1122 Tiền ngoại tệ 128,124,491 85,044,265,622 81,295,643,900 3,876,746,213
1122BIDV Tiền gửi ngoại tệ USD-BIDV- 65010370036715-USD 18,965,185 24,112,857,877 23,001,621,021 1,130,202,041
1122AB Tiền gửi ngoại tệ USD-AB-067100244569-USD 0 0 0 0
1122TFB Tiền gửi ngoại tệ USD-TFB-960880008680-USD 106,891,331 60,931,407,745 58,294,022,879 2,744,276,197
Hình 2.28. Trích lục bảng Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022
Nguồn: Công ty TNHH Summer Wind (2022), Báo cáo tài chính quý 4 năm 2022
Bảng 2.7. Bảng phân chi tiết khoản mục tiền và các khoản đương đương tiền
quý 3 – quý 4 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng

Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Quý 4 và Quý 3


Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

Tiền và các khoản tương đương tiền 184.241.126 100 4.299.693.032 100 4.115.451.906 2.233,73 -

1. Tiền mặt 46.251.282 25,10 409.795.671 9,53 363.544.389 786,02 (15,57)


2. Tiền gửi ngân hàng 137.989.844 74,90 3.889.897.361 90,47 3.751.907.517 2.718,97 15,57
Ngân hàng TFB (VND) - 960880008688 6.647.111 6.651.646 4.535
Ngân hàng AB (VND) - 067100144500 573.953 1.467.538 893.585
Ngân hàng BIDV (VND) - 65010001947737 2.644.289 5.049.964 2.405.675
Ngân hàng TFB (USD) 106.891.331 2.744.276.197 2.637.384.866
Ngân hàng AB (USD)
Ngân hàng BIDV (USD) 18.965.185 1.130.202.041 1.111.236.856
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)
Từ bảng phân tích 2.7 cho thấy chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng ở quý 3 có giá trị là
137.989.844 đồng, quý 4 là 3.889.897.361 đồng. Như vậy, quý 4 so với quý 3 tăng
mạnh 3.751.907.517 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2.718,97%. Tỷ trọng tiền gửi ở quý 3
chiếm 74.90% trên tổng tiền và các khoản tương đương tiền, quý 4 chiếm 90,47%
trên tổng tiền và các khoản tương đương tiền. Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng quý 4 so
với qúy 3 tăng 15,57%. Có thể thấy chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng quý 4 so với quý 3

68
tăng mạnh cả về giá trị và tỷ trọng. Nguyên nhân do tăng là do công ty sử dụng giáo
dịch qua tài khoản ngân hàng nhiều, hạn chế sử dụng giao dịch tiền mặt, giúp cho
việc giao dịch thuận tiện, nhanh và đảm bảo an toàn.
Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho quý 3 là 188.854.477 đồng, quý 4 là
5.256.738.741 đồng. Như vậy, hàng tồn kho quý 4 so với quý 3 tăng 5.067.884.264
đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2.683,49%. Hàng tồn kho tăng tương đối mạnh, nguyên
nhân là tồn đọng nguyên vật liệu và chi phí dỡ dang cuối kỳ nhiều do cuối năm 2022
công ty mở rộng kinh doanh, xuất khẩu nên mua nhiều vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn quý 4 so với quý 3 tăng nhẹ. Cụ thể tài sản dài hạn quý 4 là
82.339.784.460 đồng, tài sản dài hạn quý 3 là 82.300.463.793 đồng. Như vậy quý 4
so với quý 3 tăng 39.320.667 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,05%. Nguyên nhân tăng
do các khoản phải thu dài hạn và tài sản cố định tăng.
Các khoản phải thu dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn quý 3 có giá trị là
10.560.923.374 đồng, quý 4 có giá trị là 13.313.126.442 đồng. Như vậy quý 4 so với
quý 3 tăng 2.752.203.068 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 26,06%. Nguyên nhân tăng
là do trong quý 4, công ty cho vay dài hạn nhiều và chưa thu hồi được khoản vay.
Tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định quý 3 là 15.990.409.716 đồng, quý 4 là
20.282.872.031 đồng. Như vậy, tài sản cố định quý 4 so với quý 3 tăng mạnh , tăng
4.292.462.315 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 26,84%. Tài sản cố định tăng cho thấy công
ty đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, quản lý công
việc giúp cho công ty tăng cao sản lượng và quản lý tốt hơn.
➢ Qua quý 3 và quý 4 năm 2022, ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền có biến động mạnh, tăng về mặt giá trị và cao nhất là quý 4. Vì đây là
thời điểm công ty TNHH Summer Wind muốn tăng khả năng thanh toán của mình
lên, do chính sách mở rộng quy mô kinh doanh nên đòi hỏi công ty phải có một lượng
tiền nhất định để đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng. Do đó khoản mục này tăng vọt lên
một cách đáng kể.
❖ Nguồn vốn
Căn cứ vào bảng phân tích, tác giả nhận thấy tổng nguồn vốn công ty quý 3 là
98.387.289.959 đồng, quý 4 là 101.657.027.664 đồng. Như vậy tổng nguồn vốn quý

69
4 so với quý 3 tăng 3.269.737.705 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 3,32%, nguyên nhân
tăng chủ yếu do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Để nắm rõ hơn về tình
hình biến động nguồn vốn, tác giả đi sâu vào phân tích từng khoản mục:
Nợ phải trả
Sự biến động của nợ phải trả chủ yếu do sự biến động tăng của nợ ngắn hạn.
Quý 3 nợ ngắn hạn có giá trị là 34.233.879.165 đồng, quý 4 giá trị là 37.574.546.089
đồng. Như vậy nợ ngắn quý 4 so với quý 3 tăng 3.340.666.924 đông, tương ứng với
tỷ lệ tăng 9,76%. Trong khi đó nợ dài hạn tiếp tục giảm, cụ thể quý 3 là 191.000.000
đồng so với quý 3 là 102.200.000 đồng, giảm 88.800.000 đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 46,49%. Cho thấy công ty đang cần những nguồn vốn ngắn hạn. Bởi vì việc sử
dụng nợ ngắn hạn đối với công ty đó là nguồn vốn tín dụng thương mại đáp ứng nhu
cầu vốn tạm thời cho công ty, hơn nữa nguồn vốn tín dụng thương mại có mức độ
linh hoạt cao nên công ty dễ dàng thu hẹp hoặc mở rộng hơn so với các nguồn vốn
vay dài hạn. Tuy nhiên vì nguồn vốn tín dụng thương mại có thời gian đáo hạn ngắn
nên công ty chịu áp lục thanh toán rất lớn và rủi ro mất khả năng thanh toán cao. Vì
vậy công ty cần có những biện pháp tích cực đẩy mạnh khả năng thanh toán trong
ngắn hạn và đồng thời tìm kiếm những khoản nợ dài hạn để có thời gian dài hơn để
không bỏ lỡ những cơ hội đầu tư, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu quý 4 so với quý 3 tăng, cụ thể quý 4 là 63.980.281.575 đồng,
quý 3 là 63.962.410.794 đồng. Như vậy quý 4 so với quý 3 tăng thêm 17.870.781 đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng là 0,03%. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
tăng và vốn chủ sỡ hữu không đổi. Ở thời điểm kết thúc quý 3, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối là (37.589.206) đồng, có nghĩa tình hình kinh doanh của công ty đang thua lỗ.
Tuy nhiên đến cuối quý 4, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là (19.718.425) đồng, lợi
nhuận sau thuế quý 4 so với quý 3 tăng 17.870.781 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 47,54%.
Tuy công ty vẫn lỗ nhưng khoản lỗ đã dần được kiểm soát và có xu hướng có lợi nhuận
trong các kỳ kế toán tiếp theo. Qua đó cho thấy vốn chủ hữu luôn chiếm tỷ trọng cao
trong nguồn vốn và có xu hướng tăng, chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính
chính của công ty cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài thấp.

70
➢ Đánh giá tổng quan
Từ kết quả phân tích trên, tác giả thấy khoản mục nợ phải trả quý 2 chiếm giá trị cao
59.140.469.480 đồng, trong đó, nợ dài hạn 34.692.648.717 đồng. Có thể thấy công ty
TNHH Summer Wind không đầu tư nợ ngắn hạn mà qua nợ dài dạn đầu tư (bất động sản).
Về phần tài sản ngắn hạn cụ thể, tiền chỉ có 902.731.199 đồng, các khoản phải thu ngắn
hạn 11.712.687.730 đồng, hàng tồn kho 236.123.219 đồng. Như vậy, phần tài sản chiếm
giá trị rất nhỏ so với nợ phải trả. Khi muốn trả nợ thì khoản tiền mặt không đủ, bắt buộc
phải thu hồi các khoản nợ ngắn hạn, bán hàng tồn kho. Nhưng các khoản nợ và hàng tồn
kho rất khó bán và thu hồi, nếu có bán và thu hồi được thì cũng không đủ để trả nợ. Quý 3
và quý 4 có giảm nợ phải trả nhưng tài sản vẫn nhỏ hơn nợ phải trả rất nhiều. Điều này
cho thấy, công ty TNHH Summer Wind không có đủ khả năng trả nợ trong quý 2, quý 3
và quý 4 năm 2022.
2.6.1.2. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc
Dựa vào bảng Cân đối kế toán quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem phụ lục
6,8,10), biến động về tài sản và nguồn vốn quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 theo chiều
dọc được tác giả trình bày qua bảng 2.8 dưới đây:

71
Bảng 2.8. Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng
Chênh lệch cơ cấu Chênh lệch cơ cấu
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chỉ tiêu Quý 3 và Quý 2 Quý 4 và Quý 3

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.321.278.067 15,17 16.086.826.166 16,35 19.317.243.204 19,00 1,18 2,65
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 902.731.199 0,89 184.241.126 0,19 4.299.693.032 4,23 (0,71) 4,04
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.712.687.730 11,60 14.923.831.199 15,17 8.463.059.222 8,33 3,57 (6,84)
3. Hàng tồn kho 236.123.219 0,23 188.854.477 0,19 5.256.738.741 5,17 (0,04) 4,98
4. Tài sản ngắn hạn khác 2.469.735.919 2,45 789.899.364 0,80 1.297.752.209 1,28 (1,64) 0,47
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 85.655.285.092 84,83 82.300.463.793 83,65 82.339.784.460 81,00 (1,18) (2,65)
1. Các khoản phải thu dài hạn 15.330.996.245 15,18 10.560.923.374 10,73 13.313.126.442 13,10 (4,45) 2,36
2. Tài sản cố định 12.085.478.624 11,97 15.993.409.716 16,26 20.282.872.031 19,95 4,29 3,70
3. Bất động sản đầu tư 57.578.806.970 57,02 55.749.130.703 56,66 48.729.930.703 47,94 (0,36) (8,73)
4. Tài sản dài hạn khác 660.003.253 0,65 - - 13.855.284,0 0,01 (0,65) 0,01
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100.976.563.159 100 98.387.289.959 100,00 101.657.027.664 100 0 0
C. NỢ PHẢI TRẢ 59.140.469.480 58,57 34.424.879.165 34,99 37.676.746.089 37,06 (23,58) 2,07
1. Nợ ngắn hạn 24.447.820.763 24,21 34.233.879.165 34,80 37.574.546.089 36,96 10,58 2,17
2. Nợ dài hạn 34.692.648.717 34,36 191.000.000 0,19 102.200.000 0,10 (34,16) (0,09)
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 41.836.093.679 41,43 63.962.410.794 65,01 63.980.281.575 62,94 23,58 (2,07)
1. Vốn góp của chủ sở hữu 42.000.000.000 41,59 42.000.000.000 42,69 42.000.000.000 41,32 1,09 (1,37)
2. Vốn khác của chủ sở hữu - - 22.000.000.000 22,36 22.000.000.000 21,64 22,36 (0,72)
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (163.906.321) (0,16) (37.589.206) (0,04) (19.718.425) (0,02) 0,12 0,02
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.976.563.159 100 98.387.289.959 100,00 101.657.027.664 100 0 0
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)

72
Từ tỷ trọng tính toán ở bảng 2.8, tác giả thể hiện trên biểu đồ tròn để theo dõi
cơ cấu tài sản và nguồn vốn một cách dễ dàng hơn. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản và
nguồn vốn quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 được tác giả thể hiện qua hình 2.29 và 2.30
dưới đây:

Qúy 2 Qúy 3 Qúy 4

16,35%
15,17% 19%

84,83 83,65
81%
% %

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Hình 2.29. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
Nguồn: Tác giả phân tích (2023)
Qúy 2 Qúy 3 Qúy 4

37,06
41,43 34,99%
58,57% %
%
65.01 62,94
% %

Nợ phải trả Nguồn vốn CSH Nợ phải trả Nguồn vốn CSH Nợ phải trả Nguồn vốn CSH

Hình 2.30. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
Nguồn: Tác giả phân tích (2023)
a) Giai đoạn quý 2 – quý 3
❖ Tài sản
Qua bảng 2.8, tỷ trọng tài sản ngắn hạn quý 3 so với quý 2 tăng 1,18%. Nguyên
nhân do sự tăng của khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn là 3,57% và các khoản
mục khác giảm không đáng kể, cụ thể như tỷ trọng tiền và các khoản tương đương

73
tiền giảm 0,71%, tỷ trọng hàng tồn kho giảm 0,04%. Cho thấy công ty bán được nhiều
hàng hóa sản phẩm, và đang có sức tăng trưởng tốt về doanh thu và có thêm nhiều
khách hàng. Tuy nhiên, việc giao dịch mua bán của công ty còn nhiều công nợ phải
thu, việc bán hàng thu tiền ngay của công ty chưa phát huy tối đa, công ty cần có biện
pháp tăng cường công tác thu hồi nợ khi đến hạn và quá hạn.
Ngược lại, tỷ trọng tài sản dài hạn quý 3 so với quý 2 lại giảm 1,18%. Nguyên
nhân do các khoản phải thu dài hạn giảm 4,45%, bất động sản đầu tư giảm 0,36%, tài
sản cố định tăng 4,29% nhưng tỷ trọng tăng không bù đắp tỷ trọng giảm. Cho thấy
trong quý 4, công ty cho vay dài hạn nhiều và chưa thu hồi được khoản vay. Tài sản
cố định tăng cho thấy công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất
sản phẩm, quản lý công việc giúp cho công ty tăng cao sản lượng và quản lý tốt hơn.
Ở quý 2 và quý 3, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản
dài hạn trong tổng tài sản, cụ thể tỷ trọng tài sản quý 2 là 15,17%, quý 3 là 16,3% ,
tỷ trọng tài sản dài hạn quý 2 là 84,83%, quý 3 là 83,64%. Có thể thấy tỷ trọng tài sản
ngắn hạn nhỏ hơn rất nhiều. Điều này cho thấy công ty Summer Wind đang đầu tư
quá nhiều vào những tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, bất động sản. Điều này sẽ
gây khó khăn trong việc thanh toán khi đến hạn trả nợ hoặc mua sắm tài sản vì tài sản
ngắn hạn (tài sản có tính thanh khoản cao) rất thấp. Nếu muốn thanh toán thì phải
thanh lý, giả quyết, phải thu các tài sản dài hạn. Nếu tình trạng này kéo dài, có khả
năng công ty sẽ mất khả năng thanh toán.
❖ Nguồn vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả quý 2 chiếm tỷ trọng 58,57% trên tổng nguồn
vốn, quý 3 chiếm 34,99% trên tổng nguồn vốn. Như vậy, tỷ trọng nợ phải trả quý 3 so
với quý 2 giảm 23,58%. Nguyên nhân giảm do tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng 10,58% trong
khi tỷ trọng nợ dài hạn giảm tới 34,16%. Điều này cho thấy công ty cần theo dõi để
hoàn thành nghĩa vụ trả khoản nợ ngắn hạn cho khách hàng đúng hạn, tránh những
trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu quý 3 so với quý 2
tăng 23,58%. Nguyên nhân tăng là do vốn góp chủ sở hữu tăng 23,46% (1,09% và
22,36%), tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 0,12%. Điều này cho thấy
vốn góp công ty được tăng thêm và lợi nhuận có xu hướng tăng lên trong tương lai.

74
b) Giai đoạn quý 3 – quý 4
❖ Tài sản
Qua bảng 2.8, tỷ trọng tài sản ngắn hạn quý 4 so với quý 3 tăng 2,65%. Nguyên
nhân do sự tăng của khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn là 4,04%, tỷ trọng hàng
tồn kho tăng 4,98%, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác tăng 0,47% và tỷ trọng các khoản
phải thu ngắn hạn giảm 6,84%. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh cho thấy
công ty đang trong tình trạng thu hồi nợ tốt. Có thể thấy tỷ trọng hàng tồn kho, tiền
và các khoản tương đương tiền tăng tương đối mạnh. Nguyên nhân tăng là do quý 4
khách hàng thanh toán tiền hàng và công ty bán bất động sản đầu tư kinh doanh nên
khoản mục này tăng lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó, cuối năm 2022 công ty mở
rộng quy mô kinh doanh và dự trữ một lượng nguyên liệu để sản xuất khá lớn nên
không ty sử dụng tiền để chi trả khá nhiều. Như vậy, tiền tăng mạnh để đáp ứng nhu
cầu thanh toán kịp thời cho khách hàng.
Ngược lại, tỷ trọng tài sản dài hạn quý 4 so với quý 3 lại giảm 2,65%. Nguyên
nhân do tỷ trọng bất động sản đầu tư giảm mạnh 8,73% trong khi đó tỷ trọng các
khoản phải thu dài hạn tăng nhẹ 2,36% và tỷ trọng tài sản cố định tăng 3,70%. Mức
tỷ trọng tăng không bù đắp tỷ trọng giảm. Cho thấy công ty thu hồi được các khoản
thu dài hạn của khách hàng và giảm đầu tư bất động sản. Tài sản cố định tăng cho
thấy công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, quản
lý công việc giúp cho công ty tăng cao sản lượng và quản lý tốt hơn.
❖ Nguồn vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả quý 3 chiếm tỷ trọng 34,99%, quý 4 chiếm
37,06%. Như vậy, tỷ trọng nợ phải trả quý 4 so với quý 3 tăng 2,07%. Nguyên nhân
tăng do tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng 2,17% trong khi tỷ trọng nợ dài hạn nhẹ 0,09%. Tỷ
trọng nguồn vốn chủ sở hữu quý 4 so với quý 3 giảm 2,07%. Nguyên nhân giảm là
do vốn góp chủ sở hữu giảm 1,37%, tỷ trọng vốn khác của chủ sở hữ giảm 0,72% và
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng nhẹ 0,02%. Điều này cho thấy lợi nhuận có
xu hướng tăng lên trong tương lai.
➢ Đánh giá tổng quan
Từ kết quả phân tích trên, tác giả thấy ở quý 2 nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn
tỷ trọng vốn chủ sở hữu 17,14% (58,57% - 41,43%). Cho thấy ở quý 2 công ty TNHH

75
Summer Wind không đảm bảo khả năng trả nợ. Trong khi đó nợ phải trả quý 2 chiếm
giá trị nhiều, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ có 902.731.199 đồng. Công ty
đang đầu tư khá nhiều vào tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định (máy móc, dây
chuyền cho hoạt động sản xuất) có giá trị 12.085.478.642 đồng, công ty cũng đang dàn
trải quá nhiều bất động sản đầu tư 57.578.806.970 đồng. Như vậy, nếu muốn đảm bảo
khả năng thanh toán thì bắt buộc công ty phải thu các khoản dài hạn, bán máy móc thiết
bị, bán bất động sản đầu tư. Nhưng những khoản mục này rất khó thu và bán nên có
thể thấy ở quý 2, công ty TNHH Summer Wind đang mất khả năng thanh toán. Đến
quý 3 và quý 4, công ty dần có chính sách nên phần nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
vốn chủ sở hữu, cho thấy công ty đang dần đảm bảo và có khả năng trả nợ.
2.6.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.6.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang
Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
của Công ty TNHH Summer Wind (Xem phụ lục 7,9,11), tác giả phân tích tình hình
tài chính theo chiều ngang qua bảng 2.9 dưới đây:

76
Bảng 2.9. Bảng phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo chiều ngang quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng
Giá trị Chênh lệch
Chỉ tiêu Quý 3 so với quý 2 Quý 4 so với quý 3
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 49.006.276.483 50.008.657.758 39.688.582.960 1.002.381.275 2,05 (10.320.074.798,00) (20,64)
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 49.006.276.483 50.008.657.758 39.688.582.960 1.002.381.275 2,05 (10.320.074.798,00) (20,64)
3. Giá vốn hàng bán (GVHB) 42.256.184.659 43.323.234.836 34.031.942.399 1.067.050.177 2,53 (9.291.292.437,00) (21,45)
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.750.091.824 6.685.422.922 5.656.640.561 (64.668.902) (0,96) (1.028.782.361,00) (15,39)
5. Doanh thu hoạt động tài chính 818.532.374 324.332.831 76.612.947 (494.199.543) (60,38) (247.719.884,00) (76,38)
6, Chi phí tài chính 2.573.123.968 1.987.954.126 1.069.230.075 (585.169.842) (22,74) (918.724.051,00) (46,21)
7. Chi phí lãi vay 2.196.679.282 1.544.775.551 902.905.435 (651.903.731) (29,68) (641.870.116,00) (41,55)
8. Chi phí bán hàng 1.504.164.866 1.554.141.617 1.475.400.293 49.976.751 3,32 (78.741.324,00) (5,07)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) 3.368.264.221 3.308.706.323 3.128.271.458 (59.557.898) (1,77) (180.434.865,00) (5,45)
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 123.071.143 158.953.687 60.351.682 35.882.544 29,16 (98.602.005,00) (62,03)
11. Thu nhập khác 1 30.300.000 150.987.849 30.299.999 3.029.999.900,00 120.687.849,00 398,31
12. Chi phí khác 204.011.721 28.002.343 141.098.554 (176.009.378) (86,27) 113.096.211,00 403,88
13. Lợi nhuận khác (204.011.720) 2.297.657 9.889.295 206.309.377 (101,13) 7.591.638,00 330,41
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (84.940.577) 161.251.344 70.240.977 246.191.921 (289,84) (91.010.367,00) (56,44)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - - 14.499.906 - 14.499.906,00
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (80.940.577) 161.251.344 55.741.071 242.191.921 (299,22) (105.510.273,00) (65,43)
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)

77
Trong bảng phân tích 2.9, cột tỷ lệ (%) chênh lệch quý 3 - quý 2 và cột tỷ lệ (%) chênh
lệch quý 4 - quý 3 được tác giả tính theo công thức sau:
á ị ệ ệ ý à ý
Tỷ lệ (%) chênh lệch quý 3 - quý 2 = × 100
á ị ý
á ị ệ ệ ý à ý
Tỷ lệ (%) chênh lệch quý 4 - quý 3 = × 100
á ị ý

Từ bảng phân tích , biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận được tác giả phân tích gộp
từ quý 2 đến quý và từ quý 3 đến quý 4 như sau:
❖ Doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Giá trị doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ quý 2 là 49.006.276.483 đồng, quý 3 là 50.008.657.758 đồng. Như vậy,
quý 3 so với quý 2 tăng 1.002.381.275 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,05%. Đến quý 4
doanh thu chỉ còn 39.688.582.960 đồng, giảm 10.320.074.798 đồng tương ứng tỷ lệ
giảm 20,64%. Có thể thấy quý 3 doanh thu bán hàng tăng mạnh, lượng hàng bán ra
nhiều hơn. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả và dòng tiền về công ty được nhiều
hơn. Tuy nhiên đến quý 4 cho thấy tín hiệu bất lợi cho tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân do công ty nhận được ít đơn đặt hàng
từ thị trường quốc tế, trong quý 4 công ty chủ yếu kinh doanh thị trường trong nước.
Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng
giảm qua các năm. Cụ thể quý 2 có giá trị 818.532.374 đồng, quý 3 có giá trị là
324.332.831 đồng, quý 4 có giá trị là 76.612.947 đồng. Như vậy, quý 3 so với quý 2
giảm 494.199.543 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 60,38%, quý 4 so với quý 3 giảm
247.719.884 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 76,38%. Điều này cho thấy khả năng đầu tư
vào lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty không cao và có phần chưa hiệu quả.
Do đó, công ty cần có chủ trương và biện pháp thích hợp để đầu tư vào lĩnh vực này
nhằm tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp.
Doanh thu khác: Đây là khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên, chủ
yếu từ việc thanh lý tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Quý 3, công ty thanh lý tài
sản cố định làm cho thu nhập khác tăng lên 30.300.000 đồng. Sang quý 4, công ty
tiếp tục thanh lý các tài sản cũ, thu nhập khác tiếp tục tăng lên 150.987.849 đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng 398,31%.

78
❖ Chi phí
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán cũng có sự biến động cùng chiều như
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Quý 3 giá trị giá vốn hàng bán là
43.323.234.836 đồng so với quý 2 là 42.256.184.659 đồng, giá vốn hàng bán quý 3
so với quý 2 tăng 1.067.050.177 đồng tương ứng tăng 2.53%. Giá trị giá vốn hàng
bán quý 4 là 34.031.942.399 đồng so với quý 3 giảm 9.291.292.437 đồng, tương ứng
với tỷ lệ giảm 21,45%. Nguyên nhân do công ty nhận được ít đơn đặt hàng nên số
lượng hàng bán ra giảm, từ đó làm cho giá vốn hàng hàng giảm xuống.
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty chủ yếu các khoản chi phí về
lãi vay của các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Chi phí tài
chính có xu hướng giảm qua các quý. Quý 3 có giá trị là 1.987.954.126 đồng so với
quý 2 là 1.987.954.126 đồng, giảm 585.169.842 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 60,38%
đồng. Đến quý 4, giá trị chi phí tài chính tiếp tục giảm 918.724.051 đồng, tương ứng
với tỷ lệ giảm 76,38%. Nguyên nhân do trong quý 3 và quý 4 công ty tiến hành thanh
thanh toán các khoản vay ngắn hạn cho nên chi phí lãi vay giảm dần. Việc giảm bớt
các khoản vay giúp doanh nghiệp đảm bảo hơn về mặt tài chính, nhưng không tận
dụng được các ưu điểm của vốn vay như giúp công ty mở rộng quy mô. Công ty nên
có lựa chọn thích hợp cho hoạt động kinh doanh của mình.
Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng bao gồm những loại chi phí như: chi phí
nhân viên, chi phí bao bì, chi phí khấu hao TSCĐ... Quý 3, giá trị chi phí bán hàng là
1.554.141.617 đồng, quý 2 là 1.504.164.866 đồng. Như vậy, quý 3 so với quý 2 tăng
49.976.751 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,32%. Nguyên nhân tăng chủ yếu do công
ty thuê thêm nhân sự cho bộ phận kinh doanh, chi tiền vận chuyển đi bán. Đến quý
4, giá trị chi phí bán hàng là 1.475.400.293 đồng, so với quý 3 giảm 78.741.324 đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm 5,07%. Có thể thấy, quý 4 công ty có điều chỉnh lại chi phí giúp
lợi nhuận được nâng cao hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng của việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Cũng như các khoản mục chi phí phía trên, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng
giảm dần qua các quý. Quý 2, giá trị chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.368.264.221
đồng, quý 3 là 3.308.706.323 đồng. Như vậy, quý 3 so với quý 2 giảm 59.557.898

79
đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 1,77%. Đến quý 4, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp
tục giảm so với quý 3 là 180.434.865 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 5,45%. Nguyên
nhân chính làm cho chi phí quản lý kinh doanh giảm xuống qua các năm là do công
ty cắt giảm chi phí nhân viên quản lý, chi phí tiền điện, chi phí cước internet.
Chi phí khác: Chi phí khác là khoản chi phí chủ yếu về nộp phạt, chi tiền thưởng
cho công nhân viên, chi phí thanh lý tài sản. Quý 2 chi phí này là 204.011.721 đồng,
quý 3 là 28.002.343 đồng. Như vậy, quý 3 so với quý 2 giảm 176.009.999 đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm 86,27%. Đến quý 4, giá trị chi phí khác tăng cao sao với quý 3,
tăng 113.096.211 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 403,88%. Nguyên nhân tăng là do trong
quý 4 công ty có thanh toán chậm nên phát sinh phí lãi quá hạn thanh toán làm chi
khác tăng cao.
❖ Lợi nhuận
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Giá trị quý 3 là 6.685.422.922
đồng, giá trị quý 2 là 6.750.091.824 đồng. Như vậy, giá trị quý 3 so với quý 2 giảm
64.668.902 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,96%. Nguyên nhân do giá vốn hàng
bán tăng 1.067.050.177 đồng, tương ứng tỷ lệ 2,53%, trong khi đó doanh thu tăng
1.002.381.275 đồng, tương ứng tỷ lệ 2,05%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng tốc độ
tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên làm cho lợi nhuận
gộp giảm đi. Đến quý 4, giá trị lợi nhuận gộp tiếp tục giảm 1.028.782.361 đồng sao
với quý 3, tương ứng tỷ lệ giảm là 15,39%. Nguyên nhân giảm do doanh thu và giá
vốn hàng bán đều giảm. Vì vậy công ty cần chính sách bán hàng, tìm kiếm khách hàng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Quý 3 đạt 158.953.687 đồng tăng
35.882.544 đồng so với quý 2, tương ứng tỷ lệ tăng là 29,16%. Nguyên nhân tăng do
công ty kiểm soát chi phí, cụ thể như: chi phí tài chính giảm 22,74%, chi phí quản lý
doanh nghiệp 1,77%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phi phí hợp lý.
Đến quý 4, giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 98.602.005 đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm là 62,03%. Nguyên nhân giảm chủ yếu do lợi nhuận gộp giảm 15,39%.
Lợi nhuận sau thuế TNDN: Lợi nhuận sau thuế TNDN quý 2 mang giá trị âm
đạt giá trị (80.940.577) đồng. Vì lợi nhuận âm công ty không đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế TNDN âm là do chi khác của công ty
tăng cao khiến cho lợi nhuận khác mang giá trị âm. Sang quý 3, giá trị lợi nhuận sau

80
thuế TNDN tăng 242.191.921 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 299,22% so với quý 2.
Nguyên nhân lợi nhuận tăng do chi phí khác của công ty giảm xuống 28.002.343
đồng, giảm 86,27% so với quý 2. Ngoài ra trong quý 3, công ty phát sinh khoản thu
nhập khác từ việc thanh lý tài sản cố định góp phần sự gia tăng của lợi nhuận sau
thuế. Đến quý 4, giá trị lợi nhuận sau thuế TNDN giảm so với quý 3 là 105.510.273
đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 65,43%. Nguyên nhân doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ giảm 20,64% làm cho lợi nhuận gộp giảm 15,39%.
➢ Đánh giá tổng quan quan ba giai đoạn:
Từ kết quả phân tích ở trên, tác giả nhận thấy các khoản mục doanh thu quý 3
so với quý 2 tăng tương đối đều, các khoản mục chi phí cũng đều giảm. Điều này dẫn
đến các khoản mục lợi nhuận quý 3 so với quý 2 đều tăng. Ngược lại, từ quý 3 đến
quý 4 thì các khoản mục doanh thu đều giảm mạnh. Trong khi đó, các khoản mục chi
phí cũng giảm tương đối, giá vốn hàng bán cũng giảm nhưng giá trị vẫn cao. Điều
này dẫn đến các khoản mục lợi nhuận quý 4 so với quý 3 đều giảm.
2.6.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc
Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
của Công ty TNHH Summer Wind (Xem phụ lục 7,9,11), tác giả phân tích tình hình
tài chính theo chiều dọc qua bảng 2.10 dưới đây:

81
Bảng 2.10. Bảng phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo chiều dọc quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng
Chênh lệch cơ cấu Chệnh lệch cơ cấu
Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chỉ tiêu Quý 3 và Quý 2 Quý 4 và Quý 3
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)
TỔNG DOANH THU 49.824.808.858 100 50.363.290.589 100 39916183756 100 - -
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 49.006.276.483 98,36 50.008.657.758 99,30 39.688.582.960 99,43 0,94 0,13
2. Doanh thu hoạt động tài chính 818.532.374 1,64 324.332.831 0,64 76.612.947 0,19 (1,00) (0,45)
3. Thu nhập khác 1 0 30.300.000 0,06 150.987.849 0,38 0,06 0,32
TỔNG CHI PHÍ 49.905.749.435 100 50.202.039.245 100 39.845.942.779 100 - -
4. Giá vốn hàng bán (GVHB) 42.256.184.659 84,67 43.323.234.836 86,30 34.031.942.399 85,41 1,63 (0,89)
5. Chi phí tài chính 2.573.123.968 5,16 1.987.954.126 3,96 1.069.230.075 2,68 (1,20) (1,28)
6. Chi phí bán hàng 1.504.164.866 3,01 1.554.141.617 3,10 1.475.400.293 3,70 0,08 0,61
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) 3.368.264.221 6,75 3.308.706.323 6,59 3.128.271.458 7,85 (0,16) 1,26
8. Chi phí khác 204.011.721 0,41 28.002.343 0,06 141.098.554 0,35 (0,35) 0,30
9. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.750.091.824 6.685.422.922 5.656.640.561
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 123.071.143 158.953.687 60.351.682
11. Chi phí thuế TNDN hiện hành - - 14.499.906
12. Lợi nhuận sau thuế TNDN (80.940.577) 161.251.344 55.741.071
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)

82
a) Giai đoạn quý 2 – quý 3
❖ Doanh thu
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là khoản mục chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Quý 2 chiếm tỷ trọng 98,36% trên
tổng doanh thu, quý 3 tỷ trọng chiếm 99,30% trên tổng doanh thu. Như vậy tỷ trọng
quý 3 so với quý 2 tăng 0,94%, điều này cho thấy doanh thu công ty ngày càng cao,
lượng hàng hóa bán nhiều.
Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính giảm. Quý 2
chiếm tỷ trọng 1,64% trên tổng doanh thu, quý 3 chiếm tỷ trọng 0,64%. Như vậy, tỷ
trọng quý 3 so với quý 2 giảm 1%. Có thể thấy khoản mục này giảm tương đối ít.
Thu nhập khác: Chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu, quý 3 chỉ chiếm
tỷ trọng 0,06% trên tổng doanh thu. Tuy doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng
nó mang lại một phần lợi nhuận cho công ty.
❖ Chi phí
Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí.
Quý 2 chiếm tỷ trọng 84,67% trên tổng chi phí, quý 3 chiếm tỷ trọng là 86,30%. Quý
3 so với quý 2 tăng 1,63%, nguyên nhân tăng do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng
cao, chi phí lương nhân viên lao động cao dẫn đến giá vốn cao.
Chi phí tài chính: Đây là khoản chi phí chủ yếu từ lãi vay, chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ và chi phí tài chính khác. Quý 3 so với quý 2, tỷ trọng chi tài chính có xu
hướng giảm 1,20% (từ 5,16% tỷ trọng quý 2 xuống 3,96% tỷ trọng quý 3. Nguyên
nhân giảm là do công ty hạn chế các nguồn vốn vay đề giảm bớt chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng: Quý 2 chiếm tỷ trọng 3,01% trên tổng chi phí, quý 3 chiếm
tỷ trọng 3,10% trên tổng chi phí. Như vậy quý 3 so với quý 2 tỷ trọng tăng 0,08%.
Nguyên nhân tăng là do quý 3 công ty bán hàng nhiều nên chi phí vận chuyển hàng
bán nhiều lên đẫn đến chi phí bán hàng tăng lên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Quý 2 chiếm tỷ trọng 6,75% trên tổng chi phí,
quý 3 chiếm tỷ trọng 6,59% trên tổng chi phí. Như vậy quý 3 so với quý 2 tỷ trọng
giảm 0,16%.

83
b) Giai đoạn quý 3 – quý 4
❖ Doanh thu
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là khoản mục chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Quý 3 chiếm tỷ trọng 99,30% trên
tổng doanh thu, quý 4 tỷ trọng chiếm 99,43% trên tổng doanh thu. Như vậy tỷ trọng
quý 4 so với quý 3 tăng 0,13%. Có thể thấy từ quý 2 đến quý 4, khoản mục này đều
tăng, điều này cho thấy doanh thu công ty ngày càng cao, lượng hàng hóa bán nhiều.
Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính giảm. Quý 3
chiếm tỷ trọng 0,64% trên tổng doanh thu, quý 4 chiếm tỷ trọng 0,19%. Như vậy, tỷ
trọng quý 4 so với quý 3 giảm 0,45%. Có thể thấy khoản mục này giảm tương đối ít.
Doanh thu tài chính chủ yếu từ thu lãi cho khách hàng vay, lãi từ ngân hàng, chênh
lệch tỷ giá bán ngoại tệ, công ty đang thu hồi các khoản vay, rút tiền gửi ngân hàng
có kỳ hạn để mở rộng đầu tư sản xuất. Cho nên doanh thu từ tài chính ngày càng
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.
Thu nhập khác: Chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu, quý 3 chỉ chiếm
tỷ trọng 0,06% trên tổng doanh thu, quý 4 chiếm tỷ trọng 0,38%. Như vậy quý 4 so
với 3 tỷ trọng tăng 0,32%, tuy doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó mang lại
một phần lợi nhuận cho công ty.
❖ Chi phí
Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí.
Quý 3 chiếm tỷ trọng 86,30% trên tổng chi phí, quý 4 chiếm tỷ trọng là 85,41%. Quý
4 so với quý 3 tăng 0,89%, nguyên nhân giảm là ở quý 4 số lượng sản phẩm bán giảm,
doanh thu giảm kéo giá vốn giảm theo. Qua đó, ta thấy giá vốn luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng chi phí, làm cho lợi nhuận công ty ở mức thấp, trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh gay gắt việc giá vốn hàng bán mức cao khiến cho công ty không
có nhiều cơ hội cạnh tranh với công ty khác. Vì vậy, công ty cần phải điều chỉnh giá
vốn hàng bán của mình, tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật giá thấp hơn nhằm
gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Chi phí tài chính: Đây là khoản chi phí chủ yếu từ lãi vay, chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ và chi phí tài chính khác. Quý 4 so với quý 3, tỷ trọng chi tài chính có xu

84
hướng giảm 1,28% (từ 3,96% tỷ trọng quý 3 xuống 2,68% tỷ trọng quý 4. Nguyên
nhân giảm là do công ty hạn chế các nguồn vốn vay đề giảm bớt chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng: Quý 3 chiếm tỷ trọng 3,10% trên tổng chi phí, quý 4 chiếm
tỷ trọng 3,70% trên tổng chi phí. Tuy tỷ trọng cao hơn nhưng giá trị quý 4 so với quý
3 giảm. Nguyên nhân do sự giảm tỷ trọng chi phí tài chính trong cơ cấu chi phí dẫn
đến tỷ trọng chi phí bán hàng tăng mặc dù giá trị chi phí bán hàng tăng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Quý 3 chiếm tỷ trọng 6,59% trên tổng chi phí,
quý 4 chiếm tỷ trọng 7,88% trên tổng chi phí. Như vậy quý 4 so với quý 3 tỷ trọng
tăng 1,26% tuy nhiên giá trị quý 4 so với quý 3 lại giảm.
2.7. Phân tích tỷ số tài chính
2.7.1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc)
Tỷ số thanh toán hiện hành được tính theo công thức sau:
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =
Nợ ngắn hạn
Nguồn: Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn
hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
- Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: Vay ngắn hạn, vay
dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn phải
trả thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng thanh toán.
Căn cứ số liệu trên bảng Cân đối kế toán quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem
phụ lục 6,8,10), tác giả tiến hành trích lục số liệu để tính toán phân tích kết quả như
bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11. Đánh giá tỷ số thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu Đơn vị tính Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tài sản ngắn hạn Đồng 15.321.278.967 16.086.826.166 19.317.243.204
Nợ ngắn hạn Đồng 24.447.820.763 34.233.879.165 37.574.546.089
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) 0,63 0,47 0,51
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)
Dựa vào bảng phân tích 2.11 cho thấy:

85
- Quý 2 năm 2022, tỷ số thanh toán hiện hành là 0,63. Số liệu này có nghĩa cứ 1
đồng nợ ngắn hạn phải trả thì có 0,63 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng thanh toán.
- Quý 3 năm 2022, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty giảm còn 0,47. Số
liệu này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,47 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử
dụng thanh toán. Nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán hiện hành giảm xuống trong
quý 3 do nợ ngắn hạn tăng tăng 40,03% trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ tăng có 5%.
- Quý 4 năm 2022, tỷ số thanh toán hiện hành công ty là 0,51. Số liệu này có
nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thanh toán thì có 0,51 đồng tài sản ngắn hạn có thể
sử dụng thanh toán.
Có thể thấy từ quý 2 đến quý 4, tỷ số thanh toán hiện hành đều nhỏ hơn 1 cho
thấy tài sản ngắn hạn của công ty đang thấp hơn so với nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu
cho thấy khả năng thanh toán, trả nợ của công ty là rất yếu. Công ty đang gặp các khó
khăn về tài chính, dòng tiền trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Công ty
TNHH Summer Wind nên tăng mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm nợ ngắn hạn
để đưa tỷ số thanh toán hiện hành về mức an toàn, tránh rủi ro trong việc thanh toán.
Tuy nhiên, tỷ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán,
để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, tác giả tiếp tục
phân tích tỷ số thanh toán nhanh.
2.7.2. Tỷ số thanh toán nhanh (Rq)
Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh hơn tỷ số thanh toán hiện hành, cụ thể nếu
công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho thì tỷ số thanh toán hiện hành cao. Mà do hàng tồn
kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp hơn so với các mục còn lại của tài sản
ngắn hạn, khó chuyển hóa thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất.
Vì thế trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác
khả năng thanh toán mà chúng ta cần loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho. Nên khi
phân tích khả năng thanh toán, các nhà quản trị sử dụng hệ số thanh toán nhanh. Trong
hệ số thanh toán nhanh này thì giá trị hàng tồn kho được loại ra khỏi tài sản ngắn hạn.
Vì vậy, tỷ số này được xác định bằng công thức sau:
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) =
Nợ ngắn hạn
Nguồn: Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp

86
Tuy nhiên, trong giá trị tài sản ngắn hạn còn bao gồm các giá trị tài sản ngắn
hạn khác còn kém thanh khoản hơn cả hàng tồn kho, nên ngoài công thức trên thì
thực tế còn một công thức khác để tính tỷ số thanh toán nhanh như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) =
Nợ ngắn hạn
Nguồn: Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp
Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả
thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh
khoản cao. (Hoặc cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả thì có bao nhiêu đồng tài sản
ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho để có thể sử dụng thanh toán).
Căn cứ số liệu trên bảng Cân đối kế toán quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem
phụ lục 6,8,10), tác giả tiến hành trích lục số liệu để tính toán phân tích kết quả như
bảng 2.12 dưới đây:
Bảng 2.12. Đánh giá tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu Đơn vị tính Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tài sản ngắn hạn Đồng 15.321.278.967 16.086.826.166 19.317.243.204
Hàng tồn kho Đồng 236.123.219 188.854.477 5.256.738.741
Nợ ngắn hạn Đồng 24.447.820.763 34.233.879.165 37.574.546.089
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 0,62 0,46 0,37
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)
Dựa vào bảng phân tích 2.12 cho thấy:
- Quý 2 năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh là 0,62. Số liệu này có nghĩa cứ 1
đồng nợ ngắn hạn phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0,62 đồng tài sản
ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
- Quý 3 năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh của công ty giảm còn 0,46. Số liệu
này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng
0,46 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
- Quý 4 năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh công ty là 0,37. Số liệu này có nghĩa là
cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0,37 đồng tài sản
ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
Có thể thấy từ quý 2 đến quý 4, tỷ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1 cho thấy
tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao của công ty đang thấp hơn so với nợ ngắn

87
hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán không tính đến hàng tồn kho là rất
yếu, không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty sẽ cần phải xem xét
đến khả năng, có thể sẽ phải bán hàng tồn kho để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ
đến hạn. Bên cạnh đó, tỷ số thanh toán qua các năm đang có xu hướng giảm dần về 0,
cho thấy công ty đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, dần không còn khả năng
chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của công ty. Nếu tình
trạng này cứ tiếp tục thì có khả năng công ty phải ngừng hoạt động, thậm chí phá sản.
Qua bảng phân tích 2.11 và 2.12, tác giả nhận thấy tỷ số thanh toán nhanh của
3 quý đều thấp hơn tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty TNHH Summer Wind
đang tập trung nhiều nguồn lực vào hàng tồn kho mà không nắm giữ các tài sản dễ
dàng chuyển thành tiền hơn để linh hoạt trong việc thanh toan cho các khoản nợ.
2.7.3. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền
Để đánh giá sát hơn về tình hình thanh toán nợ phải trả của công ty TNHH
Summer Wind, tác giả sử dụng thêm công thức tính tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền,
công thức được xác định như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền =
Nợ ngắn hạn
Nguồn: Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp
Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn
phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương
đương tiền.
Căn cứ số liệu trên bảng Cân đối kế toán quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem
phụ lục 6,8,10), tác giả tiến hành trích lục số liệu để tính toán phân tích kết quả như
bảng 2.13 dưới đây:
Bảng 2.13. Đánh giá tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền
Chỉ tiêu Đơn vị tính Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 902.731.199 184.241.126 4.299.693.032
Nợ ngắn hạn Đồng 24.447.820.763 34.233.879.165 37.574.546.089
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,04 0,01 0,11
Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích (2023)

88
Dựa vào bảng phân tích 2.13 cho thấy:
- Quý 2 năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là 0,04. Số liệu này có nghĩa
cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0,04 đồng tiền
và các tương đương tiền.
- Quý 3 năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm còn 0,01.
Số liệu này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán
bằng 0,01 đồng tiền và các tương đương tiền.
- Quý 4 năm 2022, tỷ số thanh toán nhanh công ty là 0,11. Số liệu này có nghĩa là
cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0,11 đồng tiền
và các tương đương tiền.
Có thể thấy tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của quý 4 tăng so với quý 2 và quý 3,
cho thấy khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty được cải thiện tốt hơn. Tuy
nhiên, tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của các quý đều rất nhỏ và nhỏ hơn 1, cho thấy
tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đang rất quá thấp so với nợ ngắn hạn.
Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang cạn kiệt tài sản có tính thanh khoản cao, mất khả
năng trả nợ bằng tiền, không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty sẽ
cần phải xem xét đến khả năng, có thể sẽ phải bán hàng tồn kho, thanh lý các tài sản ngắn
hạn khác để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục
thì có khả năng công ty phải ngừng hoạt động, thậm chí phá sản.
2.7.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng)
ROA = X 100
Tổng tài sản bình quân
Nguồn: Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản còn có cách gọi khác là Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài
sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Tỷ số này được
viết tắt là ROA (Return on assets), là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức sau:
Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cho biết cứ 100 đồng tài sản được
đầu tư vào công ty có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

89
Căn cứ số liệu trên Báo cáo tài chính quý 2, quý 3, quý 4 năm 2022 (Xem phụ
lục 6,7,8,9,10,11), tác giả tiến hành trích lục số liệu để tính toán phân tích kết quả
như bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Quý 2 Quý 3 Quý 4
Lợi nhuận sau thuế Đồng (80.940.577) 161.251.344 55.741.071
Tổng tài sản bình quân Đồng 94.326.812.121 99.681.926.559 100.022.158.812
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) (0,09) 0,16 0,06
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (2023)
Dựa vào bảng phân tích 2.14 cho thấy:
- Quý 2 năm 2022, ROA là (0,09)%. Số liệu này có nghĩa cứ 100 đồng tài sản
đầu tư vào hoạt động kinh doanh, công ty lỗ 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Quý 3 năm 2022, ROA tăng lên là 0,16%. Số liệu này có nghĩa cứ 100 đồng tài
sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh, công ty thu về được 0,16 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Quý 4 năm 2022, ROA giảm còn 0,06%. Số liệu này có nghĩa cứ 100 đồng tài
sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh, công ty thu về được 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế.
Từ kết quả phân tích cho thấy quý 2 có tỷ suất ROA là (0,09)%, chỉ số này bé
hơn 0 cho thấy công ty kinh doanh đang lỗ. Từ quý 2 đến quý 3, ROA tăng từ (0,09)%
lên 0,16% cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả hơn, công
ty kinh doanh có lãi, tuy nhiên tỷ số này còn ở mức thấp, khả năng sinh lời của vốn
chưa cao. Đến quý 4, ROA giảm còn 0,06%, chỉ số này lớn hơn 0, có nghĩa công ty
kinh doanh vẫn có lãi nhưng lãi tương đối thấp. Nguyên nhân giảm do quý 4 công ty
đầu tư thêm tài sản cố định để nâng cao quy trình sản xuất. Công ty cần có biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh để
tăng lợi nhuận trong tương lai.

90
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét
3.1.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
❖ Về ưu điểm
Cơ cấu quản lý tổ chức theo nhiệm vụ, chức năng từng phòng ban chuyên trách.
Bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, khoa học và hoạt động có nề nếp phù hợp với loại
hình và quy mô của doanh nghiệp. Mỗi phòng ban đảm nhiệm chức năng riêng, đảm
bảo công việc hoàn thành nhanh chóng và tốt, thúc đẩy chuyên môn và kỹ năng tập
trung trong công việc. Không gian làm việc của cán bộ nhân viên tương đối tốt, trang
bị đầy đủ thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc, giúp nhân viên an tâm, tập trung
công việc. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề
của mình, cán bộ nhân viên năng động trong kinh doanh và nhiệt tình về công việc.
❖ Về nhược điểm
Do cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo chức năng, nhiệm vụ nên mỗi bộ
phận chỉ đảm nhiệm mỗi chức năng riêng của mình. Điều này gây khó khăn về những
công việc cần sự phối hợp các bộ phận và kỹ năng làm việc nhóm thấp. Ngoài ra, do
cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Summer Wind rất đầy đủ nhưng số lượng
nhân viên còn hạn chế, làm cho công việc của mỗi người có thể bị quá tải và áp lực
đẫn đến việc hoàn thành công việc không được chất lượng.
3.1.2. Về tổ chức bộ phận kế toán
❖ Về ưu điểm
Lãnh đạo công ty TNHH Summer Wind rất quan tâm đến công tác kế toán, luôn
tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế toán triển khai công tác ghi chép, phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các bộ phận có liên quan. Luôn hỗ trợ mọi kinh phí cho
nhân viên kế toán tham gia cá khóa tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn cua
bản thân. Mỗi nhân viên kế toán đều được trang bị máy tính cá nhân và bàn làm việc
riêng, giúp công việc xử lý nhanh chóng và thuận tiện.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán đầy đủ tất cả các bộ phận, hoạt động ổn định.
Đội ngũ nhân viên làm việc có kỷ luật, có năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, kế toán trưởng có đủ tiêu

91
chuẩn theo quy định tại khoản 1 điều 51 và khoản 1 điều 54 của Luật kế toán số
88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
“ - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
- Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
+ Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
+ Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có
chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác
thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế
toán trình độ trung cấp, cao đẳng.” [15]
❖ Về nhược điểm
Tổ chức bộ máy kế toán công ty chưa được chặt chẽ. Do một người đảm nhiệm
nhiều vai trò kế toán nên có thể xảy ra trường hợp bất kiêm nhiệm trong kế toán - vi
phạm nguyên tắc Kiểm soát nội bộ.
3.1.3. Về hình thức, hệ thống chứng từ, sổ sách
❖ Về ưu điểm
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán và hình thức ghi sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, hình thức này đảm
bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ, giúp công ty dễ dàng trong việc chỉ đạo công
tác, kiểm tra và kịp thời sữa chữa khi có sai phạm.
Công ty TNHH Summer Wind xây dựng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật
ký chung. Đây là một hình thức phổ biến, rõ ràng và phù hợp với quy mô doanh
nghiệp. Sổ sách được in ra và sắp xếp hợp lý, phân loại theo từng loại sổ và theo trình
tự thời gian, giúp cho kế toán dễ dàng kiểm soát. Đồng thời do công ty đang tiến hành
áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán nên với sự trợ giúp của máy vi tính
và phần mềm thì trong tương lai hình thức ghi sổ trở nên thuận lợi, dễ dàng, cung cấp
các số liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ cần thiết cho việc quản lý, xử lý giúp công
ty sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất.

92
- Hệ thống tài khoản
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán Thông tư 200/2014/TT-BTC để
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tài khoản hạch toán được phân loại theo
cấp bậc và phân loại theo đối tượng. Dễ dàng theo dõi, dễ dàng khi ghi các sổ chi tiết,
tổng hợp và lập Báo cáo tài chính.
- Hệ thống sổ sách kế toán
Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 do Bộ Tài chính. Đây là hệ thống sổ sách phổ biến, đơn giản, dễ dàng
theo dõi, kiểm tra và cung cấp số liệu kịp thời. Công ty mở đầy đủ sổ chi tiết các tài
khoản cấp 2 để dễ dàng theo dõi và quản lý. Mọi sổ sách được lưu trữ và sắp xếp một
cách cẩn thận, thuận tiện cho việc quản lý hồ sơ phục vụ cho công tác báo cáo vào
cuối kỳ kế toán.
Tuân thủ tốt Điều 122 quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 do Bộ Tài chính ban hành về sổ sách kế toán:
“- Sổ sách kế toán dùng để ghi chép và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát
sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
- Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán.” [2]
- Hệ thống chứng từ kế toán
Các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác theo đúng quy định hiện hành
của Bộ Tài Chính - Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính
và được kế toán lưu trữ cụ thể theo từng bộ phận. Công ty sử dụng hoá đơn điện tử
theo thông tư 78/2021/TT-BTC [3], giúp cho công việc quản lý bảo mật, nhanh chóng
và chính xác hơn. Kế toán luôn có sự kiểm tra, đối chiếu cẩn thận số liệu trên các
chứng từ, đảm bảo sự khớp đúng và tính chính xác của thông tin. Hầu hết các khoản
thu tiền bán hàng đều được thực hiện qua chuyển khoản, tránh sai sót và gian lận.
Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán thường in các sổ sách trong phần mềm và thực hiện bảo
quản lưu trữ theo từng nội dung kinh tế.
Quy trình luân chuyển chứng từ rõ ràng, dễ rà soát khi xảy ra sai xót. Ngoài ra,
công ty đang bắt đầu sử dụng phần mềm Kế toán 3TSOFT, đây là một trong những
phầm mềm kế toán rất phổ biến, nhiều doanh nghiệp lớn đang sử dụng, đáp ứng đầy

93
đủ các nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng quy định hiện hành của Pháp
luật. Phần mềm giúp công việc quản lý, nhập liệu, xử lý chứng từ dễ dàng, nhanh
chóng và chính xác nhất.
❖ Về nhược điểm
- Hệ thống tài khoản
Công ty có số lượng khách hàng, nhà cung cấp, thành phẩm...tương đối lớn và
nhiều chi nhánh khác nhau. Tuy công ty đã phân loại theo đối tượng nhưng vẫn còn
chưa phân loại chi tiết theo từng chi nhánh.
- Hệ thống sổ sách kế toán
Thứ nhất, công ty mới bắt đầu sử dụng phần mềm kế toán nên việc làm quen
phần mềm cần nhiều thời gian, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.
Thứ hai, công ty TNHH Summer Wind sử dụng mẫu sổ sách kế toán theo Thông
tư 200/2014/TT-BTC nhưng mẫu sổ Nhật ký chung lại không có cột “Số thứ tự
dòng” dẫn đến sổ Cái cũng không có cột “Số thứ tự dòng” ở bên sổ Nhật ký chung.
Gây khó khăn khi theo dõi và sửa chữa khi có nghiệp vụ kinh tế ghi sai. Sổ Nhật ký
chung được ghi liên tục, không tách ra từng trang riêng biệt theo quy định.
Thứ ba, chữ số trên hệ thống sổ sách kế toán định dạng chưa đúng quy định.
Theo Khoản 2, Điều 11 của Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định Chữ viết và chữ
số sử dụng trong kế toán: “Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số
hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số
hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,)” [15]. Trên sổ sách,
công ty vẫn để phân cách hàng nghìn chữ số là dấu phẩy (,).
- Hệ thống chứng từ kế toán
Thứ nhất, vi phạm Khoản 3 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC - Chế độ kế
toán doanh nghiệp quy định về chữ ký trên chứng từ kế toán “Mọi chứng từ kế toán
phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện”
[2]. Các chứng từ liên quan đến quy trình luân chuyển chưa đầy đủ chữ ký của các
bộ phận, cụ thể:
- “Ủy nhiệm chi” nghiệp vụ 2 (Xem hình 2.3) thiếu chữ ký của Kế toán trưởng.
- “Phiếu thu số PT-0081” nghiệp vụ 3 (Xem hình 2.7) thiếu chữ ký của Giám
đốc, người nộp tiền, người lập phiếu và thủ quỹ.

94
- “Ủy nhiệm chi” nghiệp vụ 4 (Xem hình 2.9) thiếu chữ ký của Kế toán trưởng.
- “Ủy nhiệm chi” nghiệp vụ 6 (Xem hình 2.13) thiếu chữ ký của Kế toán trưởng.
Thứ hai, vi phạm Khoản 1 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC - Chế độ kế
toán doanh nghiệp quy định về nội dung chứng từ:“ Nội dung chứng từ kế toán phải
đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền
viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số” [2]. Các chứng từ liên quan
đến quá trình luân chuyển chưa đầy đủ nội dung, cụ thể:
- “Phiếu thu số PT-0081” nghiệp vụ 3 (Xem hình 2.7) thiếu quyển số, Số phát
sinh Nợ, Có, thiếu địa chỉ.
Thứ ba, trong quy trình luân chuyển chứng từ vẫn còn một số nghiệp vụ chưa
đầy đủ chứng từ. Ví dụ như nghiệp vụ 2 “Mua thùng carton MT-512A” chưa có
biên bản kiểm nhiệm, bộ phận Kế toán cũng không yêu cầu nên dễ dẫn đến sai sót
hàng hóa thực nhận, thiếu xác thực.
3.1.4. Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng
❖ Về ưu điểm
Thứ nhất, Công ty TNHH Summer Wind sử dụng hệ thống tài khoản tiền gửi
ngân hàng đúng theo hệ thống tài khoản Thông tư 200/2014/TT-BTC. Do tham gia
giao dịch nhiều ngân hàng nên công ty cũng đã mở tài khoản chi tiết cấp 2 để theo
một cách chi tiết các ngân hàng và thuận tiện trong việc theo dõi.
Thứ hai, kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Summer Wind thực hiện
tốt công tác quản lý quá trình thu, chi phản ánh trung thực, kịp thời và đầy đủ đáp
ứng nhu cầu thanh toán, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty được diễn ra
liên tục, mang lại hiệu quả cao. Tuân thủ Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 do Bộ Tài chính ban hành về nguyên tác kế toán tiền với những nội dung
như sau:
“- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hằng ngày liên tục theo trình tự phát sinh
các khoản phải thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng
tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi theo quy định của chế độ chứng từ kế
toán.” [2]

95
Thứ ba, khi lập các sổ sách như sổ Cái tiền gửi ngân hàng đều căn cứ vào các
chứng từ: Ủy nhiệm chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có... giúp cho kế toán theo dõi, quản
lý lượng tiền gửi được tốt hơn. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng đều
có những chứng từ gốc hợp lệ được kế toán trưởng soát xét và ban giám đốc công ty
phê duyệt bao gồm đầy đủ chữ ký của người nộp tiền, người nhận tiền… Sự chi tiết
đó giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được những số liệu chi tiết và cụ thể của vốn bằng
tiền, từ đó có thể ra các quyết định hợp lí và chính xác.
Thứ tư, trong kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán liên hệ chặt chẽ và có quan hệ
tốt với các ngân hàng mà công ty làm việc. Các chứng từ được cập nhật và đối chiếu
thường xuyên với Ngân hàng giúp quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn.
❖ Về nhược điểm
Thứ nhất, hệ thống sổ sách liên quan đến tiền gửi ngân hàng chưa đầy đủ. Công
ty không mở sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản ngân hàng. Gây khó khăn cho việc ghi
sổ Cái và lên Báo Cáo tài chính. Bên cạnh đó, hiện nay công ty đang áp dụng ghi sổ
theo hình thức Nhật ký chung. Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều phải
ghi nhận vào Nhật ký chung. Tuy nhiên, trường hợp đối tượng kế toán có số lượng
phát sinh lớn thì công ty có thể mở sổ Nhật ký đặc biệt. Các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan Tiền gửi ngân hàng ngày càng nhiều khiến cho sổ Nhật ký chung dày
đặc. Do công ty không mở sổ Nhật ký đặc biệt như Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền.
Vì vậy khiến cho việc theo dõi gặp nhiều khó khăn. Mục đích của các Nhật ký đặc
biệt là phân công lao động kế toán bởi vì các nhân viên kế toán có thể ghi chép các
bút toán vào các nhật ký khác nhau cùng một lúc. Chẳng hạn một nhân viên kế toán
có thể ghi nhật ký các bút toán thu tiền, một nhân viên khác có thể ghi các bút toán
bán hàng chịu. Với các nhật ký đặc biệt, các công ty có thể chuyển sổ một số tài khoản
vào cuối tháng thay cho việc chuyển sổ hàng ngày. Minh hoạ định khoản để ghi sổ
Nhật ký đặc biệt như sau:
Nợ tài khoản Phải trả cho người bán
Có tài khoản Tiền
Có tài khoản Doanh thu tài chính

96
Như vậy với bút toán này, ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt phần Nợ tài khoản Phải
trả cho người bán/Có tài khoản Tiền và ghi vào sổ Nhật ký chung phần Nợ tài khoản
Phải trả cho người bán/Có tài khoản Doanh thu tài chính.
Thứ hai, mặc dù công ty thanh toán phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng
nhưng có nhiều khoản tiền lớn được thực hiện tại quỹ ảnh hưởng lớn đến vấn đề an
toàn tiền quỹ. Công ty chưa dùng séc trong chi trả mà chỉ dùng séc khi rút tiền nhập quỹ.
Thứ ba, sổ Cái tài khoản Tiền gửi ngân hàng (Xem phụ lục 2) chỉ in ra mà không
có đầy đủ chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và ban giám đốc, không có số thứ tự
trang và dấu giáp lai của công ty. Sổ Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (Xem phụ
lục 1), sổ Chi tiết 1121AB (Xem phụ lục 3), sổ Chi tiết 1121TFB (Xem phụ lục 4),
bảng Cân đối số phát sinh (Xem phụ lục 5) đều không có chữ ký của người lập. Điều
này chưa đảm bảo sự tin cậy cho người đọc và dễ gây thất lạc các trang trong một tập
hồ sơ lưu trữ.
3.1.5. Về tình hình tài chính
3.1.5.1. Bảng Cân đối kế toán
❖ Về ưu điểm
Thứ nhất, tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Summer Wind từ quý 2 đến quý
4 có sự biến động tăng khá tốt. Cụ thể khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
tăng mạnh từ quý 2 đến quý 4, như vậy công ty sẽ có thêm khoản tiền để đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn
cũng giảm từ quý 2 đến 4, cho thấy công ty có chính sách thu hồi nợ tương đối tốt.
Thứ hai, do đầu năm 2022 kinh thế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đang
còn gặp nhiều khó khăn bởi dịch Covid – 19 nên quý 2 nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên đến quý 3 và quý 4, với sự nỗ lực của các cấp lãnh
đạo và toàn bộ công nhân viên của công ty TNHH Summer Wind, cùng sự tin tưởng
của đối tác, quy mô huy động vốn có chiều hướng tăng lên. Bên cạnh đó, nợ phải trả
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy uy tín của công ty
trên thị trường tài chính cao.
Thứ ba, khoản mục tài sản cố định tăng từ quý 2 đến quý 4, cho thấy công ty đầu
tư nhiều vào máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất giúp nâng cao hiệu quả công việc.

97
Thứ tư, các khoản vay dài hạn từ ngân hàng từ quý 2 đến quý 4 giảm, cho thấy
công ty thay đổi tỷ trọng về vốn. Điều này giúp cho công ty giảm bớt chi phí lãi vay,
giảm đực áp lực trả nợ khi đến hạn.
Thứ năm, lợi nhuận sau thuế của công ty ngày càng tăng lên cho thấy tình hình
kinh doanh của công ty TNHH Summer Wind ngày càng tốt.
❖ Về nhược điểm
Thứ nhất, số tiền phát sinh giao dịch ngân hàng còn ít, công ty vẫn giao dịch bằng
tiền mặt tương đối nhiều.
Thứ hai, tài sản ngắn hạn của công từ quý 2 đến quý 4 đều chiếm giá trị rất nhỏ
trong tổng tài sản và nhỏ hơn nợ phải trả rất nhiều. Đặc biệt, tiền và các khoản tương
đương tiền chiếm giá trị rất nhỏ. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán nhanh, khả
năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh bằng tiền thấp, có thể không
có khả năng trả nợ.
Thứ ba, hàng tồn kho tăng mạnh từ quý 2 đến quý 4. Việc tăng hàng tồn kho
quá mạnh cũng là điều đáng lo ngại đối với công ty, khi đó công ty sẽ đối mặt với tổn
thất vì bán được và không thu lại được tiền từ số vốn đã bỏ trước đó. Không chỉ lỗ
tiền hàng, doanh nghiệp còn tốn cả chi phí lưu kho, tốn mặt bằng, chi phí quản lý
hoặc thậm chí chi phí bảo quản sản phẩm.
Thứ tư, công ty TNHH Summer Wind không đầu tư tài sản ngắn hạn mà đầu tư quá
nhiều tài sản dài hạn, đặc biệt là bất động sản đầu tư. Như vậy, nếu muốn đảm bảo khả
năng thanh toán thì bắt buộc công ty phải thu các khoản dài hạn, bán máy móc thiết
bị, bán bất động sản đầu tư. Nhưng những khoản mục này rất khó thu và bán nên có
thể thấy ở quý 2, công ty TNHH Summer Wind đang mất khả năng thanh toán.
3.1.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
❖ Về ưu điểm
Từ quý 2 đến quý 4, chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp đều có xu hướng giảm. Giá vốn hàng bán và thu nhập khác
cũng giảm qua các quý. Vì vậy lợi nhuận tăng, không còn lỗ như quý 2 nữa.
❖ Về nhược điểm
Thứ nhất, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm dần qua
các quý. Cho thấy công ty chưa thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình, các

98
hoạt động tìm kiếm khách hàng, thị trường mới chưa được phát huy. Trong khi đó,
giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao qua các quý, giá trị gần bằng với doanh thu.
Thứ hai, từ quý 2 đến quý 4 thì lợi nhuận sau thuế TNDN tăng nhưng đến quý
4, khoản mục này lại giảm một nữa so với quý 3. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại
cho các quý tiếp theo.
3.1.5.3. Tỷ số tài chính
❖ Về ưu điểm
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) ở quý 3 và quý 4 của công ty TNHH
Summer Wind đều lớn hơn 0, cho thấy công ty kinh doanh đang có lợi nhuận. Tuy
lợi nhuận không cao nhưng tỷ số này có có chuyển biến dần so với quý 2 năm 2022.
❖ Về nhược điểm
Thứ nhất, tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán
nhanh bằng tiền của Summer Wind từ quý 2 đến quý 4 năm 2022 đều nhỏ hơn 1. Đây
là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán nợ đang rất yếu do tài sản ngắn hạn đang
thấp hơn nợ ngắn hạn.
Thứ hai, tỷ số thanh toán nhanh của Summer Wind đang có xu hướng giảm dần
về 0 từ quý 2 đến quý 4. Bên cạnh đó, tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn tỷ số thanh
toán hiện hành qua các quý. Cho thấy công ty đang dự trữ nhiều hàng tồn kho mà
không bắt giữ các tài sản dễ dàng chuyển thành tiền để linh hoạt trong việc thanh toán
các khoản nợ.
Thứ ba, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) ở quý 2 mang giá trị âm, cho thấy
giai đoạn này công ty kinh doanh còn lỗ do nguồn doanh thu kinh doanh còn ít và
chưa kiểm soát được chi phí kinh doanh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Về bộ máy quản lý
Công ty nên phân bổ đồng đều nhiệm vụ giữa các phòng ban để tạo liên kết với
nhau trong quá trình làm việc tập thể và để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Công
ty cần có chính sách thu hút lao động trẻ trình độ cao, có trách nhiệm với công việc
để bổ sung nhân lực bộ máy quản lý, giảm khối lượng công việc cho mỗi nhân viên,
giúp công việc được hoàn thành tốt hơn.

99
3.2.2. Về bộ phận kế toán
Theo nguyên tắc thứ hai của Kiểm soát nội bộ quy định về Nguyên tắc bất kiêm
nhiệm:“Thứ nhất, trách nhiệm bảo vệ tài sản với trách nhiệm kế toán; Thứ hai, trách
nhiệm phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế với trách nhiệm bảo quản tài sản có liên quan;
Thứ ba, trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ với trách nhiệm kế toán” [6]. Có thể thấy tổ
chức bộ máy kế toán đã vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Kế toán lương và kế
toán thanh toán không thể đảm nhiệm bởi một người. Công ty nên tuyển thêm nhân
viên để phân công hai nhiệm vụ hoặc phân công một trong hai nhiệm vụ trên cho
người khác. Như vậy sẽ giúp công ty giảm thiểu được các rủi ro về tài chính, quản lý
công việc và cơ cấu tổ chức bộ máy Kế toán được chặt chẽ hơn.
3.2.3. Về hình thức, hệ thống chứng từ và sổ sách
- Hệ thống tài khoản
Do số lượng khách hàng, nhà cung cấp, hàng hoá, thành phẩm nhiều nên công
ty nên phân loại tài khoản kế toán một cách chi tiết nhất theo từng chi nhánh, kho
hàng...để dễ dàng theo dõi và khi xảy ra sai xót, dựa vào tài khoản phân loại đối tượng
để dể dàng sửa chữa. Ví dụ, công ty có khách hàng là công ty TNHH A gồm chi
nhánh 1 và chi nhánh 2, thì công ty nên phân loại một cách chi tiết nhất là tài khoản
331A1 và 331A2. Phân loại như vậy sẽ dể dàng theo dõi chi tiết và ghi sổ chi tiết các
tài khoản.
- Hệ thống sổ sách kế toán
Thứ nhất, hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các phần mềm hỗ trợ kế toán
rất phổ biến và phát triển. Khi ứng dụng phần mềm để hạch toán thì công việc sẽ hoàn
thành một cách nhanh chóng, dễ dàng, rút ngắn thời gian cho kế toán và công việc
đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế, các kế toán viên của Summer Wind trau dồi, rèn luyện
cách sử dụng phần mềm kế toán (3TSOFT) một cách thành thạo để ứng dụng cho bây
giờ và trong tương lai.
Thứ hai, công ty TNHH Summer Wind cần cập nhật đúng mẫu sổ sách theo
Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành [2]. Sổ Nhật ký chung có đầy
đủ các chỉ tiêu:
+ Ngày tháng ghi sổ;
+ Số hiệu;

100
+ Diễn giải;
+ Đã ghi sổ cái;
+ Số thứ tự dòng;
+ Số hiệu tài khoản;
+ Số phát sinh.
Để khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị ghi sai ở sổ Cái thì dễ dàng tìm trong
Nhật ký chung để kịp thời sửa chữa. Bên cạnh đó, khi ghi Nhật ký chung cần tách ra
từng trang riêng biệt theo quy định của mẫu sổ. Mẫu sổ nhật ký chung (Mẫu số S03a-
DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được minh hoạ qua hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1. Mẫu sổ Nhật ký chung Thông tư 200/2014/TT-BTC


Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC [2]
Thứ ba, hệ thống sổ sách của công ty phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật
kế toán số 88/2015/QH13 về định dạng số tiền để đảm bảo các vấn đề tuân thủ quy
dịnh và công tác kiểm toán.
- Hệ thống chứng từ kế toán
Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC - Chế độ kế toán
doanh nghiệp quy định về chữ ký trên chứng từ kế toán “Mọi chứng từ kế toán phải

101
có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng
chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ
ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng
mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng
liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với
chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau
phải khớp với chữ ký các lần trước đó” [2]. Do vậy, các bộ phận nên ký đầy đủ chữ
ký vào chứng từ mỗi khi có nghiệp vụ xảy ra, ban lãnh đạo công ty có biện pháp ban
hành, xử lý những trường hợp sai phạm và áp dụng đúng quy định của Pháp luật ban
hành trong công việc để Summer Wind phát triển tốt hơn về mọi mặt. Ban giám đốc
nên yêu cầu Kế toán trưởng tham gia giải quyết các nghiệp vụ phát sinh trong công
ty như ký tên, xét duyệt, quản lý, lưu trữ chứng từ để quản lý nghiệp vụ, chứng từ, sổ
sách một cách chính xác và khoa học hơn. Giảm thiểu sai xót, gian lận trong lập phiếu.
Thứ hai, theo khoản 1 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nội
dung trên chứng từ kế toán thì công ty phải điền đầy đủ các nội dung thể hiện trên chứng
từ, cụ thể “Phiếu thu số PT-0081” được tác giả mô phỏng lại như hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2. Mô phỏng Phiếu thu số PT-0081


Nguồn: Tác giả tổng hợp (2023)
102
Thứ ba, khi mua hàng hóa, bộ phận nhận hàng nên yêu cầu bên bán cung cấp
thêm Biên bản kiểm nhiệm đầy đủ chữ ký hai bên. Vì Biên bản kiểm nhiệm chứa đầy
đủ thông tin của đơn vị bán hàng và hàng hóa, nguyên vật liệu, giúp giảm sai sót khi
hàng hóa bị giao thiếu hoặc bị thất lạc. Ngoài ra, do Pháp luật hiện hành chưa có văn
bản quy định trường hợp cụ thể nào bắt buộc phải ký hợp đồng và ký hợp đồng theo
hình thức nào (bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể) nên để quản lý
việc mua bán hàng hóa được chặt chẽ và có cơ sở pháp lý để kiện tụng khi xảy ra
trường hợp thiếu hàng hóa, hư hỏng hàng hóa, công ty TNHH Summer Wind có thể
cân nhắc thêm Hợp đồng mua bán khi phát sinh nghiệp vụ mua bán hàng hóa.
3.2.4. Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng
Công tác kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty đã có nhiều cố gắng trong việc
cải tiến, đổi mới nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại ở một số khâu cần sửa đổi hoàn thiện
hơn. Tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền gửi ngân hàng.
Thứ nhất, hiện tại công ty chỉ sử dụng sổ Cái và sổ Chi tiết Tiền gửi ngân hàng
để theo dõi tiền gửi các ngân hàng giao dịch mà chưa quan tâm tới các loại sổ tổng
hợp. Gây khó khăn cho việc theo dõi và đối chiếu sổ liệu và lên báo cáo tài chính. Vì
vậy, công ty TNHH Summer Wind nên lập sổ tổng hợp để theo dõi một cách chặt
chẽ, chính xác hơn. Bên cạnh đó, công ty nên bổ sung sổ Nhật ký thu tiền và sổ Nhật
ký chi tiền để giúp cho việc ghi chép được rõ ràng và thuận tiện cho việc đối chiếu
và kiểm tra. Mẫu sổ tổng hợp chi tiết tiền gửi ngân hàng được tác giả thể hiện qua
hình 3.3 dưới đây:

103
Đơn vị:……………………
Địa chỉ:…………………..

SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT


Tài khoản:112
Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng
Loại tiền: Việt Nam đồng
Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
STT Ngân hàng Mã NH
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B C 1 2 3 4 5 6

Cộng
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Ngày..... tháng.... năm .......
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Hình 3.3. Mẫu sổ tổng hợp tiền gửi ngân hàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2023)
Thứ hai, khi phát sinh tất cả các nghiệp vụ liên quan đến Tiền gửi ngân hàng,
công ty TNHH Summer Wind nên dùng Séc để đảm bảo vấn đề an toàn tiền quỹ.
Thứ ba, tất cả các sổ sách kế toán khi in ra cần phải trình cấp trên xét duyệt,
kiểm tra. Sổ sách phải đầy đủ chữ ký của người ghi sổ, kế toán trưởng, giám đốc công
ty và phải đóng dấu của công ty để đảm bảo tính chính xác, tin cậy cho người đọc và
để làm căn cứ cho công việc kiểm toán sau này.
3.2.5. Về tình hình tài chính
3.2.5.1. Bảng Cân đối kế toán
Thứ nhất, công ty nên có một khoản tiền gửi ngân hàng cao hơn vì điều này sẽ
rất có lợi. Đầu tiên, khi gửi tiền gửi không kỳ hạn, công ty vẫn sẽ được hưởng lãi suất
không kỳ hạn từ 0,1% - 0,3%/ năm, dù không nhiều nhưng công ty vẫn sẽ có thêm một
khoản doanh thu tài chính. Tiếp theo, công ty sẽ giảm bớt được gánh nặng khi kiểm kê
tiền mặt tại quỹ vào cuối tháng, cũng hạn chế được rủi ro mất tiền hoặc do hỏa hoạn.
Thứ hai, công ty nên có chính sách để duy trì một lượng tài sản lớn có tính thanh
khoản cao như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tài sản phải ở mức bằng hoặc lớn hơn
nợ phải trả. Như vậy thì khi nợ đến hạn mới đảm bảo được khả năng thanh toán. Do

104
nợ ngắn hạn càng tăng nên công ty phải kiểm soát bằng cách giảm tỷ trọng vay ngân
hàng để chủ động hơn về mặt tài chính.
Thứ ba, công ty nên duy trì một lượng hàng tồn kho vừa đủ, không cao quá vì
sẽ mang lại tổn thất nếu không thu hồi được vốn. Hàng tồn kho vừa đủ sẽ giúp cho
việc luân chuyển hàng hóa, sản suất không bị ngưng trễ hoặc ứ đọng.
Thứ tư, nên đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là tài sản có tính thanh
khoản cao để khi phát sinh chi phí thì có đủ tiền để chi trả. Còn đầu tư bất động sản
nhiều sẽ rất rủi ro khi bất động sản xuống giá, không bán được. Khi đó, nếu cần tiền để
chi trả các chi phí thì sẽ rất khó để giải quyết.
3.2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thứ nhất, công ty TNHH Summer Wind cần có chiến lược để tăng cường công
tác tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới nhằm đa dạng mối bán hàng, tăng thêm
uy tín cho công ty và góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh.
Thứ hai, lợi nhuận quý 4 giảm so với quý 3 là một phần do giá vốn hàng bán
cao nên làm cho lợi nhuận thấp đi. Do đó, công ty cần thanh lý các máy móc lỗi thời,
đầu tư thiết bị mới giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và nhân công. Đồng thời,
công ty phải tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá trị thấp hơn, để giảm giá
vốn hàng bán và tăng lợi nhuận cho công ty.
3.2.5.3. Tỷ số tài chính
Thứ nhất, công ty TNHH Summer Wind nên có chính sách, hướng phân tích
mới nhằm giảm giá trị tài sản dài hạn để đầu tư thêm tài sản ngắn hạn. Đặc biệt, tác
giả thấy khoản mục bất động sản đầu tư đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản
dài hạn, vì vậy công ty nên bán bớt động sản đầu tư để gia tăng thêm khoản mục tiền
và các khoản tương đương tiền nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay, giúp cho các tỷ số
tài chính của công ty luôn lớn hơn 1 và đưa tài chính về trạng thái ổn định và cân bằng.
Thứ hai, có thể thấy tỷ số thanh toán nhanh của Summer Wind giảm dần về 0
và thấp hơn tỷ số thanh toán hiện hành qua các quý. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng
tồn kho tăng. Công ty TNHH Summer Wind nên tiết chế lại mức dự trữ hàng trong
kho, chỉ dự trữ mức vừa đủ để phụ vụ sản xuất, kinh doanh. Vì hàng tồn kho dễ bị hư
hỏng, lỗi thời, sẽ làm giảm giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Bên cạnh đó, công ty

105
tìm cách để trả bớt những khoản nợ ngắn hạn có khả năng chi trả để tỷ số thanh toán
nhanh dần ổn định về con số lớn hơn 1.
Thứ ba, công ty nên đưa ra những chiến lược mới trong việc tìm kiếm khách
hàng tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị doanh thu. Bên cạnh đó, công ty nên chọn những
nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư chất lượng và giá ổn định để góp phần giá vốn hàng
bán, đưa ra những phương pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, nhân công, quản lý,..
nhằm làm giảm giá vốn. Từ đó thì lợi nhận sau thuế TNDN của Summer Wind sẽ dần
tăng lên, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) càng ngày càng cao và luôn
trong trạng thái phát triển.

106
KẾT LUẬN
Trải qua khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Summer Wind và qusa
trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp, tác giả được học hỏi, trau dồi thêm rất nhiều kiến
thức, kinh nghiệm thực tế về nhiệm vụ của nhân viên kế toán và đặc biệt là kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phân tích tài chính. Tác giả đã
hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đặt ra trước khi bước chân vào Công ty TNHH
Summer Wind thực tập và mục tiêu hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về Công ty TNHH Summer Wind liên quan đến
các thông tin như: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển; Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán; Chế độ, chính sách và hình thức kế toán áp
dụng tại công ty;
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty
TNHH Summer Wind và trình bày tài khoản đó trên Báo cáo tài chính có liên quan;
Thứ ba, phân tích tình hình tài chính của công ty theo chiều ngang và chiều dọc;
tính các chỉ số liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại
Công ty TNHH Summer Wind, giúp Summer Wind phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên thì tác giả còn những mặt hạn chế trong
quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo. Về thời gian, do thời gian thực tập còn hạn
chế nên tác giả chưa thể tìm hiểu sâu hơn những mục tiêu đã đề ra, có thể có những
sai sót trong quá trình thực hiện bài báo cáo thực tập này. Về không gian, nghiên cứu
này chỉ có đóng góp mang tính hàm ý chính sách đối với Công ty TNHH Summer
Wind và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu chưa cao do giới hạn về thời gian dữ liệu.
Từ những hạn chế đó, tác giả định hướng nghiên cứu cho tương lai, mong muốn
tương lai, đặc biệt là những công trình nghiên cứu sau này. Tác giả không chỉ nghiên
cứu sâu hơn hơn về tiền gửi ngân hàng mà còn mở rộng ra kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Qua đó, có thể tìm hiểu và học hỏi thêm
nhiều kinh nghiệm thực tế. Trau dồi, hoàn thiện bản thân để trở thành một kế toán
viên giỏi sau khi ra trường và phấn đấu để trở thành một kế toán trưởng giỏi.

107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính, 2013. Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định.
[2] Bộ Tài Chính, 2014. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh
nghiệp.
[3] Bộ Tài chính, 2021. Thông tư 78/2021/TT-BTC về hoá đơn điện tử.
[4] Blog Tài chính, 2021. Tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì về tình hình của doanh
nghiệp.<https://gravatar.com.vn/tai-san-ngan-han-tang-noi-len-dieu-gi/>[Ngày truy
cập 15 tháng 03 năm 2023].
[5] Công ty TNHH Summer Wind, 2022. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
[6] Công ty TNHH Summer Wind, 2022, Báo cáo tài chính quý 2 năm 2022.
[7] Công ty TNHH Summer Wind, 2022, Báo cáo tài chính quý 3 năm 2022.
[8] Công ty TNHH Summer Wind, 2022, Báo cáo tài chính quý 4 năm 2022.
[9] Chính phủ, 2016. Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
luật kế toán.
[10] Doãn Huy, 2016. Thủ tục kiểm soát và ba nguyên tắc cơ bản trong công tác điều
hành doanh nghiệp. Visma Corporation.<http://visma.com.vn/home/Thu-tuc-kiem-
soat-va-ba-nguyen-tac-co-ban-trong-cong-tac-dieu-hanh-doanh-nghiep
dt34.html/2/>[Ngày truy cập 20 tháng 01 năm 2023].
[11] Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 200/2014/TT-BTC về việc ban hành
chế độ chứng từ kế toán ngân hàng.
[12] Ngân hàng nhà nước, 2014. Thông tư số 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
[13] Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh
doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 261.
[14] Phan Đức Dũng, 2009. Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp.
TPHCM: NXB Thống kê.
[15] Quốc hội, 2015. Luật Kế toán số 88/2015/QH13.
[16] Thanh niên, 2023. Lộ diện ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt
Nam. <https://thanhnien.vn/lo-dien-ngan-hang-cung-cap-dich-vu-ngoai-hoi-tot-
nhat-viet-nam-185230308170754542.htm>[Ngày truy cập 14 tháng 03 năm 2023].
PHỤ LỤC 1
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 1/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 2/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 3/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 4/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 7/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 8/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 9/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 10/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 11/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 12/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 13/14)
Nhật ký chung tháng 12 năm 2022 (trang 14/14)
PHỤ LỤC 2
Sổ Cái tài khoản 112 tháng 12/2022

Đơn vị: Công ty TNHH Summer Wind Mẫu số S03b-DN


Địa chỉ: Lô 4-1 đến 4-10, Khu 3, KCN Quốc tế Protrade, Xã An Tây, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ CÁI
Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng
Số hiệu: 112
Tháng 12 năm 2022
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ Số tiền
Ngày tháng Tài khoản
Diễn giải Phát sinh
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng đối ứng
Nợ Có
A B C D E 1 2
Số dư đầu kỳ 713,372,431
12/1/2022 GBC-005 12/1/2022 Nhận nợ vay ngắn hạn NH TFB theo GNNL01.2022 3411TFB 1,558,671,840
12/1/2022 TFB001071 12/1/2022 Phí chuyển tiền 6427 1,079,870
12/3/2022 PT0312 12/3/2022 Bà Nguyễn Ngọc Ý rút tiền nhập quỹ -NH BIDV 1111 200,000,000
12/4/2022 GBC-004 12/4/2022 Bán 11.900$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 275,366,000
12/4/2022 TFB001072 12/4/2022 Phí chuyển tiền 6427 1,250,510
12/4/2022 GBC-004 12/4/2022 Bán 11.900$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 275,366,000
12/4/2022 GBN-0017 12/4/2022 CK TT tiền phí bảo vệ HĐ 0000154 N30/11/2022 331MT 25,850,000
12/4/2022 GBN-0017 12/4/2022 CK TT tiền phí bảo vệ HĐ 0000154 N30/11/2022 6427 11,000
12/4/2022 GBN-0018 12/4/2022 CK TT tiền điện sản xuất từ 12/11/2022 đến 25/11/2022 331ĐL 47,473,844
12/5/2022 TFB070502 12/5/2022 Mua USD trả nợ vay 1122TFB 687,225,000
12/5/2022 TFB070500 12/5/2022 Chuyển tiền nội bộ từ TK NH TFB sang NH AB 1121AB 450,000,000
12/5/2022 GBC-007 12/5/2022 Thu tiền hàng KH Jade International_HD 0002144 N22/11/22 131JI 2,133,000,000
12/5/2022 GBC-008 12/5/2022 Thu tiền hàng KH Woodfriends_HD 0002244 N26/11/22 131WF 1,154,600,000
12/5/2022 TFB001073 12/5/2022 Phí chuyển tiền 6427 754,478
12/5/2022 TFB070504 12/5/2022 Thanh toán tiền mua nắp vỏ ngoài quạt điện HD 14 N17/06/2022+19+20+21 331KX 1,161,000,035
12/5/2022 TFB070505 12/5/2022 Mua USD trả nợ vay 1122TFB 687,225,000
12/5/2022 TFB070506 12/5/2022 Chuyển tiền nội bộ từ TK NH TFB SANG NH AB 1121AB 450,000,000
12/5/2022 TFB070507 12/5/2022 Chuyển tiền nội bộ từ TK NH TFB SANG NH AB 6427 148,500
12/5/2022 GBN-0019 12/5/2022 Phí dịch vụ quản lý TK VND NH AB T12/2022 6427 33,000
12/5/2022 GBN-0020 12/5/2022 CK đặt cọc theo HD số TK-VPH-2022113 331LM 201,000,000
12/5/2022 GBN-0020 12/5/2022 CK đặt cọc theo HD số TK-VPH-2022113 6427 110,550
12/7/2022 TFB07058 12/7/2022 THANH TOÁN TIỀN CHO BILL SỐ EGL V090200140920 331EGL 19,400,000
12/7/2022 TFB070509 12/7/2022 THANH TOÁN TIỀN CHO BILL SỐ EGL V090200140920 6427 11,000
12/7/2022 TFB070511 12/7/2022 THANH TOÁN TIỀN CHO BILL SỐ EGL V090200141313 331EGL 10,100,000
12/7/2022 TFB070512 12/7/2022 THANH TOÁN TIỀN CHO BILL SỐ EGL V090200141313 6427 11,000
Sổ Cái tài khoản 112 tháng 12/2022
Chứng từ Số tiền
Ngày tháng Tài khoản
Diễn giải Phát sinh
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng đối ứng
Nợ Có
A B C D E 1 2
12/7/2022 TFB070513 12/7/2022 THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG HDS 53 N05/12/2022 331HDS 7,970,400
12/9/2022 GBC-0016 12/9/2022 Bán 10.000$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 231,300,000
12/9/2022 GBC-009 12/9/2022 Thu tiền hàng KH Woodfriends_HD 0002248 N26/11/22 131WF 2,312,000,000
12/9/2022 GBC-010 12/9/2022 Nhận nợ vay NH AGR theo GNNL11.22 3411AGB 714,409,000
12/9/2022 GBC-0016 12/9/2022 Bán 10.000$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 231,300,000
12/9/2022 GBN-0021 12/9/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HD 0000688 N09/12/2022 331KX 95,427,255
12/9/2022 GBN-0021 12/9/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HD 0000688 N09/12/2022 6427 11,000
12/10/2022 GBC-006 12/10/2022 Thu tiền hàng KH Jade International_HD 0001644 N29/11/22 131JI 1,144,823,000
12/10/2022 GBN-0022 12/10/2022 Phí duy trì sử dụng SMB banking TK VND NH AB T12/2022 6427 110,000
12/11/2022 BIDV070514 12/11/2022 Mua USD chuyển từ TK NH BIDV VND sang USD 1121BIDV 521,106,400
12/11/2022 BIDV070515 12/11/2022 Mua USD chuyển từ TK NH BIDV VND sang USD 1122BIDV 521,106,400
12/11/2022 TFB070516 12/11/2022 Bà Hoàng Dung Nhi rút nhập quỹ tiền mặt 1111 407,225,000
12/12/2022 12/12/2022 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng 1111 407,225,000
12/12/2022 TFB070517 12/12/2022 THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG HDS 21 N04/12/2022 331HDS 14,135,000
12/12/2022 TFB070518 12/12/2022 TT PHÍ CƯỢC CONT BILL SỐ A18CA02867 331UI 4,000,000
12/12/2022 TFB070519 12/12/2022 TT PHÍ CƯỢC CONT BILL SỐ A18CA02867 6427 11,000
12/12/2022 TFB070520 12/12/2022 TT PHÍ CƯỢC CONT BILL SỐ A18CA02867 331UI 19,654,080
12/12/2022 TFB070521 12/12/2022 TT PHÍ CƯỢC CONT BILL SỐ A18CA02867 6427 11,000
12/13/2022 GBC-00008 12/13/2022 Bán 30.900$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 714,408,000
12/13/2022 GBC-00008 12/13/2022 Bán 30.900$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 714,408,000
12/13/2022 GBN-0023 12/13/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN T11/2022 3383 141,249,263
12/13/2022 GBN-0023 12/13/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN T11/2022 3384 24,620,850
12/13/2022 GBN-0023 12/13/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN T11/2022 3386 10,942,600
12/13/2022 GBN-0023 12/13/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN T11/2022 6427 19,449
12/13/2022 GBN-0024 12/13/2022 CK TT tiền mua vật tư các loại HĐ 0001113 N31/10/2022 331LM 64,291,590
12/13/2022 GBN-0024 12/13/2022 CK TT tiền mua vật tư các loại HĐ 0001113 N31/10/2022 6427 11,000
12/13/2022 GBN-0025 12/13/2022 CK TT tiền mua Thùng carton MT-512A HĐ 0000609 N13/03/2022 331LKX 13,710,950
12/13/2022 GBN-0025 12/13/2022 CK TT tiền mua Thùng carton MT-512A HĐ 0000609 N13/03/2022 6427 11,000
12/13/2022 GBN-0026 12/13/2022 CK TT tiền mua keo HĐ 000063 N10/09/2022 331LM 250,000,000
12/13/2022 GBN-0026 12/13/2022 CK TT tiền mua keo HĐ 000063 N10/09/2022 6427 137,500
Chứng từ Số tiền
Ngày tháng Tài khoản
Diễn giải Phát sinh
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng đối ứng
Nợ Có
A B C D E 1 2
12/13/2022 GBN-0027 12/13/2022 CK TT chi phí vận chuyển hàng hoá HĐ 0000696 N30/11/2022 331UI 7,499,999
12/13/2022 GBN-0027 12/13/2022 CK TT chi phí vận chuyển hàng hoá HĐ 0000696 N30/11/2022 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0028 12/13/2022 CK TT tiền phí bảo hiểm vận chuyển hàng hoá HĐ 0019716 N27/11/2022 331BH 2,234,835
12/13/2022 GBN-0028 12/13/2022 CK TT tiền phí bảo hiểm vận chuyển hàng hoá HĐ 0019716 N27/11/2022 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0029 12/13/2022 CK TT tiền phí khai hải quan và vận chuyển hàng hoá 331UI 24,750,000
12/13/2022 GBN-0029 12/13/2022 CK TT tiền phí khai hải quan và vận chuyển hàng hoá 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0030 12/13/2022 CK TT tiền phí chứng từ, khai hải quan, niêm chì, xếp dỡ 331UI 22,497,354
12/13/2022 GBN-0030 12/13/2022 CK TT tiền phí chứng từ, khai hải quan, niêm chì, xếp dỡ 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0031 12/13/2022 CK TT tiền mua keo, ốc vít HĐ 0001557 N118/09/2022 331LM 33,660,000
12/13/2022 GBN-0031 12/13/2022 CK TT tiền mua keo, ốc vít HĐ 0001557 N118/09/2022 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0032 12/13/2022 CK TT tiền phí xử lý côn trùng nhà xưởng HĐ0001557 331MT 19,140,000
12/13/2022 GBN-0032 12/13/2022 CK TT tiền phí xử lý côn trùng nhà xưởng HĐ0001557 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0033 12/13/2022 CK TT tiền mua băng keo trong HĐ 0001133 N18/10/2022 331LM 16,500,000
12/13/2022 GBN-0033 12/13/2022 CK TT tiền mua băng keo trong HĐ 0001133 N18/10/2022 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0034 12/13/2022 CK TT tiền mua kính HĐ 0000040 N21/11/2022 331KX 24,178,000
12/13/2022 GBN-0034 12/13/2022 CK TT tiền mua kính HĐ 0000040 N21/11/2022 6427 22,000
12/13/2022 GBN-0035 12/13/2022 CK TT tiền mua giấy HĐ 0001712 N17/10/2022 331KX 33,997,040
12/13/2022 GBN-0035 12/13/2022 CK TT tiền mua giấy HĐ 0001712 N17/10/2022 6427 11,000
12/13/2022 GBN-0036 12/13/2022 CK TT tiền mua lưỡi cưa lọng hợp kim HĐ 0001712 N17/10/2022 331KX 9,240,000
12/13/2022 GBN-0036 12/13/2022 CK TT tiền mua lưỡi cưa lọng hợp kim HĐ 0001712 N17/10/2022 6427 11,000
12/13/2022 GBN-0037 12/13/2022 CK TT tiền nạp mực, sửa máy photo HĐ 0059413 N28/10/2022 331PT 1,601,120
12/13/2022 GBN-0037 12/13/2022 CK TT tiền nạp mực, sửa máy photo HĐ 0059413 N28/10/2022 6427 11,000
12/13/2022 GBN-0038 12/13/2022 CK TT tiền mua keo HĐ 0059413 N28/10/2022 331LM 15,152,500
12/13/2022 GBN-0038 12/13/2022 CK TT tiền mua keo HĐ 0059413 N28/10/2022 6427 22,000
12/15/2022 GBC-012 12/15/2022 Thu tiền KH Daou Corp HĐ 0001654 N14/11/2022 131DC 256,300,000
12/15/2022 TFB07022 12/15/2022 TT TIỀN ĐIỆN THÁNG 11 NĂM 2022 MKH PB04060072473 331ĐL 126,550,771
12/15/2022 PT0313 12/15/2022 Bà Nguyễn Ngọc Ý rút tiền nhập quỹ -NH BIDV 1111 50,000,000
12/16/2022 GBN-0039 12/16/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HĐ 0059413 N28/10/2022 331KX 52,392,178
12/16/2022 GBN-0039 12/16/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HĐ 0059413 N28/10/2022 6427 11,000
12/18/2022 GBC-0010 12/18/2022 Bán 30.900$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 694,200,000
Sổ Cái tài khoản 112 tháng 12/2022
Chứng từ Số tiền
Ngày tháng Tài khoản
Diễn giải Phát sinh
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng đối ứng
Nợ Có
A B C D E 1 2
12/18/2022 GBC-0010 12/18/2022 Bán 30.900$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 694,200,000
12/18/2022 GBN-0040 12/18/2022 Thu rút sec NH AB về nhập quỹ 1111 530,000,000
12/19/2022 GBC-0011 12/19/2022 Bán 51.150$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 1,205,708,000
12/19/2022 GBC-011 12/19/2022 Thu tiền hàng KH Thiên Phú Lộc HD0001254_N12/11/22 131TPL 694,200,000
12/19/2022 GBC-0011 12/19/2022 Bán 51.150$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 1,205,708,000
12/19/2022 GBN-0041 12/19/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN tháng 12/2022 3383 144,694,650
12/19/2022 GBN-0041 12/19/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN tháng 12/2022 3384 25,534,350
12/19/2022 GBN-0041 12/19/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN tháng 12/2022 3386 11,348,600
12/19/2022 GBN-0041 12/19/2022 CK nộp tiền BHXH-YT-TN tháng 12/2022 6427 19,974
12/19/2022 GBN-0042 12/19/2022 CK TT tiền sơn HD 0000677 N20/8/22 331SS 100,748,000
12/19/2022 GBN-0042 12/19/2022 CK TT tiền sơn HD 0000677 N20/8/22 6427 11,083
12/19/2022 GBN-0043 12/19/2022 CK TT tiền mua mua phụ kiện HD 0001072 N23/8/22 331PK 114,400,000
12/19/2022 GBN-0043 12/19/2022 CK TT tiền mua mua phụ kiện HD 0001072 N23/8/22 6427 62,920
12/19/2022 GBN-0044 12/19/2022 CK TT tiền mua phụ kiện HD 0000210 N01/11/22 331PK 128,928,800
12/19/2022 GBN-0044 12/19/2022 CK TT tiền mua phụ kiện HD 0000210 N01/11/22 6427 14,182
12/19/2022 GBN-0045 12/19/2022 CK TT tiền mua sơnHD 0008479, 00008949 N23/11/22 331PK 101,382,820
12/19/2022 GBN-0045 12/19/2022 CK TT tiền mua sơnHD 0008479, 00008949 N23/11/22 6427 55,760
12/19/2022 GBN-0046 12/19/2022 CK TT tiền mua phụ kiện HD 0008479, 00008949 N09/09/22 331PK 96,616,200
12/19/2022 GBN-0046 12/19/2022 CK TT tiền mua phụ kiện HD 0008479, 00008949 N09/09/22 6427 11,000
12/19/2022 GBN-0047 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0066140 N28/09/22 331KX 88,497,000
12/19/2022 GBN-0047 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0066140 N28/09/22 6427 11,000
12/19/2022 GBN-0048 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0001293 N30/11//22 331KX 28,471,960
12/19/2022 GBN-0048 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0001293 N30/11//22 6427 11,000
12/19/2022 GBN-0049 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0001293 N30/11//22 331KX 23,485,000
12/19/2022 GBN-0049 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0001293 N30/11//22 6427 11,000
12/19/2022 GBN-0050 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0005843 N31/11//22 331KX 22,589,000
12/19/2022 GBN-0050 12/19/2022 CK TT tiền công nợ HĐ 0005843 N31/11//22 6427 11,000
12/19/2022 GBN-0051 12/19/2022 CK TT tiền mua kính HĐ 0000414 N30/09/22 331LM 19,008,000
12/19/2022 GBN-0051 12/19/2022 CK TT tiền mua kính HĐ 0000414 N30/09/22 6427 11,000
12/19/2022 GBN-0052 12/19/2022 CK TT tiền điện sản xuất từ ngày 26/11/2022 đến 11/12/2022 331ĐL 50,547,112
Chứng từ Số tiền
Ngày tháng Tài khoản
Diễn giải Phát s inh
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng đối ứng
Nợ Có
A B C D E 1 2
12/19/2022 GBN-0053 12/19/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HĐ 0000440-441-442 T9/2022 331KX 251,213,713
12/19/2022 GBN-0053 12/19/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HĐ 0000440-441-442 T9/2022 6427 138,168
12/20/2022 TFB07023 12/20/2022 TT PHÍ BẢO HIỂM THEO HĐ SỐ MCE/02250786 HD6499 331BH 463,513
12/20/2022 TFB07052 12/20/2022 TT PHÍ BẢO HIỂM THEO HĐ SỐ MCE/02250786 HD6499 6427 11,000
12/21/2022 GBN-0054 12/21/2022 Thu rut séc NH AB về nhập quỹ 1111 100,000,000
12/23/2022 GBN-0055 12/23/2022 CK TT phí chứg từ, xếp dỡ, phun trùng cont HĐ 0000637 N23/12/22 331UI 3,256,730
12/23/2022 GBN-0055 12/23/2022 CK TT phí chứg từ, xếp dỡ, phun trùng cont HĐ 0000637 N23/12/22 6427 22,000
12/23/2022 GBN-0056 12/23/2022 CK TT tiền mua ốc vít F2 331LM 25,239,500
12/23/2022 GBN-0056 12/23/2022 CK TT tiền mua ốc vít F2 6427 22,000
12/25/2022 GBC-0015 12/25/2022 Bán 30.000$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 694,200,000
12/25/2022 GBC-0021 12/25/2022 Thu lãi TGNH AB tháng 12/2022 515 69,298
12/25/2022 GBC-0015 12/25/2022 Bán 30.000$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 694,200,000
12/25/2022 GBN-0057 12/25/2022 CK TT tiền mua máy HĐ 0000267 N28/08/19_đợt 4 331KX 300,000,000
12/25/2022 GBN-0057 12/25/2022 CK TT tiền mua máy HĐ 0000267 N28/08/19_đợt 4 6427 165,000
12/25/2022 GBN-0058 12/25/2022 CK TT tiền mua gỗ sồi 331KX 42,850,465
12/25/2022 GBN-0058 12/25/2022 CK TT tiền mua gỗ sồi 6427 23,568
12/25/2022 GBN-0059 12/25/2022 Trã lãi vay NH AB theo GNNLo1.18VND_đợt ngày 25/12/2022 6357AB 1,053,962
12/25/2022 GBN-0060 12/25/2022 Trã tiền vay NH AB theo GNNLo1.18VND_đợt ngày 25/12/2022 3411AB 7,400,000
12/26/2022 GBN-0061 12/26/2022 Thu rút séc NH AB về nhập quỹ 1111 456,000,000
12/27/2022 GBC-0019 12/27/2022 Bán 58.850$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1122AB 1,360,612,000
12/27/2022 GBC-0019 12/27/2022 Bán 58.850$ từ TK USD NH AB chuyển vào TK VNĐ NH AB 1121AB 1,360,612,000
12/27/2022 GBN-0062 12/27/2022 CK TT tiền mua nắp quạt HĐ 0000725 N25/12/2022 331KX 441,548,800
12/27/2022 GBN-0062 12/27/2022 CK TT tiền mua nắp quạt HĐ 0000725 N25/12/2022 6427 48,571
12/27/2022 GBN-0063 12/27/2022 CK TT tiền mua bóng đèn HĐ 0000156 N25/12/2022 331LM 504,517,365
12/27/2022 GBN-0063 12/27/2022 CK TT tiền mua bóng đèn HĐ 0000156 N25/12/2022 6427 277,485
12/27/2022 GBN-0064 12/27/2022 CK TT tiền mua phụ kiện HĐ 0000348-521-668 T9,10,11/2022 331PK 253,175,000
12/27/2022 GBN-0064 12/27/2022 CK TT tiền mua phụ kiện HĐ 0000348-521-668 T9,10,11/2022 6427 27,850
12/27/2022 GBN-0065 12/27/2022 CK TT tiền điện sản xuất từ ngày 12/12/22 đến 25/12/22 331ĐL 63,341,586
12/27/2022 GBN-0066 12/27/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HĐ 0000035 N22/08/22_đợt 2 331KX 100,000,000
12/27/2022 GBN-0066 12/27/2022 CK TT tiền mua cánh quạt HĐ 0000035 N22/08/22_đợt 2 6427 55,000
12/31/2022 GBN-0067 12/31/2022 Phi dịch vụ chuyển tiền NH AB 6427 22,000
Cộng phát sinh trong kỳ 17,209,423,538 14,032,898,608
Số dư cuối kỳ 3,889,897,361

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc


PHỤ LỤC 3
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng An Bình tháng 12 năm 2022 (trang 1/4)
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng An Bình tháng 12 năm 2022 (trang 2/4)
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng An Bình tháng 12 năm 2022 (trang 3/4)
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng An Bình tháng 12 năm 2022 (trang 4/4)
PHỤ LỤC 4
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Fubon tháng 12 năm 2022
PHỤ LỤC 5
Bảng Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022 (trang1/4)
Bảng Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022 (trang 2/4)
Bảng Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022 (trang 3/4)
Bảng Cân đối số phát sinh quý 4 năm 2022 (trang 4/4)
PHỤ LỤC 6
Bảng Cân đối kế toán quý 2 năm 2022 (trang 1/3)
Bảng Cân đối kế toán quý 2 năm 2022 (trang 2/3)
Bảng Cân đối kế toán quý 2 năm 2022 (trang 3/3)
PHỤ LỤC 7
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2 năm 2022
PHỤ LỤC 8
Bảng Cân đối kế toán quý 3 năm 2022 (trang 1/3)
Bảng Cân đối kế toán quý 3 năm 2022 (trang 2/3)
Bảng Cân đối kế toán quý 3 năm 2022 (trang 3/3)
PHỤ LỤC 9
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 năm 2022
PHỤ LỤC 10
Bảng Cân đối kế toán quý 4 năm 2022 (trang 1/3)
Bảng Cân đối kế toán quý 4 năm 2022 (trang 2/3)
Bảng Cân đối kế toán quý 4 năm 2022 (trang 3/3)
PHỤ LỤC 11
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 4 năm 2022
PHỤ LỤC 12
Lưu chuyển tiền tệ quý 4 năm 2022

You might also like