You are on page 1of 69

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, CẢI THIỆN KHẢ NĂNG
THU HÚT ỨNG VIÊN CỦA VIETSTAR GROUP

Sinh viên thực hiện: Châu Quốc Toàn

Mã số sinh viên: 2191353

Lớp: TV191

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Vietstar

Thời gian thực tập: 20/03/2023 – 01/07/2023

Người hướng dẫn: Chị Nguyễn Thị Thu Dung

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Trần Bảo Phương

HK 22.2A, Tháng 7/2023


LỜI CAM KẾT
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do tôi tự thực hiện
và không vi phạm về liêm chính học thuật.”

Ngày _____ tháng ____ năm ______

(Họ tên và chữ ký của sinh viên)

i
TÓM TẮT
Trải qua 15 tuần được học tập và làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar, tôi đã
đúc kết được rất nhiều điều mà bản thân mình chưa có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm. Cách
nắm bắt công việc, cách hòa nhập với môi trường công ty đã góp phần giúp tôi hoàn thiện
bản thân mình hơn. Trở thành một thực tập sinh tuyển dụng là một quyết định đúng đắn
trong khoảng thời gian tôi đã học qua các môn học có liên quan trên giảng đường. Sau
khoảng thời gian ngắn làm việc ở vai trò này, tôi đã hiểu được cách hoạt động của một
quy trình tuyển dụng và làm thế nào để duy trì quy trình đó đi đến bước cuối cùng. Hơn
thế nữa, việc trở thành một thành viên của Vietstar đã giúp tôi có cái nhìn tổng quan hơn
về công ty và chuyên ngành mình đang theo đuổi.

CHUYÊN ĐỀ

ii
LỜI CẢM ƠN
Được trải qua 15 tuần thực tập một cách suôn sẻ ở công ty, tích lũy cho mình những kinh
nghiệm quý giá. Bản thân tôi rất trân trọng khoảng thời gian ngắn ngủi này vì đây chính
là hành trang mà chắc chắn tôi sẽ cần đến khi bước chân vào một hành trình mới.

Về phía đơn vị thực tập - Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar, tôi xin chân thành cảm ơn
Ông Hà Duy Phương - Tổng Giám đốc Vietstar Group, chị Trần Thị Mến – Trưởng phòng
tuyển dụng và chị Nguyễn Thị Thu Dung – người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành chương trình thực tập một cách trọn vẹn.

Về phía nhà trường – Đại học Hoa Sen, tôi rất biết ơn khi đã được trao cơ hội thử sức,
tham gia vào các dự án thực tế nhằm đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân, hỗ trợ cho
các công việc sau này. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Lê Ngọc Đức – giảng viên điều phối đã cung cấp cũng như hỗ trợ những thông tin liên
quan trong suốt quá trình thực tập.

Mặc dù đã nỗ lực hoàn thành bài báo cáo một cách chỉnh chu nhất nhưng sẽ không tránh
được những sai sót nhất định. Tôi rất mong mình nhận được những góp ý thiết thực từ
Qúy Công ty và Qúy Thầy/Cô để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn trong tương lai.

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ..................................................................................................................... i

TÓM TẮT ............................................................................................................................ ii

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii

MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. 4

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5

1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar ...................................................... 5

1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar ....................................... 1

1.2 Tầm nhìn và Sứ mệnh ............................................................................................ 2

1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty ...................................................................................... 3

1.4 Dịch vụ của Vietstar Group .................................................................................... 5

2. Thực trạng hoạt động của Vietstar Group ..................................................................... 6

2.1 Thông tin về dịch vụ của Vietstar Group ............................................................... 6

2.1.1 Quy trình tìm kiếm khách hàng ....................................................................... 6

2.1.2 Quy trình tuyển dụng cùng đối tác .................................................................. 7

2.1.3 Quy trình thanh toán với đối tác.................................................................... 10

2.2 Thông tin khách hàng của Vietstar Group ........................................................... 11

2.2.1 Concentrix ..................................................................................................... 11

2.2.2 Transcosmos .................................................................................................. 12

2.2.3 BELLSYSTEM24 VIETNAM ...................................................................... 13

iv
2.3 Đối thủ cạnh tranh của Vietstar Group................................................................. 13

2.3.1 Mass Recruitment .......................................................................................... 14

2.3.2 Recruitment in a box ..................................................................................... 14

2.3.3 Manpower Group .......................................................................................... 15

2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietstar Group ........................................... 16

3. Công việc thực tập tại Vietstar Group .................................................................. 16

3.1 Đăng tin tuyển dụng ............................................................................................. 16

3.2 Gọi điện phỏng vấn ứng viên đã đăng ký ứng tuyển ........................................... 22

3.3 Thiết kế nội dung tuyển dụng .............................................................................. 30

3.4 Quản lý data và kiểm tra nguồn ứng viên ............................................................ 33

4. Chuyên đề thực tập: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, CẢI THIỆN KHẢ NĂNG THU HÚT
ỨNG VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIETSTAR ................................. 33

4.1 Cơ sở lý thuyết hỗ trợ cho chuyên đề .................................................................. 34

4.1.1 Quy trình tuyển dụng .................................................................................... 34

4.1.2 Dịch vụ thuê ngoài (Outsourcing) ................................................................ 39

4.1.3 Tuyển dụng qua mạng xã hội ........................................................................ 39

4.1.4 Bảng thông báo việc làm (Job Board) .......................................................... 42

4.1.2 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 43

4.2 Thực trạng thu hút ứng viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar ..................... 45

4.2.1 Nền tảng mạng xã hội ................................................................................... 45

4.2.2 Job Board ...................................................................................................... 46

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty Vietstar................................................................................ 3
Hình 2: Data ứng viên trong quá trình tuyển dụng ............................................................ 10
Hình 3: Công ty Concentrix .............................................................................................. 11
Hình 4: Công ty Transcosmos ........................................................................................... 12
Hình 5: Công ty Bellsystem24 .......................................................................................... 13
Hình 6: Công ty Mass Recruitment ................................................................................... 14
Hình 7: Công ty Rbox ........................................................................................................ 15
Hình 8: Công ty Manpower ............................................................................................... 15
Hình 9: Mô tả công việc tham khảo .................................................................................. 18
Hình 10: Các tài khoản tuyển dụng trong quá trình làm việc............................................ 19
Hình 11: Một đoạn trao đổi với ứng viên .......................................................................... 20
Hình 12: Trả ứng viên cho Leader ..................................................................................... 21
Hình 13: Kịch bản phỏng vấn ứng viên mẫu của TTS ...................................................... 23
Hình 14: Hỗ trợ ứng viên sang các vị trí khác................................................................... 27
Hình 15: Data ứng viên liên kết với bên khách hàng ........................................................ 28
Hình 16: Thiết kế nội dung của TTS ................................................................................. 31
Hình 17: Thiết kế nội dung của TTS ................................................................................. 31
Hình 18: Thiết kế nội dung của TTS ................................................................................. 32
Hình 19: Data ứng viên được TTS theo dõi riêng ............................................................. 33
Hình 20: Sơ đồ tuyển dụng của Neele Verlinden .............................................................. 36
Hình 21: Tỷ lệ sử dụng nền tảng MXH của các công ty trong danh sách Fortune ........... 41
Hình 22: Tổng quan sử dụng MXH tại Việt Nam tính đến tháng 01/2023 ....................... 43

1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thông tin doanh nghiệp ......................................................................................... 1
Bảng 2: Bảng thu nhập của các vị trí ở Vietstar Group ....................................................... 5
Bảng 3: Quy trình tìm kiếm khách hàng ............................................................................. 7
Bảng 4: Quy trình tuyển dụng cùng đối tác của Vietstar Group ......................................... 8
Bảng 5: Quy trình thanh toán với đối tác .......................................................................... 10
Bảng 6: Thông tin cơ bản cần có của ứng viên ................................................................. 21
Bảng 7: Kịch bản phỏng vấn ứng viên mẫu của phòng tuyển dụng .................................. 23
Bảng 8: Trạng thái ứng viên do đối tác cập nhật ............................................................... 29

2
DANH MỤC SƠ ĐỒ

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực tập 3 tháng tại công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar, tôi đã có cơ hội
quan sát và học tập thêm được nhiều điều, cả về kiến thức chuyên môn lẫn công việc thực
tế. Trải nghiệm quý báu này tạo cho tôi một nền tảng vững chắc để phát triển bản thân
trong tương lai. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay tôi cảm thấy rất may mắn khi
được trúng tuyển vào Vietstar Group.
Dưới vai trò là một thực tập sinh tuyển dụng, tôi đã đặt ra cho bản thân những mục tiêu
như sau:
• Nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp
• Quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ các anh/chị nhân viên
• Thái độ hòa nhã, tác phong làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ
• Tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm trong mảng tuyển dụng
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, tôi đề xuất một số phương án làm việc:
• Tuân thủ quy định công ty
• Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành công việc đúng tiến độ
• Làm việc với tư duy phản biện
• Tiếp thu ý kiến xây dụng bản t

5
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar
1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Là công ty nằm trong lĩnh vực cung ứng nhân sự cho thị trường Việt Nam được thành lập
vào năm 2018. Sử dụng dịch vụ của công ty, Vietstar Group sẽ giúp các doanh nghiệp tìm
kiếm và cung cấp những ứng viên đạt đủ yêu cầu mà họ đặt ra; quá trình tuyển dụng sẽ
dừng lại khi doanh nghiệp đã nhận được nguồn nhân lực chất lượng, lúc này Vietstar
Group sẽ tiến hành chuyển sang giai đoạn bảo hành ứng viên trong trường hợp doanh
nghiệp cần bổ sung, thay đổi nhân sự khác. Vietstar Group gồm những con người dày dặn
kinh nghiệm, khả năng am hiểu về chất lượng nhân sự, chính vì những điều đó mà công
ty luôn mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ở thời điểm hiện tại. Ngay
từ những ngày đầu thành lập, Vietstar đã có những mục tiêu rõ ràng nhằm khẳng định vị
thế của mình trên thị trường tiềm năng này.

Bảng 1: Thông tin doanh nghiệp

Tên công ty (Tiếng Việt) Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar


Tên công ty (Tiếng Anh) Vietstar Group Joint Stock Company
Logo công ty

Mã số thuế 0315196162
Địa chỉ 602 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân
Bình, TP.HCM
Người đại diện Hà Duy Phương
Ngày hoạt động 01/08/2018
Quản lý bởi Chi cục thuế Quận Tân Bình
Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần ngoài NN
Tình trạng Đang hoạt động
Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

1
1.2 Tầm nhìn và Sứ mệnh

Tầm nhìn: “Trong 5 năm tới, Vietstar Group sẽ là cái tên hàng đầu về lĩnh vực tài chính
và cung ứng nhân sự.

Trong tương lai, phát triển để trở thành top 5 công ty về tài chính và cung ứng nhân sự
chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam”.

Sứ mệnh: “Với khách hàng: Là chỗ dựa vững chắc và là cách tay đắc lực của khách
hàng, dịch vụ mà Vietstar mang đến sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian...
Khách hàng chỉ cần tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của mình để phát triển.

Với người lao động: Là cầu nối đáng tin cậy giữa người lao động và doanh nghiệp, giúp
người lao động có việc làm ổn định, tạo cơ hội làm việc trong môi trường mà bạn mong
muốn và nâng cao trình độ chuyên môn thông qua đào tạo nhằm đáp ứng thị trường lao
động. Về lĩnh vực tài chính, Vietstar sẽ đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân trên
toàn quốc.

Với xã hội: Vietstar mong muốn trở thành “ Nhà tuyển dụng” chất lượng cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, Vietstar còn là nơi giải quyết nhu cầu tài chính
hằng ngày cho người dân trên toàn đất nước”.

Tổng giám đốc Vietstar Group – Ông Hà Duy Phương chia sẻ: “"Với cương vị là Tổng
giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn VietStar - điều tôi quan tâm nhất là chất lượng
dịch vụ. Vì là công ty chuyên về lĩnh vực dịch vụ nên đây là tiêu chí cốt lõi của
Vietstar, khi chất lượng dịch vụ tốt thì khách hàng mới tin dùng và sự hài lòng
của khách hàng là bước chân vững vàng của sự phát triển sau này. Vì lý do đó, tất
cả đội ngũ nhân viên của Vietstar luôn không ngừng nỗ lực, phấn đấu hết mình
tạo ra chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng."

2
1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty Vietstar

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Vai trò của các phòng ban trên được thể hiện như sau:

Ban Giám đốc: đảm nhiệm vai trò điều hành tổng công ty, đưa ra các chính sách và
chiến lược phù hợp để thúc đẩy lợi nhuận đồng thời xử lý các vấn đề quan trọng có liên
quan,…

Phòng Tuyển dụng: Đứng đầu sẽ là Project Manager (Quản lý dự án), người này sẽ có
trách nhiệm điều phối, theo sát tiến độ dự án của phòng ban tuyển dụng, đồng thời tiếp
cận và kết nối trực tiếp với khách hàng dựa trên kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng ứng
biến và kiến thức chuyên môn cao. Đồng thời đây cũng là người có quyền hạn cao chỉ sau

3
ban Giám đốc, vì thế các quyết định mang tính chiến lược, kế hoạch phát triển, các
chính sách phúc lợi, khâu nhân sự,… sẽ do người này chịu trách nhiệm.

Dưới quyền của Quản lý dự án sẽ là Project Supervisor (Giám sát dự án). Nhiệm vụ
của các Giám sát dự án là chiêu mộ nhân sự, mở rộng phòng ban tuyển dụng và huấn
luyện nhân viên của mình hướng đến mục tiêu chung. Ngoài ra các Giám sát dự án sẽ hỗ
trợ Quản lý trong việc hoạch định và phát triển dự án tuyển dụng, họ sẽ là người kiểm
soát các hoạt động này diễn ra theo đúng sắp xếp. Về công việc tuyển dụng, họ sẽ chú
tâm vào việc giám sát nhân viên của mình hoàn thành công việc hơn là tham gia vào quá
trình tuyển dụng ứng viên. Từ đó, giám sát dự án có thể đưa ra các bản đánh giá hiệu
suất làm việc và đề xuất, báo cáo lại các vấn đề và cơ hội để cải thiện trong tương lai.

Các Team leader (Trưởng nhóm) sẽ được Giám sát phân công các dự án tuyển dụng;
trách nhiệm của trưởng nhóm là hình thành một nhóm nhân viên chú tâm hoàn toàn vào
khâu tuyển dụng. Leader sẽ cùng nhân viên của mình tham gia vào quá trình tuyển dụng,
tìm kiếm ứng viên phù hợp với yêu cầu của bên khách hàng. Ngoài ra, các công việc cơ
bản mà bất cứ Team leader nào cũng phụ trách sẽ là hỗ trợ, quản lí nhân viên, đảm bảo
dự án được hoàn thành đủ số,…

Senior Consultant (Chuyên viên tuyển dụng), Junior Consultant (Nhân viên tuyển
dụng) và các thực tập sinh sẽ trực thuộc dưới quyền Trưởng nhóm, tức các hoạt động
hàng ngày và các công việc được giao đa phần sẽ liên quan đến tuyển dụng. Để trở thành
một chuyên viên, Nhân viên tuyển dụng cần đạt được một số chỉ tiêu mỗi tháng một cách
liên tục, lượng chỉ tiêu đó thấp hay cao tùy thuộc vào mùa tuyển dụng của các ngành
nghề riêng biệt, được nâng lên vị trí chuyên viên đồng nghĩa với việc được hưởng chính
sách phúc lợi, lương thưởng hấp dẫn hơn.

4
Bảng 2: Bảng thu nhập của các vị trí ở Vietstar Group

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Vị trí Thu nhập Yêu cầu


Manager 25.000.000 – 32.000.000 > 5 năm kinh nghiệm
Supervisor 18.000.000 – 21.000.000 > 3 năm kinh nghiệm
Team leader 12.000.000 – 15.000.000 > 2 năm kinh nghiệm
Senior Consultant 8.000.000 – 10.000.000 > 1 năm kinh nghiệm
Junior Consultant 6.000.000 – 8.000.000 < 1 năm kinh nghiệm
Internship 2.500.000 – 4.000.000 Không yêu cầu kinh nghiệm
Trong khoảng thời gian 2 năm đầu khi vừa được thành lập, Vietstar chưa thể đáp ứng
được nhân lực nội bộ cho các vị trí cấp cao, chính vì thế các Manager và Supervisor khi
đó buộc phải đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn (vừa giám sát, điều phối, lập kế
hoạch và phân công công việc chi tiết), tuy nhiên do vừa bước chân vào thị trường tuyển
dụng nên căn bản công ty vẫn có thể dễ dàng vượt qua giai đoạn này và xây dựng được
sơ đồ tổ chức hoàn chỉnh như ngày hôm nay.

1.4 Dịch vụ của Vietstar Group

Hiện tại, Vietstar Group chỉ cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự (còn được gọi dưới cái
tên Vietstar Hunter). Vietstar luôn đặt uy tín và chất lượng dịch vụ lên đầu nhằm phát
triển theo phương diện bền vững, chậm mà chắc, hướng đến các mục tiêu dài hạn trong
tương lai. Dịch vụ nhân sự đa ngành nghề được công ty hỗ trợ cung cấp, tuyển dụng liên
tục theo yêu cầu của khách hàng. Các vị trí phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Sales,
Chăm sóc khách hàng, tư vấn sản phẩm,…

Vietstar Group đã và đang hợp tác với các đối tác quen thuộc như: Transcosmos,
Concentrix, TP Bank, OCB, Lotte,… Hoạt động chủ yếu từ Vietstar là mang lại giải pháp
nhân sự chất lượng cho các khách hàng của mình hay nói cách khác đây cũng chính là
nguồn tiền sinh lời chính của công ty. Vietstar Group không ngừng đẩy mạnh tần suất
xuất hiện của mình trong mảng tuyển dụng, công ty làm điều này bằng cách liên tục nâng

5
cao cơ sở vật chất, đổi mới các chiến lược phát triển kinh doanh, đa dạng phương thức
tiếp cận khách hàng, lưu trữ dữ liệu khách hàng theo trình tự để có thể kịp thời xử lí, hỗ
trợ bảo hành cho khách hàng khi gặp vấn đề phát sinh.

Về nguồn lực và cách tiếp cận khách hàng: Dựa trên nguồn nhân lực trực tiếp của công
ty được triển khai liên tục để thu nhập thông tin khách hàng qua các kênh tuyển dụng trên
Facebook, Linkedin, CareerBuilder, TopCV,… tăng độ phủ sóng và nâng cao mức độ
nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

1.5 Thông tin bộ phận thực tập – phòng tuyển dụng

Hiện tại, nhân sự của phòng ban tuyển dụng có khoảng 40 người. Phòng tuyển dụng hiện
được phụ trách bởi chị Trần Thị Mến – Trưởng phòng tuyển dụng kiêm Quản lý dự án
cùng với ba người giám sát dự án hỗ trợ. Trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý tất cả các dự
án, phân công công việc phù hợp với chuyên môn của từng Leader và kiểm tra các danh
sách ứng viên được các leader đó tổng hợp gửi về mỗi ngày.

Vị trí thực tập: Thực tập sinh tuyển dụng. Đảm nhận công việc theo sự phân công của
Leader – Chị Nguyễn Thị Thu Dung. Hằng ngày, chị sẽ là người hướng dẫn tôi trực tiếp
về công tác tuyển dụng và các kiến thức liên quan. Bản thân tôi cũng được cung cấp đầy
đủ các thiết bị hỗ trợ cho công việc như máy tính, tai nghe để có thể trao đổi với ứng viên
bằng phần mềm của công ty.

2. Thực trạng hoạt động của Vietstar Group


2.1 Thông tin về dịch vụ của Vietstar Group

Tính đến Qúy 1 năm 2023, Vietstar đã hoat động trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự được
hơn 4 năm. Tuy nhiên, công ty vẫn còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để khẳng định chỗ
đứng bản thân trước các đối thủ lâu năm khác. Mục tiêu của công ty hiện tại là thúc đẩy
mạnh mẽ khâu cung ứng nhân sự nhánh Call Center, trở thành một trong những bên thứ
ba đứng đầu về giải pháp nhân sự của mảng chăm sóc khách hàng, telemarketing,…

2.1.1 Quy trình tìm kiếm khách hàng

6
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vietstar đã xây dựng cho mình một quy trình tuyển
dụng khoa học và tối giản. Điều này giúp cho công ty không bỏ sót các ứng viên tiềm
năng và tiết kiệm được thời gian hơn khi tìm kiếm các ứng viên thay thế. Tất cả các quy
trình sẽ được theo dõi hàng ngày bởi tất cả nhân viên của phòng tuyển dụng; các công tác
hỗ trợ ứng viên sẽ được cập nhật liên tục lên dữ liệu tổng để dễ dàng nắm bắt. Chi tiết có
thể xem qua Bảng quy trình tìm kiếm khách hàng dưới đây

Bảng 3: Quy trình tìm kiếm khách hàng

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

2.1.2 Quy trình tuyển dụng cùng đối tác

Kết hợp với đối tác khách hàng sử dụng một quy trình tuyển dụng thống nhất cho cả hai
phía một cách tiện lợi nhất để theo dõi trạng thái của ứng viên từ giai đoạn tiếp cận cho
đến khi ứng viên trở thành nhân viên chính thức. Mỗi ngày, Vietstar sẽ tổng hợp được
một lượng data ứng viên gửi về từ các nguồn mà nhân viên nội bộ tìm kiếm sau đó sẽ tiến
hành lọc chất lượng CV phù hợp với yêu cầu của công việc mà đối tác cung cấp. Giai
đoạn liên hệ với những người đủ tiêu chuẩn, phòng tuyển dụng sẽ trao đổi để hẹn lịch
phỏng vấn với ứng viên. Trong khoảng thời gian từ lúc ứng viên chấp nhận lịch phỏng
vấn cho đến khi thông báo kết quả sau khi phỏng vấn, các nhân viên của Vietstar có trách

7
nhiệm đồng hành, hỗ trợ ứng viên của mình, giúp họ thể hiện được khả năng của mình
trước đối tác. Chi tiết, tham khảo qua bảng quy trình tuyển dụng của Vietstar Group:

Bảng 4: Quy trình tuyển dụng cùng đối tác của Vietstar Group

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

8
9
Hình 1: Data ứng viên trong quá trình tuyển dụng
Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

2.1.3 Quy trình thanh toán với đối tác

Bảng 5: Quy trình thanh toán với đối tác

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

10
2.2 Thông tin khách hàng của Vietstar Group

Với việc đặt chữ tín và chất lượng dịch vụ làm trọng tâm, trong suốt những năm qua
Vietstar Group đã tự tạo cho mình những mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực Outsource, các ngành dịch vụ có tỷ lệ đào thải nhanh và cần tuyển nhân
viên liên tục thuộc mảng chăm sóc khách hàng, trực hotline, tư vấn,…

2.2.1 Concentrix

Là công ty đã đồng hành với Vietstar từ những ngày đầu tiên. Concentrix được biết đến
như là một công ty dịch vụ kinh doanh toàn cầu hỗ trợ công nghệ chuyên về thu hút
khách hàng và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Ban lãnh đạo có tham vọng lớn cùng với
đội ngũ nhân viên lên đến 250.000 người trải rộng đa quốc gia, hiện tại cái tên
Concentrix đã không còn quá xa lạ, đặc biệt là đối với các nhãn hàng, thương hiệu dịch
vụ nổi tiếng ở Việt Nam như Tiktok, Lazada, Abbott,… Thường thì đây là những công
việc có những yêu cầu khó đáp ứng nhưng phúc lợi chưa đủ hấp dẫn nên hầu như vị trí ở
các công ty này luôn được đăng tuyển liên tục.

Hình 2: Công ty Concentrix

Nguồn: Concentrix.com

11
2.2.2 Transcosmos

Được biết đến như là nhà cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm linh hoạt dành cho Call
Center và các doanh nghiệp sử dụng BPO. Các dịch vụ phổ biến của Transcosmos bao
gồm tích hợp chatbot, phát triển phần mềm nhanh, tự động hóa, quản lý quy trình kinh
doanh và tích hợp hệ thống quản lý nội dung, cho phép khách hàng tận dụng phần mềm
tùy chỉnh và các dịch vụ liên quan phù hợp với nhu cầu kinh doanh của họ. Hiện tại,
Transcosmos có mặt trên 28 quốc gia trải dài theo đó là 172 cơ sở đang cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ quy trình kinh doanh. Đồng thời, transcosmos cũng tập trung vào mảng thương
mại điện tử để cung cấp dịch vụ và sản phẩm đến khách hàng. Việc đặt mục tiêu trở thành
“Đối tác Chuyển đổi Kỹ thuật số Toàn cầu” đã vô tình giúp cho Vietstar nâng cao thương
hiệu của mình trong thị trường Headhunter khi các vị trí tuyển dụng mà Transcosmos
hướng đến thường sẽ là các vị trí có tầm quan trọng cho các doanh nghiệp khác. Vô tình
chung, Vietstar đã có cho mình một khách hàng vô cùng chất lượng và cả hai bên vẫn
đang hợp tác tốt cho đến hiện tại.

Hình 3: Công ty Transcosmos

Nguồn: Trans-cosmos.com.vn

12
2.2.3 BELLSYSTEM24 VIETNAM

Khởi đầu là một công ty Outsource lĩnh vực Call Center. Không có gì lạ về việc
BELLSYSTEM24 có được vị thế vững chắc của mình trong thị trường này. Với tham
vọng trở thành một trong những người đi tiên phong trong ngành Call Center, họ luôn
không ngừng cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ mới để theo kịp xu hướng và đẩy
mạnh các mối quan hệ với bên đối tác cùng nhau phát triển. Chính nhờ vị thế đó đã tạo
điều kiện cho Vietstar có thể tìm kiếm được những nguồn data tiềm năng, nâng cao tỷ lệ
đậu phỏng vấn của ứng viên và ngày càng tối ưu hóa quy trình tuyển dụng của mình.

Hình 4: Công ty Bellsystem24

Nguồn: bell24vietnam.vn

2.3 Đối thủ cạnh tranh của Vietstar Group

Nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào mà doanh nghiệp kinh
doanh, hoạt động. Phát triển, tạo vị thế nhưng điều đầu tiên mà Vietstar cần làm là sống
sóng được trong môi trường có yếu tố cạnh tranh gay gắt. Hiện tại, khi mà tỷ lệ thất
nghiệp, nhu cầu tăng cao và các doanh nghiệp thì liên tục xuất hiện đã mở ra một cánh
cửa lớn cho các headhunters. Hơn thế nữa, Vietstar phải đương đầu với rất nhiều cái tên
lâu năm làm việc trong lĩnh vực Call Center – vị trí trong trạng thái tuyển dụng liên tục,
vì vậy Vietstar cần phải hết sức đề phòng các ứng cử viên có tầm vóc tương tự sau đây:

13
2.3.1 Mass Recruitment

Tương tự như Vietstar, Mass Recruitment cũng chỉ mới xuất hiện trên thị trường
headhunt từ năm 2019 nhưng đã trở thành đối thủ nặng kí với Vietstar nhờ vào khả năng
đáp ứng khách hàng một cách nhanh chóng bằng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản
và trên hết là nhờ vào các vị trí Quản lý cấp cao đã quá rõ về lĩnh vực thuê ngoài. Tham
vọng của họ cũng mạnh mẽ không kém khi muốn trở thành đơn vị cung cấp giải pháp
nhân sự tốt nhất tại Việt Nam.

Hình 5: Công ty Mass Recruitment

Nguồn: Massrecruitment.vn

2.3.2 Recruitment in a box

Thành lập cùng năm 2018 với Vietstar Group, RBOX gần như nắm bắt được ý tưởng về
vấn đề thuê ngoài mà các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đang có nhu cầu. RBOX cạnh
tranh trên thị trường nhờ vào chất lượng dịch vụ mà khách hàng cảm thấy xứng đáng bỏ
ra và trên hết là giá cạnh tranh trong ngành vì RBOX biết bản thân mình là một công ty
mới, chưa thực sự có các yếu tố cạnh tranh khác.

14
Hình 6: Công ty Rbox

Nguồn: rbox.com.vn

2.3.3 Manpower Group

Có mặt trên thị trường từ năm 2008, Manpower là công ty đầu tiên có 100% vốn đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực nhân sự. Không chỉ thế, mạng lưới hoạt động của Manpower
lên đến 75 quốc gia toàn cầu đi cùng với đó là hơn 70 năm kinh nghiệm. Chưa kể về mặt
thành tựu, Manpower liên tục được xướng tên về các giải thưởng liên quan đến đạo đức
kinh doanh và có một vị trí trong những “Công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới” do
Fortune bình chọn. Bao nhiêu đó là đủ để thấy được không chỉ về mặt danh tiếng mà còn
là khả năng làm việc chuyên nghiệp, luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Xét
về kinh nghiệm, Vietstar hoàn toàn không thể so sánh. Tuy nhiên Vietstar ngay từ đầu đã
nhận thức được vấn đề này và quyết định đi từng bước một để dần khẳng định được
thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.

Hình 7: Công ty Manpower

Nguồn: manpower.com.vn

15
2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietstar Group

Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietstar Group trong giai đoạn từ năm 2019 đến
2021 (triệu đồng).

Bảng 6: Hoạt động kinh doanh của Vietstar Group 2019 – 2021

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Chỉ tiêu 2019 2020 2021


Doanh thu 2,440 1,980 3,554
Chi phí 4,333 4,171 3,388
Lợi nhuận -1,900 -2,191 151
Nhìn vào bảng phân tích hoạt động kinh doanh trên có thể thấy doanh thu của Vietstar
Group vào năm 2020 đã giảm xuống chỉ còn 1,980 (triệu đồng) so với năm 2019 là 2,440
(triệu đồng) do sự tàn phá nặng nề của dịch Covid-19. Sau khi lắp đầy các vị trí nhân sự
cần thiết trong bộ máy tổ chức và có các chiến lược phát triển lâu dài, tình hình kinh
doanh của công ty đã trở nên khởi sắc hơn khi doanh thu tăng mạnh từ 1,980 (triệu đồng)
lên đến 3,554 (triệu đồng) vào năm 2021, đánh dấu mốc thời gian thu lợi nhuận đầu tiên
của doanh nghiệp. Ngoài ra cần phải đề cập đến vấn đề chi phí của Vietstar đã được cắt
giảm qua từng năm, góp phần giúp cho tiến độ thu lợi nhuận của Vietstar Group diễn ra
sớm hơn.

3. Công việc thực tập tại Vietstar Group


3.1 Đăng tin tuyển dụng

Mô tả công việc

• Tiếp nhận các nội dung mô tả công việc và lưu ý của trưởng phòng, leader trước
khi tạo nội dung tuyển dụng
• Sử dụng các tài khoản Facebook riêng biệt để đăng tin tuyển dụng cho từng vị trí
cần tuyển khác nhau

16
• Tìm kiếm, lọc nhanh ứng viên phù hợp thông qua các nhóm Facebook riêng biệt,
chỉ ứng tuyển một vị trí (Ví dụ: Việc làm CSKH; Tìm việc Sales, Telesales; Tuyển
dụng việc làm thương mại điện tử,…)
• Kiểm tra, tình trạng tuyển dụng liên tục trong tin nhắn chờ và các form google đã
tạo để cập nhật ứng viên nhanh chóng

Chi tiết về quy trình làm việc

Bước 1: Tiếp nhận các nội dung mô tả công việc và lưu ý của trưởng phòng, leader
trước khi tạo nội dung tuyển dụng

Trước mỗi buổi làm việc, trưởng phòng và các leader sẽ có buổi họp mặt để giải thích rõ
về nội dung tuyển dụng của các vị trí cần tuyển vào ngày hôm đó. Trưởng phòng là người
thường xuyên gặp mặt khách hàng trực tiếp để giải quyết những bất cập trong Mô tả công
việc nên sẽ có trách nhiệm truyền tải lại một cách rõ ràng nhất cho nhân viên của mình.
Sau khi đã trao đổi và lưu ý những điều cần thiết, sẽ chuyển sang giai đoạn tạo nội dung.
Dưới đây là bản mô tả công việc tham khảo

17
Hình 8: Mô tả công việc tham khảo

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

18
Bước 2: Sáng tạo nội dung tuyển dụng dựa trên các mô tả công việc đã được
giao trong buổi họp

Dựa theo mô tả công việc có sẵn, nhân viên và thực tập sinh sẽ chọn lọc, sử dụng
những thông tin chính có trong mô tả để tạo nội dung tuyển dụng sau đó đăng tải
lên Facebook và các trang tuyển dụng liên quan.

Bước 3: Sử dụng tài khoản Facebook cá nhân và tài khoản được công ty cấp
để đăng bài tuyển dụng

Trong quá trình thực tập, thực tập sinh sẽ được Leader cung cấp các tài khoản Facebook
phục vụ cho việc đăng bài và tương tác chéo cho nhau. Nơi mà thực tập sinh hướng đến
thường sẽ là các nhóm tuyển dụng lớn, có nhiều tương tác như: HR - Tuyển dụng
VietnamWorks (HCMC), Cơ hội việc làm - Career opportunities (HCMC),…

Hình 9: Các tài khoản tuyển dụng trong quá trình làm việc

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 10/04/2023

Số lượng bài mà thực tập sinh đăng mỗi ngày thường dao động từ 15-30 bài, tránh việc
đăng quá nhiều sẽ bị dính Checkpoint Facebook. Đây là điều cần hết sức lưu ý, vì một
khi bị Facebook quét, toàn bộ bài đăng từ trước đến nay sẽ bị khóa hoàn toàn. Để Leader

19
thuận tiện cho việc quản lý các tài khoản đã giao cho thực tập sinh cũng như theo dõi
trạng thái hoạt động của các tin tuyển dụng, mỗi thực tập sinh sẽ tự tạo cho mình một
google sheets về việc đăng bài.

Bước 4: Kiểm tra, phản hồi, tương tác chéo trên Facebook trong quá trình
làm việc

Khi đã làm quen được với công việc, việc đầu tiên mà thực tập sinh sẽ làm sau khi đăng
nhập vào tài khoản Facebook là kiểm tra mục tin nhắn, đặc biệt là tin nhắn chờ và spam,
tránh việc bỏ sót ứng viên đã ứng tuyển vào các vị trí đang tuyển. Ngoài ra, thực tập sinh
cũng cần liên tục tương tác tài khoản của bản thân với các tài khoản thành viên khác để
tăng lượng tương tác và đẩy bài tuyển dụng của công ty lên đầu.

Hình 10: Một đoạn trao đổi với ứng viên

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 15/04/2023

20
Đối với các ứng viên, họ có thể ứng tuyển qua tin nhắn Facebook hoặc liên hệ Zalo được
cung cấp trong các bài đăng tuyển dụng. Ứng viên cần có các thông tin yêu cầu như sau:

Bảng 7: Thông tin cơ bản cần có của ứng viên

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 20/04/2023

Sau khi tiếp nhận đầy đủ, thực tập sinh sẽ vào google sheets của công ty để kiểm tra xem
có trùng ứng viên với các nhân viên khác hay không. Nếu không trùng, thực tập sinh sẽ
gửi thông tin ứng viên vào nhóm do Leader quản lý để chị tiến hành xử lý các bước cần
thiết tiếp theo.

Hình 11: Trả ứng viên cho Leader

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 18/04/2023

21
3.2 Gọi điện phỏng vấn ứng viên đã đăng ký ứng tuyển

Mô tả công việc

Bắt đầu thực tập tại công ty vào ngày 20/3/2023, trải qua 2 tuần học hỏi và làm việc, tôi
đã được chị Leader hướng dẫn, hỗ trợ công việc gọi điện phỏng vấn ứng viên. Trước khi
gọi điện, cần thỏa mãn một số tiêu chí sau:

• Đảm bảo ứng viên không bị trùng lặp (ứng viên có thể đã ứng tuyển vào nhiều vị
trí khác mà công ty đang tuyển dụng, đồng thời ứng viên đó cũng đang được hỗ
trợ bởi nhân viên khác của công ty). Đây là bước đầu tiên và cũng vô cùng quan
trọng, nếu xảy ra có thể gây mất thời gian cho đôi bên và ảnh hưởng đến quyết
định nhận việc của ứng viên
• Ứng viên có kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của vị trí đó
• Gọi điện phỏng vấn ứng viên
• Ghi nhận, giữ liên lạc với các ứng viên đã trao đổi thành công
• Cập nhật data ứng viên lên file Excel của công ty

Quy trình gọi điện phỏng vấn ứng viên

Bước 1: Xác nhận lại về tất cả nội dung có trong mô tả công việc

Kiểm tra, ghi nhớ các thông tin quan trọng trong mô tả công việc. Khi thực hiện gọi
phỏng vấn, thực tập sinh sẽ sử dụng phần mềm hệ thống của công ty. Thực tập sinh sẽ
được Leader chỉ dẫn tạo một kịch bản phỏng vấn sao cho ứng viên có thể cung cấp đầy
đủ những thông tin cần thiết. Dưới đây là kịch bản mẫu của công ty và của TTS tự tạo:

22
Hình 12: Kịch bản phỏng vấn ứng viên mẫu của TTS

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 05/04/2023

Bảng 8: Kịch bản phỏng vấn ứng viên mẫu của phòng tuyển dụng

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Các bước chính Mong muốn Lời thoại mẫu


Vui lòng Cho Anh hỏi đây là số điện
Bước 1: Lời chào Tạo sự gần gũi: cách nói cần
thoại của em Mai phải không ?

23
thoải mái, tự nhiên chào Em Mai
Anh là Nguyễn Văn An- Chuyên
viên tuyển dụng từ tập đoàn
Vietstar group
Anh trao đổi với Mai giờ này có tiện
không? (ngưng 2 giây đợi trả lời)
Anh có thấy CV của Mai trên Viêc
tốt nhất. Nay em tìm được công việc
ưng ý nào chưa Mai? (ngưng đợi trả
lời)
-Hiện tại tập đoàn Vietstar group
đang tuyển dụng vị trí: nhân viên
chăm sóc khách hàng- mảng tài
chính.
- Anh thấy CV cuả Mai rất phù hợp
với vị trí này và anh muốn mời Mai
ứng tuyển. Em biết nhiều về công
việc của nhân viên chăm sóc khách
hàng chưa nhỉ(chia sẻ luôn)

Tạo môi trường an toàn, yên - Công việc Nhân viên chăm sóc
Bước 2: Lý do điện thoại khách hàng:’
tâm cho người nghe: cách nói
• Trực Hotline/Tiếp nhận
thể hiện sự tự tin
cuộc gọi để giải đáp thắc
mắc, hỗ trợ giải quyết khiếu
nại của khách hàng về các
dịch vụ tín dụng.
• Thực hiện cuộc gọi hỗ trợ
khách hàng mới đăng ký
dịch vụ.
• Thực hiện các yêu cầu khác
theo yêu cầu của cấp
trên…..

Tiếp tục trao đổi về mức lương, địa


điểm và thời gian làm việc để ứng
viên nắm rõ.

24
(NVTD cần đọc kỹ JD để nắm kỹ)

Mai thấy công việc anh vừa trao đổi


những thế nào?
Anh rất ấn tượng về CV cũng như là
kinh nghiệm làm việc của em nên
Anh rất mong muốn mình sẽ có cơ
hội cộng tác trong thời gian sắp tới.

Ngày mai thứ 5 ngày 12/09 Bên


Vietstar group có 2 lịch phỏng vấn:

Buổi sáng lúc 9h sáng- 11h30 và


buổi chiều lúc 14h-16h tại 126
Nguyễn Minh Hoàng, P12, Tân
Chốt cuộc hẹn với ứng viên:
Bước 3: Thiết lập các cuộc Bình. Thời gian nào thì tiện cho Mai
sử dụng kỹ thuật lựa chọn nhất để Anh sắp lịch(Chờ trả lời)
hẹn
(XLTC nếu có)
Như vậy Anh sẽ gửi cho Mai 1 thư
mời phỏng vấn qua địa chỉ email:
hoa@gmail.com (Hỏi thêm mail này
em có thường dùng không Mai).
Đồng thời Anh sẽ gửi cho Mai một
tin nhắn qua SMS để em tiện theo
dõi về thời gian, địa điểm cũng như
là số điện thoại để mình tiện liên
lạc.(Kết bạn zalo nếu có)

Nhận được email hay sms em vui


lòng xác nhận giúp anh An nha
(hoặc có sự trở ngại về thời gian
Mai báo anh nha).
Em có khó khăn hay thắc mắc gì
Bước 4: Kết thúc Thể hiện sự chuyên nghiệp dù không Mai. (ngưng chờ phản hồi)
thành công hay thất bại
Cám ơn Mai. Chúc Mai phỏng vấn

25
tốt nha

Hẹn gặp em vào ngày mai.

Bước 2: Lựa chọn ứng viên phù hợp với các tiêu chí công việc

Để hạn chế tình trạng bị khớp giữa bên tuyển dụng và ứng viên, thực tập sinh cần chọn
lọc những ứng viên phù hợp với đặc thù của công việc. Ví dụ, đối với vị trí Chăm sóc
khách hàng của website Booking sẽ yêu cầu ứng viên có tiếng anh giao tiếp tốt vì họ sẽ
phải làm việc trong môi trường quốc tế, đồng thời khách hàng cũng sẽ là người nước
ngoài. Vì vậy công việc này cần các bạn không chỉ đáp ứng về nhu cầu ngoại ngữ mà cần
có thêm các kỹ năng mềm tốt để tăng chất lượng cuộc gọi, làm hài lòng khách hàng.
Ngoài ra, sẽ có những vị trí tương tự nhưng yêu cầu dễ thở hơn, từ đó lượng ứng viên
cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

Trong quá trình gọi điện phỏng vấn, thực tập sinh cũng cần linh hoạt trong việc trao đổi.
Ví dụ, trong trường hợp ứng viên không đáp ứng được công việc ứng tuyển vì khoảng
cách quá xa, TTS có thể linh hoạt giới thiệu một job khác cho ứng viên. Điều này vừa
đáp ứng được nhu cầu nhân sự tuyển dụng, vừa đáp ứng nhu cầu công việc của ứng viên.

26
Hình 13: Hỗ trợ ứng viên sang các vị trí khác

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 22/04/2023

Bước 3: Gọi điện phỏng vấn

Vietstar Group khá cởi mở trong việc trao cho thực tập sinh cơ hội để phát triển bản thân
mình. Chính vì đó, chỉ sau 2 tuần làm quen công việc, tôi đã được hướng dẫn những bước
đầu để gọi điện phỏng vấn ứng viên. Về data sẽ được chị Leader cung cấp, nhiệm vụ của
tôi là gọi điện và thu thập thông tin ứng viên sau đó gửi lại lên nhóm thực tập sinh chung.

Với mong muốn được thiết kế nội dung tuyển dụng là chủ yếu, 80% sáng tạo nội dung
tuyển dụng – 20% gọi điện phỏng vấn. Tôi thường chỉ thực hiện từ 3 – 5 cuộc gọi mỗi
tuần. Mỗi cuộc gọi của hệ thống sẽ kéo dài 10 phút, vì vậy trường hợp ngắt kết nối diễn
ra khá thường xuyên vì thời gian này không đủ để trao đổi hết nội dung công việc với
ứng viên, đồng thời đây cũng là cuộc gọi một chiều của hệ thống. TTS sẽ chủ động gọi

27
lại cho ứng viên để trao đổi tiếp bình thường, cuối mỗi cuộc gọi, điều quan trọng mà tôi
cần làm là trao đổi thông tin liên hệ (Zalo) để có thể nắm bắt khả năng ứng viên có tiếp
tục theo đuổi công việc này hay không. Kịch bản cuộc gọi sẽ được linh hoạt dựa trên tính
chất công việc cũng như quá trình giao tiếp với ứng viên.

Bước 4: Ghi nhận, giữ liên lạc với các ứng viên đã trao đổi thành công

Kết thúc mỗi cuộc gọi phỏng vấn, bước cuối cùng mà thực tập sinh cần làm là trao đổi
cách thức liên lạc với ứng viên để có thể tiếp tục trao đổi công việc trong trường hợp ứng
viên gọi lại để tư vấn nhưng không thể vì đường dây gọi điện một chiều của công ty. Về
cách thức liên lạc dễ dàng và nhanh chóng hiện nay là kết bạn Zalo, ứng viên có thể cung
cấp hình ảnh, thông tin rõ ràng hơn.

Bước 5: Cập nhật data ứng viên

Ở giai đoạn này, thực tập sinh cần hết sức lưu ý để cập nhật thông tin ứng viên lên
Google sheets tổng chính xác vì đây là Data mà công ty Vietstar chia sẻ cùng với phía
bên khách hàng để thuận tiện theo dõi và cập nhật trạng thái ứng viên, nên hạn chế sai sót
vì khi có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công ty.

Hình 14: Data ứng viên liên kết với bên khách hàng

28
Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Trong quá trình này, phía bên khách hàng sẽ cập nhật kết quả ngay sau khi ứng viên đã
đến phỏng vấn ở công ty họ. Công việc này sẽ được theo sát bắt đầu từ thời điểm tiếp
nhận ứng viên cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành. Chi tiết về kết quả phỏng vấn
(Ứng viên đậu hay trượt) cũng sẽ được cập nhật chi tiết vào file để nhân viên có thể nắm
bắt được và tiếp tục hỗ trợ ứng viên cho công việc khác. Đối với các ứng viên đậu phỏng
vấn sẽ được tô màu xanh lá để dễ dàng nhận biết.

Bảng 9: Trạng thái ứng viên do đối tác cập nhật

Nguồn: Phòng tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

29
Kết quả công việc

Số lượng cuộc gọi: ~70 cuộc gọi (Tính đến ngày 20/06/2023)

Số lượng ứng viên (bao gồm nguồn giới thiệu từ ứng viên đã có): 55 CV

Kinh nghiệm công việc

• Nắm được quy trình gọi điện ứng viên


• Biết cách triển khai giao tiếp
• Đối chiếu CV ứng viên và JD công việc để tạo cuộc hội thoại trở nên thân thiện
hơn đồng thời biết thêm được chi tiết về các thông tin ứng viên chia sẻ
• Thái độ nhiệt tình
• Khai thác thông tin ứng viên
• Cách xử lí vấn đề phát sinh trong quá trình gọi điện
3.3 Thiết kế nội dung tuyển dụng

30
Mô tả công việc

Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế nội dung tuyển dụng dựa trên mô tả công việc đã
được cung cấp. Mỗi tuần, các dự án đang thực hiện cần thiết kế từ 2-3 hình ảnh tuyển
dụng để đăng tải liên tục trên Facebook. Việc thiết kế hình ảnh đa dạng sẽ dễ dàng tiếp
cận ứng viên hiệu quả hơn cũng như tạo được sự thu hút nhất định để ứng viên tương tác,
ứng tuyển.

Hình 15: Thiết kế nội dung của TTS

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 5/5/2023

Hình 16: Thiết kế nội dung của TTS

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 5/5/2023

31
Bên cạnh đó, tôi cũng hỗ trợ trưởng phòng, các anh chị nhân viên chính thức thiết kế nội
dung cho các sự kiện của công ty. Vì đây là công việc chính nên việc cải thiện khả năng
thiết kế nội dung cũng đồng thời giúp tôi tiếp cận các ứng viên dễ dàng hơn so với thời
điểm ban đầu.

Dưới đây là hình ảnh, nội dung tôi thiết kế cho chuyến Team building của công ty:

Hình 17: Thiết kế nội dung của TTS

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 5/5/2023

Kết quả công việc

• Số lượng nội dung thiết kế: 62 ảnh Canva

Kinh nghiệm công việc

• Thành thạo thiết kế nội dung, hình ảnh tuyển dụng

32
• Cải thiện chất lượng hình ảnh
• Tăng khả năng tiếp cận ứng viên

3.4 Quản lý data và kiểm tra nguồn ứng viên


Mô tả công việc

Đối với data tổng, trạng thái ứng viên sẽ được cập nhật ở phía bên đối tác, nhiệm vụ của
nhân viên Vietstar là theo dõi trạng thái của từng ứng viên và có các bước xử lí đối với
từng trường hợp như: ứng viên không đến phỏng vấn, ứng viên đậu hay trượt,… Vì vậy ở
bước nhập liệu ứng viên và quản lý data, tôi sẽ tự tạo cho mình một bảng danh sách ứng
viên ứng tuyển các vị trí để thuận tiện cho việc báo cáo kết quả hàng ngày; bảng này sẽ
được chị Leader theo dõi xuyên suốt trong quá trình thực tập nhằm sử dụng lượng thông
tin này để tư vấn những công việc tương tự mà họ có thể quan tâm.

Hình 18: Data ứng viên được TTS theo dõi riêng

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 22/05/2023

4. Chuyên đề thực tập: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, CẢI THIỆN KHẢ NĂNG
THU HÚT ỨNG VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
VIETSTAR

33
4.1 Cơ sở lý thuyết hỗ trợ cho chuyên đề
4.1.1 Quy trình tuyển dụng

Có được đội ngũ nhân sự phù hợp chắc chắn là một trong những điều quan trọng nhất mà
các doanh nghiệp hướng đến để đạt được thành công trong kinh doanh. Lý thuyết là một
chuyện, triển khai tốt quy trình tuyển dụng lại là một chuyện hoàn toàn khác. Việc chiêu
mộ được một nhân tài cho một vị trí quan trọng có thể thực sự thay đổi chiến lược kinh
doanh hay lật ngược tình thế; tùy thuộc vào vị thế doanh nghiệp của bạn đang đứng ở
đâu. Tuy vậy, việc mắc sai lầm trong khâu tuyển dụng là điều khó có thể tránh khỏi với
bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Nếu chẳng may, ứng viên của bạn không đạt được kỳ vọng
khi nhận việc, họ sẽ góp phần vào việc trì trệ khả năng phát triển của doanh nghiệp cũng
như tiêu tốn kha khá thời gian và công sức mà bạn đã bỏ ra để chiêu mộ.

Chúng ta không thể xem nhẹ tính chất cũng như tiềm năng mà một quy trình tuyển dụng
hợp lí có thể mang lại cho doanh nghiệp. Sẽ là một thảm họa nếu triển khai một quy trình
thiếu sự sắp đặt, không có kế hoạch cụ thể. Chính vì điều đó, đầu tiên cần phải hiểu rõ về
quy trình tuyển dụng; Tác giả của quyển “Beginning Management of Human Resources”
– GS.TS Laura Portolese Dias đã đề cập về quy trình tuyển dụng như sau:

“Quy trình tuyển dụng là cách tiếp cận từng bước và chọn lọc ứng viên phù hợp với các
vị trí cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình”.

Trước khi các công ty thực hiện quy trình tuyển dụng, họ cần lập ra các kế hoạch nhân sự
phù hợp và đưa ra các dự báo để xác định họ sẽ cần bao nhiêu người. Cơ sở của dự báo sẽ
là ngân sách hàng năm, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp; ví dụ: triển
khai dự án mới, mở rộng quy mô doanh nghiệp,… Dự báo sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố tác
động là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Yếu tố bên trong bao gồm:

1. Ngân sách doanh nghiệp


2. Tỷ lệ nghỉ việc nhân viên

34
3. Cường độ sản xuất, kinh doanh
4. Doanh số
5. Kế hoạch toàn cầu hóa

Yếu tố bên ngoài bao gồm:

1. Yếu tố công nghệ


2. Những thay đổi về luật
3. Tỷ lệ thất nghiệp
4. Dân số
5. Chuyển dịch ở các vùng thành thị, nông thôn
6. Tính cạnh tranh

Sau khi dữ liệu dự báo được thu thập và phân tích, bộ phận nhân sự có thể thấy những
khoảng trống tồn tại ở đâu và sau đó bắt đầu tuyển dụng những cá nhân có kỹ năng, trình
độ học vấn và nền tảng phù hợp để lấp đầy vị trí. Chính vì tính chất phức tạp và quy trình
có phần kéo dài này đã tạo điều kiện cho lĩnh vực thuê ngoài trở nên phổ biến hơn trong
thị trường hiện tại.

Quy trình tuyển dụng toàn chu kỳ của Neelie Verlinden và quy trình tuyển dụng của
Vietstar Group

Tuyển dụng toàn chu kỳ được sử dụng để mô tả quy trình tuyển dụng toàn diện mà ở đó,
nhà tuyển dụng sẽ tham gia vào từng bước của quy trình cho đến khi kết thúc (Neelie
Verlinden, 2/2021). Một quy trình tuyển dụng chu kỳ đầy đủ bao gồm sáu giai đoạn
chính: chuẩn bị, tìm nguồn cung ứng, sàng lọc, lựa chọn, tuyển dụng và giới thiệu. Nhà
tuyển dụng sẽ có trách nhiệm từ việc tiếp nhận vị trí tuyển dụng và tìm nguồn ứng viên
cho đến việc gới thiệu và mời ứng viên tham gia phỏng vấn.

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, người chịu trách nhiệm tuyển dụng có thể khác nhau.
Trong một tổ chức mới thành lập hoặc các tổ chức có quy mô nhỏ, thường sẽ do một
chuyên gia nhân sự thiết lập đồng thời đóng vai trò là nhà tuyển dụng toàn chu kỳ. Trong
các tổ chức lớn hơn, thường có một bộ phận nhân sự, nơi mỗi thành viên của nhóm nhân

35
sự chuyên về một giai đoạn cụ thể của quy trình tuyển dụng. Tuy nhiên, sẽ luôn có một
người giám sát toàn bộ quá trình.

Đối với Vietstar Group sau 4 năm thành lập, công ty đã đáp ứng được nguồn nhân lực để
có thể triển khai thành một phòng tuyển dụng hoàn thiện bao gồm Trưởng phòng, Giám
sát dự án, Leader và các chuyên viên, nhân viên tuyển dụng. Chi tiết về sơ đồ tuyển dụng
của Vietstar Group cũng có phần tương đồng với sơ đồ của Neelie Verlinden được trình
bày chi tiết như sau:

Hình 19: Sơ đồ tuyển dụng của Neele Verlinden

Nguồn: https://www.aihr.com/blog/full-cycle-recruiting

1. Chuẩn bị (Preparing)

36
Trong giai đoạn này, Vietstar Group sẽ trao đổi với phía bên khách hàng để thống nhất về
bản mô tả công việc sẽ sử dụng trong quá trình tuyển dụng ứng viên. Đồng thời cả hai
bên cũng sẽ đặt thời gian hẹn cụ thể cho từng vị trí ứng tuyển.

Dựa trên bản mô tả công việc, Vietstar sẽ điều nhân viên sáng tạo tin tuyển dụng, tạo nội
dung văn bản mà ứng viên sẽ nhìn thấy và ứng tuyển.

2. Nguồn cung ứng (Sourcing)

Khi nền tảng cho việc tìm kiếm ứng viên đã được thiết lập (nội dung tuyển dụng), việc
cần làm tiếp theo là tìm nguồn cung ứng. Do Vietstar Group hiện tại đang tập trung vào
các dự án Call Center nên phần lớn sự tập trung sẽ hướng về các trang tuyển dụng Mass
và sử dụng Facebook như một công cụ miễn phí để tìm nguồn ứng viên.

Việc chỉ tập trung vào một mảng ngành duy nhất giúp cho Vietstar dễ dàng kiểm soát các
kênh tuyển dụng của mình cũng như nhóm ứng viên mà họ có thể linh hoạt trao đổi các
công việc tương tự trong trường hợp các công việc trước đó họ ứng tuyển chưa thỏa mãn
điều kiện. Việc này cũng sẽ giúp cho Vietstar có một nguồn data về những người đang có
sự quan tâm nhất định về công việc CSKH, dễ dàng cập nhật thường xuyên cho phía bên
đối tác về tình hình tuyển dụng mà công ty đang thực hiện.

3. Sàng lọc (Screening)

Sàng lọc ứng viên là quá trình mà Vietstar Group sẽ tiến hành xem xét và đánh giá các
CV ứng tuyển để xác định các ứng viên được đưa vào danh sách rút gọn cho các giai
đoạn sau của quy trình tuyển dụng.

Để sàng lọc các ứng viên, nhà tuyển dụng cần xem xét trình độ học vấn, kinh nghiệm làm
việc và kỹ năng của từng ứng viên để đánh giá xem họ có phù hợp với vị trí hay không.

4. Lựa chọn (Selecting)

Ở bước này, Vietstar sẽ tiến hành trao đổi với ứng viên để sắp xếp lịch phỏng vấn, hướng
dẫn ứng viên chuẩn bị cho buổi phỏng vấn đồng thời trở thành một cầu nối giữa ứng viên
và phía bên đối tác cùng nhau tham gia. Lịch phỏng vấn cần lên lịch hợp lí và được xác

37
nhận từ phía đối tác. Ngoài ra trong suốt khoảng thời gian này, Vietstar cũng sẽ có trách
nhiệm thúc đẩy ứng viên đến tham gia phỏng vấn. Vietstar và đối tác theo dõi ứng viên
cùng lúc nhờ vào những nguồn data, google sheets, bảng dữ liệu đã được chia sẻ ngay từ
những bước đầu. Cả hai phía sẽ liên tục cung cấp thông tin cho nhau về khả năng phản
hồi của ứng viên, quá trình diễn ra phỏng vấn,…

Trong giai đoạn này, việc hướng dẫn ứng viên cách phỏng vấn rất quan trọng và hữu ích
đối với Vietstar. Nó sẽ tạo ra một quy trình có cấu trúc và đảm bảo tất cả các ứng viên
đều hiểu được cách mà buổi phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào – từ lời mời ban đầu và
thông tin công việc cho đến thứ tự các câu hỏi được hỏi và kết thúc cuộc phỏng vấn.
Hướng dẫn phỏng vấn cũng giúp giảm nguy cơ sai lệch trong quá trình phỏng vấn.

5. Tuyển dụng (Hiring)

Khi Vietstar và phái bên đối tác đã giảm danh sách rút gọn của họ đến danh sách ứng viên
tiềm năng, những việc nên làm tiếp theo là kiểm tra người giới thiệu của ứng viên.

Kiểm tra người giới thiệu là một cách để xác nhận và thu thập thông tin bổ sung của ứng
viên từ nhiều khía cạnh. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bên đối tác phản hồi với bạn rằng
họ thấy nghi ngờ về năng lực hoặc kỹ năng nhất định cảu ứng viên trong cuộc phỏng vấn.

Mặc dù Vietstar Group thực hiện chi tiết từng bước của quy trình tuyển dụng, nhưng
quyết định tuyển dụng cuối cùng sẽ vẫn thuộc về phía bên khách hàng. Quyết định này
được đưa ra đã dựa trên một phần dữ liệu mà Vietstar đã cung cấp trước đó. Nói cách
khác, dựa trên các tiêu chí được xác định trước mà mỗi ứng viên được đánh giá trong quá
trình lựa chọn.

6. Onboard

Đây là bước cuối cùng mà nhà tuyển dụng cần thực sự chú tâm để hỗ trợ ứng viên khi họ
vừa tiếp nhận công việc ở môi trường hoàn toàn mới. Công việc của Vietstar là giúp ứng
viên gắn bó lâu dài với công ty khách hàng và giữ được mức độ thỏa mãn trong công việc
cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành. Trong suốt quá trình này, Vietstar sẽ trao đổi với

38
ứng viên thông qua các mốc thời gian quan trọng mà ứng viên sẽ tiếp xúc (Ví dụ: Ngày
đầu tiên đi làm, sau khi thử việc 2 tuần, ngày cuối cùng trước khi hết hạn bảo hành,…)

=> Dựa trên cơ sở của các lý thuyết về quy trình tuyển dụng sẽ có thêm nhiều chi tiết bổ
sung. Ở thời điểm hiện tại, các bước trong quy trình của Vietstar Group chưa tận dụng
được được xem là đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất của một quy trình tuyển
dụng hoàn thiện.

4.1.2 Dịch vụ thuê ngoài (Outsourcing)


“Dịch vụ thuê ngoài (Outsourcing) được xem là một công cụ quản lý và được nhiều
doanh nghiệp lựa chọn giúp họ có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi đồng
thời kiểm soát, giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận và giảm bớt sự phức tạp của cấu trúc tổ
chức” (Gerald, Grace, & Christina, 2013). Thực tế có thể xem đây là một chiến lược mà
doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài trong bối cảnh thị trường cạnh tranh vô cùng khốc
liệt. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ về quy trình tuyển dụng một cách
triệt để từ đó chọn cho mình một đối tác thích hợp, đạt chất lượng của một công ty
chuyên về dịch vụ thuê ngoài.

4.1.3 Tuyển dụng qua mạng xã hội


Tuyển dụng qua mạng xã hội là quá trình tìm nguồn cung ứng, thu hút và tuyển dụng
nhân tài với sự trợ giúp của bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào đang hiện hữu. Mạng
xã hội có thể được xem là công cụ tương tự trong hầu hết mọi khía cạnh của quy trình
tuyển dụng, vì vậy các bước trong quy trình tuyển dụng có thể áp dụng hoàn toàn vào quy
trình tuyển dụng qua mạng xã hội. (Recruitee, 11/2019)

Tuy vậy, các bước trong quy trình có thể bị ảnh hưởng ít nhiều phụ thuộc vào các kênh
tuyển dụng mà bạn dự định sẽ triển khai nó. Hãy thử nghiệm các khía cạnh, các kênh
tuyển dụng khác nhau để tìm ra những gì phù hợp nhất với dự án của bạn, đáp ứng yêu
cầu công việc, các tình huống khác nhau.

Vì sao lại lựa chọn mạng xã hội để tuyển dụng?

39
4,9 tỷ người đang hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội mỗi ngày (Statista,
2023). Cho dù bạn đang tuyển dụng trên quy mô lớn hay nhỏ, thì phương pháp tuyển
dụng này vô cùng tuyệt vời so với những lợi ích nó có thể mang lại. Có những nền tảng
đặc thù dành riêng cho một nhóm người có yêu cầu khác biệt nhưng những nền tảng phổ
biến nhất chủ yếu là để giải trí, chia sẻ và trò chuyện. Tận dụng và khai thác được lợi ích
từ mạng xã hội sẽ mang lại cho công ty bạn những lợi ích sau đây:

• Tăng mức độ nhận diện thương hiệu


• Nâng cao uy tín bằng các bài đăng đáng tin cậy, có nguồn gốc công ty rõ ràng
• Tiếp cận được nguồn ứng viên khổng lồ
• Công ty có thể tìm thấy những ứng viên tiềm năng và ngược lại
• Đa phần đều miễn phí hoặc tương đối rẻ so với các nền tảng khác
• Công cụ thân thiện, dễ dàng trò chuyện với ứng viên
• Nhận biết được một phần tính cách và chuyên môn của ứng viên

Từ việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho đến khi ra quyết định tuyển dụng. Mạng xã
hội được xem là một công cụ hiệu quả để nâng cao một số phần nhất định trong quy trình
tuyển dụng của công ty. Mặt khác, nó sẽ cho các ứng viên và nhân viên của bạn cảm nhận
được như thế nào nếu có cơ hội làm việc. Xét cho cùng, nhân viên hạnh phúc đồng nghĩa
với khách hàng hạnh phúc. Những nhân viên hạnh phúc cũng sẽ vô tình duy trì hình ảnh
nhà tuyển dụng tích cực của bạn và tạo cơ hội thu hút thêm nhiều nhân tài ứng tuyển.

Lựa chọn nền tảng truyền thông phù hợp

Đối với nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, LinkedIn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho
mục đích tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Theo Nhà cung cấp nền tảng tuyển dụng toàn cầu
Social Talent nhận thấy trong những cuộc khảo sát về việc lựa chọn nền tảng tuyển dụng
thì có đến 98% nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn. Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ phần
trăm sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu của các thành viên trong danh
sách Fortune 500 của các công ty lớn nhất Hoa Kỳ.

40
Hình 20: Tỷ lệ sử dụng nền tảng MXH của các công ty trong danh sách Fortune

Nguồn: UMASS DARTMOUTH CENTER FOR MARKETING RESEARCH

Thống kê này chỉ ra rằng LinkedIn không phải là nơi duy nhất mà các ứng viên sử dụng
để tìm kiếm công việc. Nó chỉ thể hiện rằng các công ty xem LinkedIn như một nền tảng
tuyển dụng chất lượng. Những người tìm việc - đặc biệt là những người trẻ tuổi - sử dụng
nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, chưa kể đến việc những người không quá
hiểu biết nhiều về công nghệ sẽ không tiếp xúc được hết các mạng xã hội hiện nay, vì vậy
các nhà tuyển dụng phải có cách tiếp cận riêng biệt, phù hợp. Ngoài ra, các nhà tuyển
dụng sử dụng Linkedin nhằm mục đích tiếp cận thêm các ứng viên bị động và có xu
hường tìm kiếm các công việc cấp cao hơn.

Các nhà tuyển dụng mạng xã hội thành công là những người hiểu được sự khác biệt giữa
các trang web từ đó có thể triển khai các chiến lược tuyển dụng cho từng nền tảng, đây là
chìa khóa để tạo ra khả năng thu hút ứng viên chất lượng từ mọi nguồn. Ngoài ra, họ
cũng cần lưu ý khi nào nên hạn chế hoặc tránh tuyển dụng trên các nền tảng có hoạt động
trái ngược với thương hiệu, không phú hợp với yêu cầu công việc, hình ảnh và giá trị của
tổ chức. Tuyển dụng qua mạng xã hội là một con dao 2 lưỡi khi nó đòi hỏi các nhà tuyển
dụng phải liên tục cập nhật, xác định các nền tảng mới nổi, kiểm soát nội dung và các

41
chính sách mà từng nền tảng có thể thay đổi bất cứ lúc nào; những yếu tố này mang lại
ảnh hưởng lớn đến chiến lược tuyển dụng của công ty, bất kể là xấu hay tốt đều phụ thuộc
vào khả năng thích ứng của mỗi nhà tuyển dụng.

4.1.4 Bảng thông báo việc làm (Job Board)


Job Board được hiểu là bảng thông báo việc làm thường được đặt ở những nơi có thể gây
chú ý đến các ứng viên đang tìm việc hoặc được đặt ở các khu công nghiệp. Tuy nhiên,
trong thời đại 4.0, Job Board được biết đến như một trang web nơi nhà tuyển dụng đăng
tải vị trí tuyển dụng và các ứng viên có cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực
của họ. Nó làm cho quy trình tuyển dụng trở nên đơn giản hơn, giúp hai bên kết nối
nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Bảng việc làm chủ yếu được sử dụng bởi các công ty ngành tuyển dụng, bộ phận nhân sự
hoặc cá nhân đang tìm kiếm một chuyên gia cụ thể để hợp tác dài hạn hoặc ngắn hạn. Các
bảng công việc khác nhau cung cấp các tính năng và cách thức khác nhau cho cả nhà
tuyển dụng và nhân viên tiềm năng, chẳng hạn như đăng trực tiếp qua bảng công việc
hoặc điều hướng ứng viên đến ứng dụng được đặt trên trang web của công ty, duyệt cơ sở
dữ liệu của người tìm việc trên nền tảng của họ,…

4.1.5 Mô hình AIDA

Theo Tech Target, mô hình AIDA là một phương pháp tiếp cận tiếp thị, quảng cáo và bán
hàng được thiết kế để cung cấp thông tin chi tiết về tâm lý khách hàng và trình bày các
bước cần thiết để thu hút khách hàng tiềm năng và tạo doanh số bán hàng.

Mô hình AIDA được giới thiệu bởi Elias St. Elmo Lewis vào cuối thế kỷ 19. Là một từ
viết tắt, AIDA chia thành các bước: Chú ý, Quan tâm, Mong muốn và Hành động. Mô
hình tiếp thị AIDA là nền tảng của tiếp thị hiện đại mà trong đó nếu cắt đi một bước có
thể khiến cho kết quả cuối cùng không thành công.

42
4.2 Lý do chọn đề tài
Trong bài báo cáo “Digital 2023: Vietnam” của Simon Kemp về tình hình sử dụng mạng
xã hội ở Việt Nam cho thấy có 70 triệu người sử dụng tính đến tháng 1 năm 2023 (mỗi
người dùng có thể đại diện cho nhiều tài khoản khác nhau). Tuy nhiên đây vẫn là một con
số ấn tượng đồng thời được các trang web phân tích bên thứ 3 đáng tin cậy như GWI và
data.ai xác nhận rằng không có sự sụt giảm rõ rệt nào trong việc sử dụng mạng xã hội ở
quốc gia này và mà còn có dấu hiệu tăng dần theo thời gian. Nhìn về phía rộng hơn,
người Việt Nam có xu hướng sử dụng mạng xã hội vô cùng cao khi chiếm đến 89,8%
trong số những người sử dụng Internet.

Hình 21: Tổng quan sử dụng MXH tại Việt Nam tính đến tháng 01/2023

Nguồn: KEPIOS

Tương tự như vậy, việc tiếp cận số lượng nền tảng mạng xã hội trung bình lên đến 7.3
cái/tháng với tần suất sử dụng trung bình là 2 giờ 32 phút. Chúng ta có thể dễ dàng thấy
được Facebook đang dẫn đầu trong mục nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất

43
trong độ tuổi từ 16 đến 64 với 91,6%; đứng thứ 2 với số lượng gần như tương tự là Zalo
với 90,1%; vị trí thứ 3, thứ 4 thuộc về FB Messenger và Instagram với 77,5% và 77%.

Hình 22: Nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất

Nguồn: KEPIOS

Với những con số phía trên đã cho thấy Internet và các phương tiện truyền thông mạng xã
hội đã và đang tiếp cận đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của con người. Lĩnh vực công
nghệ này dần được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để kết nối con người
bởi khả năng truyền tải nội dung trên diện rộng và xây dựng các mối quan hệ một cách
nhanh chóng. Quãng thời gian thực tập đã giúp tôi nhận ra rằng Vietstar Group vẫn chưa
tận dụng được hết tiềm năng mà các phương tiện mạng xã hội có thể mang lại, nếu biết
cách tận dụng, cụ thể ở đây là Facebook và các Job Board hợp lí thì vấn đề thu hút ứng
viên tiềm năng, phù hợp với yêu cầu công việc sẽ đạt được hiệu quả hơn rất nhiều. Cải
thiện, phát triển để thu hút ứng viên cũng tác động đến mặt hình ảnh và mức độ nhận diện
của công ty. Đây chính là lý do tôi lựa chọn chuyên đề: “Đề xuất giải pháp, cải thiện khả

44
năng thu hút ứng viên của công ty cổ phần tập đoàn Vietstar” cho kỳ báo cáo thực tập tốt
nghiệp lần này.

4.3 Thực trạng thu hút ứng viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar
Trải qua 3 tháng học tập và làm việc tại tại công ty Vietstar, với vai trò là một thực tập
sinh tuyển dụng cho nhiều vị trí Call center khác nhau. Tôi nhận thấy vấn đề chung mà đa
số những dự án này đều mắc phải đó chính là việc thu hút ứng viên. Trong quá trình công
tác lọc hồ sơ ứng viên, gọi phỏng vấn và tổng hợp, quản lý dữ liệu; có một số dự án
không đạt được hiệu quả khi số lượng ứng viên tiếp cận là quá ít, ngược lại đối với các
dự án được nhiều ứng viên tiếp cận thì chất lượng CV không đạt đủ tiêu chuẩn từ cách
thiết kế CV cho đến yêu cầu công việc. Nguyên nhân này được xem là xuất phát từ quy
trình tuyển dụng thiếu chiều sâu của công ty cũng như cách kiểm soát, tận dụng nguồn
ứng viên trên các trang Job Board chưa được chú trọng.

4.3.1 Nền tảng mạng xã hội


Việc ứng tuyển công việc đạt tỷ lệ thấp thường đến từ vấn đề lựa chọn địa điểm và nền
tảng để đăng bài tuyển dụng. Hiện tại, công ty chưa làm tốt được khâu kiểm duyệt khi các
nhân viên đăng số lượng bài viết dày đặc ở những nhóm tuyển dụng không phù hợp, điều
này vô tình làm ảnh hưởng đến khả năng tương tác trên mạng xã hội của mỗi tài khoản,
khiến cho các bài viết tiếp cận ứng viên cũng giảm đi rõ rệt. Việc không thống nhất được
nội dung tin đăng cũng đã tác động đến yếu tố uy tín của mỗi tài khoản nhân viên khi các
ứng viên tỏ ra thiếu tin tưởng về tính chất của công việc cũng như lương thưởng, phúc lợi
mà bọn họ có thể nhận. Nội dung bài viết chưa đề cập đầy đủ thông tin để thu hút những
ứng viên bị động, viết bài theo cảm tính, không tinh chỉnh các nội dung không cần thiết
trong mô tả công việc gây nên cảm giác nhàm chán trong các tin tuyển dụng.

45
Hình 23: Nội dung tuyển dụng chưa căn chỉnh hợp lí

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 10/04/2023

Kết luận: Thiếu sự đầu tư nhất định trong quá trình sử dụng mạng xã hội để thu hút ứng
viên dù công ty sử dụng nền tảng này để tìm kiếm ứng viên là chủ yếu. Tạo ấn tượng xấu
cho chính nhà tuyển dụng, gây khó khăn cho việc tiếp cận ứng viên, hoàn thành tiến độ
dự án.

4.3.2 Job Board


Bên cạnh đó, công ty chỉ tập trung vào mạng xã hội mà bỏ qua những lợi ích to lớn mà
các trang Job Board có thể mang lại. Công ty chỉ sử dụng từ một đến hai trang đăng tin

46
tuyển dụng như CareerLink, Vieclam24h và tần suất bài đăng có phần khá hạn chế vì việc
đăng tin tuyển dụng trên đây không bắt buộc đối với mỗi nhân viên. Không quản lý,
tương tác kịp thời với ứng viên trên trang tuyển dụng cộng với việc công ty không đầu tư
quá nhiều chi phí cho nền tảng này khiến cho tài khoản đăng tin bị mất tính ưu tiên, ứng
viên không có khả năng tiếp cận bài đăng. Điều này đã vô tình khiến cho công ty bỏ sót
một lượng ứng viên to lớn, chưa kể đến việc nhà tuyển dụng không có cơ hội xem qua
các hồ sơ ứng viên có chất lượng cao hơn so với mạng xã hội nhờ vào các tính năng riêng
biệt mà các trang web này cung cấp.

Kết luận: Bỏ sót nền tảng tiếp cận ứng viên quan trọng, chưa có sự đầu tư hợp lí để thu
hút ứng viên, tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh bứt lên phía trước.

Mỗi khuyết điểm nhỏ xuất hiện trong quy trình tuyển dụng sẽ làm cho khả năng tiếp cận
ứng viên của công ty giảm xuống, nếu như điều này kéo dài quá lâu sẽ mang lại hậu quả
nghiêm trọng về mặt hình ảnh, thương hiệu cho đến khả năng sống sót của công ty trong
môi trường cạnh tranh hiên nay.

4.4 Đề xuất giải pháp, cải thiện khả năng thu hút ứng viên của công ty Cổ
phần Tập đoàn Vietstar
4.4.1 Quản lý, kiểm tra chất lượng của các bài viết tuyển dụng

Hiện tại Vietstar Group đang tập trung tuyển dụng số lượng lớn các vị trí Call center
(Chăm sóc khách hàng). Bắt đầu từ việc xác định nguồn ứng viên, công ty nên có một
bảng kế hoạch chi tiết về việc phân công và các khu vực sẽ tập trung đăng bài để tìm ứng
viên. Mục đích đầu tiên của đề xuất này là giúp cho người quản lý có thể xác định được
ai là người chịu trách nhiệm cho bài đăng đó đồng thời giúp cho việc kiểm tra chất lượng
bài đăng trở nên dễ dàng hơn.

47
Bên cạnh đó, các nhân viên sẽ dựa theo bảng kế hoạch trên để báo cáo chi tiết về trạng
thái đăng tin tuyển dụng của mình. Căn cứ theo các bài đăng đã được duyệt, đang chờ
hay không chấp thuận mà nhân viên sẽ đánh dấu trạng thái của mỗi bài viết là “Đăng tải
thành công”, “Đang chờ”. Đối với các bài được duyệt, nhân viên sẽ sao chép đường dẫn
của bài viết tuyển dụng đó vào cột “Ghi chú” để thuận tiện cho việc đẩy bài và kiểm tra
bình luận mà ứng viên có thể để lại. Dưới đây là một bảng mẫu tham khảo mà công ty có
thể áp dụng:

4.4.2 Áp dụng mô hình AIDA vào các bài đăng tuyển dụng trên Facebook

Mô hình AIDA được sử dụng như một chiến lược tiếp thị với mục đích chính là bán sản
phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là chúng ta sẽ sử dụng AIDA để tiếp thị thương
hiệu nhà tuyển dụng Vietstar Group và tạo điểm thu hút các ứng viên tiềm năng. Do đó,
một bài đăng tuyển dụng cần đảm bảo các yếu tố đơn giản, sử dụng ngôn ngữ hợp lí, xúc
tích đồng thời chứa đựng đầy đủ các thông tin quan trọng liên quan đến công việc. Tránh
mất thời gian của hai bên và cải thiện chất lượng hồ sơ ứng viên gửi về.

Attention (Chú ý)

Trong thời đại mà người sử dụng mạng xã hội luôn tiếp cận hàng chục quảng cáo mỗi
ngày thì vấn đề thu hút người dùng ở mảng tìm việc làm trở nên khó khăn hơn bao giờ
hết. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến chính là tiêu đề việc làm. Đối với Mass
Recruitment, đôi khi áp dụng các xu hướng, trends vào tiêu đề sẽ trở nên không cần thiết
vì đã vô tình làm cho bài tuyển dụng trở nên dài dòng hơn, các ứng viên đã quá chán nản
khi phải gặp đi gặp lại các nội dung tương tự trong cả ngày. Thay vào đó, hãy thực hiện
đúng vai trò của tiêu đề là truyền đạt nội dung chính và để nhiệm vụ thu hút chú ý cho
mục hình ảnh.

Interest (Quan tâm)

48
Trong khi giai đoạn Attention tập trung nhiều vào mức độ nhận thức của ứng viên thì ở
giai đoạn Interest (Quan tâm) và Desire (Mong muốn) sẽ hướng đến cảm xúc của ứng
viên nhiều hơn. Một nội dung tuyển dụng lý tưởng cần đảm bảo các yếu tố:

• Bố cục chỉnh chu, rõ ràng


• Nội dung dễ hiểu, mang tính xác thực cao

Nội dung tuyển dụng nên được tạo dựa trên những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể dự
đoán khi đặt bản thân vào vị trí ứng viên thay vì truyền đạt quá nhiều những thông tin bên
lề của công ty đó. Bên cạnh đó, bố cục nội dung cũng là yếu tố quan trọng trong việc
khiến cho ứng viên có tiếp tục đọc bài viết hay không tùy vào khả năng bố trí của nhà
tuyển dụng. Hãy cung cấp đầy đủ các thông tin theo mức độ ưu tiên như sau:

1. Thương hiệu Nhà tuyển dụng


2. Tiêu đề - Vị trí ứng tuyển
3. Thông tin công việc
4. Yêu cầu công việc
5. Địa điểm, thời gian làm việc
6. Cách thức liên lạc

Desire (Mong muốn)

Mong muốn của ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm sẽ ưu tiên một số yếu tố mà
đối với họ là quan trọng. Đó có thể là mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt, môi trường
làm việc chuyên nghiệp,… Vì vậy, điều chúng ta cần làm là tạo sự nổi bật của các thông
tin trên, tạo sự tò mò đến ứng viên, khiến họ muốn tiếp cận chi tiết hơn về công việc này.
Ngoài ra, các phương pháp đẩy bài, tương tác chéo giữa các nhân viên khiến cho bài
tuyển dụng thường xuyên xuất hiện trong các nhóm Facebook sẽ góp phần giúp cho bước
này trở nên hiệu quả hơn.

Action (Hành động)

49
Bước cuối cùng của mô hình AIDA là khuyến khích người tìm việc nộp hồ sơ ứng tuyển.
Để bước này diễn ra suôn sẻ đòi hỏi nhà tuyển dụng cần có một quy trình hợp lí, quá
trình hỗ trợ ứng viên không cầu kì, các biểu mẫu ngắn gọn, xúc tích, cung cấp đầy đủ các
thông tin,…

Ví dụ về một bài đăng tuyển dụng sử dụng mô hình AIDA

Hình 24: Bài đăng tuyển dụng hoàn chỉnh khi áp dụng AIDA

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 04/05/2023

50
• Tạo sự chú ý lập tức với thương hiệu nhà tuyển dụng và vị trí đang tuyển dụng
• Thu hút ứng viên bằng cách tập trung đi thẳng vào vấn đề
• Cung cấp cho ứng viên những thông tin quan trọng nhất về vị trí công việc
• Cần đảm bảo các bước trên được thực hiện chặt chẽ để nâng cao tỷ lệ ứng viên gửi
hồ sơ về
4.4.3 Đầu tư sử dụng các trang web tìm kiếm việc làm

Ngoài các nền tảng mạng xã hội thì các Trang tìm kiếm việc làm online chính là giải pháp
mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hướng đến bởi lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại.
Hiện tại Vietstar Group chưa có chiến lược rõ ràng khi các nhân viên tuyển dụng được tự
ý đăng tải các tin tuyển dụng ở bất kì trang việc làm nào mà họ có thể tiếp cận. Điều này
kém hiệu quả đi rất nhiều bởi tính chất của từng trang web là khác nhau, bên cạnh đó, nền
tảng này là một cơ sở quan trọng để xây dựng nên thương hiệu của công ty. Việc đăng tải
các tin tuyển dụng phát tán ở khắp nơi theo nhiều khoảng thời gian khác nhau sẽ khiến
cho công ty mất đi rất nhiều ứng viên tiềm năng và bỏ lỡ cơ hội xây dựng hình của bản
thân mình.

Chính vì những lý do này, bản thân tôi đã trực tiếp trải nghiệm hai trang web tìm kiếm
việc làm là: TopCV và Vieclam24h trong 30 ngày và có những thống kê như sau:

51
TopCV

Hình 25: Thống kê số lượng CV tiếp cận của TopCV

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 02/06/2023

Trong khoảng thời gian 30 ngày, tôi đã sử dụng TopCV để đăng tải từ 2-3 dự án tuyển
dụng của công ty và tất cả đều tìm kiếm vị trí chăm sóc khách hàng. Việc tiếp nhận 304
CV ứng viên là một con số tốt khi đã vượt qua được mốc 100 CV - yêu cầu tối thiểu về số
lượng mà nhân viên cần đạt được trong tháng. Đi kèm với đó là 28 CV được xem là ứng
viên tiềm năng, có thể hỗ trợ họ sang các dự án chất lượng hơn. Tuy nhiên, cũng phải lưu
ý từ ngày 18/05/2023 TopCV đã ra mắt cơ chế gia tăng tương tác và kết nối giữa nhà
tuyển dụng và ứng viên. Với điều kiện kích hoạt dựa trên tỷ lệ ứng viên ứng tuyển vào dự
án, đây là một cơ hội tốt cho các dự án của Vietstar vì tần suất tương tác của ứng viên đối

52
với các vị trí này rất thường xuyên, điều này sẽ khiến cho các bài đăng tuyển dụng của
Vietstar luôn nằm trong danh sách ưu tiên gợi ý của trang tuyển dụng đồng thời thiết kế
của tin cũng trở nên nổi bật hơn.

Vieclam24h

Hình 26: Thống kê số lượng tin đăng của Vieclam 24h

Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 02/06/2023

Riêng đối với Vieclam24h có phần thân thiện hơn trong việc đăng tin tuyển dụng vì có rất
nhiều cơ hội để đăng tin miễn phí. Với 170 tin đăng không tính phí và thu về được trung
bình từ 10-20 CV, đây cũng là một trang web thích hợp dùng để tuyển dụng mảng Call
Center. Tuy nhiên, các tin đăng miễn phí này cũng sẽ bị hạn chế một phần bằng tính năng
ẩn thông tin liên hệ. Vì vậy, mặc dù tiếp nhận CV ứng viên nhưng cũng không thể liên hệ
được và bắt buộc bạn phải dùng phí để mở khóa.

53
 Vậy, công ty nên đầu tư một phần chi phí vào các trang web mạng xã hội, làm nổi
bật thương hiệu, tiếp cận được số lượng ứng viên đa dạng với các gói trả phí từ cơ
bản đến nâng cao ưu tiên theo từng vị trí cần tuyển phù hợp

4.5 Hiệu quả các đề xuất, giải pháp thu hút ứng viên của Vietstar Group
4.5.1 Nhận xét từ Trưởng phòng Tuyển dụng

Trưởng phòng tuyển dụng đánh giá cao đề xuất của tôi và cho rằng đây là những giải
pháp phù hợp với thực trạng, có thể triển khai dần ngay trong nội bộ. Đặc biệt, về các yếu
tố tuyển dụng liên quan đến mạng xã hội, đây sẽ là một nền tảng vững chắc để tiếp tục
định hướng cho nhân viên luôn trong trạng thái sẵn sàng thay đổi, thích nghi với các điều
kiện để có thể thu hút thêm nhiều ứng viên tiềm năng.

Tuy nhiên, về đề xuất tuyển dụng thông qua các trang tìm việc làm cần có thêm thời gian
để đánh giá chi tiết hơn về mức độ hiệu quả cũng như tính toán chi phí tối ưu nhất cho
công ty. Nhìn chung hai giải pháp trên có thể cộng hưởng cho nhau khá tốt, nếu mỗi nhân
viên đã nắm bắt được các giải pháp tuyển dụng trên mạng xã hội. Việc áp dụng các kiến

54
thức đó để đăng tin tuyển dụng trên các trang web tìm việc làm sẽ mang lại kết quả khả
quan trong khoảng thời gian ngắn.

4.5.2 Nhận xét từ phía sinh viên

Sau quá trình áp dụng các đề xuất trong tháng 5 và tháng 6, các tài khoản mạng xã hội và
trang web tìm kiếm việc làm của tôi đã thu hút được nhiều ứng viên hơn. Nội dung tuyển
dụng được thực hiện theo cấu trúc một cách nhất quán kết hợp với các hình ảnh tuyển
dụng được thiết kế liên tục tránh gây nhàm chán. Những đánh giá này sẽ được thể hiện
chi tiết thông qua bảng số liệu sau:

Số liệu thực tế

Bảng 10: Số liệu CV tiếp nhận trong nửa năm đầu 2023 của công ty Vietstar

Nguồn: Phòng Tuyển dụng – Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar

Tháng 1 2 3 4 5 6
Số lượng CV 2030 1940 1460 1435 1610 1655

Mùa tuyển dụng rơi vào tháng 1 – tháng 2 khi đã bước sang năm mới do tâm lý
nghỉ việc của các nhân viên sau khi nhận thưởng Tết. Vì vậy số lượng hồ sơ tiếp
cận cũng tương đối lớn trong khoảng thời gian này. Bước sang tháng 3 và tháng 4,
khi mà các vị trí hầu như đã được lấp đầy trước Tết, công ty đi vào hoạt động ổn
định thì nhu cầu tìm kiếm việc làm cũng từ đó giảm đáng kể.

Các đề xuất, giải pháp được áp dụng trong tháng 5 và tháng 6 – thời điểm được lựa
chọn để thư giãn, nghỉ ngơi của mọi người. Tuy nhiên, số lượng CV của tháng 5
trở đi đáng ra phải có xu hướng giảm thì lại tăng lên đột biến so với tháng 4 là
10%. Con số này đối với tôi là chấp nhận được khi thời gian áp dụng còn khá sớm,
quy trình áp dụng giải pháp chưa được hoàn thiện. Với mức chênh lệch chỉ rơi vào
khoảng 2,5% giữa tháng 5 và tháng 6 khi khả năng tìm việc của 2 tháng này tương

55
đồng với nhau, tôi tin rằng đây là một tín hiệu tích cực để doanh nghiệp có thể cân
nhắc áp dụng càng sớm càng tốt.

4.6 Định hướng tiếp theo về đề xuất giải pháp, cải thiện khả năng thu hút
ứng viên của công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar
Với thời điểm bùng nổ công nghệ, cách tiếp cận ứng viên của mảng tuyển dụng nói
chung và của Vietstar nói riêng sẽ có sự thay đổi liên tục nhằm chiếm được lợi thế cạnh
tranh trong thị trường tiềm năng này. Với các chiến lược dài hạn đã thiết lập ngay từ ban
đầu, Vietstar hoàn toàn có thể tạo nên cho mình một nền móng vững chắc, sau đó có thể
chuyển hướng tập trung vào việc định vị thương hiệu và cải thiện chất lượng ứng viên.

Bằng cách liên tục giảm chi phí quản lý trong tổ chức, công ty có thể cân nhắc đến việc
nâng cấp hệ thống quản trị, sử dụng hệ thống theo dõi ứng viên (ATS) để rút ngắn quy
trình tuyển dụng mà vẫn đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, công ty nên có các buổi đào tạo
chuyên môn hàng tháng nhằm giúp cho nhân viên cập nhật kĩ năng và tránh sự nhàm
chán trong quá trình làm việc. Đối với việc sử dụng các trang tìm kiếm việc làm, công ty
có thể sử dụng hình thức đăng tải miễn phí, áp dụng cho toàn bộ nhân viên theo trình tự
nhằm có cái nhìn rõ ràng nhất trước khi đầu tư.

5. Kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Tập
đoàn Vietstar

Trong 3 tháng ngắn ngủi được may mắn thực tập tại Vietstar Group. Tôi rất trân trọng
khoảng thời gian này vì đã tự tích lũy được các bài học, kinh nghiệm quý báu từ anh chị
nhân viên đồng thời có cơ hội để nêu lên những ý kiến đóng góp có lợi cho doanh nghiệp.

Kiến thức

Tôi đã có cơ hội áp dụng các kiến thức chuyên ngành đã học như: quản trị nhân sự, quản
trị kinh doanh,… vào các đề xuất cho công ty. Từ đó, bản thân cũng nhận ra được các
kiến thức này quan trọng, hiệu quả như thế nào nếu được đưa vào đúng cách trong thực

56
tế. Đây cũng là quá trình giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học, giúp cho các dự định trong
tương lai trở nên khả thi hơn.

Quản trị nhân sự: đánh giá ứng viên qua nhân khẩu học, tạo cuộc phỏng vấn, quy trình
tuyển dụng,…

Quản trị kinh doanh: hoạch định quá trình đăng bài, sắp xếp thời gian đăng bài,…

Kỹ năng

Được làm việc trong môi trường năng động cùng với các anh chị nhân viên có tác phong
chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau. Việc chuẩn bị cho mình các kỹ năng tin học
văn phòng, sử dụng phần mềm Canva và một chút tiếng Anh đã giúp tôi hoàn thành các
công việc được giao đúng thời hạn, đạt yêu cầu đề ra.

Thái độ làm việc


Khi đã đảm nhận vai trò thực tập sinh tuyển dụng, tôi biết rằng đây sẽ là nơi đề cao về
mặt giao tiếp, chia sẻ. Với tinh thần cầu tiến trong công việc, tôi luôn cố gắng tận dụng
ưu điểm của mình và tiếp thu kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, tôi
cũng xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nhân viên và được chia sẻ thêm những
khía cạnh hữu ích khi làm việc trong mảng tuyển dụng.

Bảng 11: Bảng tự đánh giá quá trình thực tập


Nguồn: Tư liệu thu thập ngày 28/06/2023
TÊN CÔNG VIỆC MỤC TIÊU THỰC TẾ TỶ LỆ
Tỷ lệ tiếp nhận CV 5% 10% 50%
Gọi điện phỏng vấn ứng viên 50 cuộc gọi/3 tháng 68 cuộc gọi/3 tháng 26%

Kỹ năng giao tiếp, MOS, Tốt Tốt -


ngoại ngữ…

57
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài báo cáo một
cách tốt nhất đồng thời tôi cũng nhận được sự hỗ trợ hết mình trong quá trình làm việc.
Trong suốt quá trình thực tập, những yếu tố đó đã giúp tôi hiểu hơn về chuyên ngành mà
mình đang hướng đến . Các đề xuất tôi đóng góp đã được anh chị tiếp nhận và đưa ra các
ý kiến xây dựng, giúp tôi có thể hoàn thiện về chuyên đề của mình hơn.

Chuyên đề của bài báo cáo tập trung vào việc cải thiện và đưa ra thêm các giải pháp
nhằm tăng khả năng thu hút ứng viên của Vietstar Group. Với tỷ lệ tiếp nhận CV tăng
hơn so với mong đợi, tôi cảm thấy việc áp dụng các kiến thức đã mang lại hiệu quả thực
tế. Tôi nhận thấy bản thân mình có thể phát triển hơn nữa nếu tiếp tục theo đuổi chuyên
ngành này. Hi vọng sau kỳ thực tập, tôi và Qúy công ty có cơ hội đồng hành cùng nhau
và phát triển vị thế của công ty trên thị trường tuyển dụng

58

You might also like