You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH


(Dùng cho các lớp đào tạo Luật sư theo hình thức tín chỉ)

Bị can: Trần Tùng Lâm phạm tội Cố ý gây thương tích

04/LS-HS
Mã số:
THTH.3.2 BÀI 3/TĐNBBT, BH & ĐSK

Tình huống này mang tính chất nội bộ, chỉ được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập
tại Học viện Tư pháp, không nhằm cung cấp bất cứ tư vấn pháp lý nào. Trừ trường hợp
được sự đồng ý trước bằng văn bản từ người đại diện có thẩm quyền của Học viện Tư
pháp hoặc theo yêu cầu hợp pháp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bất kỳ tổ
chức, cá nhân nào cũng không được phép sao chép hoặc sử dụng tình huống này vào bất
cứ mục đích nào khác ngoài các mục đích nêu trên.

0
HÀ NỘI, NĂM 2022

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG 3.2


TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRAO ĐỔI VỚI BỊ HẠI
VÀ ĐƯƠNG SỰ KHÁC
(Dành cho Giảng viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Tình huống này thuộc bài học: Bài 3 tình huống.
- Xây dựng các câu hỏi của tình huống nhằm giúp học viên có được các kiến thức,
kỹ năng và ý thức được trách nhiệm của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.
- Nghiên cứu các sách tham khảo, giáo trình:
+ Học viện Tư pháp, (2020), Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải
quyết các vụ án hình sự (Phần bắt buộc), NXB Tư pháp;
+ Một số bài viết trên tạp chí Nghề luật liên quan.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, cụ thể:
+ Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015;
+ Luật Tổ chức Cơ quan điều tra Hình sự năm 2015;
+ Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTPTANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
+ Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần
trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp ý, giám định pháp ý tâm thần;
+ Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn
thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
+ Xem một số video Clip liên quan đến trao đổi với người bị buộc tội/ bị hại và
đương sự khác;
- Hướng dẫn học viên tự nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm tự nghiên cứu trên cơ
sở yêu cầu mà tình huống đặt ra;
- Tư vấn giúp đỡ học viên tiếp cận và tự nghiên cứu tình huống.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Giảng viên điều hành buổi học, lấy người học làm trung tâm, phát huy hết khả
năng tư duy, nhận định, xác định, phân tích, kết luận về tình huống đối với Học viên;
- Phân tích tình huống, đưa ra nhiều giả thuyết và cách thức giải quyết về tình
huống đó dưới nhiều góc nhìn, đa chiều.
- Xây dựng phương án giải quyết ban đầu đối với tình huống học viên nghiên cứu,
lắng nghe, quan sát. Lưu ý, phương án giải quyết này có thể thay đổi theo chứng cứ thu
thập được tiếp theo từ phía cơ quan điều tra hoặc từ phía luật sư thu thập;
- Khái quát thành lý luận, rút ra bài học chung cho học viên.
- Những nội dung cần được giảng viên đánh giá/ hỗ trợ, rèn luyện và trau dồi cho
học viên từ kết quả thực hành tình huống:
+ Khả năng đọc, hiểu, phân tích, đánh giá dữ kiện của tình huống;

1
+ Xác định những vấn đề cần làm rõ trong dữ kiện tình huống thực hành;
+ Xác định những nội dung và vấn đề cần trao đổi với người bị buộc tội/bị hại và
đương sự khác;
+ Cách tra cứu văn bản; xác định những vấn đề mấu chốt của tình huống

2
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho học viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Nghiên cứu các sách tham khảo, giáo trình:
+ Học viện Tư pháp, (2020), Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải
quyết các vụ án hình sự (Học phần bắt buộc), NXB Tư pháp.
+ Nghiên cứu bài viết liên quan trong các trang Tạp chí Nghề luật và tạp chí khác
có liên quan;
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, cụ thể:
+ Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
+ Luật Tổ chức Cơ quan điều tra Hình sự năm 2015;
+ Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTPTANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
+ Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần
trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp ý, giám định pháp ý tâm thần;
+ Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn
thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
- Xem một số video Clip liên quan đến trao đổi với người bị buộc tội/ bị hại và
đương sự khác;
- Nghiên cứu học liệu đã hướng dẫn trong “Đề cương môn học Kỹ năng của luật
sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự - học phần bắt buộc”
- Nghiên cứu, phân tích bối cảnh của tình huống.
- Nhận định, xác định vấn đề, lập bảng kết quả nghiên cứu.
- Xác định những vấn đề mấu chốt trong tình huống, những vấn đề có lợi, bất lợi,
cần khai thác những nội dung gì, cần thu thập, củng cố thêm chứng cứ gì khi nghiên cứu
sự việc qua bối cảnh dữ kiện về tình huống;
- Quan điểm và hướng giải quyết tình huống;
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động hành nghề.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Yêu cầu học viên xác định rõ: nguyên nhân dẫn đến sự việc phạm tội? Mâu thuẫn
này đã lâu chưa, ai biết?
- Diễn biến sự việc như thế nào? Phương tiện phạm tội là gì? lấy ở đâu? có sự
chuẩn bị từ trước không?
- Sự việc xảy ra ở đâu? Ai biết? Hậu quả như thế nào? Mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả? Đánh giá và nhận thức về lỗi mà người bị buộc tội thực hiện trong
dữ kiện tình huống?
- Xác định những nội dung cần trao đổi; có thể cho tiến hành thực hành sắm vai
theo tình huống với các dữ kiện và bối cảnh trong tình huống.

3
NỘI DUNG: TÌNH HUỐNG 3.2 BÀI 3
TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRAO ĐỔI VỚI BỊ HẠI
VÀ ĐƯƠNG SỰ KHÁC
DỮ LIỆU:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỈNH GIA LAI
-----------------
Gia Lai, ngày 16 tháng 01 năm 2019
Số: 08/VKSND-P1A

CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Điều 41, 236, 239 và Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự.
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: 35
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: 89 ngày 06-6-2018 của Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Gia Lai đối với Trần Tùng Lâm về tội: "Cố ý gây thương tích" và
tội "Hủy hoại tài sàn" theo quy định tại Điều 134 và Điều 178 Bộ luật hình sự.
Căn cứ vào bản Kết luận điều tra số…. của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Gia Lai
Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định được như sau:
Trần Tùng Lâm có vợ và 05 người con, trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Chư Sê,
huyện Chư Sê, Trần Thị Hiền có 03 người con, đã ly hôn chồng năm 2006. Hiện Trần
Thị Hiền trú tại làng H'ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh.
Từ năm 2007, Trần Tùng Lâm và Trần Thị Hiền sống chung với nhau như vợ
chồng và làm chung 4ha tiêu. Trần Thị Hiền đầu tư tiền. Trần Tùng Lâm trực tiếp chăm
sóc, trong thời gian sống vói nhau và làm ăn chung không có mâu thuẫn gì.
Vào khoảng 10h ngày 17-4-2018,Trần Tùng Lâm cho Trần Thị Hiền 4.000.000đ,
Hiền không lấy và nói: “Một vụ tiêu tôi đầu tư cho anh, cho ăn mặc, đầu tư tiền, anh thu
cả tỷ, anh không thấy buồn à", rồi Trần Thị Hiền bỏ đi chơi. Sau đó Hiền đi chơi về,
Lâm đi bộ đến nhà ông Đỗ Quỳnh ở cùng thôn mua một gói cháo và 13.000đ liền xăng
(được khoảng 1/2 lít) đựng vào túi ni lông, mang về treo tíu xăng ở xe máy dựng ở truớc
sân nhà của Hiền rồi vào nhà làm cháo ăn, khi ăn cháo Lâm nói với Hiền: "Bây giờ bà
muốn gì”, Hiền nói: "Anh về với vợ con anh đi, tôi không sống được với anh". Nghe
vậy, Lâm bực tức cầm tô cháo đang ăn hất vào mặt Trần Thị Hiền và nói: “Mày dồn tao
vào đường chết mày phải chết" rồi Lâm đi ra xe cầm túi xăng, quay lại. Lúc này khoảng
20h30' cùng ngày Trần Tùng Lâm cầm túi xăng tạt vào người Trần Thị Hiền đang nằm
trên giường, trong phòng ngủ và dùng quẹt ga, tay phải bật quẹt, lửa bốc cháy từ

4
chỗTrần Tùng Lâm đứng đến chỗ Trần Thị Hiền, làmTrần Thị Hiền bị cháy bỏng và
cháy nhà, cháy các đồ dùng trong nhà. Bị cháy Hiền chạy xuống phòng tắm dùng nước
dập tắt lửa đang cháy trên người, lúc này Trần Tùng Lâm cũng chạy xuống khu vược
phòng tắm lấy thuốc diệt cỏ uống để tự tử, uống xong thuốc, thuốc chưa ngắm. Lâm
nghe Hiền kêu: "Cứu tôi với", Lâm nói: "Đằng nào anh chết rồi, em ra xe anh đưa đi cấp
cứu". Trần Tùng Lâm dùng xe mô tô chở Trần Thị Hiền đi cấp cứu, Lâm chở Hiền chạy
đến nhà chị Trần Thị Bích Liên ở thôn Dư Keo, cùng xã Hla, Lâm nhờ Liên đưa Hiền đi
cấp cứu, sau đó Lâm điều khiển xe chở Hiền ngồi giữa, Liên ngồi sau, chạy được
khoảng 500m. Lâm bị ngấm thuốc diệt cỏ, nên điều khiển xe chạy loạng choạng, thấy
vậy, chị Liên nói Lâm dừng xe, Lâm dừng xe và ngã ra đường ói mửa. Chị Trần Thị
Bích Liên gọi xe rồi cùng mọi người đưa Trần Tùng Lâm và Trần Thị Hiền đến Bệnh
viện đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu, sau đó Hiền và Lâm chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy,
thành phố Hồ Chí Minh điều trị. Đến ngày 19-9-2018 Trần Thị Hiền ra viện.
Đối với Trần Tùng Lâm, ngày 22-4-2018 Bệnh viện Chợ Rẫy trả về vì Bệnh viện
không có thuốc giải độc thuốc diệt cỏ, gia đình đưa Lâm đến điều trị thuốc đông y ở
huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Lăk. Ngày 20-5-2018 đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công
an tỉnh Gia Lai đầu thú và khai nhận về hành vi phạm tội của mình.
(Bút lục số 115-124: Lời khai của bị can Trần Tùng Lâm, số 70-72 và 77-78: lời
khai của bị hại Trần Thị Hiền, số 82-83: Lời khai của người làm chứng Trần Thị Bích
Liên và số 102-103: lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Phan Thị
Thanh Lâm).
Kết quả khám nghiệm hiện trường
Hiện trường xảy ra tại nhà Trần Thị Hiền ở làng H'ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh,
tỉnh Gia Lai, nhà cấp 4, rộng 8,6m, dài 14,6m. Có hai cửa ra vào, cửa rộng 2m, cao
2,3m. Trên nền nhà, sản phẩm bị cháy và vật dụng chữa cháy ngổn ngang biến dạng
diện rộng (4,28m x 3,8m). Phòng ngủ, giường tủ, nệm, mùng mền, quần áo bị cháy hoàn
toàn, phần la phông bị cháy hoàn toàn, xà gồ bị cháy xám đen biến dạng.
(Bút lục số 186-134: Biên bản khám nghiệm hiện trường).
Tại Giấy chứng nhận giám định pháp y số 442 ngày 14-11-2018 của Bác sĩ pháp
y tỉnh Gia Lai kết luận Trần Thị Hiền:
- "Diện tích sẹo bỏng rộng, sâu làm co kéo, gây đau rất thường xuyên, rối loạn
chức năng bài tiết mồ hôi: 15%;
- Sẹo bỏng hai cánh tay, khuỷu và cẳng tay làm hạn chế co duỗi khớp khuỷu:
26%;
- Sẹo bỏng vùng nách, vai hai bên làm hạn chế vận động khớp vai: 21%;
- Sẹo bỏng hai chi dưới sau, điều trị còn hạn chế duỗi hai khớp gối: 15%.
Tổng cộng: 83%.
(Bút lục số 32: Giấy chứng nhận giám định pháp y).
Tại Bản kết luận định giá tài sản ngày 02-5-2018 của Hội đồng định giá tài sản
trong tố tụng hình sự huyện Chư Pưh như sau:

5
- Căn nhà của Trần Thị Hiền bị cháy, thiệt hại: 81.000.000đ;
- 01 dàn máy hát karaoke, bị cháy, hỏng hoàn toàn: 7.300.000đ;
- 01 bộ máy vi tính bị chat, hỏng hoàn toàn: 13.500.000đ;
- 02 giường nằm bằng gỗ trị giá: 4.050.000đ/chiếc x 2 = 8.143.000đ;
- 02 nệm: 5,209.000đ/tấm x 2 = 10.418.000đ;
- 02 chiếc màn (khung bằng nhôm): 1.750.000đ x 2 = 3.500.000đ;
- 04 tủ bằng gỗ (tủ treo quần áo): 2.250.000đ/cái x 4 = 9.000.000đ;
- 02 ti vi 29 inch: 3.1090.000đ/cái = 7.6213.000đ;
- 01 tủ lạnh: 8.700.000đ;
- 01 máy giặt: 9.500.000đ;
- 04 quạt tường: 1.890.000đ/cái x 4 = 7.728.000đ;
- 01 tủ tường: 5.1130.000đ;
- 01 bếp ga: 1.682.000đ;
- 01 Máy tập thể dục đa năng bị cháy, hỏng: 13.919.000đ;
- 01 bộ bàn ghế salong góc vuông: 10.830.000đ;
- 01 nồi cơm điện bị cháy hỏng hoàn toàn: 2.190.000đ;
- 01 bàn ủi điện bị cháy: 500.000đ.
+ Tổng cộng giá trị tài sản cần định giá: 200.999.000đ.
(Bút lục số 68-69: Kết luận định giá tài sản)
Về dân sự:
Chị Trần Thị Hiền điều trị thương tích chi phí theo bảng kê như sau:
Điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 18-4-2018
- Tiền thuốc có hóa đơn 2.817.000đ;
- Chi phí mua thuốc điều trị từ ngày 26-4-2018 đến ngày 15-6-2018 là
25.478.000đ;
- Chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy lần hai là 15.478.000đ;
- Tiền thuê phòng để điều trị 57.143đ;
+ Tổng chi phí là 43.830.143đ.
Ngoài ra chị Hiền kê khai còn chi phí:
- Tiền thay băng từ ngày 15-6 đến ngày 16-8-2018 và ngày 19-9 đến ngày 06-11-
2018, một ngày 143.000đ x 109 ngày = 10.900.000đ;
- Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng từ ngày 15-6-2018 đến ngày 06-11-2018
là 300.000đ/ngày x 144 ngày = 43.200.000đ;

6
- Tiền vệ sinh tắm rửa hàng ngày do chị Nguyễn Thị Thúy Lan (khoa bỏng Bệnh
viện Chợ Rẫy) làm từ ngày 15-6-2018 đến ngày 16-8-2018 và từ ngày 19-9 đến ngày
06-11-2018 là 109 ngày x 200.000đ/ngày = 21.1130.000đ;
- Tiền thuê xe cấp cứu từ Gia Lai đến Bệnh viện Chợ Rẫy: 13.1130.000đ.
+ Tổng cộng: 133.640.143đ.
Chị Hiền yêu cầu Trần Tùng Lâm bồi thường các khoản tiền sau:
* Tiền điều trị: 133.640.143đ và thiệt hại tài sản bị cháy và hư hỏng:
200.999.000đ. Tổng cộng: 336.529.143đ.
- Về tổn thất tinh thần, chi phí thẩm mỹ theo quy định của pháp luật.
- Và những chi phí khác chị Hiền sẽ thu thập hóa đơn rồi bổ sung sau.
- Chị Phan Thị Thanh Lâm (vợ bị can) đã bồi thường thay cho bị can Trần Tùng
Lâm tổng cộng: 200.000.000đ.
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ nêu trên:
KẾT LUẬN
Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 17-4-2018, tại nhà của Trần Thị Hiền ở làng
làng H'ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, Trần Tùng Lâm dùng khoảng 1/2 lít
xăng tạt vào người Trần Thị Hiền và dùng quẹt ga đốt, lửa bốc cháy từ chỗ Trần Tùng
Lâm đứng đến chỗ Trần Thị Hiền, làm Trần Thị Hiền bị cháy bỏng và cháy nhà, cháy
các đồ dùng trong nhà. Bị cháy Hiền chạy xuống phòng tắm dùng nước dập tắt lửa đang
cháy trên người, lúc này Trần Tùng Lâm uống thuốc diệt cỏ để tự tử, Lâm nghe Hiền
kêu: "Cứu tôi với", Lâm nói: "Đằng nào anh chết rồi, em ra xe anh đưa đi cấp cứu", sau
đó Lâm bị ói mửa do ngấm thuốc diệt cỏ, được chị Trần Thị Bích Liên đưa Lâm và Hiền
đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu, rồi Hiền và Lâm chuyển đến Bệnh viện
Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh điều trị. Đến ngày 19-9-2018 Trần Thị Hiền ra viện.
Đối với Trần Tùng Lâm, ngày 22-4-2018 Bệnh viện Chợ Rẫy trả về vì Bệnh viện
không có thuốc giải độc thuốc diệt cỏ, gia đình đưa Lâm đến điều trị thuốc đông y ở
huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Lăk. Ngày 20-5-2018 đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công
an tỉnh Gia Lai đầu thú và khai nhận về hành vi phạm tội của mình.
Tại Giấy chứng nhận giám định pháp y số 442 ngày 14-11-2018 của Bác sĩ pháp
y tỉnh Gia Lai kết luận Trần Thị Hiền bị thương tích tổn hại sức khỏe 83%.
Tại Bản kết luận định giá tài sản ngày 02-5-2018 của Hội đồng định giá tài sản
trong tố tụng hình sự huyện Chư Pưh. Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là: 200.999.000đ.
Như vậy, có đủ cơ sở xác định các bị can có lý lịch dưới đây phạm tội như sau:
Lý lịch bị can
Họ và tên: Trần Tùng Lâm Tên gọi khác: Không.
Sinh năm: 1972, tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Nơi ĐKHKTT: Tổ 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

7
Quốc tịch: Lâm Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không.
Trình đô học vấn: lớp 2/12 Nghề nghiệp: Làm nông.
Cha: Nguyễn Thủy Sinh năm 11250.
Mẹ: Nguyễn Thị Bích Sinh năm 11259
Cha, Mẹ làm nông, hiện trú tại tổ 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Có 07 anh em ruột (bị can Trần Tùng Lâm là con lớn nhất trong gia đình, nhỏ
nhất sinh năm 1982).
Vợ: Phan Thị Thanh Lâm Sinh năm 1972 Nghề nghiệp: Làm nông, trú tại
tổ 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Có 03 con (lớn nhất sinh năm 1995, nhỏ nhất sinh năm 2003), hiện còn nhỏ đang
ở với mẹ.
Hoạt động bản thân:
Sinh năm 1972 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, được cha mẹ đẻ
nuôi cho ăn học đến hết lớp 2/12, sau nghỉ học ở nhà làm nông. Đến năm 1977 theo gia
đình đến huyện Chư Sê làm nông sinh sống cho đến ngày phạm tội. Bị bắt tạm giam từ
ngày 30-8-2018 cho đến nay. Hiện bị can đang tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh
Gia Lai.
Tiền án, tiền sự: Không.
Hành vi nêu trên của Trần Tùng Lâm đã phạm tội: "Cố ý gây thương tích" và tội:
"Hủy hoại tài sản" theo quy định lại khoản 3 Điều 134 và khoản 3 Điều 178 Bộ luật hình
sự.
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4
Điều này;
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
…..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
Theo lời khai của chị Trần Thị Hiền khi bị Lâm đổ xăng đốt cháy, chị Hiền còn
bị mất 113.000.000đ ở giường, 24.000.000đ để ở túi áo lạnh và 01 vòng vàng, 04 chỉ

8
(vàng tây) rơi lúc nào không rõ. Cơ quan điều tra đã điều tra nhưng không có căn cứ để
xác định chị Hiền bị mất số tài sản trên.
Trần Thị Hiền kết hôn với anh Ngô Văn Minh và có 03 con chung, từ năm 2006
chị Hiền và anh Minh đã ly hôn. Sau khi ly hôn chị Hiền sống với các con tại làng H'ra,
xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Trần Tùng Lâm đang có vợ là chị Phan Thị
Thanh Lâm và đã có 03 con chung, hiện sống tại Tổ 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai. Từ năm 2007 Trần Tùng Lâm quan hệ, sinh sống với Trần Thị Hiền như
vợ chồng.
Thấy rằng Trần Tùng Lâm đã có vợ và con, nhưng Lâm đã lén lút gia đình đến
sinh sống với chị Trần Thị Hiền như vợ chồng là có hành vi vi phạm quy định chế độ
một vợ một chồng. Tuy nhiên, trong thời gian Lâm và Hiền sống chung với nhau như vợ
chồng, chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu tình cảm, không có con chung và không có tài sản
riêng. Việc quan hệ trên chưa được gia đình, cơ quan, đoàn thể nào đưa ra giáo dục. Do
vậy, chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Tùng Lâmvà Trần Thị
Hiền về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" theo quy định tại Điều 147 BLHS là
có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Truy tố ra trước Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai để xét xử bị can Trần Tùng Lâm về
tội: "Cố ýgây thương tích" và tội “Hủy hoại tài sản” theo quy định tại khoản 3 Điều 134
và khoản 3 Điều 178 Bộ luật hình sự.
Kèm theo cáo trạng là:
- Hồ sơ vụ án gồm: tờ được đánh số bút lục từ số 01 đến bút lục…
Vật chứng: Có biên bản bàn giao cho cơ quan Chi cục thi hành án dân sự thị xã
Từ Sơn kèm theo./.

Nơi nhận: KT/ VIỆN TRƯỞNG


- Vụ 1A, vụ 3 - VKSNDTC; PHÓ VIỆN TRƯỞNG
- VKS phúc thẩm II; (Đã ký, đóng dấu)
- CQCSĐTCA tỉnh Gia Lai;
- HSKS; Nguyễn Văn Quân
- Bị can;
- Lưu

9
Câu hỏi 1: Với dữ liệu trong tình huống nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Nguyên nhân dẫn đến sự việc phạm tội? Phương tiện dùng để thực hiện hành vi
phạm tội?
2. Từ đâu mà đối tượng có xăng để thực hiện hành vi phạm tội? Mua xăng để thực
hiện hành vi hay để làm gì?
3. Mua xăng của ai? Đựng vào đâu? Tại sao sử dụng xăng để đốt chị Hiền?
4. Sau khi thực hiện hành vi dùng xăng đốt chị Hiền, Lâm có biểu hiện tâm trạng tâm
lý như thế nào?
Câu hỏi 2: Với dữ liệu trong tình huống nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Những nội dung cần trao đổi với người bị buộc tội?
2. Những nội dung cần trao đổi với bị hại và đương sự khác?
Câu hỏi 3: Với dữ liệu trong tình huống nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Những chứng cứ có lợi/ bất lợi cho bị cáo Lâm?
2. Những chứng cứ có lợi/ bất lợi cho bị hại và đương sự khác?
Yêu cầu khác: Học viên diễn theo tình huống, tiếp xúc trao đổi với người bị buộc tội/ bị
hại và đương sự khác.

10

You might also like