You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ 1

NHÓM: 1
LỚP HP: 231_TLAW0111_12
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

HÀ NỘI, tháng 11 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Điểm đánh giá


Điểm Thảo
của nhóm sau
luận trên cơ
STT Họ và tên Nhiệm vụ khi cô giáo
sở đánh giá
cho điểm trên
của nhóm
lớp
1 DƯƠNG KIỀU ANH Tìm hiểu ý 1 câu 1
2 ĐOÀN THỊ ANH Làm Powerpoint
Tóm tắt ý chính bài
3 HOÀNG HÀ ANH
để làm Powerpoint
4 LÊ THỊ PHƯƠNG ANH Thuyết trình
5 NGUYỄN HẢI ANH Tìm hiểu ý 1 câu 1
6 NGUYỄN NGỌC ANH Tìm hiểu câu 2
7 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Thuyết trình
8 NGUYỄN THỊ VÂN ANH Tìm hiểu ý 1 câu 1
9 TRẦN VÂN ANH Tìm ví dụ câu 1
Nhóm trưởng
10 BÙI THỊ NGỌC ÁNH
Tìm ví dụ câu 1
11 ĐẶNG THỊ NGỌC ÁNH Tìm ví dụ câu 1
12 NGUYỄN QUỲNH CHANG Tìm hiểu câu 2
13 TRẦN KHÁNH CHI Làm Word
14 LÊ THỊ HẢI DUNG Làm Powerpoint
15 NGUYỄN ÁNH DƯƠNG Làm Word
CHUYÊN ĐỀ 1

Câu 1: Anh chị hãy chỉ ra các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt
được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 áp dụng với cá nhân phạm tội.
Lấy 1 ví dụ cụ thể về 1 hình phạt bất kỳ.

Các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt được quy định trong bộ
luật hình sự năm 2015 áp dụng đối với cá nhân phạm tội:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được
quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của
người, pháp nhân thương mại đó.
Trong đó, hình phạt chính bao gồm 07 hình phạt là: Cảnh cáo; phạt tiền;
cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.
- Cảnh cáo: Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
- Phạt tiền: Đối với:
+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này
quy định.
+ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trậy tự quản lí kinh tế, môi
trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ
luật này quy định
- Cải tạo không giam giữ:
+ Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ
luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng
nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
+ Thời gian áp dụng hình phạt này từ 06 tháng đến 03 năm.
- Trục xuất: Đối với người nước ngoài bị kết án.
- Tù có thời hạn:
+ Đối với người phạm 1 tội nào đó được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Mức tối thiểu của hình phạt này là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Lưu ý: Hình phạt này không áp dụng đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm
trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
- Tù chung thân: Đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa
đến mức bị xử phạt tử hình.
Lưu ý: Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
- Tử hình: Đối với người phạm tội dặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các
nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội
phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác
do Bộ luật này quy định.
Lưu ý:
- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội,
phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi
trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
- Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án trong một số trương hợp
sau đây:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
+ Người đủ 75 tuổi trở lên.
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi
bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác
tích cực với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lí tội
phạm hoặc lập công lớn.

Ví dụ cụ thể về hình phạt tù có thời hạn được áp dụng trong Bộ luật


hình sự năm 2015 áp dụng với các nhân phạm tội:

1. Bản án số 01/2018/HS-ST ngày 12/01/2018 của Tòa án nhân dân


quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội về vụ án “Trộm cắp tài sản”

Tóm tắt nội dung vụ án:

 Theo cáo trạng, vào khoảng 22 giờ ngày 10/11/2017, Nguyễn Văn A đã
đột nhập vào nhà ông Bùi Văn B tại số 12, ngõ 34, phố Trần Hưng Đạo,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và trộm cắp một chiếc laptop, một
chiếc điện thoại di động và một số tiền mặt trị giá tổng cộng 15 triệu
đồng. Sau khi phát hiện ra vụ việc, ông Bùi Văn B đã báo công an và
Nguyễn Văn A đã bị bắt giữ ngay sau đó.
 Qua điều tra, Nguyễn Văn A khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của
mình và xin lỗi nạn nhân. Nguyễn Văn A cũng là người có tiền án tiền
sự về tội “Cướp giật tài sản” và đã bị Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
tuyên phạt 3 năm tù giam vào năm 2015. Tuy nhiên, do có biểu hiện cải
tạo tốt trong thời gian thi hành án, Nguyễn Văn A đã được ân xá và ra tù
sớm vào tháng 8/2017.
 Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã xem
xét các chứng cứ, lời khai của bị cáo, nạn nhân và các nhân chứng, các
kết luận của cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Tòa án nhận định rằng
hành vi của Nguyễn Văn A đã vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho
nạn nhân. Tuy nhiên, Tòa án cũng xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của Nguyễn Văn A là khai báo thành khẩn, thừa nhận
hành vi phạm tội, có lời xin lỗi và đền bù thiệt hại cho nạn nhân. Do đó,
Tòa án đã quyết định áp dụng hình phạt chính là tù giam 2 năm đối với
Nguyễn Văn A về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 Bộ
luật hình sự năm 2015.

2. Bản án số 02/2018/HS-ST ngày 15/01/2018 của Tòa án nhân dân


quận Ba Đình, thành phố Hà Nội về vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”

Tóm tắt nội dung vụ án:

 Theo cáo trạng, từ tháng 6/2017 đến tháng 10/2017, Trần Thị C đã lừa
đảo chiếm đoạt tài sản của 5 người bằng cách giả danh là nhân viên của
một công ty du lịch và hứa hẹn sẽ bán cho họ các vé máy bay, vé tàu, vé
khách sạn với giá rẻ. Trần Thị C đã nhận được tổng cộng 120 triệu đồng
từ các nạn nhân nhưng không giao vé cho họ mà biến mất. Sau khi bị
các nạn nhân trình báo, Trần Thị C đã bị công an bắt giữ vào ngày
12/11/2017.
 Qua điều tra, Trần Thị C khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình
và xin lỗi các nạn nhân. Trần Thị C cũng là người có tiền án tiền sự về
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và đã bị Tòa án nhân dân quận Ba Đình
tuyên phạt 5 năm tù giam vào năm 2014. Tuy nhiên, do có biểu hiện cải
tạo tốt trong thời gian thi hành án, Trần Thị C đã được ân xá và ra tù
sớm vào tháng 3/2017.
 Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân quận Ba Đình đã xem
xét các chứng cứ, lời khai của bị cáo, nạn nhân và các nhân chứng, các
kết luận của cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Tòa án nhận định rằng
hành vi của Trần Thị C đã vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho các
nạn nhân. Tuy nhiên, Tòa án cũng xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của Trần Thị C là khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi
phạm tội, có lời xin lỗi và trả lại một phần tiền cho các nạn nhân. Do đó,
Tòa án đã quyết định áp dụng hình phạt chính là tù giam 7 năm đối với
Trần Thị C về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 174
Bộ luật hình sự năm 2015.

Câu 2: Bài tập tình huống:


Anh Tùng và chị Hồng là hai vợ chồng có hai con chung là Thúy (đi làm và
có thu nhập) và Mạnh (sinh năm 2014). Năm 2017, anh Tùng đi xuất khẩu lao
động bên Đài Loan, đã chung sống như vợ chồng với cô Tâm và có 1 người
con chung là Thái sinh năm 2019. Đầu năm 2020, anh Tùng về nước và đòi
chia tay với với chị Hồng, chị Hồng đồng ý và hai người làm đơn gửi Tòa án đề
nghị giải quyết việc ly hôn. Ngày 3/2/2020 Tòa án thụ lý đơn của anh Tùng và
trong thời gian này, anh đổ bệnh. Trước tình hình bệnh tật của mình anh lập di
chúc (hợp pháp) để lại cho Thái toàn bộ tài sản của mình. 3 tháng sau kể từ
ngày lập di chúc, anh Tùng đột ngột qua đời. Anh chị hãy chia di sản thừa kế
trong trường hợp trên biết, tổng tài sản anh Tùng và chị Hồng là 560 triêu, tổng
tài sản anh Tùng và chị Tâm là 450 triệu. Kết quả xét nghiệm ADN khẳng định
Thái và anh Tùng là cha đẻ, con đẻ.
Tóm tắt đề bài:
Tâm Tùng Hồng
(Bồ) (Vợ)

Thái Thúy Mạnh


(sn 2019) (đã đi làm, có thu nhập) (sn 2014)

- Đầu năm 2020, chị Hồng đồng ý ly hôn, anh Tùng và chị Hồng làm đơn
gửi Tòa án đề nghị giải quyết việc ly hôn.
- Ngày 3/2/2020 Tòa án thụ lý đơn của anh Tùng. Anh Tùng đổ bệnh, anh
lập di chúc (hợp pháp) để lại cho Thái toàn bộ tài sản của mình. 3 tháng
sau anh qua đời.
- Tài sản anh Tùng & chị Hồng: 560 triệu
- Tài sản anh Tùng & chị Tâm: 450 triệu

Bài làm

Theo pháp luật hôn nhân, giữa anh Tùng và cô Tâm vi phạm nghĩa vụ một
vợ một chồng và tài sản của anh Tùng và cô Tâm là tài sản chung hợp nhất theo
phần và chia theo tỷ lệ vốn góp, tuy nhiên do không đủ cơ sở để phân chia nên
số tài sản sẽ được chia điều cho 2 người = 450/2 = 225 triệu
Do anh Tùng và chị Hồng chưa ly hôn theo quy định của pháp luật nên phần
225 triệu này vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng.
- Tổng tài sản chung của 2 vợ chồng là: 560 + 225 = 785 triệu
- Tổng tài sản hiện còn của anh Tùng là: 785/2 = 392,5 triệu
- Một suất thừa kế theo pháp luật = 392,5/4 (chị Hồng, Thuý, Mạnh, Thái)
= 98,125
- Theo di chúc Thái sẽ có 392,5 triệu
- Tuy nhiên theo điều 644 thì Mạnh và chị Hồng sẽ được hưởng 2/3*1
suất thừa kế theo pháp luật
 Mạnh = chị Hồng = 2/3*98,125 = 65,42 triệu
 Thái = 392,5 - 65,42*2 = 261,66 triệu

Kết luận:
Tài sản của chị Hồng là: 457,92 triệu
Tài sản của Mạnh là: 65,42 triệu
Tài sản của Thái là: 261,66 triệu
Tài sản của cô Tâm là: 225 triệu
Thuý không được nhận tài sản (vì Thuý đã thành niên và có đủ khả
năng lao động)

You might also like