You are on page 1of 10

Câu 1: Khái niệm, nhiệm vụ và những quy định chung trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

I. Khái niệm:
- Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều
tra hoàn thành bản kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố người phạm tội hoặc ra quyết định
đình chỉ vụ án (khoản 2 Điều 232 BLTTHS 2015)
- Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Theo đó, Cơ quan điều
tra và Viện kiểm sát phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập và nghiên cứu các
chứng cứ của vụ án nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, kịp thời và đúng người, đúng tội.
Người thực hiện tội phạm và những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét xử
của tòa án, nhằm xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và yêu cầu
các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa từ phía các cơ quan có thẩm quyền.
II. Nhiệm vụ:
1. Xác định tội phạm:
- Cơ quan điều điều tra có nhiệm vụ thu thập chứng cứ để xác định có hay không sự việc phạm tội
xảy ra, thu thập chứng cứ chứng minh làm rõ những đặc điểm tại khoản 1 Điều 8 BLHS về tội
phạm.
- Thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội để ra quyết định phù hợp theo
quy định của Luật tố tụng hình sự. Việc này là tiền đề quan trọng để giải quyết những vấn đề tiếp
theo trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, cần đối chiếu với quy định của Luật hình sự xem
phù hợp với điều, khoản nào để định ra phương hướng điều tra phù hợp, như:
+ Xác định chủ thể của tội phạm
+ Mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
2. Xác định người thực hiện hành vi phạm tội:
- Nhiệm vụ đặt ra là phải truy tìm người thực hiện tội phạm trừ TH phạm tội quả tang, chuyên án lớn.
- cơ quan điều tra còn thu thập chứng cứ về hành vi của họ có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội
phạm, từ đó làm cơ sở truy cứu TNHS.
- Thu thập đầy đủ các chứng cứ buộc tội, gỡ tội để làm rõ hành vi của bị can có cấu thành tội phạm
không hay thuộc trường hợp được loại trừ hoặc miễn TNHS.
- cơ quan điều tra phải chứng minh những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS định khung hình phạt,
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can cũng như những vấn đề thuộc về nhân
thân người phạm tội và các tình tiết khác có liên quan đến người phạm tội.
- Xác định vụ án do một người hay nhiều người thực hiện, đồng phạm, vai trò và tính chất, mức độ
tham gia của mỗi người trong vụ án đồng phạm làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án
- Bảo đảm nguyên tắc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, chính xác, công bằng, không bỏ lọt tội
phạm và làm oan người vô tội.
3. Xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện
BPPN:
- Cơ quan điều tra xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội trong từng vụ án và từng người phạm
tội.
- Những nguyên nhân, điều kiện phạm tội chung của tình hình tội phạm được giải quyết trong tội
phạm học. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội từng trường hợp cụ thể thì được xác định, làm rõ
trong quá trình điều tra vụ án.
- Thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và những nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có
biện pháp khắc phục phù hợp
- cơ quan điều tra có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan khắc phục các thiếu sót trong quá trình
quản lý con người, quản lý tài sản và quản lý xã hội,... Những yêu cầu này phải được các cơ quan,
tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện.
III. Những quy định chung:
I. Thẩm quyền điều tra:
1. Thẩm quyền điều tra theo sự việc
Theo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015:
a. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân (16, 17, 19, 20, 21):
- Khoản 1 Điều 163 BLTTHS 2015 quy định Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả tội
phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
và Cơ quan điều tra của VIện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan điều tra và các cơ quan khác thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân:
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy
định tại các chương XIV đến XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử
của TAND cấp huyện.
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định
tại các chương XIV đến XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND cấp tỉnh, thành trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố
nước ngoài xét thấy cần trực tiếp điều tra.
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền
Điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ án thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hủy để điều tra lại.
- Cơ quan điều tra và các cơ quan khác thuộc lực lượng An ninh nhân dân:
+ Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định
tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283,
284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật Hình sự khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành điều tra vụ án
hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo
sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc
có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp
tỉnh nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều
tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
b. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Đ30):
- Tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy
định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
c. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân (23, 24, 26, 27, 28):
- Cơ quan điều tra hình sự:
+ Cơ quan điều tra hình sự cấp khu vực tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội phạm quy định
tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và Cơ quan An ninh điều
tra trong Quân đội nhân dân.
+ Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương Tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội
phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật Hình sự khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương
hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nếu xét
thấy cần trực tiếp điều tra.
+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân do Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
- Cơ quan an ninh điều tra:
+ Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra vụ án hình sự về các tội phạm
quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282,
283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật Hình sự
khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố
nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
+ Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát Quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các
tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân khi các tội phạm
đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
2. Thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ:
● Khoản 4 Điều 163 BLTTHS 2015: “Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà
tội phạm xảy ra trên địa phận của mình”. Cụ thể:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an, Cơ quan điều tra thuộc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục điều tra hình sự, Cục an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng
điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của mình, có tình tiết phức tạp, nghiêm trọng liên quan
đến nhiều địa phương, nếu để cấp dưới điều tra xe khó khăn hoặc không khách quan, những vụ án
mà người phạm tội có nhân thân, địa vị cao ảnh hưởng nhiều tới xã hội.
- Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án
thuộc thẩm quyền của mình xảy ra trong địa phận lãnh thổ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của cấp huyện nhưng có tính chất phức tạp, liên
quan đến nhiều địa phương trong tỉnh nếu để cơ quan điều tra cấp huyện điều tra sẽ khó khăn,
không khách quan hoặc những tội phạm do người có nhân thân, địa vị có ảnh hưởng lớn thực hiện.
● Trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi hoặc không xác định được địa điểm xảy ra thì việc
điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
● Tội phạm xảy ra trên máy bay, tàu thuyền thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra nơi có sân
bay, bến cảng đầu tiên mà máy bay, tàu thuyền trở về hoặc nơi đăng ký.
● Tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam do công dân VN thực hiện hoặc người nước ngoài thường
trú trên lãnh thổ VN thực hiện thì việc điều tra được tiến hành theo Hiệp định tương trợ về tư pháp
hoặc theo các ĐƯQT khác mà Việt Nam ký kết với nước ngoài.
3. Thẩm quyền điều tra theo đối tượng:
- Là sự phân định thẩm quyền giữa cơ quan điều tra trong Quân đội và các cơ quan điều tra khác
cũng như các cấp điều tra trong quân đội. Khoản 2 Điều 163: “Cơ quan điều tra trong Quân đội
nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự”. Cụ thể thẩm quyền
điều tra của cơ quan điều tra Quân đội đối với những vụ án hình sự mà bị can là:
+ Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời
gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong
thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ
chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội
nhân dân.
+ Những người không thuộc trường hợp trên mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc
gây thiệt hại cho quân đội (Bao gồm những người không còn phục vụ trong lực lượng vũ trang
nhân dân mà bị phát hiện là phạm tội trong thời gian phục vụ về những tội này; những người
đang phục vụ trong lực lượng vũ trang mà bị phát hiện là phạm tội trước khi nhập ngũ về tội
này).
- Trường hợp vừa có bị can hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự vừa có bị
can hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì cơ quan điều tra Quân đội
điều tra toàn bộ vụ án. Nếu có thể tách riêng thì cơ quan điều tra Quân đội, cơ quan điều tra thuộc
Công an nhân dân và cơ quan điều tra thuộc VKSND Tối cao điều tra những tội phạm thuộc thẩm
quyền của mình.
4. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra:
- Nếu có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra trong cùng ngành thì do thủ
trưởng ngành ở cấp có tranh chấp giải quyết. Ví dụ: tranh chấp giữa cơ quan điều tra thuộc lực
lượng cảnh sát và cơ quan điều tra thuộc lực lượng An ninh của Công an tỉnh thì do Giám đốc Công
an tỉnh đó quyết định.
- Nếu có sự tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan điều tra thuộc các ngành khác nhau thì do
Viện trưởng VKS cấp có tranh chấp giải quyết.
II. Thời hạn điều tra, phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
1. Thời hạn điều tra:
Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm Đặc biệt Các tội xâm
trọng nghiêm trọng phạm ANQG

Thông thường <= 02 tháng <= 03 tháng <= 04 tháng <= 04 tháng <= 04 tháng

Gia hạn lần 1 <= 02 tháng <= 03 tháng <= 04 tháng <= 04 tháng <= 04 tháng

Gia hạn lần 2 <= 02 tháng <= 04 tháng <= 04 tháng <= 04 tháng

Gia hạn lần 3 <= 04 tháng <= 04 tháng

Gia hạn lần 4 <= 04 tháng <= 04 tháng

Gia hạn lần 5 <= 04 tháng

Thời hạn <= 04 tháng <= 08 tháng <= 12 tháng <= 20 tháng <= 24 tháng
2. Thời hạn phục hồi điều tra
- Phục hồi điều tra là tiếp tục điều tra với những vụ án đã bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra khi
những căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ không còn nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.
- Thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng
và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi
có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
- Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một
lần không quá 02 tháng
+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03
tháng.
3. Thời hạn điều tra bổ sung:
- Điều tra bổ sung là việc Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án nhưng thấy thiếu những
chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà tự mình không thể bổ sung; có căn cứ cho rằng bị can vừa
thực hiện một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi
quy định là tội phạm liên quan đến vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên trả lại hồ sơ
vụ án để điều tra bổ sung.
4. Thời hạn điều tra lại:
- Điều tra lại là việc Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định trả lại vụ án để cơ quan điều tra điều tra lại
khi không có cơ sở để giải quyết vụ án.
Phục hồi điều tra Điều tra bổ sung Điều tra lại

Ít nghiêm Nghiêm trọng, rất Đặc biệt VKS Tòa


trọng nghiêm trọng nghiêm trọng

Thông <= 02 tháng <= 02 tháng (nt) <= 03 tháng <= 02 tháng <= 01 tháng Thời hạn
thường <= 03 tháng (rnt) (trả hồ sơ lần (trả hồ sơ lần điều tra và
1) 1) thủ tục
chung như
Gia hạn <= 01 tháng <= 02 tháng <= 03 tháng <= 02 tháng <= 01 tháng của điều tra
lần 1 (trả hồ sơ lần (trả hồ sơ lần (Điều 172)
2) 2)

Gia hạn <= 03 tháng <= 04 tháng (nt) <= 06 tháng <= 04 tháng <= 02 tháng
tối đa <= 05 tháng (rnt)
III. Nhập, tách vụ án để tiến hành điều tra, ủy thác điều tra

Nhập, tách vụ án để tiến hành điều tra (Điều 170) Tách vụ án điều tra ( Điều 170)
Khái niệm: Là việc cơ quan điều tra nhập để tiến Là việc cơ quan điều tra tách các tội phạm hoặc các bị can
hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp trong cùng một vụ án thành những vụ án riêng lẻ để điều tra
bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một trong trường hợp không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối
tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người với tất cả các tội phạm hoặc các bị can đó. Tuy nhiên chỉ
khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm được tách vụ án để điều tra nếu việc tách đó không ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của
vụ án
Về nguyên tắc một vụ án hình sự không nên tách thành nhiều
vụ án để tiến hành điều tra, chỉ tách khi thật cần thiết trong
TH bị can phạm nhiều tội, tính chất phức tạp, đồng phạm

Ủy thác điều tra (Điều 171) Giải quyết theo yêu cầu của những người tham gia tố
Là việc cơ quan điều tra này ủy thác cho cơ quan điều tụng (Điều 175)
tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên
thiết quan đến vụ án như giám định lại, giám định bổ sung, hỏi
Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực thêm người làm chứng… thì Cơ quan điều tra, VKS trong
hiện đầy đủ những việc được ủy thác theo thời hạn phạm vi có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của họ và báo cho
mà cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu. Trong trường họ kết quả
hợp cơ quan điều tra được ủy thác không thể thực Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì cơ quan điều
hiện được một phần hoặc toàn bộ việc ủy thác thì phải tra hoặc VKS trả lời và nêu rõ lý do không chấp nhận
báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã ủy thác biết Nếu không chấp nhận với kết quả, người tham gia tố tụng có
Việt ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa những quyền khiếu nại theo quy định BLTTHS chương XXXIII
cơ quan điều tra với nhau
Khi ủy thác điều tra cơ quan điều tra phải quyết định
ghi rõ yêu cầu cụ thể và quyết định ủy thác phải gửi
cho cơ quan điều tra được ủy thác, viện kiểm sát cùng
cấp với cơ quan điều tra
Việt ủy thác điều tra giữa nước CHXHCN Việt Nam và
những nước đã ký hiệp định tương trợ tư pháp thì
thực hiện theo quy định hiệp định

Sự tham dự của người chứng kiến (Điều 176) Quy định về bí mật điều tra Điều (177)
Trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc Việc bảo vệ bí mật nội dung vụ án thuộc về Điều tra viên, Cán
biện pháp điều tra phải có người chứng kiến, nếu là bộ điều tra, KSV, kiểm tra viên và những người được giao
bắt buộc phải mời người chứng kiến tham dự, người nhiệm vụ trực tiếp giải quyết vụ án hình sự và những người
chứng kiến phải xác nhận nội dung và kết quả công tham gia tố tụng
việc Điều tra viên tiến hành và có thể nêu ý kiến (ý Cơ quan tiến hành điều tra yêu cầu người tham gia tố tụng
kiến này được ghi vào biên bản) không được tiết lộ bí mật về điều tra, nếu tiết lộ tùy trường
hợp sẽ chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật

Biên bản điều tra 187


Trách nhiệm lập biên bản thuộc về cơ quan điều tra,
được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra,
phải ghi rõ địa điểm ngày giờ tháng năm tiến hành tố
tụng và thời gian bắt đầu, kết thúc, nội dung tố tụng,
người tiến hành và người tham gia hoặc có liên quan
đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu và
đề nghị của họ.
Sau khi lập biên bản phải đọc lại cho người có mặt
nghe, giải thích về quyền được bổ sung, nhận xét biên
bản (những nhận xét, bổ sung đó phải được ghi vào
biên bản) và phải được người lập và người tham gia
tố tụng ký. Nếu người tham gia tố tụng không ký (do
từ chối ký hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thân
hoặc vì lý do khác) thì việc đó phải ghi vào biên bản
và ghi rõ lý do; người lập và người chứng kiến cùng
ký xác nhận; người không biết chữ phải điểm chỉ.

Câu 2: Các quyết định trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1. Quyết định khởi tố bị can (Điều 179 BLTTHS)
- Là việc cơ quan điều tra, VKS ra quyết định khởi tố hình sự một người hoặc một pháp nhân khi có
căn cứ cho rằng họ đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can là khi đã thu thập được chứng
cứ chứng minh hành vi của họ có dấu hiệu tội phạm.
- Khởi tố bị can do người có chức vụ ở cơ quan điều tra, VKS quyết định: Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND, VKSQS các cấp. Tòa án
(HĐXX) chỉ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, không có thẩm quyền ra quyết định
khởi tố bị can.
- Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để các cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp ngăn
chặn, thu thập chứng cứ, biện pháp đảm bảo việc giải quyết vụ án đối với bị can.
- Bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam, khi cần tiến hành các hoạt động điều tra, cơ quan điều
tra làm giấy triệu tập bị can. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua ban giám thị trại
giam. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập, trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc
có biểu hiện trốn tránh thì cơ quan điều tra ra lệnh áp giải (ĐIều 182)
- Thủ tục:
+ Trong 24h kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và
tài liệu liên quan cho VKS cùng cấp để phê chuẩn.
+ Trong 3 ngày kể từ khi nhận được quyết định khởi tố, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết
định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để phê
chuẩn và gửi ngay cho cơ quan điều tra (khoản 3 Điều 179). Trường hợp yêu cầu bổ sung tài
liệu, trong 3 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn
hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
- Việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố: khi thấy tội danh ghi trong quyết định khởi tố không
phù hợp hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan điều tra có thể ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can và phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp và bị can (Điều 180).
2. Quyết định chuyển vụ án (Điều 165, Điều 169 BLTTHS)
- Theo khoản 1 Điều 169, Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc
một trong các trường hợp:
+ cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và có đề nghị chuyển
vụ án.
+ cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra.
+ Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
+ VKS đã yêu cầu chuyển vụ án mà cơ quan điều tra không thực hiện.
- Thời hạn:
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan điều tra, VKS có thẩm quyền
phải ra quyết định chuyển vụ án.
+ Trong 24 giờ kế tiếp, VKS phải gửi quyết định đó đến cơ quan điều tra đang điều tra, cơ quan
điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can (người đại diện), bị hại và VKS có thẩm
quyền.
+ Trong 3 ngày tiếp theo, cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án
cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra.
+ Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc phạm vi quân khu do
VKSND cấp tỉnh hoặc VKS quân sự cấp quân khu quyết định.
- Thủ tục:
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có căn cứ xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra,
cơ quan điều tra đang điều tra trao đổi, thống nhất với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản gửi
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền, kèm theo các tài liệu xác định thẩm quyền điều
tra để trao đổi về việc chuyển hồ sơ vụ án để điều tra theo thẩm quyền.
+ Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan điều tra có thẩm quyền
điều tra phải trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản trả lời.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án (Điều 170 BLTTHS)
- cơ quan điều tra quyết định nhập vụ án trong một trong các trường hợp:
+ Bị can phạm nhiều tội
+ Bị can phạm tội nhiều lần
+ Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác
che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
- cơ quan điều tra quyết định tách vụ án khi:
+ Không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả tội phạm
+ Việc tách không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
- Thủ tục: Quyết định tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi
ra quyết định
4. Quyết định ủy thác điều tra (Điều 171 BLTTHS):
- Ghi rõ yêu cầu và gửi cho cơ quan điều tra được ủy thác, VKS cùng cấp với cơ quan điều tra được
ủy thác.
- Thẩm quyền ban hành: Thủ trưởng cơ quan điều tra
5. Quyết định tạm giam để điều tra:
- Căn cứ, thủ tục, thẩm quyền: Biện pháp ngăn chặn
- Thời hạn:
+ Đối với các tội không phải tội xâm phạm ANQG, kể cả các lần gia hạn tối đa là: 03 tháng đối
với tội ít nghiêm trọng; 05 tháng đối với tội nghiêm trọng; không quá 07 tháng với TP rất
nghiêm trọng; 12 tháng với tội đặc biệt nghiêm trọng; 16 tháng với tội đặc biệt nghiêm trọng
trong TH cần thiết mà không có căn cứ thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, hoặc cho
đến khi kết thúc điều tra trong TH đặc biệt mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm
giam.
+ Đối với các tội xâm phạm ANQG, kể cả các lần gia hạn tối đa: 06 tháng với tội nghiêm trọng;
09 tháng đối với tội rất nghiêm trọng; 20 tháng với tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi không
có căn cứ hủy bỏ biện pháp tạm giam thì VT VKSNDTC quyết định việc tạm giam cho đến
khi kết thúc điều tra
+ Nếu cơ quan điều tra xét thấy không cần tiếp tục tạm giam thì phải đề nghị VKS hủy bỏ việc
tạm giam để trả tự do hoặc xét thầy cần áp dụng BPNC khác.
6. Quyết định phê chuẩn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan bưu
chính, viễn thông (Điều 197 BLTTHS)
- Trường hợp không thể trì hoãn thì cơ quan điều tra có thể thực hiện thu giữ trước rồi mới gửi đề
nghị xét phê quyển.
- Trong 24 giờ từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan, VKS phải ra quyết định
phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn
7. Quyết định trưng cầu giám định (Điều 205 BLTTHS)
- Phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ, tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan người
được tiến hành giám định, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định, tên và địa điểm của đối
tượng cần giám định, tên tài liệu liên quan hoặc mẫu so sánh kèm theo (nếu có).
- Thời hạn giám định (Điều 208 BLTTHS): 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng,... tùy trường hợp.
8. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Áp dụng với các tội: xâm phạm ANQG, ma túy, tham nhũng, khủng bố, rửa tiền; tội phạm khác có tổ
chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Thẩm quyền:
+ Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh, cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự
mình haowjc theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu có
quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
+ Vụ án do cơ quan điều tra cấp dưới đề thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp
dưới đề nghị Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh, cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu
xem xét, quyết định áp dụng.
- Quyết định ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn,
địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung khác tại
khoản 2 Điều 132 BLTTHS.
- Phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thì hành.
- Chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng, nếu cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan điều tra
đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề gnhij Viện turowrng VKS đã phê chuẩn xem xét, quyết
định việc gia hạn.
- Hủy bỏ việc áp dụng: Viện trưởng VKS đã phê chuẩn phải kịp thời hủy bỏ quyết định áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp:
+ Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền
+ Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
+ Không cần thiết tiếp tục áp dụng
9. Quyết định tạm đình chỉ điều tra
- Là việc cơ quan điều tra tạm ngừng điều tra đối với vụ án hoặc đối với bị can khi có căn cứ do Luật
tố tụng hình sự quy định.
- Theo Điều 220 BLTTHS 2015, cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi có những căn
cứ sau:
+ Bị can bị tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y thì
có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn.
+ Chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra ra quyết
định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra và thời hạn gia hạn
điều tra.
+ Đã trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có
kết quả mà hết thời hạn điều tra.
- Khi những căn cứ này không còn, cơ quan ra quyết định đình chỉ vụ án phải ra quyết định phục hồi
điều tra.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị
can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
- cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra và phải gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 02
ngày và thông báo cho bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, đương sự và
người bảo vệ quyền lợi của họ biết.
10. Quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra (Điều 231)
- Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận
dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ
luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).
- Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi
người phát hiện, bắt người bị truy nã.
- Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra
quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công
khai.
11. Kết thúc điều tra: Quyết định đề nghị truy tố hoặc Quyết định đình chỉ điều tra.
a. Đề nghị truy tố:
- Khi đã có đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội thì cơ quan điều tra làm bản kết
luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố bị can trước Tòa án.
+ Bản kết luận điều tra phải nêu rõ, đầy đủ hành vi phạm tội cùng những chứng cứ chứng
minh tội phạm và người phạm tội, đồng thời phải nêu rõ các nguyên nhân, điều kiện phạm
tội và các ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.
+ Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ, chữ ký của người làm
bản kết luận
+ Bản kết luận điều tra phải kèm theo bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã
được áp dụng có ghi rõ thời hạn tạm giữ, tạm giam, vật chứng, việc kiện dân sự, biện pháp
để đảm bảo việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản nếu có.
- Sau khi hoàn thành bản kết luận, cơ quan điều tra ra quyết định truy tố gửi đến VKS cùng toàn bộ
hồ sơ vụ án; đồng thời thông báo đến bị can và người bào chữa quyết định đề nghị truy tố.
b. Đình chỉ điều tra:
- Là việc cơ quan điều tra chấm dứt toàn bộ hoạt động điều tra đối với những vụ án hình sự cũng
như đối với bị can khi có những căn cứ mà Luật tố tụng hình sự quy định.
- Theo Điều 230 BLTTHS 2015, ra quyết định đình chỉ điều tra khi có một trong các căn cứ sau:
+ Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của BLTTHS 2015
hoặc tại Điều 29, Điều 25 và khoản 2 Điều 91 của BLHS.
+ Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Quyết định đình chỉ phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật đã bị tạm giữ nếu có và những vấn đề khác có liên quan.
- cơ quan điều tra phải gửi quyết định đình chỉ điều tra cho VKS cùng cấp và báo cho bị can, người bị
hại biết.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can
thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
- Trường hợp lý do đình chỉ do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm
tội không còn nguy hiểm cho xã hội thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án và có thể
chuyển giao hồ sơ cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội xử lý.
- Khi những căn cứ đình chỉ không còn thì cơ quan ra quyết định đình chỉ phải ra quyết định phục hồi
điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và quyết định phục hồi điều tra phải được gửi cho
VKS cùng cấp.
- Nếu đình chỉ do thời hiệu truy cứu TNHS hoặc do tội phạm đã được đại xá mà bị can không đồng ý
và yêu cầu điều tra lại thì cơ quan điều tra hoặc VKS ra quyết định phục hồi điều tra.
12. Quyết định phục hồi điều tra (Điều 235)
- Thẩm quyền: Cơ quan điều tra. Nếu việc điều tra trước đây bị đình chỉ dựa trên các căn cứ không
được khởi tố vụ án hình sự mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra
hoặc Viện Kiểm sát cùng cấp đều có quyền ra quyết định phục hồi điều tra.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết
định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông
báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

You might also like