You are on page 1of 9

BỘ TƯ PHÁP

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH


(Dùng cho các lớp đào tạo Luật sư theo hình thức tín chỉ)

Bị can: Nguyễn Văn Hiếu phạm tội Cố ý gây thương tích

02/LS-HS
Mã số:
THTH.2.1 BÀI 2/NCCT&KLĐT

Tình huống này mang tính chất nội bộ, chỉ được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học
tập tại Học viện Tư pháp, không nhằm cung cấp bất cứ tư vấn pháp lý nào. Trừ trường
hợp được sự đồng ý trước bằng văn bản từ người đại diện có thẩm quyền của Học viện
Tư pháp hoặc theo yêu cầu hợp pháp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bất kỳ
tổ chức, cá nhân nào cũng không được phép sao chép hoặc sử dụng tình huống này vào
bất cứ mục đích nào khác ngoài các mục đích nêu trên.

HÀ NỘI, NĂM 2022

0
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG 1.2 BÀI 2
NGHIÊN CỨU CÁO TRẠNG VÀ KẾT LUẬN ĐIỀU TRA
(Dành cho Giảng viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Xây dựng các câu hỏi của tình huống nhằm giúp học viên có được các
kiến thức, kỹ năng và ý thức được trách nhiệm của luật sư trong hoạt động nghề
nghiệp.
- Nghiên cứu các sách tham khảo, giáo trình:
+ Học viện Tư pháp, (2020), Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia
giải quyết các vụ án hình sự (Phần bắt buộc), NXB Tư pháp.
+ Một số bài viết trên tạp chí Nghề luật liên quan;
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, cụ thể:
+ Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
+ Luật Tổ chức Cơ quan điều tra Hình sự năm 2015
+ Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTPTANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
+ Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ
phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp ý, giám định pháp ý
tâm thần.
+ Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ
tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Hướng dẫn học viên tự nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm tự nghiên cứu
trên cơ sở yêu cầu mà tình huống đặt ra.
- Tư vấn giúp đỡ học viên tiếp cận và tự nghiên cứu tình huống.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Giảng viên điều hành buổi học, lấy người học làm trung tâm, phát huy hết
khả năng tư duy, nhận định, xác định, phân tích, kết luận về tình huống đối với
Học viên;
- Phân tích tình huống, xác định những nội dung và vấn đề mấu chốt được
đề cập trong bản cáo trạng và kết luận điều tra;
- Yêu cầu học viên nhận xét sự phù hợp và mâu thuẫn giữa cáo trạng và kết
luận điều tra. Rút ra vấn đề mâu thuẫn đó có ảnh hưởng gì đến nội dung giải
quyết vụ án không? Cáo trạng hay kết luận điều tra bất lợi cho khách hàng của
luật sư?
- Khái quát thành lý luận, rút ra bài học chung cho học viên.
- Những nội dung cần được giảng viên đánh giá/ hỗ trợ, rèn luyện và trau
dồi cho học viên từ kết quả thực hành tình huống:
+ Phân tích cáo trạng, kết luận điều tra;
+ Xác định những vấn đề cần đặt ra làm rõ, đặt ra những vấn đề mâu thuẫn,
nghi ngờ tính xác thực của bản cáo trạng và kết luận điều tra
+ Định hướng phương án cần xác định những nội dung và vấn đề cần
chứng minh làm rõ;
+ Dẫn dắt học viên tư duy và định hướng giải quyết vấn đề.
1
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho học viên)
1. Trước buổi thực hành tình huống
- Nghiên cứu các sách tham khảo, giáo trình:
+ Học viện Tư pháp (2020), Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia
giải quyết các vụ án hình sự (Học phần bắt buộc), NXB Tư pháp.
+ Nghiên cứu bài viết liên quan trong các trang tạp chí Nghề luật và tạp chí
khác có liên quan;
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, cụ thể:
+ Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015;
+ Luật Tổ chức Cơ quan điều tra Hình sự năm 2015;
+ Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTPTANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
+ Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ
phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp ý, giám định pháp ý
tâm thần.
+ Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ
tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Nghiên cứu học liệu đã hướng dẫn trong “Đề cương môn học Kỹ năng
của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự - học phần bắt buộc”
- Nghiên cứu, phân tích bối cảnh của tình huống.
- Nhận định, xác định vấn đề, lập bảng kết quả nghiên cứu, xác những nội
dung mâu thuẫn giữa các văn bản này; đánh giá về nội dung và sự mâu thuẫn đó.
- Xác định những vấn đề mấu chốt trong tình huống, những vấn đề có lợi,
bất lợi, cần khai thác những nội dung gì, cần thu thập, củng cố thêm chứng cứ gì
khi nghiên cứu sự việc qua bối cảnh dữ kiện về tình huống;
- Quan điểm và hướng giải quyết tình huống;
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động hành nghề.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Chia nhóm, làm việc nhóm, đưa ra các dữ kiện cho từng nhóm nghiên cứu
và trình bày;
- Tóm tắt lại các thông tin quan trọng của tình huống: nguyên nhân dẫn đến
sự việc; thời gian, không gian, địa điểm xảy ra sự việc; sự việc diễn ra theo mô
tả trong cáo trạng và kết luận điều tra như thế nào? Bị hại là ai? Những ai biết và
xác đinh là người làm chứng? Nhân thân của bị can như thế nào? Có những tình
tiết giảm nhẹ gì? Còn những vấn đề gì có lợi cho khách hàng mà cáo trạng và
kết luận điều tra chưa đề cập? Nội dung có mâu thuẫn với lời khai của khách
hàng khi luật sư tiếp xúc và trao đổi không?
- Phương án giải quyết và xác định những nội dung cần làm sáng tỏ.
2
NỘI DUNG: TÌNH HUỐNG 2.1 BÀI 2
NGHIÊN CỨU CÁO TRẠNG VÀ KẾT LUẬN ĐIỀU TRA

DỮ LIỆU:

CÔNG AN HUYỆN SÓC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 177/CSĐT-KLĐT Sóc Sơn, ngày 10 tháng 9 năm 2019

BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ

Căn cứ Điều 232 và 233 Bộ luật tố tụng hình sự;


Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số 130 của Cơ quan cảnh sát
điều tra, công an huyện Sóc Sơn TP Hà Nội;
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số 433 ngày 02/7/2018 của Cơ quan
cảnh sát điều tra, công an huyện Sóc Sơn TP Hà Nội.
Căn cứ Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can số 455 ngày
03/7/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn TP Hà Nội;
Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công an huyện Sóc Sơn TP Hà
Nội kết luận điều tra:
I. DIỄN BIẾN HÀNH VI PHẠM TỘI; CHỨNG CỨ XÁC ĐỊNH
HÀNH VI PHẠM TỘI CỦA BỊ CAN; THỦ ĐOẠN, ĐÔNG CƠ, MỤC
ĐÍCH PHẠM TỘI; TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ THIỆT HẠI DO HÀNH VI
PHẠM TỘI GÂY RA; TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG, GIẢM NHẸ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ; NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN HÀNH VI
PHẠM TỘI VÀ CÁC TÌNH TIẾT KHÁC ĐỐI VỚI VỤ ÁN
Khoảng 19h30 ngày 01/04/2018, anh Lê Văn Tú – sinh năm 1998 trú tại thôn
Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đang ở trong quán cà phê
tại đường băng quân sự thuộc thôn Tân An, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà
Nội thì nghe thấy bạn Tú là anh Dương Văn Hiếu trú tại thôn Đông Lai, xã Quang
Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đang cãi nhau ở bên ngoài đường. Anh Tú ra
đường nhìn thấy anh Hiếu cãi nhau, xô xát với anh Nguyễn Văn Phương – sinh
năm 1989 trú tại thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội và
anh Nguyễn Văn Đức – sinh năm 1985 trú tại thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược,
huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội vì vậy Tú cầm một con dao “quắm” dài 65cm, bằng
sắt màu đen của Tú để tại quán cà phê ra để đánh Nguyễn Văn Phương nhưng
Phương bỏ chạy. Anh Tú gọi cho bạn là anh Đinh Văn Nam trú tại thôn Hiền
Lương, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đi xe máy đến đèo anh Tú đuổi
theo anh Phương để đánh. Anh Phương gọi cho hai em trai của Phương là anh
Nguyễn văn Hiếu (có lý lịch nêu trên) và anh Nguyễn Văn Hướng – sinh năm
1991 đi xe máy đến thôn Tân An, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đón
Phương. Anh Nam đèo anh Tú đến gần nhà nghỉ Quỳnh Nga ở thôn Tân An, xã

3
Hiền Ninh thấy anh Phương đứng ở cầu nối thôn Tân An và thôn Xuân Bắc, anh
Tú xuống xe máy cầm dao “quắm” chạy đến đánh anh Phương thì cùng lúc đó
Hiếu và anh Hướng (em trai Phương) đi xe máy đến, Nguyễn văn Hiếu xuống xe
máy cầm dao tự chế làm bằng inox màu sáng trắng, dài 01 mét chạy đuổi đánh
anh Tú, anh Tú bỏ chạy hai chân xoắn vào nhau và bị ngã ngửa, con dao “quắm”
rơi xuống đường. Nguyễn văn Hiếu đuổi đến tay phải cầm dao chém một phát từ
trên xuống dưới trúng vào tay trái của anh Tú, anh Tú vùng dậy bỏ chạy vào trong
nhà nghỉ Quỳnh Nga. Sau đó Nguyễn văn Hiếu, anh Phương và anh Hướng đi xe
máy đi về nhà, còn anh Tú được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Nguyễn Văn Phương
cầm con dao “quắm” của anh Tú giao nộp cho cơ quan công an.
Trung tâm pháp y TP Hà Nội kết luận thì anh Tú bị tổn thương cơ thể 35%
gồm:
- Vết thương cổ tay trái thấu khớp, đứt gân duỗi cổ tay, tổn thương thần kinh
quay vòng cổ tay trái, 21%.
- Đứt động mạch quay tay trái, 11%.
- Gãy mỏm châm quay tay trái, 08%.
Nhiều khả năng thương tích do vật sắc gây nên.
Về dân sự: Anh Tú đã tự nguyện không đề nghị Nguyễn văn Hiếu phải bồi
thường thiệt hại gì.
II. VIỆC ÁP DỤNG, THAY ĐỐI, HUỶ BỎ BIỆN PHÁP NGĂN
CHẶN, BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ; VIỆC THU GIỮ, TẠM GIỮ ĐỎ
VẬT, TÀI LIỆU VÀ VIỆC XỬ LÝ VẬT CHỨNG:
III. LÝ DO VÀ CĂN CỨ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ; TỘI DANH, ĐIỀU,
KHOẢN CỦA BLHS ĐƯỢC ÁP DỤNG; ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
Căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án xác định:
Nguyễn văn Hiếu có hành vi dùng dao tự chế làm bằng inox chém trúng vào
tay anh Lê Văn Tú gây tổn hại sức khoẻ 35% đã phạm vào tội Cố ý gây thương
tích quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Quá trình điều tra Nguyễn văn Hiếu không thành khẩn khai nhận hành vi
phạm tội của mình vì vậy cơ quan điều tra chưa thu giữ được con dao Hiếu sử
dụng để chém anh Tú.
Nguyễn văn Hiếu là đối tượng có 01 tiền án, không ăn năn hối cải mà vẫn
tiếp tục phạm tội, thái độ phạm tội, thái độ ngoan cố, gây khó khăn cho quá trình
điều tra. Cần có hình phạt nghiêm khắc để răn đe giáo dục.
Nguyên nhân của vụ án có phần lỗi của anh Lê Văn Tú là người bị hại.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra xem xét xử lý đối với
các anh Lê Văn Tú, Đinh Văn Nam, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Hướng
trong vụ án.
IV. LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA BỊ CAN
Họ tên: Nguyễn Văn Hiếu Nam
Tên gọi khác: Không
Tên gọi khác: Không
Sinh ngày tháng năm 1990 tại Sóc Sơn – Hà Nội
Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không
Trình độ học vấn: 6/12
4
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Nơi cư trú: Thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Tiền án, tiền sự: 01 TA, 2TS. Năm 2016 Nguyễn văn Hiếu bị Toà án nhân
dân TP Hà Nội xử 24 tháng tù treo về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự
công cộng.
Cơ quan cảnh sát đièu tra công an huyện Sóc Sơn
QUYẾT ĐỊNH
Chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và Bản kết luận điều tra đến Viện kiểm sát nhân
dân huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Hiếu về tội
Cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Hồ sơ vụ án gồm:............ tập,………. bút lục, đánh số từ....... đến.............

Nơi nhận: PHÓ THỦ TRƯỞNG


-Viện KSND huyện Sóc Sơn (Đã ký và đóng
dấu)
- Bị can
- Lưu HSVA. Thượng tá: Nguyễn
Tiến Tần

5
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN SÓC SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 171/CT/VKS
Sóc Sơn, ngày 07 tháng 10 năm 2018.

CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN

Căn cứ các Điều 41, 236, 239 và 243 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số 130 ngày 14 tháng 5 năm 2018
của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sóc Sơn về tội: cố ý gây thương
tích, quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự; Quyết định khởi tố bị can số 433
ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, công an huyện Sóc
Sơn đối với: Nguyễn văn Hiếu về tội Cố ý gây thương tích, quy định tại Điều 134
Bộ luật Hình sự.
Căn cứ bản kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố số 177 ngày 10
tháng 8 năm 2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sóc Sơn.
Trên cơ sở điều tra xác định được như sau:
Khoảng 19h30 ngày 01/04/2018, Lê Văn Tú đang ở trong quán cà phê tại
đường băng quân sự cũ thuộc địa phận thôn Tân An, xã Hiền Ninh, huyện Sóc
Sơn, TP Hà Nội thì được biết bạn Tú là anh Dương Văn Hiếu đang xô xát cãi
nhau ở bên ngoài đường. Thấy vậy Tú cầm một con dao “quắm” từ trong quán cà
phê chạy ra để đánh Phương, Đức. Thấy Tú xách dao ra Phương, Đức bỏ chạy.
Tú và Hiếu đuổi theo nhưng không kịp nên quay lại đi về. Khi Tú, Hiếu quay về
thì nghe thấy Phương, Đức đứng từ xa chửi. Tú gọi điện cho bạn là anh Đinh Văn
Nam đi xe máy đến đèo anh Tú đuổi theo anh Phương, Đức. Khi xe máy do Nam
điều khiển chở Tú đến gần chỗ Nguyễn Văn Phương đang đứng thì Tú nhảy
xuống xe, tay cầm dao quắm đuổi đánh Phương, Phương bỏ chạy. Cùng lúc đó
Nguyễn văn Hiếu và Nguyễn Văn Hướng (đều là em của Phương) được Phương
gọi điện thoại cùng vừa đi trên một xe máy do Hướng điều khiển đến nơi. Hiếu
ngồi đằng sau tay cầm một con dao (loại dao phớ tự chế). Hiếu nhảy xuống xe lao
vào chém Tú nhưng không trúng, Tú bỏ chạy, Hiếu đuổi theo, Tú bị ngã ngửa do
hai chân xoắn vào nhau, dao quắm rơi xuống đường, Hiếu đuổi kịp vung dao
chém một nhát trúng vào tay trái của Tú, gây thương tích chảy nhiều máu, Tú
vùng dậy được và bỏ chạy vào nhà nghỉ Quỳnh Nga gần đó. Sự việc chấm dứt,
Phương, Hướng, Hiếu đi xe máy đi về nhà ở thôn Xuân Bách, Quang Tiến, Sóc
Sơn, Hà Nội. Còn Lê Văn Tú được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu điều trị.
Qua giám định kết luận thương tích của Lê Văn Tú như sau:
- Vết thương cổ tay trái thấu khớp, đứt gân duỗi cổ tay, tổn thương thần kinh
quay vòng cổ tay trái, tỷ lệ tổn thương cơ thể: 21%.
- Đứt động mạch quay tay trái, tỷ lệ tổn thương cơ thể: 11%.
- Gãy mỏm châm quay tay trái, tỷ lệ tổn thương cơ thể: 08%.
Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35% (tính theo phương pháp lùi)
Nhiều khả năng thương tích do vật sắc gây nên.

6
Quá trình điều tra, Công an huyện Sóc Sơn đã thu giữ được con dao quắm
mà Lê Văn Tú cầm đuổi theo đánh Phương. Riêng con dao Nguyễn văn Hiếu sử
dụng gây thương tích không thu giữ được.
Tại cơ quan điều tra Nguyễn văn Hiếu thừa nhận có gây thương tích cho Lê
Văn Tú nhưng là do Hiếu giằng co con dao quắm với Tú gây nên.
Quá trình điều tra đã tổ chức cho Nguyễn văn Hiếu thực nghiệm lại hiện trường
vụ án, qua thực nghiệm xác định việc giằng co dao quắm không thể gây nên
thương tích của nạn nhân như đã nêu ở trên, Nguyễn văn Hiếu cũng đã thừa nhận
và ký vào biên bản thực nghiệm.
Về dân sự: Lê Văn Tú đã không yêu cầu Nguyễn văn Hiếu phải bồi thường
thiệt hại mà chỉ đề nghị xử lý Nguyễn văn Hiếu theo pháp luật.
Căn cứ các tình tiết chứng cứ nêu trên.
KẾT LUẬN
Buổi tối ngày 01/04/2018 Nguyễn văn Hiếu đã sử dụng 01 con dao (dạng
dao phớ tự chế) là hung khí nguy hiểm, chém vào ay trái anh Lê Văn Tú gây
thương tích làm tổn hại 35% sức khoẻ. Trong sự việc này cũng có một phần lỗi
của người bị hại.
Như vậy có đủ căn cứ để xác định bị can có lý lịch dưới đây đã phạm tội
như sau:
LÝ LỊCH BỊ CAN
Họ tên: Nguyễn văn Hiếu Nam
Tên gọi khác: Không
Sinh năm 1990 tại TP Hà Nội
Nơi cư trú: Thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không
Trình độ văn hóa: 6/12; Nghề nghiệp: Làm ruộng
Con ông: Nguyễn Văn Chiên Sinh năm: 1960
Con bà: Nguyễn Thị Yên Sinh năm 1962
Vợ, con: Chưa
Tiền án, tiền sự: 01 tiền án, 02 tiền sự
Hành vi nêu trên của Nguyễn văn Hiếu đã phạm vào tội Cố ý gây thương tích,
quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Điều luật quy định:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm:

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
…”
Đối với Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Hướng quá trình điều tra
không đủ căn cứ xác định vai trò đồng phạm, nên không đề cập xử lý trong vụ án
này.
Vì các căn cứ trên:

7
QUYẾT ĐỊNH
1. Truy tố ra trước Toà án nhân dân huyện Sóc Sơn để xét xử đối với
Nguyễn văn Hiếu về tội Cố ý gây thương tích, quy định tại điểm c khoản 3 Điều
134 Bộ luật hình sự.
2. Kèm theo Cáo trạng có:
- Hồ sơ vụ án gồm có:….tập, bằng …. tờ; đánh số thứ tự từ 01 đến….
- Vật chứng: 01 con dao quắm.
- Danh sách những người Viện kiểm sát đề nghị Tòa án triệu tập đến phiên tòa
Nơi nhận: KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
-Viện KSND TP Hà Nội (Đã ký và đóng dấu)
- Công an huyện Sóc Sơn
-Lưu HSVA Nguyễn Văn Thắng
- Bị can

Câu hỏi 1:
Với bản kết luận điều tra và bản cáo trạng được cung cấp trong tình huống
nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Nguyên nhân dẫn đến sự việc phạm tội?
2. Diễn biến hành vi phạm tội?
3. Hậu quả của hành vi phạm tội?
4. Lỗi khi người phạm tội thực hiện hành vi?
5. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm?
6. Nhân thân và những tình tiết khác (cả tăng nặng và giảm nhẹ)
7. Những vấn đề cần chứng minh và làm rõ?
Câu hỏi 2:
Sau khi nghiên cứu bản kết luận điều tra và bản cáo trạng nêu trên, anh/ chị
hãy xác định:
1. Những chứng cứ có lợi và chứng cứ bất lợi cho bị cáo khi nghiên cứu hai
tài liệu trên?
2. Những văn bản pháp luật cần nghiên cứu?

You might also like