You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

BÀI TẬP ÁN LỆ

HỌ TÊN SINH VIÊN: ĐOÀN TUYẾT LOAN

MSSV: 65131783

LỚP: 65.LUAT-1

Khánh Hòa, tháng 11 năm 2023


Bài tập: Căn cứ Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, hãy lựa chọn 01 án lệ của Việt Nam,
xác định nội dung án lệ là gì? Vì sao lại coi là án lệ? Tòa án áp dụng án lệ trong xét
xử như thế nào?
BÀI LÀM
BẢN ÁN VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH VÀ GIẾT NGƯỜI SỐ
50/2020/HS-PT
- Cơ sở công bố án lệ: Quyết định 39/QĐ-CA năm 2023 ngày tăng 24/02/2023
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
ÁN LỆ SỐ 59/2023/AL VỀ LỖI CỐ Ý GIÁN TIẾP TRONG VỤ ÁN “GIẾT NGƯỜI”
KHÁI QUÁT ÁN LỆ
- Tình huống án lệ: Bị cáo dùng hung khí nguy hiểm tấn công bị hại. Bị hại điều khiển xe
mô tô bỏ chạy, bị cáo tiếp tục truy đuổi làm bị hại lo sợ phải tốc bỏ chạy. Khi bị hại bị tai
nạn thì bị cáo mới dừng việc truy đuổi. Bị hại tử vong trên đường đi cấp cứu.
- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết
người” với lỗi cố ý gián tiếp.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[3] Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của bị cáo Đặng Văn T, bị cáo Triệu Văn M phù
hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án như lời khai
của Nguyễn Thị L, các kết luận giám định, biên bản khám nghiệm hiện trường, vật chứng
thu giữ trong vụ án, từ đó đã đủ cơ sở xác định: Vào khoảng 20 giờ ngày 20/12/2018,
Đặng Văn T và Triệu Văn M dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh nhiều
nhát vào đầu, mặt, tay, sườn, lưng của Nguyễn Ngọc V. Khi V điều khiển xe mô tô bỏ
chạy thì T và M dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo V để đánh với vận tốc trên
50km/giờ. T cầm theo gậy sắt, còn M hô to “Đ** mẹ chúng mày đứng lại”. V thấy vậy
tăng ga bỏ chạy, khi đến ngã ba thuộc địa phận thôn 4, xã T, huyện Y do đi nhanh không
làm chủ tay lái, V lao xe qua đường lên bãi đất trống thì bị ngã xe và tử vong trên đường
đi cấp cứu.
[4] Hành vi của các bị cáo T và M sử dụng gậy kim loại, là hung khí nguy hiểm đánh
nhiều nhát vào vùng đầu, mặt, thân thể V, sau đó dùng xe mô tô truy đuổi V là rất nguy
hiểm. Anh V trong tình trạng vừa bị đánh đau, lại vẫn bị các bị cáo truy đuổi, uy hiếp, đe
dọa, buộc anh V lo sợ tiếp tục bị đánh nên đã điều khiển xe mô tô bỏ chạy với vận tốc
nhanh, trên đường bê tông liên thôn có nhiều khúc cua liên tiếp, nhiều đoạn có độ dốc lớn
trong điều kiện trời tối, có khả năng gây tai nạn nguy hiểm dẫn đến chết người. Các bị
cáo buộc phải nhận thức được điều đó, nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo anh V 1300 mét, cho
đến khi thấy anh V bị ngã xe mới dừng lại. Với hành vi nguy hiểm nêu trên, có đủ cơ sở
để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất quyết liệt, chứng tỏ về mặt chủ quan
các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng có ý thức chấp nhận để
hậu quả chết người xảy ra và thực tế là anh V đã chết.

1
[5] Như vậy, đã đủ căn cứ kết luận các bị cáo T và M đã phạm vào tội “Giết người” với
lỗi cố ý gián tiếp...”.
Nội dung trên được coi là án lệ bởi vì căn cứ điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-
HĐTP, nội dung trên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải
thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp
luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn
đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Căn cứ điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, Tòa án áp dụng án lệ trong xét xử
như sau:
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ
việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ
việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý
do trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống
pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải
quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường
hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan
điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

You might also like