You are on page 1of 11

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI


KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM


MÔN : LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (LH6005)
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
LỚP: LUẬT 8A
NHÓM SỐ: 04

TÊN ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT NỘI DUNG: Án lệ số


28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh”

Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA

STT MSSV HỌ VÀ TÊN MỨC CÔNG VIỆC


ĐỘ
THAM
GIA
1 64DLU08031 Vũ Thu Huyền A Nhóm trưởng;
powerpoint; word;
trò chơi

2 64DLU08032 Vi Thanh Huỳnh A Câu hỏi trò chơi

3 64DLU08033 Trần Thị Mai Hương A Thuyết trình

4 64DLU08034 Hoàng Thị Vân Khánh A Nội dung II ( lập


luận và quy phạm
trong bản án)
5 64DLU08035 Triệu Trung Kiên A Thuyết trình

6 64DLU08036 Trịnh Duy Kiên A Thuyết trình

7 64DLU08037 Đinh Tuấn Kiệt A Nội dung I (án lệ và


nội dung án lệ)
8 64DLU08038 Đỗ Thị Liên A Câu hỏi trò chơi

9 64DLU08039 Nguyễn Thị Hồng Liên A Nội dung III ( Giá


trị của án lệ )

10 64DLU08040 Nguyễn Thị Quỳnh Liên A Nội dung IV ( nhận


xét về phán quyết
của tòa án )

Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NỘI DUNG

I. Án lệ và nội dung của “ Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết


người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

1. Khái niệm án lệ
Pháp luật Việt Nam quy định: Án lệ là những lập luận, phán quyết
trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một
vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa
chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để
các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

2. Khi nào được áp dụng án lệ


- Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để
giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự
kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp
áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ,
tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất,
tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải
được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án;
trường hợp vụ việc có tình huống tương tự nhưng tòa án không áp
dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án,
quyết định của Toà án.
+Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội,
Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của
Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm
không áp dụng án lệ.
+Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp
thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến
nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông
qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng
dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này. )
VD:
- Theo như án lệ số 02/2016 thì người Việt kiểu Hà Lan có đầu tư bất
động sản vào Việt Nam và nhờ người Việt đứng tên hộ. Sau 1 thời
gian hai bên có tranh chấp tài sản và hướng giải quyết của tòa án là
hoàn trả phần đầu tư và chia sẻ phần lợi nhuận. Chia theo công sức
nếu 1 trong hai bên nào đó chứng minh được, còn nếu không xác định
được thì chia đều cho các bên. Nếu với tính chất tương tự giống nhau
thì sau này kể cả người tranh chấp không phải là Việt kiều Hà Lan mà
Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

việt kiểu ở các nước khác hay thậm chí là người nước ngoài thuần túy
thì án lệ này vẫn được áp dụng trong các trường hợp đó nếu như tình
tiết vụ án tương đồng nhau.

3. Phân tích án lệ không phải là nguồn gốc của pháp luật


Sau khi có sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng được ra đời. Nhà
nước thừa nhận những tập quán đã có phù hợp với lợi ích của mình và
đưa nó lên thành pháp luật. Nhà nước cũng ban hành thêm những quy
phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do
nhu cầu quan lí và duy trì trật tự xã hội. Nhà nước thừa nhận các
quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc
cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan
cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này.
Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán
quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới
tương tự trong một vụ việc tương tự.
Án lệ được hình thành cũng là để khỏa lấp được những khuyết điểm
của hệ thống pháp luật. Khi nhận thấy những khuyết điểm đó của hệ
thống pháp luật, tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi
là hợp lý để đưa ra một phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ
được tòa án tối cao công bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường
hợp tương tự do khiếm khuyết quy phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy
phạm rõ ràng.

4. Nội dung của “ Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng


thái tinh thần bị kích động mạnh”
Khoảng 23 giờ 45 phút ngày 03-11-2016 anh Nguyễn Hồng Q đến
chỗ anh Trần Văn C vay tiền không được còn nhục mạ và tấn công
anh C. Vì bị kích động anh C đã dùng dao Thái Lan tấn công lại anh
Q và làm cho anh Q tử vong. Tại bản kết luận giám định pháp y tử thi
số 714/QĐPY ngày 24-11-2016 kết luận rằng: Nguyên nhân tử vong
của anh Nguyễn Hồng Q là vết thương thấu ngực trái gây nên thương
tổn xuyên tim dẫn đến tử vong.
Anh Trần Văn C cũng chịu thương tổn vùng má trái với thương tích
02% theo kết luận tại bản pháp y thương tích số 113/PY-TgT ngày
04-01-2017.
Trước khi bị sét xử sơ thẩm, gia đình Trần Văn C đã bồi thường cho
gia đình người bị hại 95.000.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST ngày 09-05-2017, Tòa
án nhân dân tỉnh Đắk Lắk áp dụng khoản 1 Điều 95; các điểm b, h, p
khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 02
Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

(hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh”; căn cứ Điều 42 Bộ luật Hình sự, các điều
606, 610 Bộ luật Dân sự buộc bị cáo C phải bồi thường cho gia đình
người bị hại số tiền 122.600.000 đồng, đã bồi thường 95.000.000
đồng, còn lại phải bồi thường 27.600.000 đồng; buộc cấp dưỡng cho
cháu Nguyễn Hồng M 600.000 đồng/tháng; đối với con mới sinh của
anh Nguyễn Hồng Q, chị Lại Thị Minh T có quyền khởi kiện về yêu
cầu cấp dưỡng bằng một vụ án dân sự khác Khi có yêu cầu.
Ngày 22-5-2017, đại diện hợp pháp người bị hại chị Lại Thị Minh T
kháng cáo đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ Luật Hình Sự đối với
Trần Văn C và tăng hình phạt; đồng thời, đề nghị tăng mức cấp
dưỡng đối với cháu Hồng M và yêu cầu xác định trách nhiệm cấp
dưỡng cho con mới sinh cùa anh Q cháu Hải Đ.
Ngày 24-5-2017, anh Trần Văn C kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đắk Lắk.
+ Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Văn C.
+ Chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp người bị hại.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/2018/KN-HS ngày
22-5-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị
Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thấm hủy bản án hình
sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn
C và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đê
xét xử phúc thẩm lại.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao
nhất trí với quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao quyết định hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên quyết định của
bản án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt đối với Trần Văn C.

 Quyết định sau cùng của tòa án


Căn cứ vào Điều 382, khoản 2 Điều 388, Điều 390 Bộ Luật Tố tụng
hình sự
1. Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017
của toàn án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm
hình sự ( tội danh, hình phạt và án phí ) đối với Trần Văn C.
2. Giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số
14/2017/HSST ngày 09-5-2017 của tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn C.
c

Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

II. Nội dung lập luận những vấn đề sự kiện pháp lý chỉ ra
nguyên tắc và quy phạm để áp dụng vào “ Án lệ số
28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh”

1. Xét tình huống

Anh Q nhiều lần đến chỗ C ngồi hỏi mượn tiền, nhưng C nói không có
tiền. Có lần, anh Q đến chỗ anh C đưa 2 chiếc điện thoại di động của
mình nói C cầm cố để mượn tiền, C vẫn không đồng ý nên anh Q bỏ
về.
Ít phút sau, anh Q đi đến chỗ C, tay phải đấm mạnh vào má trái của C
làm chảy máu. Bị đánh bất ngờ, C tức giận cầm dao đứng lên ghế mình
ngồi. Thấy vậy, anh Q lao đến, C dùng dao quơ ngang qua lại trúng vào
mặt anh Q làm chảy máu. Anh Q xông đến dùng hai tay kéo C xuống
ghế, kẹp cổ C lại. Bị kẹp cổ, C cầm dao đâm 1 nhát trúng ngực anh
Q. Lúc này anh Q ngã xuống nền nhà, sau đó C và một số người có mặt
trong quán đưa anh Q đến bệnh viện cấp cứu, đến nơi anh Q tử vong.
Ngay sau đó, C đến Công an đầu thú.

2. Sơ lược về bản án

Trong thực tiễn, việc phân biệt 2 tội danh giết người và giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh rất khó, chủ yếu dựa vào
cảm quan đánh giá của Thẩm phán, vì vậy, khi xét xử các vụ án này
vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Như trong vụ án nêu trên tại Bản án hình sự phúc thẩm số
200/2017/HSPT ngày 10/8/2017, Tòa án nhân dân cấp cao cho rằng
hành vi của anh C phạm tội giết người. Trong vụ án, nhận thấy việc anh
Q vô cớ đánh C đã gây ra bức xúc, sau đó mặc dù C đã cầm dao đứng
lên ghế - đây như một lời cảnh báo cho Q biết nhưng bất chấp Q vẫn
tiếp tục thực hiện 1 chuỗi các hành vi như kéo, kẹp cổ - những hành vi
này đã tác động đến tinh thần của C và việc dùng dao đâm Q là 1 phản
xạ tự nhiên, mang tính tức thời vì không còn cách nào khác để tự giải
thoát cho bản thân khi rơi vào tình huống này.
 Nội dung án lệ số 28/2019/AL là cơ sở để làm rõ hơn tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
 Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thể
của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự
chủ, không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào ngực bị hại là nhằm
Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

thoát khỏi sự tấn công => Do đó, có đủ cơ sở xác định anh C đã bị


kích động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C
về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là
có căn cứ.

3. Các phương pháp tư duy pháp lý đã được áp dụng

- Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thể
của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự
chủ, không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào ngực bị hại là nhằm
thoát khỏi sự tấn công => Do đó, có đủ cơ sở xác định anh C đã bị
kích động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C
về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là
có căn cứ.
- Bị hại (anh Q) đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn
công bị cáo (anh C) liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm
lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ,
bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo
không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành
vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết.

4. Quy phạm pháp luật liên quan:

− Điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS 1999 (tương đương


điểm b, d, i khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS 2015) về các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự.
− Khoản 1 Điều 95 BLHS 1999 (tương đương khoản 1, Điều 125 BLHS
2015) về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:
“1.Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc
đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.”

5. Vận dụng luật vào tình huống:

− Bị hại đã xâm phạm sự an toàn về thân thể của bị cáo.


− Căn cứ vào BLHS : Hành vi phạm tội của bị cáo xảy ra khi bị cáo bị
kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không ý thức được hành vi
nguy hiểm của mình.
 Hoàn toàn có căn cứ khi kết luận bị cáo phạm tội danh “Tội giết
người trong trạng thái kích động mạnh”.

Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

III. Giá trị của “ Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết người trong


trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
1. Thực tiễn án lệ
- Bị hại (anh Q) đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị
cáo (anh C) liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động
về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao
đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức hết
được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện.
Hậu quả dẫn đến bị hại chết.
- Quy phạm pháp luật liên quan:
+ Điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS 1999 (tương đương
điểm b, d, i khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS 2015) về các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự.
+ Khoản 1 Điều 95 BLHS 1999 (tương đương khoản 1, Điều 125
BLHS 2015) về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh: “1.Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.”
- Vận dụng luật vào tình huống:
+ Bị hại đã xâm phạm sự an toàn về thân thể của bị cáo.
+ Căn cứ vào BLHS : Hành vi phạm tội của bị cáo xảy ra khi bị cáo bị
kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không ý thức được hành vi
nguy hiểm của mình.
- Kết luận:
Hoàn toàn có căn cứ khi kết luận bị cáo phạm tội danh “Tội giết người
trong trạng thái kích động mạnh”.

2. Án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách
nhanh chóng, kịp thời
* Một số bất cập , vướng mắc:
- Thứ nhất, quy định pháp luật chưa có tính thống nhất trong xác định “trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh”. Đây là vướng mắc cơ bản nhất chưa giải quyết
được khi định tội danh tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh". Chưa có một quy định chi tiết, cụ thể để xác định trạng thái tinh thần bị
kích động của một người như thế nào. Chính vì lý do trên, nên xảy ra rất nhiều
trường hợp có nhiều quan điểm khác nhau về tội danh của tội phạm, gây nên sự
không thống nhất về định tội danh.

- Thứ hai, các quy định hiện nay chưa đề cập đến căn cứ để xác định mức độ
nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc
người thân thích phạm tội. Chưa có sự thống nhất trong quan điểm xác định hành
Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

vi trái pháp luật khiến người phạm tội rơi vào trạng thái bị kích động mạnh, gây
khó khăn cho quá trình tố tụng.

- Thứ ba, trong thực tế xét xử việc xác định ranh giới giữa tội "Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" với một số tội khác như: giết người, tội
giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng,… gây nên nhiều khó khăn trong quá
trình xét xử vụ án, xác định tội danh.

 Nhận định của Toà án về tội danh: Căn cứ vào lời khai của Trần Văn C
phù hợp với lời khai của các nhân chứng Tòa án cấp sơ thẩm kết án
Trần Văn C về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” là có căn cứ.Toà án cấp phúc thẩm chuyển tội danh từ “Giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” sang “Giết người”
đối với Trần Văn C là không đúng.

3. Án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng


- Trong thực tiễn việc phân biệt giữa hai tội danh giết người và giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh rất khó, chủ yếu
dựa vào cảm quan đánh giá của Thẩm phán, vì vậy, khi xét xử các
vụ án này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
- Trong vụ án nêu trên tại Bản án hình sự phúc thẩm số
200/2017/HSPT ngày 10-8-2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà
Nẵng cho rằng hành vi của Trần Văn C phạm tội giết người. Trong
vụ án nêu trên, có thể nhận thấy việc Nguyễn Hồng Q vô cớ đánh C
đã gây ra sự bức xúc, sau đó mặc dù C đã cầm dao đứng lên ghế đây
như là một lời cảnh báo cho Q biết nhưng bất chấp lời cảnh báo đó
Q vẫn tiếp tục thực hiện một chuỗi các hành vi như kéo, kẹp cổ
những hành vi này đã tác động đến tinh thần của C và việc dùng dao
đâm Q là một phản xạ tự nhiên, mang tính tức thời khi không còn
cách nào khác để tự giải thoát cho bản thân khi rơi vào tình huống
này. Xét về mặt bản chất, Giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh thì tính nguy hiểm của hành vi phạm tội ít hơn so
với tội Giết người, mức xử lý cũng khác nhau. Án lệ số 28 ra đời
giúp các Thẩm phán có cái nhìn khách quan hơn, từ đó đưa ra
hướng xử lý thống nhất cho các vụ án có tình huống pháp lý tương
tự.
 Nội dung Án lệ số 28/2019/AL là cơ sở để trong thực tiễn vận dụng
nhằm phân biệt giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh với tội giết người.

IV. NHẬN XÉT VỀ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

- Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt Trần Văn C về tội “Giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh”. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định
Trần Văn C bị kích động về tinh thần nhưng chưa đến mức bị kích động
mạnh. Như vậy, có sự khác nhau giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm trong việc xác định anh C “bị kích động về tinh thần” hay “bị
kích động mạnh về tinh thần”, dẫn đến việc áp dụng pháp luật để giải
quyết vụ án không thống nhất.

- Đây là một án lệ có giá tri cao trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất
pháp luật trong thực tiễn xét xử các vụ án có tình tiết tương tự. Đó là bị
hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên
tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần.
Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại
nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức hết được tính chất
và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn
đến bị hại chết. Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
- Tuy nhiên, khi áp dụng án lệ này cần cẩn trọng trong việc phân biệt tội
“Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, tội “Giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và tội “Giết người”
với tình tiết giảm nhẹ “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh
thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra”.
Tội giết người với tình tiết giảm nhẹ “Phạm tội trong trường hợp bị kích
động về tinh thần thì chỉ do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc
người khác gây ra” còn tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” thì phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân. Tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” phải
thỏa mãn dấu hiệu bắt buộc của phòng vệ chính đáng (là sự tương xứng
tương đối giữa hành vi chống trả của bị cáo với hành vi tấn công của bị
hại).

- Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/2018/KN-HS ngày 22-
5-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị Bản
án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thấm hủy bản án hình sự phúc thẩm
nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn C và giao hồ sơ
vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đê xét xử phúc thẩm lại.

- Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao
nhất trí với quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối

Nhóm 4
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

cao quyết định hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên quyết định của bản án
sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt đối với Trần Văn C.
 Phán quyết của tòa giám đốc thẩm về vụ án hình sự cụ thể này là
một phán quyết rất đúng đắn, hoàn toàn dựa trên các phân tích
khách quan, công minh và sâu sắc của hội đồng thẩm phán đã sửa
chữa những sai phạm, thiếu sót của bản án phúc thẩm từ đó đưa ra
quyết định đúng đắn, có sức thuyết phục cao, làm mẫu cho các tòa
án cấp dưới, tạo được sự “tâm phục, khẩu phục”của đương sự và
công luận của xã hội.

Nhóm 4

You might also like