You are on page 1of 9

1

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


HỌC VIỆN TÒA ÁN

Họ và tên: TRẦN HÀ MY
Mã số sinh viên: 040101267
Lớp: D
Khóa: 4

BẢN THU HOẠCH


Phiên họp giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

I. Nhận xét bản án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo các hồ sơ vụ án


1. Hình sự
1.1. Vụ án thứ nhất
Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2012 ngày 06/7/2012 của Tòa án nhân dân
huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xét xử đối với bị cáo: Ngô Văn
Bốn, sinh năm 1956; trú tại Thành phố Long Nguyên, thị trấn Long Điền, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tà có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với tình tiết
khách quan của vụ án; việc đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần
chứng minh còn chưa được làm rõ nhưng đã kết luận Ngô Văn Bốn phạm tội
“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là chưa
vững chắc vì:
Nội dung lời khai nhận tội của Nguyễn Văn Bốn với lời khai của ông Lê
Văn Tơ, Phạm Thị Thu Hiền và Lê Thị Ngọc Bích có mâu thuẫn với nhau:
Theo lời khai nhận tội của Nguyễn Văn Bốn: Khi Bốn đang lái xe ô tô
theo hướng Phước Tỉnh - Phước Hưng đi Bà Rịa đến khu vực nghĩa trang Phước
Bình thì bất ngờ có một chiếc xe mô tô chạy ngược chiều lao thửng xe về phía
Bốn, Bốn lách sang bên trái của làn ngược lại thì có một chiếc xe mô tô khác
chạy tốc độ nhanh đụng vào bên trái xe của Bốn, trong lúc xe tôi đang dừng bên
phần đường bên trái. Nhưng chính Bốn lại không mô tả được hiện trường vụ án
trước, trong và sau khi gây ra tai nạn xảy ra về vị trí xe ô tô và xe mô tô, vị trí
nạn nhân. Bản thân Bốn thừa nhận tại biên bản ghi lời khai ngày 16/4/2012
không biết được hiện trường như thế nào nên không khai báo được chính xác.
Trong khi đó toàn bộ nhân chứng trực tiếp và hiện trường vụ án xác định vị trí
xe mô tô chếch sang trái cạnh cửa tài xế. Ngoài ra lời khai của Bốn còn mâu
2

thuẫn với lời khai của Nguyễn Thị Ywwns xác định, khi tai nạn xảy ra chị là
người chạy đến đầu tiên và nhìn thấy người thanh niên (anh Thanh) nằm bất tỉnh
trên đầu đang chảy máu, người con gái chị Linh nắm hai tay ôm chân đang chảy
máu; chiếc xe mô tô nằm chặn cánh cửa bên lái. Lúc này, người lái xe ô tô dùng
tay đẩy nhiều lần cửa xe mới bật ra làm xe mô tô đổ nằm xuống đường. Lời khai
của Ngô Văn Bốn mâu thuẫn với hiện trường các dấu vết phanh, điểm đụng, dấu
vết máu.
Lời khai của Ngô Văn Bốn còn mâu thuẫn với lời khai của Lê Văn Tơ,
Phạm Thị Thu Hiền và Lê Ngọc Bích về vị trí ngồi trên xe của Lê Văn Tơ: Bốn
xác định Lê Văn Tơ ngồi ghế phụ, còn chị Hiền và chị Bích và lời khai ban đầu
của Lê Văn Tơ xác định lúc đầu Tơ ngồi hàng ghế phía sau. Bốn, Tơ, Hiền, Bích
ngồi cùng trên xe với nhau nhưng lại không xác định được quần áo của những
người ngồi cùng trên xe.
Ngô Văn Bốn, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Ngọc Bích và Lê Văn Tơ khai
thống nhất về việc ông Bốn, chị Hiền, chị Bích dời khỏi hiện trường ngay sau
khi tai nạn, Lê Văn Tơ còn khai ở lại hiện trường nhưng trên vỉa hè, những lời
khai này không phù hợp với lời khai của bị hại Võ Phước Kim Linh khai sau khi
tai nạn thì thấy một người đàn ông mở cửa lái bước xuống nhìn bị hại và gọi
điện rất lâu ngay sau bên hông xe ô tô gây tai nạn không phù hợp với lời khai
các nhân chứng trực tiếp là Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị
Bưởi, Bùi Anh Tuấn cũng xác định sau khi tai nạn xảy ra chỉ có một mình người
bước từ xe ô tô gây tai nạn xuống từ vị trí cửa tài xế, ngoài ra không có ai khác
bỏ chạy, không thấy ai khác từ xe bước xuống.
Mặc dù Ngô Văn Bốn luôn thừa nhận mình lái xe gây tai nạn nhưng trong
vụ án có nhiều nhân chứng trực tiếp và bị hại cùng xác định người lái xe gây tai
nạn là Lê Văn Tơ tuy nhiên không điều tra và triệu tập đến phiên tòa để làm rõ:
Các nhân chứng trực tiếp Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị
Bưởi, Bùi Anh Tuấn đều khai nhận người lái xe ô tô gây tai nạn giao thông có
đọ tuổi 35-40 tuổi, mặc áo sáng màu bỏ trong quần, đi dầy (tron khi đó vào thời
điểm xảy ra tai najnthif Ngô Văn Bốn đã 56 tuổi ăn mặc xuề xòa, đi dép da).
Các lời khai này phù hợp với lời khai của bị hại Võ Phước Kim Linh: sau khi tai
nạn xảy ra, anh Thanh bất tỉnh, chị Linh bật dậy nhìn thấy người tài xế trên ô tô
bước xuống, ông ta khoảng 40 tuổi, mang dày, mặc áo sơ mi dài tay bỏ trong
quần, tóc bình thường ông ta không cấp cứu chị Linh mà gọi điện thoại rất lâu.
Chính người này đến thăm chị tại nhà và chị biết đó là Lê Văn Tơ.
Lời khai của bị hại Võ Phước Kim Linh phù hợp với lời khai của các nhân
chứng Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Bưởi, Bùi Anh Tuấn
về đặc điểm nhận dạng ngoại hình, cách ăn mặc người đàn ông (có đặc điểm
3

giống Lê Văn Tơ) là lái xe duy nhất bước ra từ bên lái xuống xe, ngoài ra không
có ai khác, sau đó nghe điện thoại rất lâu mà không cấp cứu người bị hại.
Trong giai đoạn điều tra, lời khai của các nhân chứng, người bị hại có
mâu thuẫn trong việc xác định người lái xe ô tô nhưng Cơ quan điều tra lại
không tiến hành thực nghiệm điều tra để đánh giá chứng cứ, không thu thập dấu
vân tay trên vô lăng, nắm cửa xe o tô để trưng cầu giám định, không tiến hành
đối chất để làm rõ nhằm xác ddnhj đúng người điều khiển xe ô tô, đồng thời cơ
quan điều tra không tiến hành thu thập lịch sử cuộc gọi đến, cuộc gọi đi giữa các
số điện thoại của Lê Văn Tơ, Ngô Văn Bốn, Lê Thị Ngọc Bích, Phạm Thị Thu
Hiền vào thời điểm xảy ra vụ va chạm giao thông để chứng minh vào thời điểm
xảy ra vụ tai nạn những người này có ở trên xe ô tô hay không? Những vi phạm,
thiếu sót này của cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng Điều 63, Điều 66, Điều
138, Điều 153 BLTTHS.
Tại biên bản xác minh ngày 04/5/2018, anh Lê Văn Phước là người lập
biên bản khám nghiệm hiện trường mà chỉ ký vào để hợp thức hóa hồ sơ. Theo
trình bày của anh Phước thì hoạt động khám nghiệm hiện trường trong vụ án này
đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 95, Điều 125, Điều 150 BLTTHS.
Chính vi phạm này đã dẫn đến không kịp lấy lời khai của những người liên quan
khác để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Hồ sơ vụ án không có tài liệu thể hiện Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập người
bị hại va nhân chứng khai ông Lê Văn Tơ là người lái xe ô tô gây ra vụ tai nạn.
Những người này cũng không có mặt tại phiên tòa nhưng chủ tọa phiên tòa cũng
không công bố lời khai của họ để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án. Mặc dù lời
nhận tội của Ngô Văn Bốn không phù hợp với các chứng cứ khách quan khác
trong vụ án nên theo quy định Điều 72 BLTTHS thì không được coi là chứng
cứ, nhưng HĐXX sơ thẩm vẫn lấy làm căn cứ để nghị án, ban hành bản án tuyên
Ngô Văn Bốn phạm tội vi phạm quy định về điều khiển an toàn giao thông
đường bộ mà chưa xem xét đánh giá đầy đủ các chứng cứ gỡ tội đối với Ngô
Văn Bốn là không khách quan, toàn diện vi phạm nghiêm trọng trong đánh giá
chứng cứ, thủ tục tố tụng tố tụng tại phiên tòa, nghị án và ban hành bản án quy
định tại khoản 2 Điều 66, Điều 192, khoản 3 Điều 222, khoản 3 Điều 224
BLTTHS.
Sau khi vụ án được xét xử, ông Lưu Văn Vượng tố giác ông Lê Văn Tơ
mới chính là người lái xe ô tô 72L-2658 gây ra vụ va chạm vào ngày
18/12/2012, do ông Tơ hứa hẹn cho ông làm Quản trang nghĩa trang của công ty
Kim Tơ và mua một xe mô tô cho ông Ngô Văn Bốn, nên cùng thống nhất khai
là khi vụ va chạm xảy ra trên xe ô tô gồm có 04 người: ông Ngô Văn Bốn, ông
Lê Văn Tơ, bà Phạm Thị Thu Hiền, bà Lê Thị Ngọc Bích và Ngô Văn Bốn là
người lái xe ô tô. Nội dung tố giác ông Lê Văn Tơ là phù hợp với lời khai của
4

các nhân chứng Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Bưởi, Nguyễn Thị Yến, Bùi
Anh Tuấn và bị hại Võ Phước Kim Linh trong quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy có thể thấy quá trình giải quyết vụ án cấp sơ thẩm đã vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, đồng thời các tài
liệu, chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ án còn nhiều mâu thuẫn, không
đủ căn cứ quy kết Ngô Văn Bốn là người điều khiển xe ô tô gây ra vụ tai nạn
giao thông ngày 18/02/2012, đồng thời những vi phạm, thiếu sót của cấp sơ
thẩm trong quá trình giải quyết vụ án đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc
xác định sự thật khách quan của vụ án, cũng như xác định người thực hiện hành
vi phạm tội. Do đó dẫn đến việc bản án hình sự sơ thẩm có thể bị hủy.
1.2. Vụ án thứ hai
Bản án hình sự sơ thẩm số 30/2022/HSST ngày 20/01/2021 của Toà án
nhân dân thành phố Hà Nội và Bán án hình sự phúc thẩm số 489/2021/HS-PT
ngày 25/10/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xét xử:
+ Nguyễn Quốc Anh
+ Nguyễn Văn Mừng
+ Nguyễn Hồng Đức
Toà án sơ thẩm kết án Nguyễn Văn Mừng và Nguyễn Hồng Đức; Toà án
cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Đức Anh về tội Giết người theo quy định tại điểm
n khoản 1 Điều 123 BLHS là có căn cứ và đúng pháp luật.
Tuy nhiên, bản án quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc
thẩm đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc quyết định hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm có sai lẩm
nghiêm trong trong việc quyết định hình phạt đổi với người dưới 18 tuối khi
thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là: Các bị cáo Nguyễn Văn Mừng và Nguyễn
Hồng Đức thực hiện hànhở phạm tội khi chua đủ 18 tuôi; thuộc trường hợp
phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 57 Bộ luật hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm
xử phạt các bị cáo Nguyên Văn Mừng và Nguyễn Hồng Đức mỗi bị cáo 10 năm
tù là vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật khi quyết định hình
phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt theo quy
đnh khoản 1 Điều 10 và khoản 3 Điều 102 Bộ luật hình sự. Theo những quy
định nêu trên, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với các bị cáo Nguyễn
Văn Mừng, Nguyễn Hồng Đức là không quá 09 năm tù. Tòa án cấp sơ thẩm xử
phạt các bị cáo Nguyễn Văn Mừng và Nguyễn Hồng Đức mỗi bị cáo 10 năm tù
là vượt quá mức án tối đa mà Bộ luật hình sự đã quy định. Bị cáo Nguyễn Quốc
Anh thực hiện hành vi phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi; thuộc trường hợp phạm tội
chưa đạt theo quy định tại Điểu 57 Bộ luật hình sự.
5

Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt Nguyễn Quốc Anh 07 năm tù là vi phạm
nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật khi quyết định hình phạt đối với
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt theo quy định tại khoản
2 Điều 101 người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt
theo khoàn 3 Điều 102 Bộ luật hình sự. Theo những quy định nêu trên, múc hình
phạt cao nhất được áp dụng đôi với bị cáo Nguyến Quốc Anh là không quá 04
năm tù.
Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt bị cáo Nguyến Quốc Anh 07 năm tù là
vượt quá mức án tối đa mà Bộ luật hình sự đã quy định. Những sai phạm nêu
trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên phạm tội và nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội theo quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự.

2. Dân sự
Vụ án dân sự về “Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu huỷ giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, xác lập
tài sản chung là quyền sử dụng đất” giữa các đương sự:
+ Nguyên đơn:
1. Bà Hồ Thị Phú
2. Anh Nguyễn Quốc Hải
3. Chị Nguyễn Thị Thuý Hằng
+ Bị đơn:
1. Chị Trương Thị Diểm Chi (Diễm Chi)
2. Chị Trương Thị Thu Trang
+ Ngoài ra, còn có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.
- Việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xác định thửa đất số
163, thửa đất 164 thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông Tân, từ đó tuyên bố
Văn bản phân chia tài sản thừa kế ngày 20/08/2008, Văn bản phân chia di sản
thừa kế ngày 25/09/2014 vô hiệu là có căn cứ. Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm và
Toà án cấp phúc thẩm xác định Văn bản phân chia tài sản thừa kế ngày
20/08/2008 được lập tại Văn phòng công chứng Phú Tân là không chính xác.
- Các thừa kế của ông Tân là cụ Cho, bà Phú, anh Hải, chị Hằng được
hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là ½ thửa đất số 163, ½ thửa đất số 164. Tuy
nhiên, Toà án cấp sơ thẩm công nhận bà Phú, anh Hải, chị Hằng được quyền sử
dụng chung cả hai thửa đất này, còn Toà án cấp phúc thẩm lại công nhận bà
Phú, anh Hải, chị Hằng được quyền sử dụng thửa đất số 163 là đều không đúng
và không đảm bảo được quyền lợi của các thừa kế của cụ Cho.
- Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ngày 14/4/2015 vô hiệu là có căn cứ. Toà án cấp phúc thẩm lại cho rằng anh
6

Tùng, chị Thao là người ngay tình khi chuyển nhượng đất, từ đó công nhận Hợp
đồng chuyển quyền sử dụng đất ngày 14/4/2015 có hiệu lực là không đúng pháp
luật.

II. Đề xuất giải pháp của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đối với
từng vụ án
1. Hình sự
1.1. Vụ án thứ nhất
Thứ nhất, cần xác định người lái xe ô tô gây ra tai nạn có phải là ông Ngô
Văn Bốn hay là ông Lê Văn Tơ.
Thứ hai, xác định việc tố giác ông Lê Văn Tơ là người đã lái xe ô tô gây
ra vụ va chạm của ông Lưu Văn Vượng có cơ sở và đúng sự thật hay không.
Do vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ, cũng như quá trình điều tra
còn nhiều mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Nếu sai lệch
thì có thể được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, từ quá trình điều
tra vụ án đến giai đoạn xét xử, nên Hội đồng Thẩm phán quyết định:
+ Dừng vụ án và xem xét thêm
+ Yêu cầu Vụ 1 của TANDTC gửi yêu cầu đến Cơ quan Điều tra huyện
Long Điền xem xét, điều tra lại những vấn đề còn mâu thuẫn trong lời khai.
+ Yêu cầu VKSNDTC nghiên cứu thêm về hồ sơ của vụ án. Vì theo đó,
vụ án về giao thông không thể tiến hành lấy dấu vân tay, thu thập cuộc gọi thoại
của từng người,…=> không đúng với thủ tục giải quyết vụ án về giao thông theo
quy định của pháp luật
1.2. Vụ án thứ hai
Đề nghị Hội đồng Thẩm Phán Tòa án nhân dân tối cao sửa bản án hình sự
sơ thẩm và phúc thẩm về phần quyết định hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn
Quốc Anh, Nguyễn Văn Mừng, Nguyễn Hồng Đức theo đúng quy định của pháp
luật.
Đối với vụ án này thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nên trả lại hồ sơ yêu
cầu Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án và quyết định hình phạt phù hợp từng
đối tượng theo quy định của pháp luật.
2. Dân sự
Sau khi nghe trình bày những nội dung liên quan đến vụ án, Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao quyết định:
Giao cho Toà án tỉnh An Giang giải quyết lại từ đầu. Xem xét để giải quyết
cụ thể từng vấn đề theo yêu cầu của từng đương sự theo đúng quy định của pháp
luật.
Hội đồng Thẩm phán TANDTC biểu quyết 100% đồng ý kết luận
7

III. Câu hỏi, vướng mắc rút ra từ việc tham dự phiên tòa
1. Hồ sơ HS-GĐT
1.1. Vụ án thứ nhất
Thứ nhất, việc kiểm sát viên và điều tra viên không có mặc cũng như là
không tham gia khám nghiệm hiện trường theo đúng quy định của bộ luật TTHS
là vi phạm nghiên trọng thủ tục tố tụng khi đó có được hủy bản án sơ thẩm hay
không? Trách nhiệm đặt ra đối với Điều tra viên và Kiểm sát viên là gì?
Thứ hai, theo quan điểm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì đây là
vụ án vi phạm các quy định an toàn giao thông nên việc giải quyết vụ án sẽ dựa
vào biên bản hiện trường cũng như hình ảnh của vụ án được lưu lại tại hiện
trường để giải quyết. Vậy khi biên bản hiện trường được lập không đúng theo
quy định của pháp luật thì có được xem là căn cứ để giải quyết vụ án hay
không?
Thứ ba trong quá trình xét xử thẩm phán chủ yếu dựa vào những gì thể
hiện trong hồ sơ vụ án để giải quyết. Như đã nói vụ án này từ lúc bắt đầu cơ
quan điều tra đã xác minh ai là người lái xe gây tai nạn cũng như đã nêu rõ trong
kết luận điều tra là ông Bốn là người lái xe. Tuy nhiên trong quá trình lấy lời
khai đã không cho một số nhân chứng tiến hành nhận dạng người lái xe. Đây là
một thiếu xót trong quá trình điều tra. Vậy khi sai lầm xảy ra ở giai đoạn điều tra
dẫn đến thẩm phán đưa ra phán quyết không hợp lý thì người chịu trách nhiệm ở
đây là ai?
1.2. Vụ án thứ hai
Thứ nhất, trong Bản án sơ thẩm đã xem xét về các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của các bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, ra đầu thú,
tác động cùng gia đình bồi thường khắc phục trách nhiệm Dân sự cho bị hại, bi
hại cũng có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Tại phiên tòa phúc
thẩm, ngoài những tình tiết nêu trên, gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Anh có nộp
tài liệu chứng minh bà nội của bị cáo trước đây đã tham gia kháng chiến được
tặng thưởng Huân chương có sự xác nhận của chính quyền địa phương. Vậy tại
sao tại phiên họp Giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án lại không cân
nhắc các tình tiết đó và sửa luôn hình phạt của bản án phúc thẩm? Việc hủy bản
án phúc thẩm và xét xử lại có làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án một cách
không cần thiết hay không?
Thứ hai, theo quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm tại phiên họp sẽ
hủy bản án phúc thẩm giao lại cho Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hà Nội
xét xử phúc thẩm lại. Căn cứ điều 391 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Hội
đồng giám đốc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm hoặc hủy bản án phúc thẩm để
xét xử lại. Vậy tại sao trong vụ án này Hội đồng giám đốc thẩm lại nhất trí hủy
phúc thẩm và xét sử lại phúc thẩm
8

2. Hồ sơ DS-GĐT
Tại phiên họp giám đốc thẩm, đối với vụ án dân sự thì các vấn đề thắc
mắc của thẩm phán cũng chỉ là những tình huống có thể xảy ra. Khi đương sự có
yêu cầu giải quyết hậu của tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì căn cứ quy định
pháp luật dân sự và tố tụng dân sự để giải quyết. Do vậy, em không có thắc mắc
gì thêm đối với vụ án này

1.
9

You might also like