You are on page 1of 2

Án lệ số 30/2020/AL

Nhận xét:
-Án lệ số 30/2020/AL là án lệ đầu tiên về hành vi cố ý điều khiển
phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông
sẽ chính thức đưa vào áp dụng tại các cơ quan tố tụng trong cả nước
từ ngày 15/4/2020. Án lệ này có ý nghĩa rất lớn giúp cơ quan tố tụng
các cấp có căn cứ lập luận,chứng cứ để xử lý hành vi mang tính chất đê
hèn: cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy
ra tai nạn giao thông.
-Các vụ việc tài xế cố tình điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị
hại là hành vi man rợ, vô nhân tính. Hành vi này từ trước đến nay gây
bức xúc trong dư luận nhưng khó xử vì các bị cáo là tài xế thường phủ
nhận, hồ sơ vụ án thiếu chứng cứ.Để có thể xử lý nghiên hành vi này, cơ
quan điều tra phải tiến hành tố tụng chặt chẽ chứng minh hành vi phạm
tội của đối tượng. Những hành vi đê hèn cố tình dùng phương tiện giao
thông chèn nạn nhân sau khi gây tai nạn cần được nghiêm trị và án lệ
được áp dụng sẽ giúp việc này.
-Án lệ này là một bước cải tiến rất lớn để toà án nhân dân các cấp có
thể nghiên cứu áp dụng trong xét xử các vụ việc tương tự. Những lập
luận trong án lệ rất chặt chẽ giúp cho các cơ quan tố tụng làm căn cứ
đấu tranh với hành vi nguy hiểm cố tình dùng phương tiện đè lên nạn
nhân sau khi gây tai nạn.
-Mặ dù đã có án lệ số 30/2020/AL và một số văn bản hướng dẫn về
hành vi cố tình điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau
khi xảy ra tai nạn giao thông là phạm tội ‘’ giết người’’ nhưng trong
thực tiễn mỗi vụ án có những tình tiết riêng hoặc có một số trường hợp
đối tượng thực hiện hành vi phạm tội giết người bằng phương tiện giao
thông nhưng trong quá trình điều tra, việc chứng minh tội phạm và thu
thập chứng cứ cũng như xác định các tình tiết định khung tăng nặng
như ‘’ có tính chất côn đồ ‘’ hoặc ‘’thực hiện tội phạm một cách man
rợ’’…còn gặp nhiều khó khăn và thiếu tính thống nhất. Do đó, để có đủ
căn cứ và sự thống nhất rong việc giải quyết các vụ án có sự chuyển hoá
từ tội ‘’ vi phạm quy định về giao thông đường bộ ‘’ sang tội ‘’giết
người’’. Thiết nghĩ trong thời gian tới các cơ quan tố tụng cần có văn
bản hướng dẫn cụ thể hơn về các dấu hiệu chuyển hoá tội phạm, các
tình tiết định khung tăng nặng khi áp dụng đối với tội phạm đã chuyển
hoá nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được chặt chẽ, thống nhất,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luât.

You might also like