You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA LUẬT

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Giảng viên hướng dẫn: Th. S Nguyễn Thị Vinh Hương

Nhóm thực hiện: 02

Lớp HP: 2240PLAW1421

Hà Nội, 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài, ngoài sự cố gắng và nỗ lực tập thể của nhóm 2,
chúng em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên từ phía gia
đình, các cá nhân đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Trước hết, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy,
cô giáo và Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại đã giúp chúng em có định
hướng đúng đắn và tu dưỡng đạo đức trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên bộ môn –
Th.S. Nguyễn Thị Vinh Hương đã giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và
thảo luận học phần Luật Tố tụng dân sự.
Là công trình nghiên cứu của sinh viên nên không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót, nhóm 2 chúng em rất mong cô và các bạn có thể đóng góp ý kiến để
bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2


Học phần: Luật Tố tụng dân sự
----
I. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: 20 giờ 00 phút, ngày 25 tháng 10 năm 2022
2. Địa điểm: Cuộc họp online trên Google Meet
3. Buổi làm việc nhóm: Lần 1.
II. Thành phần tham gia
1. Nhóm trưởng: Trần Thị Hồng Chinh
2. Thư ký: Nguyễn Quỳnh Điệp
3. Thành viên: Các thành viên còn lại trong nhóm
4. Vắng mặt: 0
III. Nội dung cuộc họp
- Nhóm trưởng phổ biến nội dung và phân tích đề tài cho các thành viên.
- Các thành viên thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về hướng giải quyết đề
tài.
- Nhóm trưởng tổng hợp lại ý kiến, xây dựng đề cương bài thảo luận hoàn
chỉnh và phân chia nội dung, nhiệm vụ cho các thành viên.

Cuộc họp kết thúc lúc 21 giờ 30 phút cùng ngày.

Thư ký Nhóm trưởng

Nguyễn Quỳnh Điệp Trần Thị Hồng Chinh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2


Học phần: Luật Tố tụng dân sự
----
I. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: 21 giờ 30 phút, ngày 28 tháng 11 năm 2022
2. Địa điểm: Cuộc họp online trên Google Meet
3. Buổi làm việc nhóm: Lần 2.
II. Thành phần tham gia
1. Nhóm trưởng: Trần Thị Hồng Chinh
2. Thư ký: Nguyễn Quỳnh Điệp
3. Thành viên: Các thành viên còn lại trong nhóm
4. Vắng mặt: 0
III. Nội dung cuộc họp
- Nhóm trưởng trình bày lại bản thảo luận sau khi tổng hợp bài làm của các
thành viên và đưa ra nhận xét, đánh giá.
- Các thành viên cùng đưa ra ý kiến góp ý và chỉnh sửa lại những sai sót còn
tồn tại trong bài làm.
Cuộc họp kết thúc lúc 22 giờ 30 phút cùng ngày.

Thư ký Nhóm trưởng

Nguyễn Quỳnh Điệp Trần Thị Hồng Chinh


BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 2

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4


Nhiệt tình, Trung bình Tham gia Không
STT Họ & tên tích cực, hình thức, tham gia
đóng góp thụ động, ít
nhiều đóng góp
15 Bùi Thị Kim Chi
16 Nguyễn Thị Linh Chi
17 Nguyễn Thị Quỳnh Chi
18 Trần Thị Hồng Chinh
19 Phạm Thị Minh Chính
20 Nguyễn Quỳnh Điệp
21 Chu Tiến Đức
22 Bùi Thuỳ Dung
23 Phan Hữu Duy
24 Lê Thị Hồng Gấm
25 Bùi Thị Thuỳ Giang
26 Đỗ Thuý Hằng
27 Lê Minh Hằng
28 Phạm Thu Hằng
Bài tập 1:
Do phát sinh nhiều mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân, anh Tiến khởi kiện ra
Tòa yêu cầu ly hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung của 2 vợ chồng. Thời
điểm gửi đơn họ đang cùng chung sống tại 1 căn hộ tập thể trị giá 1,3 tỷ ở phường
Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Được biết năm 2018 anh Tiến chị
Dung dồn tiền tiết kiệm mua được một mảnh đất diện tích 150m 2 tại quận Tây Hồ,
mảnh đất hiện được dùng thế chấp cho khoản vay 800tr tại Ngân hàng BIDV.
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Giải thích vì
sao? 
Do phát sinh nhiều mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân, anh Tiến khởi kiện ra
Tòa yêu cầu ly hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung của 2 vợ chồng. Căn cứ
vào khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 quy định:
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi
ly hôn.” 
⇒ Vậy nên, yêu cầu ly hôn và giải quyết tranh chấp tài sản của anh Tiến thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 quy định: 
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28
của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”
 Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 quy định: 
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
⇒ Kết luận: Từ các căn cứ pháp lý nêu trên, thẩm quyền giải quyết vụ việc ly
hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn của anh Tiến là Tòa án nhân
dân quận Hoàng Mai, nơi anh Tiến và chị Dung cư trú. 
2. Xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án? Giả sử
anh Tiến bị câm điếc thì có thể tham gia tố tụng hay không? Giải thích vì sao?
Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong vụ án dân sự
chính là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có
quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
 Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng dân sự tức là xác định tư cách
của đương sự trong vụ án dân sự. 
a. Xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án dân sự
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Nguyên đơn trong vụ
án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ
luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ
trách cũng là nguyên đơn.”
Do đó, anh Tiến nộp đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ly hôn và giải quyết tranh
chấp về tài sản chung giữa vợ và chồng. Anh Tiến là nguyên đơn trong vụ án này.
b. Xác định tư cách bị đơn trong vụ án dân sự
Căn cứ theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định:
“Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
người đó xâm phạm”.  
Do đó, chị Dung là vợ hợp pháp của anh Tiến, bị anh Tiến kiện đòi ly hôn và
giải quyết tranh chấp tài sản chung giữa vợ chồng. Chị Dung là bị đơn trong vụ án
này.
c. Xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định:
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không
khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác
đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Do đó, vợ chồng anh Tiến dùng mảnh đất thế chấp cho khoản vay 800 triệu  tại
Ngân hàng BIDV. Ngân hàng BIDV là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
vụ án dân sự. 
 Giả sử anh Tiến bị câm điếc thì có thể tham gia tố tụng hay không? Giải
thích vì sao?
 Căn cứ theo Điều 20 BLTTDS 2015 quy định: “Người tham gia tố tụng dân
sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký
hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn
ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại”.
⇒ Kết luận: Anh Tiến bị câm điếc thì vẫn hoàn toàn có thể tham gia tố tụng
dân sự theo các quy định chung của luật và thực hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu của
người khuyết tật.
3. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, anh Tiến đến Tòa án xin
rút lại toàn bộ đơn khởi kiện thì Tòa án phải giải quyết như thế nào? Giải
thích vì sao?
Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn thứ hai của quá
trình tố tụng dân sự. Đây là giai đoạn tố tụng dân sự quan trọng. Trong đó, Tòa án
xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp; từ đó xác định được đầy đủ nguyên
đơn, bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 
Như vậy, có thể hiểu đây là giai đoạn xảy ra sau khi Toà án đã thụ lý vụ án và
trước phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, anh Tiến đến Tòa án xin rút lại toàn
bộ đơn khởi kiện. Căn cứ vào Điều 217 BLTTDS 2015 quy định về đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự, có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015
“Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử
vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;...”
Căn cứ khoản 3 Điều 217 BLTTDS 2015 quy định:
“Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án đó trong
sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có
yêu cầu; trong trường hợp này, Toà án phải sao chụp và lưu lại để làm sở giải
quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp”
Căn cứ khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015 về hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự quy định:
“Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người
khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy
định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án
phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ”
⇒ Kết luận: Từ các căn cứ pháp lý nêu trên, nếu anh Tiến rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Cùng với đó, Toà án phải xóa
tên vụ án trong sổ thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ kèm theo cho
anh Tiến, chị Dung nếu có yêu cầu. Ngoài ra, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Toà
án phải gửi quyết định cho đương sự (anh Tiến, chị Dung) và Viện kiểm sát cùng
cấp và trả lại tiền án phí mà đương sự đã nộp.
Trường hợp 2: Căn cứ khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015 
“Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét
xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án;
b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Toà án ra quyết
định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở
thành nguyên đơn; nguyên đơn trở thành bị đơn;
c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Toà án ra quyết định đình chỉ
giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn;
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi
kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.”
Trong trường hợp này, nhóm chia ra ba hướng giải quyết:
Trường hợp 2.1: chị Dung có yêu cầu phản tố. Tuy nhiên khi anh Tiến rút toàn
bộ yêu cầu khởi kiện và chị Dung cũng đồng thời rút toàn bộ yêu cầu phản tố thì
Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 3 Điều 217
BLTTDS 2015.
Trường hợp 2.2: chị Dung có yêu cầu phản tố. Tuy nhiên khi anh Tiến rút toàn
bộ yêu cầu khởi kiện, chị Dung không rút hoặc rút một phần yêu cầu phản tố.
Trong trường hợp này, Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết với yêu cầu khởi
kiện của anh Tiến. Đồng thời chị Dung sẽ trở thành nguyên đơn, anh Tiến trở thành
bị đơn.
Trường hợp 2.3: chị Dung có yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, khi anh Tiến rút
toàn bộ yêu cầu khởi kiện, chị Dung cũng đồng thời rút yêu cầu phản tố nhưng
Ngân hàng BIDV là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút
một phần yêu cầu độc lập. Trong trường hợp này Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ
đối với  yêu cầu khởi kiện của anh Tiến, yêu cầu phản tố của chị Dung; Ngân hàng
BIDV là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị
khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
4. Giả sử, Tòa đã tiến hành hòa giải nhưng anh Tiến chị Dung chỉ thỏa
thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung chứ không đồng ý quay
về đoàn tụ thì Tòa án phải giải quyết như thế nào? Giải thích vì sao? 
Xét sự thoả thuận của anh Tiến và chị Dung: Chỉ thỏa thuận về việc phân chia
tài sản chung nhưng không đồng ý quay về toàn tụ, có nghĩa là họ không thoả thuận
được vấn đề ly hôn. Do đó, sự thỏa thuận này không được công nhận, vì căn cứ
theo khoản 2 Điều 212 BLTTDS 2015 quy định: “2. Thẩm phán chỉ ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với
nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”. Vì vậy, Tòa án lập biên bản hòa giải không
thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án có thẩm quyền ra quyết định này và quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có
các nội dung theo quy định tại Điều 220 BLTTDS 2015.
5. Giả sử Tòa đã tiến hành hòa giải nhưng hai bên không đạt được bất kỳ
thỏa thuận nào. Tuy nhiên trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản về
việc hòa giải không thành các đương sự lại đến Tòa án xin trở về đoàn tụ, cùng
xây đắp khối tài sản chung thì Tòa án phải giải quyết như thế nào? Giải thích
vì sao?
Căn cứ Điều 5 BLTTDS 2015 quy định về quyền quyết định và tự định đoạt
của đương sự:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay
đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Theo quy định trên thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có
quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình. Trong tình huống, Tòa án đã tiến hành
hòa giải nhưng hai bên không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, dẫn đến việc hòa giải
không thành. Tuy nhiên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản về việc hòa
giải không thành thì anh Tiến và chị Dung lại đến Tòa án xin trở về đoàn tụ, cùng
xây đắp khối tài sản chung, đồng nghĩa với việc người khởi kiện là anh Tiến có
mong muốn thay đổi yêu cầu của mình, rút lại yêu cầu khởi kiện.
Như vậy, việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của anh Tiến là hợp pháp. Lúc này,
Toà án có thẩm quyền sẽ hướng dẫn anh Tiến việc rút đơn khởi kiện, đồng thời
xem xét ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
c. Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử
vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.”
Kết luận: Tòa án có thẩm quyền sẽ hướng dẫn người anh Tiến (người khởi
kiện) rút đơn khởi kiện và xem xét ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
bởi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Bài tập 2:
An và Khánh kết hôn tháng 12/2013, họ có 3 người con là Phương (2014),
Thảo (2016), Ngọc (2018). Sau nhiều mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân, An gửi
đơn ra Tòa xin ly hôn, Tòa án đã thụ lý đơn.
1. Hãy liệt kê những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện trong
trường hợp họ có tranh chấp về vấn đề tài sản và con cái? Được biết Tòa yêu
cầu anh An phải ít nhất 1 lần hầu tòa, điều đó có đúng không? Giải thích vì
sao?
 Trong trường hợp anh An và chị Khánh có tranh chấp về vấn đề tài sản và
con cái, những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm:
 Đơn xin ly hôn đơn phương. 
 Giấy xác nhận hòa giải không thành ở cấp cơ sở (nếu có).
 Giấy đăng ký kết hôn (bản chính) để xác nhận hôn nhân đã được công nhận
trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong trường hợp mất bản chính thì phải có cam
kết và có xác nhận của chính quyền địa phương. Đồng thời nộp kèm theo là bản sao
từ sổ gốc nơi đăng ký kết hôn.
 Bản sao có chứng thực chứng minh thư/căn cước công dân và bản sao công
chứng sổ hộ khẩu của anh An và chị Khánh nhằm xác định các thông tin liên quan
về vợ, chồng, các hệ quả sau khi kết hôn.
 Bản sao chứng thực các giấy tờ, tài liệu chứng minh về tài sản chung và
nghĩa vụ thanh toán, chi trả chung nếu có như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe, Sổ tiết kiệm,
Hợp đồng vay tài sản,…
 Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung, gồm: Phương (2014),
Thảo (2016), Ngọc (2018).
 Giấy xác nhận thu nhập để chứng minh có đủ điều kiện, khả năng trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
 Phiếu lý lịch tư pháp của anh An, chị Khánh để chứng minh nhân phẩm và
đạo đức để Tòa có thể dựa vào đó nhằm tăng thêm yếu tố xác định về quyền nuôi
con trong tranh chấp giành quyền nuôi con.
 Tài liệu chứng cứ chứng minh trong thời gian chung sống đối phương
thường xuyên có hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không hoàn
thành tốt nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ (nếu có).
 Tài liệu chứng cứ chứng minh vi phạm hôn nhân về việc vợ, chồng có hành
vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình
2014 (nếu có).
 Được biết Tòa yêu cầu anh An phải ít nhất 1 lần hầu tòa, điều đó có đúng
không? Giải thích vì sao?
Việc Tòa yêu cầu anh An phải ít nhất 1 lần hầu tòa là Sai. Vì: 
Căn cứ theo khoản 1 Điều 228 BLTTDS 2015 về việc xét xử trong trường hợp
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa quy
định:
“Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích
của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại
diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.”
⇒ Kết luận: Như vậy, anh An có thể vắng mặt tại phiên tòa và Tòa án vẫn tiến
hành xét xử vụ án nếu việc vắng mặt tại phiên tòa của anh An có đơn đề nghị Tòa
án xét xử vắng mặt. Do đó, việc Tòa án yêu cầu anh An phải có ít nhất 1 lần hầu
Toà là chưa hoàn toàn chính xác.
2. Giả sử chị Khánh chuẩn bị đi công tác nước ngoài 1 năm, Khánh có thể
ủy quyền cho người nhà thay mặt mình tham gia tố tụng được hay không?
Giải thích vì sao?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015 về người đại diện theo ủy quyền
trong tố tụng dân sự quy định:
“Điều 85. Người đại diện
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại
diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt
mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình
thì họ là người đại diện.”
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình
do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của họ.”
⇒ Kết luận: Từ căn cứ pháp lý nêu trên, chị Khánh không thể ủy quyền cho
người nhà thay mặt mình tham gia tố tụng. Căn cứ theo khoản 4 Điều 85 BLTTDS
2015 đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố
tụng đối với việc ly hôn. Đồng thời, anh An và chị Khánh ly hôn sau nhiều mâu
thuẫn trong đời sống hôn nhân và đã được Tòa án đã thụ lý đơn không thuộc trường
hợp tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Vì thế, mặc dù chuẩn bị
đi nước ngoài công tác 1 năm nhưng chị Khánh vẫn phải tự mình tham gia tố tụng
đối với việc ly hôn của mình, không được ủy quyền cho người nhà thay mặt mình
tham gia tố tụng.
3. Giả sử trước khi hòa giải/ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm An
chết, Tòa án xử lý như thế nào? Giải thích vì sao?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015 về việc kế thừa quyền và nghĩa vụ
tố tụng đối với trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết quy
định:
“Điều 74. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền,
nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.”
Theo đó, khi đang tham gia tố tụng mà đương sự là anh An chết mà quyền và
nghĩa vụ về tài sản của anh An được thừa kế thì người thừa kế sẽ tham gia tố tụng.
Việc tìm người thừa kế về quyền và nghĩa vụ về tài sản sẽ được tiến hành theo quy
định của Bộ luật Dân sự 2015. Cũng theo đó, quyền và nghĩa vụ về các vấn đề
nhân thân sẽ không được thừa kế.
Mặt khác, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 quy định về
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;”
Theo đó, trong các vụ án dân sự, nếu nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền
và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải
quyết. Ly hôn là việc liên quan đến vấn đề nhân thân cho nên quyền và nghĩa vụ
trong các vụ án ly hôn sẽ không được thừa kế. 
⇒ Kết luận: Như vậy, trong trường hợp trước khi hòa giải/trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm, An chết thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn
giữa anh An và chị Khánh. 
4. Giả sử Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng An và Khánh chỉ thỏa thuận
được với nhau về việc phân chia tài sản chung chứ không thống nhất được
việc nộp án phí thì Tòa án phải giải quyết như thế nào? Giải thích vì sao?
 Đối với quan hệ pháp luật giải quyết ly hôn, do các bên không thoả thuận
được với nhau về việc đoàn tụ dẫn đến quan hệ này chưa giải quyết được nên
Toà án sẽ phải giải quyết.
Căn cứ theo  khoản 4 Điều 147 BLTTDS 2015 về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
quy định: “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ
thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án
phí sơ thẩm”. 
Cụ thể hoá tại điểm a Khoản 5  Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể:
“a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ
thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;”
⇒ Kết luận: Anh An là người khởi kiện nên phải chịu án phí sơ thẩm 300.000
đồng không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu
(căn cứ theo Mục 1.1 Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được Ban hành kèm theo
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016). Trường hợp
anh An và chị Khánh sau khi Tòa đã tiến hành hòa giải và trước khi diễn ra phiên
toà sơ thẩm mà 2 bên đều thuận tình ly hôn và yêu cầu Tòa án ghi nhận sự thỏa
thuận đó thì án phí phải chịu là 50% của 150.000 đồng và mỗi bên sẽ chịu một nửa
án phí sơ thẩm tương đương 75.000 đồng.
 Đối với quan hệ pháp luật phân chia tài sản chung khi ly hôn do các bên
đã thoả thuận được với nhau về việc phân chia tài sản. 
Căn cứ theo điểm đ Khoản 5  Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể: 
“5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
được xác định như sau:
đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự
không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi
mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ,
chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các
bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp
Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ
thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;”
⇒ Kết luận: Trong tình huống này Tòa án đã tiến hành hòa giải cho An và
Khánh nhưng 2 bên chỉ thoả thuận được với nhau việc phân chia tài sản chung và
Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận này trong bản án thì mỗi bên sẽ phải chịu 50% mức
án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị mà họ được chia. Vì đề bài không nêu
rõ số tài sản chung của hai vợ chồng là bao nhiêu nên mức án phí anh An và chị
Khánh phải nộp được căn cứ theo Mục 1.3 Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được
Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm
2016.
5. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, anh An bày tỏ mong muốn rút yêu cầu chia
tài sản khi ly hôn. Anh An có quyền rút yêu cầu không? Nếu Hội đồng xét xử
chấp nhận yêu cầu của anh An và ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án,
giải quyết như vậy có đúng không? Giải thích vì sao? 
 Anh An có quyền rút yêu cầu của mình tại phiên tòa sơ thẩm. Vì:
Căn cứ theo Điều 5 BLTTDS 2015 về quyền quyết định và tự định đoạt của
đương sự quy định:
“Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện,
đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay
đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Căn cứ vào khoản 4 Điều 70 BLTTDS 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự
quy định:
“Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố
tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá
trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải
thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật
này.
…”
⇒ Kết luận: Theo đó, tại phiên tòa sơ thẩm, anh An bày tỏ mong muốn rút yêu
cầu chia tài sản khi ly hôn. Có thể thấy việc anh An muốn rút yêu cầu chia tài sản là
hoàn toàn tự nguyện và không trái với những điều cấm của luật. Như vậy, dựa vào
các căn cứ pháp lý trên anh An hoàn toàn có quyền rút yêu cầu của mình trong suốt
quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
 Nếu Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của anh An và ra quyết định
tạm đình chỉ giải quyết vụ án, giải quyết như vậy là không đúng. Vì:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015 về xem xét việc thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu quy định:
“Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu
việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện,
yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và
việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét
xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.”
⇒ Kết luận: Từ căn cứ pháp lý nêu trên thì trường hợp này anh An chỉ rút một
phần yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của anh An là tự nguyện thì Hội đồng
xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu anh An rút. Khi đó, Tòa
án sẽ xét xử yêu cầu còn lại, yêu cầu mà đương sự rút sẽ được Hội đồng xét xử
đánh giá trong phần nhận định và đình chỉ trong phần quyết định của bản án. Vì
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Bài tập 3:
Nhuận và Châu kết hôn tháng 6/2015, do trái ngược quan điểm sống nên giữa 2
người thường xuyên xảy ra cãi vã. 2 năm sau khi anh Nhuận bỏ về sống cùng bố
mẹ đẻ ở quận Thanh Xuân, Châu gửi đơn ra Tòa xin ly hôn, nội dung đơn thể hiện
rõ chị mong muốn được nuôi cậu con trai tên Cường (4 tuổi) và không yêu cầu anh
Nhuận cấp dưỡng.
Tài sản chung bao gồm 1 căn nhà trị giá 2 tỷ ở quận Long Biên, 1 sổ tiết kiệm
150tr đồng. Trước đó, chị Châu đứng ra vay của anh Mạnh – một người bạn thân
250tr đồng để chữa bệnh cho con trai.
1.  Châu gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án quận Long Biên, nơi chị sinh sống
và cũng là nơi đăng ký kết hôn nhưng không được chấp nhận với lý do không
đúng thẩm quyền. Theo anh (chị) Châu phải gửi đơn đến Tòa án nào để được
giải quyết? Giải thích vì sao? 
Do trái ngược quan điểm sống nên giữa 2 người thường xuyên xảy ra cãi vã. 2
năm sau khi anh Nhuận bỏ về sống cùng bố mẹ đẻ ở quận Thanh Xuân, Châu gửi
đơn ra Tòa xin ly hôn. Có thể thấy rằng, đây là một vụ án dân sự cụ thể là tranh
chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án căn cứ khoản 1
Điều 28 BLTTDS 2015 những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án quy định:  “ Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”.  
Theo em, Châu phải gửi đơn đến Tòa án quận Thanh Xuân. Vì theo căn cứ
điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện quy định: “Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều
26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ
luật này.” Và theo căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 về thẩm quyền
của Tòa án theo lãnh thổ quy định: “ Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và
32 của Bộ luật này;”  
Trong tình huống, Châu gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án quận Long Biên, nơi chị
sinh sống và cũng là nơi đăng ký kết hôn nhưng không được chấp nhận với lý do
không đúng thẩm quyền. Tuy nhiên theo các căn cứ pháp lý trên Châu phải gửi đơn
đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc vì đến khi chị Châu gửi
đơn ly hôn anh Thuận đã chuyển về sống với bố mẹ đẻ tại quận Thanh Xuân được
2 năm.
⇒  Kết luận: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trong tình huống này là Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân - nơi anh Nhuận cư trú,
làm việc. Vậy nên, chị Châu phải gửi đơn đến Toà án nhân dân quận Thanh Xuân
để được giải quyết.
2.  Giả sử đơn xin ly hôn của Châu được gửi đúng nơi, Tòa án đã tiếp nhận
và thụ lý. Anh Mạnh được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Tuy nhiên trước khi Tòa án tiến hành hòa giải anh Mạnh bị tai nạn
chết, Tòa án giải quyết như thế nào? Giải thích vì sao? 
Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 về đương sự trong vụ việc dân sự
quy định:
“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy
không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự
khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”. 
⇒ Trong tình huống, chị Châu đứng ra vay của anh Mạnh – một người bạn thân
250tr đồng để chữa bệnh cho con trai. Từ các căn cứ pháp lý nêu trên, anh Mạnh là
đương sự - người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự này. Như vậy,
anh Mạnh được Toà án triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan là hợp pháp.
Trước khi Toà án tiến hành hòa giải anh Mạnh bị tai nạn chết, Tòa án sẽ giải
quyết như sau: 
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015 về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố
tụng quy định:
“1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền,
nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.”
⇒ Kết luận: Từ các căn cứ pháp lý nêu trên, khi anh Mạnh bị tai nạn chết, Tòa
án sẽ phải đưa người thừa kế của anh Mạnh tham gia vụ án kế thừa với tư cách
người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của anh Mạnh.
3.  Giả sử Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là họ hàng bên
ngoại của anh Nhuận. Châu cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình? 
Trong trường hợp này, phải xét đánh giá Thẩm phán được phân công giải quyết
có phải là thân thích của anh Nhuận hay không. 
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP về quy định tại
Điều 46 BLTTDS như sau:
“2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương
sự;
b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
đương sự;
c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;
d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.”
⇒ Kết luận: Như vậy, khi xác định được mối quan hệ giữa Thẩm phán và anh
Nhuận thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết
03/2012/NQ-HĐTP nói trên thì có căn cứ xác định Thẩm phán là người không
khách quan. Nên chị Châu có quyền làm đơn yêu cầu thay đổi Thẩm phán giải
quyết vụ án (theo căn cứ khoản 14 Điều 70 BLTTDS 2015 quy định quyền và
nghĩa vụ của đương sự: “Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng theo quy định của Bộ luật này”)
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 52 BLTTDS 2015 về những trường hợp phải từ
chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng quy định: “Họ đồng thời là đương sự,
người đại diện, người thân thích của đương sự;”. Do đó, Thẩm phán được phân
công rơi vào trường hợp Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì Thẩm phán
cũng sẽ phải tự từ chối tiến hành tố tụng.
4.  Giả sử sau yêu cầu của Châu, anh Mạnh yêu cầu vợ chồng Châu Nhuận
liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án giải
quyết yêu cầu ly hôn và giao cháu Cường cho chị Châu nuôi, còn phần vay nợ
anh Mạnh, Tòa án tách ra giải quyết bằng 1 vụ án riêng. Hãy nhận xét về cách
xử lý của Tòa án? Cho biết Toà án có thể giải quyết ly hôn, chia tài sản vợ
chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Giải thích vì
sao? 
a. Nhận xét về cách xử lý của tòa án
Nhận thấy, yêu cầu của anh Mạnh về việc vợ chồng Châu Nhuận liên đới
thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay là hoàn toàn hợp pháp. Vì:
Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện
quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện
tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này”
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình.”
Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học
tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể
thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”
⇒ Như vậy, khoản tiền 250 triệu đồng chị Châu đứng ra vay anh Mạnh với mục
đích chữa bệnh cho con được hiểu là giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình. Do đó, khi ly hôn vợ chồng Châu Nhuận vẫn có nghĩa vụ liên đới với nhau về
khoản nợ này. 
Tòa án tách yêu cầu của anh Mạnh ra giải quyết bằng 1 vụ án riêng là
không đúng. Vì: 
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 42 BLTTDS 2015 về Nhập hoặc tách vụ án quy định:
“1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành
một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo
đảm đúng pháp luật.
Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá
nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để
giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án
nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.”
Về phương diện lý luận, việc tách hoặc nhập vụ án phải đảm bảo thời gian giải
quyết các yêu cầu của đương sự và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các
đương sự. Trong trường hợp này các bên yêu cầu ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn nhưng lại có tranh chấp với người thứ ba về khoản nợ chung của vợ chồng.
Có thể thấy rằng đây là những quan hệ pháp luật có mối liên quan mật thiết khi
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo nguyên tắc tại Điều 59 Luật hôn nhân và
gia đình 2014 quy định:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải
quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không
đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này
và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”
Dẫn chiếu Điều 60 Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định:
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ
ba khi ly hôn
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực
sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy
định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải
quyết.”
Toà án không xem xét giải quyết  trong cùng 1 vụ án mà tách ra thành 1 vụ án
riêng thể hiện sự tuỳ tiện của Thẩm phán trong quá trình tố tụng. Bởi vì Toà án đưa
anh Mạnh tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Toà đã tiến hành thủ tục lấy lời khai, ý kiến, quan điểm thậm chí rằng Toà án còn
đã thụ lý yêu cầu độc lập. Nhưng không xem xét, phân tích, đánh giá (lời khai,
chứng cứ) để phục vụ vụ án.
⇒ Kết luận: Đối với trường hợp sau yêu cầu của Châu, anh Mạnh yêu cầu vợ
chồng Châu Nhuận liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra
bản án giải quyết yêu cầu ly hôn và giao cháu Cường cho chị Châu nuôi, còn phần
vay nợ anh Mạnh, Tòa án tách ra giải quyết bằng 1 vụ án riêng. Việc Toà án xử lý
như trên là hoàn toàn không hợp lý. 
b. Cho biết Toà án có thể giải quyết ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết
yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Giải thích vì sao? 
Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết
yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án. Vì: 
Căn cứ vào Công văn của Tòa án nhân dân tối cao số 81/2002/TANDTC ngày
10/06/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn: Điều 5 Mục III về
Dân sự nêu rõ: 
“Khi giải quyết việc ly hôn và có yêu cầu phân chia tài sản mà người khác nợ
vợ chồng họ hoặc vợ chồng họ nợ người khác thì cần phải đưa người nợ hoặc chủ
nợ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,
trừ các trường hợp sau đây:
- Vợ chồng cùng đồng ý không buộc người nợ phải trả nợ cho họ;
- Chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.
- Chủ nợ chưa có yêu cầu vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.”
Khi giải quyết yêu cầu ly hôn và chia tài sản, nếu vợ chồng không yêu cầu
người nợ phải trả cho họ hoặc chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng phải trả nợ cho
mình hoặc chủ nợ chưa có yêu cầu vợ chồng phải trả nợ thì Tòa án sẽ không giải
quyết yêu cầu đòi nợ và giải quyết ly hôn, chia tài sản vợ chồng trong cùng một vụ
án. 
⇒ Kết luận: Từ căn cứ pháp lý nêu trên, khi chị Châu làm đơn xin ly hôn với
anh Nhuận, anh Mạnh là chủ nợ yêu cầu vợ chồng Châu Nhuận liên đới thực hiện
nghĩa vụ trả nợ vay. Vậy Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản và giải
quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án mà trong đó anh Mạnh tham gia tố tụng
với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
5.  Giả sử Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án giải quyết yêu cầu ly hôn cũng
như vấn đề tài sản và con cái của Nhuận Châu. Nhưng trong thời hạn kháng
cáo Châu kháng cáo xin đoàn tụ, Viện kiểm sát kháng nghị phần giải quyết
chia tài sản theo bản án sơ thẩm, do đó Tòa án phải thụ lý vụ án để xét xử
phúc thẩm.
Đến giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Châu rút kháng cáo thì Thẩm
phán giải quyết như thế nào? Thẩm phán ra quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm có đúng không? Giải thích vì sao?
 Theo tình huống, Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án giải quyết yêu cầu ly hôn
cũng như vấn đề tài sản và con cái của Nhuận Châu. Nhưng trong thời hạn kháng
cáo Châu kháng cáo xin đoàn tụ, Viện kiểm sát kháng nghị phần giải quyết chia tài
sản theo bản án sơ thẩm, do đó Tòa án phải thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm.
  Đến giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm (trước khi bắt đầu phiên tòa) Châu
đã rút kháng cáo. Căn cứ khoản 3 Điều 284 BLTTDS 2015 về Thay đổi, bổ sung,
rút kháng cáo, kháng nghị quy định:
“3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo
có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án
mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.”
⇒ Như vậy, từ căn cứ pháp lý nêu trên thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ
xét xử phúc thẩm đối với phần rút kháng cáo của chị Châu.
 Thẩm phán ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là không đúng. Vì: 
Căn cứ theo khoản 3 Điều 284 BLTTDS 2015 về Thay đổi, bổ sung, rút kháng
cáo, kháng nghị quy định. Và căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 289 BLTTDS 2015
về Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án quy định: “ 1. Toà án cấp phúc thẩm ra quyết
định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp
sau đây:
c)  Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần
kháng nghị;”. Thì Thẩm phán chỉ đình chỉ xét xử phúc thẩm một phần vụ án.
⇒ Kết luận: chị Châu rút kháng cáo thì Thẩm phán sẽ đình chỉ phần rút kháng
cáo của chị, còn trong tình huống Viện kiểm soát vẫn kháng nghị phần giải quyết
chia tài sản theo bản án sơ thẩm, do đó Thẩm phán vẫn tiếp tục xét xử. Chính vì
vậy, Thẩm phán không thể định chỉ xét xử phúc thẩm.

You might also like